KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Công Danh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Công Danh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

LIÊN MINH MA QUỈ

Trong thế giới tội phạm, để tồn tại, các đối tượng phạm tội riêng lẻ có xu hướng liên kết với nhau thành nhóm theo kiểu “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Những nhóm này thường được gọi là băng, nhóm tội phạm hoặc là “liên minh ma quỉ”.
LIÊN MINH MA QUỈ
Không chỉ riêng thế giới tội phạm, các nhóm lợi ích cũng có sự liên kết quyền lực và tài chính nhằm thao túng, lũng đoạn một lĩnh vực nào đó. Mà Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa trên lĩnh vực công nghệ cao hoặc Vũ “nhôm”, Trần Phương Bình, Phạm Công Danh, Trần Bắc Hà… trên lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng là một điển hình của những liên minh ma quỉ đó.
Vậy, liên minh ma quỉ có tồn tại trong các cơ quan quyền lực nhà nước hay không? Về lý thuyết chắc chắn là không vì các cơ quan nhà nước được thành lập theo qui định pháp luật, mỗi người đều có chức trách, nhiệm vụ rất rõ ràng; đặc biệt là quyền và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị được qui định rất rõ ràng.
Tuy nhiên, thực tế đến sự hoàn hảo của lý thuyết bao giờ cũng có một khoảng cách. Và một số cơ quan quyền lực nhà nước vẫn có thể tồn tại những liên minh ma quỉ, mà người cầm đầu liên minh đó có thể là người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Trong một nhóm xã hội hay một tập thể, một đơn vị, tổ chức thường tồn tại 03 nhóm với 03 xu hướng khác nhau: Nhóm tích cựcnhóm trung dungnhóm chống đối. Nếu là lãnh đạo có tâm, có tầm, có tài đức, họ sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm nhóm tích cực, tác động tranh thủ nhóm trung dung và từng bước cải thiện sự tích cực ở nhóm chống đối. Qui tụ mọi người đoàn kết quanh mình vì công việc, nhiệm vụ chung. Tuy nhiên, với lãnh đạo là quan tham, chỉ vì quyền lợi của mình, để củng cố quyền lực, địa vị của mình chắc chắn họ sẽ hành động ngược lại và hình thành liên minh mà quỉ do mình đứng đầu.
Đầu tiên, họ sẽ cô lập, vô hiệu hóa, triệt tiêu động lực của phe nhóm đối lập cũ (thường là những người rất thân cận với lãnh đạo cũ), đặt điều kiện với nhóm trung dung là theo hoặc không theo và ra sức củng cố quyền lực bằng việc triệt để sử dụng nhóm “tích cực” theo quan điểm của họ. Đây là những người trung thành với họ, có thể vì họ mà làm mọi việc bất chấp đúng sai, có thể làm “Lê Lai cứu chúa khi cần”. Và đổi lại, nhóm này sẽ được nhiều lợi ích trong giai đoạn tồn tại của liên minh ma quỉ này.
Và thường nhóm tích cực trong liên minh ma quỉ sẽ lao vào làm việc, chịu sự điều khiển của người đứng đầu liên minh một cách ngu muội, như một con thiêu thân nhưng họ luôn tự hào vì điều đó và bị ám thị rằng mình là người có vai trò quan trọng, là người đang đóng góp tích cực cho đơn vị, tổ chức. Nhưng bản chất là họ chỉ đóng góp tích cực và làm đầy thêm túi tham của tham quan, của người đứng đầu liên minh ma quỉ đó.
Đổi lại họ sẽ được người đứng đầu liên minh ban phát cho quyền lực, chức vụ, tiền tài và họ hạnh phúc bởi điều đó. Nhưng họ không biết được rằng họ đang mất rất nhiều: Thời gian giành cho gia đình, cho bản thân không còn vì phải cung phụng người đứng đầu liên minh bất cứ lúc nào, ở đâu; Vợ họ có thể phải làm mồi nhử hoặc phải chấp nhận trở thành món đồ chơi trong tay cấp trên, phục vụ những buổi ăn nhậu, tiệc tùng; Nhân cách của họ bị hạ thấp trong mắt nhiều người ở tổ chức, đơn vị đó; Lưng họ bị còng đi do phải khom lưng luồn cúi, sức khỏe của họ yếu dần, những căn bệnh mới đang hình thành vì phải tiếp lãnh đạo ăn nhậu, gánh cho lãnh đạo… Nhưng đó lại là hạnh phúc của họ và họ lựa chọn như vậy, họ tự hào vì họ là người đứng đầu liên minh ma quỉ đó chọn.
Và vẫn là câu “quan nhất thời, dân vạn đại”, một ngày đẹp trời, người đứng đầu liên minh ma quỉ đó bị xử lý trước pháp luật, họ sẽ trở thành những con chốt thí hoặc sẽ bị tước mọi quyền lực, địa vị và càng nhận thêm sự khinh miệt của người đời.
Khi liên minh ma quỉ này bị tan rã, nếu may mắn, tổ chức sẽ được củng cố, xây dựng trong sạch bởi lãnh đạo có tài đức. Nhưng chẳng may, lãnh đạo mới lại là một tham quan, chắc chắn sẽ hình thành liên minh ma quỉ khác và lại có qui trình hoạt động tương tự như liên minh ma quỉ cũ.
Để xây dựng đơn vị, tổ chức trong sạch vững mạnh, mỗi người cùng góp tay triệt tiêu liên minh ma quỉ trong đơn vị, tổ chức của mình. Và để tồn tại, phát triển, mỗi cá nhân cần tránh tham gia vào những liên minh ma quỉ đó. Chắc chắn, cá nhân đó sẽ được nhiều hơn mất. Chắc chắn là như vậy./.
TS Đoàn Văn Báu

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

7 VỤ ĐẠI ÁN “RÚNG ĐỘNG” ĐƯỢC XÉT XỬ TRONG NĂM 2018!

7 VỤ ĐẠI ÁN “RÚNG ĐỘNG” ĐƯỢC XÉT XỬ TRONG NĂM 2018!

1. Đại án kinh tế tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp Dầu khí (PVC).
Phiên xử phúc thẩm tháng 5/2018 y án 13 năm tù giam với ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Đinh La Thăng bị cáo buộc là vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc PVN góp vốn vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (OceanBank) vào tháng 9/2008.
Đối với Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC), sau khi trở về nước đầu thú đã bị kết án chung thân về tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
2. Đại án kinh tế ở ngân hàng Ocean Bank: Theo cáo trạng, trong quá trình làm Chủ tịch HĐQT Oceanbank, Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm đã có nhiều vi phạm trong hoạt động tín dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng.
Hà Văn Thắm bị tuyên mức án tù chung thân về 4 tội: cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản.
Năm 2018 diễn ra giai đoạn II của vụ án này. Cơ quan điều tra xác định: Ngoài hành vi chỉ đạo chi lãi suất ngoài hợp đồng để thu hút khách hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng 1.500 tỷ đồng đã bị xét xử, bị cáo Thắm còn liên quan đến các khoản vay có tổng dư nợ xấu tới 1.800 tỷ đồng của 8 khách hàng là doanh nghiệp...
Liên quan đến vụ án, ông Nguyễn Xuân Sơn (nguyên TGĐ Oceanbank) bị tuyên án tử hình về các tội “Tham ô tài sản”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng”, “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
3. Vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng: Đường dây đánh bạc qua mạng thu hút hàng triệu tài khoản tham gia, với số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng được vạch trần trong tháng 4/2018. Cơ quan điều tra xác định liên quan trong đường dây này có hai cựu tướng Công an là Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa.
Phiên tòa sơ thẩm diễn ra tháng 11/2018 kết án: Bị cáo Phan Văn Vĩnh 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cùng tội trên, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa nhận bản án 10 năm tù. Bị cáo Phan Sào Nam nhận bản án án 5 năm tù về tội Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền. Bị cáo Nguyễn Văn Dương bị tuyên 10 năm tù về hai tội danh tương tự.
4. Vụ đại án ngân hàng Đông Á (DAB) liên quan đến Phan Văn Anh Vũ: Tháng 12/2017, cơ quan điều tra khởi tố Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") về tội “Làm lộ bí mật Nhà nước” sau đó tiếp tục khởi tố thêm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ông Phan Văn Anh Vũ còn bị điều tra, xác minh làm rõ những sai phạm trong việc thực hiện dự án, mua bán, chuyển nhượng tại Đà Nẵng. Tại phiên sơ thẩm diễn ra tháng 7/2018, Phan Văn Anh Vũ bị tuyên phạt 9 năm tù.
5. Đại án Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB): Xét xử nguyên Chủ tịch HĐQT của VNCB - Phạm Công Danh; nguyên Phó Chủ tịch ngân hàng Sacombank Trầm Bê và đồng phạm.
Tháng 8/2018, HĐXX nhận định Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng cho VNCB. Tòa án Nhân dân TPHCM quyết định tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh 20 năm tù, tổng hợp với hình phạt trong giai đoạn một của vụ án, bị cáo Danh nhận mức án tổng cộng 30 năm tù giam. Bị cáo Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank nhận 4 năm tù giam.
6. Vụ án ở Tổng công ty Thái Sơn (thuộc Bộ Quốc phòng): Xét xử Út "trọc" Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm.
Trong vụ án này, cựu thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc) bị VKS Quân sự Trung ương truy tố về 2 tội: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Ngày 01/11, bị cáo Đinh Ngọc Hệ - nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn - bị tuyên án 12 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
7. Xét xử vụ lừa đảo ở Housing Group, liên quan đến cựu Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga và đồng phạm.
Tòa cho rằng có đủ căn cứ kết luận bà Châu Thị Thu Nga có hành vi gian dối khiến khách hàng góp vốn vào các dự án. Tháng 4/2018, Tòa phúc thẩm Tòa án cấp cao tại Hà Nội tuyên án Chung thân với bà Châu Thị Thu Nga về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.