KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân quyền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân quyền. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

“THƯA BÀ, NẾU NÓI VỀ DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN, MỸ KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH NÓI CHUYỆN VỚI VIỆT NAM ĐÂU”

Trong lần đầu tiên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm Mỹ vào tháng 6-2007, sau khi Mỹ và Việt Nam chính thức nối lại bang giao sau năm 1975, phía Mỹ tổ chức một chương trình “bất ngờ”, Bà Nancy Pelosi – Chủ tịch Hạ viện Mỹ, đón tiếp. Vào cuộc gặp, chưa kịp ngồi, bà Pelosi đã tuôn một tràng rằng, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ để cùng nhau phát triển… Nhưng Việt Nam cứ vi phạm dân chủ, vi phạm nhân quyền, làm những việc sai trái, Mỹ không thể chấp nhận…


Cho bà Pelosi nói đã đời, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi đó mới nhỏ nhẹ đáp lại: “Thưa bà, nếu nói về dân chủ, nhân quyền, Mỹ không đủ tư cách nói chuyện với Việt Nam đâu”.
Nghe như vậy, bà Pelosi sửng sốt: “Thế là thế nào ?”. Chủ tịch nước mới trả lời: “Ngày trước, Mỹ mang bom đạn xâm lược Việt Nam, gây bao nhiêu mất mát, đau khổ cho Việt Nam, Việt Nam đã bỏ qua. Hôm nay, Việt Nam đã gác lại quá khứ, hướng đến tương lai. Còn hiện tại, Mỹ vẫn còn có quân ở Iraq, Afghanistan, ở nhiều nơi khác trên thế giới. Bom đạn vẫn còn nổ, máu vẫn còn đổ, người vẫn còn chết… Mỹ cũng vi phạm dân chủ, nhân quyền”.
Bà Pelosi im lặng, nhưng ông trợ lý ngồi bên cạnh liền cầm tấm ảnh chụp Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng đưa lên, rồi hỏi: “Ông có thấy tấm ảnh này không ?”.
Chủ tịch nước mới bình tĩnh trả lời rằng: “Đây là việc làm sai trái của một cán bộ của chúng tôi và chúng tôi đã xử lý nghiêm khắc rồi. Nhưng các ông có biết, hôm đó, tại phiên tòa, ông Lý cũng buông những lời lẽ khó nghe như thế nào không ? Vì những lời lẽ ấy, nên cán bộ chúng tôi mới có vi phạm như thế. Nhưng dù gì đi nữa, cán bộ của chúng tôi sai, chúng tôi đã phải xử lý. Ngay tại Mỹ, cảnh sát Mỹ cũng sai phạm như đánh người, đánh dân, có những hành động sai trái trên đường phố… Tôi nghĩ rằng, sai trái này chỉ là cá biệt. Không phải là chủ trương của lãnh đạo, chúng ta phải xử lý, làm cho tốt hơn”…

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

NHÂN QUYỀN

Có một câu chuyện thú vị mà anh em ngoại giao hay nhắc lại về chuyến đi của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi đến Mỹ (tháng 6/2007). Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước CHXHCN Việt Nam đến Mỹ, diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam - Mỹ đã được bình thường hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, chính giới cũng như giới báo chí Mỹ vẫn có nhiều người có cái nhìn thiếu thiện cảm với Việt Nam, thậm chí muốn làm bẽ mặt nguyên thủ của Việt Nam. Trong một buổi họp báo, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có đoạn trả lời phỏng vấn đài CNN của Mỹ:
NHÂN QUYỀN

PV CNN:"Chúng ta hãy nói qua vấn đề khác, về nhân quyền? Khi Ngài sắp đi thì có hai người tù được thả. Vậy còn một số người nữa có được thả không?

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo pháp luật, còn có thả hay không còn tùy thuộc vào người ta có thành khẩn nhận lỗi đến đâu. Nhân đây tôi muốn nói với ông rằng, Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh. Trong thời kỳ đó người dân Việt Nam không có đầy đủ quyền con người. Người ta bắt bớ, giam cầm, tra tấn không cần ra tòa. Chúng tôi đã đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại quyền con người đã mất. Vì vậy hơn ai hết, chúng tôi rất yêu nhân quyền. Ông không thể hiểu nổi tình yêu đó. Bây giờ đất nước Việt Nam có luật pháp của Việt Nam. Việt Nam cần an ninh và ổn định để phát triển, vì vậy ai vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý".

Phóng viên CNN lúc đó chỉ biết câm lặng mà không hỏi thêm câu nào nữa./.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

NHÌN VÀO “MÙA XUÂN Ả RẬP” ĐỂ CẢNH GIÁC

Gần đến ngày 30/4 trên một vài diễn đàn, bloger, tài khoản mạng xã hội lại xuất hiện một số bài viết nhận định, kêu gọi xuống đường làm cách mạng dân chủ cho Việt Nam. Họ làm được gì hay muốn “Mùa xuân Ả rập” lại xảy ra trên mảnh đất bình yên này.

NHÌN VÀO “MÙA XUÂN Ả RẬP” ĐỂ CẢNH GIÁC
Ảnh minh họa.
Nhắc để mọi người nhớ và liên tưởng điều gì đã xảy ra!
Xuất phát từ sự việc một người đàn ông bán hàng rong trên đường phố ở Tunisia bị cảnh sát bắt giữ xe, sau đó anh ta đã tự thiêu để phản đối. Thực hư, đúng sai chưa rõ nhưng trên mạng xã hội xuất hiện lời kêu gọi biểu tình và hình thành trào lưu xuống đường dưới cái tên chống độc tài, đòi tự do dân chủ. Ban đầu diễn ra ở Tunisia sau đó lan ra các nước Trung Đông, Bắc Phi. Phong trào trở thành hiệu ứng dây chuyền xuống đường biểu tình của người dân thiếu thông tin khách quan ở các quốc gia này. “Mùa xuân Ả rập” lan đến đâu thì khẩu hiệu đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền, lạm dụng quyền lực, chống tham nhũng lại được các thế lực thù địch, lực lượng đối nghịch triệt để lợi dụng để nêu cao như một ngọn cờ nhằm tập hợp lực lượng. Âm mưu, thủ đoạn này thực tế đã diễn ra ở Ai cập, Yemen, Libya, Syria… Nhưng khi các cuộc “cách mạng” được gọi là thành công thì dân chủ, nhân quyền giảm sút, tham nhũng tràn lan, lạm dụng quyền lực như là công cụ giúp các phe phái chính trị thanh toán triệt hạ lẫn nhau. Đất nước bùng phát nội chiến, tiếng súng bom đạn không còn xa lạ hàng ngày với cuộc sống của hàng triệu người. Cuộc sống của người dân ngày càng cùng cực, hàng đoàn người đã phải tìm đường di tản sang các nước Châu Âu lánh nạn và mưu sinh. Đất nước Libi được xếp vào nước có mức sống cao, thu nhập bình quân đầu người là 16.640 USD. Hay như Syria thu nhập 4.600 USD thì đến nay sinh mạng hàng vạn con người vẫn nơm nớp trong chiến tranh, bỏ quê hương đi tìm chốn yên bình. Đó chỉ là vài ví dụ. Bên cạnh đó với cuộc chiến chống khủng bố được viện ra để gán cho những nước này chế tạo, sở hữu vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân nên các nước lớn đã can thiệp bằng các cuộc chiến tranh lật đổ chính phủ hiện thời. Mục tiêu chủ yếu nhằm vào tiêu diệt lãnh tụ cao nhất, thủ tiêu quyền lực hợp pháp của nhà nước không đi theo quỹ đạo các thế lực thù địch nước lớn.
Việt Nam từ những năm 90 thế kỷ trước đến nay, xuất hiện nhiều âm mưu nhằm vào đánh đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Tuy nhiên mọi âm mưu và hành động của chúng đã bị thất bại hoàn toàn. Không phải chúng không đủ lực để làm nhưng cái chính là Đảng, Nhà nước Việt Nam có chính nghĩa, có đủ kinh nghiệm để vô hiệu hóa các cuộc cách mạng sắc màu như chúng đã làm ở nhiều nước. Quan trong nhất là nhân dân Việt Nam đã chịu đựng quá nhiều đau khổ trong hàng chục năm chiến tranh không bao giờ muốn sự xáo trộn với cuộc sống hiện tại đã có được. Một ngày được yên bình là một ngày có hạnh phúc, có điều kiện xây dựng cuộc sống ngày càng giàu mạnh thêm. Những năm qua ở một số địa phương, những nhóm chống đối chính trị đã lợi dụng một số sơ hở, yếu kém của các cấp chính quyền, lợi dụng tình hình từ bên ngoài để kích động biểu tình, gây rối hòng làm bất ổn về chính trị, xã hội. Nhưng tất những vụ việc đó đã được ngăn chặn trong thời gian ngắn, thế lực bên ngoài không thể lợi dụng để làm “cách mạng sắc màu”“cách mạng đường phố” như kiểu “Mùa xuân Ả rập”.
Thành tựu hôm nay và tương lai mai sau sẽ vẫn là như vậy khi có một chính đảng, một nhà nước vì quyền lợi của cả dân tộc mà bảo vệ thành quả đã giành được. Bao nhiêu năm chiến tranh với binh hùng tướng mạnh, vũ khí tận răng không khuất phục được Việt Nam. Chắc chắn chúng sẽ không bao giờ làm được gì. Truyền thống yêu nước của dân tộc này không bao giờ thay đổi./.
NGUYỄN PHƯỚC YÊN

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Hãy bình tĩnh!


Tôi không dám xem hết đoạn clip quay cảnh 5 cháu học sinh nữ lột quần áo rồi đánh đập bạn không thương tiếc xảy ra ngay giữa lớp học. Thú thực là tôi không dám xem vì thấy xót xa, uất nghẹn thay cho cháu bé. Tôi không dám đặt trường hợp con cháu mình không may bị bạn đối xử như vậy. Vì cũng không dám chắc là nếu xảy ra với người thân của mình tôi sẽ xử lý được một cách tỉnh táo nhất.

Hãy bình tĩnh!

Nói vậy để thấy tôi không dửng dưng trước cảnh bạo lực trên. Nhưng nghe nhiều người, trong đó đa số là những người ở tuổi làm cha mẹ văng tục chửi bậy, đòi chém 5 đứa trẻ máu lạnh kia ra làm trăm mảnh, rồi tiện thể réo tên Bộ trưởng ra đổ trách nhiệm thì tôi nghĩ, ngay chính người lớn chúng ta thôi còn đang hung hăng thế, vậy trách gì đám trẻ.
Có mấy điều cần phải sòng phẳng với nhau về bạo lực học đường (tất nhiên tôi không nói riêng trường hợp này vì vụ việc này các thầy cô rất đáng trách) mà nói chung thực trạng: Bạo lực học đường là vấn đề muôn thủa, mấy chục năm nay đã có. Thời tôi học phổ thông, có những trường hợp bị bạn đánh không dám đến lớp phải bỏ học. Không chỉ nam, mà nữ cũng có những trò giật tóc, vật nhau giữa sân trường, rồi lôi bố mẹ họ hàng đến cổng trường chửi nhau ầm ĩ là không hiếm. Giờ họp lớp mọi người vẫn kể cho nhau nghe về những trò đó rồi... cười. Chỉ là thời đó chưa có mạng, chưa có máy quay nên người ta ít tạo thành cơn sóng dư luận như này thôi. Ngay bản thân tôi vẫn còn một vết sẹo ở đuôi mắt vì bị cậu bạn dùng kiếm bằng gỗ nhảy lên đâm bổ từ trên xuống. Máu ướt đẫm khăn quàng, sợ phải nhờ thầy cô đưa về không bị bố đánh. Rồi thôi…
Nói thế không phải chấp nhận để học sinh sống chung với bạo lực học đường, nhất là trong môi trường giáo dục hiện đại, văn minh ngày nay. Nhưng la lối om tỏi, cho đó là sự hoảng loạn mang tầm vóc của xã hội thì cũng hơi quá và oan cho giáo dục.
Nói về sự rối loạn của xã hội, hãy nhìn lại cách ứng xử của người lớn đi đã. Các bậc phụ huynh có tự thấy mình đang ngày càng hung hăng, dễ nổi giận và hành động không cần suy nghĩ hơn không? Ra đường, nhìn những vụ va chạm rất đỗi bình thường mà người lớn sẵn sàng đứng chửi, rồi rút dao rút tuyp nước, thậm chí rút súng bắn vào nhau, là đủ hiểu. Bọn học trò mới lớn nó nhiễm những thứ bạo lực ấy từ nhà, ra ngoài đường đã rồi mới đến trường. Vì ở trường chẳng thầy cô nào hướng chúng đến cách hành xử bạo lực, trừ trường hợp cá biệt.
Lên án các thầy cô giáo, đổ lỗi cho họ là đương nhiên, rất dễ, nhưng không phải cách giải quyết tận gốc bạo lực ở giới trẻ! Dạy trò đánh nhau chắc là không rồi. Dạy bằng lời nói liệu chúng có sợ và răm rắp nghe theo không? Rất khó đối với đám trẻ cá biệt mới lớn và ngỗ ngược. Trước chúng còn có chút sợ nếu thầy cô dùng thước, dùng bạt tai, nhưng giờ thì chắc chắn các thầy cô dù liều mấy cũng ít người dám làm. Vậy họ phải điều chỉnh hành vi các em bằng cách nào khi sự việc xảy ra rồi? Đến phạt bắt dựa bảng nhiều phụ huynh còn cho đó là xúc phạm học sinh. Đến bắt quỳ xuống ghế nhựa còn cho đó là sỉ nhục, vi phạm nhân quyền. Vậy phải chăng chỉ còn cách đuổi học? Mà đâu phải muốn là đuổi được? Còn phải dựa theo đủ thứ quy chế, và quan trọng nhất là, đuổi học chỉ vì “đám trẻ nó hiếu động đánh nhau vài cái”, liệu các phụ huynh có con em như vậy có chấp nhận không? Hay lại dùng truyền thông gây sức ép, tạo dư luận, cho rằng trường đang đẩy mầm non đất nước ra tạo thành gánh nặng cho xã hội? Cái này thay vì gọi thầy cô hãy nên mời Công an đến, may ra mới xử lý được rốt ráo.
Một vài cô giáo bị kỷ luật ngừng dạy, một vài Hiệu trưởng bị kiểm điểm hay về hưu sớm, kể cả Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo có từ chức chăng nữa chắc chắn không thể làm giảm tình trạng bạo lực học đường, nếu toàn thể người lớn không ngồi lại với nhau. Bọn trẻ nó nhìn vào người lớn để hành xử cả đấy! Vì vậy, để trẻ bớt bạo lực, máu lạnh, trước tiên người lớn chúng ta cũng nên tự nhìn lại mình, xem mình có được thiện lành không đã?!?

Chiến Văn

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

"Cách mạng màu" và "mùa xuân Ả Rập" có mỹ miều như thế!?


Mỗi khi một cuộc “cách mạng màu” hạ màn, hoặc “gió mùa xuân” đã thổi qua một quốc gia nào đó thì dân chủ, nhân quyền lại trở nên sa sút, tham nhũng ngày càng lan tràn, và quyền lực lại được sử dụng làm công cụ chủ yếu giúp một số phe phái chính trị thanh toán, triệt hạ lẫn nhau…

‘Cách mạng màu’ và ‘mùa xuân Ả Rập’ có mỹ miều như thế!?

Ngày 11-11-2016, đề cập báo cáo của Ủy ban Kinh tế, Xã hội vùng Tây Á (ESCWA) thuộc Liên hợp quốc mới công bố, bài Mùa xuân Ả Rập “gây tổn thất cho khu vực 600 tỷ USD” trên trang BBC tiếng Việt cho biết “phong trào mùa xuân Ả Rập” khiến khu vực này tổn thất 614 tỷ USD do từ năm 2011 đến nay không tăng trưởng; con số này tương đương với 6% tổng GDP của khu vực trong thời gian từ 2011 đến 2015.
Báo cáo mô tả tiến trình xã hội ở khu vực là “ảm đạm”, quyền công dân bị thụt lùi tại một số quốc gia. Số liệu cũng cho thấy các cuộc xung đột làm tồi tệ thêm tình trạng nợ nần, thất nghiệp, tham nhũng, đói nghèo, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tị nạn. Libya, Yemen, Syria vẫn đang trong tình trạng nội chiến, tổn thất hàng chục nghìn nhân mạng, rơi vào tình trạng chính quyền trung ương không hoạt động nổi.
Tại Syria, các cuộc biểu tình chống chính phủ dâng cao thành cuộc xung đột với sự can dự của các thế lực nước ngoài, GDP và tổn thất kinh tế từ năm 2011 đến nay đã tới 259 tỷ USD. Tại các nước có tiến trình chuyển giao chính trị, chính phủ mới đã không đáp ứng được việc cải cách kinh tế để xử lý những vấn đề dẫn tới tình trạng bạo loạn từ lúc ban đầu… Như vậy, có thể thấy cái gọi là “phong trào mùa xuân Ả Rập” không mang lại điều tốt lành mà chỉ đẩy các quốc gia liên quan vào tình trạng trì trệ, rối ren, bạo lực gia tăng, đất nước bị chia cắt.
Chẳng hạn ở Syria, theo trả lời phỏng vấn ngày 11-8-2016 của bà K. Leukefeld (nhà nghiên cứu dân tộc học, chính trị học, hồi giáo; từ năm 2000 là phóng viên tự do ở Trung Đông và thường xuyên có mặt ở Syria, và là tác giả cuốn Syria giữa bóng tối và ánh sáng xuất bản năm 2015) trên NachDenkenSeiten – một trang mạng có uy tín ở CHLB Đức, thì: “Một người đối thoại nói rằng, Syria không phải là một khối lắp ghép của các tôn giáo và dân tộc, vì nếu như thế nó đã bị tan vỡ rồi. Syria là một tấm thảm dệt có liên kết chắc chắn. Nhưng nó đã bị mất màu, bị dày vò và trong đó có bộ phận đã bị xé rách”. Còn theo ông S.L Whitson – Giám đốc điều hành HRW, phát biểu trên tờ The New Yorker thì: “Dường như cộng đồng quốc tế cũng như nhiều người dân ở đó đã ngây thơ, đã hiểu lầm khi cho rằng những gì Tunisia làm được là rất dễ… Người Ai Cập cũng lật đổ một nhà độc tài, nhưng chúng ta đã đánh giá thấp các lực lượng cản trở dân chủ, nhân quyền – cũng như những lực lượng đàn áp, hủy diệt khác, vì họ đã nhanh chóng chiếm lấy các khoảng trống được tạo ra bởi các cuộc nổi dậy”.
Từ cái chết của M.Bouazizi ở Tunisia vào năm 2010, “phong trào mùa xuân Ả Rập” được phát động ở Tunisia rồi nhanh chóng lan tới Algeria, Yemen, Jordan, Mauritanie, Syria, Oman, Ả Rập Saudi, Ai Cập, Iraq, Libya, Sudan, Maroc. Điều được quảng bá và cổ vũ của phong trào này là nhân quyền, dân chủ, chống tham nhũng, độc tài. Và “mùa xuân Ả Rập” đã khiến chính phủ ở Tunisia, Libya, Yemen, Ai Cập sụp đổ.
Tuy nhiên sau hơn 5 năm, không chỉ tại các nước này mà cả vùng Trung Đông, Bắc Phi trở thành một điểm nóng, chưa thấy dấu hiệu sáng sủa mà ngày càng trở nên tồi tệ. Khẩu hiệu dân chủ, nhân quyền được những tổ chức, cá nhân khởi xướng “mùa xuân Ả Rập” giương cao đã không được hiện thực hóa mà thay vào đó là tình trạng cuộc sống của người dân ngày càng cùng cực, đói nghèo lan rộng, chết chóc rình rập. Tunisia – nơi được xem chuyển giao quyền lực diễn ra trong hòa bình và thành công, lại là nước đóng góp khoảng 3.000 chiến binh cho tổ chức tự xưng “nhà nước Hồi giáo” (IS) và năm 2015 tại Tunisia xảy ra các vụ khủng bố đẫm máu.
Rồi nội chiến ở Libya để tranh giành quyền lực và dầu mỏ, tranh thủ cơ hội, IS đã xâm nhập chiếm đất đai và gây ảnh hưởng. Các xung đột ở Yemen có nguồn gốc từ mâu thuẫn chính trị, tôn giáo, sắc tộc và hậu quả là gần 80% dân số Yemen sống nhờ vào viện trợ nước ngoài. Riêng Syria, khung cảnh đất nước hoang tàn, hơn 250.000 người thiệt mạng đã nói lên tất cả, như IMF dự đoán, Syria phải cần ít nhất 20 năm với mức tăng trưởng 3% mỗi năm mới có thể trở lại mức thu nhập trước chiến tranh… Hệ lụy kinh khủng nhất từ “mùa xuân Ả Rập” là tạo ra cơ hội đưa tới sự ra đời các tổ chức khủng bố, tiêu biểu là IS.
Dẫu mới ra đời, IS đã không chỉ hoành hành ở Trung Đông, Bắc Phi, mà còn tổ chức hoặc đứng sau một số vụ khủng bố tàn bạo trên thế giới. Hệ lụy khác là để tránh chiến tranh, đói nghèo, chết chóc,… làn sóng di cư hàng triệu người đã đẩy châu Âu vào cuộc khủng hoảng nhập cư đến nay vẫn chưa tìm ra lời giải… Vì thế, hẳn không ngẫu nhiên, dư luận đã sớm đổi tên “mùa xuân Ả Rập” thành “mùa đông Ả Rập”!
Nhắc tới “mùa xuân Ả Rập” không thể không nhắc tới “cách mạng 5-10” ở Serbia năm 2000, “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia năm 2003, “cách mạng cam” tại Ukraina năm 2004, “cách mạng hoa tuy-líp” tại Kyrgyzstan năm 2005,… được khái quát qua khái niệm “cách mạng màu”. Có lẽ trường hợp tiêu biểu nhất liên quan “cách mạng màu” là hoạn lộ của M.Saakashvili, cựu Tổng thống Gruzia. Sau “cách mạng hoa hồng”, M.Saakashvili đã được bầu làm Tổng thống Gruzia liền hai nhiệm kỳ.
Báo chí cho biết, đến cuối nhiệm kỳ thứ hai, tại Gruzia xuất hiện một số “khủng hoảng chính trị, khiến Saakashvili từ người hùng của “cách mạng hoa hồng” lại trở thành kẻ tội đồ do chính sách lãnh đạo ngày càng độc đoán”. Năm 2014, Viện Công tố thủ đô Tbilisi quyết định truy tố Saakashvili, vì lúc còn đương chức đã “gian lận, tham nhũng, lạm quyền”, và chính quyền Gruzia quyết định truy nã. Tuy nhiên, một tháng sau khi rời ghế tổng thống, ông ta đã sang Mỹ sinh sống.
Năm 2015, M.Saakashvili trở lại với cương vị “đứng đầu Hội đồng Tư vấn quốc tế về cải cách (IACR – cơ quan tập hợp các chuyên gia nước ngoài có vai trò tư vấn, đề xuất, kiến nghị để thực hiện cải cách kinh tế – chính trị ở Ukraina); sau khi nhập quốc tịch Ukraina, ông ta được trao thẻ công dân đặc biệt, được bổ nhiệm làm Thống đốc vùng Odessa với lời hứa sẽ “đem hết sức cống hiến với khả năng tối đa để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tại khu vực trọng yếu này”. Nhưng ngày 7-11 mới đây, M. Saakashvili tuyên bố từ chức vì mệt mỏi trong việc đấu tranh với sự cản trở của giới quan chức Ukraina, cho rằng, chính quyền Ukraina bất lực trong chống tham nhũng, khiến cho nước này bị rơi vào “sự tăm tối bẩn thỉu, vũng bùn tham nhũng”. Và ngày 10-11, Tổng thống Ukraina P.Poroshenko đã tuyên bố miễn nhiệm M. Saakashvili khỏi mọi chức vụ.
Hoạn lộ hơn mười năm qua của M.Saakashvili cho thấy: sau khi thất bại trong việc thừa hưởng kết quả “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia, M. Saakashvili đã tới Ucraina với tham vọng tiếp tục sứ mệnh; nhưng trên thực tế, “cách mạng sắc màu” không đưa tới sự ổn định, lại đẩy xã hội vào tình trạng rối ren, khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng, với các cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn,…
Các biến cố xã hội không xuất phát từ những giá trị tự thân và được định hướng một cách tỉnh táo, mà bức xúc của quần chúng đã bị thao túng, biến thành phương tiện giúp một số thế lực giành quyền lực chính trị mà không vì phục vụ lợi ích nhân dân, cũng không hướng tới lợi ích của dân tộc, đất nước; thậm chí tạo cớ cho nước ngoài can thiệp. Mỗi khi một cuộc “cách mạng màu” xảy ra, hay khi “mùa xuân Ả Rập” lan tràn tại Trung Đông và Bắc Phi, khẩu hiệu đấu tranh dân chủ, nhân quyền, chống tham nhũng, lạm dụng quyền lực,… lại được nêu cao như là ngọn cờ tập hợp lực lượng. Và thường thì, sau khi một cuộc “cách mạng màu” hạ màn, hoặc “gió mùa xuân” đã thổi qua một quốc gia nào đó thì dân chủ, nhân quyền lại trở nên sa sút, tham nhũng ngày càng lan tràn, và quyền lực lại được sử dụng làm công cụ chủ yếu giúp một số phe phái chính trị thanh toán, triệt hạ lẫn nhau.
Trong bối cảnh đó, việc từ năm 2011 đến nay, khu vực chịu ảnh hưởng của “mùa xuân Ả Rập” không tăng trưởng, tổn thất 614 tỷ USD như báo cáo của ESCWA là tất yếu không thể tránh khỏi. Bởi một sự thật không thể bác bỏ là: không có ổn định xã hội thì không thể phát triển; nếu không lấy lợi ích nhân dân làm cơ sở xác định mục đích, đường hướng cho cách mạng thì các khẩu hiệu mỹ miều mà nó đưa ra rốt cuộc chỉ là “bánh vẽ”.
Từ khi “cách mạng màu”, “mùa xuân Ả Rập” được quảng bá, với sự hỗ trợ từ bên ngoài, một số người ở Việt Nam cũng đã nhen nhóm ý đồ thực hiện “cách mạng màu”. Những phương thức, giọng điệu, động thái, thủ đoạn,… như một số tổ chức ở nước ngoài chuẩn bị tiến hành “cách mạng màu”, “mùa xuân Ả Rập” đã được du nhập, mô phỏng, lặp lại và phóng chiếu với rất nhiều trò vè từ đường phố tới internet.
Song càng dấn sâu vào âm mưu tiến hành “cách mạng màu”, họ càng tự làm lộ rõ bản chất, xu hướng cơ hội chính trị, như một blogger tổng kết, đó là một phong trào “đòi phải minh bạch 100% nhưng mọi nhà hoạt động của phong trào này đều không minh bạch về nguồn tài chính; mọi nhà hoạt động nhiệt huyết đều mất hết kế sinh nhai nếu bị cắt tiền tài trợ; đòi một trật tự xã hội tốt đẹp hơn bằng những cuộc biểu tình xấu hoắc, hàng ngũ lộn xộn, nhân sự ô hợp; nhân danh các lý tưởng tốt đẹp nhưng đều không thể tồn tại nếu không khai thác các cảm xúc xấu xí của con người; nhân danh một thế giới tốt đẹp hơn, nhưng trong nội bộ đều hành xử xấu xí!”.
Blogger Kami – người chưa bao giờ thiện chí với Việt Nam, phải đặt câu hỏi trên RFA rằng: “Đầu óc của những kẻ như thế thử hỏi thì sẽ dẫn dắt được ai và xã hội tương lai sẽ như thế nào, khi giao cho những kẻ cực đoan như thế nắm giữ quyền lực?”. Và thiết nghĩ, câu hỏi này không chỉ vạch trần bản chất vấn đề, mà còn là lời cảnh báo!