KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Đánh nhau trên báo: DƯƠNG HẰNG NGA, "NỮ ANH HÙNG" HAY ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ "ĂN CƠM CHÚA, MÚA TỐI NGÀY"


Dương Hằng Nga, "nữ anh hùng" hay đơn giản chỉ là "ăn cơm chúa, múa tối ngày?" 

HOÀNG QUỲNH

(GDVN) - Bà Dương Hằng Nga lấy gì để nói một mình “chiến thắng” Vũ "nhôm", trực tiếp bênh vực ông Huỳnh Đức Thơ, người bị hai kỷ luật cảnh cáo; và xúc phạm đồng nghiệp? 

Bà Dương Hằng Nga (được cho là Trưởng đại diện Tạp chí Giao thông vận tải khu vực miền Trung Tây Nguyên và Đà Nẵng) bỗng dưng nổi như cồn trên mạng xã hội khi tự nhận một mình dũng cảm đối đầu "mafia" là ông Phan Văn Anh Vũ (biệt danh Vũ “nhôm”).

Sự vụ bắt đầu vào ngày 20/12/2017, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Phan Văn Anh Vũ về tội ''Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước'' theo điều 263, Bộ luật hình sự. 

Và chỉ 2 ngày sau (22/12), trên trang facebook được cho là của bà Dương Hằng Nga đã có bài viết: GỬI LỜI CHÀO ANH VŨ NHÔM. 

Trong đó có đoạn: “Trước khi tôi đặt bút viết 8 kỳ báo đầu tiên phanh phui ra những sai phạm của anh để có "cái kết" của ngày hôm nay, tôi đã không (nguyên văn: ko) tránh khỏi những... ngần ngừ”. 

Trong bài viết trên trang cá nhân của mình, người được cho là bà Dương Hằng Nga nói về quá trình đấu tranh với Vũ “nhôm” và khẳng định mình “chiến thắng” trở về. Để rồi từ đây, có người tung hô bà ta là “anh hùng làm báo”, “người dám đấu tranh với tiêu cực”… 

Thế nhưng sự thật có thể lại không phải như vậy bởi vì việc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ sự tôn nghiêm của luật pháp, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ nền kinh tế là chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và các lực lượng chức năng. 

Kết quả, việc khởi tố Vũ "nhôm" là sự vào cuộc quyết liệt, công sức của hàng chục cơ quan, của nhiều cán bộ, chiến sĩ. 

Bên cạnh đó còn có sự tham gia của rất nhiều cơ quan báo chí với hàng nghìn bài báo chỉ ra những dấu hiệu bất thường khi mà Vũ "nhôm" nhúng tay vào nhiều sự việc tại Đà Nẵng. 

Vậy mà bà Nga tự vỗ ngực nhận một mình chiến thắng Vũ "nhôm", vậy thì có khác nào phủ nhận công sức chính của những lực lượng chủ chốt là hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và hàng trăm cơ quan báo chí, hàng trăm nhà báo...? 

Xin nói thêm, bà Nga "tự vỗ ngực huyễn hoặc" rằng Vũ "nhôm" bị bà "tiêu diệt" bởi 8 bài báo cho thấy sự ngộ nhận sức mạnh một cách không bình thường. 

Bởi, cần phải đặc biệt chú ý rằng, ông Vũ "nhôm" đang bị Cơ quan điều tra khởi tố tội "làm lộ bí mật nhà nước", chẳng có liên quan gì đến những bài báo mà bà Nga vỗ ngực tự nhận (nếu có). 

Chưa kể, 8 bài báo- mà chỉ là lời bà Nga nói, chứ thực tế chưa thấy ai nói từng đọc được các bài viết này của bà Nga- cũng không thấy bà này dẫn ra khi "tự nhận công trạng" của mình. 

Cũng cần phải nói thêm, liên quan đến các nghi vấn sai phạm của ông Phan Văn Anh Vũ, hàng trăm tờ báo, trong đó có Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có hàng nghìn bài báo từ nghi vấn đến chỉ rõ. 

Nay bà Hằng Nga tự nhận một mình chiến thắng Vũ "nhôm" là có ý gì nếu không phải là ngộ nhận sức mạnh, ảo tưởng quyền lực? 

DƯƠNG HẰNG NGA, "NỮ ANH HÙNG" HAY ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ "ĂN CƠM CHÚA, MÚA TỐI NGÀY"
Dòng trạng thái mà bà Dương Hằng Nga cho rằng mình chiến thắng Vũ "nhôm" (Ảnh chụp màn hình trang facebook). 

Mọi sự có thể cũng sẽ được mọi người thể tất, bởi một nữ nhi, bỗng thấy mình oai hùng quá mà quên mất mình là ai thì cũng không đáng trách lắm. 

Song, đâu phải thế, cha ông đã dạy, "khôn ngoan chả lọ thật thà", bởi vì gian dối, nên chỉ hai ngày sau, chân tướng thật sự của "người anh hùng một mình chống lại mafia" đã lộ rõ. 

Chính bà Dương Hằng Nga đã tự chỉ ra rằng, mình có bóng dáng là một phần tử của nhóm lợi ích mà thôi. 

Trong một bài viết TIN MỚI NHẬN CHƯA ĐƯỢC KIỂM CHỨNG: VŨ NHÔM CHƯA THOÁT KHỎI ĐÀ NẴNG ngày 24/12/2017 vẫn trên trang facebook cá nhân của bà Dương Hằng Nga (dẫn link bài viết từ website Baomoi.com: Ai để doanh nghiệp “sỉ nhục chính quyền”?) đã lên tiếng bênh vực ông Huỳnh Đức Thơ, không rõ là vì mục đích gì, trong khi ông Thơ là người đang phải chịu hai kỷ luật cảnh cáo, cả về Đảng và Chính quyền? 

Bà Nga đi giải thích về tài sản và bênh vực ông Thơ như sau: “ông Thơ là vị Chủ tịch còn biết thế nào là tử tế - ít ra thì ông ấy đã không (nguyên văn: ko) bị Vũ nhôm mua chuộc”. 

Bà Nga còn “thay mặt” ông Huỳnh Đức Thơ giải thích về nguồn gốc tài sản của ông này, trong đó có nhắc đến: “ba cái đất nông nghiệp” ở Quảng Nam, “ngôi nhà của bố mẹ vợ để lại”, “cổ phần của chị vợ” tại Công ty Thép Dana Ý. 

Xưng danh là một nhà báo, vậy thì bà Dương Hằng Nga có biết đến Quyết định số 629-QĐ/UBKTTW ngày 4/10/2017 của Ủy ban kiểm tra trung ương đã chỉ ra các sai phạm của ông Huỳnh Đức Thơ và Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng? 

Ông Thơ cùng chịu chung trách nhiệm với Ban thường vụ thành ủy Đà Nẵng khi Ban này quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án xây dựng trụ sở các cơ quan, vi phạm Luật Đấu thầu.... 

Ngoài ra, với trách nhiệm đứng đầu Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị. 

Chưa chủ động đề xuất với Ban Thường vụ Thành ủy nhân sự ở một số cơ quan chính quyền thành phố thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định. 

Với những vi phạm như vậy, ông Thơ đã làm tròn trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố của một “thành phố đáng sống” chưa? 

Và dư luận cũng rất có lý khi đặt ra câu hỏi: Làm sao Vũ "nhôm" có thể thâu tóm công sản, "đất vàng" và nhiều dự án bất động sản khác trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, nhiều việc diễn ra khi ông Thơ là lãnh đạo thành phố? 

DƯƠNG HẰNG NGA, "NỮ ANH HÙNG" HAY ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ "ĂN CƠM CHÚA, MÚA TỐI NGÀY"  Bài viết chưa kiểm chứng, bênh vực ông Huỳnh Đức Thơ, xúc phạm đồng nghiệp của bà Dương Hằng Nga (Ảnh chụp từ màn hình trang facebook lúc 14h chiều ngày 25/12/2017). 

Vấn đề thứ ba cần phải làm rõ là trong bài viết trên trang cá nhân của bà Dương Hằng Nga còn có đoạn: “Lại còn nghe nói, Vũ nhôm có “hợp đồng” với một số báo “lề trái” và “lề phải” để vu khống viết về tài sản “khủng” của ông Thơ”. 

Lối ám chỉ (lề trái, lề phải) của Dương Hằng Nga là việc hết sức nghiêm trọng, gây tổn hại đến uy tín của nền báo chí cách mạng Việt Nam, trực tiếp vi phạm 10 điều quy định đạo đức người làm báo Việt Nam, vu khống đồng nghiệp, nói trái quan điểm của Đảng, nhà nước, của Bộ Thông tin truyền thông, của Ban Tuyên giáo. 

Bà Hằng Nga có bằng chứng nào về các "hợp đồng" mà mình nói? 
Việc vu khống, xúc phạm đồng nghiệp cho thấy đây không chỉ là vấn đề đạo đức, mà đã trực tiếp vi phạm pháp luật hình sự, phải bị xử lý nghiêm. 

Sau khi nhận thấy có nhiều phản hồi phê phán, đến tối ngày 25/12/2017, bài viết này đã không còn xuất hiện trên trang cá nhân Dương Hằng Nga nữa. 

Tuy nhiên, tất cả những lời lẽ xúc phạm, vu khống trắng trợn của bà Dương Hằng Nga đối với đồng nghiệp, tự nhận chiến thắng Vũ "nhôm" và giải thích, bênh vực thay cho ông Huỳnh Đức Thơ đều đã được chúng tôi lưu lại. 

Và với những gì đã chỉ ra trên đây thì đó hoàn toàn là những căn cứ xác đáng để xem xét trách nhiệm của bà Dương Hằng Nga. 

Đối với cá nhân mình, có lẽ bà Nga cũng nên tự thấy rằng, khi tung ra những thông tin chưa được kiểm chứng với danh xưng nhà báo thì có thể gây ra những phản ứng hoang mang như thế nào trong dư luận xã hội. Đó là những điều mà một nhà báo không nên làm và không bao giờ được làm. 

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tham gia đấu tranh chống tham nhũng là thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng... rằng đấu tranh chống tham nhũng không có vùng cấm, và báo chí có trách nhiệm trong việc này. 

Báo đã có nhiều bài viết về công tác cán bộ, những vấn đề nổi cộm, bất cập ở nhiều bộ, ngành, địa phương chứ không riêng gì Đà Nẵng. 

Còn riêng đối với Thành phố Đà Nẵng, Báo cũng đã có nhiều bài viết hết sức tường minh, không bao che bênh vực cho bất cứ ai. 

Cụ thể là những vi phạm của ông Nguyễn Xuân Anh, ông Huỳnh Đức Thơ và cả những cá nhân như Vũ "nhôm" và nhiều doanh nghiệp khác đều được nêu rõ. 

Tất cả các bài viết này, hiện vẫn còn trên trang báo, và thực tế, từng có nhóm lợi ích can thiệp, tác động, gây khó khăn cho hoạt động tác nghiệp của phóng viên, của Tòa soạn nhưng chúng tôi chưa bao giờ nao núng. 

Bà Hằng Nga biết một mà không biết mười khi trực tiếp vu khống Báo và phóng viên của Báo khi cho rằng vì lợi ích mà bênh bên này, "đánh" bên kia. 

Đặc biệt nghiêm trọng, không hiểu vì động cơ, mục đích gì mà bà Dương Hằng Nga tự lên tiếng giải thích, bênh vực cho ông Huỳnh Đức Thơ và xúc phạm đồng nghiệp là tác giả Trần Phương, vu khống Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bằng những từ ngữ như: “cố tình “đảo chiều” đổ vấy quy trách nhiệm Chủ tịch Đà Nẵng”, “Được biết, Báo Giáo dục Việt Nam cũng là 1 trong “số ít” tờ báo trước đây rất... “tiên phong” trong việc “tích cực” viết không (nguyên văn: ko) đúng sự thật về chuyện tài sản “khủng” của ông Thơ”. 

Trong bài báo: Ai để doanh nghiệp "sỉ nhục chính quyền", tác giả Trần Phương thể hiện sự khách quan khi dẫn lại câu nói của Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa: "Một chính quyền như thế này mà lại có thể để như thế, nếu có như thế thì làm sao chấp nhận được? Có phải là sự sỉ nhục đối với chúng ta hay không?", trong buổi gặp mặt cán bộ quân đội cấp tướng nghỉ hưu nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam hôm 22/12/2017 tại Đà Nẵng. 

Với tư cách Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, ông Huỳnh Đức Thơ có trách nhiệm như thế nào để một doanh nhân như Vũ “nhôm” (Phan Văn Anh Vũ) lộng hành, làm tổn hại uy tín của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân? 

Dù thông tin trong bài báo nêu ra là khách quan, nhưng lại bị bà Dương Hằng Nga bóp méo khi đưa lên trang facebook cá nhân. 

Và ngay từ lúc này, dù cơ quan chức năng chưa vào cuộc thì dư luận cũng đã hiểu rõ được bản chất sự việc qua hành động bà Nga vỗ ngực tự nhận một mình chiến thắng Vũ "nhôm"; lên tiếng giải thích về khối tài sản cá nhân có nhiều nghi vấn thay cho ông Huỳnh Đức Thơ; xúc phạm đồng nghiệp vì mục đích gì?. 

Cha ông ta đã dạy, "ăn cơm chúa, múa tối ngày" quả là chí lý. Cho dù bây giờ có người đã rút lời, tìm cách thanh minh, nhưng ai cũng hiểu, nếu không nhận ân huệ, nếu chẳng cùng phe cùng băng thì sao phải làm như thế? 

Làm người, trước hết cần sống tử tế, trung thực, đừng vì "điều này, cái kia" mà gắp lửa bỏ tay người, đổ tiếng ác cho người khác. Nhân quả nhãn tiền, không ai có thể một tay che cả mặt trời... 

Hoàng Quỳnh




Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Đà Nẵng 1858: Khi súng hỏa mai dũng cảm đương đầu với vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới (P2)

Trận đánh đáng nhớ nhất của quân Đại Nam mà không phải ai cũng biết chính là trận đánh tại nơi mà quân Pháp đặt chân đầu tiên đến Đại Nam vào năm 1858: Đà Nẵng. Cuộc đụng độ đầu tiên đó ghi nhận những nỗ lực to lớn của quân nhà Nguyễn với vũ khí thô sơ, phải đương đầu với vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới lúc bấy giờ.
Sau khi liên quân đến đánh chiếm thành Gia Định, sắp đặt xong xuôi, Genouilly đưa 3.000 quân trở lại Đà Nẵng vào ngày 15/4/1859, chuẩn bị tiếp tục cho cuộc chiến tại đây.

Rút lui nhằm bảo toàn lực lượng

Đúng 5 ngày sau vào ngày 20/4/1859, liên quân tấn công vào phía tả ngạn, mở cuộc tấn công dữ dội vào thành Điện Hải. Nguyễn Tri Phương cho quân đánh trả quyết liệt, nhưng đứng trước hỏa lực rất mạnh ông phải cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng.
Với mong muốn đánh nhanh thắng nhanh, ngày 8/5/1859 liên quân chia làm 3 cánh tấn công theo 2 hướng nhằm tạo thành gọng kìm siết chặt quân Đại Nam.


Bản đồ trận đánh ngày 8/5/1859. (Ảnh từ Lịch sử Đà Nẵng)

Cánh quân của Reybaud đánh từ hướng biển vào, nhắm vào các đồn Du Xuyên, Hải Châu, rồi tiến về Thạc Gián, Phước Ninh. Còn cánh của Faucon thì đánh Thạc Gián, Phước Ninh rồi tiến chếch về phía biển để bắt tay với quân của Reybaud. Trung quân của Lanzarote gồm những tay súng thiện xạ, lúc thì tiến qua trái giúp Faucon, lúc qua phải giúp Reybaud.
Trước đó Nguyễn Tri Phương cho quân và dân Đà Nẵng xây một phòng tuyến dài 3 km chạy từ Điện Hải đến Nại Hiên nhằm phòng thủ.
Sáng sớm ngày 8/5, đạn pháo liên quân nhắm thẳng vào các đồn của Đại Nam mà trút đạn như mưa, các cánh quân cũng lần lượt xuất kích. Do biết trước địa hình phòng thủ của quân Đại Nam từ các đợt tấn công trước, vì thế mà chông tre hay hào sâu không còn làm liên quân bất ngờ. Liên quân vượt qua được các hố chông áp sát lũy đất. Quân  Đại Nam dựa vào lũy đất bắn trả, nhưng súng hỏa mai thủ công, chỉ bắn được một phát rồi lại lo nạp đạn nên rất chậm, tằm bắn cũng ngắn. Dù thế quân nhà Nguyễn vẫn kiên cường cố thủ, Hiệp quản Phan Hữu Điểm vì thế mà trúng đạn hy sinh.
Nguyễn Tri Phương quan sát tình thế, thấy không thể tiếp tục cầm cự được, để bảo toàn lực lượng cho các trận đánh sau, ông quyết định rút khỏi phòng tuyến thứ nhất với các đồn Du Xuyên, Thạc Gián, Hải Châu để bảo vệ phòng tuyến thứ 2 là các đồn các đồn Liên Trì, Nại Hiên và Nghi Xuân…
Trong khi đó cánh quân tấn công vào Thạc Gián và hai đồn thượng hạ ở Hải Châu bị đội quân Ứng Nghĩa của Phạm Gia Vĩnh phối hợp cùng quân triều đình đánh cho liên quân tan tác, thua trận phải bỏ chạy về bán đảo Sơn Trà.
Đến hơn 10 giờ sáng thì cuộc chiến kết thúc, quân Đại Nam bị mất 3 đồn lớn cùng 54 khẩu đại bác, Hiệp quản Phan Hữu Điểm cùng 700 binh sĩ tử trận; phía liên quân có hơn 100 người bị tử trận. Đây được xem là trận đánh lớn nhất ở Đà nẵng từ trước đến nay của hai bên.


Liên quân đổ bộ. (Ảnh minh họa từ infonet.vn)

Thời tiết và bệnh dịch kìm chân Liên quân

Quân Đại Nam rút về phòng tuyến thứ hai phòng thủ khá kiên cố, khiến liên quân không dễ tấn công. Lúc này cái nóng của mùa hè khiến binh lính liên quân rất khó chịu. Tháng 6 và tháng 7 một trận dịch tả hoành hoành ở căn cứ của liên quân khiến số người chết cứ tăng lên. Hai đại úy là Loubière và Gascon Cadubon đã chết bởi bệnh ôn dịch. Trong vòng một tháng (15/6 đến 18/7) tiểu đoàn 3 bị chết 136 người.
Thời tiết nóng nực cùng dịch bệnh làm hao mòn sức tấn công của liên quân. Kể từ khi tấn công Đà Nẵng ngày 1/9/1858 cho đến tháng 7/1859, suốt 10 tháng đó liên quân chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà cùng vài đồn lẻ tẻ ngoài rìa Đà Nẵng mà không tiến sâu vào được.
Mặt khác sau vài lần cho thêm viện binh, bên chính quốc (Pháp) lại khó khăn nên không thể chi viện thêm được nữa. Những điều này đã khiến cho Liên quân bị sa lầy ở Đà Nẵng.

Quân Pháp phải nghị hòa

Để giải quyết tình trạng này, chính quyền Pháp đã lệnh cho De Genouilly phải chủ động nghị hòa với triều đình nhà Nguyễn.
Để có được thế mạnh khi nghị hòa, De Genouilly cho tàu chiến đi bắn phá bãi Cam ở Bình Định, pháo đài Hổ Cứ, thiêu hủy các tàu thuyền của triều đình và người dân vùng Quảng Bình và Quảng Trị.
Đến ngày 20/6/1859 de Genouilly đã đề nghị nghị hòa với chỉ 3 điều khoản ngắn gọn như sau:
  • Tự do truyền giáo
  • Tự do thương mại
  • Mở nhượng địa ở vùng đất nhỏ nhằm đảm bảo việc thực hiện nghị hòa

Triều đình lúng túng, cuộc chiến quả cảm của người Đà Nẵng tiếp tục

Vua Tự Đức nhận được bản nghị hòa này không biết nên làm thế nào, nên đưa ra triều đình để bàn bạc. Tuy nhiên các quan trong triều đình đều có nhiều ý kiến khác nhau, tập trung lại thì có 3 nhóm ý kiến như sau:
  • Nhóm Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Lưu Lượng cho rằng nên giảng hòa, nhưng trước đó cần củng cố thế trận phòng thủ thật vững rồi hẵng hòa.
  • Nhóm Trần Văn Trung, Trương Quốc Dụng, Tống Phước Minh, Lâm Duy Hiệp, Phan Huy Vịnh v.v. cho rằng nhà Thanh mạnh thế mà còn không chống cự nổi phương Tây nên mình cũng khó thắng, nên hãy cố thủ cho vững, “lấy cách chủ đãi khách mà đối phó để làm kế trì cửu rồi sau sẽ tùy cơ xử trí.”
  • Nhóm Tô Linh, Phạm Hữu Nghị, Trần Văn Vi, Nguyễn Đăng Điều, Lê Hiếu Hữu v.v. thì quyết chủ chiến.
Nhiều quan khác cũng góp nhiều ý kiến khác nhau, khiến vua Tự Đức rối như tơ vò nói: “các ngươi biết rằng chiến thủ là khó, không biết rằng hòa lại càng khó hơn”.
Trong khi nhà Vua không biết quyết như thế nào thì Bùi Quị đi công cán từ phía Bắc trở về đã tâu rằng: “Đình thần kẻ nói hòa người nói thủ, kẻ bàn chống người bàn chèo, ai giữ ý nấy, như vậy, gặp việc gấp rút sao giúp nhau được. Xin Hoàng thượng độc đoán, tự định qui mô để ai nấy phải theo.”Vua cho là phải liền giao cho Nguyễn Tri Phương cầm đầu việc thương nghị.
Cuộc thương nghi kéo dài qua hai tháng 7 và 8 nhưng không đi đến được kết quả nào, bởi 3 điều mà Pháp đưa ra đều là những điều cấm kỵ đối với triều đình nhà Nguyễn.
Giữa lúc hai bên đang bàn nghị hòa thì tháng 8/1859, Nguyển Tư Giản dâng mật sớ tâu không nên hòa. Sự việc được quyết định rồi, nay có người tâu nên làm khác đi khiến nhà Vua không biết nên xử trí ra sao, nên lại đưa ra bàn với các đại thần trong triều.
Phan Thanh Giản và Trương Đăng Quế cho rằng việc nhượng đất là không chấp nhận được; việc tự do thương mại thì đã có lệ, tức có thể đến buôn bán nhưng không được lập cơ sở; còn việc truyền giáo có thể bỏ lệnh cấm truyền giáo nhằm chấm dứt can qua.
Nhà Vua nhiều việc không biết nên quyết định ra sao, nên ý chỉ truyền đến Nguyễn Tri Phương không được rõ ràng, vì thế trên bàn nghị hòa một số việc Nguyễn Trí Phương lúng túng không biết xử lý như thế nào cho đúng ý Vua.


Chiến hạm quân Pháp. (Ảnh từ Wikipedia)

Genouilly thấy việc nghị hòa kéo dài mà không đưa đến được kết quả nào, cho rằng phía Đại Nam không có thiện chí, mượn cớ nghị hòa nhằm kéo dài thời gian để củng cố lực lượng. Lúc này mùa hè sắp qua, những khó khăn về thời tiết nóng nực hay dịch bệnh cũng không còn, vì thế vào ngày7/9 Genouilly tuyên bố chấm dứt nghị hòa, chuẩn bị cuộc chiến vào phòng tuyến thứ 2 nhằm thẳng tiến đến trung tâm Đà Nẵng.
Và cuộc chiến quả cảm của người Đà Nẵng chống lại đội quân được trang bị hiện đại hàng đầu thế giới lại tiếp tục.
(còn nữa)
Theo