KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến thắng Điện Biên Phủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến thắng Điện Biên Phủ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

TẦM VÓC VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954

Đã 65 năm trôi qua, chiến thắng trong trận quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ (ngày 07/5/1954) là thắng lợi quyết định, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của quân và dân ta.

TẦM VÓC VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, một thắng lợi “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, là một sự kiện mang tầm vóc vĩ đại và bài học lịch sử rất quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đánh giá về ý nghĩa và tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: Điện Biên Phủ là cột mốc bằng vàng trong lịch sử dân tộc, đánh dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, khởi đầu quá trình phi thực dân hóa trên phạm vi toàn thế giới.
Chiến thắng vẻ vang của dân tộc Việt Nam đã đi vào lịch sử thế giới như một bản hùng ca, song những giá trị của thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc luôn còn đọng mãi với lịch sử của dân tộc Việt Nam ta qua các thế hệ.
Có được những thắng lợi đó trước hết là sự kế thừa truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông ta và sự vận dụng sáng tạo về lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà quân sự thiên tài.
Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, với vũ khí thô sơ và tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Quân ta càng đánh, càng mạnh, càng thắng, quân viễn chinh Pháp càng ngày càng lún sâu vào thế bị động, lúng túng.
Vùng giải phóng của ta được mở rộng, chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố. Đến năm 1953, nhân dân và quân đội ta đã làm chủ trên chiến trường, tạo ra sự so sánh lực lượng có lợi cho ta.
Ngày 25-1-1954, các đơn vị bộ đội ta ở vị trí tập kết sẵn sàng nổ súng theo phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”.
Nhưng nhận thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng ủy chiến dịch đã đưa ra quyết định đúng đắn: Giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Đây là quyết định đúng đắn nhưng ta cũng gặp không ít khó khăn. Đó là, thời gian tác chiến dài hơn, cách đánh cũng khác nên có những việc ta phải chuẩn bị lại từ đầu, nhất là việc tổ chức, bố trí hệ thống hoả lực chiến dịch.
Với địa hình hiểm trở, pháo của ta kéo vào tập trung tại trận địa đã khó khăn, nay thay đổi phương châm tác chiến lại phải kéo pháo phân tán ra các trận địa mới trên các điểm cao tạo thành vòng cung bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, để bắn trực tiếp vào các mục tiêu dưới lòng chảo càng khó khăn hơn. Với tinh thần quả cảm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, quân và dân ta đã tìm mọi cách vượt qua thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược, sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ôtô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch; một trận tiêu diệt điển hình nhất, trực tiếp đưa đến việc buộc thực dân Pháp xâm lược phải ngồi vào bàn hội nghị ký Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Tầm vóc và giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủn được thể hiện nổi bật ở mấy bài học quí sau:
Trước hết, về sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng tạo, kiên quyết và tài giỏi của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nắm vững âm mưu, kế hoạch chiến lược của địch, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời đề ra phương châm kháng chiến: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” nhằm phá khối chủ lực, cơ động chiến lược của địch ngay từ trong trứng nước.
Theo đó, quân và dân ta trên khắp các địa bàn, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ, chủ động đẩy mạnh các hoạt động tác chiến làm cho địch không những không thể thực hiện được kế hoạch đã vạch ra, mà còn lâm vào thế bị động đối phó.
Trước nguy cơ lực lượng cơ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương bị xé lẻ, phân tán, Na-va vội điều lực lượng lớn lên Điện Biên Phủ xây dựng tập đoàn cứ điểm, được mệnh danh là “bất khả chiến bại” hòng lôi kéo, “nghiền nát” lực lượng chủ lực của ta.
Trung ương Đảng và Bác Hồ nhận định: Đây tuy là mưu đồ của địch, nhưng cũng là thời cơ cho ta tập trung binh lực, hỏa lực để tiêu diệt quân địch, kết thúc chiến tranh. Tác chiến trên địa bàn này, ta tuy có những khó khăn nhất định, nhưng có thuận lợi cơ bản, đó là: Phát huy được sở trường đánh địch ở địa hình rừng núi, địa bàn chiến dịch tiếp giáp vùng mới giải phóng.
Đối với địch, có bất lợi: Chưa kịp xây dựng, củng cố vững chắc công sự, trận địa, lại xa hậu phương, chỉ có thể tiếp tế bằng đường không; địa thế của “lòng chảo Điện Biên” lại thấp. Trong quá trình chuẩn bị, Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhận thấy địch đã củng cố, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nên ta không thể “đánh nhanh, giải quyết nhanh”.
Vì thế, Tư lệnh Chiến dịch đã kịp thời chuyển phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Chủ trương trên được Bộ Chính trị nhất trí, nhưng cũng là một quyết định rất khó khăn về mặt tư tưởng đối với bộ đội, nhất là trong điều kiện lực lượng ta đã áp sát mục tiêu tiến công lại phải dừng lại để rút ra chuẩn bị kỹ hơn về: Vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men và cách đánh.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của trận quyết chiến chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đồng chí Võ Nguyên Giáp trước khi lên đường đi Chiến dịch: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Đánh chắc thắng, không chắc thắng không đánh” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Nxb QĐND, H. 2006, tr. 900.).
Cuộc đấu trí, đấu lực cả trước và trong Chiến dịch với phần thắng thuộc về quân và dân ta đã chứng minh sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây chính là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả nước đánh thắng đội quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp và buộc chúng phải ký Hiệp định Genève, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương.
Hai là, Phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân cho trận quyết chiến chiến lược. Tính cả trước và trong Chiến dịch, có tới 62.000 dân công, thanh niên xung phong tham gia làm và sửa chữa hàng trăm kilômét đường, nhiều bến, cầu; vận chuyển hơn 25.000 tấn lương thực, thực phẩm, hàng nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn dược tới mặt trận; hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ được cứu chữa, chăm sóc… trở thành nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi.
Ngoài nhiệm vụ phục vụ, họ còn trực tiếp tham gia chiến đấu cùng các đơn vị quân đội. Đây là “cuộc ra quân lớn nhất” của cả nước kể từ đầu cuộc kháng chiến. Thực tiễn đã khẳng định: đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc của Đảng và sức mạnh to lớn của nhân dân là nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của chiến dịch.
Ba là, Sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế. Sau gần 5 năm bị cô lập, chiến đấu trong vòng vây, cuộc kháng chiến của nhân dân ta gặp không ít khó khăn về vật chất, vũ khí, súng đạn, thậm chí cả về đấu pháp với một đội quân nhà nghề được trang bị vũ khí hiện đại...
Để khắc phục tình trạng trên, Đảng ta kiên trì đường lối kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính; đồng thời, tích cực, chủ động tìm sự ủng hộ về vật chất và tinh thần từ bên ngoài, nhất là từ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Bên cạnh đó, Đảng còn định ra chủ trương, chính sách đúng đắn để phát triển lực lượng vũ trang, chuẩn bị vật chất hậu cần, kỹ thuật cho trận đánh lớn, kết thúc chiến tranh.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất ngày càng lớn của bạn bè quốc tế, nổi bật là sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc (Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 600: Vũ khí, đạn dược, vật chất hậu cần, kỹ thuật là 21.517 tấn; 24 khẩu sơn pháo 75mm, 24 khẩu lựu pháo 105mm, 76 khẩu pháo cao xạ 37mm và 12 khẩu pháo hỏa tiễn H6 và 715 xe. Chỉ tính riêng trong hai năm 1953, 1954, số lượng hàng hóa viện trợ đạt 9.292 tấn.).
Ngoài ra, các nước bạn còn giúp ta trong đào tạo cán bộ, huấn luyện chuyển loại các đơn vị pháo binh, pháo cao xạ....
Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành luỹ của chủ nghĩa thực dân cũ, báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.
Sau hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của đất nước ta đã lớn mạnh, nhưng bên cạnh những thuận lợi cơ bản, cơ hội và thách thức vẫn đan xen, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta.
Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải mài sắc tinh thần cảnh giác, phát huy cao độ nội lực; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; giữ vững và không ngừng tăng cường đoàn kết quân dân, đoàn kết hữu nghị với nhân dân và quân đội các nước bạn truyền thống; tăng cường củng quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng, an ninh, xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế và đối ngoại. 
Chú trọng xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược, tuyến biên giới, nâng cao đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Tổ chức lực lượng vũ trang hợp lý, đồng bộ, cân đối giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, các quân binh chủng phù hợp với yêu cầu tác chiến mới.
Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nguyễn Huy Hiệu

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

CUỘC ĐẤU PHÁO KHÔNG CÂN SỨC TRÊN ĐỒI E1

Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt…” chiến đấu và phục vụ chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù đã xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm, mưu trí “gan không núng, chí không mòn”; những tấm gương anh dũng hy sinh “dù bom đạn xương tan, thịt nát. Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh”….

CUỘC ĐẤU PHÁO KHÔNG CÂN SỨC TRÊN ĐỒI E1
Anh hùng LLVT nhân dân Phùng Văn Khầu tặng quà gia đình chính sách trong một lần lên thăm xã Mường Păng, huyện Điện Biên.
65 năm đã trôi qua, những người lính khi đó đang độ tuổi đôi mươi nay đều đã qua tuổi bát tuần. Sau chiến tranh, những người lính lần lượt ra quân và trở về với cuộc sống đời thường, nhưng trong tất cả họ vẫn luôn tâm niệm: Là Chiến sĩ Điện Biên, là Cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ; thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; gương mẫu học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác; tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở…
“Không ai muốn chiến tranh để trở thành Anh hùng, nhưng khi có chiến tranh, thì cả nước cùng bảo nhau cầm súng. Nhiều đồng đội của tôi đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, tất cả để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do…” - Đại tá, Anh hùng LLVT (lực lượng vũ trang) Phùng Văn Khầu mở đầu câu chuyện khi tiếp chúng tôi.
Đã 65 năm trôi qua, người lính mưu trí, dũng cảm, một mình với khẩu sơn pháo đánh địch khi đó đang độ tuổi đôi mươi nay đã gần 90 tuổi, song những ký ức trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ - về 36 ngày đêm chiến đấu trên đồi E1 vẫn vẹn nguyên trong tâm trí Đại tá Phùng Văn Khầu, dân tộc Nùng, xã Đức Hùng, huyệnTrùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Nhớ lại những ngày cuối năm 1946, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, được sự động viên khích lệ của cha, ông đã cùng với bao thanh niên khác trong bản rời quê hương Trùng Khánh đến thị xã Cao Bằng tìm gặp bộ đội cách mạng.
Sau khi đăng tuyển nhập ngũ, ông xin vào Bộ đội Pháo binh bởi một suy nghĩ đơn giản “bộ binh có súng nhỏ bắn một phát chỉ được một tên địch thôi, còn pháo binh bắn một phát nhưng diệt được nhiều tên địch, đất nước sẽ mau hết giặc và sớm được giải phóng”…
Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, sau khi quân ta giành được thắng lợi đợt 1, ngày 18/3/1954, Đại đội Sơn pháo 755 của Đại tá Phùng Văn Khầu đang đóng quân tại đồn Vàng (Phú Thọ) được lệnh hành quân gấp lên tham gia Chiến dịch.
Như bao người lính khác, ông vui mừng hò reo vì có cơ hội được ra trận, sát cánh cùng đồng đội chiến đấu giải phóng quê hương, trái ngược hẳn cái cảm giác xốn xang, bứt rứt, đứng ngồi không yên mỗi khi nghe tin từ chiến trường báo về…
“Đại đội tôi có 3 khẩu đội (mỗi khẩu đội 9 người) được cấp 3 khẩu pháo 75 ly, mỗi khẩu nặng gần 500kg, tầm bắn xa nhất là 6km. Thông thường, để di chuyển được một khẩu pháo như thế, đơn vị phải tháo rời ra từng mảnh, chia cho 27 người khuân, nhưng do yêu cầu nhiệm vụ, khẩu đội của tôi phải gấp rút vào trận địa, tôi cùng 8 đồng đội đã vác nặng gấp 3 lần bình thường. Sau 6 ngày hành quân, đến tối 20-3, chúng tôi đã tiếp cận được đồi E1 và bắt đầu chuẩn bị công sự chiến đấu...” - ông Khầu nhớ lại.
Đồi E1, nơi chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt nằm ở phía Đông Bắc trung tâm Mường Thanh, cạnh đường 42, đường Tuần Giáo vào Điện Biên. Quân Pháp đặt đồi E1 là cứ điểm quan trọng trong cụm cứ điểm phòng ngự tuyến 2 sau cụm Him Lam. E1 nằm sát đường 42, từ Him Lam qua E1 xộc thẳng vào trung tâm Mường Thanh. E1 được quân Pháp xây dựng thành một cứ điểm rất mạnh trong phòng ngự không khác gì Him Lam, có hệ thống giao thông hào bao quanh nối dọc, ngang rất cơ động trong tác chiến.
Cứ khoảng 3m giao thông hào, trên mép hào có một hố đựng sẵn vài chục quả tạc đạn màu vàng, các ụ súng máy, hầm hào thiết bị vững chắc, nóc hầm lát những khúc gỗ to đường kính 20 - 40 cm, trên xếp những bao cát, đất rất dày, rất khó phá bằng đạn pháo. Từ E1 có thể quan sát, phát hiện khống chế mọi hoạt động tiếp cận của ta từ phía đường 42 vào và là lá chắn bảo vệ an toàn cho trận địa pháo và sân bay Mường Thanh của địch…
Chính vị trí quan trọng như vậy nên trận chiến đấu ở đồi E1 luôn trong tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”, đã là người lính chiến đấu ở đây, chắc chắn ai cũng phải “bền gan, ngoan cường, mưu trí, dũng cảm”.
Theo Đại tá Phùng Văn Khầu, trận địa pháo của địch nằm bên cạnh sông Nậm Rốm, cách khẩu đội ông khoảng 250m. Đài quan sát bổ trợ của ta nằm trong tầm bắn của xe tăng địch cách đó chưa đầy 300m, cùng với phi pháo, chúng xới tung nhiều lần khiến chiến sĩ bị thương vong tưởng không trụ nổi.
Các trận địa cối và cả các trận địa của đại đội sơn pháo của ông cũng không nằm ngoài tầm bắn của tăng địch, luôn luôn trong tình thế hiểm nguyên ác liệt, sau nhiều lần bị bắn trúng, thương vong gần hết. Người đồng đội còn lại là Khẩu đội phó kiêm pháo thủ Lý Văn Pao cũng bị trúng đạn, mất đi bàn chân trái…
Cuối cùng, đại đội sơn pháo chỉ còn lại mỗi Khẩu đội trưởng kiêm pháo thủ Phùng Văn Khầu. Dù bị thương, ông vẫn cùng với đài quan sát kiên cường bám trụ chiến đấu đến cùng, quần nhau với địch.
Một trận đấu pháo diễn ra không cân sức, vô cùng ác liệt, nhưng bằng sự dũng cảm, mưu trí, khẩu đội sơn pháo của ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu diệt hoàn toàn cụm hỏa lực, trận địa pháo của địch với 4 lô cốt, 5 khẩu 105 ly, 6 khẩu đại liên, một kho đạn và nhiều sinh lực địch, phục vụ chi viện đắc lực cho bộ binh ta tiến công vào trung tâm tập đoàn cứ điểm cho đến giờ toàn thắng, 17h ngày 07/5/1954 lịch sử…
“Mỗi lần thấy đồng đội nằm xuống, được đưa về tuyến sau, tôi càng thấy mình cần phải quyết tâm cao hơn, dồn hết tâm trí vào nòng pháo để bắn hạ từng mục tiêu địch. Sau khi anh Pao bị thương, không thể chiến đấu được, lúc đó chỉ còn lại mình tôi, tình thế cấp bách, tôi gắng sức một mình thao tác từ quan sát, ngắm mục tiêu, nạp đạn, giật cò…” - giọng ông Khầu đầy nhiệt huyết, sinh động khiến chúng tôi mường tượng, cảm nhận trận chiến khốc liệt đó diễn ra ngay trước mắt.
Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, Khẩu đội trưởng kiêm pháo thủ Phùng Văn Khầu cùng một số đồng chí đã vinh dự được đại diện cho lực lượng tham gia chiến dịch, lên chiến khu Việt Bắc báo công với Bác Hồ. Tại đây, pháo thủ Phùng Văn Khầu được Bác ôm hôn, tặng Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên. Ngày 31/8/1955, ông và một số đồng chí khác được gặp Bác Hồ lần thứ hai và vinh dự được tuyên dương danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…
Vậy là đã 65 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt…, chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của quân thù trong tâm trí người Anh hùng LLVT nhân dân, Đại tá Phùng Văn Khầu vẫn vẹn nguyên. Khóe mắt ông cay cay, ông cười vui trong khi những giọt nước mắt trực trào rồi lăn dài trên má, rồi ông bảo, không bao giờ quên được hình ảnh ngày chiến thắng 07/5/1954, khi cờ trắng, vải trắng của địch giơ cao trên đầu dọc khắp các chiến hào - “Tất cả chúng tôi cùng sung sướng hô vang: Chiến thắng! Chiến thắng rồi, Hồ Chủ tịch muôn năm!”…
Thảo Vy