KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo dục Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 4 tháng 5, 2021

NHỮNG DÒNG CHẢY CỦA QUAY VỀ!

Một nền "văn minh đế quốc" thì cần những dòng chảy của ra đi, đi càng xa thì càng tốt; đi để bành trướng, để vơ vét, để chiếm đoạt, để khẳng định vị trí bá chủ, để mở rộng, khai sáng "văn minh”!? Ngược lại, một "dân tộc tính" thì lại cần những dòng chảy của quay về, sự hội tụ của dân tộc mới chính là sự phồn thịnh của đất nước. Đó là quy luật mang tính tất yếu đã được minh chứng bằng những sự kiện to nhỏ của lịch sử nhân loại qua hàng nghìn năm nay.


Trong cuốn tư duy nhanh chậm mà tôi từng đọc được khi nói về tính cách và sự hội tụ của người Do Thái có đoạn viết rằng: "Dân tộc Do Thái bị tan vỡ, loạn lạc, thậm chí bị truy bức, diệt chủng qua hàng nghìn năm" nhưng bằng cách nào đó họ vẫn cứ hội tụ với nhau để trường tồn. Lạ thay, họ lại là một dân tộc thông minh và thành công nhất thế giới, nó được minh chứng bởi một nhà nước ISRAEL nhỏ cứ sừng sửng, ngạo nghễ cả một góc trời Trung Đông (hơi ngoa chút nhưng đúng có lẽ!).
Dân tộc Việt, một dân tộc quật cường: Vả nhau với Tàu cả ngàn năm, có thắng có thua, nhưng chưa bao giờ bị đồng hóa, hán hóa. Dân tộc nhỏ bé ấy cũng đã đá đít phát xít Nhật lùn, đấm đế quốc Pháp sấp mặt, lên trỏ Mỹ ngụy vỡ mật, bổ nhào chạy mất dép. Dân tộc ấy anh hùng, hào kiệt đời nào cũng có, lớp trước ngã xuống lớp sau cứ kế tiếp nhau mà đứng lên hơn bốn ngàn năm nay là thế. Có lẽ, nếu nói đến dân tộc tính: Thông minh, sáng tạo, đoàn kết, gan dạ, bất khuất... thì người Việt nhận số 3 thì ít dân tộc khác dám nhận số 1, 2. Nhưng đó là trong thời chiến, còn thời bình thì sự: "Xảo trá, tự ti, gen tị, ích kỷ..." nếu đứng số 2 méo có dân tộc nào sếp 1, nói thế nhiều anh em sẽ tự ái nhảy bổ vào chửi cho mà xem, nhưng kệ. he he. Đấy cũng là nguyên nhân tại sao chúng ta vẫn bị chia rẽ, sự bất đồng quan điểm chính trị, xã hội rồi cùng nhau kéo tụt bước phát triển của cả dân tộc đấy các bạn!
Hẳn trong chúng ta, mỗi con dân "chân chính" (loại bọn tự nhục qua một bên) của đất nước này ai ai cũng mong muốn đất nước mình phát triển, giàu có, sừng sững, ngạo nghễ dù không được một góc trời Thế giới, thì cũng là một góc trời Châu Á, hoặc chí ít cũng là nửa bầu trời Đông Nam Á. Nhưng dường như chúng ta không chịu tạo dòng chảy hội tụ mà luôn làm ngược lại, tạo dòng chảy của ra đi.
"Chúng ta" chê nền giáo dục trong nước tồi tệ rồi lại đua nhau đưa con em ra nước ngoài để học mà không chịu nghĩ cách để mang nền giáo dục tốt nhất của thế giới hội tụ về đây. Chúng ta chán nản nền y học nước nhà rồi cũng không quyết liệt để kéo nền y học tốt nhất của nhân loại hội tụ về. Chúng ta mỉa mai kỹ thuật - công nghệ trong nước lạc lậu rồi cũng chung sống với nó hơn là đưa kỹ thuật – công nghệ hiện đại về, thậm chí còn giúp thế giới dọn dẹp bãi rác thừa thải của nhân loại.
Nhân tài, kẻ sĩ, nhà khoa học, nhà kinh doanh… của nước ta không thiếu nhưng chưa hội tụ để quay về, thậm chí còn chạy theo dòng chảy của ra đi ngày càng khốc liệt. Chúng ta cần nhiều hơn những A Vượng, Chị Thảo... của Việt Nam khi trở về góp phần xây dựng đất nước. Nhưng giới nhiều người cho mình "giỏi" thì lại càng muốn ra đi để tìm một chân trời mới, họ không trở mặt để chửi bới chính quyền, đất nước này, chửi dân tộc này đã là may mắn lắm rồi! Cho nên, đất nước muốn ngạo nghễ thì dân tộc Việt phải hội tụ được như dân tộc Do Thái.
Chúng ta trách cơ chế, thể chế, tài lực, điều kiện không đảm bảo để cho họ quay về. Nói như vậy thì không khác gì câu chuyện lòng vòng CON GÀ VÀ QUẢ TRỨNG cái nào có trước? Họ phải quay về để chung tay thay đổi cơ chế, thể chế, gia tăng tài lực, điều kiện hay phải tạo sẵn mọi thứ để rước họ quay về? Nếu đã có sẵn mọi thứ thì họ sẽ chứng tỏ bản tĩnh và tài năng bằng cách nào đây? Mọi thứ đều là vô cùng và chỉ có một chân lý ĐẤT NƯỚC MUỐN TỒN TẠI THÌ DÂN TỘC PHẢI HỘI TỤ.
Hội tụ dân tộc, trở về Tổ quốc, quê hương, đất mẹ là chuyện tất yếu phải xảy ra, cho dù họ có ra đi, họ có chửi bới, họ có trăn trở, họ có bất mãn đến cỡ nào đi chăng nữa, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Nơi chốn của họ là ở đây thì họ có đi đâu rồi họ cũng sẽ quay về, Việt Nam khao khát họ như cha mẹ nhớ con cũng như họ khao khát Việt Nam như đứa con "bất hiếu" mong hối cải nhớ cha mẹ.
Chúng ta tự hỏi có tiếc không khi 2/17 quán quân về nước? Tiếc chứ, nhưng đek có quán quân thì một Việt Nam vẫn sẽ hùng cường và đất nước này sớm thôi sẽ là anh Cả, anh Hai của Đông Nam Á mà thôi. Chúng ta và hiện tại có thể còn thiếu đi sự giàu có nhưng đừng thiếu tri thức, niềm tin và sự khát khao, hy vọng vào tương lai tươi sáng hơn.
Xin lỗi nhà thơ Đồng Đức Bốn, xin phép "nhại" lại 4 câu thơ của ông:
Nhuộm "hồng" năm tháng tuổi thơ
Lớn "khôn" danh lợi vết "nhơ" giữ trời!
Trở về quê mẹ ta thôi
Lỡ mai chết xuống - nấm mồ không quê!
Đạo Sỹ

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Bình tĩnh, tỉnh táo, cảnh giác trước những cái nhìn lệch lạc về giáo dục Việt Nam


Những ngày qua, trong khi hàng triệu học sinh, sinh viên háo hức bước vào năm học mới 2018-2019, thì trên nhiều trang mạng xã hội, nhất là các trang mạng của những phần tử cơ hội và một số tờ báo điện tử nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam đã có những nhận định chủ quan, cái nhìn sai trái, ý kiến lệch lạc về giáo dục Việt Nam. Cần phải vạch rõ “chân tướng” đằng sau những luận điệu này.

Chuyện bé xé ra to, gắn vấn đề giáo dục với mưu đồ chính trị

Nguyên cớ khởi đầu từ một clip đăng trên trang mạng xã hội quay cảnh một người được cho là giáo viên tiểu học đang hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần theo cuốn Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục (TV1 - CNGD) của một giáo sư. Một câu chuyện giảng dạy theo phương pháp mới tưởng như bình thường, nhưng nó bị đẩy lên quá mức làm “nóng” dư luận. Nhân cơ hội này, một số người vốn có cái nhìn định kiến, cực đoan và những kẻ có tư tưởng cơ hội chính trị, bất mãn, thù hằn với chế độ Việt Nam đã cố tình làm to chuyện, phức tạp hóa vấn đề, thậm chí gắn vấn đề giáo dục với vấn đề chính trị với những toan tính xấu.
Không chỉ đưa ra các nhận định đầy miệt thị, ác ý như: “Cải cách giáo dục của Việt Nam mấy chục năm nay thất bại vì tư duy tiểu nông, vì bóc ngắn cắn dài”“Giáo dục Việt Nam trong 30 năm qua không chỉ rối loạn bởi các đề án hoang tưởng tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng mà còn đối diện với cuộc khủng hoảng suy đồi đạo đức nghiêm trọng khiến niềm tin vào những gì được gọi là “cải cách” sụp đổ”; có người còn đưa ra cái gọi là “kiến nghị” rằng: “Nếu không làm được một bộ sách giáo khoa cho ra hồn, giải pháp khả thi là mua một bộ sách giáo khoa của Anh, Mỹ về cho các cháu học, cháu nào học được thì học mà không học được thì dịch ra tiếng Việt mà học”(!). Rồi một số người lại đề xuất cái gọi là “khuyến cáo”: “Những thiên thần vô tội không nên và không thể tiếp tục bị đem ra làm vật hy sinh cho các tranh cãi liên miên về cải cách giáo dục và chương trình sách giáo khoa hay các thử nghiệm cải cách thi cử”. Họ còn lên tiếng lu loa: “Ý thức hệ giáo điều trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường vẫn gây nên sự ngộ nhận chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cải cách khiến cho mục đích giáo dục thiếu tính thực tế, sai với lẽ tự nhiên”(!)...
Trước đó, lợi dụng những sai phạm xảy ra ở Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ba tỉnh: Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình, một số ý kiến cũng tỏ thái độ hằn học khi cho rằng “gian lận thi cử ở Hà Giang là bi kịch từ lỗi hệ thống”; “sự thối nát của nền giáo dục Việt có căn gốc từ thể chế chính trị”(!).
Những lời lẽ trên cần phải phê phán, bác bỏ vì nó đã được nhìn nhận qua “lăng kính màu đen”, đánh đồng hiện tượng với bản chất, lợi dụng vấn đề giáo dục để đan cài mục đích chính trị thiếu lành mạnh.
Về những sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia ở ba tỉnh nêu trên, ngay sau khi xảy ra vụ việc, những người gây ra sai phạm đã bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam vì đã phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Những bài thi, thí sinh được nâng điểm thi qua quá trình thẩm định chặt chẽ đã bị hạ điểm thi theo đúng quy chế. Có thể nói rằng, sự vào cuộc kịp thời, khẩn trương, quyết liệt của các cơ quan chức năng góp phần nhanh chóng làm sáng tỏ vụ việc để dư luận xã hội hiểu đúng tình hình; tin tưởng vào việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ngày càng được bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ hơn.

Không thể phủ nhận những thành tựu và nỗ lực đổi mới của giáo dục Việt Nam


Có thể nói rằng, việc nhiều người dân cũng như dư luận xã hội quan tâm đến những đổi mới của lĩnh vực giáo dục nói chung, chương trình cải cách giáo dục và sách giáo khoa nói riêng, là điều bình thường, vì sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Người dân lo toan đến giáo dục là lo toan đến vận mệnh đất nước. Thế nhưng, cần tỉnh táo nhận diện, phân biệt đâu là những ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, vì lợi ích chung; đâu là ý kiến đội danh “phản biện” mà “biện” thì ít, còn “phản” thì nhiều! Mặt khác, khi nhìn nhận, đánh giá về vấn đề giáo dục rất cần có thái độ thận trọng, khách quan và cái nhìn biện chứng, khoa học.

Bình tĩnh, tỉnh táo, cảnh giác trước những cái nhìn lệch lạc về giáo dục Việt Nam

Ví như khi nhận định về tài liệu TV1-CNGD, không nên và cũng không thể chỉ lấy một phương pháp đánh vần mới, không giống cách đánh vần truyền thống, rồi đưa ra hai thái cực, hoặc là phủ nhận hoàn toàn, hoặc là ủng hộ tuyệt đối. Về vấn đề này, đại diện Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã khẳng định, tài liệu TV1-CNGD về cơ bản bảo đảm các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kỹ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) cấp tiểu học. Tài liệu này là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình GDPT hiện hành, nhất là với học sinh vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, sẽ không mở rộng triển khai chương trình để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình GDPT mới được triển khai từ năm học 2019-2020.
Mặc dù cơ quan chức năng đã thông tin chính thức như vậy, nhưng một số người coi việc đánh vần “lạ” theo tài liệu TV1-CNGD như là cái cớ để “xới tung” một vấn đề không mới, nhưng lại ẩn chứa những dụng ý chính trị cũ rích khi cho rằng, giáo dục Việt Nam “rối rắm vì thiếu triết lý”, lại “không cải tiến được vì không có làn gió mới, máu mới vào nền giáo dục”, rồi từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, xuyên tạc bản chất của nền giáo dục cách mạng Việt Nam đã được bao thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục bền bỉ vun trồng, bồi đắp suốt 73 năm qua.
Thực tế, nền giáo dục Việt Nam luôn vận động theo sự phát triển của xã hội. Việt Nam đã tiến hành ba lần cải cách giáo dục (các năm 1950, 1956, 1981) cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử và đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Hiện nay, sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đang được triển khai tích cực với những bước đi, giải pháp phù hợp.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giáo dục, kể từ khi thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng từ năm 2013 đến nay, nhiều đổi mới trong ngành giáo dục có tín hiệu khả quan. Việc triển khai chương trình GDPT mới đang đi đúng lộ trình. Theo kế hoạch đề ra đến năm học 2019-2020, chương trình GDPT mới sẽ được triển khai ở bậc tiểu học, bắt đầu từ lớp 1. Đến nay, đã có 24 trường đại học thí điểm tự chủ. Một trong những thành tựu của ngành giáo dục thời gian qua là chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ vững, nổi bật là các đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic quốc tế hằng năm đều đoạt giải cao. Trong tháng 7/2018 vừa qua, 100% thí sinh Việt Nam dự thi Olympic quốc tế các môn: Vật lý, Toán học, Hóa học, Sinh học đều đoạt huy chương (gồm 7 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 5 huy chương đồng), trong đó, Việt Nam là một trong 10 nước đoạt từ hai huy chương vàng trở lên và xếp thứ hạng cao tại cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế; đặc biệt thí sinh Nguyễn Phương Thảo đạt tổng điểm cao nhất cuộc thi trên tổng số 261 thí sinh tại Olympic Sinh học quốc tế tổ chức ở Iran.
Theo báo cáo được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 15/3/2018, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới đang nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc. WB gọi Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục. Đầu tháng 6/2018, QS (Quacquarelli Symonds) của Anh quốc - một trong những bảng xếp hạng có uy tín hàng đầu thế giới - đã công bố bảng xếp hạng tốp 1.000 trường đại học thế giới, trong đó lần đầu tiên Việt Nam có hai đại diện là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Những kết quả này thêm một lần khẳng định quá trình đổi mới của giáo dục Việt Nam đang đi đúng hướng, được nhiều tổ chức quốc tế có uy tín ghi nhận. 

Nỗ lực vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục

Tất nhiên, nói thế không có nghĩa là giáo dục Việt Nam chỉ có những thành tựu, mà cũng đang phải vượt qua những thách thức không nhỏ. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo đã nhận thấy những bất cập, hạn chế của ngành giáo dục cần phải khắc phục, đó là: Chương trình học có môn còn quá tải; phương pháp dạy học còn thiên về truyền thụ kiến thức nên chưa phát huy được tính tích cực của người học; việc kiểm tra, thi cử còn nặng về điểm số dẫn tới áp lực cho học sinh; giáo dục đại học chưa đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước…
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm từng bước khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực giáo dục, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức GD&ĐT; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD&ĐT. Từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kỳ họp của Quốc hội đã góp ý, thảo luận sôi nổi về việc sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học hiện hành để sớm thông qua vào kỳ họp gần nhất. Động thái này của Quốc hội cũng không ngoài mục đích tạo ra “cú hích” mới, động lực mới thúc đẩy sự phát triển giáo dục nước nhà trong thời gian tới.
Giáo dục liên quan đến mọi người, mọi nhà và ảnh hưởng mật thiết đến sự ổn định, phát triển của quốc gia. Do vậy, khi nhìn nhận, đánh giá về giáo dục rất cần phải được xem xét toàn diện, thấu đáo ở mọi khía cạnh, đặt trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa những thành quả đổi mới đã đạt được và những sức ỳ, lực cản trong lộ trình đổi mới cần phải khắc phục. Không nên lấy một vài cái sai đơn lẻ trong hoạt động giáo dục hay những vấn đề đang còn tranh luận để phủ nhận những nỗ lực đổi mới giáo dục cũng như những thành quả giáo dục của Việt Nam trong những năm qua. Vì điều đó làm tổn thương đến tình cảm, niềm tin, tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm cao cả của hơn 1,2 triệu giáo viên, giảng viên và hàng vạn cán bộ quản lý giáo dục đang lặng thầm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
THIỆN VĂN