KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

NGƯỜI CẮM CỜ GIỮ ĐẢO LEN ĐAO.



Ông là người đầu tiên trong tổ chiến đấu của tàu HQ-605 bơi lên đảo Len Đao (Trường Sa) cắm cờ đỏ sao vàng khẳng định chủ quyền VN vào sáng sớm 14/3/1988.

NGƯỜI CẮM CỜ GIỮ ĐẢO LEN ĐAO.

Sau trận đánh, ông về quê (xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng) sống lặng lẽ với nghề sửa xe đạp ven đường làng...

Sinh năm 1966, mới 19 tuổi (tháng 2/1985) ông Vũ Văn Nga nhập ngũ, học ngành cơ điện ở Trường TC Kỹ thuật Hải quân và cuối 1986 nhận nhiệm vụ tại tàu HQ-605 thuộc Lữ đoàn 125.

Chuyến đi biển đầu tiên của ông Nga là kéo pông tông ra chốt giữ, xây dựng nhà cao chân trên đảo Thuyền Chài. Sau đó là liên tục những chuyến tàu chở công binh, vật liệu xây dựng, hàng hóa đến các đảo trên quần đảo Trường Sa.

Đầu tháng 2/1988, thực hiện nhiệm vụ CQ-88, tàu HQ-605 chở vật liệu và khung xây dựng đảo ra chốt giữ Đá Đông trong hơn một tháng trời trong sự thiếu thốn từ nước ngọt đến đồ ăn.

Đêm 13/3, tàu HQ-605 được lệnh nhổ neo khỏi Đá Đông đến đảo Len Đao lúc 4 giờ 30. Thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn hạ xuồng cho thuyền phó Phan Hữu Doan dẫn các chiến sĩ Trần Quang Ngọc, Vũ Văn Nga, Nguyễn Văn Dũng, Phạm Văn Thưởng mang theo 5 khẩu súng AK, 2 lá cờ bơi vào cắm tại điểm nhô cao nhất của đảo Len Đao. Hoàn tất việc cắm cờ lúc khoảng 6 giờ, cả tốp chèo xuồng về tàu nhưng thuyền trưởng cử thượng úy chính trị viên tàu Khổng Ngọc Quang xuống thay cho anh Doan lên tàu, chuyển thêm lương khô, can nước 20 lít và ra lệnh cho cả nhóm: “Ăn sáng rồi quay lại giữ đảo, tình hình rất căng”.

Nửa đường từ tàu HQ-605 vào điểm đã cắm cờ thì phía Trung Quốc nổ súng. Đạn pháo bắn tới tấp vào buồng thông tin trên đài chỉ huy, sau đó là tới hầm máy. Tàu Trung Quốc chỉ cách HQ-605 mấy trăm mét nên có những quả đạn bắn xuyên qua tàu, lao vào đảo nổ ngay cạnh khiến mấy anh em trên đảo bị sức ép văng xuống biển.

Giữa ùng oàng tiếng súng, pháo, Chính trị viên Khổng Ngọc Quang động viên chiến sĩ Vũ Văn Nga đang lập cập vì nước biển lạnh, mặt lem luốc khói đạn, cùng ông thay nhau lặn xuống biển buộc xuồng vào đá san hô để giữ xuồng chuẩn bị cứu sinh.

Bắn phá trong khoảng một tiếng đồng hồ, thấy tàu HQ-605 cháy đùng đùng nên tàu Trung Quốc ngừng bắn, lượn một vòng quan sát rồi bỏ mục tiêu, sang Cô Lin cùng tấn công tàu HQ-505. Lúc này, Chính trị viên phó tàu HQ-605 Tống Xuân Quân (sau này là đại tá, Chính ủy Lữ đoàn tàu tên lửa 162, Vùng 4 Hải quân, mới về nghỉ hưu tại TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) bơi từ tàu vào gọi cả nhóm đi xuồng: “Anh em bị thương nhiều lắm, rơi hết xuống biển và đang kết nhau thành bè chờ cứu sinh. Chúng ta mau đi cứu”.

Gần 2 tiếng đồng hồ tìm vớt nhau, cả tàu mới gần đủ quân số. Những người lên được xuồng đều dán vào nhau nhường diện tích chật hẹp cho thuyền phó Doan bị bỏng nặng và ngâm nước biển lâu, cả thân hình phồng rộp đỏ ửng, cùng thương binh Vũ Văn Sáu chân bị gãy chỉ còn dính da…

Sau trận đánh ngày 14/3/1988, quân số các tàu tham gia chiến đấu đều được đưa ngay về bờ, chỉ để lại ít người chốt trực và hướng dẫn thợ lặn tìm kiếm đồng đội hy sinh, trục vớt tàu chìm. Tàu HQ-605 phân công ông Nga cùng 3 chiến sĩ ở lại. Bên tàu HQ-604 cũng có 2 người. Liên tục những ngày sau đó, các ông đưa hết đoàn này đoàn khác từ đảo Sinh Tồn ra Gạc Ma, Len Đao làm nhiệm vụ.

“Thời gian đầu, chúng tôi còn nhìn thấy rõ HQ-605 mờ mờ nằm nghiêng dưới đáy biển. Cứ động viên các anh thợ lặn chui vào trong tàu tìm kiếm chiến sĩ báo vụ Bùi Duy Hiển, nhưng không được vì phòng thông tin bị bắn bẹp dúm, dây nhợ chằng chịt” - ông Nga kể lại.

Đến đầu tháng 5/1988, việc tìm kiếm mới tạm hoàn tất và ông Nga được rời vùng chiến sự, đặt chân lên cảng Cam Ranh sáng 07/5/1988.

Chị Vũ Thị Tuyết, chị gái ông Nga, kể chiều 14/3/1988, Đài tiếng nói VN đọc số hiệu tàu HQ-605 bị bắn cháy và danh sách cán bộ chiến sĩ bị mất tích nhưng không có tên ông Nga. Cả làng Lộc Trù đổ xô sang nhà động viên mẹ Phạm Thị Bỉ ngồi đau đớn. Phải đến đầu tháng 4/1988, khi thương binh Vũ Văn Sáu được đưa về Quân y viện 175, TP.HCM và các y bác sĩ tìm thấy mẩu giấy trong túi áo anh ghi vỏn vẹn mấy chữ: “Tôi là Vũ Văn Nga, tàu HQ-605 chiến đấu ngoài Trường Sa, ở lại làm nhiệm vụ chưa về được. Xin báo giúp gia đình là tôi còn sống”, thì tin lành về ông Nga mới được gửi điện tín ra TP. Hải Phòng, kịp cứu bà mẹ đang suy kiệt.

Đầu tháng 5/1988, vừa bước chân lên bờ, ông Nga và những người ở lại giữ tàu, giữ đảo được giải quyết về phép ngay tức thì. “Ga hồi bao cấp đông đặc, không mua được vé. Tôi phải trình bày là vừa đánh trận 14/3 giờ mới được về thăm quê. Nghe vậy, mọi người giãn ra nhường đường và trưởng ga ưu tiên bán ngay một vé nằm ra Hà Nội” - ông Nga nhớ lại và nghẹn giọng: “Về tới ga Hải Phòng, chị gái đạp xe ra đón nhưng giữa đường thủng săm, phải dắt xe đi bộ gần 20 km từ chiều, đến đêm mới tới nhà. Mẹ vẫn ngồi cạnh đèn dầu ngoài cổng gọi tên con. Ôm mẹ, tôi mới chắc mình còn sống”.

Sống cho 64 anh em, dù vất vả

Ngày 20/5/1990, Thượng sĩ Vũ Văn Nga phục viên về địa phương sau hơn 5 năm phục vụ trong quân đội. Thời gian đầu về quê xã Tiên Thắng (H.Tiên Lãng, TP. Hải Phòng), ông Nga tập trung chăn nuôi. Nhưng vốn ít, không có kỹ thuật nên lứa heo nào cũng lỗ vốn. Ông chuyển sang đánh dậm khắp các cánh đồng trong xã, đêm nào cũng lọ mọ đến sáng bạch mới đổ giỏ cho mẹ tất tưởi mang ra chợ huyện bán, phụ tiền mua gạo.

Thương cậu em trai duy nhất trong nhà vất vả, năm 1993 vợ chồng chị cả Vũ Thị Tuyết đi vay mượn mua bộ đồ nghề sửa xe đạp, vận động mãi ông Nga mới chịu ra dựng lều ven đường tỉnh 212, đem kiến thức cơ điện tàu hải quân ngày ngày bơm vá sửa xe đạp, xe máy cho người qua đường.

Nhưng nỗi vất vả cứ bám chặt vào hạnh phúc gia đình người lính Trường Sa. Năm 1993, ông Nga lấy vợ người Thái Bình, sinh được 2 cậu con trai (1992, 1995), đến 2008 thì vợ mất. Mấy năm sau ông đi bước nữa, lấy cô vợ gần nhà để đỡ cô độc và giờ họ đã có thêm 1 cậu con trai vừa tròn 7 tuổi.

NGƯỜI CẮM CỜ GIỮ ĐẢO LEN ĐAO.

Tôi bay từ Sài Gòn ra Hải Phòng hỏi tìm người cắm cờ trên đảo Len Đao, theo hồi ức của các cựu binh tàu HQ-605. Nghe tôi hỏi, người đàn ông nhem nhuốc áo thợ rạng ngời khuôn mặt và rướn người lên tường nhà, lấy xuống khung Huân chương Chiến công hạng ba nâng niu lau sạch bụi bặm. Đây là Huân chương Chủ tịch Hội đồng nhà nước thưởng cho ông Nga do “đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa” vào năm 1988.

“Mọi người cứ nói tôi đi xin chế độ. Nhưng tôi không. Vất vả thế nào thì cũng vẫn còn được sống và mình sống đến giờ, là cũng sống cho 64 anh em đồng đội vẫn nằm dưới lòng biển, vẫn dõi mắt ngóng theo tôi suốt 30 năm nay” - ông Nga nói, mắt ánh lên sự cương trực của một người lính…

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Hội Thánh Đức Chúa Trời là gì?


Hội Thánh Đức Chúa Trời hiện đang hoạt động ở Việt Nam như thế nào không phải ai cũng biết.

Ở Việt Nam, tổ chức Hội Thánh Đức Chúa Trời dụ dỗ, lôi kéo người khác, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và làm những điều trái với thuần phong mỹ tục. Thế nhưng, tại sao tổ chức này lại có thể lôi kéo nhiều đối tượng tham gia và khiến họ mê muội, mất hết lý trí như vậy?

Hội Thánh Đức Chúa Trời là gì?
Một buổi sinh hoạt của “Hội Thánh Đức Chúa Trời”

Khi chết được lên Thiên Đàng?

Những âm thanh ma mị trong một buổi cầu nguyện của một nhóm tự xưng là thuộc Hội Thánh Đức Chúa Trời từng hoạt động lén lút, bất hợp pháp tại huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng mê hoặc nhiều người.

Nhiều người bỏ bê công việc, cửa nhà; nhiều học sinh, sinh viên bỏ học để tham gia những buổi cầu nguyện thế này, thậm chí cung phụng tiền bạc cho những kẻ cầm đầu, với niềm tin được Chúa trời che chở, cứu rỗi, khi chết sẽ sớm được lên thiên đàng.

Theo bà Nguyễn Thị Đông (ở Bắc Ninh), một người đã bị những người ít tuổi hơn cả con mình thuyết phục đi theo Hội Thánh Đức Chúa Trời theo cách mà ít ai ngờ tới.

Bà Đông cho biết, trong một buổi hội thảo đa cấp, bà bị một thanh niên dụ dỗ tuyên truyền giáo lý “Thánh Đức Chúa Trời Mẹ”. Chỉ cần nghe và đi chia sẻ giáo lý của hội là có thể trở thành thành viên của Hội Thánh Đức Chúa Trời. Đó là vì sao thành viên của hội này, ngoài những người lớn tuổi, còn có người già, phụ nữ có gia đình, học sinh, sinh viên và cả trẻ em.

Theo quan niệm của tà đạo này, con người không phải do cha mẹ sinh ra mà hòn đất nặn ra con người. Con người chết về với cát bụi hết. Cát bụi về với cát bụi. Ai mà chết sớm thì được lên thiêng đàng bằng con tàu Seon, chỉ chở được 30 người/chuyến.

Trong khi hầu hết các tôn giáo khác sinh hoạt tại Việt Nam đều có nơi thờ tự đến sinh hoạt thì những căn nhà đơn sơ như nhà trọ đều có thể trở thành nơi sinh hoạt của các tín đồ của Hội Thánh Đức Chúa Trời.

Dù được bà Đông nhiều lần lôi kéo, mời tham gia nhưng ông Nguyễn Xuân Viết vẫn một mực từ chối và bất lực nhìn người thân giũ bỏ truyền thống, bỏ hết bàn thờ bố mẹ, tổ tiên.

Bất kỳ tôn giáo nào khi sinh ra cũng nhằm mục đích hướng thiện, đặc biệt truyền bá vào một quốc gia cũng có những thay đổi phù hợp với tín ngưỡng của người dân vùng đó. Tuy nhiên giáo lý của Hội tự xưng là Hội Thánh Đức Chúa Trời đang đi ngược với truyền thống văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Và đó chính là nguyên nhân khiến phần đông dư luận xã hội phản ứng và không đồng tình.

Đập phá bát hương bàn thờ tổ tiên

Từ cuối năm 2017 đến nay, cơ quan chức năng ở Hải Phòng liên tục nhận được đơn thư, nguồn tin phản ánh và cầu cứu của người dân về hoạt động phi pháp của một số kẻ cầm đầu tự xưng là tổ chức “Hội Thánh Đức Chúa Trời” hay còn gọi là “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ”.

Những kẻ cầm đầu đang lôi kéo, dụ dỗ những người nhẹ dạ cả tin, nhất là nữ sinh viên và phụ nữ trẻ có chồng, khiến bao gia đình rơi vào cảnh vợ chồng, cha con, mẹ con ly tán, học hành dang dở, tinh thần, thể xác suy sụp, tiền mất tật mang, cuộc sống bị đảo lộn.

Những ai đã lỡ bị bỏ ‘bùa mê thuốc lú’ của những kẻ cầm đầu đều đang trong tình trạng mê muội, mất lý trí, về nhà đập bỏ bát hương, bàn thờ, không ăn đồ thờ cúng, bỏ cha mẹ, bỏ học hành; người thì bỏ chồng con.

Anh Đoàn T.T. (SN 1986, ở xã Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) kể lại những ngày tháng tìm kiếm, nhưng không lôi kéo được người vợ trẻ thoát khỏi ‘thiên la địa võng’ của những kẻ cầm đầu nhóm tà đạo tự xưng với cái mác “Hội Thánh Đức Chúa Trời”, khiến gia đình anh tan nát.

Sau khi sinh con được 3 tháng, vợ anh T. là chị Bùi Th.A. (SN 1992), có những biểu hiện bất thường như hay ngồi trong góc tối lẩm bẩm, rồi đi về bất định mà không hiểu vợ đang có chuyện gì.

Anh T. quyết định theo chân vợ đi tìm câu trả lời và phát hiện vợ đang theo một nhóm người tuyên truyền, lôi kéo nhiều người, đa số là phụ nữ, thậm chí có cả người già và đàn ông để truyền bá về “đạo lạ”.

Họ còn tuyên truyền ai thờ cúng tổ tiên, ông bà, người đã chết là thờ cúng ma quỷ. Vì vậy phải đập bỏ bát hương, bàn thờ. Do đó, sau khi đã tham gia, vợ anh T. cũng đã đập hết bát hương của gia đình mình.

Anh T. cho biết, khi chúng lôi kéo được những tín đồ, hàng ngày họ sống với nhau theo kiểu bầy đàn. Cùng ăn uống, sinh hoạt, cùng ngủ chung nhà và ăn ở rất bẩn thỉu, có khi cả tuần họ mới tắm gội một lần.

Anh T. cho biết, lâu nay cứ thấy chị em đến các cửa hàng làm đẹp, spa hoặc ở một số địa điểm quán xá, nếu gặp các tín đồ này là lập tức chúng tìm cách tiếp cận tuyên truyền, dụ dỗ để lôi kéo theo họ, đến gặp nhóm truyền đạo.

Một trường hợp khác là trường hợp của gia đình bà Lê Thị B, ở xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên. Bà B cho biết, không chỉ tuyên truyền, vận động lôi kéo chồng và con trai, nhóm truyền đạo của Phạm Đức Hiệp còn tích cực tuyên truyền để bà đi theo.

Người của nhóm này đã gặp gỡ, tiếp cận và nói cho bà B những điều tốt đẹp do Đức Chúa Trời mang lại và còn đe dọa nếu nghe, tin, theo sinh hoạt, bà và các thành viên trong gia đình sẽ được phù hộ, có sức mạnh siêu nhiên còn không sẽ gặp nhiều rủi ro.

Những điều họ nói, bà B nghe không hiểu, đã mấy chục tuổi đầu, bà biết làm gì có chuyện chỉ tin, nghe, làm theo những điều nhảm nhí sẽ có cuộc sống nhàn hạ.

Nhưng với chồng và con trai bà B, từ ngày tham gia sinh hoạt “Hội Thánh Đức Chúa Trời” lại trở lên u mê, về nhà vứt hết bát hương thờ cúng tổ tiên, không ăn đồ thờ cúng, tin vào “ngày tận thế”.

Nguy hại hơn nữa, cậu con trai còn đòi bán cả vườn đất để “phụng Chúa”, sau này có nhà trên thiên đường, sống sung sướng…

Nhiều gia đình tan cửa nát nhà

Mỗi người có thân nhân gia nhập tà đạo ‘Hội Thánh Đức Chúa Trời’ sẽ mang cho mình những nỗi khổ tâm khác nhau, nhưng người đàn ông mang tên L.M.H ngụ ở quận Thủ Đức (TP.HCM) thì đang phải chịu đựng đau đớn.

Cả vợ và 3 đứa con gái của ông đều là thành viên của ‘Hội Thánh Đức Chúa Trời’. Đau đớn hơn, chính đứa con gái mà ông yêu thương, tin tưởng nhất là người đẩy cả gia đình rơi vào hoàn cảnh bi đát.

Ông H. kể, ngày đó gia đình ông rất nghèo, ngoài việc làm giờ hành chính, cuối tuần ông còn đi làm thêm, bốc vác để có đủ tiền lo cho các con ăn học. Những gì tốt đẹp nhất ông đều dành hết cho những đứa con của mình.

Bù lại sự vất vả của người cha, là việc các con của ông đều học hành giỏi giang, ngoan ngoãn và nghe lời. Đặc biệt là cô con gái thứ 2, cô là niềm tự hào của ông.

Nhưng vào một ngày cách đây 2 năm, ông mới bất ngờ phát hiện chỉ còn một mình ông trong đám giỗ của gia đình. Đây cũng là thời điểm ông biết bản thân trở nên cô độc trong chính ngôi nhà của mình.

“Ngày xưa gia đình tôi hạnh phúc lắm, nhất là ngày giỗ chạp mọi người quây quần nói chuyện, vui vẻ chia sẻ với nhau. Các con tôi đều là những đứa trẻ hiểu đạo lý, yêu kính ông bà.

Nhưng hôm đó tôi mới thấy, chỉ có một mình tôi trong đám giỗ, tự nấu, tự ăn, không ai trong số các con tôi thắp hương cho ông bà, tổ tiên. Tôi hỏi thì cả vợ với các con đều nói đó là đồ của ma quỷ, không ai ăn cả.

Rồi đứa con gái thứ 2 là đứa tôi thương yêu, tin tưởng nhất lại quay sang giảng đạo cho tôi và dụ dỗ tôi gia nhập hội đó.

Tôi khuyên nhủ, tâm sự, chia sẻ nhưng nó không còn nghe lời nữa. Cả vợ con tôi đều tuyên bố thà chết chứ không từ bỏ hội thánh đó”, ông H. kể.

Ông dùng đủ mọi cách, cầu cứu anh em trong nhà để khuyên bảo, nhưng vợ và con ông càng ngày càng lấn sâu vào con đường tiêu cực. Suốt ngày con gái ông nói về ngày tận thế, Chúa Trời, hay những người anh em trong hội, nhưng tuyệt nhiên không còn nhắc đến người cha đã hết lòng yêu thương mình hơn 20 năm qua.

Ông H cho biết các con ông còn luôn có ý định mãnh liệt là bán đi ngôi nhà của chúng tôi để lấy tiền góp vào hội này. Đó tài sản cả đời ông tích góp để cho chúng.

Một trường hợp khác, anh T.M.K (ngụ TP.HCM) cho biết, gia đình anh sống trong cảnh địa ngục suốt nhiều năm nay khi người vợ đầu ấp tay gối đã vất vả sinh cho anh 2 đứa con đi theo “Hội Thánh Đức Chúa Trời”.

Vợ anh là một người phụ nữ rất hiền lành, chăm chỉ, có thiện tâm, thương yêu chồng con. Nhưng cách đây 5 năm, anh bắt đầu thấy tâm tính vợ mình có nhiều xáo trộn.

Vào tối thứ 3 và ngày thứ 7 hằng tuần, vợ anh lại âm thầm ra khỏi nhà, công việc buôn bán từ đó cũng bỏ bê. Rồi từ đó, vợ anh bắt đầu công khai các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo các thành viên trong gia đình tham gia vào một tổ chức mang tên ‘Hội Thánh Đức Chúa Trời’.

Gặp ai, vợ anh K. đều dùng hết lời dụ dỗ, giới thiệu các tài liệu và trang web liên quan đến hội này.

Mặc kệ chồng và các em hết lời khuyên can, vợ anh K. nhất định không nghe. Ngay cả việc trước đây chị rất chăm chút là tảo mộ cho cha mẹ ruột đã mất, giờ cũng không còn tham gia cùng gia đình vì cho rằng đó là hành động cổ súy ma quỷ.

Trong những ngày tháng phải gồng mình lên vừa để chèo chống gia đình, vừa canh chừng vợ để khỏi dẫn các con gia nhập tà đạo, đã có khi anh K. quẫn trí đến nỗi nghĩ đến việc gây tổn hại cho con.

Rất nhiều lần anh thử viết đơn ly hôn để ép chị chọn giữa gia đình và ‘Hội Thánh Đức Chúa Trời’, nhưng cái kết luôn là việc vợ anh sẵn sàng từ bỏ gia đình, con cái. Anh tìm hiểu, xoay nhiều cách để khiến vợ mình thức tỉnh. Tuy nhiên, tất cả cố gắng của anh đến hiện tại đều là con số 0.

Nhiều học sinh, sinh viên bị lôi kéo, bỏ học theo tà đạo

Ngoài những người cả tin, phụ nữ có gia đình, những kẻ cầm đầu Hội Thánh Đức Chúa Trời còn lôi kéo dụ dỗ sinh viên. Nhiều bạn đã bỏ học, lang thang đến công viên để truyền đạo Hội Thánh Đức Chúa Trời.

Chị Nguyễn Thị H.Ng. (SN 1996, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) cho biết: khoảng giữa năm 2017, khi đang học tại trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, trong một lần đi chơi cùng nhóm bạn ở công viên Nguyễn Văn Cừ (TP Bắc Ninh), tình cờ chị Ng. được một nhóm thanh niên tiếp cận, làm quen. Nhóm người này hầu hết là sinh viên, trong đó có cả người khoảng 30 tuổi.

Ban đầu, chị Ng. và những người bạn nghĩ họ cùng trang lứa, giao lưu để thêm bạn bớt thù nên không chút đề phòng và vui vẻ kết thân.

Tuy nhiên, sau đó, nhóm bạn mới bắt đầu chia sẻ, tuyên truyền về tổ chức mang danh “Hội Thánh Đức Chúa Trời”. Họ tuyên truyền rằng mọi người do Chúa Trời sinh ra, sống hay chết đều do Chúa Trời quyết định, nếu ai theo hội này thì sẽ được Chúa Trời che chở, gặp nhiều may mắn…

Sau đó, họ mời nhóm chị Ng. đến một ngôi nhà nơi họ thường tụ tập ăn uống. Những đồ ăn đều do họ làm và đặc biệt họ mời chị Ng. và nhóm bạn uống một loại nước màu đỏ và nói nếu uống nước này sẽ được Chúa Trời che chở và gặp may mắn. Tuy nhiên, chị Ng. thấy lạ nên không uống và tìm cách từ chối khéo không dám ăn đồ ăn do họ làm.

"Trong khi đó, một số bạn đã không ngần ngại ăn uống cùng họ. Kể từ đó, không hiểu sao các bạn ấy đã nhanh chóng nhập cuộc với nhóm người này, trở thành những tín đồ ngoan đạo và làm theo những gì họ sai khiến”, chị Ng. thông tin.

Cũng từ khi theo nhóm người này, những bạn của chị Ng. bỏ bê việc học hành, mặt mày bơ phờ, mắt lờ đờ như kẻ mất trí. Hàng ngày, họ hay ngồi một mình lẩm nhẩm, buổi tối thường ra công viên lượn lờ, miệng lẩm bẩm điều gì đó.

Theo chị Ng., trước khi chưa theo cái đạo Hội Thánh Đức Chúa Trời, các bạn nữ có người yêu nhưng khi theo họ rồi thì bỏ luôn người yêu không cần nữa.

Theo chị Ng., một trong số những tài liệu của “Hội Thánh Đức Chúa Trời” dùng để tuyên truyền về ngày tận thế, khiến tín đồ sợ hãi, muốn gia nhập hội để khi chết được lên thiên đàng.

“Họ sống rất bẩn, không mấy khi thấy họ tắm rửa. Có một bạn ở cùng phòng đi theo nhóm người kia, bẩn đến nỗi không bao giờ thấy bạn ý tắm rửa, gội đầu, khiến 4 người cùng phòng phải dọn sang phòng khác ở, để bạn nữ sinh kia ở một mình”, chị Ng. cho biết.

Một trường hợp khác, chị Lê Thị T. (SN 1975, giáo viên tiểu học ở xã Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) đang rơi vào cảnh hoang mang, lo lắng về người con gái đang học năm cuối đại học bỗng dưng "giở chứng” vì đi theo nhóm tà đạo “Hội Thánh Đức Chúa Trời”.

Chị T. kể, con gái chị T. là Nguyễn Thu M. (SN 1997), đang học năm cuối khoa Tiểu học - Trường Đại học Hải Phòng, học lực khá và rất ngoan ngoãn.

Tuy nhiên, cách đây khoảng 6 tháng, M. có những biểu hiện khác thường, hay kêu với mẹ “con mệt mỏi, áp lực lắm mẹ ạ”. Tuy nhiên, khi chị T. hỏi lý do thì M. không nói.

Cũng từ đó, chị T. phát hiện con gái có biểu hiện hay nói dối bố mẹ. Những ngày gia đình có cúng giỗ, M. không ăn đồ ăn đã cúng, rồi đòi đập bỏ bát hương thờ cúng của gia đình… Chị T. cũng đã nhiều lần gặng hỏi lý do thì M. chỉ nói: “Con đang tham gia một chương trình “học kỹ năng sống"…”.

Bỏ ngoài tai những lời khuyên bảo, M. thường hay phản ứng lại bố mẹ, hàng ngày hay lẩm nhẩm kinh kệ và luôn cho rằng chỉ có “Đấng siêu nhiên” sẽ cho M. cuộc sống đầy đủ, cho tình yêu, hạnh phúc và những điều tốt đẹp.

Trước những biểu hiện bất thường của con, chị T. đã tìm hiểu qua bạn bè của M. rồi sang trường M. học hỏi thầy cô.

Tại đây, chị M. hoảng hốt khi biết con gái chị đã xin bảo lưu kết quả học tập, nghỉ học 1 năm nay và đang tham gia sinh hoạt trong nhóm “Hội Thánh Đức Chúa Trời” cùng với khoảng 5-6 bạn học cùng trường.

Đỉnh điểm là kể từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, M. bỏ nhà đi luôn không về, khiến vợ chồng chị T. hoang mang, lo sợ, lúc nào cũng như ngồi trên đống lửa. Cả gia đình chị mất ăn mất ngủ vì không biết M. đang ở đâu và chưa biết làm thế nào để đưa con gái trở về, thoát khỏi nhóm tà đạo kia.

“Tôi dùng đủ mọi cách từ nhẹ nhàng đến cứng rắn rồi nhưng vẫn không có kết quả gì. Nó dùng đến 3 số điện thoại nhưng tôi không thể liên lạc được mỗi khi nó thấy tôi gọi”, chị T. than thở.

Điều đáng nói, sau khi theo “Hội Thánh Đức Chúa Trời”, những sinh viên này bỏ học, lang thang truyền đạo, còn bác bỏ những kiến thức được học trên nhà trường. Điều nguy hiểm hơn đó là họ đang dùng tuổi trẻ của mình để đi gieo rắc những điều viển vông cho nhiều người khác.

Bán hết tài sản “cống” cho “Hội Thánh Đức Chúa Trời”

Một người mẹ của cô sinh viên năm 3 khoa Sư phạm, Đại học Hải Phòng đau đớn kể lại, cô con gái của bà nói rằng sắp đến ngày tận thế, sống ngày nào biết ngày đấy, không hề lo lắng gì cho tương lai.

Người phụ nữ này cho biết, con gái bà đang xoay xở kiếm một khoản tiền lớn để đóng góp cho hội. Qua tìm hiểu, bà được biết, có đa số những người theo hội đều bán hết tài sản để cống hiến cho hội. Có những người lúc đầu đi ô tô, xe máy đều bán hết, giờ đi xe đạp.

Về thủ đoạn và hoạt động của các đối tượng truyền bá “Hội thánh của Đức chúa Trời”, cơ quan chức năng huyện Thuỷ Nguyên và An Dương cho biết: Để vận động người theo học đạo, Trưởng nhóm chiêu tập khoảng 10 đối tượng. Họ đến các khu dân cư, trường Đại học, Cao đẳng, ký túc xá sinh viên để khảo sát, tiếp cận những người có hoàn cảnh éo le hoặc những sinh viên tò mò, mê tín… lôi kéo đến nghe giảng đạo.

Chỉ tiêu mỗi đối tượng phải vận động được từ 30 đến 50 người/tháng và sẽ được “Trưởng nhóm” thưởng theo kiểu “kinh doanh đa cấp”. Những người tham gia được truyền bá nhiều nội dung mang tính chất tà giáo, không đúng với Kinh Thánh. Mỗi người phải nộp số tiền thấp nhất là 50.000 đồng/buổi (có ngày nộp 3 lần).

Theo phản ánh của một số nạn nhân thì họ phải nộp tiền bằng 10% thu nhập/tháng của họ cho “Trưởng nhóm”.

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

CÚ RƯƠI NGÀY CUỐI NĂM VÀ CÁCH MẠNG BỐN CHẤM KHÔNG


Ngày cuối năm dương lịch, tôi nhận được một cân rươi gửi từ… Hải Phòng.


Việc này sẽ không thể xảy ra nếu chỉ cách đây dăm năm, nhưng giờ nó đã diễn ra hết sức suôn sẻ.

Ấy là một bạn đọc phây búc của tôi từ Úc tự nhiên nhắn: Anh ơi, anh viết về ẩm thực… hay. Giờ đang mùa rươi đấy, quê em Hải Phòng, đấy mới là đất rươi chứ không chỉ Hải Dương hay Nam Định như anh nghĩ đâu. Xa quê nhớ và thèm rươi anh ạ, anh viết để những người xa quê như em đỡ nhớ quê.

Tôi viết một status trả lời, nguyên văn:

“Nói thật lại bảo quê mùa, nhà cháu chả biết rươi là cái giống gì. Thế thì làm sao mà viết được.

Hồi học cấp 3, trọ học, đói lắm. Ban đầu ở nhờ nhà một bác, bác này rất khổ, nên ở trọ nhà bác ấy cũng khổ. Khổ nhất là mỗi tuần mang gạo đến nộp, bác ấy đều đong lại, lần nào cũng kêu: Thiếu một bò. Có lần mẹ đong gạo xong mình lẳng lặng xúc thêm một bò đổ vào ruột tượng, thế mà khi nộp gạo, bác ấy đong lại, vẫn kêu thiếu 1 bò. Ở nhà bác này ngoài nộp gạo, tiền, còn phải nộp cả củi nữa. Cứ chiều chủ nhật là thồ đủ các thứ đến nộp, chiều thứ 7 về.

Bác này có đứa con gái, vừa đen vừa xấu, mà lại không bao giờ nói chuyện với tụi mình, mặt cứ hằm hằm như mình với thằng Tư Phan là 2 đứa ăn chực ấy. Thực ra sau mới biết, nó cũng thích tụi mình, nhưng gái nông thôn, cứ phải ngượng ngập thế để... làm cao.

Sau có người quen chỉ cho một nhà bác khác. Bác này làm kế toán hợp tác xã. Rất vui tính. Đầu tiên là bác gái không bao giờ đong lại gạo, cứ mang đến là bác đưa cái thúng, trút vào đấy. Nhẹ cả người. Thứ 2 là không lấy củi. Thứ 3 là đứa con gái nhà bác rất xinh, trắng bóc, lại vui tính, cười toe toét nói chuyện với tụi mình cả ngày. Ở nhà bác này được ăn rất no, không như nhà bác trước, mới lưng lửng bụng bác đã nghiêng cái nồi cạo cháy xoẹt xoẹt. Thứ nữa là nhà bác này rộng, cái giường 2 đứa ngủ nó đúng là cái giường chứ không phải là cái chõng như nhà bác cũ.

Một hôm bác trai bảo: Hôm nay mình ăn mắm rươi, 2 đứa ăn được không? Đang tuổi ăn tuổi đói, cái gì chả ăn được. Vào mâm là bát ô tô hành muối trắng muốt, một bát mắm rươi, màu đục đục. Cơm gạo mới. Cha mẹ ơi là nó ngon, ngon kinh khủng. Bác gái bảo: Có cá làm vạ với cơm, hôm nay tôi nấu tăng thêm 2 bò đấy.

Lần đầu biết rươi là thế, chỉ thấy khi nó đã thành mắm. Và chỉ nghĩ rươi tức là mắm, và chỉ ăn được với hành muối. Lúc nhà bác ấy làm rươi mình nào có biết. Té ra cái đất Hoa Lộc, Thanh Hóa cũng có rươi chứ không chỉ mấy tỉnh như Hải Dương Nam Định nhé. Hoa Lộc là đất có trung đội nữ dân quân được... chia cho bắn cháy một cái máy bay he he. NHà mình trọ ở cạnh nhà cô trung đội trưởng ấy, hôm nào được phép "giải mật" nhà cháu viết về chuyện này, hay lắm ý...


Sau, có lần ra Hà Nội, tự nhiên nổi hứng gọi anh Nguyễn Thụy Kha, anh bảo mày đang đâu, bảo em ở đấy ở đấy. Ổng bảo mày bắt tắc xi đến 1B Chân Cầm ăn rươi. Đang mùa đấy…”.


CÚ RƯƠI NGÀY CUỐI NĂM VÀ CÁCH MẠNG BỐN CHẤM KHÔNG
Con Rươi tươi

Chừng 10 giờ đêm, khoảng 4 tiếng đồng hồ sau khi tôi “xuất bản” status trên, một cú điện thoại gọi: “Em là XYZ, bạn đọc của anh ở Hải Phòng đây, em sẽ gửi biếu anh rươi Hải Phòng quê em để anh thưởng thức. Anh vui lòng nhận giúp em nhé”. Tôi ậm ừ đến mấy phút mới nói: “Anh rất khái tính, ít nhận quà, nhất là quà từ người lạ chưa bao giờ gặp như em, nhất là đang có chỉ thị cấm… nhận quà. Nhưng riêng rươi, thì em ơi, anh cám ơn em rất nhiều, và anh xin nhận, bao nhiêu cũng nhận, cho bạn bè anh ở Pleiku nó biết thế nào là rươi. Anh sẽ tự tay chế biến và kêu bạn bè đến thưởng thức”. Một tiếng đồng hồ sau, tức là 11 giờ đêm thì số ấy gọi lại (lúc này nhiệt độ ở Pleiku là 11 độ): “Em đang ở bến xe Hải Phòng. Hải Phòng không có xe chạy thẳng Pleiku, nhưng em đã tìm được xe gửi rươi cho anh. Xe Buôn Ma Thuột anh nhé, 3 giờ sáng sẽ xuất bến từ Hải Phòng, chừng 2 giờ sáng mai sẽ chạy qua Pleiku, nhà xe sẽ gọi, anh chịu khó giúp em dậy sớm và giữ điện thoại để liên lạc nhé”. Tôi bảo “em ơi anh hết sức cảm động, giờ này Pleiku 11 độ thì Hải Phòng chắc chắn dưới 10 độ, anh nghe cả tiếng gió rít qua điện thoại đấy… Cám ơn em rất nhiều, anh mới là người phải cám ơn em chứ em đừng cám ơn vì cái vụ anh dậy sớm đón rươi”…


CÚ RƯƠI NGÀY CUỐI NĂM VÀ CÁCH MẠNG BỐN CHẤM KHÔNG
Món chả rươi 

Cái “cuộc rươi” ấy nó chỉ có thể diễn ra ở thời này là bởi, một là có công nghệ số rất hiện đại làm cầu: Phây búc. Thế là tôi có một cuộc rươi với gia đình và bạn bè, hơn chục người trong cuộc rươi hôm ấy tại nhà tôi chỉ nhõn tôi là đã ăn rươi, còn lại đều là lần đầu. Và họ vừa ăn, vừa xuýt xoa vừa phải căng tai nghe tôi nói về rươi, về tình người, về cách mạng bốn chấm không. Giữa Tây Nguyên ăn một cú rươi như thế chẳng phải là một điều rất hi hữu sao. Hi hữu nhưng đang dần dần phổ biến. Cũng y như bò một nắng, muối kiến J’rai hiện đang được ship khắp nước, phần lớn nhờ mạng xã hội…

Tết năm ngoái, sau ngày tiễn Táo một hôm, một tin nhắn Messenger mà lại nằm trong spam được tôi lôi ra: “Chào anh, em chuẩn bị vào Pleiku, muốn tặng anh món quà. Anh thích gì em mang vào”. Hết sức kỳ lạ và cũng phải… cảnh giác. Tôi nhắn lại: Chào bạn, hết sức cảm ơn bạn, nhưng quả là tôi chả thiếu gì, chỉ thèm… không khí Bắc. Thì một cách trả lời trung tính mà lại chứng tỏ mình không phải là loại… vồ vập với quà, nhất là người lạ. Hôm sau một tin nhắn nữa: Anh cho em xin điện thoại ạ. Tôi nhắn số điện thoại rồi lại quên luôn chuyện ấy, cuối năm bao nhiêu việc. Hôm sau, điện thoại reo, số lạ: Em là người nhắn tin cho anh từ Hà Nội, giờ em lên máy bay, một tiếng rưỡi nữa em sẽ điện cho anh, anh em mình gặp nhau tí. Ơ, tưởng đùa mà thật à.

Nói thật, trong bụng nghĩ, chắc một người yêu chữ của mình và theo thông lệ sẽ tặng chai rượu. Thú thật trước đó tôi hay nhận được quà là… rượu, khi bày tỏ sự ái ngại thì các bạn ấy đều nói: Coi như em trả nhuận đọc cho anh, đọc anh suốt, giờ biếu anh chai rượu cho nó khỏi… mắc nợ thôi. Thì nói đến thế làm sao mà từ chối. Lần này chắc cũng thế, và tôi chuẩn bị tâm thế đón anh bạn này bằng… cuộc nhậu.

Xuống máy bay anh ấy gọi ngay, em đang về khách sạn KL, anh chạy qua đấy giúp em. Tôi tới thì một cái xe 15 chỗ cũng vừa tấp vào sảnh khách sạn. Một cành đào khủng được khuân từ trên ấy xuống. Nói thật là tôi đã… đơ người khi nhìn cành đào quá đẹp. Từ năm 1975 đến giờ, năm nào tôi cũng chơi đào, nhưng toàn đào… loại 2, thậm chí loại 4. Lần đầu tiên tôi có một cành đào bắc đúng nghĩa. Đào cành chứ không phải đào gốc như mấy năm sau này dân Hải Dương, Nam Định, thậm chí và… Nghệ An chở vào phía Nam bán. Anh bạn này làm ở một công ty nước ngoài, cuối năm vào quyết toán ở một công ty liên doanh tại Gia Lai. Trao quà xong phải đi ngay, hẹn tối nếu rỗi sẽ “xin anh một ly cà phê đêm Pleiku”. Tất nhiên tối ấy, dù đã muộn, tôi vẫn chở anh này đi lang thang cà phê, hai người gặp nhau lần đầu tiên, hay chính xác là lâu nay online, là on ẩn, bởi bạn này không công khai like hoặc còm, mà chỉ lặng lẽ đọc, giờ offline mà như đã chơi với nhau tự thuở nào.

Cũng cô gái ở Úc ấy, nhân đọc phây búc của tôi, thấy tôi kể chuyện một cô giáo đi dạy mỗi ngày đi về gần 100 cây số và toàn lấy tiền túi mua sách bút cho học trò, nghe cô này kể mùa lạnh mà học trò đi chân đất tới lớp đã gửi 500 đô Úc nhờ tôi mua cho các cháu học sinh, mỗi cháu một đôi dép, một cây bút và một cuốn vở. Ơ, thế thì phây búc vĩ đại quá đi chứ còn gì nữa ạ, miễn là người ta có tâm, có tình yêu con người, và kể cả, phải có một chút hiểu biết. Nói chuyện hiểu biết, bởi có khá nhiều bác chơi phây búc và đã… tải rất nhiều virus về nhà mình rồi… “biếu” lại bạn bè. Chưa kể rất nhiều người bị lừa mất tiền, rất nhiều tiền nữa… Mới nhất, hôm kia, tôi lại chuyển đến 3 trường trong tỉnh mỗi trường số quà tương đương 500 đô Úc bạn này gửi về mua áo và đồ dùng học tập cho các cháu.

Trong mấy chục năm từ ngày thống nhất, phải công nhận phây búc nói riêng, mạng xã hội nói chung đã kéo gần, cực gần, nếu không muốn nói là khít lịt, khoảng cách các vùng miền.

Phây búc, nó là một phần của công nghiệp bốn chấm không, dù công nghiệp này là sự “kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong” chứ không chỉ để… biếu nhau rươi hoặc cành đào tết…



Văn Công Hùng

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

CÚ RƯƠI NGÀY CUỐI NĂM VÀ CÁCH MẠNG BỐN CHẤM KHÔNG


Ngày cuối năm dương lịch, tôi nhận được một cân rươi gửi từ… Hải Phòng.

Việc này sẽ không thể xảy ra nếu chỉ cách đây dăm năm, nhưng giờ nó đã diễn ra hết sức suôn sẻ.

Ấy là một bạn đọc phây búc của tôi từ Úc tự nhiên nhắn: Anh ơi, anh viết về ẩm thực… hay. Giờ đang mùa rươi đấy, quê em Hải Phòng, đấy mới là đất rươi chứ không chỉ Hải Dương hay Nam Định như anh nghĩ đâu. Xa quê nhớ và thèm rươi anh ạ, anh viết để những người xa quê như em đỡ nhớ quê.

Tôi viết một status trả lời, nguyên văn:

“Nói thật lại bảo quê mùa, nhà cháu chả biết rươi là cái giống gì. Thế thì làm sao mà viết được.

Hồi học cấp 3, trọ học, đói lắm. Ban đầu ở nhờ nhà một bác, bác này rất khổ, nên ở trọ nhà bác ấy cũng khổ. Khổ nhất là mỗi tuần mang gạo đến nộp, bác ấy đều đong lại, lần nào cũng kêu: Thiếu một bò. Có lần mẹ đong gạo xong mình lẳng lặng xúc thêm một bò đổ vào ruột tượng, thế mà khi nộp gạo, bác ấy đong lại, vẫn kêu thiếu 1 bò. Ở nhà bác này ngoài nộp gạo, tiền, còn phải nộp cả củi nữa. Cứ chiều chủ nhật là thồ đủ các thứ đến nộp, chiều thứ 7 về.

Bác này có đứa con gái, vừa đen vừa xấu, mà lại không bao giờ nói chuyện với tụi mình, mặt cứ hằm hằm như mình với thằng Tư Phan là 2 đứa ăn chực ấy. Thực ra sau mới biết, nó cũng thích tụi mình, nhưng gái nông thôn, cứ phải ngượng ngập thế để... làm cao.

Sau có người quen chỉ cho một nhà bác khác. Bác này làm kế toán hợp tác xã. Rất vui tính. Đầu tiên là bác gái không bao giờ đong lại gạo, cứ mang đến là bác đưa cái thúng, trút vào đấy. Nhẹ cả người. Thứ 2 là không lấy củi. Thứ 3 là đứa con gái nhà bác rất xinh, trắng bóc, lại vui tính, cười toe toét nói chuyện với tụi mình cả ngày. Ở nhà bác này được ăn rất no, không như nhà bác trước, mới lưng lửng bụng bác đã nghiêng cái nồi cạo cháy xoẹt xoẹt. Thứ nữa là nhà bác này rộng, cái giường 2 đứa ngủ nó đúng là cái giường chứ không phải là cái chõng như nhà bác cũ.

Một hôm bác trai bảo: Hôm nay mình ăn mắm rươi, 2 đứa ăn được không? Đang tuổi ăn tuổi đói, cái gì chả ăn được. Vào mâm là bát ô tô hành muối trắng muốt, một bát mắm rươi, màu đục đục. Cơm gạo mới. Cha mẹ ơi là nó ngon, ngon kinh khủng. Bác gái bảo: Có cá làm vạ với cơm, hôm nay tôi nấu tăng thêm 2 bò đấy.

Lần đầu biết rươi là thế, chỉ thấy khi nó đã thành mắm. Và chỉ nghĩ rươi tức là mắm, và chỉ ăn được với hành muối. Lúc nhà bác ấy làm rươi mình nào có biết. Té ra cái đất Hoa Lộc, Thanh Hóa cũng có rươi chứ không chỉ mấy tỉnh như Hải Dương Nam Định nhé. Hoa Lộc là đất có trung đội nữ dân quân được... chia cho bắn cháy một cái máy bay he he. NHà mình trọ ở cạnh nhà cô trung đội trưởng ấy, hôm nào được phép "giải mật" nhà cháu viết về chuyện này, hay lắm ý...


Sau, có lần ra Hà Nội, tự nhiên nổi hứng gọi anh Nguyễn Thụy Kha, anh bảo mày đang đâu, bảo em ở đấy ở đấy. Ổng bảo mày bắt tắc xi đến 1B Chân Cầm ăn rươi. Đang mùa đấy…”.

CÚ RƯƠI NGÀY CUỐI NĂM VÀ CÁCH MẠNG BỐN CHẤM KHÔNG
Con Rươi tươi
Chừng 10 giờ đêm, khoảng 4 tiếng đồng hồ sau khi tôi “xuất bản” status trên, một cú điện thoại gọi: “Em là XYZ, bạn đọc của anh ở Hải Phòng đây, em sẽ gửi biếu anh rươi Hải Phòng quê em để anh thưởng thức. Anh vui lòng nhận giúp em nhé”. Tôi ậm ừ đến mấy phút mới nói: “Anh rất khái tính, ít nhận quà, nhất là quà từ người lạ chưa bao giờ gặp như em, nhất là đang có chỉ thị cấm… nhận quà. Nhưng riêng rươi, thì em ơi, anh cám ơn em rất nhiều, và anh xin nhận, bao nhiêu cũng nhận, cho bạn bè anh ở Pleiku nó biết thế nào là rươi. Anh sẽ tự tay chế biến và kêu bạn bè đến thưởng thức”. Một tiếng đồng hồ sau, tức là 11 giờ đêm thì số ấy gọi lại (lúc này nhiệt độ ở Pleiku là 11 độ): “Em đang ở bến xe Hải Phòng. Hải Phòng không có xe chạy thẳng Pleiku, nhưng em đã tìm được xe gửi rươi cho anh. Xe Buôn Ma Thuột anh nhé, 3 giờ sáng sẽ xuất bến từ Hải Phòng, chừng 2 giờ sáng mai sẽ chạy qua Pleiku, nhà xe sẽ gọi, anh chịu khó giúp em dậy sớm và giữ điện thoại để liên lạc nhé”. Tôi bảo “em ơi anh hết sức cảm động, giờ này Pleiku 11 độ thì Hải Phòng chắc chắn dưới 10 độ, anh nghe cả tiếng gió rít qua điện thoại đấy… Cám ơn em rất nhiều, anh mới là người phải cám ơn em chứ em đừng cám ơn vì cái vụ anh dậy sớm đón rươi”…

CÚ RƯƠI NGÀY CUỐI NĂM VÀ CÁCH MẠNG BỐN CHẤM KHÔNG
Món chả rươi 
Cái “cuộc rươi” ấy nó chỉ có thể diễn ra ở thời này là bởi, một là có công nghệ số rất hiện đại làm cầu: Phây búc. Thế là tôi có một cuộc rươi với gia đình và bạn bè, hơn chục người trong cuộc rươi hôm ấy tại nhà tôi chỉ nhõn tôi là đã ăn rươi, còn lại đều là lần đầu. Và họ vừa ăn, vừa xuýt xoa vừa phải căng tai nghe tôi nói về rươi, về tình người, về cách mạng bốn chấm không. Giữa Tây Nguyên ăn một cú rươi như thế chẳng phải là một điều rất hi hữu sao. Hi hữu nhưng đang dần dần phổ biến. Cũng y như bò một nắng, muối kiến J’rai hiện đang được ship khắp nước, phần lớn nhờ mạng xã hội…

Tết năm ngoái, sau ngày tiễn Táo một hôm, một tin nhắn Messenger mà lại nằm trong spam được tôi lôi ra: “Chào anh, em chuẩn bị vào Pleiku, muốn tặng anh món quà. Anh thích gì em mang vào”. Hết sức kỳ lạ và cũng phải… cảnh giác. Tôi nhắn lại: Chào bạn, hết sức cảm ơn bạn, nhưng quả là tôi chả thiếu gì, chỉ thèm… không khí Bắc. Thì một cách trả lời trung tính mà lại chứng tỏ mình không phải là loại… vồ vập với quà, nhất là người lạ. Hôm sau một tin nhắn nữa: Anh cho em xin điện thoại ạ. Tôi nhắn số điện thoại rồi lại quên luôn chuyện ấy, cuối năm bao nhiêu việc. Hôm sau, điện thoại reo, số lạ: Em là người nhắn tin cho anh từ Hà Nội, giờ em lên máy bay, một tiếng rưỡi nữa em sẽ điện cho anh, anh em mình gặp nhau tí. Ơ, tưởng đùa mà thật à.

Nói thật, trong bụng nghĩ, chắc một người yêu chữ của mình và theo thông lệ sẽ tặng chai rượu. Thú thật trước đó tôi hay nhận được quà là… rượu, khi bày tỏ sự ái ngại thì các bạn ấy đều nói: Coi như em trả nhuận đọc cho anh, đọc anh suốt, giờ biếu anh chai rượu cho nó khỏi… mắc nợ thôi. Thì nói đến thế làm sao mà từ chối. Lần này chắc cũng thế, và tôi chuẩn bị tâm thế đón anh bạn này bằng… cuộc nhậu.

Xuống máy bay anh ấy gọi ngay, em đang về khách sạn KL, anh chạy qua đấy giúp em. Tôi tới thì một cái xe 15 chỗ cũng vừa tấp vào sảnh khách sạn. Một cành đào khủng được khuân từ trên ấy xuống. Nói thật là tôi đã… đơ người khi nhìn cành đào quá đẹp. Từ năm 1975 đến giờ, năm nào tôi cũng chơi đào, nhưng toàn đào… loại 2, thậm chí loại 4. Lần đầu tiên tôi có một cành đào bắc đúng nghĩa. Đào cành chứ không phải đào gốc như mấy năm sau này dân Hải Dương, Nam Định, thậm chí và… Nghệ An chở vào phía Nam bán. Anh bạn này làm ở một công ty nước ngoài, cuối năm vào quyết toán ở một công ty liên doanh tại Gia Lai. Trao quà xong phải đi ngay, hẹn tối nếu rỗi sẽ “xin anh một ly cà phê đêm Pleiku”. Tất nhiên tối ấy, dù đã muộn, tôi vẫn chở anh này đi lang thang cà phê, hai người gặp nhau lần đầu tiên, hay chính xác là lâu nay online, là on ẩn, bởi bạn này không công khai like hoặc còm, mà chỉ lặng lẽ đọc, giờ offline mà như đã chơi với nhau tự thuở nào.

Cũng cô gái ở Úc ấy, nhân đọc phây búc của tôi, thấy tôi kể chuyện một cô giáo đi dạy mỗi ngày đi về gần 100 cây số và toàn lấy tiền túi mua sách bút cho học trò, nghe cô này kể mùa lạnh mà học trò đi chân đất tới lớp đã gửi 500 đô Úc nhờ tôi mua cho các cháu học sinh, mỗi cháu một đôi dép, một cây bút và một cuốn vở. Ơ, thế thì phây búc vĩ đại quá đi chứ còn gì nữa ạ, miễn là người ta có tâm, có tình yêu con người, và kể cả, phải có một chút hiểu biết. Nói chuyện hiểu biết, bởi có khá nhiều bác chơi phây búc và đã… tải rất nhiều virus về nhà mình rồi… “biếu” lại bạn bè. Chưa kể rất nhiều người bị lừa mất tiền, rất nhiều tiền nữa… Mới nhất, hôm kia, tôi lại chuyển đến 3 trường trong tỉnh mỗi trường số quà tương đương 500 đô Úc bạn này gửi về mua áo và đồ dùng học tập cho các cháu.

Trong mấy chục năm từ ngày thống nhất, phải công nhận phây búc nói riêng, mạng xã hội nói chung đã kéo gần, cực gần, nếu không muốn nói là khít lịt, khoảng cách các vùng miền.

Phây búc, nó là một phần của công nghiệp bốn chấm không, dù công nghiệp này là sự “kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong” chứ không chỉ để… biếu nhau rươi hoặc cành đào tết…

Văn Công Hùng