KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn NHỮNG BẾP ĂN DÃ CHIẾN TIẾP SỨC CHỐNG DỊCH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NHỮNG BẾP ĂN DÃ CHIẾN TIẾP SỨC CHỐNG DỊCH. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

NHỮNG BẾP ĂN DÃ CHIẾN TIẾP SỨC CHỐNG DỊCH

Từ giữa đêm, các bếp ăn dã chiến ở khu vực ổ dịch Chí Linh đồng loạt nổi lửa, chuẩn bị hàng nghìn suất ăn cho các cháu nhỏ, người bị cách ly.
10h30 sáng 6/2, hơn 140 hộp cơm thịt gà rang gừng, đỗ xào và súp được nhóm của chị Nguyễn Thị Huyền cùng các tình nguyện viên phường Sao Đỏ, TP Chí Linh giao đến trường mầm non và THCS Lê Lợi, nơi có 140 học sinh tiểu học đang cách ly.


Để chuẩn bị số suất ăn này kịp cho bữa trưa, nhóm đã phải bắt đầu đi chợ, nấu nướng từ 5h sáng. Giao xong bữa trưa, họ lại tất tả chuẩn bị cho bữa chiều.
Hải Dương đang là vùng dịch lớn nhất cả nước với 290 ca dương tính, hàng nghìn F1 và nhiều cụm dân cư bị phong tỏa, rất nhiều y bác sĩ, công an và những người dân khỏe mạnh đã được huy động, chống dịch.
Covid-19 bùng phát khiến công việc của chị Huyền bị gián đoạn nhưng người phụ nữ này "không có thời gian để buồn". Chị lập tức hưởng ứng lời kêu gọi của thành phố tham gia các nhóm tình nguyện. "Tinh thần mọi người rất cao, với mục tiêu không để ai bị thiếu nhu yếu phẩm. Chúng tôi lập nhóm giúp giải quyết những việc cần làm ngay", chị Huyền, 39 tuổi, chia sẻ.
Những hôm đầu, nhóm của chị kêu gọi ủng hộ màn chống muỗi, mua cam vắt nước, đồ ăn vặt cho các bé. Song, nhận thấy trẻ nhỏ cần một chế độ ăn không chỉ đảm bảo dinh dưỡng mà còn phải mềm và dễ ăn nên chị Huyền quyết định lập bếp dã chiến.
Bếp bắt đầu hoạt động từ chiều 3/2, với thực đơn ngày đầu gồm chả xắt nhỏ rim, trứng bác, canh khoai nấu xương. Hôm nay chị mua gà về lọc thịt rang gừng, phần xương ninh lấy nước nấu súp ngô nấm. "Các món ăn ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng, lại tăng cường khả năng chống dịch bệnh trong thời điểm giao mùa", chị nói.
Mỗi ngày bếp cung cấp gần 300 suất ăn, mỗi suất khoảng 15.000 đồng, chưa kể chất đốt. Kinh phí hoạt động kêu gọi từ các nguồn tài trợ. Trong đó rau củ, mắm muối và gạo được ủng hộ nhiều. Họ lo nhất là kinh phí để mua thịt cá.
Từ ngày có dịch, ba con chị Huyền từ lớp 1 đến 9 ở nhà với bà nội, còn chị và chồng đi từ sáng sớm đến tối muộn. Anh tham gia vào đội vận chuyển miễn phí hàng hóa đến các điểm. "Phải nói là những ngày qua đầu tắt mặt tối, mệt nhưng các con ăn cơm khen ngon, chúng tôi lại có động lực cố gắng", chị cho hay.
Cách đó 30 km, bếp dã chiến Thái Học đã nổi lửa từ 2h sáng, để kịp 7h cung cấp cháo cho trẻ nhỏ và cụ già cách ly trong Đại học Sao đỏ 2. Bếp bắt đầu hoạt động từ 29/1, một ngày sau khi Hải Dương có ca dương tính đầu tiên.
Để dậy sớm, chị Phương Dung, 32 tuổi, phải đi ngủ từ đầu tối nhưng lo trễ giờ nên chưa hôm nào chị ngủ được tới lúc chuông báo thức kêu. Phục vụ bếp gồm 8 thành viên, chia thành 2 địa điểm nấu để tránh tiếp xúc nhiều. Mỗi ngày họ cung cấp khoảng 300 suất cháo. "Cứ nghĩ đến các cụ già, em nhỏ thiếu thốn nhiều thứ là chúng tôi lại mong những suất cháo nóng hổi này tiếp sức cho mọi người", chị Dung chia sẻ.
Còn Bếp Cộng Hòa bắt đầu hoạt động từ mùng 2/2, với 5 tình nguyện viên và các mẹ, các cô từ 10 chi hội phụ nữ trong phường thay phiên nhau. Nhờ lực lượng đông đảo, họ vẫn có thời gian nghỉ ngơi và chăm lo cho gia đình.
Ngoài tặng suất cơm, chi hội còn tổ chức tặng quà cho một số gia đình cách ly khó khăn, ví dụ như một gia đình cả nhà đi cách ly, chỉ còn cụ ông 90 tuổi bị gãy chân và hai cháu nhỏ hay gia đình khác có mẹ bị dương tính, bố làm ăn xa, con mới 7 tháng tuổi ở nhà với bà nội...