KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC THÌ VÔ CÙNG ĐÁNG TỰ HÀO!. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC THÌ VÔ CÙNG ĐÁNG TỰ HÀO!. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

CHIẾN TRANH PHI NGHĨA THÌ KHÔNG ĐÁNG TỰ HÀO. NHƯNG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC THÌ VÔ CÙNG ĐÁNG TỰ HÀO!

Chiến tranh có gì để mà đáng tự hào? Thế người Pháp nghĩ gì về Napoléon Bonaparte? Người Nga nghĩ gì về Georgy Zhukov và cuộc chiến Vệ quốc vĩ đại? Tại sao người Ý lại tôn vinh Julius Caesa và người Hy Lạp lại vô cùng kính trọng Alexandros Đại đế? Tại sao người Trung Quốc lại thờ phụng những vị tướng tài, những nhà lập quốc của họ? Và câu chuyện tương tự diễn ra ở rất nhiều các quốc gia khác, như ở Mông Cổ với Thành Cát Tư Hãn, như Hàn Quốc với Lý Thuấn Thuần…


Chiến tranh có gì để mà đáng tự hào? Các bạn biết về bộ phim Saving Private Ryan chứ - một trong những tuyệt phẩm điện ảnh về chiến tranh của người Mỹ, một bộ phim mà người ta nói rằng: “Bất cứ một người Mỹ chân chính nào cũng phải xem”. Một tác phẩm điện ảnh đỉnh cao khác nói về chiến tranh của người Mỹ là Hacksaw Ridge - nói về chiến sĩ quân y nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ: Desmond Doss. Bộ phim nhận được 6 đề cử Oscar ở các hạng mục danh giá nhất, doanh thu hơn 200 triệu đô, bộ phim được nhiều phê bình Mỹ cho rằng: “Nếu là người Mỹ, bạn không thể không khóc”. Cựu Tổng thống Trump từng nói về tình yêu nước rằng mỗi người Mỹ phải ghi nhớ về chiến thắng Cách mạng Mỹ, tôn vinh những người đã ngã xuống để lập quốc và đề cao cụm từ “Independence forever” - có nghĩa “sự độc lập mãi mãi”. Hay như bom tấn Dunkirk của Christopher Nolan, làm về trận “rút lui chiến thuật” của quân đội Anh trước quân đội Đức trong Thế chiến II. Đạo diễn lừng danh Quentin Tarantino nói về lúc ông xem Dunkirk tại Anh: “Tôi thấy những người Anh khóc khi xem bộ phim này, đó là thời khắc của họ”. Mỗi năm, Mỹ - Anh lại tổ chức tưởng niệm và vinh danh trận đổ bộ Normandie, các lớp tàu sân Mỹ được gọi tên là “lớp Nimitz” - chính là vị Thủy sư Đô đốc Chester W. Nimitz lừng danh của quân đội Mỹ.
“Đừng quên rằng thế giới vẫn còn rất nhiều nơi, với nhiều giấc mơ, nhưng không nào quý giá như nhà mình. Hãy bảo vệ đất nước của các bạn, vì gia đình và đất nước bạn.” - Cựu Tổng thống Donald Trump.
Chiến tranh có gì để mà đáng tự hào? Chiến tranh có hai dạng, phi nghĩa và chính nghĩa. Nếu chỉ là “chiến tranh phi nghĩa” không thôi, thì chẳng có gì đáng tự hào cả. Nhưng nếu đó là “chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc”, bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người dân… thì lại vô cùng đáng tự hào.
Đáng tự hào chứ, nếu như đó là cuộc chiến bảo vệ Tổ Quốc, thống nhất lãnh thổ và thu vẹn non sông về một mối. Đáng tự hào chứ, nếu đó là cuộc chiến mà tự tay dân tộc đó chiến thắng kẻ thù. Đáng tự hào chứ, khi mà hàng triệu người đã chấp nhận ngã xuống để Tổ Quốc được đứng lên. Đáng tự hào chứ, khi một dân tộc bé nhỏ đã chiến thắng những quốc gia, chế độ, đội quân hùng mạnh nhất lịch sử nhân loại.
Tại sao chúng tôi không được tự hào về những cuộc chiến chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc? Tại sao chúng tôi không được tự hào về những người anh hùng đã ngã xuống vì Tổ Quốc? Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều định hình, tồn tại, biến đổi… dựa trên những cuộc chiến tranh trong quá khứ. Mỗi quốc gia đều có quyền tự hào, quyền giảng dạy, truyền lại cho thế hệ đi sau.
Người ta chỉ biết đến Việt Nam vì chiến tranh? Vì phần lớn thế kỷ trước, Việt Nam đã phải chiến đấu với nhiều quốc gia, những kẻ thù hùng mạnh bậc nhất như Pháp, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Khmer Đỏ và trở nên độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ. Các cuộc chiến ở Việt Nam rất ác liệt, thiệt hại lớn và cũng rất nhiều tranh cãi.
Là một người Việt Nam chân chính, chúng ta phải nỗ lực, cố gắng… để mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Chứ không phải là ngồi than thân trách phận. Muốn để người ta biết thì phải lao động, làm việc chứ không phải là ngồi tự nhục trách cứ lịch sử. Hành vi ấy có khác gì một đám con cháu mất nết, trách cứ “người xưa vĩ đại quá làm gì” rồi đám con cháu không vượt qua được?
Bức thư gửi những người còn sống viết: “Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp…”. Với tư cách là công dân của một quốc gia đi lên từ bom đạn chiến tranh, được hưởng nền hòa bình, bên cạnh niềm tự hào về quá khứ sắt son, phải biến niềm tự hào đó thành hành động. Dĩ nhiên, chúng ta không thể sống mãi bằng lòng tự hào, nhưng cũng không thể bước đến tương lai mà không có quá khứ.
Thế giới đã và đang biết nhiều hơn về Việt Nam. Đó là một quá trình “vạn dặm” cần một sự nỗ lực lớn lao và vun đắp. Chứ không cần một đám người lười lao động, thừa tự nhục, chỉ biết chỉ trích quá khứ và tự nhục nhược tiểu.
“Tôi mong rằng người Mỹ, Hàn, Trung, Pháp… đừng làm phim, làm game…. về chiến tranh nữa. Vì chiến tranh có gì đáng tự hào đâu? Họ có lịch sử, họ tự hào về lịch sử. Thì chúng tôi, những người Việt Nam, cũng như vậy. Làm sao phải thôi tự hào khi chúng tôi có một lịch sử vệ quốc vĩ đại, chiến thắng nhiều kẻ thù? Hơn nữa, chúng tôi còn không đi xâm lược ai, không gây ra tội ác cho dân tộc khác, quốc gia khác. Chúng tôi có toàn quyền tự hào về lịch sử dân tộc”
Người tự nhục sẽ nghĩ là: "Chiến tranh chẳng có gì đáng tôn vinh. Thật nhục nhã khi người ta chỉ biết đến Việt Nam qua chiến tranh. Người ái quốc lại cho rằng: "Chiến đấu vì Tổ Quốc thì thì luôn đáng tự hào. Chúng ta phải lấy sự tự hào đó làm bàn đạp lao động, cống hiến vì Tổ Quốc".
Lựa chọn góc nhìn nào là do suy nghĩ của mỗi người. Nhưng chắc chắn rằng thế hệ đi trước của chúng ta đã tham gia một cuộc chiến tranh chính nghĩa. Và thế hệ hiện nay phải kế thừa, phát huy, lao động và học tập dựa trên nền tảng chính nghĩa ấy.