KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Gạc Ma. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gạc Ma. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

NGƯỜI CẮM CỜ GIỮ ĐẢO LEN ĐAO.



Ông là người đầu tiên trong tổ chiến đấu của tàu HQ-605 bơi lên đảo Len Đao (Trường Sa) cắm cờ đỏ sao vàng khẳng định chủ quyền VN vào sáng sớm 14/3/1988.

NGƯỜI CẮM CỜ GIỮ ĐẢO LEN ĐAO.

Sau trận đánh, ông về quê (xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng) sống lặng lẽ với nghề sửa xe đạp ven đường làng...

Sinh năm 1966, mới 19 tuổi (tháng 2/1985) ông Vũ Văn Nga nhập ngũ, học ngành cơ điện ở Trường TC Kỹ thuật Hải quân và cuối 1986 nhận nhiệm vụ tại tàu HQ-605 thuộc Lữ đoàn 125.

Chuyến đi biển đầu tiên của ông Nga là kéo pông tông ra chốt giữ, xây dựng nhà cao chân trên đảo Thuyền Chài. Sau đó là liên tục những chuyến tàu chở công binh, vật liệu xây dựng, hàng hóa đến các đảo trên quần đảo Trường Sa.

Đầu tháng 2/1988, thực hiện nhiệm vụ CQ-88, tàu HQ-605 chở vật liệu và khung xây dựng đảo ra chốt giữ Đá Đông trong hơn một tháng trời trong sự thiếu thốn từ nước ngọt đến đồ ăn.

Đêm 13/3, tàu HQ-605 được lệnh nhổ neo khỏi Đá Đông đến đảo Len Đao lúc 4 giờ 30. Thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn hạ xuồng cho thuyền phó Phan Hữu Doan dẫn các chiến sĩ Trần Quang Ngọc, Vũ Văn Nga, Nguyễn Văn Dũng, Phạm Văn Thưởng mang theo 5 khẩu súng AK, 2 lá cờ bơi vào cắm tại điểm nhô cao nhất của đảo Len Đao. Hoàn tất việc cắm cờ lúc khoảng 6 giờ, cả tốp chèo xuồng về tàu nhưng thuyền trưởng cử thượng úy chính trị viên tàu Khổng Ngọc Quang xuống thay cho anh Doan lên tàu, chuyển thêm lương khô, can nước 20 lít và ra lệnh cho cả nhóm: “Ăn sáng rồi quay lại giữ đảo, tình hình rất căng”.

Nửa đường từ tàu HQ-605 vào điểm đã cắm cờ thì phía Trung Quốc nổ súng. Đạn pháo bắn tới tấp vào buồng thông tin trên đài chỉ huy, sau đó là tới hầm máy. Tàu Trung Quốc chỉ cách HQ-605 mấy trăm mét nên có những quả đạn bắn xuyên qua tàu, lao vào đảo nổ ngay cạnh khiến mấy anh em trên đảo bị sức ép văng xuống biển.

Giữa ùng oàng tiếng súng, pháo, Chính trị viên Khổng Ngọc Quang động viên chiến sĩ Vũ Văn Nga đang lập cập vì nước biển lạnh, mặt lem luốc khói đạn, cùng ông thay nhau lặn xuống biển buộc xuồng vào đá san hô để giữ xuồng chuẩn bị cứu sinh.

Bắn phá trong khoảng một tiếng đồng hồ, thấy tàu HQ-605 cháy đùng đùng nên tàu Trung Quốc ngừng bắn, lượn một vòng quan sát rồi bỏ mục tiêu, sang Cô Lin cùng tấn công tàu HQ-505. Lúc này, Chính trị viên phó tàu HQ-605 Tống Xuân Quân (sau này là đại tá, Chính ủy Lữ đoàn tàu tên lửa 162, Vùng 4 Hải quân, mới về nghỉ hưu tại TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) bơi từ tàu vào gọi cả nhóm đi xuồng: “Anh em bị thương nhiều lắm, rơi hết xuống biển và đang kết nhau thành bè chờ cứu sinh. Chúng ta mau đi cứu”.

Gần 2 tiếng đồng hồ tìm vớt nhau, cả tàu mới gần đủ quân số. Những người lên được xuồng đều dán vào nhau nhường diện tích chật hẹp cho thuyền phó Doan bị bỏng nặng và ngâm nước biển lâu, cả thân hình phồng rộp đỏ ửng, cùng thương binh Vũ Văn Sáu chân bị gãy chỉ còn dính da…

Sau trận đánh ngày 14/3/1988, quân số các tàu tham gia chiến đấu đều được đưa ngay về bờ, chỉ để lại ít người chốt trực và hướng dẫn thợ lặn tìm kiếm đồng đội hy sinh, trục vớt tàu chìm. Tàu HQ-605 phân công ông Nga cùng 3 chiến sĩ ở lại. Bên tàu HQ-604 cũng có 2 người. Liên tục những ngày sau đó, các ông đưa hết đoàn này đoàn khác từ đảo Sinh Tồn ra Gạc Ma, Len Đao làm nhiệm vụ.

“Thời gian đầu, chúng tôi còn nhìn thấy rõ HQ-605 mờ mờ nằm nghiêng dưới đáy biển. Cứ động viên các anh thợ lặn chui vào trong tàu tìm kiếm chiến sĩ báo vụ Bùi Duy Hiển, nhưng không được vì phòng thông tin bị bắn bẹp dúm, dây nhợ chằng chịt” - ông Nga kể lại.

Đến đầu tháng 5/1988, việc tìm kiếm mới tạm hoàn tất và ông Nga được rời vùng chiến sự, đặt chân lên cảng Cam Ranh sáng 07/5/1988.

Chị Vũ Thị Tuyết, chị gái ông Nga, kể chiều 14/3/1988, Đài tiếng nói VN đọc số hiệu tàu HQ-605 bị bắn cháy và danh sách cán bộ chiến sĩ bị mất tích nhưng không có tên ông Nga. Cả làng Lộc Trù đổ xô sang nhà động viên mẹ Phạm Thị Bỉ ngồi đau đớn. Phải đến đầu tháng 4/1988, khi thương binh Vũ Văn Sáu được đưa về Quân y viện 175, TP.HCM và các y bác sĩ tìm thấy mẩu giấy trong túi áo anh ghi vỏn vẹn mấy chữ: “Tôi là Vũ Văn Nga, tàu HQ-605 chiến đấu ngoài Trường Sa, ở lại làm nhiệm vụ chưa về được. Xin báo giúp gia đình là tôi còn sống”, thì tin lành về ông Nga mới được gửi điện tín ra TP. Hải Phòng, kịp cứu bà mẹ đang suy kiệt.

Đầu tháng 5/1988, vừa bước chân lên bờ, ông Nga và những người ở lại giữ tàu, giữ đảo được giải quyết về phép ngay tức thì. “Ga hồi bao cấp đông đặc, không mua được vé. Tôi phải trình bày là vừa đánh trận 14/3 giờ mới được về thăm quê. Nghe vậy, mọi người giãn ra nhường đường và trưởng ga ưu tiên bán ngay một vé nằm ra Hà Nội” - ông Nga nhớ lại và nghẹn giọng: “Về tới ga Hải Phòng, chị gái đạp xe ra đón nhưng giữa đường thủng săm, phải dắt xe đi bộ gần 20 km từ chiều, đến đêm mới tới nhà. Mẹ vẫn ngồi cạnh đèn dầu ngoài cổng gọi tên con. Ôm mẹ, tôi mới chắc mình còn sống”.

Sống cho 64 anh em, dù vất vả

Ngày 20/5/1990, Thượng sĩ Vũ Văn Nga phục viên về địa phương sau hơn 5 năm phục vụ trong quân đội. Thời gian đầu về quê xã Tiên Thắng (H.Tiên Lãng, TP. Hải Phòng), ông Nga tập trung chăn nuôi. Nhưng vốn ít, không có kỹ thuật nên lứa heo nào cũng lỗ vốn. Ông chuyển sang đánh dậm khắp các cánh đồng trong xã, đêm nào cũng lọ mọ đến sáng bạch mới đổ giỏ cho mẹ tất tưởi mang ra chợ huyện bán, phụ tiền mua gạo.

Thương cậu em trai duy nhất trong nhà vất vả, năm 1993 vợ chồng chị cả Vũ Thị Tuyết đi vay mượn mua bộ đồ nghề sửa xe đạp, vận động mãi ông Nga mới chịu ra dựng lều ven đường tỉnh 212, đem kiến thức cơ điện tàu hải quân ngày ngày bơm vá sửa xe đạp, xe máy cho người qua đường.

Nhưng nỗi vất vả cứ bám chặt vào hạnh phúc gia đình người lính Trường Sa. Năm 1993, ông Nga lấy vợ người Thái Bình, sinh được 2 cậu con trai (1992, 1995), đến 2008 thì vợ mất. Mấy năm sau ông đi bước nữa, lấy cô vợ gần nhà để đỡ cô độc và giờ họ đã có thêm 1 cậu con trai vừa tròn 7 tuổi.

NGƯỜI CẮM CỜ GIỮ ĐẢO LEN ĐAO.

Tôi bay từ Sài Gòn ra Hải Phòng hỏi tìm người cắm cờ trên đảo Len Đao, theo hồi ức của các cựu binh tàu HQ-605. Nghe tôi hỏi, người đàn ông nhem nhuốc áo thợ rạng ngời khuôn mặt và rướn người lên tường nhà, lấy xuống khung Huân chương Chiến công hạng ba nâng niu lau sạch bụi bặm. Đây là Huân chương Chủ tịch Hội đồng nhà nước thưởng cho ông Nga do “đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa” vào năm 1988.

“Mọi người cứ nói tôi đi xin chế độ. Nhưng tôi không. Vất vả thế nào thì cũng vẫn còn được sống và mình sống đến giờ, là cũng sống cho 64 anh em đồng đội vẫn nằm dưới lòng biển, vẫn dõi mắt ngóng theo tôi suốt 30 năm nay” - ông Nga nói, mắt ánh lên sự cương trực của một người lính…

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

GẠC MA NĂM ĐÓ


14/3/1988 đã hơn 30 năm đi qua, nhưng nỗi đau, nỗi mất mát ấy vẫn còn đau đáu trong hồi ức của những người đồng đội, những cựu binh may mắn sống sót trở về.

GẠC MA NĂM ĐÓ

Đâu đây vẫn còn vang vọng câu nói của Thiếu úy Trần Văn Phương trước khi bị bắn: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”.

Một buổi sáng trên biển ngày 14/3/1988. Một ngày không bình thường mặc dù tháng 3 không phải là mùa biển động. 64 chiến sĩ Hải quân nhẫn dân Việt Nam khởi phát trên những con tàu mà không thể biết rằng đó là chuyến đi cuối cùng của họ.

Hiện nay, Trung Quốc và rất nhiều những thế lực thù địch đang tuyên truyền, xuyên tạc, phản ánh sai sự thật về sự kiện Gạc Ma năm đó. Quân Trung Quốc đã đổ bộ và thảm sát tất cả các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở Gạc Ma. Tiếp đến quân Trung Quốc sử dụng đạn pháo, rocket, trọng liên bắn chìm 2 tàu vận tải của Việt Nam HQ 604 và HQ 605 khiến nhiều chiến sĩ khác hy sinh. Tàu HQ 505 cũng bị pháo Trung Quốc bắn cháy nhưng kịp mở hết tốc lực ủi trườn lên bãi để giữ vững chủ quyền cho Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý).

Do vậy, cần phải khẳng định lại những sự thật sau:

Sự thật 1: Gạc Ma là của Việt Nam và hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Sự thật 2: Trên Gạc Ma sáng ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã KHÔNG NỔ SÚNG TRƯỚC, hầu hết là thủy binh tay không; HQ-604, HQ-605 và HQ-505 đều là các tàu vận tải. Việt Nam CHỈ NỔ SÚNG SAU ĐỂ TỰ VỆ.

Sự thật 3: Nhiều người nhầm lẫn gọi sự kiện Gạc Ma là trận “hải chiến”. Đó không phải là một cuộc hải chiến mà là một cuộc thảm sát và xâm lược có chủ đích của Trung Quốc. Đạn pháo của Trung Quốc còn ngăn tàu chữ thập đỏ để cứu những người bị thương.

Xin được trích một đôi dòng tâm trạng của một cựu binh năm đó: “Hình ảnh đồng đội ngã xuống trước mặt mình mãi không thể làm chúng tôi quên. Để tưởng nhớ, tri ân những người đồng đội đã ngã xuống nên cứ đến ngày 14/3 hàng năm, những người còn sống như chúng tôi lại tìm gặp thân nhân, làm lễ cho đồng đội đã hy sinh để an ủi phần nào cho người ngã xuống và thân nhân của họ”.

GẠC MA NĂM ĐÓ

14/3/1988 đã hơn 30 năm đi qua, nhưng nỗi đau, nỗi mất mát ấy vẫn còn đau đáu trong hồi ức của những người đồng đội, những cựu binh may mắn sống sót trở về.

GẠC MA NĂM ĐÓ

Đâu đây vẫn còn vang vọng câu nói của Thiếu úy Trần Văn Phương trước khi bị bắn: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”.

Một buổi sáng trên biển ngày 14/3/1988. Một ngày không bình thường mặc dù tháng 3 không phải là mùa biển động. 64 chiến sĩ Hải quân nhẫn dân Việt Nam khởi phát trên những con tàu mà không thể biết rằng đó là chuyến đi cuối cùng của họ.

Hiện nay, Trung Quốc và rất nhiều những thế lực thù địch đang tuyên truyền, xuyên tạc, phản ánh sai sự thật về sự kiện Gạc Ma năm đó. Quân Trung Quốc đã đổ bộ và thảm sát tất cả các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở Gạc Ma. Tiếp đến quân Trung Quốc sử dụng đạn pháo, rocket, trọng liên bắn chìm 2 tàu vận tải của Việt Nam HQ 604 và HQ 605 khiến nhiều chiến sĩ khác hy sinh. Tàu HQ 505 cũng bị pháo Trung Quốc bắn cháy nhưng kịp mở hết tốc lực ủi trườn lên bãi để giữ vững chủ quyền cho Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý).

Do vậy, cần phải khẳng định lại những sự thật sau:

Sự thật 1: Gạc Ma là của Việt Nam và hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Sự thật 2: Trên Gạc Ma sáng ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã KHÔNG NỔ SÚNG TRƯỚC, hầu hết là thủy binh tay không; HQ-604, HQ-605 và HQ-505 đều là các tàu vận tải. Việt Nam CHỈ NỔ SÚNG SAU ĐỂ TỰ VỆ.

Sự thật 3: Nhiều người nhầm lẫn gọi sự kiện Gạc Ma là trận “hải chiến”. Đó không phải là một cuộc hải chiến mà là một cuộc thảm sát và xâm lược có chủ đích của Trung Quốc. Đạn pháo của Trung Quốc còn ngăn tàu chữ thập đỏ để cứu những người bị thương.

Xin được trích một đôi dòng tâm trạng của một cựu binh năm đó: “Hình ảnh đồng đội ngã xuống trước mặt mình mãi không thể làm chúng tôi quên. Để tưởng nhớ, tri ân những người đồng đội đã ngã xuống nên cứ đến ngày 14/3 hàng năm, những người còn sống như chúng tôi lại tìm gặp thân nhân, làm lễ cho đồng đội đã hy sinh để an ủi phần nào cho người ngã xuống và thân nhân của họ”.

Ánh Sáng

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

THIẾU TƯỚNG HOÀNG KIỀN VẠCH RÕ ÂM MƯU LẬT SỬ CỦA ÔNG LÊ MÃ LƯƠNG- CHỦ BIÊN CUỐN “GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ"

THIẾU TƯỚNG HOÀNG KIỀN VẠCH RÕ ÂM MƯU LẬT SỬ CỦA ÔNG LÊ MÃ LƯƠNG- CHỦ BIÊN CUỐN “GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ"

Lời dẫn: Ông Hoàng Kiền nguyên là:
- Trung tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn Công Binh Hải Quân 83 (nay là Lữ đoàn công binh Hải Quân 83)
- Thiếu tướng Tư lệnh Binh Chủng Công Binh.
- Thiếu tướng Giám đốc BQL Dự Án đường tuần tra biên giới.
Trong Chiến dịch CQ88, Trung đoàn 83 là đơn vị được phân công xây dựng các điểm đảo trên Trường Sa, trong 64 chiến sĩ hy sinh chủ yếu là của Trung đoàn 83.

CUỐN SÁCH “GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ” CÓ SAI TRÁI NGHIÊM TRỌNG- Tác giả Thiếu tướng Hoàng Kiền

THIẾU TƯỚNG HOÀNG KIỀN VẠCH RÕ ÂM MƯU LẬT SỬ CỦA ÔNG LÊ MÃ LƯƠNG- CHỦ BIÊN CUỐN “GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ"

Nhà xuất bản Văn Học đã phát hành cuốn sách “Gạc Ma vòng tròn bất tử” do Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng LLVTND chủ biên với các bài viết của nhiều tác giả. Tôi chưa được xem nhưng nhiều người điện cho tôi đề nghị có ý kiến về vấn đề: Có lệnh không được nổ súng của chỉ huy cấp cao cho nên 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân đã hi sinh vv. Đặc biệt trong đó có bài viết và tin nhắn của Thượng tá phóng viên Báo QĐND Nguyễn Văn Minh và tin nhắn của Trung tá Nguyễn Như Thường - cán bộ kênh truyền hình QPVN gửi cho tôi và đề nghị tôi có chính kiến.

Tôi đã xem bài giới thiệu trên mạng, xem các bài viết, xem video clip bài phát biểu của Thiếu tướng Lê Mã Lương “Ai tiếp tay cho Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma", do “lệnh không được nổ súng” là một sự vu cáo xấu xa trắng trợn.

Tôi vừa xem phát biểu của Trung tá chuyên nghiệp Nguyễn Văn Lanh. Tôi đã điện cho Phó đô Mai Xuân Vĩnh nguyên Tư lệnh Hải quân, Đại tá Trần Đình Dần - Nguyên Chủ nhiệm CBHQ , nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn CB Hải quân 83, nguyên Trung đoàn phó - TMT trong sự kiện 14/3/1988 người trực tiếp giao nhiệm vụ cho phân đội Công binh đi làm nhiệm vụ lắp dựng nhà C3 trên đảo Gạc Ma. Tôi đã điện cho Trung tá chuyên nghiệp Nguyễn Văn Lanh, nguyên chiến sĩ Trung đoàn Công binh HQ 83, người giữ cờ, Anh hùng LLVTND trong sự kiện Gạc Ma.

Năm 1989 tôi về Trung đoàn Công binh 83, sau đó thay anh Dần làm Trung đoàn Trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Lanh là nhân viên ban Hậu cần Trung đoàn, thường xuyên trao đổi về sự kiện Gạc Ma. Ngày 14/3/2018 nhân dịp dự lễ tưởng niệm 30 năm 64 chiến sĩ HQNDVN hi sinh tại Gạc Ma, tôi và Lanh gặp lại nhau và 5 chiến sĩ của Trung đoàn 83 bị TQ bắt ngày 14/3/1988, cùng trao đổi lại sự kiện Gạc Ma, trước đó đêm 13/3/2018 diễn ra cuộc giao lưu - Nghệ thuật “ Biển đảo quê hương “ do Đài truyền hình Đà Nẵng tổ chức, các nhân chứng Gạc Ma lên phát biểu về sự kiện này, rất rõ ràng, cụ thể. Tôi vừa điện thoại trao dổi với Trung tá chuyên nghiệp Nguyễn Văn Lanh về lời phát biểu, Lanh điện lại cho tôi nói rất hồi hộp, chú xem cháu nói có gì sai chú chỉ cho cháu với, nói như vậy có gì ảnh hưởng đến các chú, đến Trung đoàn, đến Hải quân, đến Quân đội, đến Tổ quốc chú chỉnh cho cháu. Lanh nói cậu Thảo nó đưa bài lên mạng là sai, anh em chửi nó thậm tệ bắt nó gỡ xuống, vv Ngày 14/3/2018 gặp bắt tay Lanh tôi hỏi về gia đình ... tôi nắn cánh tay Lanh và nói gày quá, khuyên Lanh cố gắng giữ gìn sức khoẻ, đừng uống nhiều như trước nhé, lanh hứa nghe lời chú, thủ trưởng.

Ý KIẾN BAN ĐẦU

Cuốn sách viết về Gạc Ma để cho các thế hệ mai sau hiểu và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc là một việc làm cần thiết.

Tuy vậy việc nói về có lệnh của cấp trên “không được nổ súng” chèn vào trong cuốn sách là một ý đồ xấu, xuyên tạc sự thật lịch sử, làm cho nhân dân ta nhất là thế hệ trẻ mất niềm tin về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

THIẾU TƯỚNG HOÀNG KIỀN VẠCH RÕ ÂM MƯU LẬT SỬ CỦA ÔNG LÊ MÃ LƯƠNG- CHỦ BIÊN CUỐN “GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ"
Trang 43 cuốn "Gạc Ma- Vòng tròn bất tử"
Những người viết bài hầu hết chưa trải qua Hải quân, chỉ mới hiểu tác chiến trên bộ, chưa hiểu tác chiến trên biển, chưa hiểu tương quan lực lượng Hải quân Việt Nam và Trung Quốc khi ấy. Chúng ta đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ bằng chiến tranh nhân dân. Chiến tranh nhân dân trên biển đang trong quá trình nghiên cứu. Nếu nghe như những phát biểu của mấy vị ảo tưởng là một sai lầm nghiêm trọng, chúng ta sẽ mất hết. Chính họ mới âm mưu tiếp tay cho TQ chiếm hết Trường Sa, chúng ta không mắc mưu họ.

Họ gọi sự kiện Gạc Ma là cuộc chiến tranh trên biển (bài viết trên mạng có ảnh của Thiếu tướng Lê Mã Lương ) là hoàn toàn sai. Gọi là cuộc chiến Gạc Ma cũng chưa đúng hoàn toàn. Gọi là cuộc xung đột vũ trang trên biển cũng là chưa chính xác. Phải nói là: Sự kiện Gạc Ma, Trung Quốc dùng vũ lực đơn phương sát hại 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, bắn chìm hai tàu vận tải HQ 604, HQ 605 , bắn cháy tầu đổ bộ HQ 505, chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma của Việt Nam. Không có trận chiến, cuộc chiến nào cả.

Chỉ có lệnh “không được nổ súng trước” là hoàn toàn đúng đắn. Thể hiện đối sách của Đảng và nhà nước ta giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, coi trọng mối quan hệ Viêt Nam - Trung Quốc, không mắc mưu khiêu khích của đối phương, sẽ là cái cớ cho họ lấn tới.
THIẾU TƯỚNG HOÀNG KIỀN VẠCH RÕ ÂM MƯU LẬT SỬ CỦA ÔNG LÊ MÃ LƯƠNG- CHỦ BIÊN CUỐN “GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ"
Nhận xét của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn về cuốn "Gạc Ma- Vòng tròn bất tử"

Một cuốn sách viết về một sự kiện lịch sử quan trọng như vậy mà chỉ đi phỏng vấn mấy chiến sĩ có sự định hướng theo ý đồ của người viết rồi viết lên. Phương pháp hoàn toàn chưa khách quan, không biện chứng, chưa đúng. Chúng ta xem lại sự kiện xe tăng húc đổ cánh cổng dinh độc lập, người viết bản tuyên bố đầu hàng của Đại tướng Dương Văn Minh vào ngày 30/4/1975, đã tranh cãi bao nhiêu năm để xem xét, suy ra. Xe tăng nào húc phải do nhà báo nước ngoài xác nhận, ai viết bản tuyên bố đầu hàng đến nay chưa hết tranh cãi.

MỘT SỐ DẪN CHỨNG

1. Hải quân nhân dân Việt Nam cùng lực lượng QK5 giải phóng 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa do quân đội Sài Gòn đóng giữ trước 30/4/1975 gồm Trường Sa, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca.

Đến năm 1978 đóng hết 4 đảo nổi còn lại là: Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông, An Bang, Phan Vinh.

Cho đến thời điểm này Trung Quốc chưa hề nghĩ đến Trường Sa.

Khoảng 100 bãi đá ngầm còn gọi là đảo chìm, chúng ta đã khảo sát đặt bia chủ quyền ở những đảo chìm nông. Tháng 4/1986 Phó đô đốc Giáp Văn Cương - Tư lệnh Hải quân tổ chức đoàn đi khảo sát tất cả các đảo. Đến đảo Thuyền Chài đã phát hiện âm mưu của nước ngoài có ý đồ xâm chiếm đảo này. Đồng chí nói sẽ có tranh chấp đảo chìm xảy ra, giao cho các cơ quan, đơn vị nghiên cứu phương án chốt giữ đảo chìm. Tư lệnh giao cho tôi Đại uý kỹ sư Hoàng Kiền cùng Đại uý kỹ sư Đỗ Văn Thông là trợ lý Phòng Công binh Hải Quân nghiên cứu đề xuất các phương án công trình đóng giữ đảo chìm và xây dựng công trình đảo nổi. Cuối năm 1986 nhà cao chân C3 đầu tiên được lắp dựng trên đảo Thuyền Chài. Bộ tư lệnh Hải quân đã hết sức chủ động đóng giứ các đảo chìm trong điều kiện rất khó khăn.

1. Đã xảy ra sự tranh chấp quyết liệt giữa Hải quân nhân dân Việt Nam với hải quân Trung Quốc. Ngày 14/3/1988. Trung Quốc âm mưu chiếm các đảo chìm Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma. Lực lượng Hải quân ta đã đấu tranh kiên quyết. Đối phương với số lượng tầu chiến huy động nhiều ( 9-12 chiếc), các tầu khu trục, hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo, hoả lực mạnh, đã hung hãn bắn chìm tàu vận tải 604 ở Gạc Ma, bắn chìm tầu vận tải HQ 605 ở Len Đao, bắn cháy tàu đổ bộ HQ 505 ở Cô Lin. Tầu HQ 505 bị cháy vẫn quyết tâm lao lên đảo và ta giữ được Cô Lin. Tư lệnh Hải quân chỉ huy tiếp tục đưa tầu vận tải, tầu kéo treo cờ chữ thập đỏ và lực lượng ra Len Đao để cứu thương binh lấy tử sỹ và dựng nhà C3 đóng giữ Len Đao.

Tại Gạc Ma một phân đội của trung đoàn Công binh 83 và bộ phận của lữ đoàn 146 đã đổ bộ lên đảo cắm cờ Việt Nam và đang vận chuyển vật liệu lên dựng nhà C3. Trung Quốc đã cho lính lên tranh chấp với ta, chúng giật cờ trong tay Trung uý Trần Văn Phương - sĩ quan chỉ huy của lữ đoàn 146 không được, tên chỉ huy đã dùng súng ngắn bắn chết Trung uý Phương. Đồng chí binh nhất Nguyễn Văn Lanh chiến sỹ của Trung đoàn Công binh 83 giơ chân đá văng khẩu súng ngắn trong tay tên sĩ quan Trung Quốc, rồi lao vào quyết tâm giữ lá cờ Tổ quốc, chúng không giật được cờ đã dùng lưỡi lê đâm vào vai đồng chí Lanh cho gục xuống. Quân ta đã nắm tay nhau đứng vòng quanh quyết bảo vệ lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, dùng xà beng, dụng cụ lao động chống trả lại những hành động hung hãn của quân thù. Không thể phá vỡ được vòng tròn bất tử của các chiến sỹ Hải Quân nhân dân Việt Nam, chúng rút quân lên tầu rồi xả pháo 37 ly, 12,7 ly bắn chết gần hết số cán bộ chiến sỹ của Trung đoàn 83 lắp dựng nhà và cán bộ chiến sỹ của Lữ đoàn 146 ra giữ đảo. Chúng dùng pháo 100 li bắn chìm tàu HQ 604 tại Gạc Ma.

Trong cuộc xung đột này tổng số 64 cán bộ chiến sỹ Hải Quân đã hy sinh ở cả 3 đảo trong đó có 26 đồng chí của Trung đoàn Công binh 83, họ bắt đi 9 người trong đó có 6 chiến sĩ của của Trung đoàn Công binh 83 mang về đảo Hải Nam giam giữ, năm 1993 họ trao trả, tôi ra nhận 6 chiến sĩ của Trung đoàn CB 83, đưa anh em ra Hạ Long an dưỡng.

Bằng các hành động dũng cảm không chùn bước trước mũi súng của quân thù. Với quyết tâm cho tầu ủi bãi, dùng Pông tông, tàu LCU neo cắm, lắp dựng nhà C3 chúng ta đã chốt giữ được 12 đảo chìm trong khi Trung Quốc chiếm được 6 đảo chìm. Trong đó xảy ra sự kiện ở khu vực 3 đảo chìm họ chỉ chiếm được 1 đảo Gạc Ma, chúng ta vẫn giữ được Cô lin và Len Đao.

Trung tá Vũ Huy Lễ thuyền trưởng tầu HQ 505, Trung tá liệt sĩ Trần Đức Thông Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 , Đại uý liệt sĩ Vũ Phi Trừ thuyền trưởng tầu HQ 604, Trung uý liệt sĩ Trần Văn Phương đại đội trưởng / Lữ đoàn 146 , Bịnh nhì Nguyễn Văn Lanh chiến sỹ của Trung đoàn Công Bịnh 83 đã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trung Quốc chọn thời điểm từ cuối năm 1987 đến đầu năm 1988 gió mùa đông bắc rất mạnh, sóng lớn để thực hiện âm mưu chiếm đóng, đánh chiếm các đảo chìm của ta ở Trường Sa. Các tầu của ta nhỏ chịu sóng gió kém, chưa có định vị vệ tinh, đi dễ lạc đường không bắt được đảo chìm nên gặp nhiều khó khăn bất lợi. Lực lượng tầu của Hải quân ta lúc đó còn yếu, chúng ta có tầu Phóng lôi và tầu Tên lửa, tầu Pháo nhưng đều là loại nhỏ tiến công ven bờ, chịu sóng gió kém, không có khả năng tác chiến dài ở ngoài Trường Sa được. Về không quân các máy bay MIC không bay tới Trường Sa, ta có máy bay SU 22 cũng chỉ bay ra hoạt động được khoảng thời gian rất ngắn nên khả năng tác chến rất hạn chế. Trong khi đối phương có các tầu chiến lớn: khu trục, hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo với số lượng nhiều và hoả lực rất mạnh, cuộc chiến không cân sức. Đồng thời lúc đó chúng ta còn đang phải đối phó với cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc và lực lượng còn đang ở Căm Pu Chia giúp bạn . Tình hình kinh tế đất nước vô cùng khó khăn. Về đối ngoại cũng không thuận lợi khi chúng ta đưa quân vào Căm Pu Chia giúp nhân dân bạn đánh đổ chế độ diệt chủng Khơ me đỏ.

Trung Quốc đã dựa vào sức mạnh của Hải quân để chiếm đóng và đánh chiếm các đảo chìm của Việt Nam.

Trước tình hình như vậy , TL Giáp Văn Cương quyết định tìm mọi cách đưa tàu ra Trường Sa. Ông đã giao cho Trung đoàn Công binh 83 dùng 1600 tấn thuốc nổ đào con kênh dài 750 m rộng 50 m sâu 5 m nối thông hồ ở đảo Đá Lớn với biển để đưa tầu HQ ra trực chiến. Ngăn chặn âm mưu lấn tới của TQ.

2. Phó đô đốc Mai Xuân Vĩnh nói qua điện thoại với tôi: Lê Mã Lương nói bậy, ông ấy biết gì về Hải quân, về sự kiện Gạc Ma mà nói. Nói như vậy là việc tầy đình, không phải là chuyện nhỏ đâu. Những người chỉ huy của Hải quân khi ấy trừ Đô đốc Giáp Văn Cương mất, còn lại đều còn sống cả. Tôi trực tiếp chỉ huy đây, Tổng cục chính trị phải kiềm tra chấn chỉnh ông Lê Mã Lương chứ để nói bậy bạ như vậy là không được.

3. Đồng chí Đại tá Trần Đình Dần nói chuyện qua điện thoại với tôi sáng nay: Trung đoàn được giao nhiệm vụ ra lắp dựng nhà C3 chốt giữ đảo, không có lệnh nào là không được nổ súng cả.

4. Đồng chí Nguyễn Văn Lanh điện thoại cho tôi sáng nay nói:

"Tàu HQ 604 chở phân đội của Trung đoàn Công binh 83 gồm 32 cán bô chiến sĩ ra lắp dựng nhà C3 chốt giữa đảo.
Lữ đoàn 146 cử một phân đội ra cùng phân đội của Trung đoàn 83 dựng nhà sau đó tiếp quản chốt giữ bảo vệ đảo.
Một tổ của Lữ đoàn 146 do Trung uý Trần Văn Phương chỉ huy và ba chiến sĩ đã lên đảo cắm cờ trước xác định chủ quyền của Việt Nam mới đưa lên hai khẩu súng AK. Trung Quốc cho xuồng đổ bộ lính lên đảo khoảng năm chục quân để giật cướp lá cờ của ta.

Phân đội của Trung đoàn Công binh 83 nhận lệnh khẩn trương lên đảo tiếp sức bảo vệ cờ, một số có xuồng, một số nhảy xuống biển bơi vào cho kịp. Khi vào khu vực cắm cờ, quân Trung Quốc đang gành giật cờ với đồng chí Phương, thấy quân ta vào đông tên chỉ huy đã dùng súng ngắn bắn chết Trung uý Trần Văn Phương chỉ huy bộ phận của Lữ đoàn 146. Chiến sĩ Nguyễn Văn Lanh của Trung đoàn 83 nhảy vào dùng xà beng đánh bay khẩu dúng ngắn trên tay tên sĩ quan TQ rồi nhảy vào thay đồng chí Phương giữ cờ. Lanh bị một tên lính TQ dùng súng bắn vào vai, dùng lê đâm từ phía sau , Lanh gục xuống vẫn giữ lá cờ trong tay. Không có chuyện Lanh nói có súng trong tay nhưng lệnh không được bắn nên không bắn chết tên chỉ huy của TQ, những diều nói do có lệnh nên Lanh không được bắn là xuyên tạc bịa đặt trắng trợn. Đồng chí Lanh nói là Trung uý Trần Văn Phương nói với các chiến sĩ thuộc quyền của anh ấy là chúng ta giữ đảo một cách hoà bình, không nổ súng trước khi đồng chí ấy hi sinh, vì Phương bị quân TQ sát hại đầu tiên."

5. Chỉ có Trung uý Phương bị sát hại và binh nhất Lanh bị thương tại đảo, còn 62 cán bộ chiến sĩ bị súng, pháo trên tàu của đối phương sát hại trên đảo và trên các tàu bị bắn chìm, bắn cháy. Dù có lệnh nổ súng hay không có lệnh cho nổ súng cũng không tránh được bị súng pháo trên tàu của đối phương sát hại. Những lời qui chụp của người viết bài là hoàn toàn không có hiểu biết thực tế, vu cáo, xuyên tạc trắng trợn.

6. Với gần mười sáu năm công tác ở Hải quân, gần mười năm gắn bó với Trường Sa, tôi luôn luôn quán triệt tư tưởng chỉ đạo của cấp trên về dối sách trên biển, giữ gìn môi trường hoà bình, cảnh giác, tránh xung đột vũ trang trên biển, tránh khiêu khích để đối phương có cớ gây sự. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền Biển đảo của Tổ quốc. Từ đó luôn luôn xác định không được nổ súng trước chứ không ai nói không được nổ súng.

7. Viết bài nêu lên lệnh “ Không được nổ súng “ là một việc làm sai trái với ý đồ xấu, tạo cớ cho bọn phản động xuyên tạc làm mất uy tín, mất niềm tin của nhân dân nhất là các thế hệ thanh niên với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

8. Khi hội thảo báo cáo khoa học đề nghị tặng giải thưởng Hồ Chí Minh do Đô đốc Nguyễn Văn Hiến - Thứ trưởng Bộ quốc phòng kiêm tư lệnh Hải quân chủ trì, có sự tham gia của Phó đô đốc Mai Xuân Vĩnh và Phó đô đốc Nguyễn Xuân Công cùng nguyên Tư lệnh Hải quân, Trung tướng Trần Quang Khuê - Phó TTMTQĐNDVN nguyên PTL - TMT HQ, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh cục trưởng cục cảnh sát biển và các cán bộ trong nhóm tác giả, tôi là tổ trưởng viết báo cáo khoa học, tôi đề nghị viết về sự kiện Gạc Ma cho rõ và nêu lên lời phát biểu của thiếu tướng Lê Mã Lương trên mạng về lệnh không được nổ súng. Tất cả đều nói Lê Mã Lương nói bậy. Anh Trần Quang Khuê phản ứng gay gast nhất nói là Lê Mã Lương nói láo, đề nghị Thiếu tướng Hoàng Kiền viết bài phản bác đăng lên mạng. Tôi đã viết nhiều bài phản đối ý kiến vho rằng có lệnh “ Không được nổ súng “.

KIẾN NGHỊ

1.Trước hết đề nghị Bộ quốc phòng chỉ đạo Tổng cục chính trị kiểm tra lại quyển sách này, cần có cuộc họp Phó đô đốc Mai Xuân Vĩnh, Trung tướng Trần Quang Khuê và một số cán bộ Hải quân trong sự kiện Gạc Ma để đối chất với Thiếu tướng Lê Mã Lương làm rõ vấn đề.

2. Các cơ quan chức năng cần có cuộc họp dưới sự chỉ của Ban Tuyên giáo TW, có sự tham gia của Bộ quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoá - TT và DL và đơn vị trực tiếp là Bộ tư lệnh Hải quân họp để làm rõ vấn đề.

3. Trước mắt cần tạm đình chỉ việc phát hành cuốn sách này. Khi có kết luận cần thu hồi huỷ bỏ toàn bộ nếu nội dung viết về có lệnh của người có cương vị cao là “Không được nổ súng".

4. Kiểm điểm nhà xuất bản cho xuất bản cuốn sách này, có hình thức xử lý thích đáng.

5. Hãy ngăn chặn mưu toan xuất bản cuốn sách độc hại này ở nước ngoài.

6. Với tôi
Trằn trọc suốt đêm thâu
Nung nấu suốt ngày dài
Vắt tim óc lọc bài
Hải Quân - tôi chiến sĩ.

Quảng Trị ngày 12/7/2018
Thiếu tướng Hoàng Kiền

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

VÌ SAO KHÔNG CHIẾM LẠI GẠC MA?


Sao không chiếm lại Gạc Ma? Rất nhiều người nêu câu hỏi đó, khi nhắc về một phần của máu thịt Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng ngày 14/3/1988. Nhưng vì sao chỉ hỏi “sao không chiếm lại Gạc Ma”? Xin giới thiệu bài viết của nhà báo Nguyễn Đình Quân.

VÌ SAO KHÔNG CHIẾM LẠI GẠC MA?


Sao không chiếm lại Gạc Ma ? Nếu người hỏi chỉ thấy mỗi đảo Gạc Ma, không nhìn xa hơn, rộng hơn, sẽ chẳng có câu trả lời nào lọt tai họ.
Ngoài bãi san hô Gạc Ma, từ đầu năm 1988 đến tháng 3/1988, Trung Quốc đã chiếm các bãi “Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Su Bi, Huy Ghơ” ở quần đảo Trường Sa? Thay vì hỏi sao không lấy lại các đảo đó, tại sao chỉ hỏi “sao không chiếm lại Gạc Ma”? Để trả lời cho những câu hỏi này tôi đã tìm gặp những nhân chứng sống để có câu trả lời thỏa đáng nhất.
Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, người chỉ huy cụm 2 Trường Sa (cụm Sinh Tồn, bao gồm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin) trong chiến dịch CQ-88 để trả lời câu hỏi này của tôi.
Nói năm 1988 mình thả lỏng để Trung Quốc chiếm đảo là hoàn toàn sai. Tôi là người trong cuộc, tôi rất hiểu. Mình chủ yếu là tàu vận tải, phương tiện thô sơ, đi ra đến đúng đảo chủ yếu là nhờ kinh nghiệm, xác định định vị dựa vào các tàu buôn lớn của nước ngoài. Cố gắng rất lớn. Vì đảo là đảo chìm, một bãi cạn mênh mang. Ý chí, quyết tâm của mình lớn, nhưng tiềm lực, khả năng của mình hạn chế. Phải thừa nhận với nhau chuyện đó. Nhưng không có chuyện thả lỏng Trung Quốc nó muốn làm gì thì làm. Quần đảo Trường Sa quá rộng, các điểm đảo cách nhau rất xa, mình chủ trương đóng giữ tất cả các đảo, nhưng phải chú ý đóng giữ các đảo lớn, bãi chìm lớn trước, bãi nhỏ sau, chứ với lực lượng và khả năng của mình lúc đó không thể cùng một lúc làm tất cả, buộc lòng phải có thứ tự từng việc. Nhiệm vụ của tôi là xây dựng xong hai nhà cao chân trên Đá Đông thì lên Ga Ven; làm xong nhà ở Ga Ven, nếu còn lực lượng, còn phương tiện thì mới giải quyết nốt Chữ Thập… Mà đúng cái mùa gió ghê gớm, thời tiết khắc nghiệt. Khi đi, tôi nói với sở chỉ huy, Liên Xô có phương tiện, mình phải nhờ để có gì họ cứu hộ cứu nạn với mình. Lúc sóng gió nguy cơ nhất, liên tục báo về tọa độ tương đối, để có gì là Liên Xô ra cứu hộ cứu nạn…
Người ta cứ thắc mắc, sao mình không đánh lại ở Gạc Ma? Thực ra mà nói, mình không có phương tiện để đánh. Như cái 605, có hai bệ pháo 40 ly của Mỹ ở mũi tàu nhưng đã cũ rồi, đạn từ thời Mỹ, chưa chắc còn nổ được; còn mấy tàu thuộc dạng tốt thời VNCH thì sau 30/4/1975 đã bị chính những người bỏ trốn đánh chiếm một số, số khác bị họ dùng để vượt biển qua Mỹ. Ngoài ra một số tàu họ còn đem tặng không cho nước khác khi thua chạy. Thứ hai, tàu Trung Quốc nó đậu cách mấy hải lý, nó dùng pháo lớn bắn vào mình. Mình bắn lại nó, cũng không bắn tới.

Sao mình không đưa tàu chiến ra?

Mình khẳng định chủ quyền của mình, đưa ra chủ yếu là các phương tiện vận tải, anh em công binh ra giữ chủ quyền. Chứ mình không đưa tàu chiến ra để đối đầu, nổ súng. Chủ quyền là của mình, mình có trách nhiệm tiếp tục đóng giữ, bảo vệ. Chủ trương của mình là vậy. Có đưa tàu chiến ra Trường Sa, là để tăng cường hỗ trợ bảo vệ. Khi mình có chủ trương tiến hành làm nhà cao chân trên tất cả các đảo chìm, mình dùng từ “đóng giữ”, vì chủ quyền của mình rồi, chứ không phải mình “chiếm đóng”. Chính vì quan điểm đó, nên chúng tôi dù khó khăn mấy cũng làm, bằng phương tiện thô sơ của mình.
Còn Trung Quốc, họ muốn có chủ quyền bằng sức mạnh. Tức là, một cái tàu đưa người định chiếm đóng đảo nào thì có tàu chiến khác đi cùng, thậm chí là tàu tuần dương, như tàu 064, 062. Họ đi đâu đều có phương tiện đồng bộ, sẵn sàng nổ súng. Nếu lúc đó mình đưa tàu chiến ra, tình hình trở nên phức tạp hơn. Có thể xảy chiến tranh, khốc liệt hơn, mà hy sinh của mình lớn hơn. Vì Trung Quốc nó có phương tiện đầy đủ hơn. Nó đánh từ xa, phóng tên lửa từ xa, từ tàu tuần dương, tàu khu trục cỡ lớn.
Khi chiến sự xảy ra, lực lượng Liên Xô không tham gia, vì sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp. Họ chỉ giúp mình xác định tọa độ, cung cấp cho mình các phương tiện, báo cho mình thông tin về lực lượng của nó. Chứ họ không ra mặt ở đó được. Tôi nghĩ, lúc đó nếu Liên Xô vào, là cái cớ để lực lượng Mỹ cũng có mặt, thì trở nên còn phức tạp nữa. Tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, đâu chỉ có Việt Nam và Trung Quốc.

Không chiếm lại các đảo bị Trung Quốc chiếm, ta làm gì?

Năm 1975, Việt Nam đóng giữ 5 đảo ở quần đảo Trường Sa: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa.
Năm 1978, Việt Nam đóng giữ thêm 4 đảo: An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh (30/3/1978), Trường Sa Đông (04/4/1978). Tổng cộng đến năm 1978 ta đóng giữ 9 đảo ở quần đảo Trường Sa, đều là đảo nổi.
Ngày 05/31987, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Thuyền Chài. Trong chiến dịch CQ88, trước ngày 14/3/1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ thêm 7 đảo: Đá Tây (02/12/1987), Tiên Nữ (25/01/1988), Đá Lát (05/02/1988), Đá Đông (19/02/1988), Đá Lớn (20/02/1988), Tốc Tan (27/02/1988), Núi Le (28/02/1988).
Ngày 14/3/1988, ta đóng giữ thêm đảo Len Đao và đảo Cô Lin. Nhân đây cũng nói thêm về vài bài báo ca ngợi quân ta “chiếm lại Len Đao” là chưa đúng. Đảo Len Đao có bị Trung Quốc chiếm bao giờ đâu mà ta chiếm lại?! Ngày 14/3/1988, lực lượng ta trên tàu HQ-605 đã cắm được cờ trên bãi Len Đao, nhưng do Trung Quốc cản trở nên ta chưa thể dựng nhà được. Sau đó, trong thế hai bên rình rập nhau, ta đã khôn khéo chớp thời cơ, đổ người đổ phương tiện lên đóng giữ Len Đao, chỉ trong một đêm.
Ngày 15/3/1988, chỉ một ngày sau sự kiện 14/3/1988, ta không lấy lại được Gạc Ma, nhưng đóng giữ thành công đảo Đá Thị, một vị trí rất quan trọng ở cụm đảo Nam Yết.
Ngày 16/3, ta tiếp tục đóng giữ đảo Đá Nam. Tổng cộng trong CQ88, ta đóng giữ 11 đảo chìm, còn Trung Quốc đã chiếm đóng bằng vũ lực được 06 đảo (trong đó có Gạc Ma). Như vậy, phù hợp với thực lực và khả năng cũng như quyết sách của Đảng là không tạo cớ để các nước khác có ý đồ leo thang quân sự ở Biển Đông. Bằng phương pháp hòa bình và ý chí ta đã có thể đảm bảo được nhiệm vụ của CQ88 hoàn thành ở mức hoàn thành được nền tảng bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Tháng 11/1988, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực DK1 ở thềm lục địa phía Nam.
Được, mất của ta sau CQ88 và sự kiện 14/3/1988, các bạn tự trả lời.

P/S: Nhân đây cũng thông não cho mấy con lợn này (xin lỗi đã xúc phạm con lợn!).

VÌ SAO KHÔNG CHIẾM LẠI GẠC MA?


Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

TỔ QUỐC MÃI GHI ƠN CÁC ANH


Nhân kỷ niệm 30 năm diễn ra trận chiến Gạc Ma, chúng ta hãy nối tiếp truyền thống cha anh quyết tâm giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc!

Trong những tháng đầu năm 1988, lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực tại quần đảo Trường Sa, chiếm giữ đá Chữ Thập (ngày 31/01), đá Châu Viên (ngày 18/02), đá Ga Ven (ngày 26/02), đá Tư Nghĩa (Huy Gơ) (ngày 28/02), Xu Bi (ngày 23/3). 

TỔ QUỐC MÃI GHI ƠN CÁC ANH


Hải quân Việt Nam đưa vũ khí, khí tài ra đóng giữ tại các đá Tiên Nữ (ngày 26/01), đá Lát (ngày 05/02), đá Lớn (ngày 06/02), đá Đông (ngày 18/02), đá Tốc Tan (ngày 27/02), đá Núi Le (ngày 02/3), bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung Quốc ra các đảo lân cận. Phía Việt Nam dự kiến Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và phía đông kinh tuyến 115°.

Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Hải quân Việt Nam xác định: Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân Trung Quốc chiếm giữ thì họ sẽ khống chế đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ tại quần đảo Trường Sa. Vì vậy, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng hạ quyết tâm đóng giữ các đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao... Thường vụ Đảng ủy Quân chủng giao cho Lữ đoàn Vận tải 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này.

Trong khi đó, hải quân Trung Quốc sau khi đưa quân chiếm đóng các rạn san hô Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Tư Nghĩa cũng đang có ý đồ chiếm giữ ba đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đầu tháng 3/1988, Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 9 đến 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

Trước tình hình đó, ngày 31/3, Tư lệnh Hải quân Việt Nam lệnh cho vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, các hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở Hải Phòng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Bộ tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1, 3, 5, Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam (nay là Học viện Hải quân Việt Nam), nhà máy Ba Son... đến phối thuộc khi cần thiết.

Lúc 19 giờ ngày 11/3, tàu HQ-604 rời cảng ra đá Gạc Ma để thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch CQ-88 ("Chủ Quyền 88").

Ngày 12/3, tàu HQ-605 thuộc Lữ 125 do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy được lệnh từ đá Đông đến đóng giữ đá Len Đao trước 6 giờ ngày 14/3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14/3 và cắm cờ Việt Nam trên đá san hô này.

Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đá Gạc Ma và Cô Lin, 9 giờ ngày 13/3, tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và tàu HQ-505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 505 và 604 có hai phân đội công binh (70 người) thuộc trung đoàn công binh 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146 do Trần Đức Thông - Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và bốn chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (thuộc Bộ Tổng tham mưu). Sau khi hai tàu của Việt Nam thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Hải quân Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc đôi bên chỉ cách nhau 500 m.

17 giờ ngày 13/3, tàu Trung Quốc áp sát tàu 604 và dùng loa gọi sang. Bị uy hiếp, hai tàu 604 và 505 kiên trì neo giữ quanh đá. Còn chiến hạm của Trung Quốc cùng một hộ vệ hạm, hai hải vận hạm thay nhau cơ động, chạy quanh đá Gạc Ma.

Trước tình hình căng thẳng do hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21h ngày 13/3, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam chỉ thị cho Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đá Gạc Ma, Cô Lin. Tiếp đó Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho lực lượng công binh khẩn trương dùng xuồng chuyển vật liệu xây dựng lên đá ngay trong đêm ngày 13/3. Thực hiện mệnh lệnh, tàu 604 cùng lực lượng công binh trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đá Gạc Ma; tiếp đó lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam và triển khai bốn tổ bảo vệ đá.

Lúc này, Trung Quốc điều thêm hai hộ vệ hạm trang bị pháo 100mm đến hỗ trợ lực lượng đã đến từ trước, yêu cầu phía Việt Nam ta rút khỏi đá Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định: Trung Quốc có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.

Ngày 14/3, chiến sự diễn ra tại khu vực các đá Gạc Ma, Cô Lin, và Len Đao.

ĐÁ GẠC MA

Sáng ngày 14/3, từ tàu HQ 604 đang thả neo tại Gạc Ma, Thiếu tá Trần Đức Thông - Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146 - phát hiện thấy bốn chiếc tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần. Tổ 3 người gồm thiếu úy Trần Văn Phương và hai chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên đá bảo vệ lá cờ Việt Nam đang cắm trên bãi. Thiếu tá Trần Đức Thông gọi các đơn vị thức dậy để ăn sáng và chuyển vũ khí dưới hầm tàu lên lau chùi để chuẩn bị chiến đấu nếu Trung Quốc nổ súng trước.

Sáng sớm ngày 14/3/1988, khi tổ cắm cờ và giữ cờ gồm 5 người và khoảng 20 chiến sĩ công binh đang làm nhiệm vụ thì bất ngờ 4 tàu khu trục và hộ vệ tên lửa Trung Quốc chạy đến. Một tàu đậu ở xa, còn 3 tàu áp sát chừng 200-300m, Trung Quốc dùng xuồng máy đổ bộ vào 50 lính có trang bị súng AK.

Chỉ huy cụm đảo Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu 604 tiến về bảo vệ bãi để hình thành tuyến phòng thủ, hỗ trợ đồng đội, không cho đối phương tiến lên. Tổ cắm cờ và giữ cờ chúng ta gồm 5 người và khoảng 20 chiến sĩ công binh, do đang làm nhiệm vụ xây dựng nên chỉ mang theo 2 khẩu AK-47, gần 40 chiến sĩ chi viện cũng chỉ mang một số dụng cụ như xà beng, cuốc xẻng nhưng vẫn cố gắng bảo vệ cờ trước quân Trung Quốc. Hai bên giằng co với nhau bằng tay không một hồi. Sau đó sĩ quan Trung Quốc (cầm súng lục) nổ súng bắn chỉ thiên nhưng không có tác dụng, phía Trung Quốc bắt đầu hành động mạnh tay hơn.

Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn và hy sinh, trước khi hy sinh anh đã hô: "Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân".

Do Hải quân Việt Nam không chịu rút khỏi đá, lúc 7 giờ 30 phút, tốp lính Trung Quốc rút về tàu rồi dùng hai chiến hạm bắn pháo vào tàu 604. Tàu Trung Quốc đồng thời nhả đạn, hỏa lực gồm đủ loại từ trọng liên 12,7mm, pháo 37mm cho tới pháo 76,2mm, pháo 100mm, có cả dàn ống phóng rocket 12 nòng bắn vào tàu HQ-604 và lính Việt Nam trên đảo. Sau loạt đạn, gần như toàn bộ lính Việt Nam trên đảo không được trang bị vũ khí bị tiêu diệt. Sau đó, tàu Trung Quốc quay sang bắn cả tàu HQ-505 bên đảo Cô Lin và HQ-605 bên đảo Len Đao.

Sau đợt pháo kích, Hải quân Trung Quốc cho xuồng đổ bộ xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy quân trên tàu sử dụng các loại súng AK47, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt khiến nhiều lính Trung Quốc thương vong, buộc đối phương phải bỏ xuồng nhảy xuống biển bơi trở về tàu.

Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo cho đến khi tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ cùng một số thủy thủ trên tàu đã hi sinh cùng tàu 604 ở khu vực đá Gạc Ma.

Khi trời sáng rõ quân Trung Quốc mới rút khỏi đảo Gạc Ma. Lúc này Trung sĩ Lê Hữu Thảo và một số người còn lành lặn bơi ngược lại đảo tìm xác đồng đội và cấp cứu chiến sĩ bị thương. Chiếc xuồng vận tải bị đạn bắn thủng nên trung sĩ Thảo phải xé áo nhét lại để chèo chở thi thể trung úy Phương và thương binh Lanh về hướng tàu HQ-505. Đầu giờ chiều, xuồng của HQ-505 đến nơi đưa các chiến sĩ về tàu. Khi tàu về đến đảo Sinh Tồn, Binh nhất Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và đã qua khỏi. Đến trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma nhưng tàu Trung Quốc đã đi khỏi.

ĐÁ CÔ LIN

Tại đá Cô Lin, lúc 6h ngày 14/3, tàu HQ-505 của Việt Nam đã cắm hai lá cờ trên đá. Khi thấy tàu 604 của Việt Nam bị chìm, thuyền trưởng tàu 505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 đang lên bãi, 2 tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu HQ-505. Khi tàu HQ-505 trườn lên được hai phần ba thân tàu lên đá thì bốc cháy.

8h15', thủy thủ tàu 505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đá và đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu 604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma ngay gần đó (Cô Lin cách Gạc Ma khoảng 3,5 hải lí).

Nhờ việc ủi bãi nên tàu HQ-505 không bị chìm, chiến sĩ của tàu HQ-505 đã hoàn thành nhiệm vụ giữ chủ quyền ở đảo Cô Lin. Sau trận đánh, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ vì thành tích trong chiến đấu ở đảo Cô Lin đã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 01/1989.

Về tàu HQ-505, Hải quân Việt Nam đã cố gắng cứu tàu đưa tàu HQ-505 về quân cảng Cam Ranh để sửa chữa, nhưng không thành. Tàu được thả cho chìm ở ngay gần đá Cô Lin.

ĐÁ LEN ĐAO

Ở hướng đá Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3, Hải quân Trung Quốc bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15/3, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn.

Thượng úy Nguyễn Văn Chương và trung úy Nguyễn Sĩ Minh tổ chức đưa thương binh và chiến sĩ về tàu 505 (sau khi bị bắn cháy nằm trên đá Cô Lin). Thi hài các chiến sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Tư, cùng các thương binh nặng được đặt trên xuồng. Số người còn sức một tay bám thành xuồng một tay làm mái chèo đưa xuồng về đến đá Cô Lin.

Tại Len Đao, sau trận chiến Gạc Ma, Việt Nam gây sức ép khiến Trung Quốc lui quân, đảo Len Đao vẫn thuộc kiểm soát của Việt Nam đến ngày nay.