KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn lê diễn đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lê diễn đức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

CÁI GỌI LÀ "TỰ DO BÁO CHÍ" CỦA RFA, VOA

Không chỉ đăng bài vở có tính chất xuyên tạc, vu cáo và xúc phạm Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, qua cái gọi là blog và nhân danh “tự do báo chí”, trang tiếng Việt của RFA, VOA còn làm mọi cách để một số người cổ súy cho các luận điệu kể trên.

CÁI GỌI LÀ "TỰ DO BÁO CHÍ" CỦA RFA, VOA

Mấy năm qua, trang tiếng Việt của VOA, RFA mở blog dành riêng cho cộng tác viên để thường xuyên đăng bài viết cá nhân. Là blog cá nhân cho nên cộng tác viên blog được thoải mái trình bày “quan điểm cá nhân” về chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, do đó có thể coi mỗi blog tồn tại với tính cách một trang báo. Vậy bản chất của việc làm này có thật sự là biểu thị của “tự do báo chí”? Từ vị trí, vai trò của báo chí trong xã hội, từ nguyên tắc báo chí, nghiệp vụ báo chí, trách nhiệm của người làm báo thì dứt khoát không thể sử dụng hình thức blog như kênh truyền thông, báo chí để quảng bá những quan điểm, nhận định cá nhân. Nếu quan điểm cá nhân trình bày trên trang báo mà không bị kiểm soát, không bị ràng buộc trách nhiệm thì khi quan điểm đó làm tổn hại đến danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân khác, đưa tin sai lệch, không có tính nghiệp vụ thì ai sẽ chịu trách nhiệm, ai sẽ bị chế tài trước pháp luật, cá nhân viết blog hay tòa soạn cho phép lập blog trên trang báo?

Hẳn là họ nghĩ một người lao động nghèo ở Việt Nam thì làm sao có thể đến Mỹ theo kiện, chi phí thuê mướn luật sư nước ngoài bảo vệ quyền lợi của mình? Bức xúc về sự kiện này, một nhóm người trên mạng đã phát động chiến dịch yêu cầu Chính phủ Mỹ đóng cửa RFA Việt ngữ để bày tỏ sự phản đối RFA lộng hành khi sử dụng báo chí để chà đạp lên nhân phẩm của con người, chà đạp lên chính những giá trị của báo chí.

Có một điều kỳ quái là dù đã được RFA tạo điều kiện công bố “quan điểm cá nhân” nhưng các blogger nêu trên lại được ký hợp đồng, hưởng lương theo chế độ cộng tác viên của RFA! Hình thức này xem ra được mấy người tự nhận là “nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam” rất thích thú vì nó giúp họ dù không có nghiệp vụ, không có khả năng làm báo vẫn thành “nhà báo quốc tế”, được đăng bài vở với “kim bài chống cộng”, lại vừa có đồng ra đồng vào. Không rõ mức lương của họ là bao nhiêu, nhưng vụ Lê Diễn Đức bị RFA cắt hợp đồng vừa qua đã giúp hiểu rõ phần nào. Căn cứ vào việc sau khi bị cắt hợp đồng, Lê Diễn Đức sử dụng facebook cá nhân bày tỏ sự bất mãn, rồi than thở phải tìm việc làm mới,… có thể hiểu lương RFA tiếng Việt trả cho blogger cộng tác như thế nào để bảo đảm một người như Lê Diễn Đức có thể sống theo mức sống ở Mỹ!

Tại các cơ quan truyền thông phương Tây phát tiếng Việt chỉ RFA, VOA là có hình thức cộng tác viên blogger, trong đó số blogger của RFA là hùng hậu nhất. Sau khi thanh lý Lê Diễn Đức “vì áp lực độc giả”, Nguyễn Ngọc Già thì đang bị cơ quan chức năng Việt Nam tạm giam để điều tra, hiện còn nhiều blogger khác đang được RFA dung dưỡng như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Tuấn Khanh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Tường Thụy, Song Chi, Tưởng Năng Tiến, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Lân Thắng và một số blogger có danh tính không rõ ràng như “Viết từ Sài Gòn”, “Cánh Cò”… Đây là mấy gương mặt “điển hình” của cái gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam”, trong đó Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Văn Đài từng bị cơ quan chức năng Việt Nam xử lý hình sự vì có hành vi vi phạm pháp luật. VOA tiếng Việt có bảy blogger và được VOA giới thiệu rất kỳ quái: “Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ”! Thử hỏi, khi bài vở của mấy người này được VOA đồng ý đăng tải nhưng “không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ” thì VOA đồng ý dựa theo tiêu chí nào? Tuy không có mục blog, nhưng BBC lại liên tục đăng tải những bài viết chống phá Việt Nam với chú thích “Bài viết thể hiện lối hành văn và phản ánh quan điểm của tác giả”! Bằng việc làm tháu cáy này, BBC khước từ trách nhiệm pháp luật và trách nhiệm báo chí trước công luận. Phải chăng vì thế, trên các “diễn đàn đấu tranh dân chủ”, mấy kẻ tự nhận là “nhà dân chủ” có vẻ xem thường RFA, VOA và coi đó như báo lá cải, bá láp, rất hào hứng xem vụ việc nào được BBC đề cập, bài nào được BBC đăng tải, và nháo nhác khoe khoang mỗi khi được BBC cho đăng bài viết của mình.

Từ nhân sự mà nhận xét thì tiêu chí, điều kiện tuyển lựa cộng tác viên blog trang tiếng Việt của RFA, VOA là khá rõ ràng. Đó phải là nhân vật cộm cán trong “đấu tranh dân chủ”, thậm chí từng vào tù ra tội, được xem như là “thủ lĩnh của hội nhóm dân chủ mạng” trong hay ngoài nước. Tức là phải có hoạt động chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam, tôn thờ các giá trị phương Tây,… Họ vừa bảo vệ, ca ngợi, bất chấp đúng sai dù “VNCH, cờ vàng ba sọc” đã bị vứt bỏ khi hết tác dụng; vừa không ngớt lời bịa đặt, vu cáo, xúc phạm Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trên các diễn đàn này, hai cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ 20 phải coi là “sai lầm”, “miền Bắc xâm lược miền Nam”... Vì vậy, khi Lê Diễn Đức viết bài vạch rõ bản chất “chính quyền và quân đội VNCH”, “thủ lĩnh Hoàng Cơ Minh” của tổ chức khủng bố “Việt tân” là lập tức bị sa thải. Không phải vì “bất đồng chính kiến”, mà chỉ vì ông ta đã viết “không phù hợp với những tiêu chí, mục đích, nguyên tắc” của RFA, cho dù đã có vốn liếng mấy chục năm chống cộng cực đoan, năng nổ đóng góp cho cộng đồng truyền thông chống cộng bằng tiếng Việt.

Vụ việc của Lê Diễn Đức và RFA có thể coi là một thí dụ điển hình của tự do báo chí cực đoan, một chiều của RFA. Họ trả lương để blogger viết lách bảo đảm tiêu chí chống Đảng và Nhà nước Việt Nam, blogger có thể viết theo kiểu cách khác nhau nhưng không được vượt qua các “tiêu chí, mục đích, nguyên tắc” của nơi trả lương. Có phải Lê Diễn Đức hoặc là chậm hiểu bản chất của RFA, hoặc là ảo tưởng về cái gọi là “tự do ngôn luận, tự do báo chí” ở RFA cho nên đã viết bài vạch trần bản chất của tổ chức khủng bố “Việt tân”, không “tôn vinh, ca tụng VNCH” trong khi đang là cộng tác viên hưởng lương của RFA? Vụ việc khiến cộng tác viên khác của RFA tỏ ra lo lắng, và đã dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về đúng, sai trong hành xử của RFA. Một số người không ràng buộc “lợi ích” với RFA thì công kích mạnh mẽ, quyết liệt theo kiểu tuy không đồng tình với phát ngôn của Lê Diễn Đức song cũng không đồng tình với việc RFA cắt hợp đồng vì phát ngôn của ông này. Trong khi đó, các trang tin một đồng, một cốt với RFA như BBC, VOA lại rất xăng xái, triệt để khai thác vụ việc của RFA để giành thế cạnh tranh, đưa tin bảo vệ Lê Diễn Đức và cổ súy “tự do ngôn luận”! Thậm chí BBC nhanh chân đăng bài viết mới của Lê Diễn Đức, ngầm ý sẵn sàng tiếp nhận nạn nhân của RFA và tổ chức khủng bố “Việt tân”. Việc làm này làm nhớ lại sự kiện trước đây, một blogger từng sử dụng blog của RFA để công khai tiến công BBC và nhiếp ảnh gia NA Sơn vì ông không quyết liệt “chống cộng”, cho rằng vì BBC có muốn xin đặt văn phòng trong nước, nên đã phỏng vấn những người gây “bất lợi cho phong trào dân chủ”…

Không có ý nghĩa nào khác, việc xây dựng đội ngũ blogger và sự kiện xảy ra giữa RFA và Lê Diễn Đức đã lật tẩy thứ văn hóa phản dân chủ, thứ “tự do ngôn luận, tự do báo chí” giả hiệu mà RFA, VOA tiếng Việt vẫn hết lời cổ súy. Bằng biến tướng của cái gọi là “cộng tác viên blog”, VOA và RFA tiếng Việt đã tự cho thấy thực chất cái gọi là “tự do ngôn luận, tự do báo chí” mà các cơ quan truyền thông này hô hào chỉ là sự rùm beng nhằm che đậy việc họ đã và đang lạm dụng, biến “tự do ngôn luận, tự do báo chí” thành vỏ bọc để hậu thuẫn cho một số kẻ vì lợi ích vật chất mà đã bán mình để trở thành công cụ trong tay người khác, công khai sử dụng “phương tiện truyền thông quốc tế” để tiến công vào Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Nguồn Ăn cắp