KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐẰNG SAU MỖI THÀNH NGỮ CÓ MỘT CÂU CHUYỆN THÚ VỊ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐẰNG SAU MỖI THÀNH NGỮ CÓ MỘT CÂU CHUYỆN THÚ VỊ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

ĐẰNG SAU MỖI THÀNH NGỮ CÓ MỘT CÂU CHUYỆN THÚ VỊ

1. NGHÈO RỚT MÙNG TƠI
Nhiều người vẫn nhầm tưởng mùng tơi ở đây là cây mùng tơi mà chúng ta vẫn thường nấu canh hay giậu mùng tơi trong thơ Nguyễn Bính.


Nhưng thật ra, mùng tơi hoàn toàn khác với những gì bạn nghĩ. Trước đây người nông dân khi ra đồng thường khoác một chiếc áo được đan từ lá cọ để che nắng che mưa gọi là áo tơi. Phần trên cùng của áo tơi được khâu lại để luồn dây đeo qua vai gọi là "mùng tơi".
Với những người dân nghèo, họ cứ khoác mãi một chiếc áo tơi cho đến khi phần dưới rách nát, rụng tơi tả còn mỗi cái mùng tơi sắp rớt (rụng) ra mà vẫn phải sử dụng. Cho nên câu trên muốn nói đến người rất nghèo, nghèo đến tột cùng.
2. ĐỀU NHƯ VẮT TRANH
Chúng ta vẫn thường nói "đều như vắt chanh", nhưng thực ra câu này không có ý nghĩa. Vì vắt quả chanh thì làm sao mà đều được.
Với những bạn sinh ra trước những năm 7x, các bạn sẽ được biết đến hình ảnh nhà tranh vách đất. Khi lợp mái tranh, người ta sẽ đan kết lá cỏ tranh, lá cọ hoặc lá dừa nước vào với nhau thành một vắt gọi là vắt tranh. Từ những vắt tranh này mới được đưa lên mái nhà để lợp. Với những người thợ giỏi, họ biết sắp xếp các lá đều nhau nên vắt tranh rất đều và đẹp.
"Đều như vắt tranh" ý nói làm một cái gì đấy mà sản phẩm rất đồng đều.
3. LANG BẠT KỲ HỒ
Khi nghe câu trên nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh một người sống phiêu bạt giang hồ, nay đây mai đó. Nhưng thực ra, đây là một câu thành ngữ Hán-Việt.
"Lang" là con Sói, "bạt" là giẫm đạp, "kỳ" là đại từ chỉ chính con sói đó, "hồ" là vạt yếm dưới cổ nó.
Vậy "lang bạt kỳ hồ" có nghĩa là con sói dẫm lên chính cái yếm của nó. Ý nói người nào đó đang rất lúng túng, quẩn quanh không tìm ra lối thoát.
4. CON CÀ CON KÊ
Thoạt nghe nhiều người nghĩ ngay là con gà, con kê, tức muốn ám chỉ một người nói vòng vo vì con gà với con kê thực ra là một.
Nhưng nghĩa gốc của nó lại hoàn toàn khác. Ngày xưa làm nông nghiệp, người dân sau khi gieo cây cà, cây kê, đến thời điểm nhổ lên để trồng ra luống người ta cũng buộc lại thành từng bó như bó mạ được gọi là con cà, con kê. Việc trồng cà, trồng kê rất mất nhiều thời gian và tỉ mẩn vì phải tách từng cây trong bó ra rồi mới trồng xuống được.
Câu "con cà con kê" ý nói rất dài dòng, không biết bao giờ mới dứt như công việc trồng cà, trồng kê.
5. CHẠY NHƯ CỜ LÔNG CÔNG
Cờ lông công là một loại cờ hiệu được sử dụng từ thời xa xưa.
Khi việc di chuyển, đi lại còn khó khăn thì việc trao đổi thông tin mất rất nhiều thời gian. Khi cần chuyển một thông tin hỏa tốc, người lính trạm dùng tín hiệu là một lá cờ có gắn thêm lông đuôi con công, gọi là cờ lông công.
Vì vậy, để nói đến những người suốt ngày chạy lông nhông khắp nơi ngoài đường, hoặc chạy gấp gáp, vội vã người ta thường sử dụng thành ngữ "chạy như cờ lông công" này.