KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn cách mạng màu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách mạng màu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

NHÌN VÀO “MÙA XUÂN Ả RẬP” ĐỂ CẢNH GIÁC

Gần đến ngày 30/4 trên một vài diễn đàn, bloger, tài khoản mạng xã hội lại xuất hiện một số bài viết nhận định, kêu gọi xuống đường làm cách mạng dân chủ cho Việt Nam. Họ làm được gì hay muốn “Mùa xuân Ả rập” lại xảy ra trên mảnh đất bình yên này.

NHÌN VÀO “MÙA XUÂN Ả RẬP” ĐỂ CẢNH GIÁC
Ảnh minh họa.
Nhắc để mọi người nhớ và liên tưởng điều gì đã xảy ra!
Xuất phát từ sự việc một người đàn ông bán hàng rong trên đường phố ở Tunisia bị cảnh sát bắt giữ xe, sau đó anh ta đã tự thiêu để phản đối. Thực hư, đúng sai chưa rõ nhưng trên mạng xã hội xuất hiện lời kêu gọi biểu tình và hình thành trào lưu xuống đường dưới cái tên chống độc tài, đòi tự do dân chủ. Ban đầu diễn ra ở Tunisia sau đó lan ra các nước Trung Đông, Bắc Phi. Phong trào trở thành hiệu ứng dây chuyền xuống đường biểu tình của người dân thiếu thông tin khách quan ở các quốc gia này. “Mùa xuân Ả rập” lan đến đâu thì khẩu hiệu đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền, lạm dụng quyền lực, chống tham nhũng lại được các thế lực thù địch, lực lượng đối nghịch triệt để lợi dụng để nêu cao như một ngọn cờ nhằm tập hợp lực lượng. Âm mưu, thủ đoạn này thực tế đã diễn ra ở Ai cập, Yemen, Libya, Syria… Nhưng khi các cuộc “cách mạng” được gọi là thành công thì dân chủ, nhân quyền giảm sút, tham nhũng tràn lan, lạm dụng quyền lực như là công cụ giúp các phe phái chính trị thanh toán triệt hạ lẫn nhau. Đất nước bùng phát nội chiến, tiếng súng bom đạn không còn xa lạ hàng ngày với cuộc sống của hàng triệu người. Cuộc sống của người dân ngày càng cùng cực, hàng đoàn người đã phải tìm đường di tản sang các nước Châu Âu lánh nạn và mưu sinh. Đất nước Libi được xếp vào nước có mức sống cao, thu nhập bình quân đầu người là 16.640 USD. Hay như Syria thu nhập 4.600 USD thì đến nay sinh mạng hàng vạn con người vẫn nơm nớp trong chiến tranh, bỏ quê hương đi tìm chốn yên bình. Đó chỉ là vài ví dụ. Bên cạnh đó với cuộc chiến chống khủng bố được viện ra để gán cho những nước này chế tạo, sở hữu vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân nên các nước lớn đã can thiệp bằng các cuộc chiến tranh lật đổ chính phủ hiện thời. Mục tiêu chủ yếu nhằm vào tiêu diệt lãnh tụ cao nhất, thủ tiêu quyền lực hợp pháp của nhà nước không đi theo quỹ đạo các thế lực thù địch nước lớn.
Việt Nam từ những năm 90 thế kỷ trước đến nay, xuất hiện nhiều âm mưu nhằm vào đánh đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Tuy nhiên mọi âm mưu và hành động của chúng đã bị thất bại hoàn toàn. Không phải chúng không đủ lực để làm nhưng cái chính là Đảng, Nhà nước Việt Nam có chính nghĩa, có đủ kinh nghiệm để vô hiệu hóa các cuộc cách mạng sắc màu như chúng đã làm ở nhiều nước. Quan trong nhất là nhân dân Việt Nam đã chịu đựng quá nhiều đau khổ trong hàng chục năm chiến tranh không bao giờ muốn sự xáo trộn với cuộc sống hiện tại đã có được. Một ngày được yên bình là một ngày có hạnh phúc, có điều kiện xây dựng cuộc sống ngày càng giàu mạnh thêm. Những năm qua ở một số địa phương, những nhóm chống đối chính trị đã lợi dụng một số sơ hở, yếu kém của các cấp chính quyền, lợi dụng tình hình từ bên ngoài để kích động biểu tình, gây rối hòng làm bất ổn về chính trị, xã hội. Nhưng tất những vụ việc đó đã được ngăn chặn trong thời gian ngắn, thế lực bên ngoài không thể lợi dụng để làm “cách mạng sắc màu”“cách mạng đường phố” như kiểu “Mùa xuân Ả rập”.
Thành tựu hôm nay và tương lai mai sau sẽ vẫn là như vậy khi có một chính đảng, một nhà nước vì quyền lợi của cả dân tộc mà bảo vệ thành quả đã giành được. Bao nhiêu năm chiến tranh với binh hùng tướng mạnh, vũ khí tận răng không khuất phục được Việt Nam. Chắc chắn chúng sẽ không bao giờ làm được gì. Truyền thống yêu nước của dân tộc này không bao giờ thay đổi./.
NGUYỄN PHƯỚC YÊN

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

ĐỪNG LẦM TƯỞNG ĐỂ TỰ PHÁ HOẠI BÌNH YÊN CỦA CHÍNH MÌNH

Trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, chiêu thức thường được các thế lực thù địch tận dụng tối đa nhằm làm sụp đổ một quốc gia là tìm cách bôi nhọ chế độ xã hội hiện tại, thổi phồng những mặt trái của xã hội đó để gây tâm lý bất mãn rồi kích động sự phản kháng trong xã hội.

 Những vụ việc cụ thể, có tính cá biệt, những sai phạm của cá nhân, thường được nâng lên thành bản chất của chế độ xã hội. Đáng tiếc là vẫn có không ít người nhẹ dạ, thiếu thông tin, thiếu tầm nhìn, không tự phát hiện được sự thật đằng sau những luận điệu kích động đó, họ vô tình tự cướp đi bình yên của chính mình.

Ngộ nhận và bất mãn dễ bị kẻ xấu lợi dụng

Trong xã hội hiện nay, chúng ta không khó để nhận ra có những người rất hay than trách cuộc sống, nghi ngờ mọi thứ xung quanh, cho rằng mọi thứ đều xấu xa, tự cảm thấy mình chịu nhiều bất công, từ đó oán trách chế độ xã hội. Họ nhìn xã hội qua lăng kính màu đen nên mọi thứ xung quanh đều trở nên đen tối. Khi kinh tế phát triển họ nói rằng phát triển không thực chất, phải đánh đổi môi trường, lợi ích vào túi một số ít người. Khi một số cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, một số vụ tham nhũng bị phát giác, xử lý nghiêm theo pháp luật, thì họ cho rằng như thế là chưa đủ, mà thậm chí phải "đập chế độ này đi xây lại vì cả hệ thống tham nhũng". Khi một vài trường học xảy ra bạo lực học đường, thì họ kết luận cả nền giáo dục là bỏ đi. Thậm chí khi bóng đá Việt Nam giành được nhiều thành tích, nhiều chiến thắng vinh quanh ở tầm châu lục và vươn lên đứng đầu khu vực Đông Nam Á, họ cũng cho rằng đó là may mắn, rồi chỉ là thành tích của một lứa cầu thủ, một huấn luyện viên, còn cả nền bóng đá vẫn tồi tệ...

ĐỪNG LẦM TƯỞNG ĐỂ TỰ PHÁ HOẠI BÌNH YÊN CỦA CHÍNH MÌNH
Cơ sở hạ tầng phát triển, chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng lên.
Thực tế trong bất cứ xã hội nào cũng tồn tại những người bi quan và bất mãn. Điều này là kết quả, là ảnh hưởng từ xuất phát điểm của mỗi người; từ quá trình giáo dục, từ những kết quả công việc và cuộc sống cho đến cách tiếp nhận, phân tích thông tin của mỗi người và quan trọng là cách tự xác định tâm thế, vị trí của mỗi người đối với cuộc sống. Chúng ta có thể gặp không ít người có đời sống vật chất đủ đầy, có nhà lầu, xe hơi... nhưng vẫn bất mãn với cuộc sống, vẫn thấy nhiều người hơn mình, vẫn thấy mình thiệt thòi. Từ những bất mãn so bì đó, thay vì nỗ lực để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn nữa cho bản thân như mong muốn, thì họ lại quay ra oán trách, thậm chí chửi bới, bôi nhọ chế độ xã hội.
Những lúc bình thường thì tâm thế của kiểu người nêu trên gây tiêu cực cho chính bản thân họ và xã hội. Nhưng khi mà cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” diễn ra rất quyết liệt, có nhiều sắc thái mới thì việc tồn tại trong xã hội kiểu người nói trên sẽ là cơ hội để các thế lực thù địch hướng tới, lôi kéo, nhằm đạt được mục đích là gây bất ổn xã hội, thậm chí gây rối loạn xã hội, tiến tới lật đổ chế độ.
Để nói về điều này, cần phải nhìn lại giai đoạn vừa qua của lịch sử thế giới đã chứng kiến những kết cục đau lòng từ sự ngộ nhận, lầm tưởng của một lớp người trong xã hội. Năm 2011, các cuộc biểu tình có cái tên rất mỹ miều là “Mùa xuân Ả Rập” đồng loạt nổ ra tại một số quốc gia Bắc Phi, Trung Đông, như: Tunisia, Algerie, Ai Cập, Yemen, Libya, Iraq, Syria... Các cuộc biểu tình này đã dẫn tới bạo động chống chính phủ, lan nhanh như một bệnh dịch khiến chính phủ ở một loạt nước như Ai Cập, Libya, Tunisia, Yemen bị lật đổ, xã hội hỗn loạn... Các nước Syria, Yemen chìm trong nội chiến. Theo ước tính đến năm 2016, “Mùa xuân Ả Rập” và các cuộc nội chiến từ hậu quả của nó đã làm Syria, Lybia, Iraq bị tàn phá, khoảng 500.000 người chết, hàng chục triệu người bị mất nhà cửa, phải chạy tị nạn sang các quốc gia khác.
Nguyên nhân dẫn tới biểu tình và bạo động là những vấn đề xã hội đã tồn tại trong các quốc gia nêu trên chậm được cải thiện, những vấn đề tư tưởng, những ấm ức, bất mãn, tâm lý bị thiệt thòi của một bộ phận người dân không sớm được giải tỏa và tìm biện pháp khắc phục. Cùng với đó là sự can dự, giật dây của các nước phương Tây, tiếp sức bằng tiền và vũ khí cho các nhóm chống đối, kích động, lôi kéo người dân xuống đường biểu tình. Đó là vì các nước phương Tây muốn thay đổi các chế độ trái mắt họ, vì lợi ích của họ. Kết quả của “Mùa xuân Ả Rập” là một thứ mùa xuân chết chóc, hỗn loạn, tan vỡ, ly tán, vợ mất chồng, cha mất con, người dân mất nhà cửa, đất nước tan hoang. Những nhà lãnh đạo bị phương Tây gọi là những “nhà độc tài” đã bị lật đổ, để rồi thay thế vào đó là nhiều nhóm quyền lực mới nổi lên bắn giết nhau, bất chấp mạng sống của người dân để giành quyền lực. Nhiều người dân Ả rập đã hối tiếc, muốn mọi thứ trở lại giai đoạn “tiền Mùa xuân Ả Rập”.
Nhìn người để nghĩ tới ta. Đất nước Việt Nam hiện được đánh giá nằm ở nhóm quốc gia có tốc độ phát triển nhanh hàng đầu thế giới. Chúng ta có thể cảm nhận thấy rõ đời sống của người dân đang đi lên theo thời gian. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2018, 70% người dân Việt Nam đã được bảo đảm về mặt kinh tế, trong đó 13% thuộc tầng lớp trung lưu theo chuẩn thế giới. Tính từ năm 2014 tới nay, trung bình mỗi năm có 1,5 triệu người Việt Nam gia nhập vào tầng lớp trung lưu toàn cầu, cho thấy các hộ gia đình đang tiếp tục leo lên bậc thang kinh tế cao hơn sau khi thoát nghèo. Tất cả vấn đề xã hội, vấn đề về môi trường, phát triển bền vững đều được Đảng, Nhà nước quan tâm. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên được đặc biệt quan tâm và thực hiện thực chất, quyết liệt. Thế nhưng tất cả những thực tế rõ ràng đó, những con người có con mắt thiếu khách quan vẫn cố tình không thừa nhận.

Liệu có một xã hội hoàn hảo hay không?

Để nhận thấy sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam đối với các vấn đề trong xã hội, có thể nhìn sang quốc gia hùng mạnh nhất thế giới là nước Mỹ. Năm 2004, siêu bão Charley quét từ vịnh Mexico qua Florida đến Đại Tây Dương, tàn phá một số vùng của nước Mỹ, làm 22 người chết và thiệt hại 11 tỷ USD. Điều đáng nói, sau cơn bão này, người dân Mỹ mới nhận ra những điều bất ổn trong xã hội mình. Đó là nhân việc bão quét sạch mọi thứ, nhiều doanh nghiệp đã nâng giá bán với mức cắt cổ để kiếm lợi. Máy phát điện từ 250 USD tăng lên 2.000 USD; nước đá từ 2 USD được nâng lên 10 USD; một gia đình muốn dọn hai cây đổ vào nóc nhà thì phải trả giá là 23.000 USD (khoảng 530 triệu VNĐ). Đỉnh điểm là câu chuyện một cụ bà 70 tuổi chạy bão với người chồng và cô con gái khuyết tật đã phải trả 160 USD (khoảng 3,7 triệu VNĐ) một đêm cho buồng trọ giá bình thường chỉ 40 USD. Tờ USA Today khi đó đã bức xúc chạy dòng tít: “Kền kền sau bão” để phê phán thực trạng lợi dụng thảm họa, lợi dụng sự khổ đau của người khác để ép giá cắt cổ. Thế nhưng, điều đáng nói hơn là một số nhà kinh tế tại Mỹ lại phản đối tờ USA Today và cho rằng việc tăng giá như thế là bình thường, vì trong một nền kinh tế thị trường có quy luật cung cầu, cầu tăng mà nguồn cung giảm thì ắt giá sẽ tăng, chứ không có khái niệm “giá cắt cổ”.
Nhìn vào sự việc trên để thấy sự khác biệt ở Việt Nam. Khi xảy ra những trận thiên tai, bão lũ, thảm họa ở bất kỳ khu vực nào thì cả nước đều quan tâm, theo dõi, lo lắng rồi chung tay, quyên góp cùng địa phương đó kịp thời khắc phục hậu quả, giúp người dân ổn định cuộc sống. Các lực lượng chức năng, trong đó quân đội là lực lượng nòng cốt, được huy động để giúp đỡ người dân khẩn trương thu hoạch mùa màng, dựng lại nhà cửa, dọn dẹp vườn ruộng, đường xá, trường học, bệnh viện sau bão. Các hoạt động ấy vừa là nhiệm vụ được cấp trên giao phó nhưng cũng xuất phát từ trái tim. Bởi dân tộc Việt Nam, xã hội Việt Nam là một xã hội hướng thiện, yêu thương đùm bọc nhau đã là truyền thống từ xưa tới nay: “Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”... Khi nền kinh tế phát triển thường sẽ kéo theo những sự phát triển không đồng đều vì đặc điểm địa lý, lợi thế của mỗi vùng miền, rồi khả năng của mỗi con người cũng khác nhau. Nhận thấy nguy cơ này, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm để thiết kế các chế độ, chính sách thúc đẩy sự phát triển của vùng sâu, vùng xa, giúp đỡ người nghèo vươn lên theo phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Ở một xã hội phát triển như Nhật Bản, được coi là hình mẫu của nhiều quốc gia, thế mà trong nhiều tác phẩm của mình, ông Inamori Kazuo, một doanh nhân, một nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản vẫn nhiều lần phê phán, tỏ ý thất vọng vì xã hội và con người Nhật Bản hiện nay đang bị thoái hóa về đạo đức, một xã hội dần trở nên bị lũng đoạn bởi nhiều thói xấu như tham nhũng, ích kỷ, thiếu tử tế... Do đó có thể thấy, ở bất cứ một quốc gia nào, một chế độ nào cũng không bao giờ có sự hoàn hảo. Tất cả quốc gia, dân tộc, cơ quan, tổ chức, cá nhân đều mãi mãi chỉ trên con đường để vươn tới sự hoàn hảo. Và muốn vươn tới tiệm cận sự hoàn hảo đó thì chúng ta cần phải có cái nhìn đúng đắn, khách quan về mọi thứ xung quanh mình. Thay vì oán trách tại sao ai đó không làm điều tốt cho mình, tại sao mình không được hưởng những điều tốt đẹp hơn thì nên tự nỗ lực hơn nữa trong công việc và cuộc sống.
Đất nước Việt Nam đang trên con đường phát triển, do đó còn nhiều vấn đề đặt ra, còn những mặt trái trong xã hội. Vì vậy, muốn đất nước phát triển thì mọi người cần bình tĩnh, tỉnh táo để nhìn nhận đúng mọi vấn đề xung quanh mình, nỗ lực đóng góp sức mình dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Đừng vì những mặt trái hiện có trong xã hội mà thất vọng, chán nản, để rồi dễ bị lợi dụng, bị kích động, tự mình phá hoại sự ổn định của đất nước mình, sự bình yên, hạnh phúc của bản thân mình.
HỒ QUANG PHƯƠNG

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018

GIÁ TRỊ CỦA BÌNH YÊN


Khi trận đấu giữa đội tuyển bóng đá nam Olympic Syria và Olympic Việt Nam kết thúc, những chàng trai khoác lên mình chữ “SYRIA” ngồi thẫn thờ trên sân.
 Với họ, không chỉ là thắng thua một trận đấu. Ở đất nước bom đạn oanh tạc thường ngày, đến cái sân vận động làm sân nhà cũng chỉ là giấc mơ thì con đường trở về luôn mờ mịt khói lửa. Bóng đá đam mê, cuốn họ chơi cùng nhau ở mỗi giải đấu, trận đấu. Xong cuộc, đường ai nấy đi.
 Tổ ấm, quê hương đầy mùi thuốc súng, họ đá bóng để nói với thế giới rằng: Những người dân Syria vẫn còn sống và khát vọng mãnh liệt cuộc sống yên bình…
 Câu chuyện về những chàng trai Syria diễn ra khi chúng ta đang sống trong những ngày mùa thu lịch sử. Hơn lúc nào hết, chúng ta ý thức giá trị cao cả của độc lập, tự do, của bình yên, hạnh phúc, thức tỉnh để cảnh giác, tẩy chay với những hoạt động xảo trá, phá hoại mà kẻ địch đang cố tìm cách lợi dụng kích động…
Một năm trước, đội tuyển quốc gia Syria tạo dấu ấn lịch sử khi lọt tới vòng play off (đấu với Úc) để tranh vé vớt dự World Cup 2018. Xếp thứ ba trong bảng đấu có mặt các anh tài Iran, Hàn Quốc cũng như 2 đội tuyển sở hữu nguồn lực hùng mạnh Trung Quốc và Qatar là thành tích trong mơ với các cầu thủ Syria vốn không được thi đấu bất kỳ trận nào ở quê nhà vì chiến tranh. Họ lần lượt phải chọn Qatar, Oman và Malaysia làm sân nhà trong quá trình thi đấu vòng loại.

GIÁ TRỊ CỦA BÌNH YÊN

Trong một lần hành quân đến Hà Nội đá giao hữu, trước giới truyền thông Việt Nam, HLV tuyển Syria, ông Alkahim chia sẻ: “Mặc dù sở hữu nhiều cầu thủ giỏi nhưng vì Syria đang xảy ra chiến tranh nên chúng tôi không được chơi bóng trong nước mà phải ra nước ngoài. Đó cũng là một điều thiệt thòi vô cùng to lớn. Không có gì đau khổ hơn chiến tranh. Nó làm ảnh hưởng đến đời sống của tất cả người dân Syria, trong đó có chúng tôi. Nhưng càng khó khăn bao nhiêu, chúng tôi càng phải nỗ lực bấy nhiêu. Nếu đoạt được tấm vé dự World Cup, có lẽ đó sẽ trở thành giấc mơ đẹp nhất của cá nhân tôi, của từng cầu thủ và của tất cả người dân Syria đang chịu những cảnh thương đau”.

GIÁ TRỊ CỦA BÌNH YÊN

 Còn tại ASIAD, hình ảnh các tuyển thủ Olympic Syria đọng lại trong chúng ta bao điều suy ngẫm. Màu áo đỏ mỗi tuyển thủ Syria mặc không in tên cầu thủ phía sau lưng như các đội tuyển khác mà in chữ “SYRIA”.
 Chiến tranh đã lấy đi của họ một đất nước tươi đẹp, một nền kinh tế bền vững, lấy đi tự do và tất cả. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Syria - Damascus - từ lâu đã là một trong những trung tâm văn hóa và tiến bộ nghệ thuật của thế giới Ảrập, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc Ảrập cổ điển.
 Nội chiến Syria được kích thích từ cái gọi là “Mùa xuân Ảrập”, bắt đầu vào năm 2011 dưới hình thức một chuỗi các cuộc kháng nghị dưới danh nghĩa hòa bình.
 Theo Tổ chức Quan sát nhân quyền Syria, tính đến năm 2017, có khoảng trên dưới 400 nghìn người thiệt mạng trong nội chiến Syria, khoảng 5 triệu người Syria (trong tổng số hơn 17 triệu người) đã tị nạn tại quốc gia khác.
 Hình ảnh chiếc áo và những bước chạy, những khuôn mặt, những khoảnh khắc của cầu thủ đến từ Syria lay động lòng người hơn mọi ngôn ngữ. Hình ảnh đó truyền đạt thông điệp vốn là bài học vô giá cho chúng ta, những người dân trên đất nước Việt Nam thanh bình hôm nay.
 Chúng ta đã “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, một nền hòa bình, độc lập có được khi trong từng nắm đất là máu xương của bao thế hệ cha anh đã ngã xuống.
 Dù rằng xã hội còn nhiều tồn tại, còn nhiều bức xúc, nghịch lý vì cuộc đấu tranh cải tạo giữa cái cũ và cái mới, cái tốt và cái xấu là quá trình vô cùng cam go. Nhưng, mừng Quốc khánh, mừng độc lập trong độc lập, hạnh phúc, hòa bình, giá trị ấy thiêng liêng, cao quý vô cùng.
 Vậy mà nhiều người còn vì các lý do, động cơ khác còn nối gót, làm tốt thí cho những kẻ phá hoại, còn ảo tưởng vì những giấc mộng đổi đời từ phương Tây, còn mụ mị với những khẩu hiệu “dân chủ, nhân quyền” hết sức lệch lạc…

----------------------

“Nếu chiều nay tuyển O.Việt Nam thắng O.Hàn Quốc, anh chị em ta sẽ mặc áo này đi bão nhé cả nhà” - đây là đoạn status trên Facebook của một đối tượng thuộc nhóm “Sách cho giáo xứ” tại Hà Tĩnh, từng nhiều lần tham gia chống phá dưới chiêu bài “hành động vì môi trường biển”. Kèm “lời kêu gọi” là hình ảnh áo phông in chữ “Phản đối Luật An ninh mạng” phía sau lưng và “Không đặc khu, không Tàu cộng” phía trước ngực.
 Theo phản ánh của người dân, không chỉ có viết “lời kêu gọi” xuống đường dưới danh nghĩa cổ vũ bóng đá và “mừng Quốc khánh 2-9”, các đối tượng đã tìm cách phát áo phông có in những dòng chữ trên cho nhiều người.
 Trên trang fanpage ghi “Việt Tân”, các đối tượng đưa ra những lời lẽ có tính miệt thị. Chẳng hạn, trước cảnh hàng triệu người dân xuống đường ăn mừng, cổ vũ chiến thắng cho đội tuyển bóng đá, chúng lái vấn đề thành “Chỉ thắng một trận đá banh, cả nước xuống đường. Sao không vì tương lai của một dân tộc, cả nước xuống đường”.
 Nội dung này thực chất là cổ súy cho ý đồ kích động người dân xuống đường biểu tình theo kịch bản của tổ chức Việt Tân và các thế lực chống phá.
 Thực tế, từ sau vụ gây rối tại Phan Rí Cửa (Bình Thuận) và một số tỉnh phía Nam, cơ quan chức năng đã phát hiện có sự móc nối, xây dựng cơ sở ở nội địa của các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài như: tổ chức khủng bố “Đảng Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, tổ chức “Triều đại Việt Nguyễn”…
 Các tổ chức này còn trực tiếp cung cấp tiền bạc, chỉ đạo các đối tượng thành viên trong nước tiến hành lôi kéo, xúi giục những người nhẹ dạ cả tin, số đối tượng hình sự, bất mãn, thiếu hiểu biết biểu tình, tấn công trụ sở cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tấn công người thi hành công vụ… Trong số đó có cả các đối tượng hình sự, đối tượng nhiễm HIV, AIDS được thuê bằng tiền.
 Trước tình hình trên, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chủ động các phương án đảm bảo an ninh, trật tự, rà soát, xây dựng, triển khai các phương án phòng, chống tụ tập đông người gây rối an ninh trật tự, chống biểu tình, bạo loạn trên địa bàn. Đã đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa các hoạt động phá hoại.
 Cụ thể: Tối 28, rạng sáng 29/8/2018, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an, Công an tỉnh Bình Định phối hợp Công an tỉnh Phú Yên đã bắt giữ đối tượng Lê Quốc Bình (sinh năm 1974, hộ khẩu thường trú tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), đối tượng tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân, từ Campuchia vượt biên về nước, mang theo nhiều vũ khí nhằm hoạt động khủng bố, phá hoại.
 Nguyễn Ngọc Ánh làm nghề nuôi tôm, song đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để công khai viết bài, chia sẻ nhiều bài viết, video, nhận live stream phát trực tiếp của nhiều đối tượng phản động trong và ngoài nước, có nội dung tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước Việt Nam.
 Đối tượng còn kêu gọi, kích động, xúi giục người dân biểu tình, phá hoại trong dip lễ 2-9. Hiện đối tượng đang bị tạm giữ để điều tra làm rõ hành vi phạm tội.

-----------------

Như chúng tôi đã cảnh báo, “cách mạng màu” là một chiến lược của các thế lực thù địch, phản động nhằm áp đặt quan niệm, giá trị “dân chủ” kiểu phương Tây thông qua các thủ đoạn can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
 Thực chất, đây là việc làm phản dân chủ, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của thời đại, xét trên mọi khía cạnh, nó chính là một bộ phận hợp thành của chiến lược “diễn biến hòa bình” thời kỳ hậu “Chiến tranh lạnh”. Đây là phương thức tiến hành các hoạt động chủ yếu là phi vũ trang, phi quân sự nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, đưa các nước XHCN đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa; chống phá nền độc lập của các quốc gia, dân tộc.
 Qua các cuộc “cách mạng màu” trong những năm gần đây cho thấy đây là thủ đoạn rất nguy hiểm mà các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng. Các đối tượng cơ hội, cực đoan trong nước trở thành những quân cờ, con rối lợi hại cho kẻ địch, thực hiện các hành vi phạm pháp một cách cố ý.
 Trong khi đó, không ít người vì nhẹ dạ, cả tin, vì bị lôi kéo cũng xuống đường làm theo ý đồ của chúng, thậm chí có người vẫn mù quáng cho rằng đập phá trụ sở cơ quan công quyền, tấn công lực lượng làm nhiệm vụ là… thể hiện lòng yêu nước!
 Bài học đắt giá từ Syria đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo nhận diện để giữ gìn những giá trị đất nước, dân tộc hôm nay đang có, không để kẻ xấu biến thành con rối phá hoại.



(An Nhi/An ninh thế giới cuối tháng)

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

LŨ VIỆT TÂN LẠI XÀM NGÔN


Thời gian vừa qua, núp dưới vỏ bọc "dân chủ, nhân quyền", tổ chức khủng bố Việt Tân đẩy mạnh chiến dịch xuyên tạc, bôi nhọ chân dung các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đả kích Việt Nam trên các phương tiện truyền thông thù địch ở nước ngoài và trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là facebook nhằm mục đích cuối cùng là thực hiện cuộc "cách mạng màu" với âm mưu lật đổ chính quyền tại Việt Nam. Một trong những hành động đen tối mới đây của tổ chức này trên mạng xã hội facebook đó là xuyên tạc, bôi nhọ Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng và chính sách của Nhà nước Việt Nam.

LŨ VIỆT TÂN LẠI XÀM NGÔN


Việt Tân mở đầu bài viết như sau: "Xin trích lời của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên thứ trưởng Bộ Công an nói mấy năm trước đây được loan truyền trên mạng xã hội: "Nước ta đảng lãnh đạo, không có phản biện gì cả, phản biện là phản động. Các anh muốn phản biện hả? Nhà tù còn nhiều chỗ lắm! Mà cũng chẳng cần bắt bớ, tù đày làm gì. Thời buổi này tai nạn giao thông là chuyện cơm bữa; mà chẳng cần tông xe làm gì. Buổi sáng các vị đi uống cà phê, về tới nhà cứng đơ, không làm gì được nữa. Các nước người ta đều biết kỹ thuật này, chúng tôi cũng chẳng thua đâu." Đọc qua, hẳn ai cũng biết đây là lời của Việt Tân phịa ra chứ với một người được giao quyền thực thi pháp luật và trình độ tri thức cao như tướng Nguyễn Văn Hưởng thì không đời nào ông phát ngôn như vậy. Hơn nữa, tôi cũng có chút tò mò nên đã tìm kiếm trên mạng nhưng tìm nửa ngày mà không ra đoạn trích của tướng Hưởng mà Việt Tân đưa ra trên mạng xã hội. Tiếp đó, nếu thực sự có thì tôi nghĩ rằng Việt Tân phải trích dẫn đường link chứ không đơn thuần chỉ nêu ra như vậy chứ.

Tiếp theo, Việt Tân vu khống lực lượng An ninh: "... tội ác tày trời của lũ an ninh cộng sản Việt Nam với những người lên tiếng phản biện. Cô Phạm Đoan Trang (nhà báo), bị đánh đứt dây chằng đầu gối khó lòng phục hồi, phải đi nạng suốt đời... ". Thực hư chuyện này ra sao? Vào ngày 08/3/2018, cây bút chống cộng Phạm Đoan Trang được mời lên đồn Công an làm việc. Sau khi về nhà, Trang kêu mệt, bị đau chân. Vì thế Việt Tân vin vào chi tiết này để vu khống "tội ác tày trời của lũ an ninh cộng sản Việt Nam", dù không có chút bằng chứng nào cho thấy Công an hành xử sai luật hoặc ngược đãi Phạm Đoan Trang. Thực tế Trang vẫn đang ngày ngày trốn tránh Công an, lang thang khắp trong Nam ngoài Bắc như "đi chợ" với cuốn "Chính trị bình dân" giới thiệu đến những anh em zân chủ cùng hội cùng thuyền.

Tương tự như vậy, Việt Tân cũng khẳng định "mục sư Nguyễn Trung Tôn bị đánh đứt dây chằng cả hai chân, mới được nối lại một chân, thì mục sư lại bị bắt lần hai vào tù. Trong điều kiện khắc nghiệt của nhà tù cộng sản thì việc mục sư được điều trị phục hồi đôi chân là xa vời không tưởng..." mà chả có một tý chứng cứ nào. Họ chỉ căn cứ vào lời của Nguyễn Trung Tôn như sau: "Chiều ngày 27/02/2017, tôi cùng hai người bạn đi đến Ba Đồn gần giáo xứ Cồn Sẻ. Chúng tôi xuống định bắt xe ôm vào Cồn Sẻ thì có một chiếc xe 7 chỗ họ tấp vào, họ mở cửa sẵn họ đấm vào mặt vào người chúng tôi. Họ lấy đồ họ trùm mặt và lôi chúng tôi lên xe. Họ đánh chúng tôi suốt từ 9 giờ 30 tối cho tới 1 giờ sáng. Họ đưa chúng tôi vào một khu rừng vắng thuộc Thanh Hà, Hà Tĩnh họ vất chúng tôi trần truồng trong đấy họ lột hết nhẫn đồng hồ, quần áo tư trang tiền bạc. Họ lột chúng tôi lõa lồ họ, trói chúng tôi và bỏ ngoài đường." Tuy nhiên, chỉ căn cứ vào lời của Tôn mà Việt Tân lập tức quy kết thì thiếu khách quan quá bởi theo một blogger nhận định thì: "Mặc dù luôn tự xưng mình là Mục sư đạo Tin Lành nhưng Nguyễn Trung Tôn lại để lại ấn tượng mạnh với những người quen biết thông qua những mối quan hệ tình ái kiểu "già nhân ngãi, non vợ chồng". Mối quan hệ của Tôn với một cô “dân chủ” quê Nghệ An Hồ Thị Bích Khương là một ví dụ". Và từ đây hẳn mọi người cũng hiểu những mối quan hệ của Tôn không thiếu những kẻ tình địch sẵn sàng choảng nhau để giành sự ảnh hưởng về tình ái, dẫn tới sự việc mà Tôn kể cũng là dễ hiểu.

Bên cạnh đó, Việt Tân còn đề cập đến việc các phạm nhân bị giam xa nhà, bị chuyển trại như: "tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu quê Nghệ An nhưng bị giam tận Xuyên Mộc, cách nhà hàng ngàn cây số. Anh Trần Huỳnh Duy Thức nhà ở Sài Gòn nhưng lại đưa ra trại 6 Nghệ An giam... Trần Thị Nga bị chuyển vào trại giam Gia Trung tỉnh Gia Lai..." Qua việc này, Việt Tân cho rằng cộng sản quá độc ác. Vâng, việc trại giam không còn chỗ chứa phạm nhân hay tùy tình hình thực tế đặt ra mà phải điều phạm nhân đi giam giữ ở một trại cách xa nhà phạm nhân hay việc chuyển trại cho phạm nhân là hết sức bình thường và đã được quy định rất rõ ràng trong Luật thi hành án hình sự năm 2010. Việc đưa người bị kết án của Tòa án đến nơi chấp hành án hoặc điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam do Bộ Công an quản lý thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án hình sự - Bộ Công an. Theo luật thì việc điều chuyển phạm nhân không thể phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của phạm nhân hay người nhà phạm nhân hay khoảng cách địa lý giữa nơi giam giữ với nhà phạm nhân được mà phải căn cứ tình hình và những điều kiện cụ thể, các cơ quan chức năng sẽ có quyết định điều chuyển phù hợp.

Qua bài viết của Việt Tân trên mạng xã hội facebook có thể thấy với bản chất lưu manh, đểu cáng, vu oan giá họa thì Việt Tân khó mà thay đổi. Càng ngày chúng càng ngông cuồng hơn, chất chồng tội với dân tộc Việt Nam. Dự là ngày đền tội của chúng không còn xa.

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

Vì sao Việt Tân chọn những linh mục cực đoan để chống phá Nhà nước???


Đã từ lâu, “Việt tân” nhận định rằng: chỉ có Thiên chúa giáo mới đủ khả năng đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam, do sự đối lập trong ý thức hệ, lực lượng giáo dân đông đảo, có tổ chức đáp ứng được những điều kiện của cuộc “đấu tranh bất bạo động”, “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ở Việt Nam. Thời gian qua, “Việt tân” đã đẩy mạnh hoạt động móc nối, liên kết với số phản động trong Thiên chúa giáo để chống Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Vì sao Việt Tân chọn những linh mục cực đoan để chống phá Nhà nước???
Hai LM cực đoan Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam

“Việt tân” đã chỉ đạo cơ sở nội địa là giáo dân công giáo thành lập các hội, nhóm trá hình ở trong nước để phát triển lực lượng, hoạt động chống phá, gồm: Hội cựu lao động Đài Loan, Hội dân oan Hà Nam do Trần Thị Nga cầm đầu; Cộng đoàn doanh nhân, trí thức Thái Hà do Lê Quốc Quân, Nguyễn Hữu Vinh và Trần Thị Hường cùng các linh mục Dòng chúa cứu thế Thái Hà thành lập theo chỉ đạo của “Việt tân”; Hội đồng liên tôn; Văn phòng truyền thông Công giáo do linh mục Lê Ngọc Thanh cầm đầu; Đảng dân chủ Thiên chúa giáo.
Đáng chú ý, từ năm 2013 đến nay, “Việt tân” đã phối hợp chặt chẽ với linh mục Đinh Hữu Thoại thành lập, điều hành các trang mạng “Thanh niên Công giáo”, “Nữ vương công lý”. Các trang này lưu trữ hàng nghìn bài viết chống Đảng, Nhà nước, thường xuyên cập nhật các sự kiện, tình hình phức tạp ở trong nước. Chỉ tính riêng trong dịp xét xử phúc thẩm Lê Quốc Quân, trang facebook “Thanh niên công giáo” do “Việt tân” trực tiếp quản lý đã có hàng nghìn lượt truy cập.
Ngoài ra, "Việt tân" gia tăng các hoạt động kích động quần chúng giáo dân biểu tình, gây rối an ninh trật tự. Trong các vụ việc phức tạp tại Con Cuông, Trại Gáo, Cầu Rầm (Nghệ An), Thái Hà, Dương Nội (Hà Nội), Hồ Ba Giang, … “Việt tân” thường xuyên cử số cơ sở nội địa như Nguyễn Hữu Vinh, Lê Quốc Quyết, Trần Thị Nga đến hiện trường kích động, quay phim, chụp hình, phỏng vấn số chống đối, truyền trực tiếp lên mạng Internet để xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ, nhân quyền”.
Với ý đồ, hoạt động lợi dụng Thiên chúa giáo vào các hoạt động chống đối Nhà nước Việt Nam của “Việt tân” đã gây ra những hậu quả xấu về nhiều mặt, hoạt động của một số chức sắc, giáo dân ngày càng công khai, thách thức; một số cơ sở thờ tự như nhà thờ Thái Hà, 38 Kỳ Đồng, vùng giáo tại Nghệ An bị các đối tượng sử dụng làm nơi tụ tập, triển khai hoạt động chống phá ta.

Vì sao Việt Tân chọn những linh mục cực đoan để chống phá Nhà nước???


Vì sao Việt Tân chọn những linh mục cực đoan để chống phá Nhà nước???


Vì sao Việt Tân chọn những linh mục cực đoan để chống phá Nhà nước???


Vì sao Việt Tân chọn những linh mục cực đoan để chống phá Nhà nước???


Vì sao Việt Tân chọn những linh mục cực đoan để chống phá Nhà nước???


Mục đích cuối cùng của "Việt tân" là làm cho xã hội ta bất ổn, hòng đưa "cách mạng màu" vào Việt Nam giống như Ucraina, Syria, Yenmen, Libya như bọn chúng đã làm.
Chúng thường xuyên dùng các luận điệu tuyên truyền thù hằn dân tộc giữa ta với các nước láng giềng (đặc biệt là TQ); mặc dù chúng ta vẫn biết ai là bạn, ai là thù, bạn thân hay bạn làm ăn trong cái thế giới mở này, còn tráo trở hơn là chúng còn dùng các hình ảnh không tốt của một số nước láng giềng để áp đặt cho việc đó xảy ra ở Việt Nam, làm nhiễu loạn thông tin, gây mất lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước ta…

Thủy Tiên

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

"Cách mạng màu" và "mùa xuân Ả Rập" có mỹ miều như thế!?


Mỗi khi một cuộc “cách mạng màu” hạ màn, hoặc “gió mùa xuân” đã thổi qua một quốc gia nào đó thì dân chủ, nhân quyền lại trở nên sa sút, tham nhũng ngày càng lan tràn, và quyền lực lại được sử dụng làm công cụ chủ yếu giúp một số phe phái chính trị thanh toán, triệt hạ lẫn nhau…

‘Cách mạng màu’ và ‘mùa xuân Ả Rập’ có mỹ miều như thế!?

Ngày 11-11-2016, đề cập báo cáo của Ủy ban Kinh tế, Xã hội vùng Tây Á (ESCWA) thuộc Liên hợp quốc mới công bố, bài Mùa xuân Ả Rập “gây tổn thất cho khu vực 600 tỷ USD” trên trang BBC tiếng Việt cho biết “phong trào mùa xuân Ả Rập” khiến khu vực này tổn thất 614 tỷ USD do từ năm 2011 đến nay không tăng trưởng; con số này tương đương với 6% tổng GDP của khu vực trong thời gian từ 2011 đến 2015.
Báo cáo mô tả tiến trình xã hội ở khu vực là “ảm đạm”, quyền công dân bị thụt lùi tại một số quốc gia. Số liệu cũng cho thấy các cuộc xung đột làm tồi tệ thêm tình trạng nợ nần, thất nghiệp, tham nhũng, đói nghèo, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tị nạn. Libya, Yemen, Syria vẫn đang trong tình trạng nội chiến, tổn thất hàng chục nghìn nhân mạng, rơi vào tình trạng chính quyền trung ương không hoạt động nổi.
Tại Syria, các cuộc biểu tình chống chính phủ dâng cao thành cuộc xung đột với sự can dự của các thế lực nước ngoài, GDP và tổn thất kinh tế từ năm 2011 đến nay đã tới 259 tỷ USD. Tại các nước có tiến trình chuyển giao chính trị, chính phủ mới đã không đáp ứng được việc cải cách kinh tế để xử lý những vấn đề dẫn tới tình trạng bạo loạn từ lúc ban đầu… Như vậy, có thể thấy cái gọi là “phong trào mùa xuân Ả Rập” không mang lại điều tốt lành mà chỉ đẩy các quốc gia liên quan vào tình trạng trì trệ, rối ren, bạo lực gia tăng, đất nước bị chia cắt.
Chẳng hạn ở Syria, theo trả lời phỏng vấn ngày 11-8-2016 của bà K. Leukefeld (nhà nghiên cứu dân tộc học, chính trị học, hồi giáo; từ năm 2000 là phóng viên tự do ở Trung Đông và thường xuyên có mặt ở Syria, và là tác giả cuốn Syria giữa bóng tối và ánh sáng xuất bản năm 2015) trên NachDenkenSeiten – một trang mạng có uy tín ở CHLB Đức, thì: “Một người đối thoại nói rằng, Syria không phải là một khối lắp ghép của các tôn giáo và dân tộc, vì nếu như thế nó đã bị tan vỡ rồi. Syria là một tấm thảm dệt có liên kết chắc chắn. Nhưng nó đã bị mất màu, bị dày vò và trong đó có bộ phận đã bị xé rách”. Còn theo ông S.L Whitson – Giám đốc điều hành HRW, phát biểu trên tờ The New Yorker thì: “Dường như cộng đồng quốc tế cũng như nhiều người dân ở đó đã ngây thơ, đã hiểu lầm khi cho rằng những gì Tunisia làm được là rất dễ… Người Ai Cập cũng lật đổ một nhà độc tài, nhưng chúng ta đã đánh giá thấp các lực lượng cản trở dân chủ, nhân quyền – cũng như những lực lượng đàn áp, hủy diệt khác, vì họ đã nhanh chóng chiếm lấy các khoảng trống được tạo ra bởi các cuộc nổi dậy”.
Từ cái chết của M.Bouazizi ở Tunisia vào năm 2010, “phong trào mùa xuân Ả Rập” được phát động ở Tunisia rồi nhanh chóng lan tới Algeria, Yemen, Jordan, Mauritanie, Syria, Oman, Ả Rập Saudi, Ai Cập, Iraq, Libya, Sudan, Maroc. Điều được quảng bá và cổ vũ của phong trào này là nhân quyền, dân chủ, chống tham nhũng, độc tài. Và “mùa xuân Ả Rập” đã khiến chính phủ ở Tunisia, Libya, Yemen, Ai Cập sụp đổ.
Tuy nhiên sau hơn 5 năm, không chỉ tại các nước này mà cả vùng Trung Đông, Bắc Phi trở thành một điểm nóng, chưa thấy dấu hiệu sáng sủa mà ngày càng trở nên tồi tệ. Khẩu hiệu dân chủ, nhân quyền được những tổ chức, cá nhân khởi xướng “mùa xuân Ả Rập” giương cao đã không được hiện thực hóa mà thay vào đó là tình trạng cuộc sống của người dân ngày càng cùng cực, đói nghèo lan rộng, chết chóc rình rập. Tunisia – nơi được xem chuyển giao quyền lực diễn ra trong hòa bình và thành công, lại là nước đóng góp khoảng 3.000 chiến binh cho tổ chức tự xưng “nhà nước Hồi giáo” (IS) và năm 2015 tại Tunisia xảy ra các vụ khủng bố đẫm máu.
Rồi nội chiến ở Libya để tranh giành quyền lực và dầu mỏ, tranh thủ cơ hội, IS đã xâm nhập chiếm đất đai và gây ảnh hưởng. Các xung đột ở Yemen có nguồn gốc từ mâu thuẫn chính trị, tôn giáo, sắc tộc và hậu quả là gần 80% dân số Yemen sống nhờ vào viện trợ nước ngoài. Riêng Syria, khung cảnh đất nước hoang tàn, hơn 250.000 người thiệt mạng đã nói lên tất cả, như IMF dự đoán, Syria phải cần ít nhất 20 năm với mức tăng trưởng 3% mỗi năm mới có thể trở lại mức thu nhập trước chiến tranh… Hệ lụy kinh khủng nhất từ “mùa xuân Ả Rập” là tạo ra cơ hội đưa tới sự ra đời các tổ chức khủng bố, tiêu biểu là IS.
Dẫu mới ra đời, IS đã không chỉ hoành hành ở Trung Đông, Bắc Phi, mà còn tổ chức hoặc đứng sau một số vụ khủng bố tàn bạo trên thế giới. Hệ lụy khác là để tránh chiến tranh, đói nghèo, chết chóc,… làn sóng di cư hàng triệu người đã đẩy châu Âu vào cuộc khủng hoảng nhập cư đến nay vẫn chưa tìm ra lời giải… Vì thế, hẳn không ngẫu nhiên, dư luận đã sớm đổi tên “mùa xuân Ả Rập” thành “mùa đông Ả Rập”!
Nhắc tới “mùa xuân Ả Rập” không thể không nhắc tới “cách mạng 5-10” ở Serbia năm 2000, “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia năm 2003, “cách mạng cam” tại Ukraina năm 2004, “cách mạng hoa tuy-líp” tại Kyrgyzstan năm 2005,… được khái quát qua khái niệm “cách mạng màu”. Có lẽ trường hợp tiêu biểu nhất liên quan “cách mạng màu” là hoạn lộ của M.Saakashvili, cựu Tổng thống Gruzia. Sau “cách mạng hoa hồng”, M.Saakashvili đã được bầu làm Tổng thống Gruzia liền hai nhiệm kỳ.
Báo chí cho biết, đến cuối nhiệm kỳ thứ hai, tại Gruzia xuất hiện một số “khủng hoảng chính trị, khiến Saakashvili từ người hùng của “cách mạng hoa hồng” lại trở thành kẻ tội đồ do chính sách lãnh đạo ngày càng độc đoán”. Năm 2014, Viện Công tố thủ đô Tbilisi quyết định truy tố Saakashvili, vì lúc còn đương chức đã “gian lận, tham nhũng, lạm quyền”, và chính quyền Gruzia quyết định truy nã. Tuy nhiên, một tháng sau khi rời ghế tổng thống, ông ta đã sang Mỹ sinh sống.
Năm 2015, M.Saakashvili trở lại với cương vị “đứng đầu Hội đồng Tư vấn quốc tế về cải cách (IACR – cơ quan tập hợp các chuyên gia nước ngoài có vai trò tư vấn, đề xuất, kiến nghị để thực hiện cải cách kinh tế – chính trị ở Ukraina); sau khi nhập quốc tịch Ukraina, ông ta được trao thẻ công dân đặc biệt, được bổ nhiệm làm Thống đốc vùng Odessa với lời hứa sẽ “đem hết sức cống hiến với khả năng tối đa để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tại khu vực trọng yếu này”. Nhưng ngày 7-11 mới đây, M. Saakashvili tuyên bố từ chức vì mệt mỏi trong việc đấu tranh với sự cản trở của giới quan chức Ukraina, cho rằng, chính quyền Ukraina bất lực trong chống tham nhũng, khiến cho nước này bị rơi vào “sự tăm tối bẩn thỉu, vũng bùn tham nhũng”. Và ngày 10-11, Tổng thống Ukraina P.Poroshenko đã tuyên bố miễn nhiệm M. Saakashvili khỏi mọi chức vụ.
Hoạn lộ hơn mười năm qua của M.Saakashvili cho thấy: sau khi thất bại trong việc thừa hưởng kết quả “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia, M. Saakashvili đã tới Ucraina với tham vọng tiếp tục sứ mệnh; nhưng trên thực tế, “cách mạng sắc màu” không đưa tới sự ổn định, lại đẩy xã hội vào tình trạng rối ren, khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng, với các cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn,…
Các biến cố xã hội không xuất phát từ những giá trị tự thân và được định hướng một cách tỉnh táo, mà bức xúc của quần chúng đã bị thao túng, biến thành phương tiện giúp một số thế lực giành quyền lực chính trị mà không vì phục vụ lợi ích nhân dân, cũng không hướng tới lợi ích của dân tộc, đất nước; thậm chí tạo cớ cho nước ngoài can thiệp. Mỗi khi một cuộc “cách mạng màu” xảy ra, hay khi “mùa xuân Ả Rập” lan tràn tại Trung Đông và Bắc Phi, khẩu hiệu đấu tranh dân chủ, nhân quyền, chống tham nhũng, lạm dụng quyền lực,… lại được nêu cao như là ngọn cờ tập hợp lực lượng. Và thường thì, sau khi một cuộc “cách mạng màu” hạ màn, hoặc “gió mùa xuân” đã thổi qua một quốc gia nào đó thì dân chủ, nhân quyền lại trở nên sa sút, tham nhũng ngày càng lan tràn, và quyền lực lại được sử dụng làm công cụ chủ yếu giúp một số phe phái chính trị thanh toán, triệt hạ lẫn nhau.
Trong bối cảnh đó, việc từ năm 2011 đến nay, khu vực chịu ảnh hưởng của “mùa xuân Ả Rập” không tăng trưởng, tổn thất 614 tỷ USD như báo cáo của ESCWA là tất yếu không thể tránh khỏi. Bởi một sự thật không thể bác bỏ là: không có ổn định xã hội thì không thể phát triển; nếu không lấy lợi ích nhân dân làm cơ sở xác định mục đích, đường hướng cho cách mạng thì các khẩu hiệu mỹ miều mà nó đưa ra rốt cuộc chỉ là “bánh vẽ”.
Từ khi “cách mạng màu”, “mùa xuân Ả Rập” được quảng bá, với sự hỗ trợ từ bên ngoài, một số người ở Việt Nam cũng đã nhen nhóm ý đồ thực hiện “cách mạng màu”. Những phương thức, giọng điệu, động thái, thủ đoạn,… như một số tổ chức ở nước ngoài chuẩn bị tiến hành “cách mạng màu”, “mùa xuân Ả Rập” đã được du nhập, mô phỏng, lặp lại và phóng chiếu với rất nhiều trò vè từ đường phố tới internet.
Song càng dấn sâu vào âm mưu tiến hành “cách mạng màu”, họ càng tự làm lộ rõ bản chất, xu hướng cơ hội chính trị, như một blogger tổng kết, đó là một phong trào “đòi phải minh bạch 100% nhưng mọi nhà hoạt động của phong trào này đều không minh bạch về nguồn tài chính; mọi nhà hoạt động nhiệt huyết đều mất hết kế sinh nhai nếu bị cắt tiền tài trợ; đòi một trật tự xã hội tốt đẹp hơn bằng những cuộc biểu tình xấu hoắc, hàng ngũ lộn xộn, nhân sự ô hợp; nhân danh các lý tưởng tốt đẹp nhưng đều không thể tồn tại nếu không khai thác các cảm xúc xấu xí của con người; nhân danh một thế giới tốt đẹp hơn, nhưng trong nội bộ đều hành xử xấu xí!”.
Blogger Kami – người chưa bao giờ thiện chí với Việt Nam, phải đặt câu hỏi trên RFA rằng: “Đầu óc của những kẻ như thế thử hỏi thì sẽ dẫn dắt được ai và xã hội tương lai sẽ như thế nào, khi giao cho những kẻ cực đoan như thế nắm giữ quyền lực?”. Và thiết nghĩ, câu hỏi này không chỉ vạch trần bản chất vấn đề, mà còn là lời cảnh báo!