KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

Ngày 24-11-1946: Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội, với sự tham gia của hơn 200 đại biểu. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Người chỉ rõ: Nhiệm vụ của văn hóa mới là phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng. Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ.
Cách đây 75 năm, kể từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, dưới ngọn cờ của Đảng, Nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hóa mới thấm đẫm tinh thần yêu nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đất nước và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam.
Cùng với chính trị và kinh tế, văn hóa Việt Nam giữ một vai trò và vị trí trọng yếu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, hiện nay sau hơn ba thập kỷ đổi mới toàn diện, đồng bộ, đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Yêu cầu to lớn và nhiệm vụ nặng nề đó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục hoạch định phương hướng vừa mang ý nghĩa chiến lược vừa có ý nghĩa cấp bách nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngang tầm công cuộc phát triển đất nước nhanh và bền vững, trong tầm nhìn tới năm 2045.


Việt Nam đi từ chủ nghĩa yêu nước, là văn hóa, trên nền tảng chính trị Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghĩa là văn hóa, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, hiển nhiên là chúng ta cần xây dựng và phát triển một chiến lược về văn hóa của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước mắt với tầm nhìn tới năm 2030 và 2045. Nói một cách khái quát, đó là văn hóa của sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, với khát vọng Việt Nam xã hội chủ nghĩa độc lập và hùng cường.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam, là mục tiêu, là động lực phát triển của lịch sử Việt Nam. Cụ thể là, cái nền tảng, cái mục tiêu, cái động lực đối với Việt Nam suốt từ thời cổ đại, đó chính là: Nghĩa đồng bào, vì nước quên mình, trừ bạo an dân, tinh thần đoàn kết rộng rãi…
Vũ khí tinh thần ấy, vũ khí văn hóa cơ bản nhất ấy được hun đúc và tiếp tục được lưu truyền và ngày càng trở thành hùng khí quật khởi đặc biệt ở vào những bước ngoặt lịch sử dân tộc, để Việt Nam ta ngày càng có vị trí quan trọng trên trường quốc tế.
Đồng hành với lịch sử dân tộc, sự vận động của văn hóa Việt Nam ngày càng sinh động với sự lan tỏa, thăng hoa rộng lớn, với chiều sâu thẳm tạo dựng nên gương mặt Việt Nam, với trí tuệ, khí phách, cốt cách, phong thái và bản lĩnh Việt Nam không thể trộn lẫn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập toàn cầu.
Rõ ràng, văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần mà còn là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, một mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, mang bản sắc dân tộc được Đảng và nhân dân ta xác định là một trong các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó chính là quá trình xử lý một cách khoa học với các mối quan hệ giữa truyền thống văn hóa và tính hiện đại của văn hóa, giữa văn hóa dân tộc và văn hóa thời đại nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam vừa mang bản sắc dân tộc vừa ngang tầm với thời đại, là một nhân tố bảo đảm cho cuộc hội nhập thế giới của đất nước một cách toàn diện, hiệu quả.