KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn BÀI HỌC TỪ HỒ CHỦ TỊCH VÀ CUỘC CHIẾN 1979 TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC.. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÀI HỌC TỪ HỒ CHỦ TỊCH VÀ CUỘC CHIẾN 1979 TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC.. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

BÀI HỌC TỪ HỒ CHỦ TỊCH VÀ CUỘC CHIẾN 1979 TRONG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC.

“Lụt Bắc lụt Nam; máu đầm biên giới
Tay chống trời; tay giữ nước; căng gân”
Thời kỳ 1979 là giai đoạn cực kỳ khó khăn của đất nước kể từ khi mới thành lập nhưng chưa phải là khó khăn nhất. Khó khăn nhất chính là thời điểm Hồ Chủ tịch vừa đọc tuyên ngôn độc lập thì 20 vạn quân “Tàu trắng” của Tưởng Giới Thạch chiếm đóng Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16, hàng vạn quân Anh, quân Pháp cũng càn quét từ vĩ tuyến 16 đổ vào Nam, chưa kể các băng đảng chính trị phản động quấy phá bên trong.


Thời điểm ấy, đất nước VNDCCH như là một “đứa trẻ sơ sinh”, còn chưa có tên trên bản đồ thế giới và chưa được quốc gia nào công nhận. Đồng minh đáng kể duy nhất chính là “Tàu đỏ” ĐCS Trung Quốc, bấy giờ đang loay hoay trong cuộc nội chiến với “Tàu trắng” được Mỹ hỗ trợ. Vậy mà ĐCS VN dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch đã khéo léo, mềm dẻo để hóa giải tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” này, thậm chí đến mức tuyên bố giải tán Đảng CSVN, ký hiệp định với Pháp để trước thì bỏ bớt một đối thủ (Tàu trắng), sau thì tranh thủ củng cố lực lượng, dọn dẹp phản động, chuẩn bị cho kháng chiến trường kỳ. [Không dám tưởng tượng nếu tình huống này được đặt vào tay các “hải đăng mạng”, “anh hùng mạng” húng cầy thời nay thì sẽ ra sao nhỉ?]
Bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất (1961 – 1968) cũng chính là thời kỳ mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng sâu rộng. Trong bối cảnh hai nước ra sức tập hợp lực lượng để củng cố vị trí của mình, Việt Nam trở thành một trong những tiêu điểm thể hiện đối sách của mỗi nước và liên quan đến lợi ích của các cường quốc đại diện cho quyền lực của thế giới. Trước những chuyển biến đó, quan điểm của Hồ Chủ tịch trước sau như một là “mọi thắng lợi của Đảng ta và của nhân dân ta không thể tách rời sự ủng hộ nhiệt tình của Liên Xô, Trung Quốc...” và đặt ra nhiệm vụ làm giảm thiểu tối đa tác hại của sự tranh chấp giữa Liên Xô - Trung Quốc và tiềm năng lợi dụng của Mỹ, không ngừng củng cố, tăng cường quan hệ Việt - Xô - Trung. Người đưa ra quan điểm chỉ đạo như sau:
1/ Kiên trì tình đoàn kết hữu nghị với Liên Xô và Trung Quốc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
2/ Không can thiệp vào công việc nội bộ của Liên Xô, Trung Quốc.
3/ Nỗ lực hóa giải, thu hẹp bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc, coi đó là cơ sở để củng cố quan hệ hữu nghị Việt - Xô - Trung.
4/ Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, ứng xử linh hoạt, có lý, có tình trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc.
Để giữ gìn quan hệ cân bằng, đoàn kết, hữu nghị với cả Liên Xô và Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta chủ trương ứng phó nhanh nhạy, mềm dẻo với mọi biến chuyển của tình hình, đạt tới sự tế nhị và cân bằng. Các chuyến thăm hỏi của Hồ chủ tịch và lãnh đạo Đảng, Nhà nước VNDCCH đến Liên Xô & Trung Quốc khá liên tục và đồng đều. Tuân thủ phương châm “chưa hiểu thì chưa nên bầy tỏ thái độ” của Hồ Chí Minh, suốt thời kỳ mâu thuẫn Xô - Trung diễn ra gay gắt, trên các phương tiện chính thống, Đảng và Nhà nước ta đã không bàn luận, không bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối cuộc đấu tranh nội bộ trong Đảng Cộng sản Liên Xô (1956), hay đối với Cách mạng văn hóa của Trung Quốc, cũng như không tham gia các cuộc tranh luận công khai giữa hai bên, tránh gây ra những hiểu lầm không cần thiết.
Khi Trung Quốc thường xuyên nêu vấn đề “chống chủ nghĩa xét lại”, “tách khỏi Liên Xô”còn Liên Xô liên tiếp gửi thông điệp đề nghị Việt Nam phải thay đổi lập trường với Trung Quốc, thì Hồ Chủ tịch vẫn luôn mềm mỏng và kiên định giải thích: “Đảng chúng tôi luôn luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên và cho quần chúng nhân dân lòng yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản, luôn luôn tăng cường đoàn kết hữu nghị với Liên Xô, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và các nước anh em khác”. Khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta trao đổi và thông báo về các vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam với lãnh đạo Liên Xô, thì cũng đồng thời thông báo, trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc.
Năm 1965, khi Liên Xô đề nghị lập Mặt trận thống nhất và lập cầu hàng không để giúp đỡ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhưng khi Trung Quốc không đồng ý, thì ta tạm thời gác vấn đề này lại, đồng thời công khai cải chính những tin tức nói Trung Quốc cản trở hàng viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam quá cảnh qua Trung Quốc. Từ năm 1966, ở Trung Quốc diễn ra Cách mạng văn hóa, Người thực hiện chủ trương “cách mạng văn hóa là vấn đề nội bộ Trung Quốc”. Không tỏ thái độ ủng hộ hay phản đối, nhưng khi được Chủ tịch Mao Trạch Đông gợi ý thực hiện cách mạng văn hóa ở Việt Nam, Người đã nhã nhặn, khéo léo từ chối: “Việt Nam trước mắt không thể làm đại cách mạng văn hoá, chúng tôi còn làm đại cách mạng võ hoá đã”. Mao Chủ tịch tán thành: “Đúng vậy, Việt Nam không thể làm đại cách mạng văn hoá được”.
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nhuần nhuyễn triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” để kết hợp hài hoà giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa cương và nhu, giữa chiến lược và sách lược, giữa chủ động và sáng tạo, vô cùng linh hoạt trên cơ sở giữ vững nguyên tắc, từ đó nhận biết, nắm bắt thời điểm để xử lý thành công quan hệ Việt Nam với Liên Xô, Trung Quốc, bảo vệ và thực hiện tốt nhất lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chính nhờ thế, dù đứng giữa 2 bên đối thủ của nhau như vậy, VN vẫn đón nhận được sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa của cả 2 để phục vụ cho công cuộc dựng nước giữ nước của mình.
Quay trở lại mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc sau 1975, sự cân bằng mà Hồ Chủ tịch tạo ra đã không còn được duy trì nữa mà dần chuyển thành “nhất bên trọng, nhất bên khinh”, đưa đến hậu quả đáng tiếc mà chúng ta đã biết. Khi Hiệp định Pháp – Việt (1946) gây hoài nghi, Hồ Chủ tịch đã giải thích rằng: “Chọn thương lượng thay vì đánh nhau chính là bằng chứng hiểu biết về chính trị”. Mao Chủ tịch thì cũng đúc kết rằng "Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu". Đáng tiếc là máu đã đổ!
Nhiều người bây giờ chế giễu câu nói “Dạy cho Việt Nam một bài học” của Đặng Tiểu Bình nhưng chúng ta tin rằng các lãnh đạo lèo lái đất nước trong hơn 10 năm sau trận giao tranh kéo dài một tháng ấy thì hiểu rõ “bài học” đó là gì.
Thời chống Mỹ, mặc dù Trung Quốc vẫn là nước lạc hậu về kinh tế, nhưng theo tổng kết viện trợ của Trung Quốc chiếm khoảng trên 50% tổng số viện trợ quốc tế cho Việt Nam. Khi chuyển sang đối đầu với “hậu phương lớn” ấy, bên cạnh một nền kinh tế kiệt quệ (miền Bắc mất viện trợ từ Trung Quốc, miền Nam mất viện trợ từ Mỹ, còn Hoa Kiều - lực lượng nắm giữ nền kinh tế miền Nam cũng chạy về Trung Quốc), chúng ta phải duy trì đội quân khổng lồ hơn 1 triệu người trải dài từ biên giới phía Bắc sang toàn bộ lãnh thổ Campuchia. Mọi cửa ngõ giao thương quốc tế đều bị bịt kín, chỉ còn dựa vào Liên Xô nhưng bấy giờ nước này cũng đã “rã rời” sau gần nửa thế kỷ “gồng gánh thế giới”, nội bộ chính trị xào xáo, lại sa lầy trong cuộc chiến ở Afghanistan. Nếu hỏi những người sống trong thời kỳ này sẽ biết, đánh nhau toàn diện với Mỹ - Pháp suốt 30 năm cũng chưa bao giờ đói bằng thời đánh nhau với Tàu ven biên giới. Chính trong thời gian này, lượng người vượt biên trốn ra nước ngoài tăng đột biến chủ yếu là vì … đói, tạo nên nạn “thuyền nhân” chấn động thế giới, giống như tình hình dân tị nạn bỏ nước ra đi ở các nước Trung Đông sau mùa xuân dân chủ bây giờ ấy. Ngày nay, mỗi khi Trung Quốc cấm biên định kỳ là các bạn đã thấy người ta kêu váng cả địa cầu đòi giải cứu hàng hóa các kiểu rồi thì phải hiểu rằng tình cảnh ngày trước nó thảm cỡ nào.
Đến 1986, trước tình hình đói kém trong nước và sự thành công của Cải cách phong hóa ở Trung Quốc, TBT Trường Chinh và ĐH Đảng đã quyết định tiến hành “Đổi Mới”, cùng với đó là tìm cách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Và không phải tự nhiên mà chính Trung Quốc trở thành “Đối tác chiến lược toàn diện” đầu tiên của Việt Nam, trước Nga 4 năm, điều cũng giống như năm xưa Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới công nhận Việt Nam sau đó “tiến cử” Việt Nam cho Liên Xô. Đến nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 8, thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 9 của Trung Quốc trên thế giới. Sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng phát triển mà như TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay”. Đúng là như các cụ đã dạy: Bán anh em xa, mua láng giềng gần (huống hồ như Hồ Chủ tịch đã chứng minh, nếu biết cách, láng giềng gần hoàn toàn có thể là người anh em chí tình chí nghĩa với mình).