KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

NAM PHONG HAY KHÚC THUỴ DU: XẤC XƯỢC VÀ BỊA ĐẶT NHẰM HƯỚNG BÚA RÌU DƯ LUẬN VÀO LỰC LƯỢNG CÔNG AN

Chuyện xảy ra tại Giáo xứ An Khê (Gia Lai) vào 11h trưa nay (22/4) quả thật rất kinh sợ cho những người chứng kiến, khi kẻ thủ ác Trần Trọng Ca (SN 1991, trú P.An Phú, TX. An Khê) cầm hung khí nguy hiểm (gồm rựa, dao bầu) tấn công làm ít nhất 3 người bị thương, trong đó 02 người bị thương nặng, hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa Khoa Bình Định. Trong số những người bị thương có Linh mục Trần Văn Truyền, anh Nguyễn Văn Tùng và anh Nguyễn Tuấn Kiệt. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, sau khi gây án, đối tượng Ca còn đi mua xăng tính đốt nhà thờ! Rất may lực lượng Công an phường và quần chúng nhân dân kịp thời dập tắt, không để đám cháy xảy ra. Sau đó, đối tượng bị lực lượng Công an khống chế, bắt giữ khi đang lẫn trốn tại nhà...


Thế nhưng, với bản chất xảo trá, lưu manh cố hữu, chuyên xuyên tạc và bôi nhọ chính quyền, cái tâm đã bị “thù hóa” mà Nguyễn Ngọc Nam Phong, linh mục Giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) đã dẫn lại bài viết của FB Khúc Thụy Du và cho rằng “Đồn Công an gần đối diện”, “tiếp cận khá chậm”... nhằm hướng lái dư luận, công kích vào lực lượng Công an An Khê nói riêng và lực lượng CAND nói chung, nhằm đổ trách nhiệm cho chính quyền...
Từ bài viết đó, các đối tượng ở bên ta lẫn bên Tây bật chế độ auto chửi, chửi không thương tiếc, chửi trời, chửi cả đất... dù không ở hiện trường, không tiếp cận vụ việc. Đôi khi việc lắc não là một cái gì đó quá xa xỉ đối với họ!
Hỡi ôi, một kẻ như đang trong cơn ngáo đá (ngáo hay không thì phải cần kết quả xét nghiệm) hay cũng vì mâu thuẫn, thù hằn cá nhân mà giờ nghỉ trưa, lái xe tải băng băng vào nhà thờ, cầm dao rựa chém loạn xạ, không kiểm soát... thì ai sẽ phản ứng kịp, siêu nhân nhện hay thần Thol... Không ai cả, kể cả chúa toàn năng như Kinh thánh rao giảng mỗi ngày.
Trong khi đang giờ tan tầm, lực lượng Công an phường chắc sẽ thường mỏng, số trực lại cơ quan ngoài giờ hành chính sẽ rất ít thì không đủ lực lượng, công cụ, phương tiện để kịp thời trấn áp đối tượng. Hơn nữa từ trước đến nay, khi thấy lực lượng Công an “đột nhiên” vào Nhà thờ thì có mấy cha là hoan hỉ, nhiệt tình đón tiếp hay luôn tỏ thái độ dò xét, cảnh giác và tỏ thái độ khinh khinh ra mặt. Đó là chưa nói đến việc hàng loạt cha xứ còn thời hay treo chén ngoài Nam Phong, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Duy Tài... suốt ngày ra rả, bêu xấu lực lượng Công an lẫn chính quyền, nhồi nhét tư tưởng chống phá vào những con chiên ngoan đạo.
Kẻ thủ ác đã bị bắt bởi không ai khác chính là lực lượng Công an và chắc chắn hắn sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng với tội ác do mình gây ra. Chúa toàn năng nhưng không thể đưa tay cứu vớt, ngăn chặn kẻ ác gây ra với con đạo của mình; không cứu rỗi những tâm hồn thối rửa, mục nát như Nam Phong hay Khúc Thụy Du.... Rồi ai sẽ tín thác vào Chúa!?
Cuối cùng, vẫn thành tâm chúc cho những nạn nhân sẽ sớm bình phục và thoát khỏi kiếp nạn này, để còn về với niềm tin nơi Chúa. A men!

NHỮNG CON THÂY MA ĂN MÀY QUÁ KHỨ

Trong thời gian gần tới những ngày quan trọng của Tổ Quốc thì các đối tượng lại càng có dịp để chống phá. Ngày 30/4 năm nay chúng ta sẽ có một ngày 30/4 đặc biệt khi cả nước đang hân hoan trong niềm vui, niềm hi vọng vào một bộ máy lãnh đạo mới, những người con ưu tú của Tổ Quốc thế nhưng các đối tượng cũng có cớ vin vào đó để càng chống phá, xuyên tạc tráo trợn hơn.


Những con “xác sông” ăn mày quá khứ. Với những luận điệu quá quen thuộc như trước 30/4 ở miền Nam Việt Nam là một hòn ngọc viễn đông cũng như chế độ cộng sản đã cướp đi niềm tự do của nhân dân miền Nam để đồng hóa họ với miền Bắc đói nghèo, lạc hậu. Bản chất nền kinh tế của miền Nam trước năm 1975 là một con đỉa hút máu của đế quốc Mỹ, không có khả năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp mà thay vào đó là toàn những quán bar, những dịch vụ liên quan tới “gái bán hoa”. Miền Nam trước 1975, hằng năm Mỹ đã phải rót vào miền Nam hơn 26 tỷ USD viện trợ (tương đương 256 tỷ USD năm 2020 theo mức lạm phát), trong đó khoảng 10 tỷ USD viện trợ kinh tế, 16 tỷ USD viện trợ quân sự, ngoài ra còn các viện trợ khác… VNCH chỉ là một “đất nước” bù nhìn chứ chẳng có tác dụng gì ngoài việc đốt tiền của Mỹ.
Những từ như “Ngày quốc hận”, “Ngày tháng tư đen”,.. cùng với những luận điệu như “không có hòa hợp dân tộc”, cũng như chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân là những luận điệu hết sức xuyên tạc của các đối tượng. Nhớ về miền Nam như nỗi nhớ của Bác Hồ, hàng loạt đối tượng là sĩ quan của VNCH sau khi bị bắt đã được chính quyền miền Bắc trao trả tự do cũng như tạo điều kiện cho làm ăn sinh sống thì có phải là hòa hợp không hay đều là “chiêu trò” như các đối tượng nói.
Chỉ một bộ phận nhỏ những người vẫn ôm hận quá khứ, không được học tập sinh sống trong một môi trường lành mạnh mới giữ cái tư tưởng Bắc kì, Nam kì cũng như hiểu sai về ngày 30/4 vẻ vang của đất nước. Đừng lấy số ít ra để đánh giá cả một quốc gia dân tộc./.

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA

Hồi những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước Trung Quốc có cái trò nuôi vịt, gà thả rông ở biên giới, hàng trăm nghìn con gà vịt các loại thả rông, tràn sang đất Việt Nam, cứ gà vịt Trung Quốc đi tới đâu người dân Trung Quốc lập trại ở đấy, lâu dần họ sống ở đấy sẽ coi như đất của Trung Quốc. 


Tình hình này cũng căng, mình bắn thì không được, sẽ xảy ra chiến tranh, thế là mấy anh biên phòng nhà ta lại nghĩ ra trò nuôi chó thả rông, gà, vịt thả ra đến đâu chó thịt sạch đến đấy, vừa không mất công cơm nước nuôi chó, vừa để vỗ béo cuối năm đơn vị có món ăn mừng. Dần dần gà, vịt bị "chó của biên phòng" thịt sạch, rồi đồng bào dân tộc cũng "tiện tay bắt" để cải thiện bữa ăn, từ đó người dân Trung Quốc không dám nuôi nữa, tự rút trại về, đất của mình được lấy lại mà không tốn viên đạn nào".

NGƯỜI LÍNH THÀNH THỦ TƯỚNG

Sinh ra ở Hậu Lộc Thanh Hoá vùng đất địa linh nhân kiệt giàu truyền thống cách mạng, 62 năm sau người thanh niên mặc áo lính đã trưởng thành trở thành tân Thủ tướng đất nước bốn ngàn năm văn hiến.


Trong suốt con đường sự nghiệp cách mạng luôn thầm lặng, ông không hào nhoáng, phô trương trước ống kính truyền hình; trước báo giới truyền thông nhưng khi là tân Thủ tướng, Ông trở thành tâm điểm của truyền thông quốc tế khiến thế giới phải nể phục, kinh ngạc trước chặng đường mà ông kinh qua để có ngày hôm nay. Con đường ấy không phủ bằng nhung lụa, đầy khó khăn thách thức, đầy bản lĩnh, nghị lực của một người lính mặc thường phục, một tướng lĩnh trầm lặng đã dùng mưu, đấu trí với thù trong, giặc ngoài đầy cam go để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ sự ổn định, bình yên của Tổ quốc trong suốt nhiều năm trên cương vị Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo, rồi Thứ trưởng Bộ Công an.
Ông cũng là Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bài bản, có thời gian dài học tập, công tác ở nước ngoài, ở khối Đông Âu. Ông thông thạo tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Rumania, với bằng Kỹ sư xây dựng, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Luật.
Ít ai biết được Ông có kinh nghiệm kỹ trị tuyệt vời. Trên cương vị Bí thư Tỉnh uỷ, Ông đã đưa Quảng Ninh liên tục nhiều năm liền nằm trong các tỉnh dẫn đầu cả nước trong Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) có môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế tư nhân tốt nhất. Ông cũng là bậc thầy “kiến trúc sư” trên lĩnh vực tổ chức, cán bộ trên cương vị Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã cho ra lò một thế hệ cán bộ chiến lược trẻ năng động, tâm huyết, trách nhiệm đáp ứng công cuộc đổi mới của Đảng và sự phát triển của đất nước trong tình hình mới.
Từ một người lính, tướng lĩnh nay trở thành Thủ tướng đầy bản lĩnh, kinh nghiệm chiến trường, thương trường được Đảng tin, dân mến. Người đó không ai khác là Phạm Minh Chính, Tân Thủ tướng Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

NIỀM KIÊU HÃNH CỦA NGƯỜI VIỆT

Có một câu chuyện đã được Giáo sư Trần Văn Khê (1921 - 2015) kể lại nhiều lần cho các học trò của mình, và cũng được ông ghi lại trong cuốn hồi ký, kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964…


Tham dự buổi sinh hoạt này hầu hết là người Nhật và Pháp, duy chỉ có Giáo sư là người Việt. Diễn giả hôm ấy là một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp. Ông khởi đầu buổi nói chuyện như thế này:
“Thưa quý vị, tôi là Thủy sư đề đốc, đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy cả một rừng văn học. Và trong khu rừng ấy, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp. Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc, đậm đà. Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được.”
Lời phát biểu đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Chính vì thế, khi buổi nói chuyện bước vào phần giao lưu, Giáo sư đã đứng dậy xin phép phát biểu:
“Tôi không phải là người nghiên cứu văn học, tôi là Giáo sư nghiên cứu âm nhạc, là thành viên hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO. Trong lời mở đầu phần nói chuyện, ông Thủy sư Đề đốc nói rằng đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Thưa ngài, chẳng biết khi ngài qua nước Việt, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của Việt Nam?
Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách… Phải chi ngài chơi với Giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm trên 1.500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì ngài sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông Durand đã cất công sưu tập… Ông còn hiểu biết về nghệ thuật chầu văn, ông còn xuất bản sách ghi lại các sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam. Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng ngàn áng văn kiệt tác.
Tôi không biết ngài đối xử với người Việt Nam thế nào, nhưng người nước tôi thường rất hiếu khách, sẵn sàng nói cái hay trong văn hóa của mình cho người khác nghe. Nhưng người Việt chúng tôi cũng “chọn mặt gửi vàng”, với những người phách lối có khi chúng tôi không tiếp chuyện. Việc ngài không biết về áng văn nào của Việt Nam cho thấy ngài giao du với những người Pháp như thế nào, ngài đối xử với người Việt ra sao. Tôi rất tiếc vì điều đó. Vậy mà ông còn dùng đại ngôn trong lời mở đầu”.
Rồi để so sánh với Tanka, Giáo sư đưa ra những câu thơ như:
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời, không thấy người yêu”.
Hay:
“Đêm qua mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa”.
Để đối chiếu: tức là cũng dùng núi non, hoa lá để nói thay tâm sự của mình.
Còn về số lượng âm tiết, Giáo sư kể lại câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên, gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:
“Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”
Dịch nghĩa là:
“Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!”
Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào.
Khi Giáo sư Trần Văn Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam.”
Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói: “Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi”. Giáo sư đáp lời: “Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)”.
Câu chuyện nhiều cảm hứng này cho chúng ta thấy một điều rằng, chỉ những người am hiểu văn hóa truyền thống mới có thể cứu vãn danh dự cho đất nước, chỉ những người không lãng quên những giá trị cổ xưa mới có thể gìn giữ tôn nghiêm của dân tộc./.

KHI LỰA CHỌN QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN !

Khi dư luận còn vẫn bàn tán sôi nổi về quán Army’s mang đậm phong cách ngụy quân bán nước thì chúng ta có thể liên hệ và có sự so sánh thú vị với Cộng cà phê khi cùng làm quán, cùng lấy ý tưởng khơi gợi lịch sử nhưng nó lại như 2 con đường đã song song còn ngược chiều.


Ý tưởng về một quán cà phê mang đậm phong cách ngụy quân, ngụy quyền đã khiến quán Army’s thật là “đẹp”, thật là “hoành tráng” trong ngày khai trương. Chính vì vậy mà cái quán cà phê này đã phản ánh trung thực đặc điểm của ngụy quân, ngụy quyền trước đây. Đó là đẹp bề ngoài nhưng rỗng ở bên trong, là hào nhoáng về hình thức, nhưng thối nát về nội dung, là được sinh ra bởi những con người ấu trĩ, nhưng lại thích nghĩ hoặc là chỉ vì đồng tiền mà chạy theo xu hướng. Số phận ngụy quân cũng sớm đã ám vào cái quán cà phê này khi sáng khai trương, tối khai tử và dù tồn tại trong thời gian rất ngắn, nhưng nó để lại sự nhức mắt cho đa số người nhìn thấy nó.
Ca sĩ Linh Dung, người có đầy đủ niềm tự hào, tự tôn dân tộc khi là ca sỹ thể hiện bài hát chính thức Sea Games 22 – Vì một thế giới ngày mai cũng đã tìm tòi cho mình một mô hình quán cà phê độc đáo, gợi nhớ về một thời kỳ lịch sử khó khăn, nhưng rất đỗi tự hào của người Hà Nội. Đến với Cộng cà phê, bạn đến với một không gian thanh bình đầy gian khó của đất nước nhưng vẫn gồng mình vượt qua, quyết bảo vệ bằng được độc lập, chủ quyền. Một thứ gian khó đến bình dị, nhưng vô cùng đáng tự hào khi cả dân tộc dồn tâm, dồn sức, dồn của để lĩnh sứ mệnh lịch sử lớn lao.
Người lớn tuổi đến với Cộng cà phê để tìm thấy mình trong đó. Người trẻ tuổi đến với Cộng cà phê không chỉ cảm nhận không gian lịch sử mà còn để nhận được ngọn lửa cha ông ngay từ trong hơi ấm của tách cà phê. Ở đó, người trẻ mới thấy được là sự ngang tàng, là khí phách anh hùng Việt Nam mỗi khi lịch sử thử thách.
Chẳng phải vì là Cộng cà phê mà Cộng cà phê được tồn tại. Bởi mặc dù những gì tồn tại thì đều hợp lý nhưng tồn tại không thôi thì chưa đủ. Thứ không gian mà Cộng cà phê đem lại không chỉ chiều lòng người Hà Nội mà nó còn nhận được sự yêu mến của người dân trong cả nước và thậm chí ở nước ngoài. Chẳng thế mà từ 1 cửa hàng ban đầu năm 2007, cho đến nay Cộng cà phê đã có 55 chi nhánh trên cả nước, 6 chi nhánh ở Hàn Quốc và 1 chi nhánh ở Malysia.
Đúng là ông thầy bói không xem sai ngày khai trương, mấy anh thợ không sai khi trang trí quán khá là đẹp mà chỉ có chủ quán đã sai khi chọn sai cái để thờ. Và mọi cái sai đều phải trả giá bằng tiền, có chăng nếu khác thì là bằng rất nhiều tiền.

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

HIỂU NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI VÀ QUYỀN HỘI HỌP CỦA CÔNG DÂN?

Tự do hội họp, lập hội là một trong những quyền cơ bản của công dân được Nhà nước ta công nhận và tôn trọng. Điều 15, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.


Cụ thể hóa quyền tự do lập hội và hội họp này, hiện nay, chúng ta có Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo đó, Hội được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Muốn thành lập hội, những người sáng lập hội bắt buộc phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có sức khỏe, có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động và việc thành lập hội phải tuân thủ theo quy trình, quy định và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh thì do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép, đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép, đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép (khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền).
Bên cạnh đó, một số cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích cũng có thẩm quyền cho phép thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng trong các năm gần đây cho thấy, một số cá nhân đã tự ý thành lập các câu lạc bộ, hội, nhóm trong khi chưa được các cơ quan chức năng cho phép (trái phép) như: Nhóm Style Phú Yên, CLB Yes I Am, Nhóm Star Phú Yên, CLB Tình nguyện Teen Phú Yên, Tổ chức Hoạt động xã hội Tương lai xanh Phú Yên, nhóm Liên minh thủ lĩnh tình nguyện Phú Yên, Miền yêu thương Phú Yên... Qua đó, các câu lạc bộ, hội, nhóm này chủ yếu công khai mục đích là làm từ thiện, gây quỹ giúp học sinh nghèo, các hoàn cảnh khó khăn... nhưng thực chất tập hợp các thành viên để giao lưu, ăn chơi là chính, một số hội nhóm còn lợi dụng các hoạt động từ thiện để đánh bóng bản thân, cắt xén tiền từ thiện, thu lợi cho mình, thậm chí một số hội, nhóm trái phép còn có những hoạt động vi phạm pháp luật, gây phức tạp tình hình ANTT tại địa phương.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm trong lĩnh vực này quy định cụ thể như sau: “Người nào vi phạm quyền lập hội, lợi dụng danh nghĩa hội để hoạt động trái pháp luật tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, có thể thấy Nhà nước bảo đảm cho công dân các quyền về tự do lập hội và hội họp, tuy nhiên khi thực hiện các quyền này công dân cần phải có nghĩa vụ tuân thủ theo các quy định của pháp luật, nhất là Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nước như: Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, ban, ngành liên quan hoặc các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh có thẩm quyền cho phép thành lập các câu lạc bộ, đội, hội, nhóm… cần làm tốt hơn nữa vai trò tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hội thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về hội cũng như tôn chỉ, mục đích mà hội đã đề ra nhằm bảo đảm phát huy quyền tự do lập hội và hội họp của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam./.

HÃY CÔNG BẰNG VỚI NHẬT BẢN!

Rất nhiều người dân Việt Nam ngưỡng mộ đất nước Nhật Bản, con người Nhật Bản cho nên khi nhắc đến Nhật Bản, người dân Việt thường có ít nhiều tình cảm. Thế cho nên, trong khi người Nhật không ăn th.ịt ch.ó, vận động chúng ta không ăn thịt ch.ó thì họ lại thường xuyên đưa Cá Ông/thần Nam Hải/ Ông Nam Hải (cá Voi) của chúng ta lên bàn tiệc của họ. Họ bất chấp dư luận quốc tế, lách luật quốc tế khi nói rằng họ săn cá Voi vì mục đích khoa học.


Cũng vì thế mà, khi sự cố Formosa xả thải ra môi trường gây ra hậu quả thì đã có nhiều kẻ tỏ ra mình là công dân toàn cầu, có trách nhiệm, vọng tiếng nói từ bên kia bờ Thái Bình Dương về. Thế nhưng, khi chính phủ Nhật Bản quyết định xả hơn 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ ra biển thì những tiếng nói của các công dân toàn cầu ấy lại im bặt, cảm giác như chuyện đương nhiên nó phải thế.
Cùng xây tuyến đường sắt đô thị, cùng bị đội vốn, cùng bị chậm tiến độ nhưng không ít người lấy tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông ra mỉa mai, xỉa xói, chê bai đặc biệt là đám phản động, rân chủ bởi đơn giản nó gắn với nhà thầu Trung Quốc. Họ muốn sử dụng ông kẹ Trung Quốc để hù dọa nhân dân Việt Nam. Trong khi đó, tuyến Metro số 1 do nhà thầu Nhật Bản lại bằng 1 cách thần kỳ nào đó chẳng ai nhắc đến nó, lên án nhà thầu của nó. Dường như những cụm từ mà khi chúng ta phát sốt nói về Nhật Bản như uy tín, chất lượng, chính xác đã không còn đúng ở đây. Đội vốn, chậm tiến độ thôi thì đã đành, đằng này, khi sắp nghiệm thu đưa vào vận hành thử nghiệm thì chúng ta lại phát hiện ra một loạt gối cao su bị xê dịch và không dừng lại 1,2,3,4 mà là 1.168 gối cao su đang ở trong tình trạng tương tự. Chúng ta cũng phát hiện được rằng đã 5 tháng từ ngày phát hiện sự cố đầu tiên nhưng các nhà thầu Nhật Bản vẫn không đưa ra lời xin lỗi hay giải thích thỏa đáng nào, họ chây ỳ, không đưa ra được hồ sơ kỹ thuật, thử nghiệm liên quan đến các gối cao su này.
Một ông giám đốc cây xăng người Nhật tại Hà Nội khiến cư dân mạng thán phục vì cái cúi đầu chào khách trong ngày đầu khai trương. Nhưng cũng từ đó, chẳng thấy ông ta cúi đầu lần thứ 2 đối với người Việt nữa mà chỉ thấy nhân viên, người mua xăng cúi đầu vào bình xăng mà đưa tiền cho ông ta.
Có lẽ, đã đến lúc chúng ta phải có một góc nhìn khác về một Nhật Bản hùng cường nhưng đôi lúc cũng rất bình thường. Và có lẽ, đã đến lúc chúng ta phải công bằng, công tâm khi đánh giá, khi hợp tác với mấy anh Nhật Bổn này rồi./.

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

SAU NHỮNG LÙM XÙM TRONG QUÁ KHỨ, CA SĨ NGUYỄN TRẦN TRUNG QUÂN ĐÃ CÓ NHỮNG ĐỘNG THÁI ĐÁNG ĐƯỢC GHI NHẬN

Nguyễn Trần Trung Quân: 'Hãy yêu nước bằng hành động, dù là nhỏ bé'
Là nghệ sĩ tạo được nhiều ấn tượng trong âm nhạc, Nguyễn Trần Trung Quân vừa vinh dự được chọn tham gia công tác văn nghệ tại Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc. Đây có thể xem là vinh dự rất lớn đối với một công dân Việt Nam nói chung và một nghệ sĩ trẻ như Nguyễn Trần Trung Quân nói riêng.


Nam ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân sẽ có chuyến công tác kéo dài hơn 10 ngày đến huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Anh cũng là gương mặt nghệ sĩ trẻ vinh dự đại diện cho đại biểu Thành ủy Thủ đô Hà Nội mang tiếng hát thăm hỏi quân - dân huyện đảo Trường Sa và tập thể cán bộ, chiến sĩ của nhà giàn DK-1.
Nam ca sĩ cho biết chuyến công tác tại huyện đảo Trường Sa là giấc mơ của mình từ rất lâu và Quân đã luôn phấn đấu, rèn luyện để có thể thực hiện được mong ước này. Anh bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên tôi được ra huyện đảo Trường Sa để hát với tư cách một nghệ sĩ thuộc đoàn đại biểu của Thủ đô Hà Nội. Thực sự, tôi rất hồi hộp và vô cùng xúc động. Đây cũng là chuyến hải trình dài nhất mà tôi từng trải qua trong cuộc đời. Tôi mong ngóng từng ngày, từng giờ có thể đặt chân đến Trường Sa để thăm hỏi, biểu diễn giao lưu cùng các chiến sĩ Hải quân nơi đầu sóng, ngọn gió”.
Giọng ca Màu nước mắt cho biết thêm: “Tôi kính phục các anh, các chiến sĩ đang ngày đêm nắm chắc tay tay súng bảo vệ biển đảo Tổ quốc. Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ được hiểu hơn về cuộc sống, nhiệm vụ hằng ngày của các chiến sĩ Hải quân Nhân dân, để hun đúc thêm tình yêu nước và càng cảm thấy có trách nhiệm với đất nước. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!”.
Nguyễn Trần Trung Quân là một nam ca sĩ được đào tạo bài bản, sở hữu một giọng hát kỹ thuật nhưng cũng không kém phần tình cảm. Để chuẩn bị cho chuyến hải trình đầy ý nghĩa này, bên cạnh việc luyện thanh, Nguyễn Trần Trung Quân cũng tích cực rèn luyện thể lực để có sức khỏe và giọng hát tốt nhất phục vụ các cán bộ, chiến sĩ Hải quân và bà con tại huyện đảo Trường Sa. Tin chắc rằng, Quân sẽ có những tiết mục giao lưu ấm tình quân - dân với các chiến sĩ nơi hải đảo.
Nguyễn Trần Trung Quân chia sẻ, tình yêu nước là tình cảm thiêng liêng, luôn chảy trong huyết quản của người Việt Nam, cũng như của chính anh. "Chúng ta hãy yêu nước bằng hành động, dù là nhỏ bé!", anh nói.
Người hâm mộ của Nguyễn Trần Trung Quân không khỏi tự hào khi thần tượng có vinh dự được thực hiện nhiệm vụ đặc biệt.
Sau những lùm xùm gây trong quá khứ, cộng đồng mạng cũng hoàn toàn bất ngờ, nhưng dù sao dân ta có câu “đánh kẻ chạy ai, ai lại đánh người chạy lại”, hy vọng Quân sẽ thật sự thay đổi theo hướng tích cực mãi thế này nhé.

NHỮNG NGÀY THÁNG 4 NĂM 1975.

(Hồi ký: nguyên phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình)
Sau một thời gian ngắn ở Trung ương Cục, đầu năm 1975 tôi được lệnh phải trở ra miền Bắc gấp để đi một chuyến công du nước ngoài. Lần này ra thì nhanh hơn, tuy có bị máy bay của Sài Gòn bắn hai lần. Nhưng cảnh tượng Trường Sơn lại đặc biệt nhộn nhịp.
Đổ vào chiến trường tấp nập ngày đêm rất nhiều xe thiết giáp, xe vận tải chở đạn…, và cuồn cuộn những đoàn quân nối tiếp nhau, những chiến sỹ còn rât trẻ từ các tỉnh phía Bắc đi ra chiến trường mà như đi trảy hội. Chiến dịch mùa Xuân 1975, trận cuối cùng của cuộc chiến 21 năm đang được ráo riết chuẩn bị.


Trên chiến trường, tương quan địch-ta thay đổi nhanh chóng, có lợi cho ta. Ở vùng tạm chiếm, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị, đặc biệt trong giới trí thức tư sản , tôn giáo, kể cả giới Sài Gòn, nhằm mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc và phân hóa đối phương. Mặt khác, sau khi ký Hiệp định Paris, với điều khoản "Mỹ phải rút hết quân, thành lập Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc ba thành phần" nhiều chính khách ở Sài Gòn, kể cả một số cựu bộ trưởng của Sài Gòn, nhân danh "lực lượng thứ ba" đã hoạt động rất tích cực. Tình hình quân sự và chính trị trong nước đều thuận lợi.
Vận động dư luận thế giới
Trước thất bại liên tiếp của quân đội Sài Gòn trên các mặt trận, một số phần tử diều hâu ở Mỹ đã nói đến việc phải đưa quân trở lại để cứu đồng minh. Cần tố cáo ý đồ nguy hiểm đó của chúng. Cần làm rõ Sài Gòn không chịu thi hành Hiệp định Paris chính là vì Mỹ vẫn giúp đỡ họ kéo dài chiến tranh. Vận động dư luận thế giới lúc này là rất quan trọng. Tôi ra Hà Nội tháng 2/1975 liền được giao nhiệm vụ cùng ba đồng chí khác đi một số nước châu Âu và châu Phi để làm nhiệm vụ này.
Lúc đó tôi cũng chưa biết được thật rõ âm mưu của chính quyền Nixon, chỉ biết rằng theo chỉ thị của lãnh đạo phải thông báo cho bạn bè quan tâm, cảnh giác để khi cần thiết có thể ủng hộ chúng ta kịp thời. Qua nhiều tài liệu tiết lộ sau này, đặc biệt qua cuốn sách của Lary Berman Không hòa bình, chẳng danh dự (*), mới thấy rõ chính quyền Nixon không phải là không có ý đồ dùng B52 ném bom miền Bắc trở lại để cứu quân ngụy Sài Gòn đang rệu rã. Nhưng chúng đã không làm được việc đó: vụ bê bối Wartergate khiến Nhà Trắng rối bời, và quan trọng hơn nữa là thái độ của đa số nhân dân Mỹ thể hiện qua các ý kiến của các nghị sỹ trong Quốc hội Mỹ kiên quyết không tiếp tục cuộc chiến hao người tốn của và thất bại, bị cả thế giới lên án.
Tôi sang Pháp, gặp một số báo chí, từ đó liên lạc với các bạn ở Mỹ, Canada, Thụy Điển…, rồi sang Algérie. Gặp các bạn ở đây, họ hết sức vui mừng vì chiến dịch mùa Xuân đã bắt đầu và Quân giải phóng tiến như chẻ tre. Các bạn Algérie nói: Chúng tôi theo dõi trên bản đồ, thấy mỗi ngày Quân giải phóng giải phóng một tỉnh, nhưng sau rồi các chiến sỹ của các bạn đi quá nhanh, chúng tôi không còn theo kịp nữa!
Khi quân ta bắt đầu tấn công Buôn Ma Thuột, bắt đầu chiến dịch mùa Xuân 1975, tôi hiểu rằng Bộ Chính trị đã đặt mục tiêu giải phóng miền Nam Việt Nam trong hai năm 1975-1976, sau chiến thắng Phước Long, đặc biệt sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột, Bộ Chính trị quyết định nắm thời cơ chính thức mở chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Trên mặt trận ngoại giao
Trên mặt trận ngoại giao, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam (CPLTCHMN) liên tiếp thu được thắng lợi lớn. Trước những chiến thắng dồn dập của quân dân ta, dường như nhiều chính phủ đã thấy cuộc chiến đấu của chúng ta sẽ sớm thắng lợi nên họ đã nhanh chóng công bố công nhận ngoại giao CPLTCHMN. Đến ngày thống nhất đất nước, CPLTCHMN được 65 nước công nhận ngoại giao.
Sau Algérie, biết có một hội nghị lớn của các nước châu Phi (OUA) sắp họp tại Tanzania, chúng tôi bay đến đó, đề nghị với các bạn cho tôi phát biểu tại hội nghị vì có tình hình quan trọng muốn được thông báo. Theo quy chế của OUA không ai được phát biểu tại hội nghị này ngoài các nước châu Phi. Tôi năn nỉ các bạn nước chủ nhà Tanzania. Cuối cùng bạn đồng ý khi bàn hết các vấn đề của hội nghị, sẽ cho tôi 15 phút.
Tôi và đồng chí Lê Mai ngồi từ 6 giờ chiều đến mãi 5 giờ sang hôm sau mới được phát biểu. Không ăn không uống cả một đêm, đến khi lên diễn đàn, cổ tôi như nghẹt lại, nói gần như không ra tiếng. Nhưng chúng tôi đã đạt được yêu cầu: thông báo được tình hình đang diễn ra ở Việt Nam và kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn nguy cơ Mỹ đưa quân trở lại. Đến ngày 15/4, chúng tôi nhận được điện trong nước gọi về ngay. Không đủ tiền mua vé về nước và ở Tanzania chưa có Đại sứ quán Việt Nam. Chúng tôi đành đến Đại Sứ quán Trung Quốc yêu cầu giúp đỡ, và đã được đáp ứng nhiệt tình.
Về đến Hà Nội, ta đã giải phóng Đà Nẵng, đại quân đang tiến về Sài Gòn. Tôi được chỉ thị vào Đà Nẵng, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và nhiều vị khác của Chính phủ Cách mạng Lâm thời đã có mặt ở đây. Chính phủ Cách mạng Lâm thời (CMLT) ra nhiều tuyên bố quan trọng và đón tiếp một số đoàn quốc tế và các nhà báo.
Thành phố Đà Nẵng vừa mới được giải phóng, nhân dân từ Quảng Trị,Thừa Thiên, Quảng Ngãi dồn về đông nghịt, nhưng chỉ vài ngày sau, trật tự đã được thiết lập và bộ máy chính quyền mới đã hoạt động đàng hoàng.
Sài Gòn được giải phóng!
Tối 29/4/1975, tôi đang tiếp vợ chồng nhà sử học Mỹ Gabriel và Joyce Kolko thì đài Giải phóng ra lời kêu gọi chính quyền và quân đội Sài Gòn đầu hàng. Tôi nghe mà xao xuyến. Vợ chồng nhà sử học Mỹ cảm động, ứa nước mắt. Chúng tôi cầm tay nhau, siết chặt. Thế là ngày hôm sau - 30.4, việc phải đến đã đến! Sài Gòn được giải phóng! Như một tin sét đánh! Các đài, thông tấn báo chí thế giới đều đưa tin: Sài Gòn thất thủ! "Việt cộng" đã chiến thắng! Nhân dân cả nước đổ ra đường, ôm nhau mà khóc, những giọt nước mắt vui sướng! Đây là kết quả tất yêu của sự hy sinh của cả dân tộc, là thành quả huy hoàng và công lao chung của cả dân tộc, từ các lực lượng vũ trang, các lực lượng chính trị hoạt động công khai hoặc bí mật, từ những em bé dẫn đường đến bà con mọi tầng lớp, những người anh hung có tên tuổi và triệu triệu người vô danh. Không ai có thể nói phần này do anh, phần này do tôi. Và trong lúc này,tôi lại nghĩ đến vai trò của hậu phương lớn, miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Gọi hậu phương mà cũng là tiền phương. Nhớ có lần đến thăm các bạn Palestine trong các trại tị nạn, gặp lãnh tụ Yasser Arafat , mọi người đều hỏi nhờ đâu mà Việt Nam chiến đấu và chiến thắng. Chúng tôi đều trả lời: " Có ba điều: Chúng tôi có Hồ Chí Minh, lãnh tụ xuất chúng của Việt Nam đã suốt đời phục vụ sự nghiệp đấu giành độc lập, tự do cho đất nước; chúng tôi có sự đoàn kết dân tộc mạnh mẽ; và chúng tôi có cả miền Bắc, một nửa đất nước xã hội chủ nghĩa làm hậu phương lớn vững chắc." Các bạn Palestine liên hệ với tình hình của mình, thấy đúng những điểm đó là chỗ yếu của các bạn.
Chiến thắng hoàn toàn và nhanh chóng của Việt Nam đã làm cho cả thế giới vui mừng và kinh ngạc. Theo tôi hiểu, ngay cả Liên Xô và Trung Quốc, hai bạn chí cốt của Việt Nam có lẽ cũng bất ngờ. Trung Quốc từng khuyên ta nên " trường kỳ mai phục" vì địch rất mạnh. Liên Xô thì lo ta không đủ sức chiến thắng, có thể chiến tranh lan rộng, làm tình hình thế giới thêm phức tạp. Nhưng rõ ràng là cuộc chiến đấu kiên cường, anh dung của nhân dân Việt Nam và thắng lợi cuối cùng của chúng ta đã góp phần làm cho vị thế của phe xã hội chủ nghĩa lúc đó lên cao trên trường quốc tế. Chúng ta tự hào đã cổ vũ lòng tự tin, quyết tâm của nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ, vì hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội. Chúng ta cũng không bao giờ quên trong thắng lợi vĩ đại của Việt Nam có sự đóng góp to lớn, quý báu, không thể thiếu được của nhân dân các nước Xã hội chủ nghĩa, nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới. Và chúng ta biết mở đầu chiến tranh, tiến hành chiến tranh cực kỳ anh dũng và thông minh, thì cũng biết cách kết thúc chiến tranh thật tuyệt.
(Trích từ cuốn hồi ký Gia đình, bạn bè và đất nước, Nxb Tri Thức)

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

LỊCH SỬ ĐÂU DỄ DÀNG QUÊN - HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NHƯNG PHẢI TRÊN CƠ SỞ TÔN TRỌNG CHỦ QUYỀN

Ông Hồ Cẩm Đào nói rằng: “Tôi không thể bỏ đường 9 đoạn được vì đường chín đoạn là cái lịch sử để lại, nếu chúng tôi bỏ nó thì người dân Trung Quốc không theo chúng tôi”.
Đáp lại câu này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Các đồng chí nói sai rồi, cái đường đó đâu phải là đường lịch sử để lại. Đường đó là của Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi và các đồng chí đều không công nhận Tưởng Giới Thạch vì thế làm sao có thể công nhận sản phẩm của họ!


Nếu các đồng chí nói lịch sử thì lẽ ra phải nói đến “Nhị thập tứ sử” hay “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”.
Đến đây, Hồ Cẩm Đào chỉ còn biết im lặng…
Chú thích:
* "Nhị thập tứ sử" là bộ chính sử được các triều đại Trung Quốc thừa nhận. Bộ sử ký này ghi chép từ Thượng cổ đến thời nhà Thanh. Trong đó các mục Địa lý đều không đề cập đến các hòn đảo ở xa hơn đảo Hải Nam.
* “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” - Tập bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh, xuất bản năm 1904 trong đó ghi rõ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.
P/S: Thế mới thấy các cụ nhà ta vô cùng thâm thuý, cứ bảo anh Trung thâm sâu khôn lường nhưng so với Việt Nam thì ta tuyên bố Trung Quốc không có tuổi he... he...
HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM!!!

HÃY DỪNG TỔ CHỨC CHO NGƯỜI TRUNG QUỐC NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP

Dịch bệnh Covid-19 tính đến thời điểm hiện nay đã cướp đi sinh mạng gần 3 triệu người, nhiễm bệnh trên 136 triệu người trên toàn thế giới. Chính phủ các nước đang nỗ lực chạy đua với thời gian, triển khai tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất do dịch bệnh gây ra. Việt Nam chúng ta là một trong những nước quyết liệt, quan tâm đặc biệt trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống từ trung ương đến địa phương. Kết quả đó đã được Tổ chức y tế thế giới WHO và cả thế giới ghi nhận, đánh giá cao, xem như hình mẫu trong công tác phòng chống dịch.


Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực không biết mệt mỏi của các lực lượng phòng, chống dịch thì xuất hiện những cá nhân vì một chút lợi ích vật chất đã tổ chức đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, đây là một trong số nguyên nhân nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài là rất cao. Hành vi tổ chức đưa người nước ngoài, trong đó phần lớn từ Trung Quốc, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam không chỉ là mối nguy hại cho những nỗ lực phòng chống dịch mà cả nước đã đạt được trong suốt thời gian qua, mà còn liên quan đến an ninh, trật tự quốc gia. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã vào cuộc một cách khẩn trương, quyết liệt để khởi tố, điều tra đường dây đưa người bất hợp pháp để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Tại tỉnh Phú Yên, từ hiệu quả của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, ngày 28/12/2020, quần chúng nhân dân đã báo lực lượng chức năng kiểm tra xe khách 51B-084.56 và phát hiện trên xe có chở 09 người quốc tịch Trung Quốc nhập cảnh trái phép (01 người đã bỏ trốn khi bị cơ quan chức năng kiểm tra). Qua điều tra, ngày 01/4/2021, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã tiến hành khởi tố bị can đối với Phạm Thị Thu Trang và Nguyễn Anh Tuấn, bắt tạm giam bị can Phạm Thị Thu Trang là nhân viên bán vé xe tại bến xe Thượng Lý - Hải Phòng về tội tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.
Những ngày bị tạm giam trong Trại Tạm giam, Trang đã thấm thía về những việc sai phạm mà mình đã làm, biết người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, vì một chút lợi ích nhỏ cá nhân mà đã tạo điều kiện, giúp đỡ họ vào Việt Nam rồi trốn tiếp sang nước Campuchia. Cái giá phải trả cho hành động sai trái của mình là những ngày tháng tới phải ở trong tù, cách xa cha mẹ già và con nhỏ không có người chăm sóc. Sự hối hận muộn màng Cô nhắn gởi đến mọi người: “Những ai trong trường hợp như Trang, xin hãy dừng lại. Nếu được lựa chọn lại, Trang sẽ báo cơ quan chức năng khi phát hiện người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam”./.

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021

AI SẼ LÀ NGƯỜI "NHẬP KHO" SAU NGUYỄN THÚY HẠNH?

Ngày 05/4/2021, Nguyễn Lân Thắng đã đăng tải trên facebook cá nhân của mình với status “Ai sẽ là tổng thống đầu tiên của Việt Nam?” và sau khi Nguyễn Thúy Hạnh bị Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội bắt vào sáng ngày 07/4/2021, cộng đồng mạng đã đặt ra câu hỏi rằng “ai sẽ là người bị bắt đầu tiên sau Nguyễn Thúy Hạnh”? Và đương nhiên cái tên Nguyễn Lân Thắng là người được cộng đồng mạng đề cử vị trí dẫn đầu, bởi lẽ Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, Cấn Thị Thêu hay gần đây là Nguyễn Thúy Hạnh được xem là những “người thân” của Nguyễn Lân Thắng bấy lâu nay và việc Nguyễn Lân Thắng được “hội tụ” cùng số đối tượng trên cũng là điều được tiên đoán từ trước.


Cùng với các đối tượng Lã Việt Dũng, Trương Văn Dũng, Thảo Teresa, Lê Hoàng, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Đoan Trang thì Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh được xem như là một trong những người đứng đầu nhóm “NoU”, “Vì một Hà Nội xanh”... với vỏ bọc là người “yêu nước”, “yêu biển đảo”, “yêu cây xanh” hay “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” để tụ tập, tuần hành, biểu tình, tưởng niệm nhằm gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn thủ đô bấy lâu nay. Đồng thời, Nguyễn Lân Thắng cũng là thành viên tích cực tham gia trả lời phỏng vấn các báo, đài không có thiện chí, chống phá Việt Nam như RFA, BBC, VOA Tiếng Việt, Việt Tân... để xuyên tạc, bịa đặt về thực tiễn tình hình chính trị, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Thậm chí, đã không ít lần trên facebook cá nhân của mình, Nguyễn Lân Thắng đã đăng tải những hình ảnh chế giễu, bôi nhọ lãnh tụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với những lời lẽ tục tĩu, vô văn hóa, phản cảm và những luận điệu xuyên tạc chống phá chế độ, đất nước. Nguyễn Lân Thắng cũng đã từng bị người dân, dư luận và cộng đồng mạng lên án, tẩy chay, vạch rõ bộ mặt của một kẻ “giả cầy” dân chủ.
Những ngày qua, sau khi Nguyễn Thúy Hạnh (sinh năm 1963, trú tại phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) bị bắt về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, Nguyễn Lân Thắng cùng với Huỳnh Ngọc Chênh (chồng của Nguyễn Thúy Hạnh) là những người tích cực nhất trong việc lan tỏa thông tin, kêu gọi sự tham gia của các “luật sư kịch khung” và các tổ chức, cá nhân không có thiện chí chống phá Việt Nam can thiệp, yêu cầu thả tự do cho Nguyễn Thúy Hạnh.
Với chuỗi hành vi chống phá, gây rối trật tự công cộng trong thời gian qua thì việc một ngày gần nhất Nguyễn Lân Thắng được “hội ngộ” với những người anh, người chị trong nhóm “No-U” như Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Thị Đoan Trang... cũng không còn xa. Vậy nên câu hỏi Nguyễn Lân Thắng đặt ra “Ai sẽ là tổng thống đầu tiên của Việt Nam” thì chắc chỉ có Nguyễn Lân Thắng mới trả lời được còn câu hỏi “ai sẽ là người bị bắt tiếp theo sau Nguyễn Thúy Hạnh” thì cộng đồng mạng sẽ hô vang tên nghịch tử- Nguyễn Lân Thắng!

NGƯỜI NỮ TỬ TÙ CỘNG SẢN KHIẾN KẺ THÙ KHIẾP ĐẢM

Năm 1947 khi mới 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu gia nhập đội Công an xung phong quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) với mong muốn trừng trị bọn ác ôn để trả thù cho đồng bào quê hương. Từ đó, chị đã trở thành người chiến sĩ trinh sát, phá tề, trừ gian với nhiều chiến công nổi tiếng, trong đó có vụ dùng lựu đạn giết một tên quan Ba Pháp.


Tháng 2-1950, chị không may bị sa vào tay địch. Chúng dùng mọi cực hình tra tấn, nhưng không khai thác được gì. Tháng 4-1951, địch đưa chị ra Tòa án binh. Địch khép chị phạm tội can dự vào các vụ “giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ”. Tên đại tá quan tòa Pháp hỏi chị có nhận tội như cáo trạng không, chị không trả lời mà hỏi lại: “Là quan tòa, ông có thể kết tội những người Pháp Đờ Gôn chống phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp không?”.
Tên quan tòa đứng dậy lắc chuông: “Bị cáo chỉ có thể trả lời có hoặc không”. Chị Sáu nói: “Tôi không có tội. Yêu đất nước mình, chống thực dân xâm lược không phải là tội”. Quan tòa lại rung chuông ngắt lời chị, luận tội Võ Thị Sáu can tội “giết người, phá rối trị an, có hành vi chống lại nền bảo hộ của nước Pháp” và tuyên án “tử hình, tịch thu toàn bộ gia sản”. Chị đã thét vào mặt y: “Tao còn mấy thùng rác ở Khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!”. Tiếp đó chị hô to: “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.
Thực dân Pháp muốn giết chết ngay người con gái đáng sợ này, nhưng không dám thực hiện bản án tử hình đối với người chưa đến tuổi thành niên. Bản án tử hình chị Sáu đã gây xôn xao dư luận đương thời, nhiều ý kiến phản đối lên Quốc hội Pháp. Đã có những tranh luận nảy lửa, cho rằng hành hình phụ nữ là trái với luật pháp nước Pháp và truyền thống văn minh Pháp. Có người lại sợ rằng, việc hành hình sẽ dẫn đến những hậu quả xấu là Việt Minh sẽ trả thù, bắn tù binh Pháp… Tuy nhiên cuối cùng thủ tướng Pháp nói: “Để thắng trong cuộc chiến tranh này, nước Pháp không từ một thủ đoạn nào” - một điều thật mỉa mai thay cho một đất nước từng có nền dân chủ, văn minh, luật pháp tiến bộ và mang danh “tự do, bác ái, nhân quyền” đi bảo hộ cho các nước thuộc địa!
Ngày 21-01-1952, tức chỉ còn 5 ngày nữa là đến Tết nguyên đán Nhâm Thìn, kẻ địch lén lút đưa chị Võ Thị Sáu lên tàu ra Côn Đảo - “địa ngục trần gian” để thi hành bản án. Ngay buổi sáng 22-01, Ban Chấp hành Liên đoàn tù nhân kháng chiến Côn Đảo đã phổ biến chỉ thị của Liên đoàn về hình thức phản đối cuộc hành hình Võ Thị Sáu với nhiều hình thức mạnh mẽ và đồng loạt, bởi Võ Thị Sáu là nữ tù nhân đầu tiên bị đưa ra hành hình ở Côn Đảo, là thiếu nữ bị bắt và bị kết án tử lúc còn tuổi vị thành niên.
Suốt đêm 22-01, trong khi bị giam tại xà lim Sở Cò Côn Đảo, chị Sáu đã gửi lòng mình với đất nước và nhân dân bằng những bài ca cách mạng: “Lên đàng”, “Tiến quân ca”, “Cùng nhau đi hùng binh”, “Tiểu đoàn 307”… Cũng trong đêm đó, Chi bộ nhà tù Côn Đảo đã kết nạp chị Sáu là đảng viên chính thức. Bốn giờ sáng ngày 23-01-1952, sau khi tên chánh án làm thủ tục thi hành án trước sự chứng kiến của chúa ngục Côn Đảo, một cố đạo nói với chị Sáu: “Bây giờ cha rửa tội cho con”. Chị gạt phắt lời cha cố: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội…”. Ông ta kiên nhẫn thuyết phục: “Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?”. Chị nhìn ông ta và tên chánh án, trả lời: “Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước!”.
Hàng ngàn tù chính trị trong các khám đã thức suốt đêm, khi nghe thấy bước chân bọn đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát thời ấy dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.
Ra đến pháp trường, tên chánh án hỏi chị Sáu: “Còn yêu cầu gì trước khi chết?”.
Chị nói: “Không bịt mắt tôi. Hãy để cho tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng”.
Tên chánh án từ chối, với lý do là luật pháp đã quy định khi thi hành án tử hình.
Chị Sáu hỏi lại hắn: “Vậy ông không nhìn nhận rằng bản án tử hình áp dụng cho một người phụ nữ chưa đủ tuổi thành niên là một ngoại lệ của luật pháp nước Pháp sao?”.
Tên chánh án lúng túng cuối cùng nói: “Tất nhiên là có ngoại lệ, song tôi sợ điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của cô”.
“Không sao. Tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người” - chị Sáu dõng dạc nói, và bắt đầu cất cao tiếng hát. Chị hát bài Tiến quân ca. Giọng hát của người con gái Đất Đỏ thiết tha bay bổng, say sưa át cả tiếng tên chánh án đọc lệnh thi hành án tử hình.
Khúc hát vừa dứt, tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị nhìn thẳng vào bảy tên đao phủ cách chị mười thước và thét lớn:
“Đả đảo thực dân Pháp!”; “Việt Nam độc lập muôn năm!”; “Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Cuộc đời cách mạng cùng cái chết bất khuất ở tuổi đôi mươi của người con gái Đất Đỏ trở thành huyền thoại.
Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đóa hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất
(Trích bài thơ Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn - Phan Thị Thanh Nhàn)./.

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

TRUYỀN THÔNG ĐANG LÀM “HƯ” ÔNG HẢI

Ông Hải là một người lương thiện, đó là việc đầu tiên chúng ta cần phải khẳng định. Và đây là nhận định của chính tôi chứ không phải vì sợ búa rìu dư luận mà phải ve vãn hoặc né tránh ai đó. Vậy sự “hư” của ông Hải ở đây là gì? Truyền thông đã làm “hư” ông Hải ra sao?


Trước chiến dịch “giành lại vỉa hè”, chẳng ai biết ông Hải là ai? Nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn, với sự quyết liệt của ông Hải khi động chạm vào vấn đề gai góc, phức tạp, ông Hải được biết đến. Dư luận “phát sốt” bởi mỗi lần ông Hải xuống đường giành vỉa hè và sự “phát sốt” này càng được đẩy lên khi đi theo ông, phóng viên, báo chí còn đông hơn cả lực lượng chức năng. Trong sự say mê, tung hê đó, thậm chí ông Hải từng bứng cả trạm gác của Công an để bảo vệ kho tiền tại ngân hàng Nhà nước. Từ ngay thời điểm đó, tôi đã rất lo ngại cho cách làm của ông Đoàn Ngọc Hải khi nó lại mang đậm tính showbiz, trình diễn hơn là đi giải quyết vào gốc rễ vấn đề. Dường như cách làm này để chiều lòng dư luận thông qua truyền thông và ngược lại, truyền thông thôi thúc ông Hải làm việc này.
Rời xa chức vị, ông Hải về với cuộc sống đời thường. Nhưng chỉ thời gian ngắn, nó không còn bình thường như cuộc đời ông nữa. Làm thiện nguyện, ông Hải trở về với bản chất, với đam mê, với chính con người của mình. Nhưng cũng rất nhanh chóng, từng bước chân ông đi, từng việc ông làm, truyền thông đều ghi chép thành ký sự, đều một lần nữa tung hê để thu hút dư luận. Thậm chí, cũng không ít tổ chức, cá nhân theo tôi đánh giá, ủng hộ từ thiện của ông Hải thì ít mà mượn danh ông Hải để làm truyền thông cho mình lại là nhiều. Và rồi, chính ông Hải cũng đang ý thức được giá trị thương hiệu của bản thân trên mạng xã hội để từ đó tự mình làm truyền thông, tự mình ý thức được thứ quyền lực mềm trên không gian mạng đó.
Ông Hải tốt hay xấu? Một câu hỏi đặt ra chia đôi dư luận, chia đôi dòng suy nghĩ trong mỗi cá nhân. Với tôi như ngay từ đầu khẳng định, ông Hải là người lương thiện. Nhưng đã nhiều người lương thiện, đã có nhiều người tốt, cho rằng mình tốt mà đã bị hoàn cảnh ngoại vi tác động đến không tốt được nữa. Vì họ nghĩ rằng họ nhân danh cho mục đích tốt nhưng bỗng nhiên từ khi nào hành động của họ đã không chuẩn mực nữa rồi. Thôi thì mong rằng, ông Hải hãy cứ sống với bản chất lương thiện của mình, còn truyền thông thì xin hãy đừng làm “hư” ông Hải nữa.

NHÀ TÌNH BÁO CÁCH MẠNG LÊ HỮU THÚY ĐÃ TỪNG TIẾP CẬN VÀ CỐ MOI TIN TỪ MỘT MỘT NHÀ TÌNH BÁO CÁCH MẠNG KHÁC LÀ VŨ NGỌC NHẠ!

Đây là chuyện rất thú vị xảy ra khi cả hai ông đều chưa biết nhau là cũng một phe. Khi đó ông Vũ Ngọc Nhạ được cài vào cánh Công giáo Bắc di cư vừa chống vừa hợp tác với anh em Diệm-Nhu và đang cùng các chuyên gia chống du kích quốc tế thảo ra kế hoạch "Ấp chiến lược". Còn ông Nguyễn Hữu Thúy được cài vào khối giáo phái thân Pháp. Sau khi giáo phái bị Diệm - Nhu đánh cho tơi tả, ông khéo léo "nhảy việc" qua làm việc với Đỗ Mậu - một phe cánh khác thù Ngô Đình Nhu tận xương tủy.


"Một dạo vào thư viện, Hai Long (tên dùng của Vũ Ngọc Nhạ thời điểm đó) thường gặp một người đeo kính trắng, có dáng dấp một viên chức, ngồi đọc sách ngay bên cạnh mình. Anh ta chủ động làm quen với Hai Long. Anh tự giới thiệu tên là Thắng (tên dùng của Lê Hữu Thúy khi đó), làm việc ở An ninh quân đội, khi viết báo ký bút danh là Nhị Hà. Tờ báo Thắng thường viết là tờ Sinh Lực, chịu ảnh hưởng của Đỗ Mậu, có khuynh hướng bảo vệ Diệm nhưng lại chống Nhu, Cẩn. Thắng nói đã biết Hai Long từ lâu là người thân cận của cha Lê và cha Hoàng. Đôi lần, anh ta rủ Hai Long đi ăn sáng hoặc uống cà phê, Hai Long khi nhận lời, khi khéo léo chối từ.
Hai Long dò hỏi, biết Thắng chính là bí thư của Đỗ Mậu. Có quan hệ với một nhân vật như thế này, rất lợi cho công tác của anh. Nhưng vì sao anh ta lại rất chủ động làm quen với mình, đó là điều Hai Long còn chưa rõ. Anh ta đang cần ở mình cái gì? Thực ra, với cương vị hiện tại, về một số mặt nào đó, Hai Long cũng có thể có ích cho anh ta. Hãy để cho chính anh ta nói ra. Chuyện trò với Thắng khá bổ ích. Thắng am hiểu các giáo phái ở miền Nam, biết sâu về giáo lý, quen nhiều nhân vật trong chính quyền và giới báo chí.
Cuối cùng Thắng ngỏ ý nhờ Hai Long kiếm cho mình mượn một bản Dự thảo Kế hoạch Ấp chiến lược, vì biết việc này nằm trong tầm tay của Hai Long. Những lý do anh ta đưa ra có vẻ xác đáng: Đỗ Mậu muốn đọc trước bản này để chuẩn bị làm việc với Nhu; là một ký giả, anh cũng muốn đọc để nắm một vấn đề chiến lược quan trọng. Nhưng Hai Long biết rất rõ cả vợ chồng Nhu đều không tin và ghét Đỗ Mậu. Người cần kế hoạch này chính là anh ta! Hai Long cười thầm.
Trung tâm đã chỉ thị cho anh phải tìm mọi cách có sớm bản kế hoạch. Chắc không phải chỉ riêng anh nhận được chỉ thị đó. Rất nhiều người như anh, đang lao đi tìm nó. Anh báo cáo chuyện này về Trung tâm. Trung tâm chỉ thị tránh quan hệ với Thắng. Như vậy đã rõ Thắng là ai. Anh cũng tự bảo mình phải rút kinh nghiệm trong trường hợp này..."

MỘT ƯỚC MUỐN ĐƠN GIẢN

Lần đầu tiên nhìn thấy Phạm Đức Chinh, hẳn là nhiều người sẽ có chút ‘sốc’ nhẹ bởi ngoại hình của chàng trai này quá đỗi đặc biệt. Nhưng đúng như ông bà ta đã nói: ‘đừng nhìn mặt mà bắt hình dong’, bởi ẩn sau hình hài lạ thường ấy là cả một nghị lực đầy phi thường.


Phạm Đức Chinh 26 tuổi, đến từ xã Đông Vinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, từng là một trong hàng nghìn sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội được nhận bằng Tốt nghiệp năm 2017.
Ngay từ khi mới sinh ra, khuôn mặt anh đã bị biến dạng bởi không có xương gò má. Hai vành tai gần như biến mất, lỗ tai bị thịt lấp kín gần hết. Miệng bị hở hàm ếch, đôi mắt của anh cũng không bình thường.
Thương con, bố mẹ đã mang anh đến khắp các bệnh viện lớn, nhỏ, với hy vọng tìm ra căn nguyên bệnh. Nhưng rồi các bác sỹ cũng bất lực. Không đầu hàng trước số phận, bố mẹ Chinh đã đưa anh đi phẫu thuật khắp nơi.
Từ chữa tật hở hàm ếch để Chinh có thể nói được. Tiếp đó là phẫu thuật tái tạo lỗ tai, cấy ghép vành tai. Tuy nhiên, do hạn chế về y học nên không một bệnh viện nào đồng ý phẫu thuật để giúp anh có được đôi tai như ước muốn.
Khoảng thời gian đi học, Chinh luôn phải chịu ánh mắt kỳ thị, những lời trêu đùa ác ý của bạn bè. Song, không vì thế mà anh mặc cảm, tự ti về khuyết điểm của mình. Lên cấp 2, Chinh đặc biệt cảm thấy yêu thích môn Hóa học. Lên cấp 3 Chinh đạt giải 3 môn Hóa trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Thái Bình. Và sau đó trở thành sinh viên khoa Hóa Dầu, đại học Bách khoa Hà Nội.
Năm tháng dài lặng lẽ ít bạn bè, lỡ có mến một ai cũng chỉ biết giấu trong lòng vì cảm thấy mình không xứng. Rõ ràng ai cũng muốn mình sinh ra mang hình hài xinh đẹp.Nhưng khi trời đã không ban cho bạn những điều ấy thì xin đừng tuyệt vọng hay buông xuôi, bởi ít ra, chúng ta vẫn còn nghị lực để sống
Người với người hơn nhau chính ở nghịch cảnh, nhìn khả năng vươn lên đầy phi thường của anh chẳng còn ai dám mở miệng ra chê bai hay chế giễu. Anh không việc gì phải cúi mình vì ngoại hình, thậm chí anh còn phải ngẩng cao đầu vì thành tích đã đạt được. Cái cúi đầu ấy, chỉ dành cho những kẻ p.hạm p.háp mà thôi.
Và hơn hết, anh còn có mẹ cha yêu thương, những người không bao giờ từ bỏ anh dù trong lúc khó khăn nhất. Với họ, anh là đứa con có hiếu và tài giỏi, họ không cần phải đi so sánh với con nhà người ta, họ cũng không vứt con đỏ hỏn vì con xấu xí.
Ra trường đại học với tấm bằng loại Giỏi, Chinh được giữ lại làm việc tại Viện nghiên cứu và phát triển ứng dụng các hợp chất thiên nhiên thuộc trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Thậm chí, một số nghiên cứu của anh còn được đăng trên tạp chí, báo chí khoa học.
Giờ đây, tâm nguyện lớn nhất của anh chỉ gói gọn trong một câu đơn giản: "Hãy xem tôi là một người bình thường, đừng nghĩ tôi là người khuyết tật vươn lên."
Lặng nghe tâm sự của anh mà muốn chảy nước mắt vì không thể tin rằng, giữa những bạt ngàn ước mơ cao sang được làm ông nọ bà kia, trở thành tỷ phú hoặc nổi tiếng với thiên hạ, lại có những ước muốn đơn giản đến lạ kỳ.
CSHS
Cảm ơn chính bạn và gia đình đã để lại một nghị lực phi thường cho đất nước