KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồ Chí Toán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồ Chí Toán. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

NGƯỜI LÍNH NGOẠI QUỐC VINH DỰ ĐƯỢC MANG HỌ BÁC HỒ


Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã có biết bao anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc; trong đó có nhiều “anh bộ đội cụ Hồ” mang quốc tịch nước ngoài như Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Lập (Kostas Sarantidis, người Hy Lạp); Phan Lăng (Frans de Boel, người Bỉ); Hoàng Linh (Ito Matsumo, người Nhật)… Và một trong những “anh bộ đội cụ Hồ” mà chúng ta ít nhiều được biết đến, đó là người lính Ba Lan Stefan Kubiak. Stefan đã từ bỏ hàng ngũ quân đội Pháp để chiến đấu trong hàng quân của Việt Minh, chiến đấu như một người Cộng Sản.

NGƯỜI LÍNH NGOẠI QUỐC VINH DỰ ĐƯỢC MANG HỌ BÁC HỒ

Sinh ra ở thành phố Lodz (Ba Lan), Stefan lớn lên và bị cuốn vào chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Khi chiến tranh kết thúc, ông bị quân Pháp ép vào quân đội lê dương và đưa sang Việt Nam. Những người lính lê dương thường bị nhồi nhét vào đầu các ý nghĩ rằng “Việt Minh là những kẻ man rợ, tìm cách chống lại sự khai sáng văn minh của Pháp quốc”. Thế nhưng, thời gian trong quân đội Pháp, Stefan đã nhận ra rằng mình đang cố gắng tiêu diệt những con người chính nghĩa đứng lên bảo vệ Tổ quốc trước sự xâm lăng của ngoại bang; đồng thời khâm phục tinh thần chiến đấu gan dạ, quyết hy sinh vì Tổ quốc của người lính Việt Minh. Tình cảm và lý trí đã thôi thúc Stefan Kubiak thực hiện một cuộc đào ngũ nguy hiểm để được đứng vào hàng ngũ của Việt Minh, chiến đấu vì chính nghĩa.
Ông Nguyễn Xuân Tính (cựu chiến binh Điện Biên Phủ, đồng đội với Stefan) kể lại: Sau nhiều lần xác minh và thử thách, Stefan được phân công vào đơn vị pháo binh vì có kiến thức quân sự, mưu trí cùng với lòng dũng cảm, gan dạ, luôn ở tuyến đầu trong mỗi trận đánh, ông được những người lính du kích Việt Nam yêu mến đặt tên Việt Nam - anh Toán. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ông cùng đơn vị pháo binh đã lập nhiều chiến công. Với ngoại hình một lính Tây, Stefan đã khoác lên mình bộ quân phục sĩ quan Pháp đột nhập vào lô cốt khó đánh nhất của địch, mở đường máu cho những chiến sĩ khác xông lên đánh chiếm lô cốt.
Trước những đóng góp quan trọng, tấm lòng sẵn sàng hy sinh của người lính ngoại quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Stefan đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi, nhận làm con nuôi và cho phép ông mang họ của Người. Cái tên Việt Nam - Hồ Chí Toán gắn bó với ông từ đó. Ngày 28/11/1963, Hồ Chí Toán từ trần khi mang quân hàm đại úy; với những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, đại úy Hồ Chí Toán được Đảng, Nhà nước trao tặng: 02 huân chương chiến công hạng Ba, 01 Huân chương chiến thắng hạng Ba, 01 huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Ba.
Qua 2 cuộc chiến tranh, hình ảnh đẹp và huyền diệu của một người ngoại quốc với lòng quả cảm, tình yêu và tinh thần chiến đấu quên mình, lập nhiều chiến công cho một đất nước xa lạ được Stefan xem là quê hương thứ 2 của mình. Với ông Stefan - Hồ Chí Toán đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu chuộng hòa bình, khát khao cống hiến và chiến đấu vì chính nghĩa, vì độc lập của một dân tộc yêu chuộng hòa bình.
Dang Toan