KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

BÌNH LUẬN TRƯỚC TRẬN ĐẤU: BÓNG ĐÁ VÀ QUAN CHỨC

Trước trận Chung kết lượt về AFF Suzuki Cup 2018 diễn ra vào lúc 19:30 ngày 15/12/2018 tại sân Mỹ Đình giữa Việt Nam và Malaysia, người hâm mộ Việt Nam đang đếm từng giây phút, sắc màu đỏ đang dần bao phủ mọi con đường, khu dân cư cho đến các trang MXH.

BÌNH LUẬN TRƯỚC TRẬN ĐẤU: BÓNG ĐÁ VÀ QUAN CHỨC

Chưa bao giờ tình yêu bóng đá của người Việt mãnh liệt như vậy.
Trước đây mặc dù nhiều người vẫn có tình yêu với bóng đá Việt Nam nhưng không thực sự sâu đậm, thậm chí có người từng thề sẽ không bao giờ xem đội tuyển Việt Nam đá bởi vì họ mất niềm tin vào sự trong sạch của bóng đá Việt Nam chứ không phải là trình độ hay đẳng cấp của đội tuyển.
Cho đến khi những người tâm huyết làm bóng đá xây dựng thương hiệu của CLB, hướng đến nền bóng đá sạch, đẹp mọi thứ bắt đầu thay đổi. Từ lứa U19 đến U23 và bây giờ là Đội tuyển quốc gia với nòng cốt là cầu thủ trẻ được đào tạo chuyên nghiệp, có tài, có đức với những chiến công vượt trội so với thế hệ đàn anh đã khơi dậy, củng cố, phát triển tình yêu bóng đá Việt Nam. Để hôm nay, trước giờ bóng lăn, mọi câu chuyện, vấn đề xã hội dường như được gác lại, tất cả chỉ còn lại là bóng đá và bóng đá.
Ngay cả sự kiện nổi bật của ngày thứ 6, hai cựu thứ trưởng Bộ Công an bị khởi tố cũng không được người dân quan tâm. Nhiều người xem là điều bình thường vào mỗi chiều thứ sáu hàng tuần. Nếu có quan tâm cũng chỉ là cái tắc lưỡi, những câu chửi cửa miệng, những nụ cười chua chát...
Đã đến thời điểm, niềm tin, tình cảm của người dân cạn kiệt bởi sự tha hóa của một bộ phận không nhỏ quan chức cao cấp. Tuy nhiên, cũng đã bắt đầu hồi sinh niềm tin, tình cảm của người dân và“người đốt lò để cho ra lò những viên gạch chất lượng, một thế hệ mới, thế hệ trẻ, những quan chức liêm chính.
Chính trị cũng không khác gì bóng đá. Tình cảm, niềm tin của người dân luôn được đặt đúng chỗ.
Với niềm tin và tình cảm mãnh liệt, sự kỳ vọng của người hâm mộ, chắc chắn rằng Đội tuyển Việt Nam sẽ là đội giành chiến thắng cuối cùng. 
 TS Đoàn Văn Báu

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Lượt đi chung kết AFF Cup 2018: Hòa Malaysia 2-2, Việt Nam giành lợi thế trước trận lượt về

Sớm có được hai bàn dẫn trước chỉ trong 25 phút đầu tiên, tuy nhiên đội tuyển Việt Nam lại không giữ được lợi thế đó và để chủ nhà Malaysia gỡ hòa 2-2 ở trận lượt đi chung kết AFF Cup 2018. Tỷ số này giúp thầy trò HLV Park có được đôi chút lợi thế trước trận lượt về sau đây bốn ngày tại Mỹ Đình.

Lượt đi chung kết AFF Cup 2018: Hòa Malaysia 2-2, Việt Nam giành lợi thế trước trận lượt về
Tiền đạo Đức Chinh thi đấu năng nổ nhưng tỏ ra không có duyên ở trận này.
Bước vào cuộc so được dự đoán là vô cùng khó khăn tại “chảo lửa” Bukit Jalil của Malaysia, HLV Park Hang Seo một lần nữa khiến giới chuyên môn và người hâm mộ bất ngờ bởi những quyết định về nhân sự trong đội hình xuất phát. Đã có hai sự thay đổi được vị chiến lược gia người Hàn Quốc thực hiện so với trận bán kết gần nhất gặp Philippines khi Huy Hùng được tin dùng ngay từ đầu thay cho Xuân Trường; bên cạnh đó là sự xuất hiện bất ngờ của Đức Chinh ở vị trí cao nhất trên hàng công của Việt Nam, thế chỗ cho Tiến Linh.
Đội tuyển Việt Nam là những người nhập cuộc có phần tốt hơn khi giành được phần lớn quyền chủ động trong khoảng hơn năm phút đầu. Sau những phút để đội khách lấn lướt hơn đôi chút, các học trò của HLV Tan Cheng Hoe dần lấy lại được sự bình tĩnh và tổ chức được những đợt tấn công đầu tiên về phía khung thành của thủ môn Văn Lâm. Nhìn chung hai đội đều thi đấu khá chậm rãi và tỏ rõ ý đồ thăm dò đối phương dù đã từng gặp nhau cách đây không lâu tại vòng bảng.
Hơn 1/3 thời gian hiệp 1 trôi qua, khán giả có mặt tại sân Bukit Jalil mới được chứng kiến pha dứt điểm đầu tiên. Xuất phát từ pha tạt bóng từ cánh trái của đồng đội, Zaquan băng vào đánh đầu đi chệch cột dọc khung thành Việt Nam. Cánh trái cũng là hướng tấn công chủ đạo của đội chủ nhà những phút đã qua.
Trong một thế trận có phần bị lép vế hơn đôi chút, bất ngờ đội khách vượt lên với bàn mở tỷ số bất ngờ từ tình huống phản công nhanh sở trường. Phút 22, Văn Hậu có pha tỉa bóng thuận lợi từ trung lộ cho Văn Đức thoát xuống rất thoáng bên cánh trái. Sau pha đi bóng lắt léo loại bỏ hậu vệ của Malaysia, cầu thủ người Nghệ An nhả bóng lại vào vòng cấm nhưng bị cản phá, tuy nhiên Huy Hùng có mặt kịp thời để đệm bóng cận thành đưa “những ngôi sao vàng” vượt lên dẫn 1-0.
Khi mà đội bóng áo vàng còn chưa kịp “hoàn hồn” sau pha phản công và bị thủng lưới chớp nhoáng, các học trò của HLV Park gần như ngay lập tức có được bàn nhân đôi cách biệt. Lại là Văn Đức sắm vai người kiến tạo, lần này là pha trả ngược về tuyến hai để Đức Huy băng lên dứt điểm hiểm hóc bằng chân trái từ khoảng cách hơn 20m, bóng găm thẳng vào góc xa khiến pha bay người của thủ thành Farizal trở nên vô nghĩa. 2-0 nghiêng về Việt Nam sau 25 phút thi đấu đầu tiên.
Khí thế tưng bừng với hai bàn dẫn trước, đội tuyển Việt Nam tiếp tục tạo được cơ hội ngon ăn. Phút 31, Quang Hải có pha chọc khe tinh tế để đồng đội Hà Đức Chinh thoát xuống đối mặt với thủ môn, đáng tiếc là pha bấm bóng của tiền đạo đang đầu quân cho CLB SHB Đà Nẵng lại quá “hiền”, dễ dàng bị thủ thành Farizal “bắt bài”.
Không chấp nhận một thất bại ngay trên sân nhà, đội tuyển Malaysia như “bừng tỉnh”, nhanh chóng dâng cao đội hình nhằm tìm kiếm bàn gỡ. Những nỗ lực gây sức ép của họ được đền đáp với bàn rút ngắn tỷ số xuống 1-2 của trung vệ Shahrul Saad sau pha đánh đầu cận thành không thể cản phá từ quả đá phạt bên phía cánh trái ở phút 36.
Hy vọng gỡ hòa của đội bóng áo vàng bị ảnh hưởng nặng nề khi HLV Tan Cheng Hoe bắt buộc phải sử dụng sự thay đổi người ngoài ý muốn, Narizul Naim dính chấn thương và buộc phải rời sân nhường chỗ cho Adam Nor. Tỷ số 2-1 nghiêng về Việt Nam cũng là kết quả của 45 phút đầu tiên.
Trở lại sau giờ nghỉ, đội tuyển Malaysia nhanh chóng tăng tốc. Phút 53, Tiến Linh vào sân thay cho Đức Chinh với hy vọng làm mới hàng công của HLV Park. Chỉ bốn phút sau khi vào sân, tiền đạo của Becamex Bình Dương có cơ hội rất tuyệt vời khi đối mặt với thủ môn đội bạn, đáng tiếc là chân sút sinh năm 1997 lại không thể dứt điểm khi thủ thành Farizal đã sớm phán đoán và băng lên khép góc.
Phút 60, đội chủ nhà có được quả đá phạt trực tiếp ở ngay sát vạch 16m50, tiền vệ Safawi Rasid thực hiện pha sút phạt hiểm hóc để ghi bàn gỡ hoà 2-2 cho đội chủ nhà. Ở tình huống này, thủ thành Văn Lâm có ý định “bắt bài” đội bạn khi chủ động bay người ở góc gần, đáng tiếc là cú sút của Safawi vào góc xa lại quá nhanh và hiểm. Các học trò của HLV Tan Cheng Hoe đưa trận đấu về vạch xuất phát khi 2/3 thời gian thi đấu vừa trôi qua.
Sau bàn thua, các cầu thủ Việt Nam vẫn cho thấy sự bình tĩnh khi liên tiếp có được những pha phản công đáng chú ý. Phút 65, lại là Quang Hải với nhãn quan chiến thuật tuyệt vời một lần nữa đưa đồng đội Văn Đức vào tư thế đối mặt. Đáng tiếc là trong tình huống một-một, cầu thủ của Sông Lam Nghệ An lại tỏ ra hơi chậm và để hậu vệ đối phương kịp thời lùi về phá bóng. Chỉ hai phút sau, chính Quang Hải có cơ hội với cú sút sệt rất căng hơi chếch về phía cánh trái, tuy nhiên bóng đi chệch cột dọc.
Chủ nhà Malaysia với lối chơi đậm chất thể lực đã khắc chế khá tốt sự khéo léo, nhanh nhẹn của các cầu thủ Việt Nam. Tuy nhiên cùng với đó là hàng loạt pha phạm lỗi thô bạo và hệ quả là hơn nửa đội hình của Malaysia phải nhận thẻ vàng cảnh cáo. Những phút cuối trận, HLV Park thực hiện hai sự điều chỉnh nhân sự nhằm cân bằng lối chơi của đội tuyển, Công Phượng vào sân thay Đức Huy và Văn Đức rời sân nhường chỗ cho Hùng Dũng.
Tình huống đáng chú ý cuối cùng của trận đấu là pha đổ người chính xác của thủ môn Văn Lâm để cản phá cú sút phạt chìm đầy khó chịu của cầu thủ bên phía Malaysia. Pha đẩy bóng xuất sắc chẳng khác gì một bàn thắng cho Việt Nam. 2-2 cũng là tỷ số cuối cùng của cuộc so tài tại Bukit Jalil.
Dù để hòa đáng tiếc ở trận lượt đi này sau những pha ghi bàn ở tình huống cố định của đối thủ, tuy nhiên thực tế đội tuyển Việt Nam đang nắm trong tay không ít lợi thế trước khi bước vào trận lượt về khi ghi được hai bàn trên sân khách. Với sự cổ vũ cuồng nhiệt của người hâm mộ tại Mỹ Đình sau đây bốn ngày, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào chức vô địch AFF Cup dành cho thầy trò HLV Park ngay trên sân nhà Việt Nam.



Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

CẦN ỨNG XỬ CÓ VĂN HÓA KHI SỬ DỤNG CỜ TỔ QUỐC ĐỂ CỔ VŨ BÓNG ĐÁ

Tại các giải thi đấu thể thao ở các đấu trường quốc tế và khu vực, khi có vận động viên đạt giải, chúng ta có quyền tự hào, xúc động dõi theo cờ Tổ quốc Việt Nam từ từ được kéo lên cao sánh vai cùng Quốc kỳ của quốc gia khác. 

Những năm gần đây, khi bóng đá Việt Nam có nhiều khởi sắc với những pha bóng đẹp, những trận cầu xuất sắc với những hình ảnh vì màu cờ sắc áo của cầu thủ trên sân thì trên khán đài, ngoài đường phố - cầu thủ thứ 12 với một rừng cờ đỏ sao vàng đã làm cho chúng ta bồi hồi, xao xuyến nhớ về những ngày 30/4 lịch sử rợp cờ đỏ sao vàng bừng bừng khí thế quyết giành cho được độc lập, thống nhất của cha anh chúng ta.


CẦN ỨNG XỬ CÓ VĂN HÓA KHI SỬ DỤNG CỜ TỔ QUỐC ĐỂ CỔ VŨ BÓNG ĐÁ
Nghệ sĩ Chiều Xuân với lá cờ Tổ quốc sau khi Việt Nam thắng Campuchia 3-0 vào tối 24/11/2018
Lá cờ đỏ sao vàng - cờ Tổ quốc Việt Nam; đó là Lá cờ duy nhất hiện có giá trị ngoại giao - pháp lý trên chính trường quốc tế. Lá cờ đỏ sao vàng mang giá trị tinh thần của quốc gia, dân tộc Việt Nam; là một trong những biểu tượng thiêng liêng, đã được kết tinh bằng xương máu của bao thế hệ đồng bào mới có được nên phải luôn được đặt ở những nơi trang trọng nhất. Chúng ta luôn yêu mến những người yêu quý lá cờ đỏ sao vàng, sử dụng lá cờ đỏ sao vàng trong các sự kiện quan trọng. Nhìn hình ảnh những người cổ vũ bóng đá dán cờ đỏ sao vàng lên xe, trên trán, mặc áo cờ đỏ, đội nón cũng in hình cờ đỏ đang siết chặt tay nhau trên khán đài hoặc đi bão tôi thật sự xúc động.
Tuy nhiên, cờ Tổ quốc phải được giữ trang nghiêm khi vẽ trên quần áo, xe cộ. Sau khi sử dụng phải được cất giữ cẩn thận; những người mặc áo, đội nón có in hình lá cờ Tổ quốc thì hành vi lời nói của mình cũng phải chuẩn mực, không nên tùy tiện, hoặc vì vô tình hay cố ý làm giảm cái mục đích ban đầu vì sao mình khoác áo đó lên người mình.
Chúng ta mạnh mẽ phê phán với những biểu hiện, hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực với lá cờ đỏ sao vàng - lá cờ Tổ quốc để bảo vệ sự trang nghiêm của lá cờ Tổ quốc và còn làm gương cho các thế hệ mai sau trong ứng xử với lá cờ đỏ sao vàng.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

BIỂU TÌNH Ở PHÁP: VÀI SUY NGHĨ VỀ CÁI GỌI LÀ “YÊU NƯỚC CHỐNG TÀU” Ở VIỆT NAM

Cảnh người Pháp tiến hành biểu tình chống chính sách bóc lột của chính phủ, họ mong muốn có một chính phủ vì dân nên đã giương cao lá cờ của Việt Nam: Một quốc gia vốn là thuộc địa của Pháp trong quá khứ. Việt Nam đã trở thành biểu tượng của lòng quả cảm trong những năm chiến tranh chống Pháp, rồi chống Mỹ xâm lược. Ngày nay Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

BIỂU TÌNH Ở PHÁP VÀI SUY NGHĨ VỀ CÁI GỌI LÀ “YÊU NƯỚC CHỐNG TÀU” Ở VIỆT NAM

Ông Gilles Figùeres, một đảng viên cộng sản bày tỏ: “Việt Nam là một dân tộc bé nhỏ nhưng đã dám chống lại cường quốc mạnh nhất trên thế giới. Dân tộc đó đã trải qua bao mất mát hy sinh để giành lại được độc lập, tự do. Khi chiến tranh kết thúc, các bạn lại bắt tay vào xây dựng lại đất nước mà không có sự trợ giúp nào từ bên ngoài, đặc biệt là từ Mỹ, trong khi lẽ ra họ phải bồi thường cho Việt Nam vì những nỗi đau mà họ đã gây ra. Vì lòng quả cảm trong những năm chiến tranh cũng như nỗ lực vượt qua các thách thức sau đó, tôi luôn ngưỡng mộ Việt Nam và sẽ mãi gắn bó với dân tộc Việt Nam”. 
Trong khi đó, ở Việt Nam một số kẻ biểu tình lấy danh nghĩa là “yêu nước, chống Tàu” nhưng lại giương cao lá cờ Hoa Kỳ.
Như vậy, ta có thể hiểu người Pháp giương cao lá cờ Việt Nam như một biểu tượng của sự lòng quả cảm chống bất công, bóc lột, vì sự bình đẳng, ấm no và hạnh phúc. Còn một số kẻ lợi dụng dân chủ tham gia biểu tình với cái gọi là “yêu nước, chống Tàu” kia thì ta có thể hiểu rằng thực ra họ đang chống Tàu cho bố Mỹ của họ./.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

AFC phạt VFF 12.500 USD do CVĐ Việt Nam đốt pháo sáng tại Asiad 18


     Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã có văn bản gửi Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) thông báo về quyết định phạt VFF 12.500 USD do các CĐV Việt Nam có hành vi đốt pháo sáng trên khán đài trong trận đấu giữa Olympic Việt Nam và Olympic Hàn Quốc ở trận bán kết môn bóng đá nam Asiad 18.


AFC phạt VFF 12.500 USD do CVĐ Việt Nam đốt pháo sáng tại Asiad 18
Hình ảnh các CĐV Việt Nam đốt pháo sáng trên khán đài, vi phạm quy định của AFC.
    Ở trận đấu này, đã có rất đông các cổ động viên (CĐV) Việt Nam lặn lội từ quê nhà sang Indonesia để cổ vũ tinh thần cho thầy trò HLV Park Hang-seo. Họ đã cùng với các CĐV của Hàn Quốc tạo nên bầu không khí rất sôi động tại SVĐ Pakansari. Tuy nhiên, trong lúc các cầu thủ đội tuyển Olympic Việt Nam đang thi đấu đầy nỗ lực trước đối thủ mạnh Olympic Hàn Quốc, một nhóm các CĐV quá khích của Việt Nam đã đốt pháo sáng trên khán đài, gây ảnh hưởng đến trận đấu cũng như ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an ninh, an toàn. Vì lý do này, căn cứ điều 65.1 của Bộ luật kỷ luật và đạo đức của AFC, AFC đã quyết định xử phạt VFF 12.500 USD.
     AFC đồng thời cũng đưa ra cảnh báo nếu CĐV Việt Nam tiếp tục đốt pháo sáng trong các trận đấu quốc tế của các ĐTQG Việt Nam, bóng đá Việt Nam sẽ phải đối diện với hình thức kỷ luật nặng hơn như sẽ bị đưa sang sân trung lập thi đấu hoặc đóng cửa sân thi đấu.

AFC phạt VFF 12.500 USD do CVĐ Việt Nam đốt pháo sáng tại Asiad 18
Hãy cùng chung tay bảo vệ quyền lợi và hình ảnh của bóng đá Việt Nam, khán giả hâm mộ bóng đá Việt Nam tại đấu trường quốc tế.
       Để không làm tổn hại đến hình ảnh của bóng đá Việt Nam, hình ảnh của các CĐV bóng đá Việt Nam cũng như đảm bảo quyền lợi cho các đội tuyển và cho đông đảo người hâm mộ, VFF đề nghị các CĐV Việt Nam hãy đồng lòng "Nói không với pháo sáng". Hãy cổ vũ hoặc ăn mừng chiến thắng một cách văn minh, cuồng nhiệt mà không vi phạm Quy định kỷ luật của Ban Tổ chức giải cũng như luật pháp Việt Nam và các nước sở tại, đặc biệt là tại AFF Suzuki Cup 2018 sắp tới.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Nhiều thông tin sai lệch liên quan đến sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào


Những ngày qua, các trang báo điện tử, facebook cá nhân đã liên tục đăng tải nhiều thông tin sai lệch liên quan đến sự cố vỡ đập thủy điện tại tỉnh Attapeu, CHDCND Lào gây ra dư luận trái chiều, tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân. Theo đó, cần làm rõ một số thông tin như sau:

Nhiều thông tin sai lệch liên quan đến sự cố vỡ đập Thủy điện tại Lào

Sự cố vỡ đập ở Lào có gây ngập, lụt ở đồng bằng Sông Cửu Long???

Trả lời câu hỏi của Báo chí việc vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cho biết: “Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã tìm hiểu, cũng như Thủ tướng Chính phủ đã trao đổi với phía Lào, cho thấy: Đây là đập đang trong quá trình thi công và bắt đầu tích nước hơn nữa dung tích thiết kế là 1,034 tỉ m3 chứ không phải 5 tỉ m3 như các báo đưa. Ông Thắng cũng cho biết các cơ quan khoa học của Việt Nam đã tính toán lưu lượng nước về từ thủy điện chặn dòng, cụ thể: Khi nước về đến Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) có thể mực nước ở khu vực này sẽ chỉ dâng lên khoảng 5 cm, không ảnh hưởng gì nhiều so với hiện nay. Như vậy, không có thông tin cho rằng khi lượng nước từ hồ chứa thủy điện tràn về sẽ gây lũ lụt cho vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Nhà thầu Việt Nam liên quan thế nào đến sự cố vỡ đập???

Nhiều thông tin sai lệch liên quan đến sự cố vỡ đập Thủy điện tại Lào
Gói thầu mà nhà thầu Việt Nam tham gia tại dự án thuỷ điện bị vỡ đập ở Lào (ảnh CMVietnam).
Nhà thầu Việt Nam CMVietnam là nhà thầu phụ thi công 2 gói thầu các hạng mục thuộc cụm nhà máy dự án thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy, tỉnh Attapeu, CHDCND Lào. CMVietnam là nhà thầu phụ cho SK Engineering & Construction (Hàn Quốc) với 2 gói thầu, gồm: Gói số 9: thi công xây dựng nhà máy, đường ống áp lực, trạm phân phối điện và Gói số 3: thi công hệ thống cơ điện (M&E): điều hòa, thông gió, phòng cháy, chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc. Đại diện CMVietnam cũng cho biết: “Sự cố vừa xảy ra tại một hạng mục đập thuộc cụm đầu mối của dự án, cách khoảng 180km từ vị trí CMVietnam đang thi công và không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến công việc, nhân sự và thiết bị của CMVietnam”. Như vậy, việc nhà thầu Việt Nam tham gia gói thầu xây dựng thủy điện tại Lào hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự cố vỡ đập cũng như phía nhà thầu không bị ảnh hưởng về nhân sự, thiết bị bởi sự cố.

Phương Hiền

Nước bạn Lào: Lời nguyện cầu từ Việt Nam


Vụ việc vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy, tỉnh Attapeu, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vào lúc 20h ngày 23/7/2018, được đánh giá là thảm họa, chưa từng có trong lịch sử.

Không thảm họa sao được, khi với một khối lượng nước khổng lồ lên tới 5 tỉ m3 nước, tương đương 2 triệu bể bơi tiêu chuẩn Olympic đổ xuống (theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, cho biết: Dung tích thiết kế là 1,034 tỉ m3 chứ không phải 5 tỉ m3), nhấn chìm một vùng rộng lớn, làm hàng trăm người chết và mất tích, hàng nghìn ngôi nhà bị biển nước cuốn trôi, hàng nghìn người rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất. Những ngày tới con số thương vong chắc chắn sẽ không ngừng tăng lên và hệ lụy của nó sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới.

Nước bạn Lào: Lời nguyện cầu từ Việt Nam
Hiện trường vỡ đập tại Lào
Người anh em, người bạn chiến đấu thủy chung, trước sau như một của Việt Nam đang cần sự động viên, cảm thông và chia sẻ bởi chúng ta. Dù chỉ là lời cầu nguyện thì hãy cầu nguyện bằng trái tim của mình, như những người thân trong một gia đình, nguyện cầu cho thảm họa này sớm qua đi, nhân dân Lào sẽ sớm khắc phục, ổn định lại cuộc sống. Lịch sử quan hệ Việt - Lào được đánh giá như “môi hở, răng lạnh”, có mối quan hệ tương hỗ với nhau, khi mà núi liền núi, sông liền sông. Không cầu nguyện, sát cánh lúc này sao được, khi mà, thực dân Pháp sang đây bằng vũ khí, bom đạn, biến chúng ta thành thuộc địa, cướp bóc tài nguyên, thực hiện chính sách “ngu dân”, thì anh em các bộ tộc Lào đã sát cánh cùng chúng ta đánh đuổi chúng. Không đùm bọc sao được khi mà, nếu không có đất Lào làm căn cứ địa, liệu rằng sẽ có con đường Trường Sơn huyền thoại, liệu có vang lên lời hiệu triệu toàn dân “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, để hậu phương miền Bắc luôn sẵn sàng chi viện cho chiến trường Miền Nam, để chúng ta đi đến chiến thắng cuối cùng trong ngày 30/4 lịch sử. Không thương yêu sao được, khi mà rất đông các nước trên thế giới, đứng đầu là Mỹ cấm vận chúng ta khi chúng ta tiêu diệt chế độ diệt chủng Polpot, giải phóng Campuchia, nước Lào vẫn một lòng một dạ đứng bên ta khắc phục những khó khăn. Và hiện nay, họ tạo những điều kiện không thể tốt hơn, không so đo, tính toán cặn kẽ từng đồng thuế một để cho ta qua đầu tư, làm ăn, để cùng nhau phát triển. Thế nên, mới có bao thế hệ người Việt sinh sống ở Lào và ngược lại bao nhiêu người Lào đến học tập, sinh sống và làm việc tại Việt Nam, và họ luôn xem đất nước là quê hương thứ hai của mình. Họ - những người anh em Lào chưa bao giờ phản bội chúng ta! 
Nước bạn Lào: Lời nguyện cầu từ Việt Nam
"Việt - Lào hai nước chúng ta - Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long"
Hãy cầu nguyện cho người anh em Lào. Tất nhiên là nó chẳng làm nước rút ngay đâu, nhưng đó là trái tim, truyền thống “tương thân, tương ái” của người Việt Nam, để chứng tỏ rằng người Việt Nam biết đâu là bạn bè bình thường, đâu là đối tác, còn đâu là những người anh em son sắc, thủy chung như Lào. Hãy phát huy truyền thống, tình cảm thiêng liêng, chan chứa và thấm đượm nghĩa tình như lời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Việt - Lào hai nước chúng ta - Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. 

ĐỜI CÁT


Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ



Một sáng cuối tuần tại sân bay Los Angeles, 15 người đàn ông bắt tay, trò chuyện rồi lên chiếc máy bay đến nơi mà họ từng muốn thoát khỏi đó mãi mãi - Việt Nam. 

Hầu hết những người trong đoàn chưa bao giờ gặp nhau trước đây, nhưng họ có một mối gắn kết mà ít ai hiểu được. Là các cựu binh của một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử Mỹ, họ đang quay trở lại chiến trường mà họ từng tham chiến gần 50 năm trước. Mỗi người có những lý do khác nhau và phức tạp để thực hiện chuyến đi này.

Đặt chân xuống Đà Nẵng

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ
Các cựu binh Mỹ Jorge Azpeita (trái) và Steven Haas ngồi trên xe Jeep đi thăm Đà Nẵng hôm 25/02. Ảnh: Stars and Stripes

Trên đoàn xe Jeep màu olive mang biển số Đà Nẵng, 15 cựu binh từng phục vụ ở đây hoặc quanh thành phố biển này dạo qua những con phố ngày chủ nhật, thu hút sự chào đón từ người dân địa phương.

Theo Stars and Stripes, chuyến đi Việt Nam của 14 lính thủy đánh bộ và một sĩ quan bệnh viện Hải quân này do tổ chức phi lợi nhuận mang tên The Greatest Generations Foundation tổ chức.

“Mọi người thật tuyệt vời. Những người đứng dọc đường và vẫy chào khi chúng tôi đi qua, tất cả đều mỉm cười, vẫy tay và vui mừng. Thật tuyệt khi được chứng kiến cảnh đó”, ông Steven Berntson, người đóng quân ở Đà Nẵng và nhiều nơi thuộc miền Trung Việt Nam, giai đoạn 1967 - 1968, nói về ấn tượng đầu tiên của chuyến đi.

50 năm sau ngày Berntson rời khỏi đây, Đà Nẵng đã lột xác. Từ địa bàn đóng quân của hàng loạt căn cứ quân sự Mỹ, Đà Nẵng ngày nay đã vươn mình trở thành một đô thị hiện đại với hơn 1,3 triệu dân, những đường phố tấp nập xe cộ và các tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, một số nơi là chiến trường cũ của ông vẫn còn rõ nét, Berntson, người được sơ tán khỏi Việt Nam vì lý do y tế khi đang là một trung sĩ, cho hay.

“Tôi rất ngạc nhiên khi họ thân thiện như thế”, Jorge Azpeitia, một lính thủy đánh bộ nghỉ hưu, từng phục vụ ở Đà Nẵng năm 1968 - 1970, nói. “Đã 50 năm trôi qua và tôi nghĩ họ rất vui khi chúng tôi đến đây”.

Azpeitia cho biết cảm xúc đã trào dâng trong ông khi nhận ra những địa điểm quen thuộc quanh Đà Nẵng, nhưng ông thậm chí xúc động hơn trước sự chào đón mà các cựu binh nhận được. “Những gì tôi thấy từ người Việt Nam hôm nay là những gì chúng tôi không hề nhận được khi trở về nước, mọi người đã gọi chúng tôi là những kẻ giết người và đó là tất cả”, ông nói.

Đồi 55 và Trại Reasoner

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ
Đoàn cựu binh Mỹ chụp ảnh trước dấu tích cổng vào Trại Reasoner ở Đà Nẵng. Ảnh: Stars and Stripes

Còn rất ít dấu tích cho thấy hàng nghìn lính Mỹ từng đóng quân ở Đà Nẵng hàng chục năm trước, nhưng với đoàn cựu binh, việc tìm thấy biểu tượng hình đại bàng, quả cầu và mỏ neo của Lính thủy Đánh bộ trong ngày thứ hai ở Việt Nam vẫn là một khoảnh khắc đáng giá.

Dù đã bị mờ, biểu tượng nổi tiếng nằm trên một khối đá ở ngọn đồi nhìn ra Đà Nẵng, thuộc một căn cứ trinh sát cũ, vẫn ngay lập tức thu hút sự chú ý của Joe Silva.

“Đó là thứ đầu tiên tôi nhìn thấy khi chúng tôi lái xe đến đây”, ông Silva, người từng giữ vai trò quan sát viên của Lính thủy Đánh bộ Mỹ năm 1968, nói. Ông nhớ lại thời gian mình từng ở Trại Reasoner trước khi được điều ra chiến trường phía bắc.

Biểu tượng và một bảng hiệu gần đó đánh dấu cổng vào Trại Reasoner, nơi các tiểu đoàn Lực lượng Trinh sát số 1 và 3 của Mỹ đóng quân. Đây là một trong số ít những tàn tích còn sót lại cho thấy sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Khu trại giờ đây là một mỏ khai thác đá.

Trên Đồi 55, nơi lính thủy đánh bộ Mỹ từng xây dựng một cứ điểm và một tiểu đoàn pháo binh, dấu hiệu duy nhất của cuộc chiến là một tượng đài lớn vinh danh những người lính giải phóng của Việt Nam.

Ngày nay, quan hệ giữa quân đội hai nước đang ngày càng được cải thiện. Tàu bệnh viện của Hải quân Mỹ USNS Mercy sẽ đến thăm Việt Nam khi tham gia cuộc diễn tập cứu trợ nhân đạo và thiên tai thường niên ở Thái Bình Dương. Sự kiện này đã bắt đầu hôm 23/02 và sẽ kéo dài đến tháng 6.

Chuyến thăm của tàu USNS Mercy dự kiến diễn ra sau chuyến thăm tàu sân bay USS Carl Vinson đến Đà Nẵng vào đầu tháng 3. Đây là tàu sân bay Mỹ đầu tiên ghé thăm cảng Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc.

An Hòa

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ
Ông Paul Baviello đứng giữa đường băng chạy xuyên qua căn cứ An Hòa trước kia. Ảnh: Stars and Stripes

Gần 49 năm kể từ khi đến căn cứ An Hòa vào ngày đầu tiên ở Việt Nam, ông Paul Baviello đứng giữa đường băng chạy xuyên qua khu trại, mở những bức ảnh cũ trên chiếc iPad cho thấy căn cứ lính thủy đánh bộ này xưa kia trông như thế nào. Bây giờ, đường băng trải nhựa nứt nẻ là tất cả những gì còn lại của căn cứ từng là nơi nghỉ dưỡng cho Baviello và hàng nghìn sĩ quan Mỹ khác tham chiến ở chiến trường Quảng Nam.

“Thật quá khác thường. Chúa ơi”, cựu binh 70 tuổi nói khi chỉ về phía nơi có những ngôi nhà và một bãi đỗ trực thăng ngày xưa.

Dù những công trình của quân đội Mỹ đã được thay thế bằng một rừng cây rậm rạp và các nhà dân, ông vẫn cảm thấy khu vực này thân thuộc và nhận ra hình dạng "không thể nhầm lẫn" của dãy núi mà lính Mỹ từng gọi là Charlie ở đằng xa.

“Đây là một nơi đặc biệt, nơi để đến nghỉ ngơi một chút, ăn một bữa nóng sốt. Vì thế chúng tôi không dành nhiều thời gian ở đây. Hầu hết chúng tôi hoạt động ở giữa nơi này những dãy núi được gọi là Arizona”, ông Baviello kể về căn cứ An Hòa.

CHUYẾN TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU GẦN NỬA THẾ KỶ CỦA 15 CỰU BINH MỸ
Ông Steven Berntson thắp hương ở một nghĩa trang liệt sĩ Việt Nam. Ảnh: Stars and Stripes

Ông Baviello phục vụ ở Việt Nam năm 1969 - 1970 và cảm thấy ngạc nhiên với chính quyết định quay lại đất nước này của mình. Ông không dám chắc mình có muốn gia nhập đoàn cựu binh hay không nhưng nhờ sự động viên của vợ, ông nhận ra chuyến đi này có giá trị như thế nào.

Ông xem đây là cách để tưởng nhớ về những binh lính Mỹ mà ông từng làm việc, chiến đấu cùng trên chiến trường. “Đó cơ bản là những gì tôi đang làm ở đây. Tôi hy vọng điều đó giúp họ khép lại những gì mà họ đã trải qua”, ông nói.

Chuyến thăm Việt Nam của 15 cựu binh Mỹ sẽ kéo dài đến ngày 07/3/2018.

Anh Ngọc/VNEXPRESS

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Trọng tài chung kết U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan: Vua thẻ phạt


Ma Ning, trọng tài bắt chính trận chung kết U23 châu Á, giữa U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan, là một người rất nghiêm khắc, và đang giữ danh hiệu cây còi vàng bóng đá Trung Quốc.

Ông vua thẻ phạt

Trước khi AFC công bố trọng tài bắt chính trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan, giới chuyên môn đã nhận định đây sẽ là cơ hội dành cho Ma Ning, một trong hai trọng tài Trung Quốc được điều động cầm còi ở giải U23 châu Á.

Trọng tài chung kết U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan: Vua thẻ phạt
Ma Ning là vua thẻ phạt ở Trung Quốc

Là người Liêu Ninh, ông Ma Ning từng tốt nghiệp Học viện thể thao Thẩm Dương năm 2003. Sau đó, ông tiếp tục theo học những khóa học khác, để được làm công tác giảng dạy mà bản thân mơ ước.

Ma Ning ghi danh vào khóa đào tạo trọng tài của bóng đá Trung Quốc năm 2005, và bắt đầu làm nhiệm vụ ở những giải đấu trẻ.

Ngay từ nhỏ, Ma Ning đã yêu thích bóng đá. Ông làm thủ môn trong các đội bóng của trường mình theo học, từ tiểu học đến trung học, rồi đại học.

Không ngừng học tập, Ma Ning sở hữu rất nhiều bằng cấp và chứng chỉ bóng đá, do LĐBĐ Trung Quốc cấp. Đến 2011, ông chính thức trở thành trọng tài FIFA.

Trong những năm gần đây, bóng đá Trung Quốc không ngừng thay đổi, chào đón những ngôi sao quốc tế về đá ở Chinese Super League. Giữa sự thay đổi ấy, Ma Ning được xem là ngôi sao ở giải đấu.

Trong hai năm gần nhất, 2016 và 2017, Ma Ning đều nhận danh hiệu trọng tài xuất sắc nhất Trung Quốc. Ông cũng được đánh giá là trọng tài hàng đầu châu Á.

Chuyên môn giỏi, vị trọng tài 38 tuổi này cũng được mệnh danh ông vua thẻ phạt. Ông luôn điều hành các trận đấu nghiêm khắc nhất. Một phần cũng vì bóng đá Trung Quốc có quá nhiều bạo lực.

Trọng tài chung kết U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan: Vua thẻ phạt
Trọng tài Ma Ning được chờ đợi sẽ bắt trận chung kết công bằng

Trong sự nghiệp, từng có trận đấu Ma Ning rút 11 thẻ vàng, hay thổi phạt đền đến 4 lần. Nhưng các quyết định mà ông đưa ra gần như đều luôn chính xác.

Đã có nhiều đội bóng chỉ trích Ma Ning, vì ông có thói quen rút thẻ nhanh, và rất nhiều thẻ. Các trọng tài thường nhắc nhở cầu thủ rồi mới rút thẻ nếu tái phạm, nhưng Ma Ning thì rất cứng rắn.

Sẽ là trận chung kết công bằng?

Ở giai đoạn knock-out U23 châu Á, U23 Việt Nam đều phải chịu những quyết định tranh cãi từ các trọng tài.

Trong trận tứ kết với U23 Iraq, trọng tài phớt lờ pha việt vị của cầu thủ đối phương, khiến U23 Việt Nam suýt nhận bàn thua oan uổng và sẽ phải về nước sớm. Trận bán kết, trọng tài cho U23 Qatar quả phạt đền tranh cãi, sau đó bỏ qua tình huống U23 Việt Nam xứng đáng được đá phạt trực tiếp.

Chất lượng trọng tài đã bị đặt dấu hỏi lớn, sau trận bán kết giữa U23 Việt Nam vs U23 Qatar. Chính vì thế, AFC đã họp và đánh giá rất kỹ, trước khi chọn Ma Ning làm người cầm cân nảy mực.

Giới chuyên môn tin tưởng vào một trận chung kết U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan công bằng nhất, khi vị trọng tài xuất sắc nhất bóng đá Trung Quốc cầm còi. Đây cũng là cơ hội để ông tạo tiếng vang cho sự nghiệp của mình.

"Các cầu thủ đều mơ ước dự World Cup. Là một trọng tài, tôi cũng khát khao được bắt chính ở World Cup", Ma Ning từng tâm sự.

Khi bị nhiều CLB chỉ trích, đến mức gọi ông là "người của những tiếng còi đen", Ma Ning khẳng định ông không quan tâm điều đó. "Tôi không bao giờ hối hận với những gì mình đã xử lý, vì tôi luôn làm việc với tất cả lương tâm".



Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Trọng tài chung kết U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan: Vua thẻ phạt


Ma Ning, trọng tài bắt chính trận chung kết U23 châu Á, giữa U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan, là một người rất nghiêm khắc, và đang giữ danh hiệu cây còi vàng bóng đá Trung Quốc.

Ông vua thẻ phạt

Trước khi AFC công bố trọng tài bắt chính trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan, giới chuyên môn đã nhận định đây sẽ là cơ hội dành cho Ma Ning, một trong hai trọng tài Trung Quốc được điều động cầm còi ở giải U23 châu Á.

Trọng tài chung kết U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan: Vua thẻ phạt
Ma Ning là vua thẻ phạt ở Trung Quốc

Là người Liêu Ninh, ông Ma Ning từng tốt nghiệp Học viện thể thao Thẩm Dương năm 2003. Sau đó, ông tiếp tục theo học những khóa học khác, để được làm công tác giảng dạy mà bản thân mơ ước.

Ma Ning ghi danh vào khóa đào tạo trọng tài của bóng đá Trung Quốc năm 2005, và bắt đầu làm nhiệm vụ ở những giải đấu trẻ.

Ngay từ nhỏ, Ma Ning đã yêu thích bóng đá. Ông làm thủ môn trong các đội bóng của trường mình theo học, từ tiểu học đến trung học, rồi đại học.

Không ngừng học tập, Ma Ning sở hữu rất nhiều bằng cấp và chứng chỉ bóng đá, do LĐBĐ Trung Quốc cấp. Đến 2011, ông chính thức trở thành trọng tài FIFA.

Trong những năm gần đây, bóng đá Trung Quốc không ngừng thay đổi, chào đón những ngôi sao quốc tế về đá ở Chinese Super League. Giữa sự thay đổi ấy, Ma Ning được xem là ngôi sao ở giải đấu.

Trong hai năm gần nhất, 2016 và 2017, Ma Ning đều nhận danh hiệu trọng tài xuất sắc nhất Trung Quốc. Ông cũng được đánh giá là trọng tài hàng đầu châu Á.

Chuyên môn giỏi, vị trọng tài 38 tuổi này cũng được mệnh danh ông vua thẻ phạt. Ông luôn điều hành các trận đấu nghiêm khắc nhất. Một phần cũng vì bóng đá Trung Quốc có quá nhiều bạo lực.

Trọng tài chung kết U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan: Vua thẻ phạt
Trọng tài Ma Ning được chờ đợi sẽ bắt trận chung kết công bằng

Trong sự nghiệp, từng có trận đấu Ma Ning rút 11 thẻ vàng, hay thổi phạt đền đến 4 lần. Nhưng các quyết định mà ông đưa ra gần như đều luôn chính xác.

Đã có nhiều đội bóng chỉ trích Ma Ning, vì ông có thói quen rút thẻ nhanh, và rất nhiều thẻ. Các trọng tài thường nhắc nhở cầu thủ rồi mới rút thẻ nếu tái phạm, nhưng Ma Ning thì rất cứng rắn.

Sẽ là trận chung kết công bằng?

Ở giai đoạn knock-out U23 châu Á, U23 Việt Nam đều phải chịu những quyết định tranh cãi từ các trọng tài.

Trong trận tứ kết với U23 Iraq, trọng tài phớt lờ pha việt vị của cầu thủ đối phương, khiến U23 Việt Nam suýt nhận bàn thua oan uổng và sẽ phải về nước sớm. Trận bán kết, trọng tài cho U23 Qatar quả phạt đền tranh cãi, sau đó bỏ qua tình huống U23 Việt Nam xứng đáng được đá phạt trực tiếp.

Chất lượng trọng tài đã bị đặt dấu hỏi lớn, sau trận bán kết giữa U23 Việt Nam vs U23 Qatar. Chính vì thế, AFC đã họp và đánh giá rất kỹ, trước khi chọn Ma Ning làm người cầm cân nảy mực.

Giới chuyên môn tin tưởng vào một trận chung kết U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan công bằng nhất, khi vị trọng tài xuất sắc nhất bóng đá Trung Quốc cầm còi. Đây cũng là cơ hội để ông tạo tiếng vang cho sự nghiệp của mình.

"Các cầu thủ đều mơ ước dự World Cup. Là một trọng tài, tôi cũng khát khao được bắt chính ở World Cup", Ma Ning từng tâm sự.

Khi bị nhiều CLB chỉ trích, đến mức gọi ông là "người của những tiếng còi đen", Ma Ning khẳng định ông không quan tâm điều đó. "Tôi không bao giờ hối hận với những gì mình đã xử lý, vì tôi luôn làm việc với tất cả lương tâm".


Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Tư liệu, thư tịch của Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam- Kỳ 2:Hoàng Sa,Trường Sa không được đề cập trong các sách lịch sử Trung Quốc

Những khảo cứu về tài liệu, thư tịch cổ do người Trung Hoa ghi lại trong chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỉ, từ thời nhà Tần (năm 221 tr.CN) đến khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.



Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan.

Thời kỳ từ năm 785 đến 805, dưới thời nhà Đường, Giã Đam làm sách Tứ di lộ trình ghi đường từ Quảng Châu đến Một Lai (Malabar), không thấy đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Giã Đam ghi hết những núi, đảo cho khỏi lạc đường như:
-Đồ Môn Sơn, tức mũi Bắc Hương Cảng.
- Cửu Chân Thạch là mũi Đông Bắc Hải Nam.
- Tượng Thạch là đảo Tinh Sa ở phía Nam đảo Hải Nam.
- Lãng Sơn là núi ở vùng Sa Huỳnh.
- Môn Độc là núi ở Quy Nhơn.
- Quân đột lộng (Tiếng Ai Cập là Kundurang).
- Kha Lăng là Qua Oa (Java),vv...
Cũng dưới thời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ văn chí đề cập tới cuốn Giao Châu dị vật chí của Dương Phù chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị ở Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền đại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh ngoại đại đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Châu Chỉ Dương". Chư phiên đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương. Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ thời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác, Trung Quốc gọi là Phiên Quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.
Đến thế kỷ XII, sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư phiên chí đã xác nhận nhiều sự kiện ịch sử quan trọng từ đời nhà Hán. Theo đó, năm 111 tr.CN, sau khi thôn tính Nam Việt, Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra hai quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam).
Sách Chư phiên chí cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không thể đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư phiên chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.
Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Mông-Nguyên xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông tiến (đánh Nhật Bản) của đội quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng dư đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.
Đầu thế kỷ XV, Minh Thành Tổ cử đô đốc Thái giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường tơ lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phí Tín và Mã Hoan được tháp tùng hai chuyến đi này. Phí Tín làm sách Tinh tra thắng lãm, Mã Hoan làm sách Doanh nhai thắng lãm, câu cách ngôn hàng hải: "Thượng phạ Thất Châu, hạ phạ Côn Lôn" được lan truyền rộng rãi.
Nôi dung câu cách ngôn như sau:
Thượng phạ Thất Châu,
Hạ phạ Côn Lôn,
Châm mê đà nhất
Nhân thuyền mạc tồn
Có nghĩa là:
Trên thì sợ vũng Thất Châu
Xuống đàng dưới nữa lại sầu Côn Lôn.
La bàn kim lạc lối mòn,
Thuyền chìm, người mất, có còn gì đâu?
Phí Tín và Mã Hoan đi đến đâu thì ghi lại đến đấy. Vùng biển Hoàng Sa gọi là Thất Châu dương vì có 7 hòn đảo nổi trên mặt nước. Vùng biển Côn Lôn (ngày xưa Côn Lôn bao gồm cả Trường Sa) gọi là Côn Lôn dương, phải đi 7 ngày mới qua được hết. Phí Tín ghi chép về Côn Lôn như sau:
"Kỳ Sơn tuyết nhiên doanh hài chi trung, dữ Chiêm Thành cập Đông, Tây Trúc đỉnh trỉ tương vọng. Sơn cao nhi phương, căn bàn quản viễn, Hải nhân danh viết Côn Lôn dương. Phàm vãng Tây dương thương phiến chi bạc, tất đãi thuận phong, thất trú dạ khả quá."
Được dịch như sau:
" Núi đứng sừng sững giữa vùng biển rộng, cùng Chiêm Thành và các đảo Đông, Tây Trúc nhìn nhau như thế chân vạc. Núi cao mà vuông, gốc lan xa rộng, người biển gọi là Côn Lôn. Phàm các thuyền đến Tây dương buôn bán, phải đợi gió thuận, bảy ngày bảy đêm mới qua khỏi".
Trên thực tế, đoàn thuyền của Trịnh Hòa không chỉ đi qua một vùng biển bao quanh đảo Poulo Condore (Côn Lôn hay đảo Bầu Bí, theo tiếng người biển Orang lot Mã Lai) à phải dọc Biển Đông qua vùng biển "Vạn lý thạch sàng" (giường đá vạn dặm) đã được miêu tả trong Chư phiên chí để qua khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn củ Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.
Trong các cuốn sách của Mã Hoan, Phí Tín không thấy có một câu nào, một chữ nào nói đến việc Trịnh Hòa dùng tên mình dặt cho một vùng san hô mà sau này người phương Tây gọi là Tizard cả. (Còn nữa)
Theo Báo điện tử Tri thức trẻ

Tư liệu, thư tịch của Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam- Kỳ 1:Hoàng Sa,Trường Sa không được đề cập trong các sách lịch sử Trung Quốc

Những khảo cứu về tài liệu, thư tịch cổ do người Trung Hoa ghi lại trong chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỉ, từ thời nhà Tần (năm 221 tr.CN) đến khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan

Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt chiều dài lịch sử 22 thế kỷ, từ đời nhà Tần (năm 221 tr.CN) - khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc đến năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa ra đời, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải, sách Hải quốc kiến văn lục của Trung Quốc đời Thanh gọi biển này là Việt Hải hay Việt Dương) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo lịch sử của Trung Quốc, 221 tr.CN, Tần Doanh Chính sau khi thống nhất Trung Quốc lên ngôi với hiệu Tần Thủy Hoàng. Năm 218 tr.CN, Tần Thủy Hoàng tiến hành chinh phục phương Nam và năm 214 tr.CN xâm lược Văn Lang - Âu Lạc (Việt Nam ngày nay). Cuộc chiến đấu của nhân dân Văn Lang - Âu Lạc kéo dài từ năm 214 tr.CN đến năm 208 tr.CN giành thắng lợi vẻ vang. Cuộc chiến đấu đó chỉ diễn ra ở phía Bắc lưu vực sông Hồng của lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc . Vì vậy, quân Tần chưa thể đặt chân lên lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc ở vùng Nam sông Hồng nên không thể vượt biển để đến Hoàng Sa, Trường Sa giữa biển khơi.
Đến năm 202 tr.CN, Lưu Bang, sau khi đàn áp được các thế lực đối lập, đã lập nhà Hán thay nhà Tần thống trị Trung Quốc. Tuy nhiên, do lo củng cố quyền lực triều đình, mãi đến đời Vũ Đế (141-87 tr.CN), vua nhà Hán mới lo đến việc mở rộng đất về phương Nam. Trong 2 năm 112 - 111 trc.CN, quân Hán đánh chiếm Nam Việt, chiếm thành Phiên Ngung (Quảng Châu); năm 110 tr.CN, quân Hán chinh phục Mân Việt. Tuy nhiên, các chiến thuyền của nhà Tây Hán chưa xuống quá Quảng Châu.
Sau khi chinh phục Nam Việt, nhà Hán thay thế nhà Triệu thống trị Âu Lạc. Ngoài 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân được nhà Triệu lập năm 179 tr.CN, nhà Hán lập thêm quận Nhật Nam, là vùng đất từ Hoành Sơn (Quảng Bình) đến Quảng Nam, Bình Định ngày nay. Quận Nhật Nam lúc bấy giờ gồm 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tỷ Cảnh (hay Tỷ Ảnh), Lô Dung và Tượng Lâm (Theo Tiền Hán thư, q.28, tờ 10b).
 Tuy chiếm được ba nước Việt (ba nước Việt được thành lập ở Tây Ngạn Nam Hải đầu đời Tây Hán là Đông Việt, Mân Việt và Nam Việt), song từ lúc chiếm đến khi bị mất ngôi, nhà Tây Hán không có một chút thế lực gì trên biển ở khu vực dưới vĩ độ 20Bắc.
Trong thế kỷ thứ I trc.CN, quan lại nhà Tây Hán không trấn phục được được cư dân hai quận Chu Nhai, Đạm Nhĩ trên đảo Hải Nam do sự nổi dậy chống đối của dân Lê (Ly) và do quan quân nhà Tây Hán không quen thủy thổ, đau ốm, bệnh tật liên miên, đặt binh ít thì không đủ đàn áp, đặt binh nhiều thì tổn phí nặng nề, vì vậy, Già Quyên Chi khuyên vua Nguyên Đế rút quân khỏi đảo Hải Nam cho yên: Dân ấy mọi rợ, uống thuốc bằng mũi (ty ẩm), căng tai (đạm nhĩ), lấy sắc đen làm đẹp (nên Sở từ gọi Hải Nam là Huyền Quốc), trai gái tắm chung một dòng sông, không biết lễ nghĩa là gì, đâu có đáng cho thánh triều giáo hóa (theo Lam Giang: "Những dân tộc đầu tiên biết rõ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa Đông Hải" ).
Đến đầu công nguyên, lúc nhà Hán mất ngôi, ảnh hưởng của nhà Hán ở Đông Hải chỉ đến vùng Phúc Kiến, Quảng Châu, còn ở vùng Hải Nam, họ đã phải rút lui vì không có khả năng thiết lập chế độ cai trị.
Trong khi đó, năm 40 sau Công nguyên, nhân dân Giao Chỉ dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa và giành độc lập trong 3 năm (từ năm 40 đến năm 43).
Sau nhiều cuộc khởi nghĩa giành quyền độc lập bị thất bại trước đó, năm 192, nhân dân Nhật Nam dưới sự lãnh đạo của Khu Liên (có sách viết là Khu Quỳ, Khu Đạt, hay Khu Vương) nổi dậy khởi nghĩa giành thắng lợi và lập nên nước Lâm Ấp ( Chiêm Thành). Nước Chiêm Thành là một quốc gia mạnh lúc bấy giờ, có quan hệ mật thiết với các triều đại Trung Hoa là Hán, Đường. Đến thời Tống, để kiềm chế Đại Việt, nhà Tống kết nghĩa, mở rộng buôn bán với Chiêm Thành và các nước Côn Lôn (Tất cả các thứ dân ở Đông Hải đều được gọi là Côn Lôn: Chiêm Thành là Côn Lôn, Chân Lạp, Qua Oa đều được gọi là Côn Lôn). Việc Vương quốc Chiêm Thành phát triển phồn thịnh và hùng mạnh thời kỳ này chứng tỏ họ là cư dân có vai trò quan trọng trên Biển Đông. Những quần đảo Hoàng Sa, Côn Lôn (có cả Trường Sa) vốn là địa bàn ngư nghiệp của người Chăm và chính họ đã thực hiện quyền chiếm hữu. Dấu tích để lại là tượng Chăm mà người Pháp sau này đã phát hiện được ở bờ phía Bắc đảo Pattale (người Pháp tính đưa về Bảo tàng Tourane ở Đà Nẵng, nhưng sau đó lại để y tại đảo). Do người Việt kế thừa hay thừa hưởng đương nhiên khi lãnh thổ Chămpa sáp nhập vào dư đồ nước Việt, vì vậy, người Việt cũng kế thừa người Chăm về quyền chiếm hữu và khai thác đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Giao Châu dị vật chí của Dương Phù (đời Đông Hán, 25-220 sau CN) nói về những điều lạ của xứ nước ngoài mô tả địa danh Trướng Hải như sau: "Tại Trướng Hải Kỳ Đầu nước cạn nhưng nhiều đá nam châu, thuyền lớn đi ra ngoài cõi, dưới thuyền găn lá sắt sẽ bị nhổ ra". Đến thời Tam Quốc (năm 220-265), Vạn Chấn viết cuốn Nam Châu dị vật chí có mô tả về các đảo đá và cát trên Biển Đông, có đoạn mô tả chỗ nước nông và có đá nam châm khiến cho tàu thuyền qua lại nguy hiểm, dễ bị chìm. Đây là những cuốn sách ghi chép những điều lạ ở nước ngoài, chứ không phải điều lạ ở Trung Quốc.
(Còn nữa)
Theo Báo điện tử Tri thức trẻ