KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn MÔN LỊCH SỬ SẼ BỊ LÃNG QUÊN?. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn MÔN LỊCH SỬ SẼ BỊ LÃNG QUÊN?. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

LIỆU CÓ MỘT NGÀY, MÔN LỊCH SỬ SẼ BỊ LÃNG QUÊN?

Bài báo: “Lịch sử là môn học bắt buộc, không phải tùy chọn” được đăng trên Chosun vào năm 2013 đã gây chấn động Hàn Quốc, bởi giáo sư Kim Bo Rin của Đại Học Quốc Gia Chungbuk tiết lộ thông tin rằng nhiều học sinh, sinh viên năm nhất theo học tại đây không biết tướng Douglas MacArthur là ai. Đây là vị tướng chỉ huy quân đội Hoa Kỳ hỗ trợ Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh bán đảo Triều Tiên (1950 - 1953). Giáo sư Kim Bo Rin nhận định rằng: “Giáo dục lịch sử phải liên tục, và vì mục tiêu này, giờ học lịch sử cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông không được giảm”.

Từ năm 2005, Hàn Quốc cho phép các môn khoa học xã hội trong khối phổ thông là môn tự chọn và hệ lụy là tỷ lệ đăng ký học Lịch sử giảm dần đều theo thời gian. Và kéo theo đó là một lụy về một thế hệ trẻ không biết chiến tranh Triều Tiên diễn ra vào thời gian nào, không biết gì về tướng Lý Thuấn Thuần - vị tướng nổi danh nhất lịch sử dân tộc Triều Tiên, vị thế tương đương với tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam. Cuối cùng, Hàn Quốc đưa lịch sử trở lại giáo dục bắt buộc vào năm 2017. Kỳ thi quốc gia CSAT bắt buộc phải có lịch sử. Sau Hàn Quốc thì Nhật Bản tái khởi động chương trình đưa trở lại môn Lịch sử vào trong chương trình THPT bắt buộc vào năm 2019. Bên cạnh đó, giáo dục lịch sử được chú trọng rất mạnh trong bằng cách kết hợp với các môn liên quan đến chữ viết, văn hóa Nhật hay văn học Nhật.
Ba quốc gia ở Đông Á là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đều đang diễn ra một cuộc “cạnh tranh ngầm” trong giáo dục lịch sử, địa lý. Hàn Quốc lồng ghép những chi tiết liên quan đến thời kỳ Nhật chiếm đóng, Nhật thì lồng ghép các vấn đề chủ quyền đảo Dokdo - Kuril - Senkaku. Còn Trung Quốc thì không thể không đưa vấn đề Đài Loan, các vấn đề chủ quyền… vào giảng dạy chính thống bắt buộc. Giáo sư Huang Hua của ĐH Sư phạm Sơn Tây, Trung Quốc viết trên Nhân dân nhật báo: “Giáo dục lịch sử Trung Quốc nhằm nâng cao phẩm chất nhân văn tinh hoa của công dân, giáo dục bản sắc Trung Hoa và tình yêu nước. Gia tăng sự tự tin, trách nhiệm của công dân. Giúp định vị Trung Hoa giữa thế giới và ngăn chặn chủ nghĩa bịa đặt lịch sử”.
Vậy, Việt Nam - một quốc gia đồng văn Đông Á, đang làm gì với môn lịch sử ở bậc THPT? Nói tóm gọn lại là: “Thích thì học, không thích thì nghỉ”. Vì Lịch sử đã trở thành một môn học tự chọn, không bắt buộc đối với thế hệ bắt đầu học THPT từ năm 2022 trở đi. Lại thêm một tin xấu với môn học vốn đã phải chịu quá nhiều tiếng xấu khác, ví dụ như là môn học có điểm trung bình thấp nhất, có nhiều điểm liệt nhất trong kỳ thi THPT…
Theo một khảo sát nhỏ mình nhận được từ một bạn giáo viên THCS tại TP. HCM, có khoảng 85% các em nhỏ tại ngôi trường này sẽ chọn các môn khoa học tự nhiên (Lý - Hóa - Sinh) vào năm tới, phần còn lại là phân vân. Đó là một dự báo mang tính tham khảo nhưng lại rất dễ có thể xảy ra. Vì cách đây 7 năm vào kỳ thi THPT Quốc gia 2015, chỉ có 150 ngàn thí sinh chọn Lịch sử là môn thi, tương đương 10% số thí sinh. Vào năm ấy, người ta đã đặt ra câu hỏi rằng, đang là môn bắt buộc mà còn bị “ngó lơ”, nếu bỏ qua hay áp Lịch sử thành môn “tự chọn”, thì con số sẽ còn thảm hại đến thế nào.
Một số chuyên gia giáo dục cho rằng việc giảm tải Lịch sử, biến Lịch sử thành môn tự chọn không bắt buộc là cần thiết, để phát huy giáo dục khai phóng giống như các nước Anh, Pháp, Úc. Nhưng, đó là các quốc gia phương Tây, có bối cảnh xã hội, lịch sử, chính trị, dân tộc… quá khác biệt so với Việt Nam. Tại sao các chuyên gia này không lấy Trung, Nhật, Hàn ra để so sánh? Rõ ràng, Trung, Nhật, Hàn đồng văn với chúng ta. Họ cũng là các quốc gia phát triển nhưng vẫn giữ được tính dân tộc cao. Khi các quốc gia này đã đưa trở lại hoặc vẫn luôn duy trì vị thế bắt buộc của bộ môn Lịch sử thì chúng ta lại đang làm khác họ.
Các chuyên gia cũng cho rằng Lịch sử chỉ cần dạy đến hết bậc THCS là đủ. Nhưng các chuyên gia giáo dục Hàn lại chỉ ra rằng đây là quan niệm sai lầm và cần phải khắc phục. vì giáo dục Lịch sử mang tính liên tục và duy trì, không thể “đứt đoạn”. Tư duy của học sinh THCS không thể trưởng thành bằng tư duy của học sinh THPT. Học sinh THCS chỉ tiếp thu kiến thức, nhưng học sinh THPT có thể bàn luận, đúc kết, rút ra kiến thức. Việc duy trì dạy Lịch sử liên tục cũng là một cách để chống những “luận điệu sai trái từ các quốc gia khác” - trong trường hợp của Hàn Quốc là Nhật Bản.
Năm 2013, Bộ Công an và An ninh Hàn Quốc công bố số liệu khảo sát giật mình rằng, có tới 52% học sinh Hàn Quốc không biết ngày nổ ra và kết thúc chiến tranh Triều Tiên, 31% không biết về việc lính Nhật đã từng hành hạ phụ nữ Triều Tiên, 86% không rõ về chủ quyền Hàn Quốc tại đảo Dokdo. Đó là những con số cay đắng sau khi Hàn Quốc đã biến Lịch sử trở thành môn “tự chọn”. Tờ DHNews Korea bình luận: “Lịch sử đã bị lãng quên, cần được giáo dục đúng mức”.
Hãy thử nghĩ xem, sau khi áp Lịch sử thành môn tự chọn, có lẽ sẽ có những lớp người Việt không biết về ngày 30/04/1975 hay 02/09/1945, không rõ về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa - Bạch Long Vĩ… Rồi sự xuyên tạc lịch sử ngày càng nhiều hơn, chủ nghĩa bịa đặt lịch sử và xét lại lịch sử sẽ đến.
Với thời nay, môn Lịch sử là bắt buộc, mà còn la liệt những đám xét lại, một đám người nói cuộc chiến thống nhất Tổ Quốc là “nội chiến”, bênh vực cho Pháp đô hộ Việt Nam là khai hóa nền văn minh, nói Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai anh em… Vậy tương lai của môn Lịch sử sau này sẽ ra sao? Kéo theo đó là tương lai đất nước của chúng ta sẽ thế nào?
Trong bài viết luận bàn về việc dạy học lịch sử trong khối phổ thông là cần thiết của đài truyền hình NHK có câu: “Không có tương lai cho một quốc gia tự lãng quên đi lịch sử của chính mình”. Còn chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút ra rằng: “Dân ta phải biết sử ta - Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.