KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn lợi dụng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lợi dụng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

TỈNH TÁO ĐỂ LÒNG YÊU NƯỚC KHÔNG BỊ LỢI DỤNG

Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nó được hình thành, hun đúc và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành sức mạnh vô cùng to lớn để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, chống đối thông qua các chiêu trò cố tình lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân ta để thực hiện những mưu đồ đen tối.

TỈNH TÁO ĐỂ LÒNG YÊU NƯỚC KHÔNG BỊ LỢI DỤNG

Tổ quốc là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, truyền thống ông cha ta luôn kế truyền, phát huy đời này qua đời khác với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Việc giữ vững độc lập chủ quyền lãnh thổ phải bằng các chủ trương, đường lối phù hợp, lấy hòa bình, ổn định làm trọng, hết sức ngăn ngừa các nguy cơ gây chiến tranh, xung đột.
Thời gian qua, những tranh chấp về chủ quyền biển đảo tại khu vực Biển Đông diễn biến phức tạp. Về phía Việt Nam, chúng ta kiên định mực tiêu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, các thế lực thù địch lại cố tình lợi dụng vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông để xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Nhận diện những luận điệu chống phá

Gần đây, một số trang thông tin của các cá nhân, tổ chức phản động và trang báo thù địch ở nước ngoài đăng tải nhiều bài nói, bài viết, thông tin liên quan đến việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung của các bài nói, bài viết, thông tin được đưa ra lại có nhiều vấn đề sai lệch, mang tính kích động người dân.
Đích đến của các đối tượng là lợi dụng vấn đề này để làm cho tình hình trong nước trở nên rối ren, phức tạp, âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá chính quyền, thực hiện các cuộc “đấu tranh bất bạo động” theo một kịch bản có sẵn và cuối cùng là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiến hành hướng lái chính trị ở Việt Nam. Những thông tin, luận điệu nguy hiểm đang được các thế lực thù địch đưa ra trên mạng gồm:

Thứ nhất, kích động người dân tuần hành, biểu tình, tụ tập đông người gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự

Thực tế, việc kích động người dân xuống đường tụ tập, tuần hành, biểu tình không phải là vấn đề xa lại. Đây là một phần trong kịch bản “cách mạng đường phố” mà các đối tượng đang hướng đến. Dưới vỏ bọc tuần hành thể hiện tình yêu nước và bảo vệ Tổ quốc, các đối tượng rêu rao việc xuống đường đấu tranh là ôn hoà, phi bạo lực.
Tuy nhiên, đây là cái cớ để chúng thực hiện mục tiêu chống phá như ném bom xăng, tấn công trụ sở cơ quan công quyền, tấn công cảnh sát, cán bộ cơ quan Đảng, Nhà nước. Năm 2014, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 vào vùng biển của Việt Nam, lợi dụng lòng yêu nước của quần chúng nhân dân, các đối tượng đã dựng lên cái gọi là “tuần hành ôn hoà” tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Vậy nhưng sự “ôn hoà” lại được thể hiện bằng cách đập phá tài sản của doanh nghiệp, ném bom xăng vào trụ sở cơ quan chức năng, chống người thi hành công vụ, gây nhiều hệ lụy.
Cũng cần nhấn mạnh thêm, không chỉ riêng sự kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông mà đối với tất cả các sự kiện “nóng”, các thế lực thù đều cố tình kích động người dân xuống đường biểu tình chống đối chính quyền. Đây là một phần trong âm mưu gây bạo loạn, lật đổ chính quyền qua con đường gọi là “phản kháng phi bạo lực” mà các đối tượng đang sử dụng để lừa dối người dân.

Thứ hai, xuyên tạc trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của người dân

Bảo vệ Tổ quốc là quyền và đồng thời cũng là trách nhiệm vô cùng thiêng liêng của mỗi người dân. Điều 64, Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khẳng định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là sự nghiệp của toàn dân”.
Trong đó, nòng cốt tham gia vào sự nghiệp này là lực lượng vũ trang nhân dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, chống đối lại xuyên tạc rằng, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là trách nhiệm của lực lượng vũ trang, không phải là trách nhiệm của nhân dân. Bằng những lập luận vô căn cứ của mình, các đối tượng cố tình xuyên tạc trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân.
Qua các luận điệu sai lệch, các đối tượng muốn tách lực lượng vũ trang ra khỏi quần chúng nhân dân. Từ đây âm mưu của kẻ địch là khiến cho khối đoàn kết quân - dân bị lung lay, làm cho sức mạnh nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân bị suy yếu.
Cùng với đó, các đối tượng còn cổ suý, đưa luận điệu tuyên truyền “hãy để dân yêu lấy Tổ quốc mình”. Các đối tượng cho rằng, “tự người dân có thể bảo vệ Tổ quốc”, không cần sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Thông qua những luận điệu này, các đối tượng kích động, chia rẽ nhân dân với Đảng và Nhà nước, hình thành nhận thức sai lệch về sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Thứ ba, xuyên tạc chủ trương, đường lối bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Đảng, Nhà nước ta

Với những căn cứ lịch sử, pháp lý của mình, Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền trên khu vực biển Đông. Mọi hành động tranh chấp của phía Trung Quốc đều là đơn phương và không có giá trị. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn theo dõi sát sao mọi biến động trên biển Đông và có cách ứng xử phù hợp để bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch, chống đối nhiều lần đưa ra các thông tin sai lệch về thực tiễn, vu khống hoạt động bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Cùng với đó, các đối tượng cũng xuyên tạc một cách trắng trợn chủ trương, đường lối, chính sách liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền trên biển Đông của Đảng, Nhà nước ta.
Nhiều đối tượng phản động, cơ hội chính trị núp dưới bóng đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, bảo vệ Tổ quốc đã thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Hệ quả là nhiều đối tượng đã bị đưa ra đứng trước vành móng ngựa, bị toà tuyên án. Tuy nhiên, với ý thức chống đối sâu sắc, các đối tượng trong tù kết hợp với các đối tượng chống đối ngoài nhà tù tiếp tục thực hiện không ít chiêu trò để đạt được mục đích chống phá Đảng, Nhà nước.

Tỉnh táo để thể hiện lòng yêu nước đúng nghĩa

Hiện nay, để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, các thế lực thù địch, chống đối đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”. Trong đó, thông tin - truyền thông được các đối tượng xác định là một mũi nhọn mang tính đột phá, khiến cho nước ta suy yếu, sụp đổ từ bên trong. Trong cuộc chiến thông tin, các thế lực chống phá cố tình đưa ra các dòng thông tin lệch chuẩn.
Thủ đoạn được các đối tượng thường xuyên sử dụng là lợi dụng các sự kiện nóng, các vấn đề nhạy cảm, những nội dung được đông đảo người dân quan tâm, để từ đó viết bài có nội dung xuyên tạc, kích động sự thù hằn, chống đối.
Khi viết bài, các đối tượng cố tình “múa bút” theo hướng biến mọi thứ trở nên ly kỳ, bí hiểm để kích động sự tò mò của người dân. Các đối tượng này cũng không quên việc “phỏng vấn”, trích lời các đối tượng cơ hội chính trị, những người tự xưng là “nhà dân chủ” để tiến hành chống phá. Sau đó, qua các kênh truyền thông, blog, mạng xã hội để lan truyền những thông tin này đến với người dân. Từ đó tác động đến nhận thức, tư tưởng của mọi người.
Với phương thức, thủ đoạn như trên, các đối tượng đã lừa dối không ít người dân, biến người dân trở thành “con rối” trong cái gọi là “phản kháng phi bạo lực” mà các đối tượng đang thực hiện. Để lòng yêu nước phát huy giá trị của mình, không bị các thế lực thù địch, chống đối lợi dụng vào việc gây bất lợi cho Tổ quốc, mỗi người dân phải thực sự tỉnh táo, bản lĩnh và có đủ hiểu biết để “gạn đục, khơi trong”, không mắc bẫy ma trận thông tin sai trái./.
Trần Anh Tú

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Có thể nói, lòng yêu nước, thương nòi, ý chí độc lập và tự cường dân tộc đã trở thành nguồn cổ vũ to lớn trong đời sống dân tộc Việt Nam, là nền tảng tinh thần, là giá trị đạo đức cao quý nhất trong thang bậc các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam.
Trải qua lịch sử thăng trầm của dân tộc, lòng yêu nước đã dựng nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng, triệu người như một. Trong suốt chiều dài lịch sử, từ đầu thế kỷ XX đến nay, nhân dân Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động; đoàn kết xung quanh Đảng Cộng sản Việt Nam làm nên những kỳ tích vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm; đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong thời đại công nghiệp thế hệ 4.0.
Thấy được sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề này làm mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam dưới những phương thức, thủ đoạn khác nhau. Từ kích động lòng yêu nước cực đoan nhằm tạo ra sự đối lập giữa quần chúng nhân dân với Đảng, với chế độ XHCN và chính quyền nhân dân.
Những hoạt động của các thế lực thù địch được núp bóng dưới các nhóm, tổ chức tự xưng với danh nghĩa dân chủ, nhân quyền, yêu nước, như: “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Nhóm tuổi trẻ yêu nước”, “Hội dân oan”, “Nhóm đồng thuận”, “Hội cựu tù nhân lương tâm”, “Mạng lưới blogger Việt Nam”, “Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo”, “Hội nhà báo độc lập”... 
Duyên cớ bọn chúng kích động thường tập trung trong công tác tuyền truyền giải thích chú trương, chính sách của Đảng, Nhà nước từ các cơ quan có chức năng các cấp không đầy đủ, rõ ràng và kịp thời, hoặc khi Nhà nước đưa ra những quyết sách quan trọng mà chúng cho rằng đi ngược lại quyền lợi của dân tộc, của nhân dân; hoặc vấn đề chống tham nhũng, giải phóng mặt bằng, thu phí BOT, bảo vệ môi trường chưa được giải quyết dứt điểm.
Chúng soạn thảo, tán phát trên mạng Internet, mạng xã hội khác kêu gọi việc cùng ký tên vào các văn bản gửi đến cơ quan chức năng để phản đối, đòi yêu sách. Dựa trên những vấn đề phức tạp, mới nảy sinh, những yêu cầu phát triển của đất nước để xuyên tạc, cản trở đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, kích động, cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan phát triển. Hoặc lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền và hàng loạt vấn đề cốt lõi trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị… Các đối tượng chống phá còn tập trung lựa chọn những nhân tố “sám hối”, “trở cờ”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ để tập hợp lực lượng chống đối từ bên trong, xem đây là nguồn tán phát trực tiếp thông tin xấu, độc.
Một là, thông qua ứng dụng gửi tin nhắn trên phần mềm iMessage để lan truyền tin nhắn từ những tài khoản ẩn danh với nội dung kêu gọi, kích động người dân cả nước cùng xuống đường biểu tình, gây rối trật tự công cộng. Ngoài ra, sử dụng thủ đoạn viết lời kích động, kêu gọi biểu tình, bạo loạn, phá hoại trên các tờ tiền lẻ (loại 2 ngàn, 5 ngàn) để tán phát đi nhiều nơi. Sử dụng chiêu trò xuyên tạc, thổi phồng sự việc, bóp méo bản chất vấn đề, nhất là liên quan các dự án xây dựng Luật, nghị quyết của Quốc hội, chính phủ về các chính sách kinh tế - xã hội. Bằng cách này, chúng gây sự tò mò hiếu kỳ của người dân để lôi kéo tụ tập đông người, sau đó lợi dụng đám đông để trà trộn kích động, gây rối, xúi giục tuần hành, biểu tình, bạo động đập phá trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Hai là, tụ tập thành từng nhóm tại nhiều địa điểm công cộng để căng băng rôn, khẩu hiệu với nội dung phản đối, đòi yêu sách trái pháp luật; quay video clip, chụp ảnh, đăng tải trên các trang mạng xã hội để truyền thông có chủ đích. Khi diễn biến tình hình trở nên phức tạp thì đập phá, đốt cháy tài sản công, tài sản tư.
Ở đây có thể nhận diện diễn biến của sự việc rằng, ban đầu hoạt động mang tính tự phát của một nhóm người có quyền và lợi mà theo họ bị xâm phạm, cơ quan có thẩm quyền chưa giải quyết dứt điểm. Chẳng hạn vụ người dân Bình Thuận phản đối mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của Nhà máy nhiệt điện BOT Vĩnh Tân 1, người dân ở khu vực này đã ra quốc lộ 1 chặn xe, đòi yêu sách. Sự việc đó chính quyền địa phương đã có một số phương án giải quyết, trong đó yêu cầu Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, tạm dừng việc vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường khi chưa có thông báo Kế hoạch vận hành thử nghiệm Tổ máy số 2 nhưng việc giải quyết chưa triệt để. Sau đó đã bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng, hướng lái trở thành các cuộc biểu tình, tập trung đông người mang màu sắc chính trị, với quy mô và tính chất ngày càng phức tạp, được chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ, có kịch bản cụ thể. Đáng chú ý chúng còn mua chuộc, lợi dụng số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, số có tiền án, tiền sự… làm thành phần cốt cán đi vận động, lôi kéo, kích động người dân tham gia biểu tình, gây rối an ninh trật tự. Chúng còn lợi dụng những người thiếu thông tin hay do trình độ nhận thức hạn chế, mê hoặc để mua chuộc, lôi kéo họ tham gia biểu tình. Vụ biểu tình, gây rối xảy ra từ ngày 09-11/6/2018 ở Bình Thuận vừa qua, số đối tượng “cốt cán” đã ra sức tuyên truyền, xuyên tạc rằng: Cho thuê đất 99 năm là bán nước, Luật An ninh mạng bóp nghẹt tự do, dân chủ, xâm phạm quyền tự do ngôn luận… để thu hút, lôi kéo hàng ngàn người dân tham gia biểu tình, tuần hành từ đó kích động người dân đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận, Sở PCCC, gây cản trở giao thông, đốt hàng chục xe ôtô, xe máy, làm bị thương một số chiến sỹ Công an… là minh chứng cho sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ động cơ này sang động cơ khác, nghiêm trọng hơn.
Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực xã hội. Hơn lúc nào hết, Đảng, Nhà nước luôn mong muốn nhân dân cả trong và ngoài nước cùng đoàn kết nhất trí chung sức, chung lòng, biến lòng yêu nước thành hành động thiết thực, cụ thể đóng góp xây dựng và kiến thiết quê hương, đất nước.
Để đạt được mục tiêu đó, cần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó, các cơ quan chức năng cần tập trung vào một số biện pháp trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, việc xây dựng các chủ trương, chính sách lớn, nhất là các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế xã hội, chính sách an sinh xã hội, có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân phải khoa học và nhất quán; phải thực hiện tốt việc tham vấn, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, biết lắng nghe, tiếp thu những phản biện của người dân.
Đặc biệt, đối với các dự án luật trình Quốc hội xem xét thảo luận, các cơ quan chức năng cần chủ động cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin liên quan đến dự luật tới các tầng lớp nhân dân, thông qua phương tiện thông tin đại chúng chính thống để truyền tải chính thức dự thảo luật, qua đó nhằm phòng ngừa tình trạng thông tin bị suy diễn, bị kẻ địch lợi dụng, xuyên tạc.
Thứ hai, kịp thời phát hiện, giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, “điểm nóng” ngay từ cơ sở, không để kéo dài, lây lan, vượt cấp. Khi giải quyết phải mời đại diện nhân dân địa phương nơi có sự việc xảy ra, như người dân ở xung quanh các nhà máy xử lý môi trường, bãi đổ rác thải sinh hoạt, các vị trí đặt trạm thu phí của dự án BOT, các nhà máy, công trình khác đến chính kiến, trao đổi, xem xét ý kiến đề xuất của họ. Khi giải thích sự cần thiết phải có dự án như thế, người thay mặt phải biết giải thích cặn kẽ, phải lấy lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, lợi ích cộng đồng để giải thích.
Thứ ba, chính quyền các cấp, nhất là cấp xã, huyện bố trí đội ngũ cán bộ có hiểu biết, lòng nhiệt tình và dễ gần dân để thực hiện công tác dân vận theo phương châm “trọng dân, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”; tăng cường gặp gỡ, đối thoại, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân, biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân. Chủ động cung cấp thông tin về những vấn đề, sự kiện mà người dân đang quan tâm, giải đáp kịp thời thắc mắc, bức xúc của người dân trên cơ sở pháp luật, chính sách của Nhà nước.
Thứ tư, các cơ quan thông tin, truyền thông cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, âm mưu, hoạt động lợi dụng tự do, dân chủ, lợi dụng quyền con người để phá hoại an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nước ta; vận động nhân dân chấp hành tốt pháp luật.
Qua phương tiện thông tin, truyền thông vận động người dân không nghe theo kẻ xấu, không bị kẻ địch lợi dụng, mua chuộc làm phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Làm cho người dân nhận thức được rằng, lòng yêu nước chân chính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi mỗi người dân hành động trong đời sống thực tiễn theo đúng quy định pháp luật.
Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo kết hợp với thực hiện công bằng xã hội, nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo nhằm góp phần đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích của người dân trên cơ sở pháp luật. Đây là chiến lược lâu dài nhưng cũng cần xác định mục tiêu hằng năm để đời sống vật chất ở những vùng này trở thành hiện thực.
Thứ sáu, mỗi bộ, ngành trong phạm vi công tác của mình cần bố trí, thành lập ở cấp độ phòng hoặc ban chuyên đề nhằm theo dõi, phát hiện các trang thông tin giả tạo, sai trái, có khuynh hướng kêu gọi xuống đường biểu tình, tuần hành hoặc bêu xấu, vu khống cán bộ, công chức, đảng viên trong ngành mình để qua đó phân loại xử lý. Những trường hợp lớn lơn có khả năng lan tỏa nhanh trong phạm vi ngành, thuộc tĩnh, thành phố hoặc cả nước thì cần báo cáo cấp có thẩm quyền để phối hợp xử lý. Công an các tỉnh, thành phố, các cục nghiệp vụ của Bộ Công an, cục nghiệp vụ Bộ Quốc phòng luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền và chủ động xử lý tình hình đồng thời phối hợp chặt giữa các đơn vị, tham mưu cho lãnh đạo bộ phân tích, đánh giá tình hình một cách bài bản, khoa học để từ đó có phương án giải quyết phù hợp.
Tóm lại, việc người dân thể hiện lòng yêu nước, sự quan tâm, lo lắng cho công việc đất nước là điều rất đáng trân trọng. Nhưng mọi người cần thể hiện lòng yêu nước đúng chỗ, đúng thời điểm, trên cơ sở quy định của pháp luật. Việc thể hiện lòng yêu nước bằng cách gây rối an ninh trật tự là vi phạm pháp luật và chính là phản yêu nước.
Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.
Quang Phúc