KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2023

LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM: TẠO HIỆU ỨNG TÍCH CỰC, VÌ ĐẤT NƯỚC VÀ NHÂN DÂN

 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bảo đảm nghiêm túc, đúng nội dung, quy trình, thủ tục.

Nhấn mạnh "đây không phải lần đầu Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm", Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, chia sẻ ý kiến: Kể từ lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên vào tháng 6/2013 đến nay, Quốc hội đã 3 lần tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Trong đó, Quốc hội khóa XIII lấy phiếu tín nhiệm hai lần (tại Kỳ họp thứ 5 vào tháng 6/2013 và tại Kỳ họp thứ 8 vào tháng 11/2014). Quốc hội khóa XIV lấy phiếu tín nhiệm một lần tại Kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2018. Lần này là lần thứ tư Quốc hội tiến hành công việc quan trọng này.
Có thể thấy, mỗi lần Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đều tạo hiệu ứng tích cực. Bởi rõ ràng người dân đã thấy việc làm của cả hệ thống chính trị rất trách nhiệm và có trách nhiệm trước nhân dân. Việc lấy phiếu này là thước đo, vừa là khuyến khích, động viên những người có tín nhiệm cao và cũng là cảnh báo đối với những người còn có tín nhiệm thấp.
"Đây là tín hiệu rất tích cực của xã hội hiện đại và đúng với chủ trương, đường lối của Đảng ta là cán bộ phải đáp ứng được sự hài lòng của dân", ông Nguyễn Viết Chức nêu quan điểm.
Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức cũng cho rằng, đại biểu Quốc hội là đại biểu của dân. Lá phiếu trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội thể hiện tinh thần xây dựng một hệ thống chính trị lành mạnh, trong sạch, có hiệu quả là rất quan trọng. Lần lấy phiếu này, hầu hết cán bộ ở tất cả các ngành đều có phiếu tín nhiệm cao, số "phiếu tín nhiệm cao" hơn hẳn số "phiếu tín nhiệm thấp". Đây là điều đáng mừng, thể hiện quyết tâm vượt qua khó khăn của cả nước do đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế. Các cán bộ đã thể hiện tốt vai trò của mình trước đại biểu Quốc hội.
Đề cập đến một số cán bộ có số phiếu tín nhiệm còn thấp, ông Nguyễn Viết Chức nhìn nhận, việc này phải hết sức chú ý. Bởi đó không chỉ là sự đòi hỏi người cán bộ phải nâng cao hơn nữa năng lực của mình mà đây có thể còn là cảnh báo về những cơ chế nào đó còn đang vướng mắc khiến những người đứng đầu các ngành, các cấp hoạt động chưa đạt hiệu quả. "Tin là Quốc hội lần này sẽ xem xét để giải quyết những vướng mắc ấy để làm việc có hiệu quả hơn", Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức bày tỏ.


Bày tỏ quan tâm tới việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, bà Đỗ Thị Tám, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hà Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đặc biệt đánh giá cao kết quả lấy phiếu và cho rằng: Lá phiếu không chỉ là ý chí của người đại biểu mà còn là tiếng nói của cử tri, của nhân dân gửi gắm. Bởi thế trong việc lấy phiếu tín nhiệm này không có chỗ cho cái tôi cá nhân ganh ghét, đố kỵ nhằm hạ uy tín người khác; cũng không có chỗ cho bè phái cục bộ, lợi ích nhóm. Suy cho cùng, việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ đều hướng đến mục đích cao nhất: Vì lợi ích đất nước và nhân dân.
"Một mục đích nữa trong việc này là nhằm giúp cán bộ thấy được mức độ tín nhiệm của bản thân để "tự soi, tự sửa". Những người được lấy phiếu đều là các cán bộ có uy tín cao, được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin cậy giao phó trọng trách nên họ có đủ trách nhiệm, trình độ để "tự soi, tự sửa".
"Tự sửa" thế nào, mỗi người sẽ thực hiện theo cách của mình với đích cuối cùng là sửa để đảm bảo hiệu quả công việc tốt hơn - bà Đỗ Thị Tám bày tỏ.
"Vừa được lấy phiếu là những cán bộ có bản lĩnh, hiểu trọng trách, vị trí công việc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Trong 44 cán bộ cấp chiến lược đó, có những người mà công việc của họ làm là trực tiếp với dân, gắn liền với lợi ích của cộng đồng cho nên có thể bị soi xét kỹ lưỡng hơn. Nhưng tôi tin, chính vì điều đấy khiến họ cảm thấy tự hào hơn, vững vàng hơn, tự rèn luyện tốt hơn. Tôi rất tin tưởng những cán bộ này không làm vì phiếu tín nhiệm cao hay thấp. Họ thực hiện nhiệm vụ với tầm suy nghĩ, tầm nhìn hướng tới yêu cầu của đất nước về một giai đoạn phát triển mới. Tôi đặt niềm tin vào họ!", bà Đỗ Thị Tám bộc bạch.
"Sau khi có phiếu tín nhiệm, họ sẽ nhìn nhận một cách nghiêm túc để phát huy những điều tốt nhưng đồng thời cũng hạn chế những điều chưa tốt. Đất nước ta có khát vọng lớn, cơ hội vô cùng to lớn, thách thức cũng không phải là nhỏ. Cho nên, hệ thống chính trị và nhân dân đòi hỏi người cán bộ phải có bản lĩnh. Tôi rất tin là sau đợt lấy phiếu tín nhiệm này, các cán bộ trong cả hệ thống chính trị sẽ đóng góp hiệu quả hơn nữa cho xã hội và đặc biệt là chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm", bà Đỗ Thị Tám tin tưởng nói.
Hạnh Quỳnh/TTXVN (thực hiện)

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

RÀO CHẮN

Chưa thấy dữ liệu nào chứng tỏ việc thiết kế, thi công chung cư vi phạm quy định an toàn ở phần lan can. Nhưng như trong hình, không chỉ một mà nhiều hộ gia đình đã tận dụng khoảng hành lang vào công năng khác. Nhiều đồ đạc, bàn ghế đã được kê ra sát ban công. Vì thế cháu bé 3 tuổi mới có thể leo chuyền, vượt ra ngoài lan can và gặp tai nạn. Muốn loại trừ nguy cơ tiếp diễn tai nạn, mỗi cá nhân và Ban quản lý các chung cư phải kiên quyết chấn chỉnh ngay thực trạng tận dụng cẩu thả này.


Ngoài Bắc, cơi nới, biến ban công thành "chuồng cu" đã thành tập quán từ thời bao cấp ở các khu tập thể. Trong Nam cũng có, nhưng ít hơn. Thường thì phần cơi nới được rào, hàn kín bằng song sắt, kiểu rào chống trộm, từ sàn tới nóc. Giờ vào chung cư hiện đại, tập quán đó vẫn không bỏ. Có điều, hầu hết chung cư mới đều cấm tự ý xây dựng, thay đổi kết cấu có sẵn nên việc làm rào chắn khoảng không không thể thực hiện. Thời mở cửa chỉ khác thời bao cấp là dỡ rào chắn công năng nhưng vẫn chưa dỡ được "rào chắn" trong tư duy vị lợi, bất chấp, tủn mủn, tiềm ẩn những nguy hiểm ở nhiều người.
Anh Mạnh mang trong người khá nhiều thứ bệnh, sức khỏe không lấy gì làm tốt. Bình thường, bằng tay không, Mạnh khó thể tự leo lên mái tôn nhà để xe mái dốc như đã làm, chỉ mất chưa đầy phút. Mạnh đã vượt qua chính mình. Có mặt đúng nơi, đúng lúc, cú chạm tay của Mạnh đã cứu được cháu bé. Đó là kỳ tích. Không ai khác, ngoài Mạnh đã làm và làm được điều đó. Nhiều người phát hiện ra cháu bé nhưng không có phản ứng thích hợp ngay tức khắc như Mạnh. Có muốn cũng không làm được, không kịp làm. Nghĩa là anh Mạnh trở nên "siêu quần" - vượt qua nhiều người. Thắng mình, vượt người, Mạnh là anh hùng. Giản dị vậy thôi, cãi vã làm gì.
Gây nên tội hoặc thành anh hùng không phụ thuộc vào cái rào chắn cơ khí, cũng không nhờ gì từ sức mạnh cơ bắp. Nó phụ thuộc vào cảm xúc, ý thức, tâm trí đã thành căn tính của con người.
Khâm phục và cảm ơn người hùng giản dị./.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

Khánh thành Hầm đường bộ Hải Vân 2

"VIỆT NAM CHỈ CÓ TƯỢNG ĐÀI, QUẢNG TRƯỜNG LỚN NHẤT KHU VỰC, CHÙA CHIỀN LỚN NHẤT THẾ GIỚI CHỨ CƠ SỞ HẠ TẦNG CÓ GÌ ĐÂU"...


Thi thoảng đâu đó một vài người "đã quá chán đất nước" vẫn nói những câu tương tự như trên. Nhân tiện vừa thông tuyến hầm Hải Vân 2, tuyến hầm xuyên núi dài nhất Đông Nam Á, nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng hãy cùng chúng tôi lướt qua vài hạng mục giao thông ở Việt Nam mang tầm vóc khu vực và châu lục nhé.
- Hầm đường bộ Hải Vân 2: công trình hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á;
- Hầm vượt sông Sài Gòn: Hầm vượt sông lớn nhất khu vực;
- Cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á lúc khánh thành - Cầu Cần Thơ;
- Cầu vượt biển top 2 Đông Nam Á - Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng);
- Cầu Bãi Cháy cũng lập kỷ lục thế giới về chiều dài nhịp chính(435M);
- Cây cầu có gối trụ lớn nhất thế giới: Cầu Trần Thị Lý (Đà Nẵng)./.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

ÔNG CHÚ VIETTEL

Việt Nam gần như chắc chắn sẽ trở thành quốc gia phủ sóng 5G toàn quốc đầu tiên tại Đông Nam Á. Đối thủ của họ nếu có thể, là hai cái tên Singapore và Indonesia. Singapore thì quá bé và họ có một nguồn tài chính dồi dào, còn Indonesia thì quá rộng và phân tán khó có thể triển khai đồng bộ.
ÔNG CHÚ VIETTEL
Viettel triển khai mạng 5G
Việt Nam còn làm được một điều mà hai quốc gia trên không làm được: Sự vắng mặt của Huawei.
Các đơn vị của Việt Nam tự tin về công nghệ lõi của mình, bao gồm cả vi xử lý và thiết bị. Các doanh nghiệp của Việt Nam thậm chí sẽ sản xuất 80% thiết bị phục vụ mạng 5G của họ tại nội địa. Đây là con số cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tuyên truyền "không sử dụng 5G Huawei" tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Đông Nam Á, đó là Philippines và Thái Lan - hai đồng minh có thể nói là thân cận nhất của họ. Ngoài ra, kể cả EU, Úc, New Zealand... cũng từ chối khéo anh bạn béo Mỹ.
Một trong hai lý do mà Viettel đưa ra với Nikkei Asian Review đó là: Họ muốn làm chủ cuộc chơi 5G trên thế giới; bên cạnh lý do an ninh.
Nên nhớ rằng, Viettel đang vận hành 10 nhà mạng khác trên toàn cầu và họ có thể sớm trở thành một trong những tổ hợp nhà mạng vận hành 5G sớm đầu tiên trên thế giới. Vấn đề đáng lo ngại ở đây là liệu 5G của Viettel có rẻ không, có hấp dẫn về mức giá với các thị trường khác không?
Viettel không sợ Huawei. Một lời tuyên ngôn đĩnh đạc và giàu tính chiến đấu đã và sẽ được phát lộ. Đằng sau Viettel là Chính phủ Việt Nam, là những tập đoàn lớn khác sẵn sàng chung tay, đó là Vingroup, VNPT, Mobifone, FPT... Họ chấp nhận một cuộc chơi sòng phẳng với bất cứ một tập đoàn nào trong cuộc chiến 5G và công nghệ thông tin viễn thông.
Và đến thời điểm này, họ cho thấy rằng, mọi thứ đã sẵn sàng.
Đây, chính xác sẽ là thời đại của họ, thời đại của Việt Nam. Họ sẽ chiến đấu bằng tinh thần vĩ đại như thời đại trước của họ, nhưng không phải trên chiến trường mà là trên kỷ nguyên số./.
Dựa theo THIS WEEK IN ASIA.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

GIẤC MƠ HÓA RỒNG

Việt Nam trở lại với thế giới từ một xuất phát điểm cực thấp. Một quốc gia bị chiến tranh tàn phá kéo dài hơn 100 năm, nói không phóng đại nhưng đúng là lúc ấy, chúng ta là một đống hoang tàn. Một quốc gia được thế giới biết đến vì bom đạn, vì đã cả gan dám “bật” những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, một quốc gia mà mỗi người dân đều phải chịu những vết nứt từ chiến tranh, một quốc gia đã từng bị cô lập vì đấu tranh cho lẽ phải.
GIẤC MƠ HÓA RỒNG
Việt Nam là quốc gia có thời gian chiến tranh nhiều bậc nhất thế kỷ 20. Gần trọn vẹn thế kỷ 20, chúng ta sống trong bom đạn, chiến tranh, đi kèm với đó là đói nghèo, lạc hậu. Chúng ta chấp nhận đánh đổi gần như tất cả mọi thứ mà dân tộc này có. Chỉ nhận lấy hai từ: ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO.
Có thể do chúng ta chịu quá nhiều đau thương, trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh nên Tổ Quốc Việt Nam mới có hình dạng chữ S: còng lưng gánh chịu nhưng vẫn đưa phần thân thể ra hướng về phía biển, vươn mình ra bên ngoài.
Chúng ta đã kiên cường hơn những gì chúng ta nghĩ.
Đất nước ấy bước chân vào vũ đài thế giới, gần như không có gì cả.
Từ ngày được gỡ bỏ cấm vận, đến ngày chính thức bước chung với nhân loại khi gia nhập WTO hay APEC, chúng ta đã tiến một bước dài. Đôi khi mải mê quá, chúng ta quên rằng xuất phát điểm của mình đã thấp dường nào. Tâm lý tự ti vẫn len lỏi vào trong mỗi con người. Chúng ta có còn nhỏ bé nữa không?
Chắc chắn là không.
Chúng ta đã không còn phải chạy ăn từng bữa, không phải chịu cảnh cắt điện luân phiên, không còn tụ họp cả lũ đi coi chùa tivi đen trắng nữa. Điện, đường, trường, trạm… đã len lỏi khắp các vùng miền, dù xa xôi nhất, từ biên cương vùng Tây Bắc đến núi rừng Tây Nguyên, từ Tây Nam Bộ đến Trường Sa. Chúng ta đã cắm cọc ở thềm lục địa, xây dựng và cải tạo các đảo ở tận những nơi xa xôi.
Chúng ta đã mơ những giấc mơ lớn hơn. Về điện thoại Việt, xe hơi Việt, công nghệ 5G, AI, thương mại điện tử, logistics, mạng xã hội Việt, phần mềm, game, thể thao… Tựu chung lại, tất cả những thứ chúng ta mơ ấy, định hình bản ngã của chúng ta trước thế giới.
Từ một nước chiến tranh đói nghèo lạc hậu và có quyền mơ đến những điều xa hơn, là một cuộc chuyển mình vĩ đại.
Gần 100 triệu dân Việt chung một giấc mơ lớn.
Nhưng để giấc mơ ấy thành hiện thực, chúng ta cần thứ tha hơn.
Chúng ta phải thứ tha cho những điều chỉnh chưa hoàn chỉnh ở các sản phẩm Việt. Chúng ta phải thứ tha cho những khát khao dù có viễn vông như đánh chiếm lại thị trường ô tô Việt hay thị trường điện thoại Việt, thậm chí đánh bại những gã khổng lồ của thế giới tại chính sân chơi của chúng ta. Chúng ta phải thứ tha và nâng đỡ những thất bại của những con người tiên phong cùng dòng máu. Chúng ta phải thứ tha vì nền tảng của chúng ta gần không có gì, không thể đòi hỏi chúng ta ngang đường với thế giới được. Chúng ta phải thứ tha cho một quốc gia xuất phát sau nhưng đang đau đáu tìm mình giữa thế giới.
Trách móc, chê bai bao giờ cũng dễ dàng, bước tay vào làm mới khó.
Chúng ta không thể nào đọ được với những quốc gia đi trước, họ đã đi trước chúng ta quá lâu. Những gì chúng ta đang đi thì họ đã đi cả nhiều năm về trước. Làm ơn, đừng so sánh và chì chiết.
Bạn có thích bị so sánh với con nhà người ta không? Trước khi tập chạy, chúng ta phải tập bò và tập bước.
Yêu một người, đừng mong họ mười điểm. Chúng ta phải chấp nhận những điều không ổn của họ. Yêu một cô gái chân ngắn ngực phẳng phải chấp nhận rằng họ sẽ không sexy, yêu một một người đàn ông dành phần lớn thời gian làm việc phải hiểu rằng hắn ta có thể sẽ không lãng mạn. Quan trọng nhất, họ luôn là điều tuyệt diệu nhất mà chúng ta có được và xứng đáng có được.
Mình luôn tin rằng, những ngày sau nữa, chúng ta sẽ hướng mặt lên cao và tay nắm chặt hiên ngang.
Cá chép cũng có thể hoá rồng.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Kinh tế Việt Nam

Năm 2013 có một chuyên gia kinh tế Việt Nam phát biểu: chỉ cần 15 - 20 năm nữa là xuất khẩu Việt Nam sẽ vượt Thái Lan <== ngày đó nhiều người Việt bảo ông này là tiến sỹ giấy, atsm, thẩm du, lạc quan tếu!
Kinh tế Việt Nam
Thực tế thì ông ý... giấy thật! Việt Nam chỉ mất có... 6 năm để vượt Thái Lan về xuất khẩu: kết thúc tháng 7/2019, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam là khoảng 145,5 tỷ USD (con số đó của nước bạn Thái là 144,2 tỷ USD). Điều đáng chú ý, tỷ trọng của các doanh nghiệp FDI trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đã xuống dưới 70% và có xu hướng giảm nhẹ. Trong khi đó, số vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, chứng tỏ rằng, khối doanh nghiệp tư nhân trong nước đang đi đúng hướng.
Cách đây 10 năm, GDP đầu người của chúng ta chỉ bằng 60% của Philippines và đặt ra mục tiêu cân bằng về mặt GDP đầu người với quốc gia bên kia Biển Đông vào năm 2025. Sau khi bị IMF giám sát, khuyến cáo và hỗ trợ tính lại GDP theo phương thức mới, GDP đầu người của Việt Nam đã vượt Philippines khoảng 90 USD. Và chắc chắn khoảng cách này sẽ được nới rộng hơn nữa. Dĩ nhiên, chúng ta vẫn muốn “giữ lại” con số GDP cũ hơn. Năm 2021 - 2022, nếu giữ đà tăng trưởng này, chúng ta sẽ chính thức vượt qua Phillippines cả về quy mô GDP và GDP đầu người.
Tháng 8/2017, lần đầu tiên chúng ta được sử dụng 4G thương mại. Lúc đó, các quốc gia Đông Nam Á đã đi trước chúng ta khá lâu. Nhưng, Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á đưa 5G vào thương mại hóa quy mô lớn toàn quốc vào năm 2020 (À, trừ anh bạn Singapore ra nữa). Đáng chú ý, không phải chỉ mỗi Viettel, cả Vinaphone và Mobiphone đều có cam kết phủ 5G toàn quốc vào năm 2020.
Theo The US News and World Report, trong bảng xếp hạng các quốc gia hùng mạnh nhất Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 2 khu vực (chỉ sau gã bạn nhà giàu Singapore) và thứ 32 thế giới. Bản xếp hạng này dựa theo tiêu chí chính trị, sức ảnh hưởng, nền tảng kinh tế, vị thế chính trị, vai trò quốc tế, quân sự…
Các bạn có tin không? Chúng ta xếp trên Mexico, New Zealand, Phần Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Argentina, CH Séc, Hungaria, Bulgaria… Những quốc gia có thể nói là phát triển hơn nhiều so với chúng ta.
Chúng ta là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á dám điều tàu ra “quẩy” với anh lớn Trung Quốc. Năm sau, chúng ta là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc và chủ tịch ASEAN.
Đấy chỉ là một vài điều thôi. Dĩ nhiên, chúng ta còn phải làm nhiều điều hơn nữa trong tương lai nữa.
Việt Nam sẽ không còn “nhỏ bé” nữa, chắc chắn là vậy!