KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn phê phán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phê phán. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2023

Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Liệu Việt Nam có cần Liên minh quân sự?

Những năm gần đây, đặc biệt từ khi Sách trắng quốc phòng Việt Nam được công khai với giới truyền thông trong nước và quốc tế rằng sẽ không tiến hành liên minh quân sự với bất cứ một quốc gia nào thì các thế lực thù địch tuyên truyền đó là một chính sách “bảo thủ”, “lạc hậu”, đi ngược xu thế tăng cường hợp tác, toàn cầu hóa.

Lợi dụng diễn biến phức tạp về tranh chấp trên Biển Đông các thế lực thù địch đã xuyên tạc rằng: một quốc gia nhỏ yếu như Việt Nam sẽ không thể đứng vững nếu không tiến hành liên minh quân sự với một số cường quốc bên ngoài.
Đặc biệt thông qua chiến lược xoay trục, đổi chiều sang Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, việc Mỹ tăng cường hợp tác với các nước trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam, nhằm nâng tầm ảnh hưởng đối với khu vực Biển Đông cũng như duy trì thế cân bằng quyền lực của Mỹ tại vùng biển này... cũng trở thành chủ đề mà các thế lực thù địch vin vào để đả phá, công kích.


Nhiều bài viết trên các trang mạng phê phán rằng, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không” là "tự trói mình" vì tiềm lực kinh tế, quốc phòng - an ninh Việt Nam hiện nay là quá yếu không thể “ba không”, “bốn không” mà xoay xở được. Thực chất những luận điệu trên của các thế lực thù địch là nhằm lèo lái dư luận Việt Nam, nhằm giảm niềm tin của nhân dân vào đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, của Nhà nước ta, tạo ra sự chia rẽ nội bộ, phá hoại mối quan hệ láng giềng Việt Nam - Trung Quốc, hướng lái Việt Nam theo Mỹ, phụ thuộc vào Mỹ dẫn đến mất tự chủ về chính trị, chệch hướng chế độ.
Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Trong những năm gần đầy, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc duy trì xu thế ổn định và tích cực. Lãnh đạo hai bên đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Năm 1999, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ XX là: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Tháng 12/2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới. Tháng 5/2008, hai bên đã nhất trí xác lập khuôn khổ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là: “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm “16 chữ” “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “4 tốt” “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Thứ hai về vấn đề liên minh quân sự, cần khẳng định quan điểm “bốn không” trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc không hề mâu thuẫn với chủ trương: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”. Thực tế đã minh chứng, nhờ nhất quán và thực hiện đúng đường lối đối ngoại này, Việt Nam đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đem lại lòng tin chiến lược - một nền tảng hết sức quan trọng cho các đối tác, các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Đây là một bài học được đúc kết trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước của nhân dân ta. Mặt khác theo logic của vấn đề, lợi ích của việc liên minh quân sự chắc chắn phải đạt được từ hai phía: Nước nhỏ có thể tránh được nguy cơ mất chủ quyền biển, đảo và bảo vệ
được lợi ích quốc gia, dân tộc mình trước một mối đe dọa nào đó từ bên ngoài, nhưng cái giá phải trả đó là sự “thể chấp” nào đó để nhận được những “cam kết” bảo vệ từ đồng minh. Đó là “luật chơi” thường thấy trong quan hệ quốc tế hiện nay.
Bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ thiêng liêng; trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và phải tiến hành đồng bộ các chủ trương, giải pháp. Trong đó, cần nhận rõ, kiên trì, kiên quyết đấu tranh với những chiêu trò xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, chính trị; góp phần làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ, đúng; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ./.