KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn facebooker. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn facebooker. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

CẠM BẪY TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: CẢNH GIÁC VỚI TỘI PHẠM MẠNG THỜI 4.0

Tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng đa dạng, phức tạp và tinh vi. Thông qua các trang mạng xã hội, các ứng dụng gọi và gửi tin nhắn miễn phí như zalo, Viber hay các trò games cùng vô vàn các trang mạng trên Internet, người dùng mạng dễ dàng trở thành miếng mồi cho các đối tượng xấu.

CẠM BẪY TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: CẢNH GIÁC VỚI TỘI PHẠM MẠNG THỜI 4.0
Các đối tượng Kim Joo Hyeon, An Kwang Ho và Kim Hong Min.
Nạn nhân của chúng có thể là những người già hưởng lương hưu, cánh chị em “nghiện fây” hoặc những người đàn ông trụ cột trong các gia đình hay các cô bé cậu bé tuổi ô mai.
Tôi xin nêu ra đây con số, hiện Việt Nam có trên 30 nhà cái quốc tế tổ chức đánh bạc, cá độ bằng việc thiết lập hàng trăm trang web và đặt máy chủ tại nước ngoài để thấy, chỉ riêng lĩnh vực này thôi cũng đủ thấy, cờ bạc trên Internet phong phú, phức tạp và “chiều lòng” các con bạc thế nào.

Muôn hình vạn trạng

Tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng trong hành trình chuyển đổi số do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông) và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Đại tá, PGS.TS Đỗ Anh Tuấn, Cục phó Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao cho biết: “Thông qua không gian mạng, nhiều đối tượng tiến hành lừa đảo qua tin nhắn rác, nhắn tin làm quen, gửi quà hoặc giả danh cơ quan thực thi pháp luật gọi điện yêu cầu người dân nộp tiền vào tài khoản; nhắn tin trúng thưởng; chiếm quyền tài khoản xã hội; mua bán qua mạng, kinh doanh đa cấp; truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy...”.
Ý kiến này đã phản ánh khá sinh động “đời sống” tội phạm sử dụng công nghệ cao hiện nay. Đối tượng phạm tội đã tiếp cận 64 triệu người dùng Internet ở Việt Nam cực kỳ dễ dàng bằng chính hạ tầng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số mang lại.
Có thể tạm liệt kê ra đây các loại tội phạm công nghệ cao như: Tổ chức đánh bạc và đánh bạc qua mạng; lừa đảo qua mạng; game online trái phép, game cờ bạc; phim ảnh đồi trụy; trộm cắp tiền qua tài khoản ngân hàng; tấn công mạng; lừa đảo thương mại điện tử, kinh doanh đa cấp, huy động tài chính… Tội phạm công nghệ cao ngày càng đa dạng, phức tạp, dễ biến hoá và nạn nhân của chúng có thể bất ai.
Trưa ngày 22-4, tôi nhận được cuộc điện thoại của anh lái xe trong cơ quan về việc, anh vừa nhận được cuộc gọi từ một người xưng là ở Viện Kiểm sát, bảo anh 16h đến TAND TP Hà Nội ở 42 Hai Bà Trưng để nhận giấy tờ liên quan đến giao dịch của anh tại Ngân hàng Agribank.
Nghe vậy, anh giật mình, bảo không có giao dịch gì với ngân hàng trên thì đầu dây bên kia yêu cầu cung cấp họ tên đầy đủ, số chứng minh nhân dân, địa chỉ nhà riêng… Anh răm rắp cung cấp thông tin cá nhân theo yêu cầu.
Sau đó, người này bảo sẽ nối máy cho anh nói chuyện với đường dây nóng của Bộ Công an. Người đàn ông bên kia đầu dây nói rất dài nhưng chốt lại, sẽ thông báo kết quả cho anh sau khi xác minh.
Sau cuộc gọi, anh ngồi ngẫm lại thì thấy có gì đó không bình thường, bởi bản thân anh không vay nợ ngân hàng. Với lại, do công việc nên anh cũng tiếp xúc nhiều với cán bộ Công an, anh nghe giọng người đàn ông “đường dây nóng của Bộ Công an” giống giọng đọc truyện… ma. Chính chi tiết này khiến anh cảm thấy nghi ngờ nên gọi điện chia sẻ với tôi.
Thực tế, không phải ai cũng đủ tỉnh táo để phân tích sự việc và giãi bày tâm sự với người xung quanh như anh lái xe này. Chẳng thế mà anh T, ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ sau một cuộc gọi của người tự xưng là Cảnh sát đã 2 lần chuyển tiền vào tài khoản theo yêu cầu của người này 4,5 tỷ đồng.
Chuyện bắt đầu khi anh T nhận được cuộc gọi của một phụ nữ xưng là nhân viên bưu điện, bảo anh có bưu phẩm là lệnh bắt của Công an Hà Nội vì liên quan đến đường dây ma tuý, rửa tiền. Anh lên tiếng phủ nhận thì cô này nối máy với “anh Cảnh sát”.
“Anh Cảnh sát” yêu cầu anh T chuyển tiền đến tài khoản của cơ quan Công an, nếu không sẽ bắt giam. Sau khi xác minh, nếu anh không phạm tội cơ quan Công an sẽ trả lại. Anh T đã làm theo sự chỉ dẫn và đợi mãi không nhận được kết quả xác minh cũng như lời hứa trả lại tiền.
Giật mình, anh đến cơ quan Công an trình báo. Kết quả điều tra của cơ quan Công an cho thấy, tiền anh gửi vào hai tài khoản trên đã bị rút hết. Đứng tên chủ tài khoản không phải là cơ quan điều tra mà là hai người ở thành phố Đà Nẵng và Hà Nội.
Anh T không phải nạn nhân đầu tiên và duy nhất của chiêu lừa đảo này, nhiều người khác, đặc biệt là người cao tuổi có lương hưu, có tiền tiết kiệm gửi ở ngân hàng cũng rơi vào tình cảnh này.
Nhiều người, sau khi cuống cuồng gom góp tiền gửi vào tài khoản theo yêu cầu của chúng mới chợt tỉnh ngộ đi báo cơ quan Công an thì hầu hết, tiền đã bị chúng rút. Câu hỏi đặt ra là, nếu tìm được chủ tài khoản (mà việc này là đương nhiên), sẽ tìm ra thủ phạm.
Thế nhưng, một đồng chí Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao cho chúng tôi biết, thường là khi tìm đến, những chủ tài khoản này không liên quan. Người thì khai rằng trước đó bị mất chứng minh nhân dân, người thì bảo được người lạ thuê mở tài khoản ngân hàng…
Thế nên, để bắt được đối tượng phạm tội trong tình huống này chẳng khác nào mò kim đáy bể và cũng bởi vì thế nên việc “đòi” lại tiền cho các nạn nhân cũng rất khó khăn.
Đã có thời gian, ở nhiều địa phương trên cả nước rộ lên tình trạng lừa đảo này nên cơ quan Công an phải phát đi thông báo trên các phương tiện truyền thông để người dân nâng cao cảnh giác, tuy nhiên tình trạng này vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức.

Tội phạm người nước ngoài sử dụng công nghệ cao

Tội phạm sử dụng công nghệ cao không chỉ có ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng đang đối diện với loại tội phạm này. Không gian mạng không giới hạn về không gian, thời gian và được thiết lập bởi những biên giới mềm nhưng không ít đối tượng phạm tội người nước ngoài lại chọn vùng lãnh thổ của Việt Nam để thực hiện hành vi phạm tội, nạn nhân chính là người cùng quốc tịch với chúng. Đây có lẽ cũng là điểm khác biệt của loại tội phạm thời đại công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay.
Mới đây, ngày 18-4, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp Cục Đối ngoại, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công an TP. Hồ Chí Minh phát hiện, bắt giữ 3 công dân Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam tổ chức, điều hành đường dây đánh bạc trăm tỷ qua mạng Internet cho người nước ngoài đánh bạc.
Theo cơ quan Công an, 3 đối tượng Kim Joo Hyeon, An Kwang Ho, Kim Hong Min nhập cảnh vào nước ta với mục đích du lịch nhưng đã thuê server, đăng ký tên miền của nước ngoài, sau đó mua phương tiện, thuê nơi hoạt động tại Việt Nam để tổ chức thiết lập, quản trị website cho công dân Hàn Quốc đánh bạc, cá cược thể thao trên mạng Internet.
Từ tháng 11-2018 đến khi bị phát hiện, đã có hàng nghìn tài khoản chơi bạc và tham gia cá cược với số tiền khoảng 8,6 tỷ WON (tương đương 170 tỷ VNĐ). Hành vi của nhóm đối tượng này vi phạm nghiêm trọng pháp luật về cá cược, xúc tiến thể thao của Hàn Quốc, gây ra nguy cơ mất an ninh, an toàn trên không gian mạng tại Việt Nam.
Cơ quan Công an đã thu giữ tại hiện trường 20 điện thoại di động, 9 thẻ ngân hàng, 37 máy tính để bàn, 2 máy tính xách tay, 1 Modem Internet, 7 thiết bị nhận mã OTP (Token key), nhiều thiết bị điện tử và tài liệu liên quan đến hoạt động tổ chức đánh bạc.
Đại diện Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết, đây là ổ nhóm người nước ngoài phạm pháp thứ 4 mà đơn vị này đã phối hợp với Công an Bà Rịa - Vũng Tàu khám phá thành công.
Sang Việt Nam, thành lập đường dây, thiết lập hạ tầng để lừa đảo công dân trong nước bằng hình thức giả danh người của cơ quan pháp luật, dọa nạt, yêu cầu họ chuyển tiền vào tài khoản. Nhóm đối tượng 21 tên, chủ yếu là người Thái Lan và nạn nhân của chúng cũng là công dân Thái Lan đã được Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an TP Hồ Chí Minh phát hiện vào năm ngoái.
Kết quả điều tra cho thấy, nhóm đối tượng này sau khi đến Việt Nam đã thuê nhà ở TP Hồ Chí Minh, thiết lập tổng đài gọi điện trên nền Internet. Tại Việt Nam, chúng giả nhân viên bưu điện, ngân hàng, Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan gọi điện cho nạn nhân, thông báo họ đang bị điều tra do nghi ngờ phạm pháp. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, lập tức chúng rút hết khỏi tài khoản. Được biết, chúng đã thực hiện hàng nghìn cuộc gọi về nước và đã lừa đảo hàng triệu USD.
Mới đây nhất, ngày 20-4, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), lực lượng cảnh sát đã đột kích vào khách sạn Ba Nhất trên đường Nguyễn Tất Thành để bắt giữ 77 người có quốc tịch Trung Quốc vì sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội.
Được biết, nhóm người này đã đến đây tạm trú từ cuối năm 2018. Tại hiện trường, cơ quan Công an phát hiện bên trong khách sạn lắp đặt nhiều thiết bị công nghệ, và nhóm đối tượng này đã thực hiện hành vi lừa đảo bằng chiêu giả danh nhà chức trách để gọi điện đe dọa, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản… 
* Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.(Theo Luật An ninh mạng)
* Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội:
- Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng.
- Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán.
- Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
- Hành vi hướng dẫn người khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.(Theo Luật An ninh mạng)
Cao Hồng

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

CẠM BẪY TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: TUNG TIN THẤT THIỆT, HẬU QUẢ NHÃN TIỀN


Chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý để ngăn chặn và xử lý nghiêm những người đăng tin giả mạo, gây ra sự bất ổn trên không gian mạng cũng như đảm bảo môi trường mạng an toàn chưa?
 
CẠM BẪY TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: TUNG TIN THẤT THIỆT, HẬU QUẢ NHÃN TIỀN
Chủ trang facebook Đầm Bầu Thời Trang Mami đăng thông tin đính chính tin thất thiệt về dịch tả heo châu Phi
Thông tin thịt lợn nhiễm sán của một facebooker sau khi đăng ít phút đã có 800 lượt chia sẻ và 300 lượt bình luận; Thông tin tiền giả số lượng lớn đang lưu hành tại địa phương do một tài khoản mạng xã hội đăng tải không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ. Cũng ở môi trường mạng, còn có cả chuyện mạo nhận cơ quan có thẩm quyền để định hướng dư luận…
Nước ta hiện có 64 triệu người sử dụng mạng Internet, 58 triệu tài khoản facebook nên những việc nêu trên gây nhiễu loạn thông tin, tác động xấu đến đời sống xã hội. Vậy chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý để ngăn chặn và xử lý nghiêm những người đăng tin giả mạo, gây ra sự bất ổn trên không gian mạng cũng như đảm bảo môi trường mạng an toàn chưa?

Báo động tình trạng đăng tin giả

Thịt lợn là loại thực phẩm chiếm vị trí gần như chủ yếu trong thực đơn của nhiều gia đình. Ngành chăn nuôi lợn vì thế cũng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền nông nghiệp nước nhà. Thế nhưng chỉ trong mấy tháng đầu năm Kỷ Hợi này, trên mạng xã hội lại có quá nhiều tin… vịt liên quan đến thịt lợn.
Cụ thể, truyền thông Nhà nước thông tin dịch tả lợn châu Phi bắt đầu xuất hiện vào dịp sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi khiến nhiều người lo lắng. Từng ngày, thông tin các địa phương có dịch được ngành nông nghiệp công bố và cùng với đó là các biện pháp chặn dịch, chống dịch lây lan như tiêu huỷ, khoanh vùng dịch…Những tin tức về bệnh dịch được cập nhật thường xuyên đã giúp người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng chủ động trong phòng, chống dịch, không hoang mang.
Thế nhưng, trong bối cảnh cả xã hội đang nỗ lực phòng, chống và ngăn chặn tác động xấu của dịch thì fanpage có tên Đầm bầu Thời trang Mami lại gây nhiễu loạn xã hội vì đăng tin sai sự thật. Chủ trang mạng xã hội này tung tin, thịt lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi có thể lây sang người và kêu gọi tẩy chay thịt lợn. Thông tin khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang, một số người đã chọn các thực phẩm khác thay thịt lợn.
Việc làm của trang Đầm bầu Thời trang Mami đã gây hiểu sai về dịch bệnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ chăn nuôi lợn. Trước thông tin sai sự thật và tác động xấu đến xã hội này, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) đã yêu cầu chủ nhân của fanpage này đến làm việc để làm rõ những thông tin sai lệch trên.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đưa ra thông tin về kết quả nghiên cứu, rằng không có việc bệnh dịch lợn tả châu Phi lây sang người. Cơ quan chức năng sau đó đã xử phạt chủ nhân của trang bán hàng online này 20.000.000đ.
Cũng chọn thời điểm dư luận đang nóng rẫy để đăng tin vịt là trường hợp của facebooker Trịnh Thị Huế. Ngày 18-3, tài khoản Hue Trinh Thi đăng tin, hình ảnh về thịt lợn nhiễm sán ở chợ Lộc Phát, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Đây là thời điểm, tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đang xảy ra việc phụ huynh tố bếp ăn nhà trường nhập thịt nhiễm sán và gây ra cơn sốt phụ huynh đưa trẻ hàng nghìn trẻ lên các bệnh viện chuyên khoa ở Hà Nội xét nghiệm.
Thông tin này lập tức nhận được 300 lượt bình luận và 800 lượt chia sẻ. Điều này cho thấy, quá nhiều người đã đọc, đã tin vào tài khoản mạng xã hội này nên đã chia sẻ đến cộng đồng mạng. Thế nhưng, chỉ sau khi Thanh tra Sở Thông tin, Truyền thông tỉnh Lâm Đồng vào cuộc, thì những người trong danh sách bạn bè của Hue Trinh Thi trên facebook mới biết, họ đã bị “người bạn” này cho ăn … tin vịt.
Buồn hơn nữa là nhiều người trong số họ đã tin và chia sẻ nên chính họ đã góp phần làm tin xấu lan toả... Ngày 20-3, chủ nhân của tài khoản facebook Hue Trinh Thi là Trịnh Thị Huế bị Thanh tra Sở Thông tin, Truyền thông tỉnh Lâm Đồng xử phạt hành chính 10.000.000 đ.
Cũng vào trung tuần tháng 3 năm nay, nhiều chủ trang mạng xã hội ở vùng đất mũi Cà Mau đăng tin thất thiệt về dịch tả lợn châu Phi và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Việc này đã tạo nên hiệu ứng domino khiến cho thông tin sai lệch này lan rộng. Điều đáng nói là đại diện ngành chăn nuôi tỉnh này xác nhận, tại thời điểm tin thất thiệt đang lan tràn thì Cà Mau nói riêng và 13 tỉnh Đông Nam Bộ chưa xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát, mức độ tiêu thụ thịt lợn cũng gần như trở lại như trước đây, việc chăn nuôi của các hộ dân cũng dần ổn định. Để làm được điều này, cần có sự ra tay đồng bộ của các cơ quan hữu quan, người dân. Bởi, dịch bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế - xã hội.
Trong lúc đang có dịch bệnh, những thông tin liên quan được rất nhiều người quan tâm và có tác động rất lớn. Nếu là thông tin tích cực, sẽ giúp giảm thiểu tác hại của dịch bệnh, còn ngược lại thì gây hậu quả khôn lường. Chính vì thế, việc một số người dùng mạng xã hội vì muốn câu view, câu like, hay để được nổi tiếng, để bán được hàng … mà đăng tải thông tin sai sự thật là vô trách nhiệm.
Hiện nay, cơ quan chức năng đang áp dụng quy định về xử phạt hành chính theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP để xử lý các trường hợp đăng tin sai sự thật, với mức phạt từ 10.000.000đ – 20.000.000đ. Tìm hiểu, chúng tôi được biết, Luật An ninh mạng có hiệu lực ngày 01-01-2019 không quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này.
Tuy nhiên, chúng tôi được biết hiện nay, Bộ Công an đang khẩn trương đề xuất xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng. Đây là việc làm cần thiết nhằm có thêm căn cứ pháp lý để xử lý nghiêm những người đưa tin thất thiệt, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.

Ngăn chặn thông tin xấu

Trên mạng xã hội gần đây không chỉ xuất hiện những hoang tin mà mới đây, còn xuất hiện cả hiện tượng mạo danh cơ quan nhà nước để đăng tải thông tin, định hướng dư luận. Đó là hồi tháng 3, khi dư luận đang quan tâm đến dự thảo văn bản luật liên quan đến nước mắm thì trên mạng xã hội facebook xuất hiện tài khoản Ban Tuyên Trung ương.
Tài khoản này đăng thông tin “cảnh giác với chiêu trò bảo vệ nước mắm truyền thống, để phá hoại nền sản xuất nước nhà”. Khi tài khoản này xuất hiện, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, cơ quan này không có tài khoản nêu trên, yêu cầu cơ chức năng xác minh làm rõ và chỉ ra trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ phải xoá tài khoản mạo danh.
Mặc dù ngay sau đó, tài khoản này đã bị xoá, tuy nhiên trong thời gian tồn tại, những nội dung đăng tải trên tài khoản này đã có những ảnh hưởng xã hội nhất định. Bởi bối cảnh nó xuất hiện là lúc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra dự thảo Nghị định tiêu chuẩn nước mắm.
Trong dự thảo này, có nội dung gây tranh cãi về nước mắm truyền thống và nước chấm. Có rất nhiều ý kiến xoay quanh chủ đề này, tạo nên những luồng ý kiến trái chiều gay gắt. Lợi dụng việc này, có kẻ đã giả mạo Ban tuyên giáo Trung ương để đưa ra ý kiến “chỉ đạo” nhằm gây hiểu lầm, kích động, nhiễu loạn…
Rõ ràng, dã tâm phá hoại của kẻ lập ra tài khoản giả mạo thể hiện rất rõ. Tìm hiểu, chúng tôi được biết tình trạng giả mạo cơ quan Nhà nước tuy không nhiều, nhưng như ví dụ vừa nêu thì rõ ràng là có xảy ra trong thực tế. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng này?
Thông tin từ Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, để hạn chế tình trạng này, cần phải đảm bảo việc:
(1) Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công an phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương và chính quyền các cấp chủ động công tác thông tin tuyên truyền phản bác luận điệu xuyên tạc nội bộ trên không gian mạng với nhiều nội dung và hình thức; định hướng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động đưa tin báo chí và xử lý nghiêm minh các trường hợp phóng viên vi phạm pháp luật, vi phạm tôn chỉ, mục đích của nghề báo.

Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện đúng đắn chủ trương, chính sách, pháp luật, giải quyết kịp thời, thỏa đáng, đúng pháp luật những vụ việc có liên quan đến quyền lợi của người dân.
(2) Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
(3) Bộ Ngoại giao chủ động phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, Ngành, địa phương liên quan trong cung cấp thông tin đối ngoại, đặc biệt là thông tin về các vụ việc thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận.
Đối với hành vi đưa tin sai, thất thiệt trên không gian mạng, Điều 8, Điều 16, Luật An ninh mạng có quy định cụ thể để điều chỉnh hành vi này. Đây được coi là căn cứ quan trọng để hạn chế cũng như xử lý những vi phạm có tính chất như trên.
(còn nữa)
Luật An ninh mạng điều chỉnh hành vi thông tin không chính xác trên không gian mạng, cụ thể:
- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (trích Điều 8).
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. (Trích Điều 16).
Cao Hồng

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

NGÔ VĂN DŨNG BỊ KHỞI TỐ, BẮT TẠM GIAM VỀ HÀNH VI PHÁ RỐI AN NINH


Cách đây một thời gian, một số nhà “dân chủ” và trang mạng “lề trái” tung tin rằng nhà “dân chủ” Ngô Văn Dũng, tức facebooker Biển Mặn đã bị bắt cóc. Đi kèm theo đó là các luận điệu Công an bắt cóc Dũng, Công an làm ăn mờ ám, Công an hành động vô pháp, vi phạm nhân quyền.
Tuy nhiên sự thật hoàn toàn khác.

NGÔ VĂN DŨNG BỊ KHỞI TỐ, BẮT TẠM GIAM VỀ HÀNH VI PHÁ RỐI AN NINH
Đối tượng Ngô Văn Dũng
Chính xác, Ngô Văn Dũng đã bị Cơ quan Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra.
Theo Thông báo số 11 của Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21/9/2018 thì đối tượng Ngô Văn Dũng đang bị tạm giam để phục vụ điều tra.
Thông báo viết rõ: Cơ quan An ninh điều tra - Công an thành phố Hồ Chí Minh thông báo về việc khởi tố bị can và tạm giam đối với Ngô Văn Dũng, tên gọi khác Biển Mặn, đã có hành vi “Phá rối an ninh” quy định tại Điều 118 Bộ luật Hình sự, đã bị Cơ quan An ninh điều tra - Công an thành phố Hồ Chí Minh khởi tố bị can, hiện đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ - Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh.
Thông báo được gửi đến UBND xã Eatu, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, tức nơi cư trú của Dũng và bà Huỳnh Thị Kim Nga, thân nhân của Dũng.
Như vậy Ngô Văn Dũng chẳng phải bị ai bắt cóc, anh ta đã bị cơ quan Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra về hành vi phá rối an ninh. Việc khởi tố, bắt tạm giam được thực hiện công khai minh bạch theo đúng trình tự thủ tục luật định.
Được biết Ngô Văn Dũng là thành viên của tổ chức chống chính quyền tự xưng nhóm “Hiến pháp”. Ngô Văn Dũng đã tiến hành nhiều hành vi vi phạm pháp luật, nhất là xuống thành phố Hồ Chí Minh gây rối trật tự, phá rối an ninh.
Điều 118 Bộ luật hình sự quy định:
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy Ngô Văn Dũng có thể đối diện với mức án lên đến 15 năm tù giam.
Hãy chờ xem Ngô Văn Dũng sẽ phải bóc bao nhiêu cuốn lịch.