KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

NGÀY THỨ HAI MƯƠI…

Hai mươi ngày qua, mạng xã hội đã bùng lên với biết bao sự kiện xã hội: danh sách thí sinh gian lận điểm thi, 3 vụ buôn bán hàng tấn ma túy… Lẫn trong bao nhiêu sự kiện đó, vụ dâm ô trẻ em với cái tên Nguyễn Hữu Linh, cựu Phó Viện trưởng VKSND Đà Nẵng không hề nguội hay chìm bởi những đợt sóng dư luận khác trùm lên.

NGÀY THỨ HAI MƯƠI…


1. Ngày thứ mười chín, nếu tính từ thời điểm Cơ quan CSĐT Công an quận 4, TP Hồ Chí Minh nhận được thông tin tố giác hành vi dâm ô tại thang máy chung cư Galaxy 9… Nhưng là ngày thứ hai mươi, nếu tính từ thời điểm vụ việc xảy ra (đêm 01/4/2019).
Hai mươi ngày qua, là hai mươi ngày đếm ngược. Một tâm lý căng thẳng, nóng lòng bao trùm hầu khắp mạng xã hội và dư luận nhân dân.
Hai mươi ngày qua, mạng xã hội đã bùng lên với biết bao sự kiện xã hội: danh sách thí sinh gian lận điểm thi, 3 vụ buôn bán hàng tấn ma túy… Lẫn trong bao nhiêu sự kiện đó, vụ dâm ô trẻ em với cái tên Nguyễn Hữu Linh, cựu Phó Viện trưởng VKSND Đà Nẵng không hề nguội hay chìm bởi những đợt sóng dư luận khác trùm lên.
Ngược lại, nó vẫn nổi cộm và càng đến hạn chót (20 ngày, tính từ ngày nhận được tố giác, cơ quan điều tra buộc phải ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố hình sự), sự việc càng bùng lên. Không chỉ là các phân tích, ý kiến chuyên gia mà hình ảnh của kẻ ấu dâm trẻ em xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội và các đường phố, khu dân cư ở Đà Nẵng, một biểu thị cho thấy sự bức xúc, phẫn nộ cao điểm của người dân. Ngay Ủy ban Tư pháp - một cơ quan chuyên trách của Quốc hội cũng phải họp bàn “mổ xẻ” với sự hiện diện của lãnh đạo liên ngành tư pháp Trung ương.

2. Khởi tố hay không khởi tố, đó không còn là ý chí của cơ quan tố tụng thẩm quyền ở địa phương. Không còn là ý chí của một cá nhân cụ thể nào. Đó đã là chí nguyện, là yêu cầu của người dân. Ấy là bởi hai lẽ: tội phạm xâm hại tình dục, đặc biệt tình dục trẻ em, đang diễn ra rất phức tạp, ám ảnh mọi gia đình và đây là vụ việc điển hình.
Thứ hai, chủ thể tội phạm là cựu lãnh đạo trong cơ quan bảo vệ pháp luật, đòi hỏi phải xử lý nghiêm khắc. Clip ghi nhận tại thang máy là bằng chứng hành vi phạm pháp “không thể chối cãi”, trong khi clip về một vụ dâm ô tương tự xảy ra trong ngõ hẻm tại Hà Nội đã được khởi tố, điều tra.

3. Ở một vụ việc điển hình như thế này, đã, đang có những hành vi lợi dụng để “mượn gió bẻ măng”, miệt thị chế độ, bôi nhọ nền tư pháp. Nhưng trước hết, cơ quan bảo vệ pháp luật phải chứng minh được sự nghiêm minh, khách quan trong thực thi luật pháp, chứng minh công lý không loại trừ bất cứ ai, ấy là cách rõ ràng nhất để yên dân, để phản bác lại các luận điệu vin cớ, miệt thị nói trên.
Khởi tố, đó mới chỉ là quyết định khởi đầu cho một quy trình tố tụng, còn khá dài để đi đến kết luận, phán xử. Nhưng quyết định khởi đầu đó cũng chính là quyết định có tính chất mấu chốt, tháo gỡ điểm nghẽn trong tố tụng và đặc biệt, nó tháo gỡ nút thắt vốn đang gây phẫn nộ dư luận hai mươi ngày qua.
Thay vào đó, là niềm tin được củng cố vào nền pháp quyền mà chúng ta đang xây dựng./.
Đăng Minh

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

KẾT THÚC NHỮNG TIN ĐỒN VỀ TRƯƠNG DUY NHẤT


Theo Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, cơ quan chức năng đã phát hiện dấu hiệu sai phạm của ông Trương Duy Nhất trong quá trình điều tra vụ Vũ “nhôm”.

KẾT THÚC NHỮNG TIN ĐỒN VỀ TRƯƠNG DUY NHẤT
Trung tướng Trần Văn Vệ trả lời báo chí chiều nay, 25/3/2019
Chiều nay, 25/3, Bộ Công an đã tổ chức họp báo thông báo về kết quả công tác của quý I/2019, tổng kết cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Trả lời báo chí, Trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, cho biết liên quan đến vụ Vũ “nhôm”, tức Phan Văn Anh Vũ, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bắc Nam 79, cơ quan này đã khởi tố 6 vụ án độc lập với 21 bị can, trong đó có 17 bị can là quan chức thuộc UBND và các sở, ngành của Đà Nẵng. Trong đó, có 2 vụ án đã được TAND các cấp xét xử, gồm: vụ Cố ý làm lộ bí mật nhà nước và vụ Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 4 vụ án khác đang được được cơ quan tố tụng điều tra làm rõ. Đáng chú ý, Trung tướng Trần Văn Vệ cho biết, trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Vũ “nhôm”, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát hiện có dấu hiệu sai phạm liên quan đến ông Trương Duy Nhất. Thời điểm đó, ông Nhất là Trưởng đại diện của Báo Đại Đoàn Kết tại TP. Đà Nẵng, đã lợi dụng giấy tờ của báo để mua đất nhà không qua đấu giá gây thất thoát lãng phí. “Hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra chưa thể cung cấp thông tin cụ thể” - ông Trần Văn Vệ nói.
Ông Trương Duy Nhất, 55 tuổi, ngụ ở số 25 Tống Phước Phổ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Ông Trương Duy Nhất có thời gian làm Báo Công an Quảng Nam Đà Nẵng, sau đó chuyển sang Báo Đại Đoàn Kết, thường trú khu vực miền Trung. Từng là một nhà báo nhưng ông Nhất lại được biết đến nhiều hơn với tư cách là chủ của trang blog Một góc nhìn khác.
Các bài viết của ông Trương Duy Nhất gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí cả những cuộc “bút chiến” kịch liệt giữa các blogger.
Tháng 5/2013, ông Trương Duy Nhất đã bị Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an bắt giữ về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 2014, ông Nhất bị TAND TP.Đà Nẵng tuyên phạt 2 năm tù giam về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo khoản 2, điều 258, Bộ luật Hình sự.
Theo truy tố, từ năm 2009 đến ngày 25/5/2013, trên trang mạng cá nhân của mình, bị cáo Trương Duy Nhất đã đăng tải nhiều bài viết của mình cùng một số bài viết, bình luận của người khác, trong đó có 11 bài do Trương Duy Nhất viết và 1 bài do người khác viết.
Các bài viết này có nội dung không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Mặc dù đã nhiều lần cơ quan chức năng làm việc yêu cầu Trương Duy Nhất chấm dứt việc viết, đăng tải các bài viết có nội dung không đúng sự thật xâm phạm đến lợi ích của nhà nước nhưng bị cáo vẫn bất chấp, tiếp tục vi phạm.
Đến tháng 5/2015, ông Trương Duy Nhất mãn án tù.

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

KHỞI TỐ NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP ĐÀ NẴNG NGUYỄN NGỌC TUẤN


Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cùng một loạt cán bộ khác bị khởi tố do các vi phạm liên quan đến quản lý đất đai.

KHỞI TỐ NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP ĐÀ NẴNG NGUYỄN NGỌC TUẤN

Ngày 18/3, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Ngọc Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, để điều tra các vi phạm liên quan đến quản lý đất đai.
Cùng ngày, Cơ quan điều tra Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có mặt tại nhà ông Nguyễn Ngọc Tuấn tại đường Hoàng Kế Viêm, phường Mỹ An, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng để khám xét, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ điều tra.
Ông Hồ Sĩ Hoàng, tổ trưởng tổ dân phố 22, phường Mỹ An, cho biết ông được công an mời đến chứng kiến khám xét nhà ông Tuấn.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn (61 tuổi, kiến trúc sư, quê quán Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam) nguyên là Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.
Trước khi làm Phó Chủ tịch thành phố, ông Tuấn từng đảm nhiệm các chức vụ: Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng; Phó Giám đốc Sở Xây dựng; Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng.
Khi đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Tuấn phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: quản lý đô thị; quản lý đất đai; quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường các dự án đầu tư và công trình xây dựng trên địa bàn (không phân biệt nguồn vốn đầu tư); tài nguyên - môi trường; giao thông vận tải…
Ông Tuấn có quyết định nghỉ hưu từ ngày 01/01/2019, tuy nhiên do có nguyện vọng cá nhân, ông xin được nghỉ hưu sớm tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng ngày 19/12/2018.
Được biết ngày hôm nay, Cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố nhiều bị can khác, trong đó có ông Nguyễn Đình Thống, nguyên Giám đốc Công ty Quản lý và khai thác đất TP Đà Nẵng.
Ông Thống đã từng bị Ủy ban kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng thi hành kỷ luật hình thức cảnh cáo.
Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra, trong thời gian giữ chức vụ Giám đốc Công ty Quản lý và khai thác đất thành phố, ông Nguyễn Đình Thống đã ký hợp đồng giao đất có thu tiền sử dụng đất không đúng quy định pháp luật về đất đai.
Sai phạm của ông Thống liên quan đến vụ bán Sân vận động Chi Lăng (diện tích hơn 6ha ở khu đất bốn mặt tiền giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng gồm đường Lê Duẩn, Chi Lăng, Ngô Gia Tự, Hùng Vương và một số sai phạm khác.
Năm 2010, Đà Nẵng giao đất sân vận động Chi Lăng cho Tập đoàn Thiên Thanh của đại gia Phạm Công Danh xây khu phức hợp, thương mại. Tuy nhiên đến nay dự án đang bị “treo”, các cầu thủ đã được chuyển sang thi đấu tại Sân vận động mới Hòa Xuân.
Ông Thống cùng một số bị can khác bị khởi tố hôm nay đều được áp dụng biện pháp cho tại ngoại.
Liên quan đến sai phạm đất đai tại Đà Nẵng, trong năm 2018 có nhiều nguyên lãnh đạo thành phố này bị khởi tố.
Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can hai nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là ông Trần Văn Minh (bị bắt tạm giam) và ông Văn Hữu Chiến do các vi phạm về quản lý đất đai.
Thực tế, từ năm 2007 đến nay, rất nhiều nhà đất công sản ở Đà Nẵng được bán, giao đất cho nhà đầu tư, trong đó chủ yếu là ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), có dấu hiệu vi phạm khi không thực hiện đúng Luật đất đai.
Vai trò của cá nhân lãnh đạo TP Đà Nẵng lúc bây giờ có ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến (nguyên Chủ tịch UBND TP).
Các cơ quan, cá nhân tham mưu có vai trò của ông Nguyễn Điểu (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường), Đào Tấn Bằng (nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng)...
Cơ quan điều tra cũng khởi tố các ông Trần Văn Toán (sinh năm 1957, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Đà Nẵng) và Lê Cảnh Dương (sinh năm 1975, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng).

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Bí thư Đà Nẵng: "Lò chống tham nhũng đang cháy ngùn ngụt"


Ông Trương Quang Nghĩa nói lò chống tham nhũng trước đây nóng dần, nhưng giờ đang cháy ngùn ngụt.

Tại cuộc làm việc với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chiều 24/4, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Huỳnh Minh Chức nói, vừa qua một số cựu lãnh đạo của thành phố bị khởi tố, bắt giam liên quan đến sai phạm trong quản lý đất đai, nhà công sản; những vi phạm của các cán bộ đó làm cho người dân rất bức xúc.

"Tại sao đất đai, nhà công sản là nguồn lực quan trọng để đầu tư phát triển thành phố lại bị biến thành tài sản riêng, lợi ích nhóm, lợi ích cho Phan Văn Anh Vũ. Theo tôi, đây là hành vi tham nhũng rất tinh vi, do đó phải thu hồi hết lại để đầu tư cho thành phố" - ông Chức nói.

Ông Huỳnh Minh Chức - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Đà Nẵng nêu các kiến nghị với Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa.
Ông Chức đặt câu hỏi, còn những doanh nghiệp nào như "Vũ nhôm" trên địa bàn thành phố nữa hay không? Còn bộ phận cán bộ, công chức nào để cho doanh nghiệp chỉ đạo, thao túng? "Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng khẩn trương điều tra mở rộng vụ án để làm trong sạch bộ máy, củng cố niềm tin cho nhân dân" - ông nói thêm.

Chủ tịch Hội cựu chiến binh Đà Nẵng cũng cho rằng, các khu đất dự án ven biển Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn có yếu tố nước ngoài đang được hội viên và người dân quan tâm, vì liên quan đến yếu tố an ninh quốc phòng. Trên thực tế, người bình thường rất khó vào bên trong các dự án này. Do đó, lãnh đạo thành phố phải lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân trước khi cấp phép đầu tư, xây dựng. 

Ngoài ra, theo ông Chức, tội phạm công nghệ cao chiếm đoạt tài sản, đánh bạc thời gian qua diễn ra khá phổ biến, nhiều cán bộ công an đã bị khởi tố nên "Thành ủy phải có biện pháp ngăn ngừa không để xảy ra trên địa bàn thành phố".

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết, việc khởi tố, bắt giam Phan Văn Anh Vũ đã được thông tin rộng rãi. Hiện dư luận nóng lên việc khởi tố, bắt giam một số cựu lãnh đạo, quan chức cấp cao của thành phố do liên quan đến vụ án Vũ "nhôm".

Ông Nghĩa chia sẻ, người dân thành phố có rất nhiều tâm tư liên quan đến các vụ vừa qua vì "đây là nỗi buồn". Tuy nhiên, dư luận chung ủng hộ chủ trương chống tham nhũng của Đảng, không chỉ riêng Đà Nẵng mà trên toàn quốc. 

Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng.
"Lò chống tham nhũng trước đây nóng dần, bây giờ đang rất nóng, cháy ngùn ngụt. Nhiều lãnh đạo đương nhiệm và về hưu đã bị khởi tố khi cơ quan chức năng phát hiện sai phạm, điều đó cho thấy Đảng quyết liệt chống tham nhũng và đây là vì sự sống còn của chế độ" - ông Nghĩa nói.

Nếu làm minh bạch thì không ai đi tù

Người đứng đầu Đảng bộ Đà Nẵng nhìn nhận, trong 20 năm qua từ khi tách khỏi Quảng Nam và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã làm được rất nhiều việc, thay đổi từng ngày; nhưng bên cạnh đó có những sai phạm mà lúc này phải kiểm điểm.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2013 chỉ rõ chính quyền Đà Nẵng có một số sai phạm liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên 5 năm qua khắc phục rất chậm.

"Ngay từ 2013 nếu làm quyết liệt để sửa sai thì còn dễ, nhưng 5 năm qua thành phố không thực hiện nghiêm túc nên mới được Ủy ban kiểm tra nhắc nhở. Bây giờ càng ngày càng khó giải quyết. Đây là bài học rất lớn" - ông Nghĩa nói.

Bí thư Đà Nẵng nhận định, Đà Nẵng đang đối mặt với nhiều bất cập, như thiết chế văn hóa thiếu đồng bộ, hệ thống giao thông quá tải ở khu vực trung tâm, định hướng phát triển kinh tế suốt thời gian dài dựa vào tài nguyên đất thì sắp tới sẽ tạo nguồn thu từ đâu? 

"Ban thường vụ Thành ủy hiện làm việc rất công khai, mọi chủ trương được bàn bạc kỹ để đưa ra kết luận. Khi đưa ra bàn bạc minh bạch, có người nói nếu làm như thế này sớm thì không có chuyện như ở sân vận động Chi Lăng. Tôi nói nếu làm công khai, minh bạch thì không có ai đi tù cả" - ông Nghĩa nhấn mạnh.

Phan Văn Anh Vũ, 43 tuổi, là đại gia bất động sản có tiếng ở Đà Nẵng. Ngày 21/12/2017, ông Vũ bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố về tội "Làm lộ tài liệu bí mật nhà nước", theo điều 263 Bộ luật Hình sự 1999. Ngày 04/01, ông Vũ bị đưa về Hà Nội sau nhiều ngày trốn lệnh truy nã tại Singapore. Mới đây nghi phạm này bị khởi tố thêm tội danh "Trốn thuế""Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Liên quan đến vụ án, ngày 17/4, Bộ Công an đã khởi tố hai cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là ông Trần Văn Minh (63 tuổi, làm chủ tịch Đà Nẵng giai đoạn 2006 - 2011) và ông Văn Hữu Chiến (2011 - 2014) về các tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" (Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015) và "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai" (Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015). Ông Minh bị bắt giam, ông Chiến được tại ngoại.
Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng quyết định khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú với ông Nguyễn Điểu (60 tuổi, nguyên giám đốc Sở Tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng); Trần Văn Toán (nguyên phó giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Đà Nẵng); Lê Cảnh Dương (Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng). Các ông Điểu, Toán, Dương cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

LỢI DỤNG HƯỚNG DẪN VIÊN, THÔNG DỊCH VIÊN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG ĐỂ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VIỆT NAM



Sở Du lịch TP Đà Nẵng vừa xử phạt các cá nhân, đơn vị trong vụ hướng dẫn viên thuyết minh bằng tiếng Trung Quốc tại Bảo tàng Đà Nẵng. Qua xác minh, đoàn khách Trung Quốc trong clip đưa lên mạng xã hội do Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Uyên Hùng 79 bảo lãnh nhập cảnh và tổ chức chương trình du lịch, từ ngày 25-28/02/2018.

LỢI DỤNG HƯỚNG DẪN VIÊN, THÔNG DỊCH VIÊN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG ĐỂ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Người phụ nữ thuyết minh trong clip tên Wang Jihong (sinh ngày 24/02/1970, quốc tịch Trung Quốc).

Bà Wang Jihong có lời thuyết minh sai lệch về lịch sử và văn hóa Việt Nam cho nhóm du khách gồm 4 người. Bà Wang Jihong đã xuất cảnh khỏi Việt Nam từ ngày 02/3. Sở Du lịch TP Đà Nẵng đã xác định được thông tin cá nhân của hướng dẫn viên cho đoàn khách Trung Quốc trên là ông Trần A Hùng.

Căn cứ hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thu thập được, Thanh tra Sở Du lịch TP Đà Nẵng lập Biên bản vi phạm hành chính và xử phạt 12,5 triệu đồng đối với hướng dẫn viên Trần A Hùng về hành vi “Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng hoặc chương trình mà doanh nghiệp lữ hành đăng ký”.

Đồng thời, Thanh tra Sở Du lịch đã lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt Công ty Uyên Hùng 79 số tiền 4 triệu đồng về hành vi “Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định”.

Ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị sẽ kiến nghị Tổng cục Du lịch Việt Nam làm việc và có văn bản gửi Tổng cục Du lịch Trung Quốc xem xét, xử lý bà Wang Jihong theo quy định.

“Người Trung Quốc đã về nước nên chưa xử lý được. Trường hợp bà Wang Jihong trở lại Việt Nam, Công an quản lý xuất nhập cảnh sẽ xem xét có cho nhập cảnh nữa hay không. Chúng tôi sẽ xử lý vi phạm khi xác minh rõ mục đích nhập cảnh của bà Wang Jihong”.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Công an TP Đà Nẵng triệu tập đối tượng phản động liên quan đến “Hội anh em dân chủ”



Ngày 04/4/2018, Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Đà Nẵng đã gửi Giấy triệu tập (lần 1) đến đối tượng phản động liên quan đến “Hội anh em dân chủ”.

Cụ thể, Cơ quan ANĐT Công an TP Đã Nẵng triệu tập đối tượng Lê Trung Hiếu ở phường Chính Gián, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng để làm việc liên quan đến tổ chức phản động “Hội anh em dân chủ”.

Công an TP Đã Nẵng triệu tập đối tượng phản động liên quan đến “Hội anh em dân chủ”


Thời gian qua, Lê Trung Hiếu đã lợi dụng mạng xã hội thường xuyên viết, chia sẻ, tán phát những nội dung xuyên tạc, bịa đặt, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, Hiếu có mối quan hệ với một số đối tượng chống đối, trong đó nổi lên là các đối tượng thuộc “Hội anh em dân chủ”.

Công an TP Đã Nẵng triệu tập đối tượng phản động liên quan đến “Hội anh em dân chủ”


Công an TP Đã Nẵng triệu tập đối tượng phản động liên quan đến “Hội anh em dân chủ”


Công an TP Đã Nẵng triệu tập đối tượng phản động liên quan đến “Hội anh em dân chủ”


Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ



Một sáng cuối tuần tại sân bay Los Angeles, 15 người đàn ông bắt tay, trò chuyện rồi lên chiếc máy bay đến nơi mà họ từng muốn thoát khỏi đó mãi mãi - Việt Nam. 

Hầu hết những người trong đoàn chưa bao giờ gặp nhau trước đây, nhưng họ có một mối gắn kết mà ít ai hiểu được. Là các cựu binh của một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử Mỹ, họ đang quay trở lại chiến trường mà họ từng tham chiến gần 50 năm trước. Mỗi người có những lý do khác nhau và phức tạp để thực hiện chuyến đi này.

Đặt chân xuống Đà Nẵng

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ
Các cựu binh Mỹ Jorge Azpeita (trái) và Steven Haas ngồi trên xe Jeep đi thăm Đà Nẵng hôm 25/02. Ảnh: Stars and Stripes

Trên đoàn xe Jeep màu olive mang biển số Đà Nẵng, 15 cựu binh từng phục vụ ở đây hoặc quanh thành phố biển này dạo qua những con phố ngày chủ nhật, thu hút sự chào đón từ người dân địa phương.

Theo Stars and Stripes, chuyến đi Việt Nam của 14 lính thủy đánh bộ và một sĩ quan bệnh viện Hải quân này do tổ chức phi lợi nhuận mang tên The Greatest Generations Foundation tổ chức.

“Mọi người thật tuyệt vời. Những người đứng dọc đường và vẫy chào khi chúng tôi đi qua, tất cả đều mỉm cười, vẫy tay và vui mừng. Thật tuyệt khi được chứng kiến cảnh đó”, ông Steven Berntson, người đóng quân ở Đà Nẵng và nhiều nơi thuộc miền Trung Việt Nam, giai đoạn 1967 - 1968, nói về ấn tượng đầu tiên của chuyến đi.

50 năm sau ngày Berntson rời khỏi đây, Đà Nẵng đã lột xác. Từ địa bàn đóng quân của hàng loạt căn cứ quân sự Mỹ, Đà Nẵng ngày nay đã vươn mình trở thành một đô thị hiện đại với hơn 1,3 triệu dân, những đường phố tấp nập xe cộ và các tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, một số nơi là chiến trường cũ của ông vẫn còn rõ nét, Berntson, người được sơ tán khỏi Việt Nam vì lý do y tế khi đang là một trung sĩ, cho hay.

“Tôi rất ngạc nhiên khi họ thân thiện như thế”, Jorge Azpeitia, một lính thủy đánh bộ nghỉ hưu, từng phục vụ ở Đà Nẵng năm 1968 - 1970, nói. “Đã 50 năm trôi qua và tôi nghĩ họ rất vui khi chúng tôi đến đây”.

Azpeitia cho biết cảm xúc đã trào dâng trong ông khi nhận ra những địa điểm quen thuộc quanh Đà Nẵng, nhưng ông thậm chí xúc động hơn trước sự chào đón mà các cựu binh nhận được. “Những gì tôi thấy từ người Việt Nam hôm nay là những gì chúng tôi không hề nhận được khi trở về nước, mọi người đã gọi chúng tôi là những kẻ giết người và đó là tất cả”, ông nói.

Đồi 55 và Trại Reasoner

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ
Đoàn cựu binh Mỹ chụp ảnh trước dấu tích cổng vào Trại Reasoner ở Đà Nẵng. Ảnh: Stars and Stripes

Còn rất ít dấu tích cho thấy hàng nghìn lính Mỹ từng đóng quân ở Đà Nẵng hàng chục năm trước, nhưng với đoàn cựu binh, việc tìm thấy biểu tượng hình đại bàng, quả cầu và mỏ neo của Lính thủy Đánh bộ trong ngày thứ hai ở Việt Nam vẫn là một khoảnh khắc đáng giá.

Dù đã bị mờ, biểu tượng nổi tiếng nằm trên một khối đá ở ngọn đồi nhìn ra Đà Nẵng, thuộc một căn cứ trinh sát cũ, vẫn ngay lập tức thu hút sự chú ý của Joe Silva.

“Đó là thứ đầu tiên tôi nhìn thấy khi chúng tôi lái xe đến đây”, ông Silva, người từng giữ vai trò quan sát viên của Lính thủy Đánh bộ Mỹ năm 1968, nói. Ông nhớ lại thời gian mình từng ở Trại Reasoner trước khi được điều ra chiến trường phía bắc.

Biểu tượng và một bảng hiệu gần đó đánh dấu cổng vào Trại Reasoner, nơi các tiểu đoàn Lực lượng Trinh sát số 1 và 3 của Mỹ đóng quân. Đây là một trong số ít những tàn tích còn sót lại cho thấy sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Khu trại giờ đây là một mỏ khai thác đá.

Trên Đồi 55, nơi lính thủy đánh bộ Mỹ từng xây dựng một cứ điểm và một tiểu đoàn pháo binh, dấu hiệu duy nhất của cuộc chiến là một tượng đài lớn vinh danh những người lính giải phóng của Việt Nam.

Ngày nay, quan hệ giữa quân đội hai nước đang ngày càng được cải thiện. Tàu bệnh viện của Hải quân Mỹ USNS Mercy sẽ đến thăm Việt Nam khi tham gia cuộc diễn tập cứu trợ nhân đạo và thiên tai thường niên ở Thái Bình Dương. Sự kiện này đã bắt đầu hôm 23/02 và sẽ kéo dài đến tháng 6.

Chuyến thăm của tàu USNS Mercy dự kiến diễn ra sau chuyến thăm tàu sân bay USS Carl Vinson đến Đà Nẵng vào đầu tháng 3. Đây là tàu sân bay Mỹ đầu tiên ghé thăm cảng Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc.

An Hòa

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ
Ông Paul Baviello đứng giữa đường băng chạy xuyên qua căn cứ An Hòa trước kia. Ảnh: Stars and Stripes

Gần 49 năm kể từ khi đến căn cứ An Hòa vào ngày đầu tiên ở Việt Nam, ông Paul Baviello đứng giữa đường băng chạy xuyên qua khu trại, mở những bức ảnh cũ trên chiếc iPad cho thấy căn cứ lính thủy đánh bộ này xưa kia trông như thế nào. Bây giờ, đường băng trải nhựa nứt nẻ là tất cả những gì còn lại của căn cứ từng là nơi nghỉ dưỡng cho Baviello và hàng nghìn sĩ quan Mỹ khác tham chiến ở chiến trường Quảng Nam.

“Thật quá khác thường. Chúa ơi”, cựu binh 70 tuổi nói khi chỉ về phía nơi có những ngôi nhà và một bãi đỗ trực thăng ngày xưa.

Dù những công trình của quân đội Mỹ đã được thay thế bằng một rừng cây rậm rạp và các nhà dân, ông vẫn cảm thấy khu vực này thân thuộc và nhận ra hình dạng "không thể nhầm lẫn" của dãy núi mà lính Mỹ từng gọi là Charlie ở đằng xa.

“Đây là một nơi đặc biệt, nơi để đến nghỉ ngơi một chút, ăn một bữa nóng sốt. Vì thế chúng tôi không dành nhiều thời gian ở đây. Hầu hết chúng tôi hoạt động ở giữa nơi này những dãy núi được gọi là Arizona”, ông Baviello kể về căn cứ An Hòa.

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ
Ông Steven Berntson thắp hương ở một nghĩa trang liệt sĩ Việt Nam. Ảnh: Stars and Stripes

Ông Baviello phục vụ ở Việt Nam năm 1969 - 1970 và cảm thấy ngạc nhiên với chính quyết định quay lại đất nước này của mình. Ông không dám chắc mình có muốn gia nhập đoàn cựu binh hay không nhưng nhờ sự động viên của vợ, ông nhận ra chuyến đi này có giá trị như thế nào.

Ông xem đây là cách để tưởng nhớ về những binh lính Mỹ mà ông từng làm việc, chiến đấu cùng trên chiến trường. “Đó cơ bản là những gì tôi đang làm ở đây. Tôi hy vọng điều đó giúp họ khép lại những gì mà họ đã trải qua”, ông nói.

Chuyến thăm Việt Nam của 15 cựu binh Mỹ sẽ kéo dài đến ngày 07/3/2018.

Anh Ngọc/VNEXPRESS

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

ÔNG HỒ ÁNH CHỈ Ở NHỜ NHÀ CỦA VŨ "NHÔM"?


ÔNG HỒ ÁNH CHỈ Ở NHỜ NHÀ CỦA VŨ NHÔM?
Ngôi nhà số 51 đường Nguyễn Thái Học (Tp. Đà Nẵng).

Khi giải trình về việc ở nhà của Vũ Nhôm, ông Hồ Ánh - người từng là thư ký ông Nguyễn Xuân Anh - cho hay do có mối quan hệ thân quen với Vũ Nhôm nên đã mượn tạm căn nhà số 51 đường Nguyễn Thái Học để ở nhờ. 

Đó là thông tin chính thức mà ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cung cấp. 

Ông Triết cho hay, ông Hồ Ánh đã nộp giải trình từ trước Tết Nguyên đán cho Đảng ủy Văn phòng Thành ủy (là đơn vị quản lý cán bộ). Theo đó ông Hồ Ánh cho biết việc mượn nhà thực hiện từ thời điểm ông còn làm chuyên viên giúp việc, chưa có chức danh gì ở Văn phòng UBND TP. Khi đó ông Ánh là người ở xa về TP làm việc chưa có nơi ở, do có mối quan hệ thân quen với ông Phan Văn Anh Vũ từ trước nên có mượn căn nhà đó ở tạm để có chỗ làm việc cho thuận tiện. Ông Ánh có ký hợp đồng quyền sử dụng nhà, chứ không phải quyền sở hữu nhà hay quản lý như báo chí đưa tin. 

Theo giải trình của ông Hồ Ánh, trong năm 2015 ông đã xin được chung cư của TP nên chuyển gia đình về ở và bàn giao nhà lại cho ông Vũ. 

Lý giải việc không làm thủ tục kết thúc Hợp đồng thuê nhà, ông Ánh cho biết: lúc đó hợp đồng cũng gần hết hạn nên không làm thủ tục kết thúc hợp đồng. Theo quy định hết hạn hợp đồng sẽ tự hủy, và hiện tại ông Ánh không có mối quan hệ gì với căn nhà đó nữa. 

Ông Lương Nguyễn Minh Triết cho biết thêm, ông Hồ Ánh nhận ngôi nhà của Vũ Nhôm từ lúc đang là chuyên viên của Văn phòng UBND TP chứ chưa phải là thư ký của cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh. Và sắp tới, Đảng ủy Văn phòng Thành ủy sẽ nghe hết giải trình của ông Hồ Ánh. Và nếu ông Hồ Ánh có sai phạm nào thì sẽ căn cứ các quy định để xem xét xử lý. 



Chuyện anh em bạn bè quý mến nhau, giúp đỡ, bao bọc nhau trong lúc khó khăn là chuyện đáng quý và nên làm. Song sử dụng vật chất để lợi dụng nhau lại là câu chuyện khác. Cần nhớ Vũ Nhôm bị khởi tố với tội danh ban đầu là "cố ý làm lộ bí mật nhà nước", vì vậy, việc làm rõ bản chất mối quan hệ này là việc làm hết sức cần thiết, dù rất khó.

ÔNG HỒ ÁNH CHỈ Ở NHỜ NHÀ CỦA VŨ "NHÔM"?


ÔNG HỒ ÁNH CHỈ Ở NHỜ NHÀ CỦA VŨ NHÔM?
Ngôi nhà số 51 đường Nguyễn Thái Học (Tp. Đà Nẵng).

Khi giải trình về việc ở nhà của Vũ Nhôm, ông Hồ Ánh - người từng là thư ký ông Nguyễn Xuân Anh - cho hay do có mối quan hệ thân quen với Vũ Nhôm nên đã mượn tạm căn nhà số 51 đường Nguyễn Thái Học để ở nhờ. 

Đó là thông tin chính thức mà ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cung cấp. 

Ông Triết cho hay, ông Hồ Ánh đã nộp giải trình từ trước Tết Nguyên đán cho Đảng ủy Văn phòng Thành ủy (là đơn vị quản lý cán bộ). Theo đó ông Hồ Ánh cho biết việc mượn nhà thực hiện từ thời điểm ông còn làm chuyên viên giúp việc, chưa có chức danh gì ở Văn phòng UBND TP. Khi đó ông Ánh là người ở xa về TP làm việc chưa có nơi ở, do có mối quan hệ thân quen với ông Phan Văn Anh Vũ từ trước nên có mượn căn nhà đó ở tạm để có chỗ làm việc cho thuận tiện. Ông Ánh có ký hợp đồng quyền sử dụng nhà, chứ không phải quyền sở hữu nhà hay quản lý như báo chí đưa tin. 

Theo giải trình của ông Hồ Ánh, trong năm 2015 ông đã xin được chung cư của TP nên chuyển gia đình về ở và bàn giao nhà lại cho ông Vũ. 

Lý giải việc không làm thủ tục kết thúc Hợp đồng thuê nhà, ông Ánh cho biết: lúc đó hợp đồng cũng gần hết hạn nên không làm thủ tục kết thúc hợp đồng. Theo quy định hết hạn hợp đồng sẽ tự hủy, và hiện tại ông Ánh không có mối quan hệ gì với căn nhà đó nữa. 

Ông Lương Nguyễn Minh Triết cho biết thêm, ông Hồ Ánh nhận ngôi nhà của Vũ Nhôm từ lúc đang là chuyên viên của Văn phòng UBND TP chứ chưa phải là thư ký của cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh. Và sắp tới, Đảng ủy Văn phòng Thành ủy sẽ nghe hết giải trình của ông Hồ Ánh. Và nếu ông Hồ Ánh có sai phạm nào thì sẽ căn cứ các quy định để xem xét xử lý. 

Chuyện anh em bạn bè quý mến nhau, giúp đỡ, bao bọc nhau trong lúc khó khăn là chuyện đáng quý và nên làm. Song sử dụng vật chất để lợi dụng nhau lại là câu chuyện khác. Cần nhớ Vũ Nhôm bị khởi tố với tội danh ban đầu là "cố ý làm lộ bí mật nhà nước", vì vậy, việc làm rõ bản chất mối quan hệ này là việc làm hết sức cần thiết, dù rất khó.

Đà Nẵng ra quyết định kỷ luật nhiều cán bộ


Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng và Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng vừa ban hành các quyết định kỷ luật nhiều cán bộ theo thẩm quyền.

1. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Đình Hồng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy; ông Trần Thanh Vân - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy; ông Đào Tấn Bằng - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy Các khu công nghiệp Đà Nẵng, nguyên Chánh Văn phòng Thành ủy.

- Ông Trần Đình Hồng đã có khuyết điểm, vi phạm trong việc tham mưu công tác cán bộ dẫn đến khuyết điểm, vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.

- Ông Trần Thanh Vân có khuyết điểm, vi phạm trong việc tham mưu Ban Thường vụ thành ủy dẫn đến vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.


Đà Nẵng ra quyết định kỷ luật nhiều cán bộ
Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng đã quyết định thi hành kỷ luật nhiều cán bộ chủ chốt

- Ông Đào Tấn Bằng có khuyết điểm, vi phạm trong việc tham mưu Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy chủ trương cho phép chỉ định thầu 3 dự án công trình trụ sở làm việc các cơ quan khối Đảng không đúng quy định của Luật Đấu thầu; khi đang giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Quản lý đầu tư, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị, Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố đã tham mưu lãnh đạo UBND thành phố ban hành các văn bản không đúng với quy định của pháp luật về đất đai.

Vi phạm của 3 cán bộ trên là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân các đồng chí.

2. Ngoài ra, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng cũng đã thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với các ông Lê Quang Nam - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường; ông Vũ Quang Hùng - Thành ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng.

* Ông Lê Quang Nam có khuyết điểm, vi phạm trong việc tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy có chủ trương cho doanh nghiệp triển khai đồng thời quyết định chủ trương đầu tư và đánh giá tác động môi trường, vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.

* Ông Vũ Quang Hùng có khuyết điểm, vi phạm trong việc buông lỏng vai trò tham mưu quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị.

Vi phạm của ông Lê Quang Nam và ông Vũ Quang Hùng trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân các đồng chí.

3. Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Mai Đăng Hiếu, đảng viên Chi bộ Văn phòng 2 thuộc Đảng bộ Sở Nội vụ, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Ngoại vụ, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ kiêm Phó trưởng Văn phòng đại diện thành phố Đà Nẵng tại Tokyo - Nhật Bản.



Ông Hiếu bị kỷ luật do vi phạm thiếu chuẩn mực trong giao tiếp, thực hiện không đúng chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định về nhiệm vụ của đảng viên khi ra nước ngoài; vi phạm pháp luật về đất đai. Vi phạm của đồng chí Mai Đăng Hiếu là nghiêm trọng, đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và bản thân ông Hiếu.

KỂ CHUYỆN VŨ NHÔM TRƯỚC ĐÊM GIAO THỪA

Vũ Nhôm tên thật là Phan Văn Anh Vũ. Sinh năm 1975 tại Đà Nẵng, trong một gia đình có 9 anh chị em (5 trai, 4 gái). Vũ Nhôm là con áp út.

KỂ CHUYỆN VŨ NHÔM TRƯỚC ĐÊM GIAO THỪA



Bỏ qua thời niên thiếu, lớn lên Vũ lấy vợ. Vợ Vũ là cô Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh 1978. Hiền là con gái ông Nguyễn Lô, cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Vợ ông Lô, tức mẹ của Thu Hiền, lại là chị em bà con xa gần với vợ của một cán bộ cấp cao.

Vì vậy, cuộc đời của Vũ đã rẽ sang "đường hoa danh vọng".

KỂ CHUYỆN VŨ NHÔM TRƯỚC ĐÊM GIAO THỪA


Đầu tiên, qua các mối quan hệ của bố vợ, Vũ "bắc cầu" quan hệ với các "tai to mặt bự" của Đà Nẵng. Từ năm 2002 đến 2015, khi TP Đà Nẵng thanh lý hàng loạt công sản, vốn là trụ sở các công ty nhà nước thời bao cấp, trụ sở của các cơ quan đơn vị thuê, nhà ở trưng dụng của chế độ cũ và trong quá trình "cải tạo công thương nghiệp", Vũ Nhôm đã nhanh chân thành lập hàng chục công ty "quân xanh quân đỏ", được sự tiếp tay của các quan chức, thâu tóm toàn bộ các công sản là nhà mặt tiền, ngã ba ngã tư, đất vàng trung tâm thành phố. 
Có hàng trăm lô đất lớn cả chục ngàn mét vuông, từ ven sông ven biển, lên đến bán đảo Sơn Trà.

KỂ CHUYỆN VŨ NHÔM TRƯỚC ĐÊM GIAO THỪA


Vũ là người duy nhất sở hữu 2 "du thuyền" bê tông trên sông Hàn.
Từ một gã thợ nhôm, năm 2008 Vũ đã được mệnh danh "người giàu nhất ĐN" và có một thế lực quyền uy vô song.
Ở ĐN, từ một bác xe thồ đến một anh công nhân, từ một cô công chức đến một chị tiểu thương, ai mà không biết Vũ thân với dàn lãnh đạo ĐN, từ thời ông NBT về sau, như anh em ruột trong nhà.
Từ năm 2005, "giang hồ" ĐN đã đồn Vũ là "thiếu tá an ninh", và sự thật đến 2017 Vũ đã lên lon... thượng tá.
Nói nghe khó tin, nhưng là sự thật, tại ĐN Vũ là kẻ "dưới một người trên vạn người". 
Tổng tài sản của Vũ, chưa có thống kê chính thức, nhưng được ước đoán không dưới 2 tỷ USD.
Quan chức cũng ngán Vũ, công chức còn sợ Vũ, huống gì dân thường. Chuyện khôi hài là khối anh muốn được đề bạt, cấc nhắc lên phó giám đốc các sở ban ngành, không tìm đến nhà giám đốc sở, PCT, CT TP mà lại gõ cửa nhà... Vũ "Nhôm"!!!
Tại ĐN, Vũ xây một căn biệt thự, hiện đại đến nỗi, người lạ hoặc kẻ trộm nếu đột nhập vào được, nhưng sẽ mãi đừng hòng tìm lối ra.
Không dừng lại tại ĐN, Vũ "vươn vòi" vào TP. HCM. 
Vũ "thâu tóm" công ty lừng lẫy Seaprodex, tham gia ngân hàng Đông Á, mở dự án ngàn tỷ..
Cách đây mấy năm, mẹ của Vũ Nhôm đi chữa bệnh, mất tại TP HCM. Vũ, với thế lực của mình, đưa bà ra sân bay trong vai hành khách bệnh tật đi xe lăn đang ngon giấc, lên máy bay về ĐN, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đi cùng với một "hành khách" đã chết mà không hề hay biết (!)
Tang lễ mẹ mình, Vũ đặt mua quan tài là một thân gỗ quý nguyên cây, khoét ruột và làm nắp, đường kính lên đến 1,2m, đặt từ Campuchia, xe container chở từ đó qua ngả Tây Ninh chạy suốt về ĐN.
Lúc tẩm liệm, Vũ cho rắc xung quanh mẹ nằm 100 triệu VNĐ, gồm toàn tiền mệnh giá 500.000 mới toanh, hầu mẹ xài lúc về địa phủ.
Đám tang mẹ Vũ to nhất ĐN từ trước đến giờ. 
Quan chức ĐN không thiếu mặt. Máy bay đưa các quan chức khắp nơi đổ về ĐN, đông đến nỗi phải có cả xe dẫn đường. Có đoàn quan chức cao cấp, sau khi phúng viếng xong, mỗi vị (thông qua tài xế) sẽ được giao cho một túi quà bằng vải nhung,trong mỗi một túi có 2 chai Chivas 38. Sau đó sẽ có người đưa ra nhà hàng ngoài phía biển Sơn Trà để tiếp thân mật.
Vũ ngồi ở Memory, ở vũ trường, bar cafe hay bất kỳ nhà hàng nào, đố ai dám xấc láo nhìn vào mặt Vũ hay tỏ thái độ bất nhã , thì xem như kẻ đó đã "chán sống" rồi. 
Ngoài cái tên cha mẹ đặt Phan Văn Anh Vũ (thường gọi Vũ 'nhôm', SN 02/11/1975, có CMND số 201243660 cấp ngày 11/8/2009 và CMTND số 201293660 cấp ngày 31/01/2000). Vũ còn có tên Lê Văn Sáu (SN 05/11/1975, số CMTND 201700179), Trần Đại Vũ (SN 19/5/1975, CMTND số 201700779) .
Tại nhà riêng ông Trần Thọ, Bí thư Thành uỷ ĐN năm ấy, chỉ vì bác bỏ dự án xây "du thuyền" trên sông của Vũ, Vũ đến nhà "tay đôi" ăn thua đủ với ông. Bực mình vì không thuyết phục được ông Thọ, Vũ đứng dậy lật bàn trà dằn mặt, bỏ ra về.
Thời Nguyễn Xuân Anh làm Bí thư, Vũ đã dẫn cả 4 công an súng ống đầy đủ, đến nhà một sĩ quan biên phòng để "lên mặt", chỉ vì vị sĩ quan chỉ trích dự án Vầng Trăng có vốn lên đến 10 ngàn tỷ của Vũ gây ô nhiễm môi trường.
Đầu năm 2017, trong cuộc gặp của UBND TP với giới doanh nhân. Giờ giải lao bên hành lang, có nhiều người, Vũ chỉ xấp tài liệu đang cầm vào mặt, doạ đánh chủ tịch TP Huỳnh Đức Thơ. Vũ xẵng : "Ông có tin, tôi sẽ bứng cái chức chủ tịch TP ĐN của ông không?".
Việt Nam là nhà nước pháp quyền.
Vụ án "Vũ nhôm và đồng bọn" đang được điều tra khẩn trương. Một vụ án mà đích thân Tổng Bí Thư chỉ đạo điều tra, thì chắc chắn sẽ được xử lý nghiêm minh, quân pháp bất vị thân !


Bất kỳ ai ngông cuồng, ngồi trên pháp luật, gây hại cho dân cho nước đều sẽ bị trừng trị. Ông trời con Vũ Nhôm đã bị khởi tố và tống giam là một minh chứng.

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Đà Nẵng ra quyết định kỷ luật nhiều cán bộ


Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng và Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng vừa ban hành các quyết định kỷ luật nhiều cán bộ theo thẩm quyền.

1. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Đình Hồng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy; ông Trần Thanh Vân - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy; ông Đào Tấn Bằng - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy Các khu công nghiệp Đà Nẵng, nguyên Chánh Văn phòng Thành ủy.

- Ông Trần Đình Hồng đã có khuyết điểm, vi phạm trong việc tham mưu công tác cán bộ dẫn đến khuyết điểm, vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.

- Ông Trần Thanh Vân có khuyết điểm, vi phạm trong việc tham mưu Ban Thường vụ thành ủy dẫn đến vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.


Đà Nẵng ra quyết định kỷ luật nhiều cán bộ
Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng đã quyết định thi hành kỷ luật nhiều cán bộ chủ chốt

- Ông Đào Tấn Bằng có khuyết điểm, vi phạm trong việc tham mưu Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy chủ trương cho phép chỉ định thầu 3 dự án công trình trụ sở làm việc các cơ quan khối Đảng không đúng quy định của Luật Đấu thầu; khi đang giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Quản lý đầu tư, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị, Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố đã tham mưu lãnh đạo UBND thành phố ban hành các văn bản không đúng với quy định của pháp luật về đất đai.

Vi phạm của 3 cán bộ trên là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân các đồng chí.

2. Ngoài ra, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng cũng đã thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với các ông Lê Quang Nam - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường; ông Vũ Quang Hùng - Thành ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng.

* Ông Lê Quang Nam có khuyết điểm, vi phạm trong việc tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy có chủ trương cho doanh nghiệp triển khai đồng thời quyết định chủ trương đầu tư và đánh giá tác động môi trường, vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.

* Ông Vũ Quang Hùng có khuyết điểm, vi phạm trong việc buông lỏng vai trò tham mưu quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị.

Vi phạm của ông Lê Quang Nam và ông Vũ Quang Hùng trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân các đồng chí.

3. Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Mai Đăng Hiếu, đảng viên Chi bộ Văn phòng 2 thuộc Đảng bộ Sở Nội vụ, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Ngoại vụ, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ kiêm Phó trưởng Văn phòng đại diện thành phố Đà Nẵng tại Tokyo - Nhật Bản.

Ông Hiếu bị kỷ luật do vi phạm thiếu chuẩn mực trong giao tiếp, thực hiện không đúng chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định về nhiệm vụ của đảng viên khi ra nước ngoài; vi phạm pháp luật về đất đai. Vi phạm của đồng chí Mai Đăng Hiếu là nghiêm trọng, đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và bản thân ông Hiếu.

Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018

KỂ CHUYỆN VŨ NHÔM TRƯỚC ĐÊM GIAO THỪA

Vũ Nhôm tên thật là Phan Văn Anh Vũ. Sinh năm 1975 tại Đà Nẵng, trong một gia đình có 9 anh chị em (5 trai, 4 gái). Vũ Nhôm là con áp út.

KỂ CHUYỆN VŨ NHÔM TRƯỚC ĐÊM GIAO THỪA



Bỏ qua thời niên thiếu, lớn lên Vũ lấy vợ. Vợ Vũ là cô Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh 1978. Hiền là con gái ông Nguyễn Lô, cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Vợ ông Lô, tức mẹ của Thu Hiền, lại là chị em bà con xa gần với vợ của một cán bộ cấp cao.
Vì vậy, cuộc đời của Vũ đã rẽ sang "đường hoa danh vọng".

KỂ CHUYỆN VŨ NHÔM TRƯỚC ĐÊM GIAO THỪA


Đầu tiên, qua các mối quan hệ của bố vợ, Vũ "bắc cầu" quan hệ với các "tai to mặt bự" của Đà Nẵng. Từ năm 2002 đến 2015, khi TP Đà Nẵng thanh lý hàng loạt công sản, vốn là trụ sở các công ty nhà nước thời bao cấp, trụ sở của các cơ quan đơn vị thuê, nhà ở trưng dụng của chế độ cũ và trong quá trình "cải tạo công thương nghiệp", Vũ Nhôm đã nhanh chân thành lập hàng chục công ty "quân xanh quân đỏ", được sự tiếp tay của các quan chức, thâu tóm toàn bộ các công sản là nhà mặt tiền, ngã ba ngã tư, đất vàng trung tâm thành phố. 
Có hàng trăm lô đất lớn cả chục ngàn mét vuông, từ ven sông ven biển, lên đến bán đảo Sơn Trà.

KỂ CHUYỆN VŨ NHÔM TRƯỚC ĐÊM GIAO THỪA


Vũ là người duy nhất sở hữu 2 "du thuyền" bê tông trên sông Hàn.
Từ một gã thợ nhôm, năm 2008 Vũ đã được mệnh danh "người giàu nhất ĐN" và có một thế lực quyền uy vô song.
Ở ĐN, từ một bác xe thồ đến một anh công nhân, từ một cô công chức đến một chị tiểu thương, ai mà không biết Vũ thân với dàn lãnh đạo ĐN, từ thời ông NBT về sau, như anh em ruột trong nhà.
Từ năm 2005, "giang hồ" ĐN đã đồn Vũ là "thiếu tá an ninh", và sự thật đến 2017 Vũ đã lên lon... thượng tá.
Nói nghe khó tin, nhưng là sự thật, tại ĐN Vũ là kẻ "dưới một người trên vạn người". 
Tổng tài sản của Vũ, chưa có thống kê chính thức, nhưng được ước đoán không dưới 2 tỷ USD.
Quan chức cũng ngán Vũ, công chức còn sợ Vũ, huống gì dân thường. Chuyện khôi hài là khối anh muốn được đề bạt, cấc nhắc lên phó giám đốc các sở ban ngành, không tìm đến nhà giám đốc sở, PCT, CT TP mà lại gõ cửa nhà... Vũ "Nhôm"!!!
Tại ĐN, Vũ xây một căn biệt thự, hiện đại đến nỗi, người lạ hoặc kẻ trộm nếu đột nhập vào được, nhưng sẽ mãi đừng hòng tìm lối ra.
Không dừng lại tại ĐN, Vũ "vươn vòi" vào TP. HCM. 
Vũ "thâu tóm" công ty lừng lẫy Seaprodex, tham gia ngân hàng Đông Á, mở dự án ngàn tỷ..
Cách đây mấy năm, mẹ của Vũ Nhôm đi chữa bệnh, mất tại TP HCM. Vũ, với thế lực của mình, đưa bà ra sân bay trong vai hành khách bệnh tật đi xe lăn đang ngon giấc, lên máy bay về ĐN, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đi cùng với một "hành khách" đã chết mà không hề hay biết (!)
Tang lễ mẹ mình, Vũ đặt mua quan tài là một thân gỗ quý nguyên cây, khoét ruột và làm nắp, đường kính lên đến 1,2m, đặt từ Campuchia, xe container chở từ đó qua ngả Tây Ninh chạy suốt về ĐN.
Lúc tẩm liệm, Vũ cho rắc xung quanh mẹ nằm 100 triệu VNĐ, gồm toàn tiền mệnh giá 500.000 mới toanh, hầu mẹ xài lúc về địa phủ.
Đám tang mẹ Vũ to nhất ĐN từ trước đến giờ. 
Quan chức ĐN không thiếu mặt. Máy bay đưa các quan chức khắp nơi đổ về ĐN, đông đến nỗi phải có cả xe dẫn đường. Có đoàn quan chức cao cấp, sau khi phúng viếng xong, mỗi vị (thông qua tài xế) sẽ được giao cho một túi quà bằng vải nhung,trong mỗi một túi có 2 chai Chivas 38. Sau đó sẽ có người đưa ra nhà hàng ngoài phía biển Sơn Trà để tiếp thân mật.
Vũ ngồi ở Memory, ở vũ trường, bar cafe hay bất kỳ nhà hàng nào, đố ai dám xấc láo nhìn vào mặt Vũ hay tỏ thái độ bất nhã , thì xem như kẻ đó đã "chán sống" rồi. 
Ngoài cái tên cha mẹ đặt Phan Văn Anh Vũ (thường gọi Vũ 'nhôm', SN 02/11/1975, có CMND số 201243660 cấp ngày 11/8/2009 và CMTND số 201293660 cấp ngày 31/01/2000). Vũ còn có tên Lê Văn Sáu (SN 05/11/1975, số CMTND 201700179), Trần Đại Vũ (SN 19/5/1975, CMTND số 201700779) .
Tại nhà riêng ông Trần Thọ, Bí thư Thành uỷ ĐN năm ấy, chỉ vì bác bỏ dự án xây "du thuyền" trên sông của Vũ, Vũ đến nhà "tay đôi" ăn thua đủ với ông. Bực mình vì không thuyết phục được ông Thọ, Vũ đứng dậy lật bàn trà dằn mặt, bỏ ra về.
Thời Nguyễn Xuân Anh làm Bí thư, Vũ đã dẫn cả 4 công an súng ống đầy đủ, đến nhà một sĩ quan biên phòng để "lên mặt", chỉ vì vị sĩ quan chỉ trích dự án Vầng Trăng có vốn lên đến 10 ngàn tỷ của Vũ gây ô nhiễm môi trường.
Đầu năm 2017, trong cuộc gặp của UBND TP với giới doanh nhân. Giờ giải lao bên hành lang, có nhiều người, Vũ chỉ xấp tài liệu đang cầm vào mặt, doạ đánh chủ tịch TP Huỳnh Đức Thơ. Vũ xẵng : "Ông có tin, tôi sẽ bứng cái chức chủ tịch TP ĐN của ông không?".
Việt Nam là nhà nước pháp quyền.
Vụ án "Vũ nhôm và đồng bọn" đang được điều tra khẩn trương. Một vụ án mà đích thân Tổng Bí Thư chỉ đạo điều tra, thì chắc chắn sẽ được xử lý nghiêm minh, quân pháp bất vị thân !
Bất kỳ ai ngông cuồng, ngồi trên pháp luật, gây hại cho dân cho nước đều sẽ bị trừng trị. Ông trời con Vũ Nhôm đã bị khởi tố và tống giam là một minh chứng.