KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn CHUYỆN BUỒN VỀ CÁI TÁT!. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHUYỆN BUỒN VỀ CÁI TÁT!. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

CHUYỆN BUỒN VỀ CÁI TÁT!


Sáng nay, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện một nam học sinh xông lên bục giản đòi điện thoại, chửi bậy giữa lớp và đỉnh điểm là dám tát cô giáo ngay trên bục trước sự can ngăn của nhiều bạn học sinh khác. Tất nhiên, cư dân mạng lên tiếng chỉ trích vì hành vi trái với truyền thống tôn sư trọng đạo của nam sinh này.


Dẫu biết các em học sinh trong tuổi ăn tuổi lớn, tính cách sẽ có phần nổi loạn khi đang khẳng định bản thân, nghi ngờ mọi thứ người lớn nói. Nhưng hành vi lệch chuẩn này thể hiện kết quả tiêu cực về định hướng hành động của nam sinh này. Nhà trường chắc chắn không cấm các em mang điện thoại đến trường, không cấm các em sử dụng điện thoại ngoài giờ học.
Bằng chứng là hành vi vô lễ của nam học sinh đã bị một bạn học sinh khác dùng điện thoại quay lại. Có lẽ nam sinh đã bị bắt khi dùng điện thoại trong giờ học và sự phản ứng này có lẽ cũng xuất phát từ nội dung nào đó trong điện thoại mà nam sinh sợ cô giáo xem được. Nam sinh này cho mình cái tôi quá lớn đến nỗi không ai động đến mình được chăng.
Không phủ nhận một phần trách nhiệm trong việc giáo dục các em làm người là của nhà trường nhưng chỉ nhà trường thôi là chưa đủ. Tôi nghĩ rằng cái tát này cũng dành cho bố mẹ em nam sinh này và không biết có khiến họ tỉnh ngộ về cách nuôi dạy con không. Ai mua điện thoại cho nam sinh? Chắc chắn là bố mẹ em. Nhưng mua thôi mà lại không dạy các em dùng điện thoại một cách đúng đắn. Cắm đầu vào game, dùng điện thoại chát chít linh tinh thay vì dùng nó như công cụ mở ra tri thức. Thực đáng buồn khi tôi nhìn thấy những ông bố bà mẹ ngày nay dỗ con ăn bột bằng điện thoại, thỏa hiệp với con bằng cách dùng điện thoại nhưng không định hướng cho những đứa con mình dùng điện thoại như nào cho đúng.
Trong bộ ba giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội thì gia đình là yếu tố cơ bản, kiên quyết nhất. Nó làm nên một con người ham học hỏi, có ý chí phấn đấu nhưng dường như ngày nay nhiều ông bố bà mẹ “trăm sự” nhờ thầy cô còn bố mẹ chẳng được cái sự nào chăng? Ngẫm rằng nếu bố mẹ không dạy được con để nó tát cô giáo của mình (như bố mẹ thứ hai) thì rồi đây, ra đời, xã hội sẽ trả lại nam sinh bằng những cái tát đau đớn hơn. Mong rằng, nhiều ông bố bà mẹ nhìn được cảnh này sẽ thay đổi cách dạy con của mình.