KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân đạo với ai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhân đạo với ai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

NHÂN ĐẠO VỚI AI

“Đây là lúc chặt chém Việt Kiều về nước theo cái gọi là nhân đạo”

Bên cạnh là một một bảng giá được cho rằng sẽ áp dụng cho các chuyến bay thương mại đưa người Việt về nước trên các chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam. Và phần đính kèm cùng ảnh là một số trong rất nhiều những bình phẩm chê bai, nhục mạ, kêu ca của một bộ phận cộng đồng người Việt đang sinh sống tại nước ngoài về bảng giá, mà theo họ là "cắt cổ", "lợi dụng nhân đạo", "ăn chặn tiền Việt Kiều".

Trước tiên, cần phải phân biệt, đây là những chuyến bay thương mại phục vụ nhu cầu về nước nhằm tránh dịch, bị mắc kẹt, hết hạn hộ chiếu… Để có tên trên những chuyến bay này thì các công dân có thể đăng ký với Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại.

Cần phải nói rằng, trong thời buổi mà các nước đều hạn chế hoặc cấm bay, thì nỗ lực ngoại giao để có thể dẫn đến một thỏa thuận đưa các tàu bay Việt Nam đến và đưa công dân Việt về phải nói là rất đáng ghi nhận. Một điều khác, chi phí phát sinh cho các chuyến bay này rất lớn vì chiều đi rỗng, chiều về chỉ được phép khai thác khoảng ½ hoặc ⅓ số hành khách để đảm bảo an toàn. Các đường bay đa phần đều rất dài, chi phí khai thác rất lớn, thậm chí có những đường bay mà tổ bay Việt Nam chưa từng bay thẳng trực tiếp như Canada hay Hoa Kỳ. Phí tổn cho các công việc đảm bảo an toàn bay như sát khuẩn, khử trùng, bảo hộ, kiểm nghiệm rất đắt đỏ. Ngoài ra, chi phí lương cho tổ bay, đội ngũ kiểm soát không lưu trong và ngoài nước, phí kiểm dịch an toàn của nước sở tại. Tốn lắm chứ đâu có ít.

Vậy mà họ lấy giá vé thương mại ra so sánh, lại còn so sánh giá vé khi khuyến mại và nói: “Ép người quá đáng, không khác gì bảo người Việt ở các nước này nghỉ đi, đừng mơ nữa”.

Có người bảo rằng, 1300 USD/1 người cho chuyến bay từ Nga hoặc Pháp trở về là thực sự đắt đỏ, bằng tận 8 tháng chi tiêu ở bên đó. Tức là nếu cắn nhỏ ra, mỗi người chỉ cần chi tiêu khoảng 150 - 160 USD/1 tháng là có thể đủ sống tại 2 quốc gia này, quy ra tiền Việt vào khoảng 3 - 4 triệu VND, một con số không tưởng. Mình thì chưa sống ở Nga hay Pháp nên không dám phủ quyết vì sợ bị nói rằng võ đoán, nhưng mà nếu thật, thì chắc hẳn Việt Nam phải giàu có lắm rồi.

Nếu tính bài toán kinh tế, mức giá vé đắt nhất vào khoảng 2000 USD, nhưng đổi lại sẽ nhiều đặc quyền như cách ly miễn phí/hoặc chọn thu phí, chữa bệnh miễn phí, khám sức khỏe miễn phí sàng lọc các loại bệnh tật luôn, thậm chí nếu mắc các bệnh nền nặng nhẹ cũng đều sẽ được ưu tiên chữa khỏi. Điều đó là quá hời mà?

Hồi tối qua, mình rưng rưng khi chứng kiến hoàn cảnh một bác già thuộc diện chính sách nhận tiền hỗ trợ 1,5 triệu VND/1 tháng của chính quyền. Mình nghĩ rằng những người Việt ở bên đó gần như sẽ không rơi vào tình cảnh như người bác ấy. Điều mình muốn nói là Việt Nam chưa đầy đủ như bên nước ngoài và có rất nhiều hoàn cảnh thiếu thốn. Hãy nhìn danh sách các quốc gia có trong tấm bảng, có một điểm chung là tất cả các quốc gia ấy đều có GDP đầu người cao hơn Việt Nam, thậm chí là cao hơn gấp hàng vài chục lần như Hoa Kỳ, Canada, Pháp... Điều đó cho thấy rằng cuộc sống của người Việt ở nước ngoài, xét về mặt số liệu, chắc chắn khấm khá hơn đại đa phần người Việt trong nước.

Vậy mà giờ, lại còn muốn trở về miễn phí, nếu không được thì họ sẵn sàng dùng những từ ngữ rất đau lòng như vậy.

Việt Nam giờ cũng khó mà, ví dụ như mấy tháng này chẳng hạn, hàng quán đóng cửa, nhiều người phải nghỉ việc, người nào may mắn hơn thì thu nhập giảm, hạn mặn ở phía Nam, hàng hóa nông sản thì gặp khó trong xuất khẩu, sản xuất đình trệ, kéo theo đó là ngân sách Nhà nước phải chi rất lớn nhưng thu vào lại rất khó.

Đặt giả sử, nếu miễn phí toàn bộ, thì sẽ không phải là 10.000 người trở về nước theo dự tính mà con số ấy có thể lên tới hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn, điều này ngân sách nào chịu được? Thuế đâu để cõng? Hay lại là người dân trong nước đóng vào chứ rồi nhiều người Việt trở về, chữa bệnh, rồi lại bay sang làm giàu bên đó, chứ có để ý gì đến đồng bào trong nước đâu. Kiều hối à? Nhà nước nào có ăn chặn được kiều hối đâu, tiền đó gửi về cho gia đình của họ mà?

Nhiều người chỉ biết sướng cái thân mình.

Một số người Việt hay lấy Hoa Kỳ làm tương phản để so sánh với Việt Nam, giàu có là vậy, siêu cường thế giới là đó, nhưng quốc gia này chưa từng tuyên bố sẽ chữa bệnh miễn phí cho người dân nhiễm Covid-19. Còn tại Việt Nam - cái nơi mà “cột điện có chân cũng bỏ đi” ấy tuyên bố chữa trị cho tất cả người Việt, bất kể rằng họ có bảo hiểm y tế giấy tờ hay không. Nếu xét mức GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ là khoảng 62 ngàn USD/1 người, mức giá vé máy bay trở về từ Hoa Kỳ như thông báo khoảng 2000 USD/1 vé, tức là chưa bằng 2 tuần thu nhập. Đây đâu phải là một con số cao đâu? Hay là các anh chị chỉ võ mồm bên đó, ăn trợ cấp rồi khinh miệt đồng bào trong nước?

Tự nhiên lại nhớ đến trường hợp một chị bên Nhật, lúc yên bình thì đào mổ chửi cộng sản, chửi Tổ Quốc, lúc dịch bệnh thì viết tâm thư xin được trở về rồi úm ba la đa nhân cách: “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”. Hồi yên ấm thì kêu ca nước Mỹ, nước Nhật vĩ đại, đến lúc bị bỏ rơi lại kêu ca nước mẹ Việt Nam thần thánh, yêu Việt Nam vô cùng, nhưng rồi Việt Nam tổ chức thu phí một cái, là bị chửi ngay.

Dám xuất máy bay đi đón công dân trở về đã là một điều can đảm rồi. Vì phải hiểu một lẽ thế này, chính đợt đón công dân Việt Nam từ các tâm dịch phương Tây trở về đã khiến Việt Nam đón làn sóng dịch lần thứ 2, dẫn đến việc phải cách ly xã hội. Thậm chí đợt ấy, dịch bệnh còn chưa bùng phát nặng nề tại Mỹ, Canada hay như một số điểm dịch như bây giờ. Chính phủ Việt Nam điều máy bay đợt này, tức là đã lường trước được tình cảnh sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh khác, sẽ tốn thêm chi phí cách ly, điều trị, nhưng phải cân đối tuyệt đối không để lọt người nhiễm ra cộng đồng, vì phải mở cửa kinh tế thôi, đóng lần nữa thì người dân trong nước chịu sao được. Người Việt trong nước dù có thương đồng bào ngoài nước lắm, nhưng vẫn phải sống mà?




Lan Phương