KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2023

Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Liệu Việt Nam có cần Liên minh quân sự?

Những năm gần đây, đặc biệt từ khi Sách trắng quốc phòng Việt Nam được công khai với giới truyền thông trong nước và quốc tế rằng sẽ không tiến hành liên minh quân sự với bất cứ một quốc gia nào thì các thế lực thù địch tuyên truyền đó là một chính sách “bảo thủ”, “lạc hậu”, đi ngược xu thế tăng cường hợp tác, toàn cầu hóa.

Lợi dụng diễn biến phức tạp về tranh chấp trên Biển Đông các thế lực thù địch đã xuyên tạc rằng: một quốc gia nhỏ yếu như Việt Nam sẽ không thể đứng vững nếu không tiến hành liên minh quân sự với một số cường quốc bên ngoài.
Đặc biệt thông qua chiến lược xoay trục, đổi chiều sang Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, việc Mỹ tăng cường hợp tác với các nước trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam, nhằm nâng tầm ảnh hưởng đối với khu vực Biển Đông cũng như duy trì thế cân bằng quyền lực của Mỹ tại vùng biển này... cũng trở thành chủ đề mà các thế lực thù địch vin vào để đả phá, công kích.


Nhiều bài viết trên các trang mạng phê phán rằng, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không” là "tự trói mình" vì tiềm lực kinh tế, quốc phòng - an ninh Việt Nam hiện nay là quá yếu không thể “ba không”, “bốn không” mà xoay xở được. Thực chất những luận điệu trên của các thế lực thù địch là nhằm lèo lái dư luận Việt Nam, nhằm giảm niềm tin của nhân dân vào đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, của Nhà nước ta, tạo ra sự chia rẽ nội bộ, phá hoại mối quan hệ láng giềng Việt Nam - Trung Quốc, hướng lái Việt Nam theo Mỹ, phụ thuộc vào Mỹ dẫn đến mất tự chủ về chính trị, chệch hướng chế độ.
Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Trong những năm gần đầy, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc duy trì xu thế ổn định và tích cực. Lãnh đạo hai bên đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Năm 1999, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ XX là: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Tháng 12/2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới. Tháng 5/2008, hai bên đã nhất trí xác lập khuôn khổ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là: “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm “16 chữ” “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “4 tốt” “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Thứ hai về vấn đề liên minh quân sự, cần khẳng định quan điểm “bốn không” trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc không hề mâu thuẫn với chủ trương: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”. Thực tế đã minh chứng, nhờ nhất quán và thực hiện đúng đường lối đối ngoại này, Việt Nam đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đem lại lòng tin chiến lược - một nền tảng hết sức quan trọng cho các đối tác, các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Đây là một bài học được đúc kết trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước của nhân dân ta. Mặt khác theo logic của vấn đề, lợi ích của việc liên minh quân sự chắc chắn phải đạt được từ hai phía: Nước nhỏ có thể tránh được nguy cơ mất chủ quyền biển, đảo và bảo vệ
được lợi ích quốc gia, dân tộc mình trước một mối đe dọa nào đó từ bên ngoài, nhưng cái giá phải trả đó là sự “thể chấp” nào đó để nhận được những “cam kết” bảo vệ từ đồng minh. Đó là “luật chơi” thường thấy trong quan hệ quốc tế hiện nay.
Bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ thiêng liêng; trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và phải tiến hành đồng bộ các chủ trương, giải pháp. Trong đó, cần nhận rõ, kiên trì, kiên quyết đấu tranh với những chiêu trò xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, chính trị; góp phần làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ, đúng; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ./.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

MỘT QUỐC GIA KỲ LẠ!

Trong khi làn sóng Covid thứ hai quay lại Việt Nam, uy hiếp Đà Nẵng, Quảng Ngãi, thế giới lo lắng cho VN thì VN trong hai ngày 26 và 27/7 vẫn bình tĩnh, tự tin cho máy bay bay thẳng vào tâm dịch San Francisco, Mỹ đón 280 công dân Việt về nước.
MỘT QUỐC GIA KỲ LẠ!
Và sáng hôm qua, một chuyến bay đặc biệt nữa bay thẳng tới Guinea Xích Đạo để đón 219 công dân VN về, trong đó hơn nửa là đã nhiễm Covid! 
Có đất nước nào như đất nước tôi không?
Chiến tranh không khuất phục, thiên tai không cúi đầu, dịch bệnh không run sợ!
Điều cốt lõi ở đây là gì, là tình người, là máu mủ đồng bào, là một Chính phủ quyết không để một ai bị bỏ rơi lại phía sau!
Chỉ có gắn bó với đất nước, máu thịt với đồng bào mình mới thấu hiểu được đạo lý "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"!
Còn những kẻ ăn rồi ôm mộng trời Tây, uống nước đái hải ngoại, quay lưng với đất nước thì suốt ngày chỉ biết tự nhục và bỉ bôi về đất nước mình mà thôi!
Đất nước tôi đẹp vô cùng, dù chưa giàu về vật chất nhưng riêng tình người, nghĩa đồng bào thì đã hơn nhóm G7 từ rất lâu rồi!

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

RẠNG RỠ VIỆT NAM!

   Ngày xưa khi đất nước ta còn rất nghèo. Hậu quả của chiến tranh liên miên, bị Mỹ, tàu và các thế lực thù địch bao vây, cấm vận. Lúc đó, trong con mắt của cộng đồng quốc tế, Việt Nam là nước lạc hậu và nhỏ yếu. Đến 1986, trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dân ta rơi vào cảnh cùng cực, sắn, khoai cũng không đủ ăn chứ đừng mơ đến cơm ngon áo đẹp; lạm phát hơn 700%, tưởng như đất nước bên bờ vực thẳm; đặc biệt là khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ 1991. Thế rồi, các nhà lãnh đạo của đất nước đã khéo léo trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa làm tốt công tác ngoại giao, đàm phán; vừa giữ vững được chế độ, bảo vệ được chủ quyền, vừa thuyết phục người Hoa Kỳ và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ. Kể từ 1995, khi Bin Clinton tuyên bố bình thường hoá cũng là lúc chúng ta trỗi dậy; rồng vàng Đại Việt đã không còn sống trong ao nhỏ, chúng ta có môi trường bao la để cưỡi sấm lên trời! Kể từ đó, quốc tế nhìn ta bằng một ánh mắt khác; họ nhìn Việt Nam như là biểu tượng của khát vọng hoà bình, độc lập, vươn lên từ hoang tàn!
RẠNG RỠ VIỆT NAM!
Chỉ mới 25 năm họ để cho chúng ta yên để phát triển đất nước. Người Việt hiểu rõ nhất giá trị hoà bình vì để có hoà bình, máu xương của nhân dân ta đã đổ nhiều hơn bất kỳ nước nào. Đảng chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa trong các mối quan hệ. Sẵn sàng làm bạn với bất kỳ nước nào, miễn là tôn trọng lẫn nhau. Dù còn nhiều hạn chế nhưng với chỉ 25 năm, chúng ta thật sự trở mình. Việt Nam ngày nay là nước có uy tín trên trường quốc tế. Mở rộng hợp tác làm ăn, người Việt đi khắp thế giới và cộng đồng thế giới tìm đến nước ta ngày càng nhiều. Khi mà trật tự thế giới tiếp tục phân cực; Mỹ - Trung như song hổ tranh hùng thì chúng ta lại là nước chơi được với cả hai; không những thế, ta còn chơi được với cả Triều Tiên và Hàn Quốc. Đó là đặc sắc trong xây dựng xã hội hài hoà XHCN mà chỉ Việt Nam mới làm được. Nói không quá lời, Việt Nam ngày nay là đất nước có cơ đồ và giá trị hình ảnh cao chưa từng có trong lịch sử. Mặc cho Mỹ, Trung lôi kéo về "đội của mình nhé", nhưng câu trả lời của chúng ta là "KHÔNG BAO GIỜ!". Tôi vừa hợp tác vừa đấu tranh với cả hai bạn, chẳng theo bạn Mỹ để chống Trung hay theo bạn Trung để chống Mỹ. Chúng tôi độc lập, tự chủ. Cụ Hồ chúng tôi dạy "Không có gì quý hơn độc lập tự do!". 
RẠNG RỠ VIỆT NAM!
Giặc Covid-19 tàn phá cả thế giới, thế nhưng nó bị chặn lại và bị đánh bại bởi người Việt Nam. Mà đã là người Việt Nam thì thế giới thừa biết là bất kỳ loại giặc nào cũng đều bị đánh bại! Thế là các loại "cột điện" khác nhau, đủ màu vàng, đen, trắng... lũ lượt kéo sang Việt Nam, nơi không ai bị bỏ lại phía sau dù đó là "cái cột điện" đã mục và tưởng như không thể cứu vãn, kiểu như "cái cột điện" made in England có số đeo 91 vừa qua. Cô con gái rượu của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn thuê máy bay từ Anh về Việt Nam để được chữa Covid-19 với giá chuyến bay 8,3 tỷ đồng. Mới đây, con dâu của tỷ phú Hoàng Kiều cũng vượt nửa vòng trái đất để về nước. Cười tươi như hoa khi cách li tại doanh trại quân đội... đã 3 tháng nay, chúng ta không còn có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Vẫn ngày đêm lo lắng cho hàng chục ngàn cái cột điện từ khắp nơi trên thế giới về nước. Nhìn các nước trên thế giới bất lực trước Covid 19 để thấy tự hào vì ta là dân Việt Nam! Đừng mơ hồ, ảo tưởng về chân trời mơ ước, thiên đường nào cả. Với đa số người Việt Nam thì chẳng nơi nào bằng tổ quốc của mình./.
Lão chăn bò

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

GỬI NHỮNG CÔNG DÂN VIỆT NAM TẠI MỸ SẮP VỀ NƯỚC

Theo thông tin Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ – Hà Kim Ngọc cho biết, ngày 10-4 vừa qua, ông đã tham gia chương trình trao đổi trực tuyến giữa các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ với Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam tại Mỹ về tình hình dịch bệnh Covid-19 và các biện pháp hỗ trợ công dân và du học sinh Việt Nam tại Mỹ. Tại buổi trao đổi đã có khoảng 1.000 công dân và sinh viên Việt Nam tại Mỹ đăng ký về nước bằng máy bay thương mại của Việt Nam.



Muốn về quê hương đất mẹ Việt Nam để được “chở che” cũng là nguyện vọng rất chính đáng. Họ là con dân của nước ta, là đồng bào ta. Vậy nên dù biết là để họ về nước thì nguy cơ số ca nhiễm tăng lên, nguy cơ lây lan ra cộng đồng là điều rất khó đoán định. Tuy nhiên, chúng ta không thể đứng nhìn con em mình chịu nguy hiểm khi ở lại Mỹ, trong thời điểm mà đất nước này đã mất khả năng kiểm soát dịch Covid-19. Nếu không may lây nhiễm corona thì nguy hiểm đến tính mạng vì hiện nay, các cơ sở y tế Mỹ rơi vào tình trạng quá tải. Người chết rất nhiều. Mở rộng vòng tay đón công dân về nước là điều chúng ta phải làm, điều này thể hiện tình đồng bào của chúng ta.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng một số du học sinh khi về nước không chịu cách li, chê bai khu cách li, thậm chí là kêu gào, đòi hỏi và không chấp hành nghiêm theo hướng dẫn của cơ quan chức năng như trước đây. Thiết nghĩ là ta phải yêu cầu họ viết bản cam kết trước khi cho về nước; nếu vi phạm thì phải bị xử lý nghiêm, không loại trừ khả năng sẽ xử lý hình sự.

Hi vọng 1000 con người này khi về đến Việt Nam sẽ chấp hành nghiêm, không lên giọng thượng đẳng kiểu “cô chiêu, cậu ấm”; nếu không cam kết thì mời ở lại Mỹ. Ta thương họ nhưng họ phải biết thương ta. Những người thực hiện công tác phòng chống dịch đã mệt mỏi, khổ sở lắm rồi, đừng hành hạ họ thêm nữa. Nếu không chấp hành nghiêm thì phải có biện pháp mạnh.

Qua đây, rất mong mọi người hãy gửi những thông tin này đến những nơi cần đến. Để khi họ trở về không là gánh nặng cho đất nước.

Nguồn : TDTQ

ĐẤT MẸ GIANG TAY
( Xin gởi đến những đứa con xa xứ lầm đường lạc lối, luôn chống phá quê hương đất nước. Xin lỗi các Việt kiều yêu nước chân chính và các cháu du học sinh nhé )

Đất nước nghèo các con bỏ quê hương
Theo ngoại bang "thiên đường và dân chủ"
Hầu hạ người ta cuộc sống cũng no đủ
Phận đu càng còn chửi Mẹ Việt Nam

Cứ tưởng đây là cuộc sống thiên đàng
Chê đất Mẹ nghèo hèn và lạc hậu
Bỗng một ngày mây đen phủ toàn cầu
Chúng mới biết Việt Nam mình bừng sáng

Ngạn ngữ Việt Nam tôi nhắc câu cho bạn
"Trong cơn hoạn nạn mới thấu hiểu lòng nhau"
Dịch cô vi đang tàn sát châu Âu
Văn minh ở đâu để con người tự chết

Bố Mẹ, Ông Bà ốm đau bỏ hết
Chỉ ưu tiên đứa khỏe, đứa lành
Đứa thượng lưu, hay những kẻ lưu manh
Còn tất cả dân tình cho cỏ rác

Với Việt Nam chúng ta lại khác
Đất Mẹ giang tay đón các con lầm lạc
Bởi tình người ta quý hơn tiền bạc
Cho dù con đã ngược đãi Mẹ Cha

Về đi con Tổ Quốc mới là nhà
Là dòng máu tiên rồng ta đó
Da ta vàng máu chúng ta vẫn đỏ
Như màu cờ Tổ Quốc của ta

Việt Nam ơi trải bốn ngàn năm qua
Chưa bao giờ bị kẻ thù khuất phục
Cớ làm sao các con phải chịu nhục
Chui gầm bàn, luồn cúi ngoại bang

Việt Nam ta lịch sử đã sang trang
Nắng đã trải vàng cả ba miền đất nước
Hỏi cường quốc mấy nước nào làm được?
Như Việt Nam đất Mẹ anh hùng

Về đi con Tô Quốc thật bao dung
Tuy thiếu thốn chúng ta cùng chia sẻ
Về đây con với Ông Bà Cha Mẹ
Có Đồng Bào san sẻ yêu thương!

Lan Hương

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

Việt Nam, một dân tộc đặc biệt!!!
🌟🇻🇳🌟🇻🇳🌟🇻🇳🌟🇻🇳🌟
Nguyên ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã khuyên Tổng thống Trump về Việt Nam, khi Trump vừa nhậm chức như sau:
Việt Nam, một dân tộc đặc biệt!!!
“Với người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung dân tộc Việt Nam là một dân tộc đặc biệt. Họ (VN) là một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn nhưng lại có một lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm mà bất kể một dân tộc nào trên thế giới cũng chưa từng phải trải qua. Kiên cường, bất khuất, thông minh, chịu đựng, cần cù, gan dạ, anh dũng, nhân đạo và thân thiện là tất cả những gì đều có ở dân tộc này. Vì vậy nếu nước Mỹ hôm nay và mai sau cần một lời khuyên về quan điểm ngoại giao của Mỹ với Việt Nam thì nên suy nghĩ đến những điều đặc biệt quan trọng sau.
Chúng ta (nước Mỹ) không nên lôi kéo để gần gũi họ - bởi dân tộc này có tinh thần cảnh giác rất cao độ đối với những nước lớn. Họ sợ gần gũi rồi lôi kéo mua chuộc làm mất an ninh quốc gia họ.
Ngay như TQ ở ngay bên cạnh nhưng trong suốt cuộc chiến tranh với Mỹ họ vẫn đề phòng mọi hành động của TQ vì vậy năm 1978 tại Campuchia và biên giới phía Bắc 1979 họ đã không bị động bất ngờ.
Đặc biệt càng không nên tạo mối ác cảm thù địch với họ, vì như chúng ta biết có những thời điểm trong chiến tranh và hậu chiến tranh cảm tưởng như dân tộc này đã bị cô lập bỏ rơi nhưng ý chí và nghị lực của họ không bao giờ cạn.
Nếu những dân tộc khác mà bị gần một nghìn năm đô hộ Bắc thuộc như dân tộc Việt Nam chắc đã bị xoá tên trên bản đồ từ lâu nhưng với họ (Việt Nam) vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc và không bao giờ quên nhiệm vụ giành lại độc lập cho dân tộc. Vì vậy coi họ là kẻ thù nhiều khi lại không có lợi cho nước Mỹ.
Với dân tộc này (Việt Nam) chúng ta nên tôn trọng quyền tự quyết của họ, tạo niềm tin và sự tôn trọng với họ, bởi họ là một thế lực rất đáng gờm trong những quốc gia Đông Nam Á và Châu Á trong tương lai rất gần. Với vị thế và đường lối ngoại giao đặc thù như quốc gia này – họ không liên kết liên minh tạo phe phái gây bất lợi cho chúng ta.
Họ là lá cờ đầu trong việc xoá bỏ chế độ thuộc địa trên thế giới. Vì vậy đối với nhiều quốc gia, Việt Nam vẫn là hình mẫu giải phóng và độc lập dân tộc. Họ có tiếng nói và niềm tin nhất định trên hầu hết các quốc gia thân thiện hay không thân thiện với chúng ta. Các quốc gia hợp tác và quan hệ với họ cảm thấy yên tâm hơn nhiều, hơn khi quan hệ với chính chúng ta.
Chính vì thế với Việt Nam chúng ta nên có một cách quan hệ đặc thù với họ. Không gần gũi lôi kéo, không gây sức ép cô lập ác cảm với họ. Và hãy quan hệ với họ bình đẳng khách quan và tôn trọng họ. Làm được như thế, chắc chắn nước Mỹ sẽ có được rất nhiều lợi thế trong khu vực Châu Á nói riêng và Thế Giới nói chung, bởi đây là một quốc gia đặc biệt – một dân tộc đặc biệt. Vì vậy nước Mỹ cũng nên có một mối quan hệ đặc biệt với họ”.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

LỰA CHỌN GIẢI PHÁP HÒA BÌNH TRƯỚC HÀNH VI XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC?

       Thời gian qua, dư luận khu vực và quốc tế đang chú ý theo dõi phản ứng của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ liên quan vụ đối đầu tại Bãi Tư Chính giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông, khi tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa. Tàu Hải Dương 8 cùng với các tàu bảo vệ và tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 đã có các hoạt động trong khu vực Tư Chính - Vũng Mây, gần với lô 06-01 của Việt Nam. Dù đây không phải là vùng biển tranh chấp mà là vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


       Cho đến nay, chưa có khẳng định chính thức nào về động cơ của Trung Quốc lần này. Đây có thể đơn thuần là động thái thể hiện cái gọi là “chủ quyền” sau khi đã quân sự hóa các đảo nhân tạo bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc luôn tìm mọi cách hạn chế hoặc ngăn chặn Việt Nam thăm dò, khai thác năng lượng trong vùng biển mà Trung Quốc coi là “khu vực tranh chấp”. Hay có thể đây là hành động thăm dò phản ứng, gây sức ép với Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam đang có uy tín, vị thế nhất định trên trường quốc tế nhờ tuân thủ đường lối đối ngoại đa phương, độc lập, tự chủ. Quan hệ Việt - Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục có những bước phát triển có lợi cho hai bên. Hoặc đánh lạc hướng dư luận trong nước, “chuyển lửa ra ngoài” như lâu nay vẫn làm, trong bối cảnh kinh tế trong nước đang chịu đựng cú sốc lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, biểu tình ở Hồng Kông, quan hệ Mỹ - Triều có nhiều tiến triển đe dọa đến vai trò Trung Quốc trên báo đảo Triều Tiên, quan hệ Đài Loan bất ổn… 
       
       Ngày 19/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo chính thức thứ hai liên quan tới vụ việc này trong tuần qua, trong đó kêu gọi sự ủng hộ của các nước khác. Đáng chú ý, khác với sự kiện HD-981 lần trước, lần này Mỹ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo chính thức thứ hai liên quan tới vụ việc này trong tuần qua. Còn Trung Quốc, trước đó vào ngày 12/7 vẫn tuyên bố rằng "Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải trên Biển Đông”. Tuy nhiên, sau khi bị Việt Nam nêu đích danh hôm 19/7, đến nay chưa thấy có phản ứng gì từ phía Trung Quốc. 

       Các sự việc diễn ra gần đây tuy phức tạp nhưng vẫn chưa đến mức tranh chấp căng thẳng cực độ. Bất chấp các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc, Việt Nam hiện vẫn đang hết sức bình tĩnh và kiên trì không sử dụng vũ lực. Theo nhận định của nhiều chuyên gia đăng tải trên báo chí quốc tế (kể cả BBC và VOA), đây là một hành động hết sức khôn ngoan và sáng suốt của Việt Nam. Bởi, để đối phó với Trung Quốc, quốc gia luôn biết cách tính toán để viện ra cớ “đóng vai nạn nhân”, thì các hành vi trái với pháp luật như sử dụng vũ lực, sẽ làm tiền đề để Trung Quốc lấn tới. Việt Nam đã lựa chọn biện pháp hòa bình để giải quyết. Từ phát ngôn trực tiếp của lãnh đạo trong các cuộc gặp ngoại giao, trao đổi công hàm, nêu vấn đề trong các hội nghị quốc tế, vận dụng cơ chế làm việc của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên để kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè quốc tế…Ngoài ra, Việt Nam có thể cân nhắc sử dụng cơ chế hòa giải bắt buộc đối với các vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học theo phụ lục V Công ước về Luật Biển 1982, hay việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc ở phụ lục VII của Công ước về các vấn đề pháp lý liên quan khác trong hai sự kiện trên. 

       Việc Việt Nam thể hiện thái độ thận trọng là đương nhiên, bởi nếu nghiên cứu qua thông tin báo chí, đánh giá của các chuyên gia và diễn biến hiện trường có thể thấy ngay cả Trung Quốc cũng dường như tránh đề cập trực tiếp đến tranh chấp lần này. Việc tuyên bố mạnh mẽ có thể khiến các kênh đối thoại đang diễn ra khó khăn hơn, và có thể dẫn đến việc lợi dụng sự kiện này để lôi kéo người dân tụ tập tuần hành, biểu tình dưới danh nghĩa “yêu nước”, chống Trung Quốc, nhưng thực chất là tiến hành bạo loạn, tấn công lực lượng chức năng; đập phá tài sản người dân, nhà nước, doanh nghiệp; xâm phạm trụ sở cơ quan công quyền; khiến tình hình an ninh trật tự rơi vào trạng thái mất kiểm soát và hậu quả kinh tế vô cùng nặng nề. Điều này thể hiện rất rõ bản chất khủng bố của các tổ chức, cá nhân tham gia kích động. 

       Cần nhớ rằng với hàng loạt thành công ngoại giao từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, vị thế của Việt Nam nay đã khác, không dễ bị lấn áp và cô lập. Trong khi đó, Trung Quốc với những hành động bất chấp luật pháp quốc tế, quên mất di ngôn “ẩn mình chờ thời”, giờ có nguy cơ rơi vào cảnh “tứ bề thọ địch”. Huống chi Việt Nam suốt hàng nghìn năm qua và hàng chục năm gần đây đã quá quen với những động thái gây hấn của Trung Quốc. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn từng nói “lấy đoản binh để thắng trường trận”, lấy những dẫn chứng về quá trình chống giặc ngoại xâm của dân tộc để nhận định: "Họ cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được”. 

       Lời của Hưng Đạo Vương cũng là lời nhắc hãy giữ bình tĩnh, sáng suốt trong thể hiện lòng yêu nước. "Bờ yên biển mới lặng", giữ hòa bình là để làm ra tiền của, để chăm lo tốt nhất cho con em chúng ta, để không phụ xương máu bao anh hùng liệt sĩ đã đánh đổi. Chúng ta không sợ Trung Quốc nhưng phải đủ khôn ngoan để đối phó với họ như cha ông từng dạy. Đừng lấy đá tự đập chân mình!
    Lam Vân

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2019

HIỂU THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC ĐỂ Ý THỨC VỀ VIỆC GIỮ NƯỚC


Cứ mỗi dịp Lễ giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hằng năm, mỗi người dân Việt Nam lại nhớ về thời đại khai sinh lập quốc, ghi nhớ công ơn dựng nước và giữ nước của ông cha, tiên tổ…

HIỂU THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC ĐỂ Ý THỨC VỀ VIỆC GIỮ NƯỚC
GS.TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS.TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xung quanh thời đại Hùng Vương và việc bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử của dân tộc. 

PV: Thưa Giáo sư, dưới góc độ nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam, xin Giáo sư cho biết truyền thuyết về Hùng Vương được hiểu như thế nào?

GS. TS Nguyễn Quang Ngọc: Câu chuyện Hùng Vương là vấn đề rất lớn, rất căn bản của lịch sử Việt Nam. Trước đây nhiều người vẫn tin Hùng Vương dựng nước chỉ thuần túy là một truyền thuyết, một huyền thoại, mà không hiểu được cái lõi lịch sử của nó…
Nhưng thực ra cũng từ rất sớm tổ tiên chúng ta đã bước đầu giải mã huyền thoại này và đưa thời đại Hùng Vương vào trong các bộ sử chính thức đầu tiên. Bằng chứng là sách “Việt sử lược” đời Trần đã dành một mục để nói về thời đại Hùng Vương, An Dương Vương.
Đặc biệt, sang thế kỷ XV, khi làm bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” thì Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê đã chính thức đưa thời kỳ Hùng Vương dựng nước vào trong bộ Quốc sử đời Lê. Các nhà chép sử đời sau càng ngày càng làm sáng rõ hơn vị trí và ý nghĩa của thời đại dựng nước đầu tiên, đến đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu còn xác định hết sức rõ ràng rằng Hùng Vương là Thủy tổ dựng nước rồi tiếp đến Ngô Quyền là Tổ Trung hưng đất nước…
Tuy nhiên, những tiến bộ trong nhận thức này vẫn chủ yếu trên cơ sở phân tích, đánh giá các nguồn tư liệu thư tịch, mà tư liệu thư tịch thì xuất hiện muộn hơn thời đại Hùng Vương dựng nước nhiều, nên người đọc sử vẫn có quyền hoài nghi độ xác thực của nó.
Phải đến cuối những năm 1960 (1968-1970), dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, một chương trình khoa học liên ngành quốc gia nghiên cứu về thời đại Hùng Vương dựng nước ra đời do GS Viện sĩ Phạm Huy Thông chủ trì, với sự tham gia của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau ở cả trong nước và quốc tế.
Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về nhiều lĩnh vực như lịch sử cổ đại, địa lý lịch sử, dân tộc học, ngôn ngữ học lịch sử, cổ nhân học, địa chất học, sinh vật học… trong đó lấy khảo cổ học thời đại kim khí (đồ đồng, đồ sắt) làm trung tâm cốt lõi. Kết hợp tất cả các nguồn tư liệu (di tích, di vật, thư tịch cổ, truyền thuyết, phong tục thờ cúng, văn hóa dân gian, phương ngữ, địa danh… ở các địa phương), chúng ta đã giải mã, tìm ra được sự hợp lý và thống nhất của tất cả các nguồn tư liệu, làm cơ sở chứng minh một cách thuyết phục thời đại Hùng Vương dựng nước là thời đại có thật trong lịch sử Việt Nam, nó nằm trong khung niên đại của văn hóa Đông Sơn.
Hay nói một cách khác là quá trình hình thành nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương nằm gọn trong giai đoạn Văn hóa Đông Sơn, thuộc sơ kỳ thời đại đồ sắt trên đất Việt Nam.
Từ đấy trở đi, Việt Nam càng ngày càng đẩy mạnh hơn việc nghiên cứu về thời đại Hùng Vương. Đặc biệt việc nghiên cứu này đã tranh thủ được sự ủng hộ của các chuyên gia quốc tế và nhất là sự hỗ trợ của khoa học công nghệ hiện đại nên đã chứng minh được một cách rõ ràng, đầy đủ và hoàn toàn thuyết phục về một thời đại dựng nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà không ai có thể phủ định được.

PV: Chúng ta vẫn thường nghe về “lịch sử 4.000 năm dựng nước”. Vậy thời đại Hùng Vương có phải cũng nằm trong giai đoạn đầu tiên đó không, thưa giáo sư?

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc: Cần phải nói rằng, trong dân gian hay cả trong giới nghiên cứu cũng có các quan niệm về thời điểm khởi đầu của lịch sử đất nước không thật giống nhau.
Theo quan niệm thông thường là từ khi có con người xuất hiện trên phạm vi lãnh thổ đất nước hiện nay là đất nước có sử từ thời điểm đó; còn một quan niệm chính thức của giới nghiên cứu thì chỉ khi nhà nước sơ khai đầu tiên xuất hiện thì coi đó là thời điểm mở đầu của lịch sử đất nước (với tư cách là lịch sử của quốc gia dân tộc), còn trước đó gọi là thời nguyên thủy, chưa có giai cấp, chưa có nhà nước và Khảo cổ học gọi là thời Tiền sử.
Trước đây chúng ta hay nói, nước ta có 4.000 năm lịch sử, vì chúng ta tin theo cách tính toán của các cụ đời xưa rằng Hùng Vương dựng nước cách đây 4.000 năm.
Thật ra cách chọn 4.000 năm cũng là cách chọn đại khái theo truyền thuyết, còn trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư” (tất nhiên cũng dựa theo truyền thuyết) thì cho rằng Kinh Dương Vương bắt đầu dựng nước vào năm 2.879 trước Công Nguyên (TCN), tính đến nay (2019) thì đã có đến 4898 năm.
Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên là tính toán của các cụ đời trước chỉ cho chúng ta một ý niệm về lịch sử dựng nước lâu đời của tổ tiên ta, chứ không cho chúng ta một niên đại chính xác.
May thay, sách “Việt sử lược”, bộ sử thời Trần còn ghi lại được: “Đến đời Trang Vương nhà Chu (698-682 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang… Truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương”.
Niên đại Hùng Vương lập nước Văn Lang được “Việt sử lược” xác định là xấp xỉ 2.700 năm cách ngày nay. Niên đại này gần như trùng khớp với mốc mở đầu của văn hóa Đông Sơn.
Theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thì nhà nước chỉ có thể ra đời khi phân hoá giai cấp đã phát triển đủ độ chín muồi. Mà phân hoá giai cấp chỉ phát triển cao trên nền tảng năng suất lao động và kinh tế phát triển. Năng suất lao động phát triển trên cơ sở sự thay đổi của công cụ sản xuất.
Các nhà nước sơ khai trên thế giới thường ra đời ở giai đoạn thời kỳ đồ sắt, đây là quy luật có tính phổ biến trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, ở giai đoạn văn hoá Đông Sơn mới có sự phân hoá giai cấp, phân hoá xã hội nhưng chưa đủ độ chín muồi cho sự ra đời của nhà nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam lúc này còn có hai yếu tố thúc đẩy nhà nước ra đời sớm hơn là nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm và nhu cầu trị thủy, làm thuỷ lợi của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng lưu vực sông Hồng. Các nhà khoa học đã chứng minh nhà nước ta chỉ ra đời ở thời kỳ văn hoá Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.700-2.500 năm, không thể đẩy lên trước Đông Sơn được (vì xã hội thời Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun chưa vượt ra khỏi loại hình xã hội nguyên thủy).
Niên đại mà chúng ta đang bàn ở đây hoàn toàn đúng với ghi chép của “Việt sử lược” và cũng phù hợp với các nguồn sử liệu khác mà chúng ta biết đến cho đến thời điểm hiện nay. Do đó, chúng ta có đủ cơ sở khoa học để kết luận rằng, nhà nước Văn Lang của Vua Hùng ra đời sớm nhất cách chúng ta khoảng 2.700 năm.

PV: Như vậy, thời đại Hùng Vương trong truyền thuyết cũng gắn liền với thời đại dựng nước trong lịch sử Việt Nam. Giáo sư đánh giá như thế nào về vai trò, vị trí của thời đại dựng nước trong tiến trình lịch sử dân tộc?

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc: Thời đại dựng nước có vị trí, ý nghĩa hết sức đặc biệt trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Bởi vì chúng ta có một lịch sử dựng nước rất huy hoàng, sớm có truyền thống yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn của tiên tổ đã đem lại cho ta quê hương, đất nước này, đó cũng là nguồn sức mạnh lớn lao để chúng ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khi đất nước bị rơi vào ngoại bang, kẻ thù xâm lược thì nguyện vọng, quyết tâm lớn nhất của cả dân tộc là giành lại đến cùng nền độc lập tự do. Không phải ngẫu nhiên mà từ đầu Công nguyên, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa thì lời thề là: “rửa sạch nước thù”“nối lại nghiệp xưa họ Hùng”. Tức là phải chiến đấu đến cùng để tiêu diệt bọn cướp nước, giành lại giang sơn đã bị bọn xâm lược giày xéo.
Hay chỉ hơn một tuần nữa TP Hà Nội sẽ làm lễ kỷ niệm 1.080 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa. Sau đại thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền quyết định mở nước, xưng vương và định đô Cổ Loa là để nối lại quốc thống, tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời đại các vua Hùng vua Thục.
Có thể nói, thời đại dựng nước đầu tiên là cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta vượt qua muôn trùng hiểm họa của cả nghìn năm Bắc thuộc, đã và sẽ mãi mãi là nguồn lực tinh thần, vật chất vô cùng tận để chúng ta xây dựng và bảo vệ đất nước thiêng liêng được khởi lập từ thuở vua Hùng dựng nước Văn Lang.
Năm 1942 khi về nước để lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác Hồ đã viết cuốn “Lịch sử nước ta”, trong đó câu đầu tiên Bác viết: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Phải hiểu rõ gốc tích nước nhà thì mới có nguồn lực, sức mạnh để chiến đấu, hy sinh vì sự trường tồn của đất nước…
Năm 1954, tại sườn núi Nghĩa, dưới mái Đền Hùng, khi nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô, Bác Hồ căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây có thể coi là tuyên ngôn kết tinh lịch sử, sức sống của thời đại Hùng Vương. Đất nước này là đất nước của tổ tiên, do tổ tiên chúng ta dựng nên, cho nên chúng ta phải quyết giữ bằng mọi giá.
Và tinh thần của con người Việt Nam suốt trường kỳ lịch sử luôn như vậy. Thời đại dựng nước luôn là biểu tượng cao nhất của Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, là cội nguồn sức sống Việt Nam, sức mạnh Việt Nam…

PV: Hiểu về thời đại dựng nước, chúng ta càng ý thức hơn việc bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử của dân tộc. Quan điểm của giáo sư về vấn đề này như thế nào?

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc: Phát huy giá trị lịch sử văn hoá của thời đại dựng nước là câu chuyện rất lớn. Thực tế cho thấy, thời đại nào phát huy được thì thời đại đó phát triển và hùng mạnh. Cũng cần phải thấy rõ nhu cầu ngày càng cao của việc bảo tồn và phát huy các giá trị, di sản lịch sử văn hoá thời đại dựng nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam, đặc biệt là đối với giới trẻ - thế hệ tương lai của đất nước.
Tôi cũng hy vọng các nhà chiến lược, đặc biệt những người làm chiến lược về giáo dục của Việt Nam cần nhận rõ hơn vị trí, vai trò của sử học. Đặc biệt sử học của thời đại dựng nước trong chương trình đào tạo ở các bậc học, từ khi học sinh bắt đầu học phổ thông cho đến đại học và sau đại học.

PV: Nhìn rộng ra ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ 10/3, theo Giáo sư chúng ta có thể thu nhận được bài học gì trong thời đại ngày nay?

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc: Thời đại Hùng Vương và lễ Giỗ Tổ nhắc ta về những truyền thống, đạo lý tốt đẹp của người Việt, cũng như ý thức trách nhiệm trước sự bảo tồn và phát huy các giá trị vĩnh cửu của dân tộc. Đó là truyền thống yêu nước - cội nguồn sức mạnh của dân tộc.
Mà yêu nước tức là phải tìm mọi cơ hội, bằng mọi cách, bằng mọi giá góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước, để đất nước ngày càng giàu mạnh, tươi đẹp. Ngược lại, quan liêu, lãng phí, tham nhũng (nhất là tham nhũng chính sách)… chỉ làm suy giảm và khánh kiệt mọi nguồn lực phát triển đất nước. Cả tiền nhân và hậu thế đều không thể dung tha cho loại phạm tội này.

PV: Trân trọng cảm ơn Giáo sư về cuộc trò chuyện!

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

40 NĂM CHIẾN THẮNG CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM (07/01/1979 - 07/01/2019)


Sau 30/4/1975, nhân dân Việt Nam và Campuchia những tưởng được sống trong hòa bình, nhưng tập đoàn Pol Pot, Iêng Xa ry đã gây họa diệt chủng ở Campuchia và xâm lược biên giới Tây Nam Việt Nam.

40 NĂM CHIẾN THẮNG CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM (07/01/1979 - 07/01/2019)

Quân và dân ta đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng, đập tan các hành động xâm lược; đồng thời đáp lời kêu gọi khẩn thiết của nhân dân Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã cùng quân và dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng vào ngày 07/01/1979.
“10 ngày sau khi tiếp quản vào 30/4/1975, chúng tôi đã lại phải cầm súng đánh đuổi quân Pol Pot tràn lên định chiếm đảo Phú Quốc và Thổ Chu. Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng - BĐBP) không được rời tay súng, kể cả khi đất nước đã thống nhất” - Thiếu tướng Trương Văn Thanh, nguyên Phó Tư lệnh BĐBP, nhớ lại.

Trận đầu Tuy Đức

Tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia có chiều dài 1.137 km, đi qua 10 tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam. Thời kỳ sau giải phóng, một số đơn vị quân chủ lực và địa phương chuyển nhanh sang làm kinh tế. BĐBP vừa mới triển khai đã phải gánh vác nhiệm vụ quản lý biên giới - địa bàn, giữ trật tự an ninh và chiến đấu vũ trang bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc.
Từ đầu tháng 5/1975, trên biên giới đoạn Hà Tiên - Tây Ninh, lính Pol Pot liên tiếp xâm phạm lãnh thổ ta gây ra những cuộc xung đột và tội ác. Cuối 1975 đầu 1976, lính Pol Pot tăng cường xâm lấn vùng tây sông Sa Thầy, nam đường 19 thuộc tỉnh Kon Tum. Đêm 03/01/1976, chúng tràn sang làng Xộp (xã Mo Ray, H.Sa Thầy, Kon Tum) đốt hết nhà cửa, cướp phá tài sản và bắt đi 130 dân làng. Đến tháng 6/1976, Pol Pot tăng cường lực lượng ra sát biên giới, xâm canh lấn đất ở các tỉnh Long An, Bình Phước, Tây Ninh… và thực hiện các hành động khiêu khích như bắn vào đội tuần tra, uy hiếp nhân dân đang đi lại làm ăn gần đường biên, tập kích, đốt phá, bắt cóc, gài mìn gây sát thương… Đặc biệt, đêm 25/02/1976, lính Pol Pot bất ngờ tập kích vào Đồn BP số 8 - Đắk Lắk (nay là Đồn BP cửa khẩu Bu Prăng nằm ở H.Tuy Đức, Đắk Nông), buộc bộ đội ta phải nổ súng đánh trả, đuổi sang bên kia biên giới. Trong tháng 3 và 4.1976, Pol Pot thường xuyên cho lực lượng bí mật sang trinh sát khu vực đóng quân của đồn 8, bắn súng khiêu khích. Ngày 25/6/1976, chúng tấn công chốt C3 làm 3 chiến sĩ bị thương…
“Khu vực quản lý của Đồn BP số 7 (nay là Đồn Tuy Đức, Đắk Nông) và Đồn 8 (nay là đồn Bu Prăng, Đắk Nông) được bọn Pol Pot chọn làm đột phá khẩu cho cuộc chiến tranh xâm lấn lãnh thổ Việt Nam. Đây là nơi có diễn biến tranh chấp và xung đột vũ trang sớm nhất toàn tuyến” - Thiếu tướng Trương Văn Thanh nói và kể: Ngày 05/01/1977, lính Pol Pot phục kích bắn M79 vào đội tuần tra của đồn làm 1 chiến sĩ hy sinh, 1 người khác bị thương nặng. Rạng sáng 14/01/1977, đồng loạt 2 tiểu đoàn bộ binh địch bao vây, tấn công 2 đồn nhưng vấp phải sự chống trả quyết liệt, phải rút về bên kia biên giới. Phía ta có 9 chiến sĩ hy sinh và 15 bị thương nặng, nhà cửa hư hại… Riêng đồn 7 (Tuy Đức) mất chốt phòng ngự và phải trưa hôm sau bộ đội mới phản kích lấy lại chốt…

Máu đổ dọc đường biên

Đêm 30/4/1977, các sư đoàn chủ lực Pol Pot đồng loạt tấn công các đồn, trạm BP và 13/13 xã biên giới của tỉnh An Giang. Tại chốt Mương Hội Đồng của Đồn BP Bắc Đai (Nhơn Hội, An Phú), 8 chiến sĩ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Ở trạm Tịnh Biên thuộc Đồn BP Tịnh Biên (Vĩnh Trung, Tịnh Biên) trên chốt lộ 2 đi Tà Keo, 10 cán bộ chiến sĩ quả cảm đánh lui nhiều đợt tấn công của địch và đều ngã xuống… Mãi tới ngày hôm sau, lực lượng địa phương và bộ đội chủ lực mới chi viện, đẩy địch ra khỏi biên giới.
Trong trận đầu tại An Giang, 26 BĐBP hy sinh, 75 người bị thương. Bọn Pol Pot cũng đã giết hại 228 người dân, làm bị thương 359 người, đốt cháy 444 nóc nhà. Ở xã Phú Hội (H.An Phú, An Giang) có 15 gia đình bị chúng giết cả nhà bằng những cách dã man, tàn ác nhất…
Ngày 18/9/1977, địch mở các đợt tấn công cấp sư đoàn vào hầu hết tuyến biên giới Đồng Tháp. Đêm 25.9.1977, chúng huy động 2 sư đoàn chủ lực, 2 sư đoàn dự bị, 8 tiểu đoàn địa phương với sự yểm trợ của pháo hạng nặng đồng loạt tấn công toàn diện tuyếnbiên giới Tây Ninh. Trong trận này, Đồn BP Xa Mát bị bao vây suốt 11 ngày. Bộ đội đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ được hàng trăm hộ dân, diệt 114 địch. 10 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh, bị thương…
Ngày 05/12/1977, lực lượng vũ trang ta đồng loạt phản công, đẩy địch về bên kia biên giới, nhưng Pol Pot lại tăng cường 12 sư đoàn mở các đợt tấn công lấn chiếm. Rạng sáng 17/3/1978, một trung đoàn lính Pol Pot luồn sâu, bất ngờ tấn công vào khu vực Bù Đốp (Bình Phước). Lính Pol Pot đánh vào thôn 6, xã Thiện Hưng, mũi khác vào ấp Xa Trạch, xã Hưng Phước (thời điểm trước khi Hưng Phước tách ra thành 2 xã Hưng Phước và Phước Thiện) và thảm sát dân thường hết sức dã man. Đi tới đâu, chúng đều chém giết, đốt phá, tàn sát không sót một ai, từ người già đến trẻ em. 247 người bị giết hại, 291 nóc nhà và khoảng 14 tấn lương thực bị thiêu rụi…

Người anh hùng Đồn Vĩnh Xương

Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy BĐBP tỉnh An Giang, cứ mỗi khi nhớ lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam là nhắc đến đồng đội mình: Anh hùng liệt sĩ Hoàng Kim Long (SN 1959) ở xã Tây An, Tiền Hải, Thái Bình. Thông minh học giỏi nhưng 17 tuổi anh Long tình nguyện nhập ngũ và được bổ sung vào Đồn BP Vĩnh Xương (An Giang) đúng thời điểm cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đang diễn ra ác liệt. Ngày 27/2/1978, lính Pol Pot ồ ạt đánh chiếm trạm kiểm soát của đồn nằm ở kinh Năm Xã, Hoàng Kim Long vác ĐKZ bắn liên tục 21 quả đạn, dập tắt 4 hỏa lực đại liên và 12 li 7, bắn chặn các cánh quân của địch, giữ vững vị trí tiền tiêu.
Ngày 14/4/1978, cả lữ đoàn Pol Pot đánh vào các vị trí của trạm và Đồn BP Vĩnh Xương ở khu vực chùa Thầy Bảy. Trong trận này, địch dùng cối 120, ĐKZ, pháo 105, 130 li đánh suốt 3 ngày đêm và vây 3 mặt khiến bộ đội bắn gần hết đạn. Đến ngày 18/4/1978, lính Pol Pot bố trí hỏa lực ở cánh đồng bắn vào chốt.
Phát hiện chỗ yếu của địch là để lộ mục tiêu trên đồng trống, Hoàng Kim Long đã dùng ĐKZ liên tục cơ động diệt 4 hỏa điểm của địch, trong đó có 2 đại liên, 2 khẩu 12 li 7. Khi bắn tới quả đạn thứ 17 tiêu diệt thêm 2 khẩu ĐKZ và đang lắp quả đạn thứ 18 thì anh Long trúng đạn, hy sinh ở tuổi 19. “Khi trận chiến đấu kết thúc, toàn đơn vị đã lao tới ôm lấy anh và khóc. Nếu không có Long, chúng tôi thương vong rất nhiều”, đại tá Phong nhớ lại và kể: “Tự nguyện làm xạ thủ ĐKZ 82, anh Long mày mò nghiên cứu, tìm cách bắn ĐKZ không chân (ứng dụng) ở mọi địa hình, mọi điều kiện.


Khẩu ĐKZ 82 do anh cải tiến bắn rất chính xác, đỡ tốn đạn mà hiệu suất diệt địch cao. Vừa có kỹ thuật giỏi, vừa có lòng dũng cảm cộng với lối đánh táo bạo, linh hoạt, anh đã làm kẻ thù nhiều phen khiếp sợ. Từ tháng 7/1977 - 4/1978, anh Long chiến đấu 35 trận, diệt 9 cụm hỏa lực và 50 tên địch”.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM - NỖI OAN 30 NĂM

Tính từ khi quân Pol Pot gây hấn biên giới Việt Nam cho đến ngày sự thật được phơi bày khi những kẻ cầm đầu Khmer đỏ bị xét xử là hơn 30 năm (1975 - 2006).

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM - NỖI OAN 30 NĂM
Quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia
 Sau sự kiện 30/4/1975, quân Pol Pot đã tiến hành xâm lấn biên giới Việt Nam mà đầu tiên là đảo Phú Quốc (04/5/1975) rồi tới đảo Thổ Chu, giết chết 500 thường dân. Chúng gây ra hàng loạt cuộc thảm sát nhân dân biên giới Việt - Cam.
Tháng 4/1977, quân Pol Pot tiến sâu 10 km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát một số lớn dân thường.
Tới ngày 25/9, 4 sư đoàn quân Pol Pot đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích.
Tính từ tháng 5/1975 đến ngày 23/12/1978, Pol Pot đã giết hại hơn 5.000 dân thường Việt Nam, làm bị thương gần 5.000 người, bắt và đưa đi thủ tiêu hơn 20.000 người. Chủ trương của quân Pol Pot là “chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam”.
Ngày 31/12/1977 Việt Nam đưa vào Campuchia 6 sư đoàn bộ binh đánh sâu vào đất Campuchia giải thoát cho một số cán bộ quan trọng của Campuchia trong đó có Thủ tướng tương lai Hun Sen. Cuộc tấn công này được xem là lời “cảnh cáo” cho chính quyền Khmer Đỏ.
Việt Nam đề nghị đàm phán nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng Pol Pot nhiều lần từ chối, và giao tranh lại tiếp diễn. Từ tháng 12/1977 đến tháng 6/1978, hơn 30 vạn thường dân Việt Nam phải di tản vào sâu trong nội địa.
Ngày 13/12/1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc, chính quyền Khmer Đỏ đã huy động 19 trong 23 sư đoàn (khoảng 80.000 đến 100.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Trước tình hình đó Việt Nam bắt đầu đánh trả với lực lượng được chỉ huy bởi tướng Lê Trọng Tấn:
+ Bộ binh: Quân đoàn 2 (Sư 304, 325), Quân đoàn 3 (Sư 10, 31, 320, 302), Quân đoàn 4 (Sư 7, 9, 341, 2 - Lữ đoàn 22 thiết giáp, Lữ đoàn 24 pháo binh, Lữ đoàn 25 công binh), Quân khu 5 (Sư 307, 309 - Lữ đoàn đặc công 198), Quân khu 7 (Sư 5, 302, 303, Trung đoàn đặc công 117, Trung đoàn 262 pháo binh, Trung đoàn 26 thiết giáp, Trung đoàn công binh E25 QK7), Quân khu 9 (Sư đoàn 4, 330, 339);
+ Hải quân: Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 và Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101;
+ Không quân: Đoàn 901 không quân (Sư đoàn không quân 372, Trung đoàn 921) + Và hơn một vạn quân thuộc Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia (UFNSK) (là Chính phủ kháng chiến được thành lập bởi Hun Sen).
Từ tháng 6/1977 đến tháng 12/1978, quân tình nguyện Việt Nam đã tiêu diệt 38.563 quân Khmer đỏ, bắt sống 5.800 lính khác. Kết thúc cuộc chiến, quân tình nguyện Việt Nam tiêu diệt hơn 10 vạn quân Pol Pot.
 Đến ngày 07/01/1979, Phnom Penh được giải phóng nhưng 10 năm sau, cuộc chiến tranh mới kết thúc, hơn 3 triệu dân Campuchia chết dưới nạn diệt chủng của Pol Pot. Cuộc chiến kết thúc với thiệt hại của Việt Nam là khoảng 50 - 55 ngàn quân nhân hi sinh hoặc mất tích và 200 ngàn người bị thương, hơn 55 ngàn dân thường chết hoặc bị thương (riêng tỉnh Bình Định đã có gần 10 ngàn liệt sĩ).

Cái nhìn của quốc tế và khó khăn của Việt Nam

Các đợt tấn công của quân Pol Pot mang tính chất xâm lược lãnh thổ Việt Nam.
- Cuộc chiến biên giới Tây Nam là cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng theo điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc. Đây là cuộc chiến nhân đạo giúp Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng và giúp họ xây dựng chính quyền Campuchia mới.
Quan điểm của quốc tế: Ngoài Liên Xô ra thì cả khối XHCN và khối TBCN đều ủng hộ chính quyền Khmer đỏ và cho rằng Việt Nam đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia.
Phương Tây và Trung Quốc đều viện trợ nhân đạo cho chính quyền Khmer đỏ mà trong đó chính Trung Quốc là nước viện trợ tích cực nhất cho chính quyền Khmer đỏ (nếu không muốn nói chính Trung Quốc đã hậu thuẫn cho chính quyền Khmer đỏ tấn công Việt Nam).
Phương Tây mà đứng đầu là Mỹ đã tuyên truyền: Việt Nam đang “thuộc địa hóa” Campuchia theo thuyết “chủ nghĩa bành trướng của cộng sản” mà họ nêu lên vài thập kỉ trước. Họ gọi Việt Nam là Đế chế Cộng sản ở Đông Dương, rằng Hà Nội muốn thành lập một Liên bang Đông Dương và lãnh đạo 3 nước Đông Dương.
Trong khi đó, chính phủ Lào vẫn giữ tính trung lập (sau này trong cuốn Red Brotherhood at war - Chân lý thuộc về ai, tác giả có nói đó là “sự lu mờ của chủ nghĩa cộng sản trung lập” để chỉ Chính phủ Lào).
Chính phủ Thái Lan thì không công nhận cuộc chiến của Việt Nam, đến năm 1982 thì bắt đầu xung đột với quân tình nguyện Việt Nam ở biên giới Thái-Cam, để Khmer đỏ đóng quân ở đấy và nhận viện trợ từ Phương Tây và Trung Quốc, đến năm 1988 thì chấm dứt.
Hồi ký của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Trần Quang Cơ có đoạn: ngoài Trung Quốc và Singapore, tất cả các thành viên trong cuộc họp ngày 16/8/1989 đều thừa nhận hành vi diệt chủng của Khmer Đỏ.
Và theo cựu ngoại trưởng Singapore Bilahari Kausikan thì lúc đó Mỹ cảnh báo Singapore rằng sẽ có “máu đổ trên sàn nhà” nếu Singapore không chịu ủng hộ Khmer Đỏ, nói cách khác Singapore bị Mỹ ép phải ủng hộ Khmer Đỏ để bảo vệ lợi ích tối cao của Mỹ.

Khó khăn của Việt Nam.

Về kinh tế: Cùng với việc hậu thuẫn cho chính quyền Khmer đỏ xâm lược Việt Nam, từ năm 1976 Trung Quốc đã ngừng gói viện trợ không hoàn lại 500.000 tấn gạo hàng năm và cắt việc cung cấp hàng tiêu dùng. Khó khăn càng nhiều khi các nước khác viện trợ nhỏ giọt và tiếp đó là lũ lụt năm 1978 - trận lụt lớn nhất trong 60 năm làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ.
Phương Tây sau đó chỉ còn Pháp viện trợ số lượng ít, các nước tư bản khác vẫn chờ phản ứng của Mỹ (mà Mỹ lại siết chặt cấm vận).
Khó khăn đã khiến khẩu phần ăn trong nước bị giảm xuống 1kg gạo/tháng, kể cả quân tình nguyện trên đất Campuchia cũng bị cắt giảm như vậy. Mặc dù vậy, năm 1979 Việt Nam vẫn viện trợ cho Cộng hòa Nhân dân Campuchia 120.000 tấn lương thực.
Về chính trị - quân sự: Trung Quốc bắt đầu gây hấn ở Biển Đông và các tỉnh phía Bắc Việt Nam mà đỉnh điểm là cuộc xâm lược toàn tuyến biên giới 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 1979 và sau đó là “Sự kiện Gạc Ma” năm 1988.
Tháng 4/1981 Việt Nam đã thể hiện việc sẵn sàng rút tất cả quân tình nguyện khỏi Campuchia nếu Trung Quốc ký một hiệp ước không xâm lược Việt Nam, Lào và Cộng hoà nhân dân Campuchia. Nhưng Trung Quốc kiên quyết không chấp nhận đề nghị trên.
Chiến tranh kết thúc: Tính đến năm 1986 thì lực lượng Khmer đỏ hầu như tan rã nhưng Việt Nam vẫn duy trì hàng rào quân sự tại biên giới Lào-Campuchia với 150 ngàn quân. Tới tháng 9/1989 thì rút hoàn toàn về nước. Năm 1992 - 1993 thì lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Campuchia tạm thời quản lý đất nước này.
Tháng 12/1999, Ta Mok và các thủ lĩnh còn lại đầu hàng, Khmer Đỏ trên thực tế chấm dứt sự tồn tại.
Năm 2006 phiên tòa xét xử tội ác Khmer đỏ được thành lập, ngày 26/7/2011 phiên tòa xét xử phiên đầu tiên. Cuộc chiến 10 năm của Việt Nam có kết quả.

Và trên hết, thế giới đã nợ Việt Nam một lời xin lỗi.