KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn yêu nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn yêu nước. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

YÊU NƯỚC HAY YÊU ĐẢNG?



Sẵn thấy vài người bênh hành vi bỏ chạy khỏi Đảng, bảo “dù gì bọn nó vẫn yêu nước, chắc tại Đảng sao đó …”, của mấy tên đảng viên biến chất, thoái hoá như Nguyên Ngọc v.v… vì tên Chu Hảo đã bị lên thớt, nên chúng lo sẽ tới lượt chúng, mình tự hỏi: YÊU NƯỚC HAY YÊU ĐẢNG?
Phản động nó luôn tìm cách xuyên tạc vấn đề, cố tách tính quần chúng nhân dân ra khỏi Đảng. Nó cố dẫn dắt rằng Đảng chỉ là một tổ chức không liên quan đến lòng yêu nước, nó cố lái để hướng dân theo quan niệm sai lầm rằng “đất nước là trường tồn, đảng phái là nhất thời”, vì vậy chỉ cần yêu nước thôi là đủ.

YÊU NƯỚC HAY YÊU ĐẢNG?
Chị Nguyễn Thị Thu Huyền, một doanh nhân thành đạt tại Tp. Hồ Chí Minh, tác giả bài viết.
Thế nhưng yêu nước là gì?
Yêu nước bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường. Bạn yêu quý cảnh đẹp quê hương, thích thú với lịch sử, truyền thống của dân tộc, trân trọng ngôn ngữ, văn hóa, giá trị vật chất và tinh thần của ngàn xưa để lại… Thế là chủ nghĩa yêu nước từ đó hình thành và chi phối mọi hoạt động của bạn. Người yêu nước chân chính, dù đi khắp 4 phương trời thì tình cảm vẫn hướng về đất mẹ, hành động vẫn nhằm làm giàu đẹp cả về văn hóa, tinh thần cho quốc gia, dân tộc, làm vẻ vang thêm truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Và khi có giặc xâm lăng, chính chủ nghĩa yêu nước đó sẽ kết thành sức mạnh chống lại quân xâm lược.
Bác Hồ nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Như vậy, yêu nước là hành động nhằm làm giàu đẹp cho đất nước cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần, chứ không có kiểu yêu nước mà bằng mồm thuần túy, cũng không có kiểu hô hào yêu nước nhưng tâm trí lại ở tít tận trời tây hoặc làm những việc phương hại đến uy tín của quốc gia, dân tộc; cũng không thể mang tư tưởng tự nhục cao mà bảo rằng mình yêu nước; hoặc tệ hại hơn nữa là hàng ngày hàng giờ bám gót ngoại bang nhưng vẫn treo trên đầu lưỡi chữ yêu nước thương dân! Không phải! Đối với bọn này, tổ quốc chỉ là công cụ để xu nịnh ngoại bang và lừa gạt đồng bào.
Như vậy, trong mỗi người dân Việt Nam đúng nghĩa nói chung đều có lòng yêu nước nồng nàn. Truyền thống 4.000 năm dựng nước giữ nước là đáng tự hào, tự tôn dân tộc. Hiếm có quốc gia nhỏ bé nào trải qua ngàn năm Bắc thuộc, trăm năm Tây xâm lại giữ vững bản sắc văn hóa tinh thần đến vậy. Trong mỗi người dân Việt Nam đều bùng cháy ngọn lửa của chủ nghĩa yêu nước mạnh mẽ, để khi cần, chỉ cần một xu hướng cách mạng đưa lối chỉ đường sẽ kết thành làn sóng dữ dội cuốn bay tất cả những khó khăn.
Đảng Cộng sản Việt Nam chính là xu hướng cách mạng đó. Mang trong mình hơi thở thời đại và lý tưởng cách mạng đúng đắn, Nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Việt Nam là hướng ngọn lửa yêu nước của người dân trở thành ngọn lửa chung của toàn dân tộc, hiệu triệu sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại để hoàn thành sứ mạng lịch sử là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sự thực là trước khi có Đảng, chủ nghĩa yêu nước với những người con ưu tú như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Cao Thắng, Phan Đình Phùng, Trương Định… đã từng rực cháy ngọn lửa yêu nước sáng ngời nhưng chừng đó là chưa đủ để hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc. Từ khi có lý tưởng Cộng sản, với bản chất, lập trường của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng Cộng sản Việt Nam có lợi ích gắn liền với lợi ích của giai tầng chiếm số đông trong xã hội đã đủ thế và lực để đưa cách mạng đến thành công. Những gì Đảng làm đều để phục vụ lợi ích của các giai tầng ấy. Lịch sử hình thành và phát triển đã chứng minh rằng, lợi ích của Đảng cũng là lợi ích chung của toàn dân tộc. Hai khái niệm này chưa bao giờ có thể tách rời như những gì bọn phản động đang tích cực rêu rao.
Là một người Đảng viên trước hết phải là người yêu nước. Có lòng yêu nước nồng nàn mới thúc đẩy hành động của con người lên một tầng cao mới đó là khát khao cống hiến, có thêm một lý tưởng để phấn đấu. Đứng dưới lá cờ vinh quang của Đảng, người Đảng viên phải ý thức được rằng họ đã mang trong mình một lý tưởng cách mạng, nhiệm vụ của họ là cụ thể hóa chủ nghĩa yêu nước theo lý tưởng cộng sản tức là phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Ngoài ra không còn gì khác. Không ý thức được điều đó tức là họ chưa xứng đáng là người đảng viên. Hoặc là một kẻ cơ hội, hoặc là những kẻ phá hoại, sớm muộn cũng bị loại trừ, đào thải. Những người phấn đấu suốt đời cho lý tưởng Cộng sản, chỉ biết còn Đảng còn mình là những người yêu nước chân chính. Điều đó không thể phủ nhận.
Như vậy, yêu Đảng là toàn tâm toàn ý cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, lý tưởng Cộng sản. Không phải tách rời khỏi lòng yêu nước mà ngược lại chính lòng yêu nước là động lực to lớn cho những đảng viên chân chính quyết tâm, phấn đấu hi sinh cho lý tưởng cách mạng của Đảng. Không phải cứ trở thành Đảng viên là mặc định mình đủ tư cách làm cách mạng. Làm sao cho xứng với danh dự và truyền thống của Đảng mới là điều mà mỗi Đảng viên phải luôn tâm niệm để trưởng thành.
Người dân bình thường luôn có sẵn tinh thần yêu nước. Họ chưa tiếp xúc với lý tưởng của Đảng, chưa có cảm tình với Đảng nên họ chưa hiểu hết, chưa yêu Đảng là chuyện hết sức bình thường. Nhưng bọn phản động tuyên truyền rằng yêu nước là phải chống lại Đảng, phải ghét Đảng. Đó là xuyên tạc, là đánh tráo khái niệm. Rõ ràng rằng những kẻ ra rả luận điệu đó luôn tìm cách chia rẽ dân tộc, kích động bạo lực, phá rối cuộc sống bình yên hiện tại. Đối với chúng trách nhiệm tối thiểu của công dân đó là nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật chúng còn không thực hiện được thì nói gì đến lòng yêu nước như chúng rêu rao? Đó là chưa kể đến ý thức tự nhục cao luôn sẵn sàng hạ thấp dân tộc mình để xu nịnh ngoại bang. Những kẻ đó nói về lòng yêu nước nghe chừng hơi lố.
Trách nhiệm của một công dân bình thường trong xã hội là làm thật tốt chức trách mà xã hội đã giao. Bên cạnh đó coi trọng những chuẩn mực đạo đức, tôn trọng pháp luật là đủ. Chỉ khi nào tiếp xúc, giác ngộ lý tưởng Cộng sản, tự nguyện đi theo con đường cách mạng, vấn đề yêu Đảng, cống hiến cho Đảng mới được nghiêm túc đặt ra. Người yêu nước chưa cần phải yêu Đảng nhưng đi ngược lại lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xuyên tạc lý tưởng Cộng sản, phủ nhận công sức mà các thế hệ cha ông đã tốn công lao, xương máu gầy dựng, ra sức phá hoại nền độc lập tự do mà Việt Nam đang xây dựng thì chắc chắn không phải là người yêu nước, càng không xứng đáng là Đảng viên.
Tôi đây yêu Đảng và dư tiêu chuẩn, nhưng vì biết mình thiên về chủ nghĩa cá nhân, nhắm hi sinh bản thân không được, cống hiến không tới, không thể xứng với tên gọi là đảng viên, nên mới không xin vào Đảng và luôn thấy tiếc đây này. Còn vào Đảng xong, lợi lộc không được như ý thì bất mãn, hằn thù…, rồi trở cờ, bán đứng… là thứ vứt đi!
Nguyễn Thị Thu Huyền

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Đừng yêu nước bằng máu của người khác!



Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook.




Ông ngoại tôi từng cầm mác búp đa, lưng dắt lựu đạn, cắt rào rào kẽm gai công đồn Pháp cùng với những người lính Nhật Bản theo Việt Minh thời chín năm. Chiến thuật của đơn vị ông rất đơn giản: cắt rào, ném lựu đạn vô lô cốt và xung phong vào đánh giáp lá cà khi quân Pháp còn chưa hết choáng váng vì tiếng nổ. Ông tôi không kể về những tổn thất của đơn vị.

Khi tôi hỏi ông tôi là trong đơn vị có bao nhiêu lính Nhật, và sau chín năm, bao nhiêu người trong số họ trở về tổ quốc. Ông trả lời “có chín người, sau chín năm, chẳng có ai trong họ còn sống.” Tôi không biết ngoài chín người Nhật đó, bao nhiêu người khác trong đơn vị ông đã chết. Tôi hỏi ông: “đơn vị ông không phải là đặc công (mà thực ra trong thời chín năm, khái niệm đặc công chưa có), sao các ông không dùng bazooka hoặc ít nhất là súng máy áp chế khi công đồn?” Ông trả lời rất đơn giản là đơn vị ông không có bất kỳ vũ khí hỏa lực mạnh nào. Họ chỉ có 3 súng trường Nhật cho một tiểu đội và những người Nhật Bản tình nguyện chỉ dùng kiếm samurai của họ.

Thời kháng Mỹ, ông tôi động viên con cái đi ra trận. Hai dì tôi đi thanh niên xung phong khi mười sáu tuổi. Sau chiến dịch Đường 9 Nam Lào và Quảng Trị, lần lượt 2 dì về nhà vì mất sức. Cả hai dì đều trọc đầu như sư đến nhiều năm sau tóc mới mọc lại. Bác tôi, học ở Nga về làm cán bộ giảng dạy Bách Khoa nhưng rồi lại tình nguyện nhập ngũ. Tây Nguyên, Đường 9, Quảng Trị - giấy chứng nhận dũng sỹ diệt Mỹ và dũng sỹ diệt xe cơ giới gấp phồng túi ngực (theo đúng nghĩa đen). Khi từ miền Bắc vào Nam, bác tôi mang theo 90 viên đạn của cây súng bắn tỉa. Khi giải ngũ, bác đã bắn 52 viên, trong đó 4 viên trượt. Bác tôi và người em kết nghĩa đã bỏ cả ngày trời bò qua cả một cái trảng lớn nằm giữa vùng ranh giới giữa hai bên để bắn một phát đạn với tầm gần 900 m làm bị thương viên tướng chỉ huy một sư đoàn quân đội Sài Gòn trong cuộc họp bộ tham mưu của sư này hồi Quảng Trị năm 1972. Bác tôi là một trong 16 người cuối cùng rời thành Quảng Trị bơi vượt sông Thạch Hãn và tên của bác tôi có trong viện Bảo tàng Quân đội. Những người chỉ huy trận Quảng Trị nay đang lãnh đạo Bộ Quốc phòng đều nhớ đến bác tôi.

Ông ngoại tôi giờ đã 94 tuổi, bác và các dì tôi đều đã về hưu. Không một ai đại ngôn về lòng yêu nước. Thậm chí, tôi chưa bao giờ nghe từ đó trong các câu chuyện của họ. Đơn giản là họ làm những điều đó.

Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối và nói với tôi rằng: “con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước 1975”. Khi tôi kể cho bác về những chuyện gần đây trên Biển Đông, bác lẩm nhẩm tính rồi nói “Ác liệt như hồi 72 mà người ta mới vét đến cán bộ tuổi 35. Giờ, nếu không phải đánh lớn trên bộ, chắc bọn con (tôi và các anh con bác) không bị động viên đâu!”

Tôi viết những dòng này vì tôi ngán đến tận cổ những người ngồi trong phòng máy lạnh mà mọi thứ họ viết ra chỉ là chỉ trích. Tôi ngán đến tận cổ việc họ tự cho mình là đang nói lên tiếng nói của nhân dân để viết về lòng yêu nước. Họ chỉ trích, họ mách nước cho Nhà nước làm việc A việc B dù họ biết rằng nếu có nổ súng thì họ sẽ không gửi email gọi con họ bỏ học ở nước ngoài để về nhập ngũ. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi) để nói những từ đại ngôn đó.

Những người đại ngôn đó đòi minh bạch về thông tin, đòi nhà nước để cho phải báo cáo này nọ nhưng họ quên mất một điều là từ năm 79 tới những năm 85-86, có ngày nào mà nhân dân không nghe đài thống kê về số lượng đạn pháo bắn sang lãnh thổ Việt Nam, ngày nào mà Thông Tấn Xã VN không dịch những bản tin đó sang tiếng Anh cho thế giới biết? Cả thế giới đều biết, nhưng chỉ có những thanh niên Việt Nam 17-18 phải bỏ trường học mà lên đường giữ nước, và cả nước phải đói ăn đến queo quắt để chiến sỹ tiền duyên có đạn mà bắn.

Năm 88, chiến sỹ hải quân hy sinh trên đá ngầm đảo Trường Sa vì tinh thần yêu nước và hy sinh họ có thừa nhưng họ không có vũ khí để chống lại tàu lớn của Trung Quốc.

Những người gác biển không cần nhân dân “đứng” sau lưng bằng viết bài răn dạy nhân dân và nhà nước về tình yêu nước trên Facebook. Những người gác biển cần vũ khí, cần máy bay, cần tên lửa, cần tàu chiến, tàu ngầm. Và những thứ đó chỉ có được khi có tiền. Nếu có viết, hãy kêu gọi nhà nước phát hành công trái mua vũ khí, và nếu có phát hành, thì hãy mua công trái. Đừng để con em nhân dân đổ máu để cho các vị thấy mình là yêu nước.

Theo THÁI BẢO ANH (Reds.net)

Đừng yêu nước bằng máu của người khác!

Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook.
Ông ngoại tôi từng cầm mác búp đa, lưng dắt lựu đạn, cắt rào rào kẽm gai công đồn Pháp cùng với những người lính Nhật Bản theo Việt Minh thời chín năm. Chiến thuật của đơn vị ông rất đơn giản: cắt rào, ném lựu đạn vô lô cốt và xung phong vào đánh giáp lá cà khi quân Pháp còn chưa hết choáng váng vì tiếng nổ. Ông tôi không kể về những tổn thất của đơn vị.
Khi tôi hỏi ông tôi là trong đơn vị có bao nhiêu lính Nhật, và sau chín năm, bao nhiêu người trong số họ trở về tổ quốc. Ông trả lời “có chín người, sau chín năm, chẳng có ai trong họ còn sống.” Tôi không biết ngoài chín người Nhật đó, bao nhiêu người khác trong đơn vị ông đã chết. Tôi hỏi ông: “đơn vị ông không phải là đặc công (mà thực ra trong thời chín năm, khái niệm đặc công chưa có), sao các ông không dùng bazooka hoặc ít nhất là súng máy áp chế khi công đồn?” Ông trả lời rất đơn giản là đơn vị ông không có bất kỳ vũ khí hỏa lực mạnh nào. Họ chỉ có 3 súng trường Nhật cho một tiểu đội và những người Nhật Bản tình nguyện chỉ dùng kiếm samurai của họ.
Thời kháng Mỹ, ông tôi động viên con cái đi ra trận. Hai dì tôi đi thanh niên xung phong khi mười sáu tuổi. Sau chiến dịch Đường 9 Nam Lào và Quảng Trị, lần lượt 2 dì về nhà vì mất sức. Cả hai dì đều trọc đầu như sư đến nhiều năm sau tóc mới mọc lại. Bác tôi, học ở Nga về làm cán bộ giảng dạy Bách Khoa nhưng rồi lại tình nguyện nhập ngũ. Tây Nguyên, Đường 9, Quảng Trị – giấy chứng nhận dũng sỹ diệt Mỹ và dũng sỹ diệt xe cơ giới gấp phồng túi ngực (theo đúng nghĩa đen). Khi từ miền Bắc vào Nam, bác tôi mang theo 90 viên đạn của cây súng bắn tỉa. Khi giải ngũ, bác đã bắn 52 viên, trong đó 4 viên trượt. Bác tôi và người em kết nghĩa đã bỏ cả ngày trời bò qua cả một cái trảng lớn nằm giữa vùng ranh giới giữa hai bên để bắn một phát đạn với tầm gần 900 m làm bị thương viên tướng chỉ huy một sư đoàn quân đội Sài Gòn trong cuộc họp bộ tham mưu của sư này hồi Quảng Trị năm 1972. Bác tôi là một trong 16 người cuối cùng rời thành Quảng Trị bơi vượt sông Thạch Hãn và tên của bác tôi có trong viện Bảo tàng Quân đội. Những người chỉ huy trận Quảng Trị nay đang lãnh đạo Bộ Quốc phòng đều nhớ đến bác tôi.
Ông ngoại tôi giờ đã 94 tuổi, bác và các dì tôi đều đã về hưu. Không một ai đại ngôn về lòng yêu nước. Thậm chí, tôi chưa bao giờ nghe từ đó trong các câu chuyện của họ. Đơn giản là họ làm những điều đó.
Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối và nói với tôi rằng: “con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước 1975”. Khi tôi kể cho bác về những chuyện gần đây trên Biển Đông, bác lẩm nhẩm tính rồi nói “Ác liệt như hồi 72 mà người ta mới vét đến cán bộ tuổi 35. Giờ, nếu không phải đánh lớn trên bộ, chắc bọn con (tôi và các anh con bác) không bị động viên đâu!”
Tôi viết những dòng này vì tôi ngán đến tận cổ những người ngồi trong phòng máy lạnh mà mọi thứ họ viết ra chỉ là chỉ trích. Tôi ngán đến tận cổ việc họ tự cho mình là đang nói lên tiếng nói của nhân dân để viết về lòng yêu nước. Họ chỉ trích, họ mách nước cho Nhà nước làm việc A việc B dù họ biết rằng nếu có nổ súng thì họ sẽ không gửi email gọi con họ bỏ học ở nước ngoài để về nhập ngũ. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi) để nói những từ đại ngôn đó.
Những người đại ngôn đó đòi minh bạch về thông tin, đòi nhà nước để cho phải báo cáo này nọ nhưng họ quên mất một điều là từ năm 79 tới những năm 85-86, có ngày nào mà nhân dân không nghe đài thống kê về số lượng đạn pháo bắn sang lãnh thổ Việt Nam, ngày nào mà Thông Tấn Xã VN không dịch những bản tin đó sang tiếng Anh cho thế giới biết? Cả thế giới đều biết, nhưng chỉ có những thanh niên Việt Nam 17-18 phải bỏ trường học mà lên đường giữ nước, và cả nước phải đói ăn đến queo quắt để chiến sỹ tiền duyên có đạn mà bắn.
Năm 88, chiến sỹ hải quân hy sinh trên đá ngầm đảo Trường Sa vì tinh thần yêu nước và hy sinh họ có thừa nhưng họ không có vũ khí để chống lại tàu lớn của Trung Quốc.
Những người gác biển không cần nhân dân “đứng” sau lưng bằng viết bài răn dạy nhân dân và nhà nước về tình yêu nước trên Facebook. Những người gác biển cần vũ khí, cần máy bay, cần tên lửa, cần tàu chiến, tàu ngầm. Và những thứ đó chỉ có được khi có tiền. Nếu có viết, hãy kêu gọi nhà nước phát hành công trái mua vũ khí, và nếu có phát hành, thì hãy mua công trái. Đừng để con em nhân dân đổ máu để cho các vị thấy mình là yêu nước.
Theo THÁI BẢO ANH (Reds.net)

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc




           Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa đã trở thành nền tảng quan trọng tạo nên nguồn sức mạnh to lớn giúp dân tộc Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm l­ược, khắc phục mọi khó khăn, thử thách trong đấu tranh dựng nư­ớc và giữ nư­ớc. Đại hội lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) của Đảng Cộng sản đã thông qua Cư­ơng lĩnh xây dựng đất n­ước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó C­ương lĩnh đã xác định nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc tr­ưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nh­ư vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa có sự thống nhất hữu cơ giữa tính tiên tiếnvà tính đậm đà bản sắc dân tộc:
- Nền văn hóa tiên tiến đó chính là nền văn hóa yêu n­ước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý t­ưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mac-Lenin và Tư­ tư­ởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con ng­ười, vì hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của đất n­ước.
- Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa gìn giữ và phát huy đư­ợc những giá trị bền vững, tinh hoa của văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam đư­ợc vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nư­ớc và giữ nước. Tuy nhiên, không nên đồng nhất bản sắc dân tộc với “cái cũ”, “cái nguyên gốc” do dân tộc tạo ra mà nó bao hàm cả các giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại đư­ợc dân tộc tiếp nhận một cách sáng tạo, biến nó thành nguồn lực bên trong để xây dựng và bảo vệ đất nư­ớc.
Do đó, xuyên suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc của dân tộc, việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một yêu cầu tất yếu đặt ra.
Xuất phát từ nhận thức đúng đắn đó, tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ­ương Đảng Khóa VIII năm 1998, Đảng Cộng sản đã đề ra Nghị quyết về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm này đánh dấu sự phát triển tư­ duy lý luận của Đảng, đồng thời cũng là kết quả tổng kết thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong suốt quá trình đấu tranh dựng nư­ớc và giữ n­ước.
Nghị quyết đã đ­ề ra những quan điểm chỉ đạo chiến l­ược sau:
- Thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm này xác định vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới ở n­ước ta hiện nay. Mục tiêu của sự nghiệp đổi mới là phấn đấu vì dân giàu, nư­ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó phải giải quyết hài hòa giữa sự phát triển kinh tế và văn hóa, đảm bảo cho đất nư­ớc phát triển bền vững và lâu dài. Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng ta xây dựng vừa phải là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Thứ hai, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm này xác định phư­ơng h­ớng và đặc tr­ưng của nền văn hóa Việt Nam mà chúng ta tập trung xây dựng. Trình độ tiên tiến của nền văn hóa phải thống nhất với bản sắc văn hóa dân tộc và khẳng định tầm vóc, vị thế của văn hóa dân tộc trong giao l­ưu và hợp tác quốc tế.
- Thứ ba, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Quan điểm này nhấn mạnh tư­ t­ưởng nhất quán của Đảng, Nhà n­ước ta về đảm bảo tính thống nhất và tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Hơn 50 dân tộc sống trên đất n­ước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng, các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam. Củng cố sự thống nhất dân tộc chính là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc.
- Thứ t­ư, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Quan điểm này xác định vai trò chủ thể xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa dân tộc. Mỗi ng­ười dân Việt Nam cần nhận thức đư­ợc trách nhiệm của bản thân trong quá trình này. Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa d­ưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà n­ước. Trong đó, đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.
- Thứ năm, văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. Quan điểm này nhấn mạnh tới ph­ương pháp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là “xây” phải đi đôi với “chống” và lấy “xây” làm chính. Cùng với việc giữ gìn và phát triển những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư­ tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mọi mư­u toan lợi dụng văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình”.
Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Trong những năm tiếp theo, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn th­ường xuyên quan tâm, chỉ đạo xây dựng một nền văn hóa Việt Nam theo định h­ướng đã đề ra. Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ­ương khóa IX năm 2004 đã ra Kết luận về Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ­ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm sắp tới. Đại hội lần thứ X của Đảng năm 2006 nêu rõ: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất l­ượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011 một lần nữa khẳng định: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”.
Quán triệt quan điểm của Đảng về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những năm gần đây, nền văn hóa dân tộc đã đạt đ­ược những bư­ớc phát triển đáng kể: các giá trị văn hóa của hơn 50 dân tộc đư­ợc kế thừa và phát triển; giao l­ưu, hợp tác văn hóa với n­ước ngoài đư­ợc mở rộng; một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con ngư­ời Việt Nam từng bư­ớc đ­ược hình thành; nhiều di sản văn hóa đ­ược giữ gìn, tôn tạo; các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nư­ớc nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách” phát triển rộng khắp…, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng của quần chúng nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trư­ờng, xu thế xâm lăng văn hóa đã tác động tiêu cực đến tư­ t­ưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận quần chúng nhân dân. Công tác quản lí các lĩnh vực hoạt động văn hóa, t­ư t­ưởng còn những biểu hiện buông lỏng, né tránh. Một số lĩnh vực: báo chí - xuất bản, văn học - nghệ thuật, giáo dục - đào tạo bị khuynh hư­ớng “thư­ơng mại hóa” chi phối, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích. Những yếu tố tiêu cực này đặt nền văn hóa Việt Nam đối mặt nguy cơ phai nhạt bản sắc dân tộc, thoát li nền tảng hệ tư­ t­ưởng chủ nghĩa Mac-Lenin, tư­ t­ưởng Hồ Chí Minh, từng b­ước bị thay thế bằng các hệ tư­ tư­ởng tư­ sản, hình thành quan điểm, tư tư­ởng, lối sống theo kiểu phư­ơng Tây...
Và đứng trước tình hình đó, mỗi người dân Việt Nam và đặc biệt là thế hệ thanh niên, trí thức trẻ càng phải nhận thức được vai trò của bản thân trong xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng đã đề ra. Chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện bản thân thật tốt để mỗi người đều trở thành một bông hoa đẹp có ích, qua đó thể hiện được bản sắc văn hoá dân tộc trong từng lời nói, hành động. Làm được điều đó có nghĩa là chúng ta đã góp phần xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện và đẹp đẽ trong mắt bạn bè quốc tế.

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

YÊU NƯỚC?





Tôi có một cuộc sống bình thường, ngày đi làm tối về với vợ và 2 đứa con. Cuộc sống của tôi trôi qua một cách bình yên, mà nói là lặng lẽ cũng không sai. Loanh quanh đâu đó chỉ là việc chăm lo phát triển kinh tế cho gia đình, đốc thúc con cái học tập và lo lắng cho hai bên nhà nội, ngoại. Cuộc sống cứ thế mà trôi, nhưng đến một ngày tôi chợt nhận ra trong mình, cuộc sống của tôi không chỉ có thế, cuộc sống của tôi còn có cả tình yêu thương đất nước, mà bấy lâu nay nó cứ nằm trong mình, âm thầm và lặng lẽ, bởi vì có lẽ những con người có cuộc sống như tôi không nghĩ mình lớn lao đến mức để có thể nhận ra điều đó.
Trước kia đọc những trang sử hào hùng và lắm lúc là bi thương của đất nước, tôi cứ ngỡ rằng, yêu nước chính là cầm vũ khí đứng lên chống lại quân xâm lược ngoại bang. Đó là sẵn sàng chiến đấu để cứu đất nước khỏi cảnh nô lệ, để bảo vệ gia đình khỏi những tiếng súng truy lùng của địch. Để làm sao tất cả con dân Việt Nam chúng ta có một cuộc sống yên bình, đất nước ta có được một độc lập trọn vẹn. Yêu nước trong tôi lúc đó là phải chiến đấu và có chiến đấu vì đất nước thì mới được coi là yêu nước.
VIỆT NAM
Hãy thể hiện lòng yêu nước bằng chính trái tim mình, ảnh minh họa
Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, cảnh khói lửa ngày nào, cảnh hoang tàn của đất nước đã đi xa. Và tôi từng có suy nghĩ , lòng yêu nước đã tắt dần trong mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ không trải qua chiến tranh như tôi. Đến một ngày, tôi vẫn còn nhớ là khoảng giữa năm 2011, khi Trung Quốc có những hành động xâm phạm chủ quyền của nước ta ở Biển Đông, lòng tôi lúc đó tràn lên một thứ cảm xúc rờn rợn, khác lạ. Cho đến giờ tôi mới ngợ ra đó chính là lòng yêu nước ẩn lấp trong tôi bao ngày.
Kể từ lúc đó, tôi chìm trong những dòng suy nghĩ miên man, tôi yêu nước thì tôi phải làm gì. Tôi đau đáu với câu hỏi làm sao để chứng minh, để thể hiện lòng yêu nước của mình. Tôi phải hành động, tôi phải chiến đấu, vì có như thế mới là yêu nước. Một lần lang thang trên mạng tôi dường như đã biết cách để chứng minh lòng yêu nước của mình. Tôi sung sướng và hăng hái đi biểu tình vào mỗi chủ nhật ở bờ Hồ. Tôi mạnh mẽ lên án, tôi chửi không tiếc lời những tên đốn mạt trong chính quyền. Và hàng ngày vẫn đăng status kêu gọi bạn bè tẩy chay bè lũ cộng sản. Cho đến một ngày tôi nhận ra được bản chất của những việc tôi đang làm, những con người tôi đang tin theo. Thì ra chúng vẫn ngấm ngầm nhận tiền từ nước ngoài, vẫn âm thầm móc nối với bọn Việt Tân. Những lời chúng nói chỉ là biện minh cho việc chúng đang chống phá đất nước ta và chúng vẫn nhận tiền từ bên ngoài từng ngày, từng chiến dịch chống phá. Và chúng tôi bấy lâu nay chỉ là những con tốt, những con bù nhìn trong bàn tay của chúng.
Kể từ ngày nhận ra bản chất đen tối của bọn giả danh yêu nước đó, đã không còn tin vào những lời chúng nói, nhưng trong tôi vẫn luôn vô định tìm kiếm một câu trả lời. Thế nào là lòng yêu nước đích thực và yêu nước thì tôi phải làm gì ?  
Thời gian trôi, tôi dần trưởng thành và suy nghĩ chính chắn hơn. Tôi đã biết chiêm nghiệm cuộc sống của mình. Rồi dần dần tôi nhận thấy yêu nước trong tôi là những thứ cảm xúc có trong cuộc sống hàng ngày, là yêu những thứ đơn giản mà tôi có. Là thứ cảm xúc khi tôi nhận ra tôi yêu gia đình nhỏ của tôi như thế nào. Là cảm giác hồi hộp, hi vọng, vui mừng và nhiều khi là thất vọng qua mỗi trận bóng của đội tuyển quốc gia. Là thứ cảm xúc mơ hồ, khó nói. Là khi tôi nhận ra rằng tôi mà nói đúng hơn là chúng ta đang có một cuộc sống bình yên và tôi yêu cuộc sống bình yên đó đến nhường nào.
Tôi biết có nhiều người trong chúng ta có suy nghĩ khác tôi, bởi tôi hiểu mỗi người chúng ta đều có cách sống và cách suy nghĩ khác nhau. Nhưng trong tôi bây giờ, tôi thể hiện lòng yêu nước bằng những ngày tháng cần cù làm việc, cùng nhau đóng góp công sức cho sự phát triển của đất nước này. Là cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ của bản thân đối với đất nước, như đóng thuế tự nguyện và không chạy trốn nghĩa vụ quân sự. Và yêu nước trong tôi, là sẵn sàng đứng lên khi đất nước cần, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước này. Yêu nước trong tôi là cùng nhau làm tốt vai trò của mình và cùng mọi người đẩy lùi đi những tiêu cực của xã hội để cùng nhau sống trong một xã hội tốt đẹp hơn.
Và từ đó tôi tìm ra câu trả lời cho bản thân. Yêu nước không cần phải làm những điều lớn lao như cầm súng và hi sinh, yêu nước là làm tốt vai trò của mình đối với xã hội, là cống hiến cho đất nước bằng những giá trị của bản thân. Yêu nước không phải là thay đổi sang một chế độ khác, mà yêu nước là cùng nhau loại bỏ những tiêu cực trong chế độ này, cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Và tôi thấy, yêu nước như vậy là yêu nước chân chính.

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG ÂM MƯU, Ý ĐỒ CỦA PHÁP LUÂN CÔNG


Như đã thông tin thời gian qua Pháp Luân Công có dấu hiệu phát triển mạnh và lan rộng sang nhiều khu vực ở địa bàn nước ta. Chính vì thế để mọi người hiểu và nhận thức được âm mưu, ý đồ của môn tà đạo này, chúng tôi xin phép được cung cấp một số thông tin về Pháp Luân Công.


Năm 1999, sau khi bị chạy trốn khỏi Trung Quốc, những kẻ cầm đầu Pháp Luân Công đã thành lập Tổng hội Pháp Luân Công tại Mỹ. Nhận thấy mục đích của tổ chức này là nhằm chống lại chủ nghĩa cộng sản và các nước theo chủ nghĩa cộng sản, Mỹ đã không tiếc tiền vung tay tài trợ và đào tạo những kẻ này. Dưới sự đào tạo bài bản của CIA, rất nhanh chóng Pháp Luân Công trở thành con bài của Mỹ, phục vụ cho mưu đồ chống cộng trên toàn thế giới của Mỹ.

Với nguồn kinh phí khổng lồ mà Mỹ tài trợ, tổ chức này sau đó đã len lỏi vào Việt Nam, ngấm ngầm móc nối, dựng lên các cơ sở trong nước. Nguồn lực dồi dào, Pháp Luân Công đã không ngần ngại ồ ạt phát triển, lôi kéo người tập trên nhiều tỉnh thành của nước ta. Song song với đó, Pháp Luân Công cũng đầu tư không nhỏ vào các bộ máy tuyên truyền, hiện nay chúng sở hữu rất nhiều trang web, tài khoản mạng xã hội có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh và lôi kéo người tập như Trí Thức Việt Nam, Chân Trời Mới Media, Đại Kỷ Nguyên, Hoa Sen Khai Nở, Đại Pháp Hồng Truyền Chân Thiện Nhẫn.

Với vỏ bọc không phải là tôn giáo chỉ là môn khí công dưỡng sinh, cùng với việc ăn theo uy tín các giáo lý của Phật Giáo, Pháp Luân Công luôn tỏ ra là những kẻ hiền lành, vui vẻ, điều này đã lừa bịp được không ít bà con kém hiểu biết, ít thông tin nghe theo và tập luyện. Thế nhưng khi bị phát hiện có các hành động như tán phát tài liệu có nội dung phản động, âm mưu tổ chức các cuộc gây rối…những học viên Pháp Luân Công ngay lập tức thể hiện thái độ côn đồ, sẵn sàng có các hành vi bạo lực, coi thường chính quyền và người thi hành công vụ.

Bản chất chống cộng và âm mưu, ý đồ tổ chức, tiến hành các hoạt động gây rối luôn thường trực trong Pháp Luân Công. Chính vì thế, bà con cần tỉnh táo và cảnh giác với các hoạt động lôi kéo, dụ dỗ tham gia và tập luyện môn Pháp Luân Công này.

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG ÂM MƯU, Ý ĐỒ CỦA PHÁP LUÂN CÔNG

 
Như đã thông tin thời gian qua Pháp Luân Công có dấu hiệu phát triển mạnh và lan rộng sang nhiều khu vực ở địa bàn nước ta. Chính vì thế để mọi người hiểu và nhận thức được âm mưu, ý đồ của môn tà đạo này, chúng tôi xin phép được cung cấp một số thông tin về Pháp Luân Công.

          Năm 1999, sau khi bị chạy trốn khỏi Trung Quốc, những kẻ cầm đầu Pháp Luân Công đã thành lập Tổng hội Pháp Luân Công tại Mỹ. Nhận thấy mục đích của tổ chức này là nhằm chống lại chủ nghĩa cộng sản và các nước theo chủ nghĩa cộng sản, Mỹ đã không tiếc tiền vung tay tài trợ và đào tạo những kẻ này. Dưới sự đào tạo bài bản của CIA, rất nhanh chóng Pháp Luân Công trở thành con bài của Mỹ, phục vụ cho mưu đồ chống cộng trên toàn thế giới của Mỹ.
Với nguồn kinh phí khổng lồ mà Mỹ tài trợ, tổ chức này sau đó đã len lỏi vào Việt Nam, ngấm ngầm móc nối, dựng lên các cơ sở trong nước. Nguồn lực dồi dào, Pháp Luân Công đã không ngần ngại ồ ạt phát triển, lôi kéo người tập trên nhiều tỉnh thành của nước ta. Song song với đó, Pháp Luân Công cũng đầu tư không nhỏ vào các bộ máy tuyên truyền, hiện nay chúng sở hữu rất nhiều trang web, tài khoản mạng xã hội có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh và lôi kéo người tập như Trí Thức Việt Nam, Chân Trời Mới Media, Đại Kỷ Nguyên, Hoa Sen Khai Nở, Đại Pháp Hồng Truyền Chân Thiện Nhẫn.
          Với vỏ bọc không phải là tôn giáo chỉ là môn khí công dưỡng sinh, cùng với việc ăn theo uy tín các giáo lý của Phật Giáo, Pháp Luân Công luôn tỏ ra là những kẻ hiền lành, vui vẻ, điều này đã lừa bịp được không ít bà con kém hiểu biết, ít thông tin nghe theo và tập luyện. Thế nhưng khi bị phát hiện có các hành động như tán phát tài liệu có nội dung phản động, âm mưu tổ chức các cuộc gây rối…những học viên Pháp Luân Công ngay lập tức thể hiện thái độ côn đồ, sẵn sàng có các hành vi bạo lực, coi thường chính quyền và người thi hành công vụ.
          Bản chất chống cộng và âm mưu, ý đồ tổ chức, tiến hành các hoạt động gây rối luôn thường trực trong Pháp Luân Công. Chính vì thế, bà con cần tỉnh táo và cảnh giác với các hoạt động lôi kéo, dụ dỗ tham gia và tập luyện môn Pháp Luân Công này.