KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin lành Degar. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin lành Degar. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

SỰ THẬT CÁI GỌI LÀ “NHÀ NƯỚC TIN LÀNH ĐỀ GA”

Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh - quốc phòng của đất nước. Các thế lực thù địch, phản động từ lâu đã rất quan tâm đến vùng đất này, với mưu đồ chia cắt đất nước ta. Để thực hiện âm mưu thâm độc đó, chúng đã chỉ đạo thành lập “Nhà nước Đề Ga độc lập” ở bên ngoài, dùng tổ chức “Tin lành Đề Ga” làm công cụ phát triển lực lượng chống phá trong nước. Thời gian gần đây, nổi lên các hoạt động tái phục hồi, xây dựng các khung cơ sở phản động trong nước của tổ chức FULRO lưu vong làm bàn đạp tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước ta. 

SỰ THẬT CÁI GỌI LÀ “NHÀ NƯỚC TIN LÀNH ĐỀ GA”

FULRO là tên gọi tắt theo cách ghép những chữ cái đứng đầu các từ tiếng Pháp: Front Unifie de Lutte des Races Opprimees (Mặt trận thống nhất đấu tranh của các dân tộc bị áp bức), là một tổ chức chính trị phản động có vũ trang, đã tồn tại dai dẳng trong nhiều thập kỷ qua, câu kết với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng nước ta. Đó là tổ chức do các thế lực đế quốc nặn ra, nuôi dưỡng và chỉ đạo, nhằm mục đích chia cắt sự thống nhất đất nước, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam, ngăn chặn cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Mấy năm gần đây, mặc dù đã bị ta truy quét nhiều lần, tổ chức này vẫn tồn tại lay lắt, ngoan cố chống phá cách mạng và đã gây nhiều tội ác với đồng bào Tây Nguyên. 
Hiện có 5 tổ chức FULRO lưu vong ở Mỹ, trong đó, hoạt động mạnh là tổ chức Hội những người miền núi - MFI của Ksor Kơk và tổ chức Nhân quyền người Thượng - MHRO của Nay Rông. MFI (Montagnard Foundation Inc), thành lập năm 1992, tại Spartanburg, bang Nam Carolina, Hoa Kỳ, là tiền thân của tổ chức “Nhà nước Đề Ga độc lập”. Cầm đầu tổ chức là “Tổng thống” tự phong Ksor Kơk. “Nhà nước Đề Ga độc lập” được thành lập với mục đích là đấu tranh đòi lại đất Tây Nguyên, lập “Nhà nước Đề Ga” của người Tây Nguyên. Một số đối tượng FULRO, cơ sở FULRO cũ và một số đồng bào nhận thức còn mơ hồ tham gia vào tổ chức “Nhà nước Đề Ga” do chúng lập ra với quy mô lớn và bộ khung khá hoàn chỉnh. 
Dưới sự chỉ đạo của bọn cầm đầu tổ chức “Nhà nước Đề Ga độc lập” ở nước ngoài, các đối tượng trong nước đã tiến hành một số hoạt động gây mất ổn định về an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên. Chính tổ chức này dưới sự giật dây, chỉ đạo, hậu thuẫn của các thế lực thù địch bên ngoài đã kích động số phần tử phản động trong nước gây ra các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên vào các năm 2001, 2004, 2008. 
Nay Rông (cầm đầu tổ chức “Nhân quyền người Thượng - MHRO”) đã cho thành lập tổ chức “Người Thượng thống nhất - UMP” với mục đích kêu gọi người Thượng trong và ngoài nước tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thành lập “Nhà nước” cho người Tây Nguyên; công bố lá cờ của tổ chức UMP, đơn tham gia, bản tuyên thệ (gồm 7 lời thề), yêu cầu các thành viên phải thực hiện được nhiệm vụ “giải phóng dân tộc”, thành lập “Nhà nước độc lập" cho người Tây Nguyên; quyết định đặt tên cho “Nhà nước” của người Tây Nguyên là “Chính phủ Đề Ga PMSI” (Đất nước của người Thượng Nam Đông Dương). Chúng cử đoàn thăm trại tị nạn tại Thái Lan thu thập bằng chứng; đi Washington để phối hợp với đại diện các nhóm người dân tộc thiểu số (DTTS) khác (Chăm, Khmer, Mông) để cung cấp tài liệu cho phụ tá đặc biệt của Tổng thống Mỹ về nhân quyền và đại diện Quốc hội nhằm xuyên tạc, vu cáo Việt Nam đàn áp người dân tộc thiểu số, kiến nghị đưa Việt Nam trở lại CPC (những quốc gia có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về tự do tôn giáo)... 
Các tổ chức này tích cực củng cố, chuẩn bị các điều kiện để cho ra đời cái gọi là “Nhà nước Đề Ga tự trị” tại Tây Nguyên. Chúng tăng cường xây dựng cơ sở kinh tài; mở các lớp đào tạo kiến thức văn hóa cho đồng bào; tổ chức các thành viên học “Luật Đề Ga”; thu thập cờ, tài liệu, bản đồ liên quan “Nhà nước Đề Ga”. Từ nước ngoài, chúng gửi kinh phí, cờ vào trong nước, khẳng định “phong trào Đề Ga” sẽ thành công vì được nhiều nước ủng hộ. Các đối tượng cầm đầu thường xuyên tham dự các diễn đàn, các hội nghị quốc tế về nhân quyền, tôn giáo và người tị nạn nhằm kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ, liên kết của các thế lực thù địch, phản động; vận động hành lang các nước ủng hộ tài chính. 
Chúng triệt để lợi dụng các văn bản pháp lý quốc tế để xuyên tạc sự thật ở Việt Nam, đặc biệt là Tuyên ngôn về quyền của người bản địa 2007 mà Nhà nước ta đã tham gia; thường xuyên thu thập về tình hình vùng đồng bào DTTS để từ đó bóp méo, xuyên tạc, làm “bằng chứng” đấu tranh với Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền; quyên tiền thuê Hội luật sư ở Washington giúp đỡ trình bày các vấn đề liên quan trước Liên hợp quốc; chuẩn bị tài liệu để tổ chức vụ kiện Việt Nam ra Tòa án quốc tế... Chúng đã triệt để lợi dụng sự phát triển của Internet, mạng di động để liên lạc, tuyên truyền lừa bịp gây chia rẽ đoàn kết, củng cố tổ chức, lừa mị về sự thành công của tổ chức Đề Ga để củng cố niềm tin cho bọn phản động trong nước. 
Khi bị thất bại trong các cuộc biểu tình, gây rối ở Tây Nguyên, chúng kích động người DTTS trốn sang Campuchia, tuyên bố cho định cư ở Mỹ nhằm tái lập “trại tị nạn” làm chỗ đứng chân, tập hợp lực lượng, gây mất ổn định lâu dài ở Tây Nguyên. Cùng với những hoạt động chống phá ngầm, chúng còn sử dụng các diễn đàn chính trị can thiệp trực tiếp vào vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên. Thông qua hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ, các đoàn lâm thời và một số người Thượng lưu vong tại Mỹ về Việt Nam thăm thân, chúng tìm cách thu thập tình hình cũng như việc thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc của Nhà nước ta ở Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, chúng thổi phồng những sai lầm, thiếu sót của ta, xuyên tạc sự thật, tố cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, phân biệt đối xử với người DTTS trong các cuộc điều trần ở Quốc hội Mỹ. Đặc biệt, từ khi Thượng Nghị viện Mỹ thông qua luật HR 2431 về tự do tín ngưỡng quốc tế, các hoạt động điều tra nhằm kích động vấn đề nhân quyền trong dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên được tiến hành công khai, ráo riết hơn. 
Tiếp đó, Hạ viện Mỹ lại thông qua Dự luật HR 2368 về “Đạo luật nhân quyền Việt Nam”, đây là một dự luật sai trái, vi phạm nghiêm trọng những quy định của pháp luật quốc tế, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Một số nội dung trong Dự luật đã khuyến khích người Thượng Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia, gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 
Như vậy, có thể thấy cái gọi là “Nhà nước Đề Ga”, “Tin lành Đề Ga” thực chất là một biến thể của FULRO do các thế lực thù địch, phản động bên ngoài dựng lên. Âm mưu, hoạt động của chúng hiện nay là tập trung tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta đối với các DTTS, kích động, gieo rắc tư tưởng ly khai, tự trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc Việt Nam. Đồng thời, thông qua sự chỉ đạo, chi viện về vật chất của các thế lực thù địch, phản động ở nước ngoài, chúng ráo riết xây dựng, phát triển lực lượng ở trong nước, chủ trương cắm cờ FULRO, cho ra mắt “Nhà nước Đề Ga tự trị”. Tổ chức biểu tình và cao hơn là tiến hành bạo loạn chính trị, hòng tạo cớ để kẻ thù bên ngoài nhảy vào can thiệp. Đây là những vấn đề chúng ta cần nhận diện một cách đầy đủ để phòng ngừa và kịp thời đấu tranh ngăn chặn. 
Lê Xuân Trình


Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

10 NĂM TÙ CHO ĐỐI TƯỢNG Ý ĐỊNH KHÔI PHỤC “TIN LÀNH ĐÊ-GA”

Ngày 15-3, Hội đồng xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt bị cáo Ksor Ruk (SN 1975, trú tại buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) 10 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”.

 Trước đó, năm 2007, Ksor Ruk từng bị Toà án nhân dân tỉnh kết án 6 năm tù cũng về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Đến năm 2011, đối tượng này đã chấp hành xong hình phạt tù và trở về địa phương sinh sống. Tuy nhiên, đến tháng 7-2016, y vẫn tiếp tục hoạt động phá hoại khi cấu kết cùng người chú là Ksor Phom cũng từng bị kết án 7 năm về tội “Phá rối an ninh”, đã phục hồi “Tin lành Đê-ga” khu vực Lệ Bắc, huyện Krông Pa. Ksor Ruk đã đi tuyên truyền, lôi kéo nhiều người tham gia nhóm họp để bầu ra Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” ở khu vực này cùng các chức danh chấp sự trưởng, chấp sự phó, thư ký, thủ quỹ…
Đồng thời nhóm này đã bầu ra Ban chấp sự ở 9 buôn với mục đích kêu gọi những người trước đây đã từng tham gia “Tin lành Đê-ga” tái nhóm họp, cầu nguyện, nhằm tập hợp lực lượng khi có điều kiện sẽ đấu tranh thành lập “Nhà nước Đê-ga” do Ksor Kơk làm Tổng thống. Tuy nhiên hoạt động này của Ksor Ruk đã sớm bị phát hiện từ tháng 10-2016, lực lượng Công an đã đưa các đối tượng ra kiểm điểm, giáo dục nên đã chấm dứt hoạt động.
Đến tháng 10-2017, Nay Phoan - con của Ksor Phom là đối tượng FULRO sống lưu vong ở Mỹ đã điện thoại và chỉ đạo cho Ksor Ruk tiếp tục hoạt động phục hồi tổ chức FULRO, “Tin lành Đê-ga” trên địa bàn huyện Krông Pa và huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên); khôi phục lại Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” huyện Krông Pa như năm 2016 và thành lập Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” từ cấp huyện đến cấp xã và cấp buôn. Đồng thời, tìm cách liên lạc với các đối tượng trước đây tham gia “Tin lành Đê-ga” nay đã hết hạn tù về, động viên họ tiếp tục tham gia hoạt động trong tổ chức FULRO, “Tin lành Đê-ga” như trước đây, tiếp tục tin tưởng vào sự thành công của “Nhà nước Đê-ga” và thu thập số điện thoại của các đối tượng này cung cấp cho Nay Phoan.

10 NĂM TÙ CHO ĐỐI TƯỢNG Ý ĐỊNH KHÔI PHỤC “TIN LÀNH ĐÊ-GA”
Đối tượng Ksor Ruk tại phiên toà.
 Nay Phoan giao nhiệm vụ cho Ksor Ruk, trực tiếp đến gặp những người đứng đầu “Tin lành Đê-ga” các buôn đã bầu năm 2016 để tuyên truyền, giao nhiệm vụ cho họ giữ lại chức vụ cũ; tuyên truyền, vận động, lôi kéo, nhiều người tham gia nếu có điều kiện thuận lợi thì cùng nhau đứng lên đấu tranh đòi lại đất đai của người Jrai, đuổi người Kinh ra khỏi Tây Nguyên để thành lập cái gọi là “Nhà nước Đê-ga”.
Để tránh sự phát hiện của Công an, Nay Phoan yêu cầu Ksor Ruk sử dụng facebook để liên lạc. Ksor Ruk không biết sử dụng mạng xã hội facebook nên đã nhờ một đối tượng là Nay Bông sử dụng facebook của Nay Bông có tên là “Sít Tơi Lơi” liên lạc qua facebook của Nay Phoan có tên là “Tơi Lơi Pogop” để nhận sự chỉ đạo của Nay Phoan vào các sáng chủ nhật hàng tuần. Ngoài ra, Nay Phoan còn tuyên truyền cho Ksor Ruk và Nay Bông ở nước Mỹ đã có Nhà thờ “Tin lành Đê-ga”, có “Nhà nước Đê-ga” do Ksor Kơk làm Tổng thống.
Theo sự chỉ đạo của Nay Phoan, từ tháng 10-2017 đến tháng 9-2018, tại huyện Krông Pa, Ksor Ruk đã tái phục hồi Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” cấp huyện và phân công nhiệm vụ cho 10 người phụ trách “Tin lành Đê-ga” tại 10 buôn/7 xã; thành lập bộ khung Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” tại buôn Toát và buôn Nu A xã Ia Rsươm với tổng số 18 người tham gia. Tại huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) Ksor Ruk đã phục hồi Ban chấp sự “Tin lành Đê-ga” tại 1 buôn/1 xã với 5 người tham gia. Đồng thời, Ksor Ruk còn tuyên truyền cho 3 người tại huyện Ia Pa không được từ bỏ “Tin lành Đê-ga” và cung cấp số điện thoại của 4 đối tượng theo “Tin lành Đê-ga” đã chấp hành xong án phạt tù cho Nay Phoan để Nay Phoan trực tiếp liên lạc với họ, nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh thành lập “Nhà nước Đê-ga”.
Với những hành vi trên, ngày 30-10-2018, Ksor Ruk đã bị lực lượng Công an bắt giữ. Với các đối tượng khác đã thành khẩn khai báo, nhận thức được việc làm sai trái và cam kết không tái phạm, lực lượng Công an đã ban giao cho địa phương theo dõi, quản lý giáo dục đồng thời đưa ra kiểm điểm trước nhân dân. Riêng đối tượng Nay Phoan, Cơ quan An ninh Điều tra đã ra quyết định truy nã và quyết định tách vụ án để tiếp tục điều tra về hành vi phạm tội của y.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Hãy đừng than khóc cho Rah Lan Hial!


Ngày 06/01/2018, Rah Lan Hial đã ra đi mãi mãi. Dẫu biết sinh ly, tử biệt là quy luật muôn đời của tạo hóa, nhưng khi nghe tin ông mất tim tôi như thắt lại. Trời mùa đông gió rét như ngấm vào da thịt vẫn không ngăn được dòng người đến tiễn đưa ông về bên Chúa. Những học trò, người thân nghẹn ngào kể về ông trong nước mắt, thế mới biết ông quan trọng với họ đến nhường nào. Nhưng nhìn ông ra đi trong thanh thản thì hãy đừng than khóc ông vì với Rah Lan Hial, “ra đi là sự trở về”.



Mục sư Rah Lan Hial, những câu chuyện chưa kể.


Mục sư Rah Lan Hial sinh ra nơi miền đất Krông Pa khô cằn, khí hậu khắc nghiệt. Với tinh thần hiếu học, ông đã vượt qua muôn vàn những khó khăn để đến trường học cái chữ. Sau này ông trở thành thầy giáo dạy học cho học sinh nghèo ở huyện Ia Pa, rồi được mục sư Ksor Brao truyền thụ đạo Tin lành. Cảm kích trước sự thông minh, trong sáng của Rah Lan Hial, mục sư Ksor Brao đã gả con gái của mình và nhận ông làm học trò để dạy cho kiến thức hầu việc Chúa để trở thành mục sư. Nên khi tiếp xúc với ông ta dễ nhận thấy trong con người ông toát lên sự chân thật, gần gũi của người Jrai, sự nho nhã, kiến thức uyên thâm của người thầy, một sự nhân văn cao thượng của vị mục sư. Mảnh đất Cheo Reo nơi nào cũng in dấu chân ông, đất và người Cheo Reo đã hòa quyện nuôi dưỡng nên con người Rah Lan Hial. 

Hãy đừng than khóc cho Rah Lan Hial!
Mục sư Hial trong một buổi rao giảng

Như một cơ duyên, Rah Lan Hial được phân công làm Mục sư quản nhiệm chi hội Tin lành Việt Nam (miền Nam) Sô Ma Hang - Ia Peng, Phú Thiện nơi phần đông là người Jarai nghèo đói, những bóng ma “Tin lành Degar”, tà đạo “Pơ khắp Brâu” vẫn ám ảnh người dân hàng ngày, hàng giờ. Vẫn dáng người ấy, vẫn mái tóc ấy, đôi mắt sáng ấy ông đã vượt qua những cái nhìn nghi kị, dò xét để kiên trì vận động, khuyên răn những người con lầm đường lạc lối trở về với cái tốt, cái thiện, khơi gợi tình yêu thương, vị tha trong lòng mỗi con người để rồi ngày hôm nay, trong nhà nguyện tạm của Chi hội Sô Ma Hang luôn tràn ngập tiếng cười cùng sự yêu thương. 

Trong số học trò của Rah Lan Hial có lẽ Siu Pem (Ama Nho) ở Sô Ma Hang (Ia Peng, Phú Thiện) là người để lại nhiều kỷ niệm nhất. 

Rah Lan Hial chính là người thầy đã truyền đạo tin lành và dìu dắt Siu Pem phụng sự Chúa. Nhưng nghe theo sự lôi kéo xúi giục của bọn phản động, Siu Pem chạy theo FULRO, rồi sau đó lập ra cái gọi là đạo “Pơkhăp Brâu” để chống phá chính quyền, gieo rắc sự sợ hãi cho người dân trong buôn làng. Ông đau đớn và thấy một phần trách nhiệm của mình khi là thầy mà dạy dỗ học trò không đến nơi đến chốn, để Siu Pem dấn thân vào tội lỗi, đi ngược lại với lời răn của Chúa. Quãng thời gian sau đó là quãng thời gian vất vả, kiên trì nhất trong cuộc đời ông để thực hiện trách nhiệm của mình là vận động, cảm hóa Siu Pem và những đứa con lầm đường lạc lối quay về với Chi hội. Không quản nắng hay mưa, ngày hay đêm, những cơn đau do bệnh tật (ông bị bệnh tim), Mục sư Rah Lan Hial đã đến từng nhà, gặp từng người để vận động, khuyên răn, truyền giảng lời Chúa giúp họ nhận ra sai lầm để hướng thiện. Chịu bao nhiêu cay đắng, phỉ báng thậm chí là đe dọa nhưng ông không bỏ cuộc vì ông tin cái tốt vẫn còn đang lẩn khuất đâu đó trong con người Siu Pem. Năm năm vất vả rồi Chúa cũng nghe lời nguyện cầu của ông, Siu Pem còn nhớ rất rõ cái ngày mình đi giáo dục, cải tạo về bị dân làng xa lánh thì chính Mục sư Rah Lan Hial đã giang tay đón nhận Siu Pem quay về với Chi hội, ông đi đón Siu Pem tại trại giam khi gặp gỡ chỉ kịp thốt lên “thầy ơi con sai rồi” và hai thầy trò ôm nhau khóc. Chỉ có tình yêu vô điều kiện, sự khoan dung, nhân hậu lớn lao mới đủ sức làm thức tỉnh một con người như vậy. Những ngày tiếp theo Rah Lan Hial là người vui nhất khi ông chứng kiến hơn 400 “đứa con” của mình theo "Tin lành Degar”, “Pơkhăp Brâu” lũ lượt quay về với Chi hội, nhìn đàn con trở về nước mắt ông cứ trào ra trong niềm vui sướng. 

Hãy đừng than khóc cho Rah Lan Hial!
Các tín đồ chăm chú nghe Mục sư giảng kinh thánh

Trước những đóng góp của ông cho cộng đồng, cho sự bình yên của buôn làng, năm 2016 mục sư Rah Lan Hial vinh dự được đại diện cho người uy tín Phú Thiện tham dự lễ tuyên dương người uy tín trong vùng đồng bào DTTS tại Hà Nội. Nhận được giấy mời ông phấn khởi lắm nhưng rồi sự lo lắng thể hiện rõ trên nét mặt ông. Tìm hiểu nguyên nhân thì mới biết ông lo ngại vì không có tiền, “làm mục sư nghèo lắm, tín đồ họ còn nghèo hơn mình nên không thể lợi dụng họ được”. Sau khi được mọi người động viên, rồi chạy vạy vay mượn tiền, ông quyết tâm đi Hà Nội. Trước khi đi ông tìm mua bằng được chiếc áo đồng bào Jarai tặng đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm để bày tỏ tình cảm của người Tây nguyên đối với Bộ trưởng. Chuyến đi rất thành công, ông mãn nguyện lắm vì được báo công với Bác Hồ, được tận tay trao món quà cho đồng chí Tô Lâm 

Hãy đừng than khóc cho Rah Lan Hial!
Mục sư Rah Lan Hial chụp chung với bộ trưởng Tô Lâm

Đừng khóc cho Rah Lan Hial! 

Những câu chuyện về ông vốn dĩ bình thường nhưng bỗng trở nên lung linh hơn trong một xã hội mà con người ngày càng “sống ảo’’, giả tạo và thủ đoạn. Cuộc đời ông thanh cao, không ồn ào, vụ lợi như những kẻ luôn nhân danh Chúa, lợi dụng người dân tộc Tây nguyên để rêu rao “dân chủ, nhân quyền” chống phá chế độ nhưng thực chất là trò bịp bợm.

Mảnh đất Cheo reo giờ đây vắng bóng ông nhưng thể xác và linh hồn ông đã thấm đẫm trong tình đất và người nơi đây. Rồi ta lại bắt gặp Rah Lan Hial ở đâu đó, vì chúng ta tin rằng những điều tốt đẹp sẽ còn mãi. 

Nhìn ông ra đi trong thanh thản, hãy đừng than khóc ông. Vì với Rah Lan Hial, “ra đi là sự trở về”! 


Tác giả: Pơtao Apui

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Hãy đừng than khóc cho Rah Lan Hial!


Ngày 06/01/2018, Rah Lan Hial đã ra đi mãi mãi. Dẫu biết sinh ly, tử biệt là quy luật muôn đời của tạo hóa, nhưng khi nghe tin ông mất tim tôi như thắt lại. Trời mùa đông gió rét như ngấm vào da thịt vẫn không ngăn được dòng người đến tiễn đưa ông về bên Chúa. Những học trò, người thân nghẹn ngào kể về ông trong nước mắt, thế mới biết ông quan trọng với họ đến nhường nào. Nhưng nhìn ông ra đi trong thanh thản thì hãy đừng than khóc ông vì với Rah Lan Hial, “ra đi là sự trở về”.


Mục sư Rah Lan Hial, những câu chuyện chưa kể.

Mục sư Rah Lan Hial sinh ra nơi miền đất Krông Pa khô cằn, khí hậu khắc nghiệt. Với tinh thần hiếu học, ông đã vượt qua muôn vàn những khó khăn để đến trường học cái chữ. Sau này ông trở thành thầy giáo dạy học cho học sinh nghèo ở huyện Ia Pa, rồi được mục sư Ksor Brao truyền thụ đạo Tin lành. Cảm kích trước sự thông minh, trong sáng của Rah Lan Hial, mục sư Ksor Brao đã gả con gái của mình và nhận ông làm học trò để dạy cho kiến thức hầu việc Chúa để trở thành mục sư. Nên khi tiếp xúc với ông ta dễ nhận thấy trong con người ông toát lên sự chân thật, gần gũi của người Jrai, sự nho nhã, kiến thức uyên thâm của người thầy, một sự nhân văn cao thượng của vị mục sư. Mảnh đất Cheo Reo nơi nào cũng in dấu chân ông, đất và người Cheo Reo đã hòa quyện nuôi dưỡng nên con người Rah Lan Hial. 

Hãy đừng than khóc cho Rah Lan Hial!
Mục sư Hial trong một buổi rao giảng

Như một cơ duyên, Rah Lan Hial được phân công làm Mục sư quản nhiệm chi hội Tin lành Việt Nam (miền Nam) Sô Ma Hang - Ia Peng, Phú Thiện nơi phần đông là người Jarai nghèo đói, những bóng ma “Tin lành Degar”, tà đạo “Pơ khắp Brâu” vẫn ám ảnh người dân hàng ngày, hàng giờ. Vẫn dáng người ấy, vẫn mái tóc ấy, đôi mắt sáng ấy ông đã vượt qua những cái nhìn nghi kị, dò xét để kiên trì vận động, khuyên răn những người con lầm đường lạc lối trở về với cái tốt, cái thiện, khơi gợi tình yêu thương, vị tha trong lòng mỗi con người để rồi ngày hôm nay, trong nhà nguyện tạm của Chi hội Sô Ma Hang luôn tràn ngập tiếng cười cùng sự yêu thương. 

Trong số học trò của Rah Lan Hial có lẽ Siu Pem (Ama Nho) ở Sô Ma Hang (Ia Peng, Phú Thiện) là người để lại nhiều kỷ niệm nhất. 

Rah Lan Hial chính là người thầy đã truyền đạo tin lành và dìu dắt Siu Pem phụng sự Chúa. Nhưng nghe theo sự lôi kéo xúi giục của bọn phản động, Siu Pem chạy theo FULRO, rồi sau đó lập ra cái gọi là đạo “Pơkhăp Brâu” để chống phá chính quyền, gieo rắc sự sợ hãi cho người dân trong buôn làng. Ông đau đớn và thấy một phần trách nhiệm của mình khi là thầy mà dạy dỗ học trò không đến nơi đến chốn, để Siu Pem dấn thân vào tội lỗi, đi ngược lại với lời răn của Chúa. Quãng thời gian sau đó là quãng thời gian vất vả, kiên trì nhất trong cuộc đời ông để thực hiện trách nhiệm của mình là vận động, cảm hóa Siu Pem và những đứa con lầm đường lạc lối quay về với Chi hội. Không quản nắng hay mưa, ngày hay đêm, những cơn đau do bệnh tật (ông bị bệnh tim), Mục sư Rah Lan Hial đã đến từng nhà, gặp từng người để vận động, khuyên răn, truyền giảng lời Chúa giúp họ nhận ra sai lầm để hướng thiện. Chịu bao nhiêu cay đắng, phỉ báng thậm chí là đe dọa nhưng ông không bỏ cuộc vì ông tin cái tốt vẫn còn đang lẩn khuất đâu đó trong con người Siu Pem. Năm năm vất vả rồi Chúa cũng nghe lời nguyện cầu của ông, Siu Pem còn nhớ rất rõ cái ngày mình đi giáo dục, cải tạo về bị dân làng xa lánh thì chính Mục sư Rah Lan Hial đã giang tay đón nhận Siu Pem quay về với Chi hội, ông đi đón Siu Pem tại trại giam khi gặp gỡ chỉ kịp thốt lên “thầy ơi con sai rồi” và hai thầy trò ôm nhau khóc. Chỉ có tình yêu vô điều kiện, sự khoan dung, nhân hậu lớn lao mới đủ sức làm thức tỉnh một con người như vậy. Những ngày tiếp theo Rah Lan Hial là người vui nhất khi ông chứng kiến hơn 400 “đứa con” của mình theo "Tin lành Degar”, “Pơkhăp Brâu” lũ lượt quay về với Chi hội, nhìn đàn con trở về nước mắt ông cứ trào ra trong niềm vui sướng. 

Hãy đừng than khóc cho Rah Lan Hial!
Các tín đồ chăm chú nghe Mục sư giảng kinh thánh

Trước những đóng góp của ông cho cộng đồng, cho sự bình yên của buôn làng, năm 2016 mục sư Rah Lan Hial vinh dự được đại diện cho người uy tín Phú Thiện tham dự lễ tuyên dương người uy tín trong vùng đồng bào DTTS tại Hà Nội. Nhận được giấy mời ông phấn khởi lắm nhưng rồi sự lo lắng thể hiện rõ trên nét mặt ông. Tìm hiểu nguyên nhân thì mới biết ông lo ngại vì không có tiền, “làm mục sư nghèo lắm, tín đồ họ còn nghèo hơn mình nên không thể lợi dụng họ được”. Sau khi được mọi người động viên, rồi chạy vạy vay mượn tiền, ông quyết tâm đi Hà Nội. Trước khi đi ông tìm mua bằng được chiếc áo đồng bào Jarai tặng đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm để bày tỏ tình cảm của người Tây nguyên đối với Bộ trưởng. Chuyến đi rất thành công, ông mãn nguyện lắm vì được báo công với Bác Hồ, được tận tay trao món quà cho đồng chí Tô Lâm 

Hãy đừng than khóc cho Rah Lan Hial!
Mục sư Rah Lan Hial chụp chung với bộ trưởng Tô Lâm

Đừng khóc cho Rah Lan Hial! 

Những câu chuyện về ông vốn dĩ bình thường nhưng bỗng trở nên lung linh hơn trong một xã hội mà con người ngày càng “sống ảo’’, giả tạo và thủ đoạn. Cuộc đời ông thanh cao, không ồn ào, vụ lợi như những kẻ luôn nhân danh Chúa, lợi dụng người dân tộc Tây nguyên để rêu rao “dân chủ, nhân quyền” chống phá chế độ nhưng thực chất là trò bịp bợm.

Mảnh đất Cheo reo giờ đây vắng bóng ông nhưng thể xác và linh hồn ông đã thấm đẫm trong tình đất và người nơi đây. Rồi ta lại bắt gặp Rah Lan Hial ở đâu đó, vì chúng ta tin rằng những điều tốt đẹp sẽ còn mãi. 

Nhìn ông ra đi trong thanh thản, hãy đừng than khóc ông. Vì với Rah Lan Hial, “ra đi là sự trở về”! 

Tác giả: Pơtao Apui