KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn tự tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tự tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

Tai hại từ những “kì án” được dàn dựng bởi… cộng đồng mạng


Trong thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã vô cùng “nhức đầu” khi phải huy động một lực lượng lớn cán bộ chiến sĩ để xử lý những vụ gây rối trật tự, nguyên nhân xuất phát từ những “thuyết âm mưu” được lan truyền trên mạng.

Một vụ tai nạn giao thông, một vụ tử tự hay một cái chết chưa rõ nguyên do của một nữ phóng viên cũng được cộng đồng mạng “đào xới”, dựng thành một vụ án giết người vô cùng li kỳ, để từ đó, người phải chịu phiền lụy nhất nhiều khi lại chính là người thân của những nạn nhân nói trên…

Từ tai nạn thành “kì án”

Tối ngày 19/6/2018, tại địa bàn xã Hoàn Long (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), người dân nơi đây đã bàng hoàng khi phát hiện thi thể hai thiếu nữ ở chân cầu vượt Yên Phú (giao cắt quốc lộ 5B), cách đó vài chục mét là một chiếc xe máy.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền xã Hoàn Long đã phối hợp với Công an huyện Yên Mỹ đã có mặt để khám nghiệm hiện trường, thu thập thông tin.

Từ đó xác định, hai nạn nhân là người địa phương, tử vong trên vũng máu, trên cổ có vết cắt. Hai người nằm úp cách nhau chừng 30m, ngay bên vệ đường, cạnh đó là chiếc xe máy. Trước đó, Công an huyện cho biết, chưa xác định được việc hai cô gái tử vong là do bị sát hại hay do tai nạn giao thông.

Cơ quan Công an đang điều tra theo cả hai hướng. Tuy nhiên, qua kiểm tra các vết thương trên cơ thể nạn nhân cho thấy, các vết rách có liên quan đến việc bị cứa từ thành dải phân cách bằng kim loại của đường dẫn lên cầu.

Qua điều tra sơ bộ ban đầu, cơ quan Công an nhận định đây là vụ tai nạn giao thông, không có dấu hiệu bị truy sát. Sau khi khám nghiệm, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình để tiến hành mai táng.

Tai hại từ những “kì án” được dàn dựng bởi… cộng đồng mạng
Viện khoa học hình sự đang giám định lại hiện trường vụ việc ở Hưng Yên.
 Tuy nhiên, tại hiện trường, nhiều người đã livestream (phát trực tiếp) vụ tai nạn và tự nhận định rằng đây là một vụ giết người. Họ còn cho rằng trước đó, Công an đã nhận định rằng đây là vụ giết người, nhưng sau đó đổi thành tai nạn giao thông.

Sau khi đoạn clip phát trực tiếp này được đăng tải, đã gây hoang mang trong dư luận và có hàng chục ngàn lượt chia sẻ tại nhiều trang, nhóm khác nhau. Chỉ một vài giờ sau đó, một “kịch bản” li kì về vụ giết người để trả thù đã được đăng tải lên trên cộng đồng mạng, với tên tuổi đầy đủ của nạn nhân với những người có liên quan.

Theo những thông tin này đăng tải, hai nạn nhân bị… chém đứt cổ do trả thù mâu thuẫn cá nhân, một người sinh năm 2004 (trú tại xã Thanh Long, Yên Mỹ), người còn lại sinh năm 2006 (trú tại xã Hoàn Long). Ngoài hai nạn nhân này, còn một cô bé tên P.A sinh năm 2006 đã đi cùng nhưng trốn thoát được.

Cộng đồng mạng còn “tìm ra” được một facebook được cho là của người đã có mâu thuẫn với cô bé trốn thoát và chính người này chặn đường và giết hại hai nạn nhân nói trên.

Cũng vì những thông tin đăng tải trên mạng như vậy, sau khi cơ quan chức năng công bố đây là một vụ tai nạn giao thông, người nhà nạn nhân đã không chấp nhận.

Dưới sự kích động do thông tin sai lệch đăng tải lên mạng xã hội, trưa ngày 20/6, nhiều người trong gia đình nạn nhân cùng hàng trăm người hiếu kì đã mang quan tài đến trước cổng Công an huyện Yên Mỹ để gây sức ép, yêu cầu làm rõ theo hướng đây là một vụ án mạng. Gia đình nạn nhân còn lại thì mang quan tài ra để gần trạm soát vé trên quốc lộ 5, gây hỗn loạn và ách tắc giao thông.

Tai hại từ những “kì án” được dàn dựng bởi… cộng đồng mạng
Hiện trường vụ tai nạn ở Hưng Yên.
Vụ việc này khiến Công an tỉnh Hưng Yên và Công an huyện Yên Mỹ phải huy động nhiều cán bộ chiến sĩ đến hiện trường để lập lại trật tự. Để giải quyết vụ việc, tránh gây hoang mang dư luận, ngày 21/6, Công an tỉnh Hưng Yên đã đề nghị Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an về địa phương để tiến hành khám nghiệm tử thi tại Bệnh viện huyện Yên Mỹ.

Trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, một số đối tượng quá khích cố tình chống đối, cản trở lực lượng Công an thi hành nhiệm vụ. Công an tỉnh Hưng Yên sau đó đã bắt giữ 6 đối tượng có hành vi cản trở lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ, gây rối trật tự nơi công cộng trong vụ việc.

Ngoài khám nghiệm lại tử thi, Công an huyện Yên Mỹ cũng xác minh được vào chiều 19/6, một người trong nhóm bạn của nạn nhân tổ chức sinh nhật nên cùng nhau tụ tập ăn uống. Tất cả khoảng hơn 10 người cả nam và nữ. Sau khi ăn uống xong, cả hội cùng nhau đi hát mừng sinh nhật tại một quán karaoke trên địa bàn huyện Yên Mỹ.

Tại đây, nhóm tiếp tục liên hoan và có sử dụng bia. Lúc đó một nạn nhân có uống bia, nhưng không biết uống nhiều hay ít. Đến gần 22h, cả nhóm tan tiệc tại quán karaoke, 2 nạn nhân đi xe máy đuổi theo một người bạn trong nhóm để lấy chìa khóa. Mọi người đứng đợi 2 nạn nhân tại quán hát đến 23h cùng ngày thì nhận tin báo hai cô gái gặp nạn ở cầu Yên Phú.

Ngoài ra, cô bé P.A được cho là đã trốn thoát trong vụ “kì án” được cộng đồng mạng dựng lên thực chất không đi cùng hai nạn nhân, cô bé này tối hôm đó đã qua nhà bạn và đến đêm thì trở về nhà.

Người nhà P.A cũng cho biết, khi đọc được thông tin trên mạng xã hội đã cảm thấy vô cùng bức xúc vì con, em của mình bỗng dưng lại trở thành một nhân vật trong vụ án mạng không có thật, thậm chí còn là nguyên nhân chính dẫn đến vụ việc.

Anh Quân, một người dân sống ở trại gà cách hiện trường vụ việc vài trăm mét cho biết: “Tối hôm đó, tôi với mấy anh em xem bóng đá, đến lúc nghe thông tin có người chết ở chân cầu thì mọi người cùng chạy ra. Trước đó, tôi không thấy tiếng kêu cứu hay la hét gì. Đây là một khu vực vắng vẻ, người ta nói chuyện ngoài đường, trong này chúng tôi cũng nghe thấy. Vì thế không có chuyện có người bị đuổi giết mà chúng tôi không nghe thấy gì”.

Tai hại từ những “kì án” được dàn dựng bởi… cộng đồng mạng
Người dân quá khích mang quan tài chặn quốc lộ.

Giết người rồi dựng hiện trường giả?

Trong lúc vụ việc hai cô gái trẻ tử vong đang gây ầm ĩ ở Hưng Yên thì tại xã Tam Hồng (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), một vụ “kì án” khác cũng được cộng đồng mạng dựng lên khiến người dân nơi đây hoang mang, bức xúc.

Theo đó vào sáng sớm 21/6, tại thôn Phù Lưu, thi thể chị Hoàng Thị T. đã được gia đình phát hiện trong phòng ngủ. Ngay sau đó, gia đình chị T. cũng đã gọi bác sĩ và đưa đến bệnh viện, “còn nước còn tát” rồi thông báo cho cơ quan chức năng đến khám nghiệm hiện trường.

Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng chưa công bố nguyên nhân vụ việc ra sao thì ngay trong ngày hôm đó, trên một số trang cá nhân của cộng đồng người dân Vĩnh Phúc, thông tin vụ việc đã được đưa lên với nội dung như sau: Trước khi thi thể chị T. bị tìm thấy trong phòng ngủ 4 ngày, gia đình nhà chồng đã nhiều lần đánh đập chị này đến nỗi gãy 5 ngón tay. Do không chịu được các vết thương bị nhà chồng đánh, chị T. đã tử vong vào… 4 ngày sau. Sợ bị cơ quan chức năng bắt giữ, gia đình nhà chồng đã dựng hiện trường giả chị T. treo cổ tử tự rồi đi báo cơ quan chức năng.

Chính bởi những thông tin này, dù đã phải chịu nỗi đau mất vợ, phải một mình chăm ba đứa con nhưng chồng chị T. lại bị hàng xóm dị nghị, nhiều người khi gặp còn hỏi “tưởng anh bị Công an bắt ngay tối 21/6 rồi cơ mà”.

Những thông tin được đăng tải và chia sẻ một cách không kiểm soát làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống gia đình chồng của chị T.. Hơn nữa, nó còn gây hiểu nhầm tới cả gia đình bên ngoại. Nhiều người thân của chị T. cho rằng thông tin trên mạng là đúng sự thật và họ phải đấu tranh để tìm lại công bằng cho chị.

Tai hại từ những “kì án” được dàn dựng bởi… cộng đồng mạng
Người dân thôn Phù Lưu xôn xao vì “tin giả” nhà chồng giết con dâu.
Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Văn Hải, lãnh đạo Công an xã Tam Hồng cho biết: “Vụ việc xảy ra sáng 21/6 không phải là vụ giết người, chỉ là một vụ tự tử thôi. Công an xã cũng có mặt để bảo vệ hiện trường ngay sau khi nhận được thông tin từ quần chúng báo về. Theo thông tin nhận được thì chị T. tử vong do thắt cổ, trên cổ có một vết hằn. Công an huyện Yên Lạc cũng đang tiến hành điều tra nguyên nhân tử vong của chị T.”.

Ngoài ra, qua xác minh một số người dân địa phương được biết, chị T. là người hiền lành chất phác nên bị một người quen làm vàng mã cùng lừa một số tiền lớn rồi bỏ trốn. Nhiều người cho rằng, đó cũng là một lí do khiến chị này nghĩ quẩn, dẫn đến vụ việc nói trên.

---------------------

Từ những vụ việc trên cho thấy tác hại của những tin tức suy diễn, không chính xác do người đăng tải muốn lợi dụng tin tức đó để mưu lợi cá nhân. Những thông tin như vậy cũng đã bị các thế lực thù địch, lợi dụng để kích động dân chúng như trong vụ việc ở Hưng Yên. Cho tới hiện tại, vẫn chưa có một chế tài xử phạt thích đáng những kẻ thích dựng lên những “kì án” từ các “thuyết âm mưu” như vậy. Hy vọng rằng, khi Luật An ninh mạng có hiệu lực vào ngày 01/01/2019, những kẻ lợi dụng tin tức giả để chuộc lợi, kích động nhằm mưu lợi cá nhân như vậy sẽ không dám hoạt động trên mạng xã hội, trả lại một kênh thông tin “sạch” cho hàng chục triệu người dân Việt Nam đang theo dõi và sử dụng.