KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Covid-19. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Covid-19. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

HÔM NAY TÔI GẶP HAI NGƯỜI MẶC ĐỒ TRẮNG TOÁT NẰM BẤT ĐỘNG BÊN VỆ ĐƯỜNG

Đang trên đường chạy thể dục, tôi chợt thấy một chiếc xe cứu thương đỗ bên đường. Bên cạnh là hai người mặc đồ trắng toát nằm lăn trên vỉa hè. Tôi chợt nghĩ hay là một vụ tai nạn. Lúc này mới 4h sáng. Tôi mạnh dạn lay một người, cũng phải một lúc thì người ấy chợt tỉnh và ngồi dậy, tôi hỏi:


- Các anh có làm sao không đấy ?
- Không ạ, chúng cháu mệt quá không thể đi tiếp được thôi ạ. Chúng cháu đang tham gia dập dịch ở Nậm Pồ (nậm pồ hiện tại là ổ dịch lớn của tỉnh Điện Biên)
- Vậy à, thế bây giờ các anh có cần giúp đỡ gì không - tôi hỏi?
- Không ạ, chúng cháu chỉ cần ngủ khoảng 15ph thì lại đi tiếp được thôi ạ.
- Xin lỗi vì đã làm phiền, thôi anh lại ngủ tiếp đi.
Nghĩ mà thương những chiến sĩ áo trắng phải làm việc hơn 100% sức lực. Xin chúc các anh có sức khỏe để hoàn thành nhiêm vụ, giúp dân dập dịch!

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

CHUYẾN XE YÊU THƯƠNG CÓ NGUY CƠ TRỞ THÀNH CHUYẾN XE SIÊU LÂY NHIỄM!

Dạo gần đây, ông Đoàn Ngọc Hải đã trở lại với công việc từ thiện quen thuộc của mình khi tiếp tục dong duổi trên chiếc xe cứu thương của mình, phát sữa cho trẻ em vùng cao. Cả tuần này, ông Đoàn Ngọc Hải đang dong duổi trên những nẻo đường, bản làng của tỉnh Hà Giang. Nhưng thông tin về ông Hải có những biểu hiện của Covid-19 khiến nhiều người dân e ngại khi tình hình dịch đang có diễn biến rất đáng lo ngại. Có lẽ giờ này, lãnh đạo tỉnh Hà Giang và cả tỉnh Lào Cai (mà ông Hải đi trước đó) đang vô cùng lo lắng như ngồi trên đống lửa.


Trong nhiều ngày qua, từ Chính phủ cho đến chính quyền địa phương đều kêu gọi mọi người dân thắt chặt các quy định phòng chống dịch, khuyến cáo 5K, hạn chế đi lại, gặp gỡ mọi người khi không cần thiết. Nhưng theo dõi Facebook của ông Đoàn Ngọc Hải, chúng ta thấy một lịch trình dày đặc, với số người gặp gỡ rất đông đảo. Nói gở mồm, ông Hải mà bị Covid-19 thật thì số F1, F2 cũng lên tới cả ngàn người mất. Thật là vô cùng quan ngại và nguy hiểm.
Mặc dù có thể thấy, ông Hải cũng đã thực hiện việc đeo khẩu trang nhưng cũng có lúc ông quên đi vấn đề này và dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao nếu ông bị dương tính. Những hộp sữa đặc của ông Hải là quý nhưng nó không thể là liều thuốc giúp những trẻ em dân tộc kháng được lại virus, những đồng tiền hỗ trợ của ông Hải là quý nhưng cũng không giúp bà con dân tộc thoát nghèo ngay được. Nguy cơ bị dịch bệnh, nguy cơ sản xuất bị đình trệ, cuộc sống bị đảo lộn tự dưng lại hiện ra sau lòng tốt của ông Hải.


Thiết nghĩ rằng trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ông Hải nên chấp hành khuyến cáo của Chính phủ, của chính quyền các địa phương, sống chậm lại một chút. Cầu mong cho ông Hải chỉ bị cảm sốt bình thường không chỉ bởi sức khỏe của riêng ông Hải mà còn là sức khỏe của những em thơ tại Hà Giang.

Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

LÀM ƠN HÃY HỢP TÁC

Tối nay, đồng nghiệp của tôi đã bật khóc khi đi lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng về.
Hai ngày vật vã trên từng tuyến đường, lấy mẫu cho mấy ngàn người. Mặc bộ đồ bảo hộ với 2 lớp kính, hơi thở và mồ hơi mờ cay cả mắt.


Cả một ngày chỉ có nửa tiếng lúc trưa nghỉ để ăn cơm. Thậm chí nước cũng không dám uống vì... không thể đi vệ sinh.
Lấy mẫu, lấy mẫu và lấy mẫu, đau cả tay, lặp đi lặp lại một vài câu như một phản xạ. Cổ họng khô khốc vì không được "tưới" nước trong một thời gian dài. Chín giờ tối mới về tới cơ quan, nhai trệu trạo từng hạt cơm để lấy sức mai chiến đấu tiếp!
Hơn ai hết, chúng tôi không mong muốn đón chào sự trở lại của Covid-19. Sự việc đã xảy ra, và tất cả nhân viên y tế chúng tôi đang cố gắng làm hết sức mình để kiểm soát dịch. Việc lấy mẫu cộng đồng cũng là một trong những công tác quan trọng để tầm soát diện rộng, kiểm soát mức độ của dịch, tìm ra kết quả chân thực phản ánh đúng tình hình dịch, để dập tắt nó.
Vậy nên, mọi người ơi, làm ơn hãy hợp tác!
Các bạn chỉ cần bỏ ra ít thời gian đến điểm tập kết, ngồi yên cho chúng tôi lấy mẫu. Sẽ có một chút khó chịu, sẽ có thể không thoải mái, nhưng chỉ vài giây thôi. Rồi các bạn sẽ được về nhà, bên mâm cơm gia đình, khép cửa lại tránh xa những xô bồ phố thị, sống tĩnh lặng một thời gian trong lúc chờ dịch qua đi.
Đừng khó chịu, đừng la ó, đừng nói những lời khó nghe... Vì chúng tôi cũng chỉ là những con người bằng xương bằng thịt, chúng tôi kiên cường nhưng chúng tôi cũng dễ bị tổn thương, đặc biệt trong tình trạng làm việc căng thẳng và mệt mỏi, rất khó kiểm soát cảm xúc của mình.
Có thể trong xã hội, các bạn có những vị trí khác nhau. Nhưng với chúng tôi, các bạn đều là đối tượng cần tầm soát. Vậy nên, làm ơn, HÃY HỢP TÁC! Để chúng tôi sớm được vể với gia đình.
Chúng ta cùng cố gắng để vượt qua giai đoạn khó khăn này, các bạn nhé!

Thứ Hai, 3 tháng 5, 2021

MỊ CHÂU - PHIÊN BẢN 4.0

Ngày 3/5, Công an Hà Nội cho biết: Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố Trần Thị Phương Thảo, Đinh Thị Huệ (cùng 21 tuổi, quê Phú Thọ) và Ou Guo Pei (quốc tịch Trung Quốc) về hành vi “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép”.


Trưa 20/4, Công an quận Thanh Xuân phát hiện 17 người Trung Quốc lưu trú tại nhà trọ trên đường Nguyễn Trãi và 2 căn hộ chung cư khác ở quận này. Qua xác minh, nhóm người này nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Kết quả điều tra xác định Thảo là người thuê căn nhà trên để bán hàng online. Cuối năm 2020, khi đang học ngành tiếng Trung tại một trường đại học, Thảo quen biết Ou Guo Pei và nam thanh niên tên Vương (quốc tịch Trung Quốc, đang bỏ trốn) qua mạng xã hội.
Được 2 thanh niên ngoại quốc hứa trả công nếu thuê giúp chung cư để họ đưa một số người Trung Quốc nhập cảnh trái phép sang lưu trú và làm việc, Thảo rủ Huệ cùng tham gia phi vụ.
Từ đầu năm, hai nữ sinh viên đã thuê giúp đối phương 2 căn hộ chung cư ở quận Thanh Xuân và được nhóm người Trung Quốc trả thù lao 144 triệu đồng. Trong đó, Thảo hưởng lợi 140 triệu.
Cảnh sát xác định ngoài thuê giúp chung cư, Thảo và Huệ còn đưa một số người nhập cảnh trái phép về cho lưu trú cùng nhà trọ với Thảo.
Cơ quan điều tra đã tạm giam 3 bị can và đưa nhóm người nhập cảnh trái phép đi cách ly y tế theo quy định.
Theo Điều 348 Bộ luật hình sự, người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ 1 đến 15 năm.

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

NHÌN MYANMAR ĐỂ THẤY CHÚNG TA VINH HẠNH LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM!

Lịch sử đất nước Myanmar rất oai hùng trong quá khứ khi họ từng đánh bại cả người Xiêm La và nhà Thanh. Vua Hsinbyushin và vị tướng lừng danh Maha Thiha Thura đã từng 4 lần khuất phục quân đội nhà Thanh, thắng cả quân lục doanh lẫn cả Bát Kỳ Mãn Châu, buộc Càn Long phải từ bỏ ý đồ xâm lược Miến Điện. Nếu không có cuộc chiến đó thì có lẽ giờ đây 1/2 diện tích Đông Nam Á thuộc về họ, lãnh thổ Miến Điện gồm cả Chân Lạp, Thái Lan và Lào ngày nay, phía Bắc đến tận bờ Đông sông Ấn và một phần của Vân Nam, Trung Quốc ngày nay. Chỉ cần 5 tháng tấn công, người Miến Điện đã duyệt binh tại kinh đô của vương quốc Ayuthaya (tiền thân Thái Lan). Chính cuộc xâm lược của nhà Thanh đã vô tình giúp Xiêm La trỗi dậy và lấy lại được lãnh thổ, vì quân Miến Điện phải rút khỏi đất Xiêm để về phòng thủ đất nước.


Lịch sử oai hùng là thế, vậy nhưng hiện nay lại trở thành một trong những đất nước nghèo nhất Đông Nam Á, có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là:
Thứ nhất, một quốc gia có 54 triệu dân nhưng lại có đến 92 đảng phái chính trị khác nhau. Tranh giành, đấu đá, xâu xé lẫn nhau suốt những năm qua. Cái này thì đặc biệt giống VNCH trước 1975. Quân đội VNCH đảo chính, chính lý hơn 10 cuộc chỉ trong vòng 20 năm tồn tại dưới tấm áo của Hoa Kỳ.
Thứ hai, phi chính trị hoá lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội. Quân đội Myanmar có tiếng nói trọng lượng ở đất nước họ, thế nhưng lại không thuộc quyền kiểm soát của bất kỳ một tổ chức nào. Không có chính đảng đủ sức lãnh đạo họ kiểu như Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thứ ba, phụ thuộc vào nước ngoài, nền kinh tế Myanmar như bong bóng xà phòng, dễ vỡ khi không có Trung Quốc và một vài nước phương Tây. Chính phủ vừa bị lật đổ dù luôn đặt ra mục tiêu "dân chủ, nhân quyền", "xoá độc tài" nhưng thực chất lại là sản phẩm do Mỹ và phương tây tạo ra. Bà Suu Kyi từng lưu vong ở phương Tây nhiều năm và được chính những người da trắng đưa về Myanmar, sau khi gây áp lực lên quân đội nước này.
Nội chiến sẽ xảy ra nếu Mỹ và phương Tây đưa quân đội đến Myanmar để giúp chính phủ lật lại thế cờ. Thế nhưng trường hợp này rất khó xảy ra, vì Myanmar là nước láng giềng của Trung Quốc, có mối quan hệ thân tàu. Vậy nên, người Trung Quốc chắc chắn sẽ không ngồi yên để Mỹ và phương tây tự tung tự tác. Khi đó có nhiều khả năng là Trung Quốc cũng sẽ tham chiến và đứng về phía quân đội để chống lại chiến dịch "mùa xuân Myanmar" của Mỹ. Với lợi thế là quốc gia láng giềng, rõ ràng là nước gần sẽ dập được lửa gần còn Mỹ và phương tây thì nước xa không thể cứu lửa. Cuộc chiến theo kiểu đó thì còn lâu Hoa Kỳ và phương tây mới thắng.
Chưa kể là quân đội Myanmar cũng không phải dạng vừa. Địa hình nước này cũng không giống Trung Đông sa mạc, nơi mà vũ khí công nghệ cao của Mỹ, phương tây phát huy hết ưu điểm, dễ dàng chiến thắng. Có thể căng thẳng sẽ được giải quyết trong thời gian tới, khi mà các bên đạt được thoả thuận về việc tổ chức bầu cử lại, tìm tiếng nói chung và đứng ra thành lập được một chính phủ mới. Nhìn Myanmar để thấy chúng ta may mắn, vinh dự k

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

VÌ SAO VIỆT NAM VẪN PHẢI NGHIÊN CỨU VACCINE COVID-19?

Vừa qua, lô vaccine nhập khẩu đầu tiên của AstraZeneca nhằm phòng ngừa Covid-19 đã về tới Việt Nam. Ngay sau khi lô vaccine được nhập khẩu về, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua, sử dụng vaccine phòng Covid-19 trong đó quy định rõ Việt Nam sẽ mua 150 triệu liều, quy định rõ về đối tượng, địa bàn ưu tiên và nguồn tài chính được huy động để mua vaccine. Trong khi đó, Chính phủ cũng vừa quyết định tăng tiến độ nghiên cứu vaccine phòng Covid-19 do Việt Nam tự sản xuất nhằm đạt mục tiêu sang năm 2022, chúng ta có thể tự sản xuất vaccine phòng Covid-19. Có nhiều người hỏi rằng, tại sao chúng ta lại phải bỏ nhiều tiền của ra như vậy để tự nghiên cứu vaccine trong khi hoàn toàn có thể mua từ phía nước ngoài? Phải chăng đây là một sự lãng phí khi chúng ta không chỉ nghiên cứu 1 mà tới tận 3 loại vaccine khác nhau?


Thứ nhất, cần phải nói rằng, việc chúng ta trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á, là nước hiếm hoi ở Châu Á nhập khẩu được vaccine của AstraZeneca, 1 trong những loại vaccine phòng Covid-19 được đánh giá cao là nhờ sự xác định đúng chìa khóa khống chế Covid-19 là vaccine và đã liên hệ với nhà sản xuất ngay từ khi vaccine vẫn đang còn nghiên cứu. Đồng thời, chúng ta không chỉ nhập 1 loại vaccine mà còn nhập của Nga, Ấn Độ… Điều này tạo ra nguồn cung dồi dào, không quá bị phục thuộc vào một nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong khi đại dịch hoành hoành thì không có gì đảm bảo cho việc chúng ta sẽ nhận đầy đủ, không đứt quảng nguồn vaccine. Việc tự chủ nguồn vaccine sẽ đảm bảo nhân dân tiếp cận đầy đủ nguồn vaccine theo kế hoạch.
Thứ hai, chúng ta bỏ tiền ra nghiên cứu vaccine không phải là vô ích vì đây là cơ sở quan trọng để chúng ta nghiên cứu về virus corona cũng như phát triển ngành sản xuất vaccine của chúng ta. 3 loại vaccine với những cơ chế tạo hệ miễn dịch khác nhau trong cơ thể sẽ giúp Việt Nam chúng ta nắm bắt được công nghệ và chủ động ứng phó được các loại dịch bệnh tương tự trong tương lai.
Thứ ba, việc Việt Nam tự sản xuất được vaccine sẽ đánh dấu năng lực y học của chúng ta. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu trong nước, vaccine Việt Nam sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài, đây chính là nguồn thu bù đắp vào quá trình nghiên cứu và công tác dập dịch hiện nay của chúng ta. Mặt khác, với vai trò ngày càng cao trên trường quốc tế, với tinh thần vô sản thế giới đoàn kết lại, chắc chắn Việt Nam sẽ cung cấp cho các nước đang phát triển, kém phát triển để người dân nơi đây tiếp cận được vaccine. Đây chính là đường lối ngoại giao vaccine của Việt Nam./.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

NHỮNG LIỀU VACCINE COVID-19 ĐẦU TIÊN VỀ ĐẾN VIỆT NAM

Đây là vaccine của hãng dược phẩm nổi tiếng toàn cầu AstraZeneca phối hợp với đại học Oxford (Vương quốc Anh) nghiên cứu và sản xuất, được đưa về Việt Nam theo hợp đồng giữa Hệ thống tiêm chủng VNVC và Tập đoàn AstraZeneca đã ký từ tháng 11/2020.


Theo đó, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã đặt mua 30 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca trong năm 2021. Số vaccine này được giao thành nhiều đợt, lô đầu tiên gồm 117.600 liều sẽ được đưa về hệ thống kho lạnh chuyên dụng của VNVC và AstraZeneca.
Vaccine AstraZeneca là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

TRỐN CÁCH LY ĐI ĂN LẨU CÒN LIVESTREAM TRÊN FACEBOOK, MỘT PHỤ NỮ BỊ PHẠT 5 TRIỆU ĐỒNG

Dù chưa hết hạn cách ly nhưng chị T. đã rời khỏi nhà, đi ăn lẩu với bạn bè rồi phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook.
Sáng 16-2, Công an huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cho biết đơn vị vừa lập biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với N.T .T. (33 tuổi, ở thôn Trại Mật, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn) về hành vi trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Hành vi của chị T. thuộc điểm b, khoản 1, điều 11 nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế với mức phạt 5 triệu đồng.
Trước đó, chị T. được xác định là người thuộc diện phải cách ly tại nhà do có liên quan đến các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong vùng dịch ở tỉnh Hải Dương.
Ngày 28-1, UBND xã Tân Quang đã ban hành quyết định phê duyệt cách ly y tế tại nhà đối với chị T. từ ngày 28-1 đến ngày 17-2 để phòng dịch.
Qua rà soát, kiểm tra trên mạng xã hội Facebook, Công an huyện Lục Ngạn phát hiện 1 tài khoản Facebook livestream vào tối ngày 10-2 có sự xuất hiện của T..
Tuy nhiên, địa điểm T. xuất hiện trong livestream được xác định không phải là địa chỉ nhà riêng cách ly.
Sau khi nắm bắt và xác minh thông tin vụ việc, Công an huyện Lục Ngạn đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với chị T. về hành vi trên, yêu cầu chị T. viết cam kết sẽ thực hiện đúng các quy định về cách ly y tế trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

NHỮNG BẾP ĂN DÃ CHIẾN TIẾP SỨC CHỐNG DỊCH

Từ giữa đêm, các bếp ăn dã chiến ở khu vực ổ dịch Chí Linh đồng loạt nổi lửa, chuẩn bị hàng nghìn suất ăn cho các cháu nhỏ, người bị cách ly.
10h30 sáng 6/2, hơn 140 hộp cơm thịt gà rang gừng, đỗ xào và súp được nhóm của chị Nguyễn Thị Huyền cùng các tình nguyện viên phường Sao Đỏ, TP Chí Linh giao đến trường mầm non và THCS Lê Lợi, nơi có 140 học sinh tiểu học đang cách ly.


Để chuẩn bị số suất ăn này kịp cho bữa trưa, nhóm đã phải bắt đầu đi chợ, nấu nướng từ 5h sáng. Giao xong bữa trưa, họ lại tất tả chuẩn bị cho bữa chiều.
Hải Dương đang là vùng dịch lớn nhất cả nước với 290 ca dương tính, hàng nghìn F1 và nhiều cụm dân cư bị phong tỏa, rất nhiều y bác sĩ, công an và những người dân khỏe mạnh đã được huy động, chống dịch.
Covid-19 bùng phát khiến công việc của chị Huyền bị gián đoạn nhưng người phụ nữ này "không có thời gian để buồn". Chị lập tức hưởng ứng lời kêu gọi của thành phố tham gia các nhóm tình nguyện. "Tinh thần mọi người rất cao, với mục tiêu không để ai bị thiếu nhu yếu phẩm. Chúng tôi lập nhóm giúp giải quyết những việc cần làm ngay", chị Huyền, 39 tuổi, chia sẻ.
Những hôm đầu, nhóm của chị kêu gọi ủng hộ màn chống muỗi, mua cam vắt nước, đồ ăn vặt cho các bé. Song, nhận thấy trẻ nhỏ cần một chế độ ăn không chỉ đảm bảo dinh dưỡng mà còn phải mềm và dễ ăn nên chị Huyền quyết định lập bếp dã chiến.
Bếp bắt đầu hoạt động từ chiều 3/2, với thực đơn ngày đầu gồm chả xắt nhỏ rim, trứng bác, canh khoai nấu xương. Hôm nay chị mua gà về lọc thịt rang gừng, phần xương ninh lấy nước nấu súp ngô nấm. "Các món ăn ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng, lại tăng cường khả năng chống dịch bệnh trong thời điểm giao mùa", chị nói.
Mỗi ngày bếp cung cấp gần 300 suất ăn, mỗi suất khoảng 15.000 đồng, chưa kể chất đốt. Kinh phí hoạt động kêu gọi từ các nguồn tài trợ. Trong đó rau củ, mắm muối và gạo được ủng hộ nhiều. Họ lo nhất là kinh phí để mua thịt cá.
Từ ngày có dịch, ba con chị Huyền từ lớp 1 đến 9 ở nhà với bà nội, còn chị và chồng đi từ sáng sớm đến tối muộn. Anh tham gia vào đội vận chuyển miễn phí hàng hóa đến các điểm. "Phải nói là những ngày qua đầu tắt mặt tối, mệt nhưng các con ăn cơm khen ngon, chúng tôi lại có động lực cố gắng", chị cho hay.
Cách đó 30 km, bếp dã chiến Thái Học đã nổi lửa từ 2h sáng, để kịp 7h cung cấp cháo cho trẻ nhỏ và cụ già cách ly trong Đại học Sao đỏ 2. Bếp bắt đầu hoạt động từ 29/1, một ngày sau khi Hải Dương có ca dương tính đầu tiên.
Để dậy sớm, chị Phương Dung, 32 tuổi, phải đi ngủ từ đầu tối nhưng lo trễ giờ nên chưa hôm nào chị ngủ được tới lúc chuông báo thức kêu. Phục vụ bếp gồm 8 thành viên, chia thành 2 địa điểm nấu để tránh tiếp xúc nhiều. Mỗi ngày họ cung cấp khoảng 300 suất cháo. "Cứ nghĩ đến các cụ già, em nhỏ thiếu thốn nhiều thứ là chúng tôi lại mong những suất cháo nóng hổi này tiếp sức cho mọi người", chị Dung chia sẻ.
Còn Bếp Cộng Hòa bắt đầu hoạt động từ mùng 2/2, với 5 tình nguyện viên và các mẹ, các cô từ 10 chi hội phụ nữ trong phường thay phiên nhau. Nhờ lực lượng đông đảo, họ vẫn có thời gian nghỉ ngơi và chăm lo cho gia đình.
Ngoài tặng suất cơm, chi hội còn tổ chức tặng quà cho một số gia đình cách ly khó khăn, ví dụ như một gia đình cả nhà đi cách ly, chỉ còn cụ ông 90 tuổi bị gãy chân và hai cháu nhỏ hay gia đình khác có mẹ bị dương tính, bố làm ăn xa, con mới 7 tháng tuổi ở nhà với bà nội...

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

PHẠT 10 TRIỆU ĐỒNG VÌ TUNG TIN SAI SỰ THẬT VỀ COVID-19

Chiều 4-2, ông Lê Đức Tuyên - Phó Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng với anh Đ.H.M.T (SN 1994, trú tại phường Yên Đỗ, TP. Pleiku) theo điểm a, khoản 1, điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03-02-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.


Trước đó, khoảng 15 giờ 37 phút cùng ngày, anh T. đã sử dụng tài khoản Facebook có tên TY đăng tải bài viết lên nhóm “81gialai” với nội dung “xe Đức Đạt Tài Xế Ayun Pa Bị Covid Rồi Nha, Anh Em Cẩn Thận…!” kèm theo hình ảnh chụp màn hình trang Facebook của Xe Đức Đạt Gia Lai. Sau hơn 1 giờ đồng hồ đăng tải, chủ tài khoản đã xóa bài viết.
Qua quá trình rà soát trên không gian mạng, Phòng An ninh Chính trị nội bộ (Công an tỉnh) đã phát hiện sự việc và phối hợp cùng Công an TP. Pleiku xác minh chủ tài khoản đã đăng tải nội dung sai sự thật trên. Qua đó xác định anh T. chính là người đã sử dụng tài khoản này nên đã mời làm việc. Ban đầu, anh T. quanh co, chối cãi không thừa nhận hành vi của mình.
Tuy nhiên, qua quá trình đấu tranh với những chứng cứ của lực lượng chức năng, anh T. đã khai nhận rằng: Anh vốn là phụ xe khách của 1 hãng xe chạy tuyến Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh. Chiều 04-02, khi đang ngồi nhậu cùng bạn bè vì đã say không làm chủ được mình nên đã đăng tải thông tin việc tài xế của hãng xe Đức Đạt nhiễm Covid-19. Khi được bạn bè nhắc nhở, anh đã nhận thức được việc làm sai trái nên xóa bài viết./.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

< GÓC VÌ NGHĨA QUÊN THÂN >

Việc bệnh nhân 1440 là người nhập cảnh trái phép chắc hẳn đến giờ phút này ai cũng biết, nhưng có một tình tiết vô cùng bất ngờ, đó là người trình báo chuyện này đến cơ quan chức năng lại chính là mẹ của anh ta.


Khi thấy con mình về nước "chui" mà không qua kiểm tra y tế cũng như thực hiện cách ly, bác đã chủ động đến cơ quan Công an và trình bày sự việc. Nhờ đó mới phát hiện và khoanh vùng được cả 7 người cùng đi trên chiếc xe của bệnh nhân 1440.
Cảm ơn bác vì hành động này vì không phải ai cũng sẵn sàng gạt bỏ chuyện riêng tư để bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng, nhất là khi đó lại chính là con trai bác.
Giá mà cậu con có ý thức tốt như mẹ thì đất nước đã bớt đi phần nào vất vả rồi. Đi nước ngoài nước trong cho lắm mà ý thức....

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2020

VIỆT NAM VƯỢT QUA THÁCH THỨC KHÓ KHĂN ĐỂ VƯƠN MÌNH RA THẾ GIỚI !!!

Còn nhớ vào tháng 3 năm nay, khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát khắp nơi, BKAV đã vượt qua rất nhiều rủi ro để có thể đặt những bước chân đầu tiên của mình lên tân lục địa.


Từ việc phải quá cảnh tại Đài Loan cho đến phải ăn uống, nghỉ ngơi hoàn toàn ở những nơi công cộng trên đất Mỹ, chừng ấy vẫn không thể nào dập tắt ngọn lửa rực cháy, cơ hội ngàn năm có một khi được chào hàng tại thị trường này. Sau bao nỗ lực và cô gắng, cuối cùng chuyến đi cũng đạt được thành công khi chốt xong đơn hàng & quay trở về Việt Nam chấp nhận cách ly 14 ngày. Đây vừa là niềm hạnh phúc của BKAV cũng như sự tự hào của dân tộc Việt Nam khi sản phẩm do mình làm, do mình phát triển chính thức được thế giới công nhận.
Giờ đây sau 8 tháng, trở lại với miền đất hứa, thách thức lại một lần nữa khó khăn hơn khi tình hình dịch nơi đây ngày một căng thẳng. Việc đi lại, ăn uống hay chỗ ở vẫn đều trên những phương tiện công cộng và nguy cơ dính bệnh là rất cao. Chưa kể vấn đề an toàn của chính những "chiến binh Việt Nam" khi sang đây. Đặt chân sang cũng chưa hề biết lúc nào có thể quay về.
Không dừng lại ở đó, BKAV sẵn sàng chia sẻ mã nguồn mở Bluezone và AI View miễn phí. Có thể thấy không chỉ với công nghệ, mà còn với kinh nghiệm chống dịch "thượng thừa", vai trò của Việt Nam với quốc tế trong đợt này là vô cùng quan trọng. Trong đó, Bluezone giúp các nước chống dịch hiệu quả, còn AI View có thể tham gia giúp giãn cách xã hội, đeo khẩu trang xã hội, cùng nhiều khả năng vượt trội áp dụng được cho các mục đích khác cũng như việc chủ trì thành lập ngày sẵn sàng phòng chống dịch bệnh, chia sẻ kinh nghiệm với các nước.
Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng một khi chúng ta đã quyết tâm, chắc chắn “thời thế tạo anh hùng” sẽ đưa con rồng Việt Nam ra trời rộng biển sâu

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

NGÀY VIỆT NAM CHỦ ĐỘNG HOÀN TOÀN ĐƯỢC ĐẠI DỊCH ĐÃ KHÔNG CÒN XA NỮA

Tính đến 10h30 sáng này, đã có 30 tình nguyện viên đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19. 
Một trong những tình nguyện viên đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine đầu tiên là nữ, 25 tuổi, là học viên Cao học chuyên ngành Y khoa quê Bắc Ninh. Vì từng làm công việc nghiên cứu về Covid-19 nên cô hiểu rõ mức độ nguy hiểm của đại dịch này. 

"Mình sẵn sàng đăng ký thử nghiệm, với 2 vai trò là nhà nghiên cứu và tình nguyện viên. Thử nghiệm vaccine sẽ có rủi ro, nếu nói không ngại và không sợ thì không phải. Nhưng mình có niềm tin, sau khi được các bác sĩ tư vấn và giải đáp các thắc mắc như được tiêm cái gì vào cơ thể và thử nghiệm với đối tượng như thế nào, nguy hiểm đến đâu, khám sức khỏe sau khi đăng ký", cô nói. 
Nếu chương trình thử nghiệm có bất cứ phản ứng phụ nào, cô cho biết sẽ được chăm sóc sức khoẻ và có thể dừng lại bất cứ lúc nào. "Nếu vaccine của Việt Nam thành công, thì đó là điều tuyệt vời nhất".
Ae nào có nhu cầu muốn tham gia thì đọc thêm thông tin chi tiết dưới cmt nhé! 

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

TỰ TÔN DÂN TỘC – VẮC XIN CHỐNG NHỤC

1. TA CÓ LỊCH SỬ: Đâu phải quốc gia nào trên thế giới cũng có lịch sử hàng ngàn năm. Các nước càng phát triển thì lịch sử càng ngắn ngủi vài trăm năm. Vì đi sau nên đi nhanh. Vì tàn nhẫn nên đi rất nhanh. Vì sao tàn nhẫn tự ngẫm mà hiểu. Ai là người phát động các cuộc chiến tranh thế giới? Chế độ nào vì lợi ích kinh tế mà hiện nay đã và đang can thiệp vào quân sự rất nhiều nước trên thế giới và gây ra bao đau thương? Tôi không cổ súy, không phê phán, không thù hận. Tôi chỉ nêu lên sự thật và tôi chấp nhận sự thật như là một quy luật trong tiến trình sinh và diệt của loài người.
TỰ TÔN DÂN TỘC – VẮC XIN CHỐNG NHỤC

2. TA CÓ NỀN VĂN HÓA ĐẬM ĐÀ HỒN VIỆT: Ta hấp thu được cái tinh hoa của nền văn minh của người Hoa – một trong những nền văn minh vĩ đại của thế giới. Ta nêm nếm vào đấy tâm hồn Việt, ta lại thêm chút văn hóa Phương Tây trong sự giao thoa từ những thế kỷ 17, 18 cho đến tận ngày hôm nay. Ta hình thành nên một hình hài, một tính cách, một dáng hình xứ sở mang tên Việt Nam. Ta có quyền tự hào không? Có ai thấy mâm cỗ cúng ông bà chứa bao nhiêu triết lý và nghĩa tình chưa? Có ai thấy mái ngói rêu phong chứa bao câu chuyện thời gian chưa? Có ai thấy cây đa, giếng nước, mái đình đậm hồn người Việt chưa? Có ai đi xa không nhớ rau muống chấm tương cà ( trừ bọn tẩy não mất dạy) không? Có ai nghe câu “quê hương là chùm khế ngọt” mà không thấy thương không? 200 quốc gia trên thế giới có mấy quốc gia có được nền văn hóa ngàn năm, vừa trong sáng vừa mạnh mẽ như thế? Có đáng để tự hào không?


3. TA CÓ NGÔN NGỮ RIÊNG: Những quốc gia càng non trẻ thì không có chữ viết riêng đã đành, những quốc gia vì bị xâm lược mà mất luôn tiếng nói thì nhiều vô kể. Ngôn ngữ nhân tạo Esperanto được sáng tạo từ thế kỷ 19 vì một động cơ trong sáng là ngôn ngữ kết nối toàn cầu nhưng nó đã chết như nó phải thế. Vì một ngôn ngữ không thể sống nếu thiếu LỊCH SỬ và VĂN HÓA. Người ta không thể ẩn dụ trên nó, trêu ghẹo bằng nó, nhớ nhung về nó. Nên nó chết, mặc dù được đánh giá là khoa học và logic! Các nhà khoa học ước tính hơn 50% ngôn ngữ được sử dụng hôm nay có thể sẽ tuyệt chủng vào năm 2100. Tôi không hy vọng Tiếng Việt là một trong số đó. Nhưng nhìn vào thế hệ hôm nay, tôi không khỏi đau xót hoài nghi!?

4. TA CÓ NỀN ẨM THỰC ĐỘC ĐÁO: Chẳng cần tìm dữ liệu ta cũng có thể tự hào có nền ẩm thực độc đáo và vang danh thế giới giữa các nền ẩm thực Hoa, Nhật, Hàn, Ấn, Trung, Thái ở châu Á. Châu Âu thì có Ý, Pháp. Có ai trả lời cho tôi món ăn Mỹ là gì không? KFC? Gà rán? Cocacola? Có ai đưa cho tôi món nào mà đọc lên là tôi reo “A, ẩm thực Úc đây rồi” không? Có ai cho tôi biết món nào của Canada mà cả thế giới biết đến? Châu Úc, châu Mỹ, châu Phi, châu Âu? Tôi không có ý hạ thấp các nước để nâng quan điểm. Nhưng lại một lần nữa, sự thật vẫn là sự thật!

5. TA CÓ TRANG PHỤC DÂN TỘC: Có bao nhiêu quốc gia trên thế giới có trang phục truyền thống? Và bao nhiêu trong số đó được đem đi thi các cuộc thi sắc đẹp lớn nhỏ, giành biết bao giải thưởng, được biết bao người trên thế giới tôn vinh? Người phụ nữ Việt duyên dáng biết mấy trong bộ áo dài! Nhưng lại chỉ có người Việt là hạ thấp nó, hắt hủi nó, so sánh nó, tàn nhẫn với nó. Với quan điểm của một người mộ điệu thời trang như Son, áo dài thật sự rất thời trang, mãi mãi không lỗi thời, phù hợp với nhiều ngữ cảnh. Sexy một cách kín đáo, vừa đủ hờ hững để khêu gợi, lại dư kín đáo để trang nhã. Không phô trương, nhưng không mờ nhạt, không rực rỡ, nhưng đầy tôn nghiêm! Có đáng để gìn giữ và tự hào không?

6. TA CÓ TÌNH THƯƠNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ: Việt Nam là một trong những nước xóa đói giảm nghèo nhanh nhất thế giới. Sở dĩ ta làm được vậy là vì trong mỗi tâm hồn Việt Nam đều có tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Có một ngàn ta cũng sẵn sàng cho đi chín trăm đồng. Tâm hồn Việt chính là giúp người hoạn nạn không tiếc, là thương người như thể thương thân, là một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Nhưng ơ kìa! Đâu rồi những nắm gạo cứu đói chắt chiu những năm vừa độc lập 1945 đầy khốn khổ? Năm mà cả nước ta chỉ hơn 25 triệu dân mà hơn 2 triệu đồng bào chết đói! Những hồn ma đói rét đã tan ra trên mảnh đất bom đạn này, để ngày hôm nay ta có được cơm ngon canh ngọt. Ta ăn tôm hùm ngà voi. Ta miệng nào hưởng lạc thú trên đời, miệng nào chửi xa xôi?

7. TA CÓ SỰ CẦN MẪN: Tôi thường chọn một góc, ngồi ngắm nhìn những cô, chú cần mẫn chất đầy đồ trên xe đạp, xe máy, xe bò mang ra chợ bán. Họ cần mẫn từng bước gõ nhịp trên đường dưới màn mưa không mệt mỏi. Không phải để đổi lấy những chuyến du lịch, những cuộc tình đại gia mỹ nhân, mà là đơn giản một bữa ăn đạm bạc bên gia đình! Có gì đáng ngưỡng mộ hơn thế? Rồi nhìn những cô, những chú kỳ kèo từng ngàn Việt Nam đồng giữa chợ đời, những đứa trẻ cong chân đạp những vòng xe giữa nắng trưa … mà nụ cười trắng xóa cả khuôn mặt đen nhẻm, lấm lem mồ hôi! Một sự xúc động tận sâu thẳm tim tôi dâng lên từ từ, và tôi tự hỏi tại sao họ lại có thể cần mẫn như thế? Ai đã dạy họ điều đó? Hay trong máu của mỗi đồng bào tôi ngàn xưa đã có? Trong cuộc đời mình, tôi đã thấy không ít những bạn Tây ngày đêm đàn đúm ca hát, uống cocktail đến quên lối về, lười lao động, thất bại trên chính nước sở tại. Dĩ nhiên tôi không phiến diện. Tôi chỉ nói một phần sự thật. Một phần của sự thật không phải là sự thật. Nhưng bao nhiêu kẻ có thể dùng mắt để thấy trọn vẹn?

8. TA CÓ TRÍ ÓC THÔNG MINH: Ta học dưới mưa bom lửa đạn, ta bơi sang sông đến trường, ta lội bùn những ngày đường bùn đất đỏ. Ta từ thời xưa đã thi Hội, thi Đình. Dân tộc ta lại có truyền thống tôn sư trọng đạo “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Kìa Văn Miếu còn đó! Giải thưởng này kia làm sao ta sánh được những nước lớn có điều kiện học tập tốt hơn ta và đi trước ta cả trăm năm? Ta chưa có giải Nobel văn học nhưng kho tàng văn hóa dân gian, thơ ca, tài liệu lịch sử, các tài liệu khoa học cũng đồ sộ đâu kém! Ta chưa có giải Nobel y học nhưng nền y tế trong nước cũng đã và đang từng ngày cố gắng hiện đại hóa. Dưới áp lực kinh tế thị trường cạnh tranh công bằng, các trường đại học công và bệnh viện công cũng đã phải tự mình trang bị kiến thức và trang thiết bị hiện đại. Thông minh là thế nhưng không hiểu được thời cuộc, không có lòng tự tôn dân tộc thì mãi mãi chẳng thể phát huy được, nước Việt đến khi nào sánh với năm châu như lời Bác Hồ dặn dò?

9. TA CÓ CHÍNH QUYỀN CHĂM LO CHO DÂN: Nghe tôi phát biểu câu này chắc các bạn tưởng đang đọc báo của Tuyên giáo Trung ương hoặc của đứa nào từ hành tinh khác xuống. Vâng, là tôi, một công dân Việt Nam thầm lặng phát biểu đấy. Chính quyền ta có quan tâm đến đời sống của người dân không khi có bất kỳ tình huống nào người Việt bị nạn ở nước ngoài chính phủ đều đưa bàn tay cứu giúp đầu tiên? Chính quyền có chăm lo cho dân không khi vùng nào bị thiên tai, lũ lụt cũng có cán bộ chăm lo, có kinh phí tài trợ khắc phục sau bão lũ? Các bạn nói chính quyền tham nhũng? Vậy tôi hỏi chính mỗi người có trung thực thời gian, tiền bạc, nguồn lực của tập thể, tổ chức nơi mỗi người công tác chưa? Chính quyền là ai? Là chính các bạn, là lớn lên từ các bạn, là trưởng thành từ các bạn. Các bạn đã tử tế chưa để đòi hỏi chính quyền – những người đại diện cho các bạn tử tế?

10. TA CHỈ THIẾU TỰ TÔN: Khi một người Mỹ nói với tôi rằng: có phải nhờ nước tôi mà nước bạn được khai phóng không? Tôi đã nén nỗi đau mà nói bạn: Thưa ông, đất nước cũng giống như một con người, cần có thời gian để trưởng thành. Ông có một đứa bạn lâu ngày đóng cửa không ra đường, ông sẽ dí súng vào nó bảo: mày mở cửa ra chơi với tao hoặc là chết hay là ông sẽ đưa cho nó một cây bút để nó tự học, tự trưởng thành và tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của nó? Ông lặng im! Nhưng điều tôi thắc mắc hơn là trong số 97 triệu người Việt Nam hôm nay ai là người sẽ hỏi được người Mỹ câu hỏi ấy giữa sự tự ti và đớn hèn mà lịch sử không thể giải thích nổi hiện nay? Tôi để câu hỏi dở dang cho các bạn!


Mượn hai câu thơ của Chế Lan Viên để kết thúc bài:
“Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ”
Từ thời truyền thuyết Lạc Long Quân, Âu Cơ sinh ra “đồng bào” ta trong bọc trứng. Đến truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc Ân xâm lược. Rồi đến khi thật sự mất nước vào tay Triệu Đà. Đến khi Ngô Quyền giành lại tự chủ cho dân tộc với chiến thắng Bạch Đằng lừng danh. Rồi giặc phương Bắc bao phen lăm le bờ cõi. Rồi trở thành nạn nhân thê thảm nhất của chiến tranh thế giới thứ 2. Mãi đến 1975 mùa xuân mới về trên đất nước. Mà mãi đến năm 1979 vẫn còn chiến tranh biên giới. Các chiến sĩ hiện tại vẫn ngày đêm canh giữ Hoàng Sa, Trường Sa. Rồi từ khi Nhà nước đi sai đường lối đến năm 1986 Nhà nước chính thức nhận sai lầm và thay đổi cơ chế kinh tế thị trường sang quá độ lên Xã hội chủ nghĩa. Bao nhiêu là nước mắt, bao nhiêu là nỗ lực, bao nhiêu là hy sinh, bao nhiêu là giọt máu đã rơi để có mảnh đất hình chữ S chỗ cong chỗ lồi, chỗ rộng chỗ hẹp! Để ta có được tiếng nói là tiếng Việt thật sự trong sáng và đẹp đẽ vô cùng, có được nền ẩm thực Việt lừng danh thế giới, có được lịch sử dù đau thương vẫn đáng tự hào!
Vậy mà thế hệ hôm nay nhìn vào đấy là không biết ơn! Ngoái đầu lại lịch sử mà không biết nhục! Nghe theo lời gian tặc, ghét đi người trung quân. Lòng người li tán, dân trí thấp hèn, a dua chửi mà không tìm hiểu cội nguồn, tham sống sợ chết, bần tiện hơn thời nào hết!!!

----------------------------------
Trăm năm nữa, còn ai nhớ, ai quên?
Ngàn năm nữa có ai nói tiếng Việt ăn rau muống chấm tương cà với lòng tự tôn dân tộc?

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

CÓ LOẠI NGƯỜI KHÔNG MUỐN HẾT DỊCH

Đợt dịch thứ 2 bùng phát với mức độ khó khăn cao hơn, phức tạp hơn và khó lường hơn rất nhiều. Để tìm được F0, F1, F2... thực sự rất vất vả, vì các ca bệnh di chuyển nhiều, tiếp xúc nhiều nhưng lại không nhớ hết những nơi mình đã đến, những ai mình đã gặp. Vì vậy việc truy vết gặp quá nhiều thách thức, các nhân viên y tế tất tả chạy ngược xuôi, bất kể ngày, đêm để truy tìm, khoanh vùng, cách ly... khó khăn, khổ cực đếm không xuể đó là chưa kể nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
CÓ LOẠI NGƯỜI KHÔNG MUỐN HẾT DỊCH

Trước những khó khăn đó Chính phủ thường xuyên có những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh đó là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của đồng bào cả nước luôn sát cánh bên nhau cùng chung tay phòng chống dịch bệnh. Chính nhờ những điều đó mà chúng ta đang kiềm chế được sự hung hăng của Covid-19.
CÓ LOẠI NGƯỜI KHÔNG MUỐN HẾT DỊCH
Đặc tính và sự nguy hiểm của loại virus chết người Covid-19 là lây lan nhanh, mạnh, lây lan cả khi chưa có triệu chứng vì thế để phát hiện được nó trước khi nó truyền bệnh là cực kỳ cần thiết. Đây là mấu chốt để ngăn và tiêu diệt nó. Trước tình hình cấp bách này, vừa qua Bộ TT-TT đã phát triển ứng dụng BLUEZONE với chức năng truy vết, phát hiện và cảnh báo Covid-19 từ đó giúp cơ quan y tế dễ dàng khoanh vùng, khống chế và tiêu diệt. Thực tế phần mềm này đã phát huy được tác dụng khi vừa qua tại Đà Nẵng và Hà Nội đã truy vết được 82 F1, F2. Hiệu quả sẽ rất cao khi có từ 60% dân số cả nước cài đặt.

Hiệu quả và sự cần thiết là rất rõ ràng và thực tế đã có nhiều người dân đã cài đặt, góp phần sức mình vào nhiệm vụ chung cùng cả nước. Nhưng đâu đó vẫn có những kẻ thích đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Chúng không những không góp sức chung mà còn bịa đặt, xuyên tạc chức năng, công dụng của ứng dụng trên, đồng thời cổ súy cho người khác làm theo ý đồ của chúng. Phải chăng chúng muốn dịch bệnh tàn phá đất nước mình? chúng muốn nhiều người nhiễm bệnh, nhiều gia đình phải chứng kiến cảnh đau lòng khi mất người thân vì dịch bệnh? Chúng có mưu đồ gì?

Đọc nội dung của kẻ tiểu nhân này mà thấy uất ức, căm phẫn. Chúng sống trên đất nước Việt Nam, thụ hưởng giá trị hòa bình từ xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ nhưng lại luôn đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc và Nhân dân ta.

Thứ quái thai như tên Lê Khanh Duy (Duy Lê) phải xử lý như thế nào?

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

BÀI HỌC CỦA VIỆT NAM KIỂM SOÁT DỊCH COVID-19

Việt Nam là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, với nguồn lực hạn chế, do đó nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của kiểm soát dịch bệnh và vận mệnh quốc gia. Để có một chiến lược phù hợp và đúng đắn trong kiểm soát dịch Covid-19, với phương châm “biết người, biết ta”, cần phải dựa vào thực lực hiện có của đất nước, phát huy tối đa những điểm mạnh, hạn chế những yếu tố bất lợi. 

BÀI HỌC CỦA VIỆT NAM  KIỂM SOÁT  DỊCH COVID-19

Việt Nam có bề dày văn hóa dân tộc hơn bốn nghìn năm, truyền thống đoàn kết tương thân tương ái, truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc được thể hiện khi đất nước đứng trước thử thách lớn lao. Nhờ đó Việt Nam đã chiến thắng rất nhiều cuộc chiến cam go và sống còn trong lịch sử. Với khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Nhà nước đã kêu gọi được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân chung sức đồng lòng chống dịch Covid 19.
Mô hình Nhà nước của Việt Nam có thể huy động hệ thống chính trị một cách tối đa và tập trung để thống nhất chiến lược, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Việt Nam phát huy kinh nghiệm quý giá từ năm 2003 kiểm soát thành công sự lan rộng dịch SARS, hệ thống y tế dự phòng của Việt Nam không ngừng được nâng cấp và mở rộng về chuyên môn cũng như phạm vi. 

BÀI HỌC CỦA VIỆT NAM  KIỂM SOÁT  DỊCH COVID-19

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nhìn xa, dự báo đúng tầm nguy hiểm của dịch Covid. Chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh lây lan vào trong nước đã được lên kế hoạch chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó. Hành động từ rất sớm với những biện pháp mạnh, phù hợp trong quá trình phòng chống Covid-19. Nhờ đó, Việt Nam đã có được thời điểm vàng để bảo đảm dịch bệnh không lây lan rộng và khó kiểm soát. 
Việt Nam có chiến lược phòng chống dịch hiệu quả với phương châm “4 tại chỗ” và sự kiên trì với 5 nguyên tắc phòng chống dịch: “ngăn chặn, phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch” đã phát huy hiệu quả tối ưu. Trong giai đoạn 2 từ ngày 05/3/2020 đến 27/7/2020 với dấu mốc bệnh nhân số 17 từ Anh về Việt Nam, virus SARS-CoV-2 đã theo chân những người Việt Nam từ các quốc gia trên thế giới. Công tác dịch tễ, truy vết rất chi tiết đã được tiến hành sát sao, không chỉ là các trường hợp gián tiếp cũng được tìm kiếm và lên danh sách theo dõi, kiểm tra. Đây là một trong những biện pháp độc đáo của Việt Nam so với các nước khác trong phòng chống dịch.
Đại dịch Covid-19 là phép thử trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế: hệ thống y tế, mô hình kinh tế, các thể chế hợp tác đa phương, các giá trị về tự do, dân chủ... Đối với Việt Nam, những kết quả đáng khích lệ đạt được giúp đất nước đang là điểm sáng trên thế giới, là hình mẫu để các nước có thể học hỏi không chỉ về công tác phòng chống dịch Covid mà còn nhiều khía cạnh khác.
Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhận định chúng ta tuyệt đối không được chủ quan và giai đoạn 3 của dịch Covid-19 tại Việt Nam đã xuất hiện với các ca bệnh ghi nhận tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tốc độ lây lan virus trong cộng đồng nhanh và khó kiểm soát hơn giai đoạn 2, đồng thời chủng virus Corona phát hiện tại Đà Nẵng là chủng virus đã biến thể mạnh hơn. (cập nhật đến ngày 08/8 tổng số ca nhiễm 789, bình phục 395 và 10 người tử vong).
Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước; tiếp phát huy những kinh nghiệm và khả năng kiểm soát dịch Covid-19 trong những giai đoạn trước, Việt Nam sẽ đi đến chiến thắng hoàn toàn dịch bệnh.
Hồng Cúc

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

BỆNH NHÂN 496 TỬ VONG VÌ SUY THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI VÀ MẮC COVID-19


Sáng nay (4/8), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19 và cho biết hiện nay còn một số bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao trong thời gian sắp tới do bệnh lý nền nặng và tuổi cao.
BỆNH NHÂN 496 TỬ VONG VÌ SUY THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN CUỐI VÀ MẮC COVID-19

Bệnh nhân 496 (BN 496), nam, 65 tuổi, quê quán: Hòa Vang, Đà Nẵng

Tiền sử: Suy thận mạn tính giai đoạn cuối, thận nhân tạo chu kỳ, nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh nhân điều trị tại khoa Nội thận Bệnh viện Đà Nẵng trong 5 tháng và ra viện ngày 24/7/2020.

Ngày 28/7/2020, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-COV-2 và được chuyển đến Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng cùng ngày với tình trạng khó thở, đặt nội khí quản và thở máy.

Ngày 29/7/2020 – 01/8/2020, bệnh nhân nằm yên dưới tác dụng thuốc an thần và thở máy.

Ngày 02/8/2020, bệnh nhân thở máy, lọc máu liên tục và huyết áp giảm.

Ngày 04/8/2020, 7h45: bệnh nhân hôn mê, đồng tử giãn, mất hoàn toàn phản xạ; 8h30: bệnh nhân tử vong.

Chẩn đoán tử vong: Suy thận mạn giai đoạn cuối, nhiễm trùng huyết, suy tim cấp và COVID-19

LỬA THỬ VÀNG!

Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và ngoài trời
Tối qua, gọi điện cho cậu bạn ở Đà Nắng hỏi thăm tình hình dịch bệnh thế nào. Vẫn giọng tươi roi rói năm nào, cậu bạn trả lời: “Mọi chuyện vẫn ổn anh à, cũng lo lắng nhưng tớ tin mọi chuyện sẽ ổn. Mà dịch bệnh mới thấy dân mình đoàn kết, mọi người giúp đỡ nhau, giá cả vẫn vậy, khẩu trang vẫn 60.000 1 hộp, chứ không có chuyện ôm hàng, tăng giá”. Nghe bạn nói, nhiều suy nghĩ ập đến trong đầu tôi.
Việt Nam đang trong những ngày nóng nhất của dịch Covid-19. Mỗi ngày, thói quen của chúng ta mỗi khi thức dậy là mở mạng ra xem có thêm bao nhiêu ca nhiễm mới. Lo lắng, nhưng không sợ hãi – đó là điều mà tôi thấy rõ trên mạng xã hội mấy ngày qua. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, dịch bệnh, thiên tai là liều thuốc thử rõ nhất cho phẩm giá của một con người và của cả dân tộc. Trong vất vả gian lao, trong đau thương mất mát thì tính dân tộc lộ rõ nhất. Có thể nói, đại dịch Covid-19 này cũng như một liều thuốc thử để xem phẩm tính của các quốc gia, các dân tộc thực sự ra sao.


Tại nhiều nước được cho là “văn minh, có giáo dục” như Mỹ và phương Tây, dịch bệnh Covid-19 đã làm lộ ra nhiều điểm yếu mà vốn bị cái hào nhoáng trước đây che lấp. Chính phủ phản ứng chậm chạp, lợi nhuận kinh tế được đặt bất chấp lên đầu, hơn cả tính mạng người dân. Nhiều người nhiễm bệnh không dám đến bệnh viện, khi nhìn vào hóa đơn viện phí lên tới hàng chục nghìn USD. Tình trạng bất mãn xã hội gia tăng, cướp bóc xảy ra ở nhiều bang của Mỹ, khi mà những con người ở phần đáy của xã hội là nạn nhân lớn nhất của dịch bệnh này. Mô hình đa đảng khiến cho tình hình càng tồi tệ, khi mà chính quyền trung ương không thể chỉ đạo được các bang trong nước, khi mà thị trưởng nhiều bang công khai phản đối lệnh của Tổng thống.

Trong khi cả thế giới chao đảo vì đại dịch, tinh thần Việt Nam rõ ràng hơn bao giờ hết. Chính phủ thể hiện sự bản lĩnh của mình, không tiếc mọi giá để đưa đồng bào về nước, nhờ các chính sách kịp thời đã khiến y tế dự phòng của Việt Nam thể hiện được sự vượt trội. Người dân được cách ly và điều trị miễn phí. Chính phủ làm tốt mọi công tác, trong đó có việc minh bạch thông tin, chống tin giả; cả hệ thống chính trị vào cuộc, tuyên truyền sâu rộng tới mọi người dân, thực hiện "chiến tranh nhân dân" trong chống dịch. Quan trọng là khi người dân cả nước chung tay một lòng cùng hướng về Việt Nam với niềm tự hào vô bờ bến. Mặc dù đâu đó còn một vài góc khuất xấu xí, tuy nhiên chưa bao giờ người Việt Nam lại đoàn kết như thế, tình quân dân gắn bó như thế.

Trong khi đó, người Việt vẫn đùm bọc nhau, cảnh giác phòng chống dịch bệnh. Chỉ trong mấy ngày, người dân đã ủng hộ hàng trăm tấn hàng hóa cho các bác sỹ và bệnh nhân trong khu cách ly. Các phong trào vận động, kêu gọi thanh niên Đà Nẵng xung phong giúp đỡ cho các bệnh viện chống dịch, nhiều y bác sỹ từ Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai... tình nguyện đến chi viện cho Đà Nẵng.

Một Việt Nam bằng vàng - sáng lòa giữa cơn bão của dịch bệnh./.
L.D.A

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

MONG MỌI NGƯỜI ĐỌC HẾT BÀI VIẾT HÃY BÌNH LUẬN AH!!!

Xin lỗi các bạn, đặc biệt là các nhà thuốc (Bất Lương), các bạn có quyền kinh doanh, có quyền kiếm tiền và không ai cấm việc đó của các bạn.
ảnh sưu tầm
Nhưng xin hãy kiếm tiền một cách có đạo đức, có nhân văn, đừng vì những đồng tiền mà bán rẻ đi lương tâm của mình.
Đầu năm (2020), dịch Covid hoành hành, đã rất rất nhiều Kẻ Cơ Hội kiếm tiền nhẫn tâm bằng Cái Khẩu Trang Y Tế. Nhìn mà thấy đau lòng và không biết phải nói sao và làm sao.
NHƯNG GIỜ ... ??
Khi Đà Nẵng phát hiện dịch tái phát mà lướt FB lại tiếp tục thấy cảnh cũ, người người ôm khẩu trang để đẩy giá, kiếm lời, rồi rêu rao lời lãi của mình, thật thấy chạnh lòng!
Thật sự ngoài kia cũng đang còn rất nhiều người cần giúp đỡ, cần ưu tiên hơn. Đó là các bác sỹ tuyến đầu chống dịch cùng đội ngũ tình nguyện viên trong vùng dịch.
Dân nghèo thì tiền ăn không có lấy tiền đâu mua khẩu trang y tế. Mà dịch bệnh lan rộng, thì hỏi mấy cái khẩu trang đang ôm có giúp các bạn sống được qua mùa dịch không???
Khẩu trang không phải là liều thuốc, mà chỉ là vật che chắn giúp chúng ta một phần ngăn ngừa dịch bệnh tấn công. Hãy mở rộng tấm lòng nhân từ mà bán đúng giá đi ạ, tham lam chỉ khiến bản thân mình càng thêm nghiệp tội mà thôi.
Đừng biến mình thành kẻ bất nhân, kiếm tiền trên xương máu và nước mắt của người khác, rồi vỗ ngực xưng tên ta đây tài giỏi, biết nắm bắt cơ hội làm giàu ...!😷😷
Ảnh minh hoạ người nước ngoài; nhưng đừng để một người dân Việt Nam nào phải rơi vào tình cảnh tương tự (dùng khẩu trang) như thế này./.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

TOANG CÁI ĐẾCH GÌ MÀ TOANG

Mở mồm ra là toang với chả toàng. Nếu sợ thì ra đường đeo khẩu trang vào, ít đến nơi công cộng thôi, chấp hành khuyến cáo đi. Không giúp gì thì thôi cứ ngồi đó mà phao tin lếu láo”.
TOANG CÁI ĐẾCH GÌ MÀ TOANG
Một cậu ngồi cạnh tôi trong quán café chửi thề khi lướt facebook. Chắc hẳn, dòng Newfeed của cậu ta cũng giống như tôi, khi bạn bè liên tục nhắc tới từ TOANG trên mạng xã hội. Khi các bác sỹ đang ngày đêm trên tuyến đầu chống dịch, khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước đang thức trắng lo cách ngăn chặn lây lan, thì anh em cộng đồng mạng lại đáp đi công sức đó bằng từ duy nhất: TOANG!
Anh em nên bỏ ngay cái suy nghĩ tiêu cực rằng thế là nỗ lực chống dịch nửa năm qua tự nhiên trở thành vô ích đi. Không có cái gì là vô ích cả, từ khi dịch bùng vào cuối tháng 1 tới nay, chúng ta là nước duy nhất duy trì được trạng thái HOÀN TOÀN BÌNH THƯỜNG trên 50% thời gian, duy trì được lâu tới mức dân quên mất mẹ là thế giới vẫn còn có dịch, đó là một kỳ tích. Chưa kể, qua lần chống dịch trước, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong cách ly vùng dịch, chữa trị người bệnh rồi cả cách ly xã hội. Những kinh nghiệm đó giá trị bằng vàng mười, vàng 4 số 9 trong bối cảnh thế giới đang trầy chật chống dịch kia kìa.
Trong khi cả thế giới cứ 100 giờ lại có thêm 1 triệu ca nhiễm mới, thì việc có thêm ca nhiễm ở VN là chắc chắn xảy ra, tránh thế nào được. 4639 km đường biên, 3260 km đường biển, thì làm sao mà ngăn sông cấm chợ, ngăn cản hết nguy cơ dịch bệnh từ bên ngoài được. Và cái này Chính phủ, Bộ Y tế đã tính từ trước rồi. Cái quan trọng nhất là phải có ý thức cộng đồng, chấp hành nghiêm hướng dẫn của cơ quan chức năng, đừng hành động theo kiểu mất não là được.
Khó khăn là có, nhưng là cái khó chung của cả thế giới, nên kêu ít thôi, đeo khẩu trang che cái mõm vẩu vào, rồi tiếp tục sống chung với nó. Rửa tay, đeo khẩu trang, và ai cứ làm việc nấy, nền kinh tế vẫn phải hoạt động. Ngày xưa, trên răng dưới catut, bom đạn đánh liên tục còn không khuất phục được, giờ đây hòa bình có, phương tiện có, con người có, chẳng lẽ ta không đánh thắng được dịch bệnh hay sao. Thế giới đã kinh ngạc về 99 ngày của Việt Nam rồi, hãy cho nó kinh ngạc thêm vài lần nữa xem, để cho nó hiểu thế nào là sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Toang cái đếch gì mà toang!
L.D.A