KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn nghề báo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghề báo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Nghĩ về nghề: Nhà báo trẻ & sự nghiệt ngã của nghề nghiệp


Đã hơn một lần, tôi đã nghe cảm thán của một vài phóng viên trẻ, rằng: Nghề báo có thể kiếm tiền, sống một cách tốt đẹp được không mà không cần phải đi viết bài "đánh đấm", kiếm hợp đồng về ăn %? Hoặc đơn giản chỉ là: Nghề báo kinh khủng như vậy sao (với những bạn làm ở những tờ báo điện tử quả thật lập ra có ý đồ ngay từ đầu là "quậy" doanh nghiệp để kiếm tiền?

Tôi cứ nghĩ mãi về những câu hỏi đó và quả thực không dễ gì mà trả lời cặn kẽ bởi ngày nay, báo chí quả thật rất đa dạng và không dễ lấy chuyện ở báo này để nói chung cho mọi pv mới vào nghề.

Nếu chỉ nói đơn giản là, à không, không nhất thiết phải "đánh đấm": Đi tìm chuyện tiêu cực của doanh nghiệp, của cơ sở, của một xã, một phường, một bộ, ngành để kiếm phong bì, kiếm hợp đồng mới sống được. Thì cũng đúng , bởi vì hiện nay, có những tờ báo cơ bản doanh thu vẫn rất tốt, có lợi nhuận đủ nuôi cán bộ, nhân viên, pv sống ổn (tất nhiên vẫn là không giàu) mà đảm bảo nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực: Vnexpress, Vietnamnet, Zing...Các tờ báo in đang có xu hướng đi xuống nhưng thu nhập cơ bản vẫn tốt, tiền thưởng, tiền tết, tiền lương và mọi chế độ còn rất tốt: Thanh niên, Tuổi trẻ, Forbes Vietnam...Và số nhà báo, pv vẫn sống tương đối thoải mái bằng lương, thưởng, nhuận bút với năng suất làm việc cao tôi nghĩ có thể tới hàng ngàn người, nếu tính số nhân sự ở các báo này nhân lên.

Ngay cả một số báo địa phương, tôi không chắc lắm nhưng có nghe, có những báo như Quảng Ninh, Hải Phòng...thu nhập anh chị em ở đó cũng khá.

Tất nhiên là ngay ở những tờ báo như vậy, cũng vẫn có những người thu nhập thấp do vị trí công tác, thu nhập không đồng đều. Và ngay ở những tờ báo có quy tắc, nguyên tắc làm việc chặt chẽ, vẫn có những người làm bậy để làm giàu. Nhưng cũng có khá nhiều người làm giàu bằng những việc có thể không đúng quy định cơ quan, có thể cơ quan biết nhưng cũng chấp nhận: Làm thêm hoạt động dịch vụ cho doanh nghiệp, đầu tư hay thậm chí có doanh nghiệp riêng.

Thế nhưng còn hàng chục ngàn nhà báo, phóng viên ở những tờ báo yếu hơn, những tờ báo in ngày càng khó khăn do xu hướng chung, hay hàng trăm, hàng ngàn tờ báo điện tử mới thành lập thì sao? Có rất nhiều người có thu nhập chính thức không đủ sống, phải làm thêm: Viết bài PR, làm cộng tác viên truyền thông cho doanh nghiệp, đi chụp ảnh thêm bên ngoài, đi dạy học... Nhưng cũng có rất nhiều người không làm được các việc đó, nhiều người rất khó khăn với cuộc sống. Qua vụ tử nạn của PV Đinh Hữu Dư của TTXVN, chúng ta hiểu là có những pv rất yêu nghề, rất chịu khó và cũng rất nghèo nhưng vẫn giữ được sự trong sáng của nghề nghiệp.

Trong guồng quay của cuộc sống đầy khó khăn đó, ngày nay, có hàng trăm báo điện tử, tạp chí điện tử mới ra đời. Có tờ vốn được thành lập từ lâu nhưng khó khăn, vì yêu cầu, sức ép doanh thu, kinh phí để nuôi bộ máy, nuôi anh em cũng phải khoán doanh số, quảng cáo cho phóng viên. Nên có những báo, doanh nghiệp bị thúc ép làm quảng cáo, đem tiền về cho tòa soạn thì viết bài "chiến" doanh nghiệp, cơ sở để lấy hợp đồng, quảng cáo, mang tiền về và mình cũng có % nhất định. Và dần dần, nó cũng thành một thói quen, một xu hướng. Có người thích ứng với việc đó thì hứng thú, có người thì bỏ, đi tìm cơ quan khác không bị khoán làm quảng cáo.

Nhưng cũng có những tổ chức, cá nhân nhìn thấy việc "đánh đấm", moi móc, kiếm chuyện tiêu cực từ địa phương, bộ, ngành, doanh nghiệp, thậm chí cả những cơ sở rất nhỏ: Nhà trẻ, trạm kiểm lâm, phường xã... có chuyện tiêu cực thì viết bài, đe dọa viết bài để kiếm hợp đồng truyền thông hay các khoản tài trợ, và có thể không chỉ đủ ăn, đủ nuôi quân mà còn có thể làm giàu, rất giàu từ việc đó. Sự thành công từ cách làm đó ở một số tờ báo ngày càng tạo ra nhiều tờ báo, tạp chí kiểu này. Có những người, thậm chí nhóm người đã phải đi tù từ việc "tống tiền", "tống quảng cáo", "tống hợp đồng"... từ doanh nghiệp nhưng ngay sau khi ra tù lại tiếp tục quay lại làm kiểu như vậy, lại ra một tờ báo mới, thu nhận các phóng viên có khả năng làm chuyện đó, tổ chức tống tiền quy mô và tinh vi hơn... như một tổ chức tội phạm mà cơ quan chức năng cũng không dễ dàng gì tìm được bằng chứng để phá vỡ.

Trong xu hướng đó, rất không may, có rất nhiều phóng viên mới ra trường, có khả năng viết lách chút, được tuyển chọn, tiếp nhận về và làm báo theo cách đó. Tôi không lấy làm ngạc nhiên nhưng lại rất xót ruột khi có những sinh viên mới ra trường một thời gian, đi làm ở một số tạp chí điện tử, báo điện tử như vậy, phải thốt lên, viết lên ở diễn đàn Nhà báo trẻ rằng: Làm báo ngày nay là phải như vậy sao? Đó là cách làm báo không được dạy bảo, không được nói đến, hoặc có nói nhưng không đầy đủ, không giúp các sinh viên hình dung là ngoài đời, nghề báo phức tạp hơn họ nghĩ rất nhiều. Có nhiều người vỡ mộng tìm cách thích nghi, có người thì thích nghi nhanh, thậm chí thích thú vì có thể kiếm được nhiều tiền hơn mình nghĩ...

Nhưng thực sự, tôi vẫn tin rằng, đa số sinh viên báo chí hay ngành nghề khác ra trường mà đi làm báo, vẫn muốn làm một thứ báo chí tử tế mà vẫn sống được, ít nhất là có thu nhập tương đối đảm bảo trang trải được cuộc sống, chứ không phải là kiểm làm báo đi vạch lá tìm sâu, tìm chuyện đánh đấm, kiếm quảng cáo mang về ăn %...

Tất nhiên là không có gì là lý tưởng hết cả. Ở những báo lớn cũng có cách làm như vậy và ở báo nhỏ cũng có những người làm việc nghiêm túc, tử tế, vẫn có cách sống tích cực

Viết dài như vậy, tạm coi như chuyện nghĩ về nghề. Nhưng ở đây, tôi rất mong có sự chia sẻ, đồng cảm của các mem khi đánh giá, nhìn nhận về các phóng viên trẻ. Có những người rất may mắn khi ra trường được làm ngay ở trong những tờ báo có uy tín, có quy trình làm báo nguyên tắc, nghiêm ngặt, thu nhập ổn. Nhưng cũng có những phóng viên trẻ rơi vào những môi trường làm báo xấu mà tự thân không đủ năng lực, kinh nghiệm để né tránh, vượt qua, tìm đến những chỗ làm tốt hơn. Thì cũng cần có cách nhìn rộng lượng hơn, ít nhất là sự thông cảm, để nếu không giúp những nhà báo trẻ ấy có cơ hội làm việc tốt hơn thì cũng không dìm thêm các em xuống bùn đen trong những sai lầm đầu đời.


M.Q

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Nghĩ về nghề: Nhà báo trẻ & sự nghiệt ngã của nghề nghiệp


Đã hơn một lần, tôi đã nghe cảm thán của một vài phóng viên trẻ, rằng: Nghề báo có thể kiếm tiền, sống một cách tốt đẹp được không mà không cần phải đi viết bài "đánh đấm", kiếm hợp đồng về ăn %? Hoặc đơn giản chỉ là: Nghề báo kinh khủng như vậy sao (với những bạn làm ở những tờ báo điện tử quả thật lập ra có ý đồ ngay từ đầu là "quậy" doanh nghiệp để kiếm tiền?

Tôi cứ nghĩ mãi về những câu hỏi đó và quả thực không dễ gì mà trả lời cặn kẽ bởi ngày nay, báo chí quả thật rất đa dạng và không dễ lấy chuyện ở báo này để nói chung cho mọi pv mới vào nghề.

Nếu chỉ nói đơn giản là, à không, không nhất thiết phải "đánh đấm": Đi tìm chuyện tiêu cực của doanh nghiệp, của cơ sở, của một xã, một phường, một bộ, ngành để kiếm phong bì, kiếm hợp đồng mới sống được. Thì cũng đúng , bởi vì hiện nay, có những tờ báo cơ bản doanh thu vẫn rất tốt, có lợi nhuận đủ nuôi cán bộ, nhân viên, pv sống ổn (tất nhiên vẫn là không giàu) mà đảm bảo nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực: Vnexpress, Vietnamnet, Zing...Các tờ báo in đang có xu hướng đi xuống nhưng thu nhập cơ bản vẫn tốt, tiền thưởng, tiền tết, tiền lương và mọi chế độ còn rất tốt: Thanh niên, Tuổi trẻ, Forbes Vietnam...Và số nhà báo, pv vẫn sống tương đối thoải mái bằng lương, thưởng, nhuận bút với năng suất làm việc cao tôi nghĩ có thể tới hàng ngàn người, nếu tính số nhân sự ở các báo này nhân lên.

Ngay cả một số báo địa phương, tôi không chắc lắm nhưng có nghe, có những báo như Quảng Ninh, Hải Phòng...thu nhập anh chị em ở đó cũng khá.

Tất nhiên là ngay ở những tờ báo như vậy, cũng vẫn có những người thu nhập thấp do vị trí công tác, thu nhập không đồng đều. Và ngay ở những tờ báo có quy tắc, nguyên tắc làm việc chặt chẽ, vẫn có những người làm bậy để làm giàu. Nhưng cũng có khá nhiều người làm giàu bằng những việc có thể không đúng quy định cơ quan, có thể cơ quan biết nhưng cũng chấp nhận: Làm thêm hoạt động dịch vụ cho doanh nghiệp, đầu tư hay thậm chí có doanh nghiệp riêng.

Thế nhưng còn hàng chục ngàn nhà báo, phóng viên ở những tờ báo yếu hơn, những tờ báo in ngày càng khó khăn do xu hướng chung, hay hàng trăm, hàng ngàn tờ báo điện tử mới thành lập thì sao? Có rất nhiều người có thu nhập chính thức không đủ sống, phải làm thêm: Viết bài PR, làm cộng tác viên truyền thông cho doanh nghiệp, đi chụp ảnh thêm bên ngoài, đi dạy học... Nhưng cũng có rất nhiều người không làm được các việc đó, nhiều người rất khó khăn với cuộc sống. Qua vụ tử nạn của PV Đinh Hữu Dư của TTXVN, chúng ta hiểu là có những pv rất yêu nghề, rất chịu khó và cũng rất nghèo nhưng vẫn giữ được sự trong sáng của nghề nghiệp.

Trong guồng quay của cuộc sống đầy khó khăn đó, ngày nay, có hàng trăm báo điện tử, tạp chí điện tử mới ra đời. Có tờ vốn được thành lập từ lâu nhưng khó khăn, vì yêu cầu, sức ép doanh thu, kinh phí để nuôi bộ máy, nuôi anh em cũng phải khoán doanh số, quảng cáo cho phóng viên. Nên có những báo, doanh nghiệp bị thúc ép làm quảng cáo, đem tiền về cho tòa soạn thì viết bài "chiến" doanh nghiệp, cơ sở để lấy hợp đồng, quảng cáo, mang tiền về và mình cũng có % nhất định. Và dần dần, nó cũng thành một thói quen, một xu hướng. Có người thích ứng với việc đó thì hứng thú, có người thì bỏ, đi tìm cơ quan khác không bị khoán làm quảng cáo.

Nhưng cũng có những tổ chức, cá nhân nhìn thấy việc "đánh đấm", moi móc, kiếm chuyện tiêu cực từ địa phương, bộ, ngành, doanh nghiệp, thậm chí cả những cơ sở rất nhỏ: Nhà trẻ, trạm kiểm lâm, phường xã... có chuyện tiêu cực thì viết bài, đe dọa viết bài để kiếm hợp đồng truyền thông hay các khoản tài trợ, và có thể không chỉ đủ ăn, đủ nuôi quân mà còn có thể làm giàu, rất giàu từ việc đó. Sự thành công từ cách làm đó ở một số tờ báo ngày càng tạo ra nhiều tờ báo, tạp chí kiểu này. Có những người, thậm chí nhóm người đã phải đi tù từ việc "tống tiền", "tống quảng cáo", "tống hợp đồng"... từ doanh nghiệp nhưng ngay sau khi ra tù lại tiếp tục quay lại làm kiểu như vậy, lại ra một tờ báo mới, thu nhận các phóng viên có khả năng làm chuyện đó, tổ chức tống tiền quy mô và tinh vi hơn... như một tổ chức tội phạm mà cơ quan chức năng cũng không dễ dàng gì tìm được bằng chứng để phá vỡ.

Trong xu hướng đó, rất không may, có rất nhiều phóng viên mới ra trường, có khả năng viết lách chút, được tuyển chọn, tiếp nhận về và làm báo theo cách đó. Tôi không lấy làm ngạc nhiên nhưng lại rất xót ruột khi có những sinh viên mới ra trường một thời gian, đi làm ở một số tạp chí điện tử, báo điện tử như vậy, phải thốt lên, viết lên ở diễn đàn Nhà báo trẻ rằng: Làm báo ngày nay là phải như vậy sao? Đó là cách làm báo không được dạy bảo, không được nói đến, hoặc có nói nhưng không đầy đủ, không giúp các sinh viên hình dung là ngoài đời, nghề báo phức tạp hơn họ nghĩ rất nhiều. Có nhiều người vỡ mộng tìm cách thích nghi, có người thì thích nghi nhanh, thậm chí thích thú vì có thể kiếm được nhiều tiền hơn mình nghĩ...

Nhưng thực sự, tôi vẫn tin rằng, đa số sinh viên báo chí hay ngành nghề khác ra trường mà đi làm báo, vẫn muốn làm một thứ báo chí tử tế mà vẫn sống được, ít nhất là có thu nhập tương đối đảm bảo trang trải được cuộc sống, chứ không phải là kiểm làm báo đi vạch lá tìm sâu, tìm chuyện đánh đấm, kiếm quảng cáo mang về ăn %...

Tất nhiên là không có gì là lý tưởng hết cả. Ở những báo lớn cũng có cách làm như vậy và ở báo nhỏ cũng có những người làm việc nghiêm túc, tử tế, vẫn có cách sống tích cực

Viết dài như vậy, tạm coi như chuyện nghĩ về nghề. Nhưng ở đây, tôi rất mong có sự chia sẻ, đồng cảm của các mem khi đánh giá, nhìn nhận về các phóng viên trẻ. Có những người rất may mắn khi ra trường được làm ngay ở trong những tờ báo có uy tín, có quy trình làm báo nguyên tắc, nghiêm ngặt, thu nhập ổn. Nhưng cũng có những phóng viên trẻ rơi vào những môi trường làm báo xấu mà tự thân không đủ năng lực, kinh nghiệm để né tránh, vượt qua, tìm đến những chỗ làm tốt hơn. Thì cũng cần có cách nhìn rộng lượng hơn, ít nhất là sự thông cảm, để nếu không giúp những nhà báo trẻ ấy có cơ hội làm việc tốt hơn thì cũng không dìm thêm các em xuống bùn đen trong những sai lầm đầu đời.

M.Q

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

GỬI LỜI CHÀO ANH VŨ NHÔM

Tôi và anh ko hề quen biết nhau, chưa bao giờ chạm mặt nhau. Trước khi tôi đặt bút viết 8 kỳ báo đầu tiên phanh phui ra những sai phạm của anh để có "cái kết" của ngày hôm nay, tôi đã ko tránh khỏi những... ngần ngừ. Bạn bè, đồng nghiệp của tôi ngày ấy ái ngại: "Nga một mình chống lại mafia rồi. Nó có thế lực chống lưng mạnh lắm. Gan Nga bằng gì vậy? Nó là ông trùm khét tiếng đấy. Ko ai dám động đến nó. Ko ai dám làm gì nó cả. Người ta sợ nó lắm". Ai cũng lo cho tôi và khuyên nhủ tôi: đừng nữa, dừng đi.
GỬI LỜI CHÀO ANH VŨ NHÔM
Nhà báo Dương Hằng Nga

Khi tôi vừa mới đăng bài thứ nhất, anh đã nhắn tin xin gặp tôi để... "thỏa thuận". Tôi ko hề trả lời lại anh. Khi tôi tiếp tục đăng bài thứ 2, bài thứ 3; anh đã "triệu tập" những người quen biết tôi, bạn bè, đồng nghiệp tôi; nhờ ai có thể kết nối được với tôi để cho anh gặp tôi. Và thời gian đó, tôi đã từ chối hết mọi lời mời. Tôi nhất quyết ko gặp anh. Với đủ mọi cách ko gặp tôi được, anh quay sang dọa dẫm tôi.
Tôi lắng nghe và ghi nhận hết tất thảy những lời can ngăn. Có những đêm tôi ko tài nào nhắm mắt được khi nhìn hai đứa con thơ ngủ vùi nồng say. Nhưng rồi, được sự thấu hiểu, san sẻ của chồng; bằng trách nhiệm người cầm bút, tôi tiếp tục đăng đàn bóc trần những sai phạm của anh- người được cho là "lừng danh" bờ cõi Đà thành.
Rồi từ những sai phạm của anh, liên đới nhiều thứ khiến cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh đã phải ngậm ngùi "ra đi". Và giờ đây, anh đã bị... sờ gáy.
GỬI LỜI CHÀO ANH VŨ NHÔM

Cuộc đời đúng nhân- quả rõ ràng. Mới ngày nào anh còn ở... trên cao, anh đã dùng tiền để khiến tôi lao đao mấy bận. Anh kiện tôi ra tận Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ Thông tin Truyền thông, Cục Quản lý báo chí..., anh cao giọng sẽ rút thẻ nhà báo của tôi, cho tôi về vườn nuôi gà. Bao phen khổ sở, tôi một thân một mình thân gái dặm trường, ôm một đống tài liệu ra làm việc với các Ban, ngành Trung ương. Phải thức trắng đêm, phải chạy ra sân bay lúc 4h sáng để bay chuyến sớm nhất (đi giờ đó để tránh ko cho ai thấy, ko cho ai hay, để giữ an toàn). Nhờ sự giúp sức, hậu thuẫn đủ đầy của Tổng biên tập tôi, của tất cả anh em Tòa soạn ngoài Hà Nội, tôi đã mang "chiến thắng" trở về sau nguyên 1 tuần làm việc với tất cả những nơi mà anh đâm đơn.
Ko kiện được tôi với các Bộ ngành Trung ương, ko rút được thẻ nhà báo của tôi như anh đã từng đắc chí; anh quay sang kiện tôi ra Tòa án địa phương, anh yêu cầu Công an Đà Nẵng phải xử tôi vào tội hình sự, anh đòi phải bắt giam tôi, tống cổ tôi vào ngồi tù bóc lịch. Đó là sự hả hê của anh, nhưng ông trời có mắt, anh đã ko làm được điều đó. Chính nghĩa đã thắng phi nghĩa. Bài học để cho anh thấy rằng, lưới trời lồng lộng, đồng tiền ko thể mua được tất cả. Luật bất thành văn của giới "trùm" như anh là “Cái gì ko mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền" đã ko còn đúng nữa.
Anh Vũ nhôm à, cuộc đời đều có cái giá của nó. Chiều hôm qua, nhận được tin anh đã bị xộ khám, tôi đã lăn giọt nước mắt đầu tiên... với anh.
Tôi khóc vì từ nay tôi đã được... "giải thoát". Tôi khóc vì sự tức tưởi tôi bị cấm xuất cảnh. Tôi khóc vì tôi đã có thể chạy về nhà nói với ba chồng tôi đang bị bạo bệnh rằng "Ba ơi! Con dâu của ba ko phải là kẻ phạm tội để mà bị Công an Đà Nẵng vào truy xét tại tận chân giường bệnh nơi ba chữa trị căn bệnh hiểm nghèo ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) mà lúc đó con đang xin nghỉ việc cả tháng để vào chăm sóc ba. Ba yên tâm, con ko phải là tội phạm cố tình lẩn trốn vào bệnh viện bằng hình thức đi chăm ba khiến cả bệnh viện Chợ Rẫy ngày đó xôn xao, lầm tưởng, rúng động”. Tôi khóc là vì, đứa con trai đầu của tôi học lớp 6, tối hôm qua vô tình đọc báo biết tin Bộ Công an vào khám xét nhà anh, nó đã rơm rớm "Mẹ ơi, rứa là bữa ni trở đi, con tha hồ được chạy đi chơi, tung tẩy với bạn bè giữa sân trường rồi hè". Tôi khóc là vì đứa con gái thứ hai học lớp 4 của tôi hồn nhiên reo lên "aaa..., rứa từ nay ai cho con kẹo mút là con được ăn rồi mẹ hỉ"...
Bao khó khăn, trở ngại ; bao nhằn nhọc, đắng đót; bao nghiệt ngã, ê chề mà anh đã cho tôi nếm đủ trong suốt gần 1 năm qua, từ nay xin gửi lại anh.
XIN GỬI LỜI CHÀO ANH BỞI ĐÃ TRẢ LẠI TÊN CHO EM.
DẪU MUÔN ĐỜI, PHẬN ĐÀN BÀ NHƯ TÔI VẪN ĐÁI KO QUA NGỌN CỎ NÊN DÙ KHI ANH "CÓ ĐƯỢC" NGỒI TRONG NHÀ ĐÁ BÓC LỊCH THÌ MONG RẰNG ANH CŨNG HÃY HIỂU CHO LÀ NHƯ THẾ NHÉ.ŨNG HÃY HIỂU CHO LÀ NHƯ THẾ NHÉ.


FB Dương Hằng Nga