KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

MỐI TÌNH BÊN DÒNG SÔNG XELANONG

“Ngày ấy, nếu tôi không sốt ruột mà từ chiến trường về quê tìm thì hẳn bà ấy đã đi lấy chồng rồi, vì nghĩ con trai Hà Nội đào hoa, không thương mình thật lòng!”.
Nói rồi ông tủm tỉm cười, quay sang nhìn vợ. Bà cũng nở nụ cười. Ấy là câu chuyện tình có hậu của vợ chồng người lính Trường Sơn Nguyễn Tiến Ngọc và Ngô Thị Lý (hiện ở Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội).

Nguyễn Tiến Ngọc vào Trường Sơn tháng 2-1972, là lính công binh thuộc Đại đội 6, Tiểu đoàn 5, Binh trạm 47, Sư đoàn 472. Trải qua nhiều vị trí công tác, đến đầu năm 1974, anh được điều chuyển về đại đội vệ binh của sư đoàn. Khi sư đoàn ở bản Na Lai (huyện Mường Phìn, tỉnh Savannakhet, Lào) thì đại đội vệ binh và tổng trạm 4000 của sư đoàn đóng quân xa nhau, nhưng khi di chuyển vào N7 bên dòng Xelanong thì hai đơn vị ở cạnh nhau. Và anh đã “phải lòng” chiến sĩ tổng đài Ngô Thị Lý lúc nào không hay. “Ngày ấy, Ngô Thị Lý là hoa khôi của tổng trạm. Ngoài tôi còn có rất nhiều “vệ tinh” xung quanh nên bà ấy nào có để ý đến tôi! Thế nên tôi phải nghĩ ra “chiến lược” để lọt vào mắt xanh đấy!”-ông Nguyễn Tiến Ngọc nhớ lại.
Ban đầu, Tiến Ngọc mang mấy bộ quân phục rộng thùng thình sang nhờ Ngô Thị Lý sửa giúp. Người con gái mới 20 tuổi, quê ở xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) khéo tay lại rất nhiệt tình, đồng đội nhờ sửa thì vô tư giúp đỡ. Qua mấy lần như thế, bỗng một hôm cô thấy có mảnh giấy cồm cộm trong túi áo của anh. Tò mò, cô lấy ra xem thử. Trái tim cô đập rộn ràng khi thấy đó là lá thư anh gửi cho mình. Ngoài lời cảm ơn chân thành vì cô đã sửa giúp mấy bộ quần áo là những dòng tâm tình bộc lộ nỗi lòng thầm mong trộm nhớ… Táo bạo hơn, anh còn “đặt vấn đề” hai người tìm hiểu nhau!
Quá bất ngờ nhưng cũng thấy vui vui, Ngô Thị Lý đọc xong thư thì vội đốt luôn bởi sợ “nhỡ ai biết được”. Ngày ấy, kỷ luật chiến trường rất nghiêm khắc. Nhưng rồi cô vẫn liên tiếp nhận được những lá thư bày tỏ tình cảm của anh. “Không kẹp thư trong quần áo thì kẹp trong… sách, được người bạn thân trao tận tay tôi. Sau này tôi mới biết anh nhờ cô ấy làm “chân gỗ” để dễ bề bày tỏ tình cảm”-bà Lý tiếp lời chồng.
“Hai đơn vị ở cạnh nhau nhưng không phải cứ muốn là gặp được. Hằng ngày, lợi dụng việc ra suối lấy nước về sinh hoạt hoặc đi tuần tra, tôi lại vòng qua lán của cô ấy. Chỉ cần liếc thấy bóng, nghe thấy tiếng là cũng vui rồi!”-ông Tiến Ngọc âu yếm nhìn vợ, rồi tiếp tục câu chuyện. Tình yêu đầu đời như ngọn lửa thôi thúc con tim để ông tìm mọi cách gặp gỡ, tiếp chuyện với bà.
Tất nhiên việc tìm hiểu của hai người rất kín đáo. Ngoài cô bạn gái thân thiết của bà hằng ngày làm “liên lạc” giữa hai người thì không ai ở đơn vị biết được. Bà đọc thư xong cũng đốt luôn. Đến tháng 7-1975 thì Ngô Thị Lý có quyết định phục viên. Trước ngày bà về quê, ông trao cho bà mấy cuốn album ảnh nhờ chuyển giúp cho gia đình ở xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm (nay thuộc quận Thanh Xuân, TP Hà Nội). Mục đích cũng là để ngầm giới thiệu với gia đình người con gái mình thương yêu. Nhưng ông không hề biết, ngày trở về, trong tim bà còn vương vấn một mối âu lo khác…
“Ở Trường Sơn, tuy là có cảm mến anh nhưng trong lòng tôi luôn lo nghĩ anh là trai Hà Nội, làm sao có thể trọn đời yêu thương một người con gái quê mùa như mình. Mấy năm ở Trường Sơn đã biến một người con gái trẻ trung xuân thì thành cô gái da xanh tái, tóc rụng gần hết. Bây giờ giải phóng rồi, anh về Thủ đô sẽ có biết bao cô gái đẹp xung quanh… Đó là lý do khi phục viên, tôi đã không để địa chỉ cụ thể quê quán cho anh”-bà Lý trầm ngâm kể.
Về nhà khoảng một tuần thì Ngô Thị Lý cùng cô bạn đồng hương cũng tìm đường về thăm bố mẹ Ngọc để thực hiện lời hứa nhận chuyển món quà anh gửi cho gia đình. Đó là một ngày mưa gió. Tìm được đường vào nhà Nguyễn Tiến Ngọc thì hai cô cũng ướt hết. Chỉ có cô em gái ở nhà, bố mẹ anh đang đi cấy, hai người cứ đứng rét run bên hiên nhà chờ bố mẹ anh về. Sau đó, ông bà tiếp đón hai cô gái rất chu đáo. Nhưng trong lòng Ngô Thị Lý thì đã quyết, “mình chỉ liên hệ với gia đình anh một lần này thôi!”…
Thế nên mấy tháng sau, khi Nguyễn Tiến Ngọc bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều, Ngô Thị Lý như không tin đó là sự thật. Anh trách cô sao không trả lời một lá thư nào của anh và bày tỏ với cô nỗi nhớ thương cháy bỏng. Còn Ngô Thị Lý thì vừa ngạc nhiên vì không hiểu sao anh lại tìm ra địa chỉ nhà mình, vừa hạnh phúc vì biết rằng anh đã không quên cô!
“Sau khi bà ấy về quê, qua cơ quan quân lực, tôi hỏi được địa chỉ nhà. Chuyến về phép ấy, tôi tìm đến vừa để bày tỏ quyết tâm muốn gắn bó trọn đời với bà ấy, vừa cũng muốn “lấy lòng” gia đình Lý”. Và ông đã thành công trọn vẹn, bởi ngay sau đó, bố mẹ Ngô Thị Lý đã nói với cô, “chỉ ưng Tiến Ngọc làm con rể” (lúc ấy cũng có không ít người mối lái muốn tìm hiểu cô).
Không đầy một năm sau, trong chuyến về phép thứ hai, tháng 6-1976, đám cưới giản dị mà ấm áp của Nguyễn Tiến Ngọc và Ngô Thị Lý đã diễn ra trong lời chúc phúc của họ hàng hai bên. Sau đó, Tiến Ngọc quay trở lại Trường Sơn để làm nhiệm vụ. Trước ngày lên đường, vợ chồng anh cùng lên Bờ Hồ chụp tấm ảnh kỷ niệm, cũng là lời thầm hứa sẽ sống bên nhau đến đầu bạc, răng long. Năm 1977, ông Ngọc được phục viên, về công tác tại Nhà máy Đại tu ô tô số 1 (Cục Vận tải đường bộ, Bộ Giao thông vận tải) rồi sang Tiệp Khắc (Cộng hòa Séc ngày nay) theo chương trình trao đổi lao động giữa nước ta và bạn. Mình bà chèo chống, vừa phụng dưỡng bố mẹ chồng, vừa chăm sóc hai con nhỏ chờ ông trở về.
Giờ đây, căn nhà ấm áp của ông bà ở phường Nhân Chính luôn ngập tràn tiếng cười của các thế hệ con cháu, dâu rể. 44 năm chung sống, ông bà luôn hòa thuận và tôn trọng nhau. Con cháu ông bà tự hào lấy đó là tấm gương để noi theo. Còn bà khoe với tôi, trong những lúc khó khăn nhất, phải rau cháo qua ngày để nuôi con cũng chưa khi nào hối hận vì đã lựa chọn gắn bó với ông-người bạn đời luôn hiểu, yêu thương và đồng hành với mình!