KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn vnch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vnch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

NHỮNG “ÂM HỒN” VẤT VƯỞNG TRONG SẮC LÍNH VNCH!

Hỡi ôi, nhưng âm hồn vất vưởng

Sống làm chi trong sắc lính cộng hành
Để mai kia khi giấc mộng không thành
Khi nhìn lại cả một trời thương hại.
😷
Tự bao giờ, những sắc lính của chế độ ngụy tam côn xuyên điệp (VNCH - vịt ngan cộng hành) lại được những con người đã lên chức ông, tuổi bà mặc với vẻ tự hào; họ gọi nhau là “đại tướng”, “trung tá”, “chỉ huy quân lực”, họ mở tiệc ra mắt, đi khai trương cửa hàng, đi giao lưu các cái…
Họ khệnh khạng, niềm nở bắt tay, khoác vai, bước đi trong những bộ đồ chắp vá, xen lẫn Tây và Tàu, đầy vẻ tân thời như model trong tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” của cụ Phụng; họ checkin, sẵn sàng “úp ảnh” sống ảo của mình lên mọi nền tảng của mạng xã hội mà họ có, họ muốn gì? Họ muốn khoe khoang gì từ những dĩ vãng, quá khức nhục nhã, tàn ác mà những sắc lính này đã gây bao đau thương cho đồng bào Nam – Bắc. Họ thật kệch cỡm!



Họ không biết hoặc biết nhưng giả mù, giả điếc; bao ánh mắt ái ngại, thương hại, dè bỉu của người đời ‘vả’ vào họ, đáng thương cho cảnh “già không nên nết”. Họ không biết rằng, dù có mặc bao nhiêu áo, đóng bao nhiêu giày, quấn bao nhiêu khăn, đeo bao nhiêu móng cọp, móng gà… thì cũng không che đi biểu tượng, hình ảnh về sự thảm hại của một đội quân thua trận, một chế độ bù nhìn đã vùi lấp hơn 47 năm qua, và những F2, F3 đang ngay đêm “inh ỏi” khát nước bên xứ người.
Pháp luật có thể chưa có chế tài để điều chỉnh, xử lý với những hành vi “lạc loài”, này nhưng đạo đức, truyền thống và tinh thần yêu nước của người Việt Nam không cho phép nó tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, đừng làm mấy trò trơ trẽn thế này nữa. Hỡi ôi!

- Đời Cát-

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

NHỮNG CÂU NÓI THƯỜNG GẶP Ở NHỮNG KẺ CHỐNG CỘNG

(Bài hơi dài nhưng mong các bạn hãy đọc để hiểu từng vấn đề cụ thể). 

NHỮNG CÂU NÓI THƯỜNG GẶP Ở NHỮNG KẺ CHỐNG CỘNG

1. Không cần đánh Pháp thì cũng độc lập?
Chẳng khác nào bị ăn cướp rồi ngồi chờ ăn cướp trả lại. Và tất cả các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của Việt Nam và các nước khác trên thế giới là sai lầm?!
Algeria nhờ tấm gương Việt Nam mà vùng lên đánh Pháp mới giành được độc lập. Việt Nam cũng đã qua 100 năm chờ Pháp trả độc lập mà chúng có chịu trả không? Đánh cho tơi bời chúng mới cút nhưng vẫn để lại cái vĩ tuyến 17 oan nghiệt. Còn đặc biệt người thổ dân da đỏ đã chờ 500 năm rồi, người Anglo Saxon đã trả độc lập cho họ đâu?
Và tại sao người Mỹ không ngồi đó chờ thực dân Anh ban bố độc lập mà phải đánh lại mẫu quốc?
Nếu có trách thì phải trách Pháp, Mỹ và tay sai người Việt chứ không thể trách người kháng chiến, đó là trách ngược! Cuộc kháng chiến có thể đã không xảy ra nếu Mỹ không ủng hộ Pháp quay lại Việt Nam.
Không bao giờ có chuyện tự nhiên độc lập được trao trả. Con đường chính trị Việt Nam đã thử đó là chịu độc lập trong khối liên hiệp Pháp, nhưng Pháp chỉ muốn một chính quyền bù nhìn như Bảo Đại tức là mọi thứ vẫn như cũ và Pháp đã nổ súng tấn công trước nên cuộc kháng chiến mới chính thức nổ ra.
Điểm ngụy biện ở đây là: xem kẻ xâm lược là văn minh và đạo đức.

2. Mỹ không xâm lược Việt Nam?
Hành động gọi là xâm lược không chỉ gói gọn ở trường hợp xâm chiếm lãnh thổ nước khác rồi sát nhập vào của mình mà còn là trường hợp trực tiếp can thiệp chính trị, quân sự vào một quốc gia, cướp đoạt chủ quyền phục vụ cho lợi ích đế quốc của mình.
Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ thuộc vào trường hợp thứ hai.
Mỹ quyết định can thiệp trực tiếp khi Pháp thua và biết rằng nếu Tổng tuyển cử xảy ra, 80% dân sẽ bầu cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỹ đã cướp đoạt chủ quyền Việt Nam bằng cách dùng cơ quan tình báo CIA xây dựng chính quyền cho Diệm, một người không có công lao kháng Pháp và không có một lực lượng chính trị hậu thuẫn ở Việt Nam để tự xây dựng chính quyền.
CIA tiến hành chiến tranh tâm lý phá hoại miền Bắc và lừa gạt lôi kéo người Công giáo miền Bắc vào Nam để hy vọng xây dựng một hậu thuẫn chính trị cho Diệm.
Khi Diệm trở nên bất kham, Mỹ bật đèn xanh cho tướng tá ngụy giết Diệm. Rõ ràng ông chủ thực sự của chính quyền ngụy là Mỹ chứ không phải tổng thống ngụy.
Khi nhắm thấy quân ngụy không thể thắng trong một cuộc đối đầu quân sự với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, Mỹ đã trực tiếp đem quân vào. Cuộc xâm lược quân sự bắt đầu.
Quân đội Mỹ phải trực tiếp nhảy vào vì quân đội ngụy phần lớn là những người bị ép buộc nên không có tinh thần chiến đấu. Và sau khi tất cả các chiêu trò được tung ra đều thất bại, Mỹ phải đưa ra chiến lược cuối cùng là “Việt Nam hóa chiến tranh, thay màu da trên xác chết”. Cái tên của chiến lược này đã chứng minh hùng hồn cuộc chiến trước đó là cuộc chiến Mỹ - Việt và Mỹ đã xâm lược Việt Nam.
Nếu cuộc chiến của Mỹ không phải là xâm lược thì nhà Thanh đã không xâm lược Việt Nam khi đem quân vào miền Bắc giúp Lê Chiêu Thống khôi phục nhà Lê. Nhà Lê so với chính quyền Diệm còn có chính danh hơn vì nguyên thủy nó không phải là do nhà Thanh dựng lên như Mỹ dựng lên VNCH.
Điểm ngụy biện ở đây là: Xem quân Mỹ và CIA chuyên làm từ thiện!!!

3. Cuộc chiến tranh đó là một cuộc nội chiến, huynh đệ tương tàn?
Như vừa nói ở trên, nếu đó là “nội chiến” thì không thể nào có cái chiến lược gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh”. Quân đội miền Bắc và quân giải phóng miền Nam chỉ đánh Mỹ là chính trong hầu hết thời gian cuộc chiến. Đối với quân ngụy thì hù cho chạy là chính. Quân ngụy trừ số đã bị tẩy não quá nặng thì không có ý chí chém giết với người Việt Nam. Nếu không có Mỹ ở Việt Nam gây chia rẽ thì rõ ràng người Việt Nam không có lý do để có một cuộc chiến tương tàn.
Nội chiến là chiến tranh nội bộ. Tự điển dịch là “chiến tranh giữa các giai cấp hoặc lực lượng xã hội đối kháng trong một nước”. Trừ khi nước Mỹ là một phần của Việt Nam và người Mỹ là người Việt Nam, cuộc chiến đó không thể nào có thể gọi là một cuộc nội chiến.
Điểm ngụy biện ở đây là: xem Mỹ là người Việt Nam, xem người Bắc Việt Nam là người... nước ngoài.

4. “Miền Bắc xâm lược, cưỡng chiếm miền Nam”?
Nếu nói miền này xâm lược, cưỡng chiếm miền kia trong cùng một nước thì hóa ra một nước có thể tự xâm lược chính mình sao? Như vậy sách giáo khoa lịch sử của thế giới và Việt Nam cần phải đổi lại hết dùng từ “xâm lược” cho tất cả các cuộc chiến giữa miền này với miền kia trong cùng một nước.
Như vậy nội chiến Mỹ là một cuộc chiến xâm lược. Miền Nam muốn tách ra vì không đồng ý với chủ trương của miền Bắc và miền Bắc đã “xâm lược”, “cưỡng chiếm” miền Nam nước Mỹ.
Việc Vua Quang Trung đánh ra Bắc chiếm lại Bắc Hà do quân Thanh chiếm đóng theo lời cầu viện của Lê Chiêu Thống cũng là một cuộc chiến xâm lược, cưỡng chiếm Bắc Hà!
Hơn nữa miền Bắc, miền Nam chỉ là sự phân chia địa lý chứ không phải là dân miền Bắc đánh dân miền Nam vì chính quyền ngụy được xây dựng bằng thành phần nòng cốt là dân Công giáo miền Bắc di cư vào Nam và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam là do người miền Nam lãnh đạo và tham gia.
Lại còn miền Trung thì sao?! Âm mưu chia cắt vĩnh viễn Việt Nam làm đôi, gây ra sự phân biệt, thù hằn Bắc-Nam là ý chí của Mỹ chứ không phải của dân bất cứ một miền nào của Việt Nam.
Do đó đây là cuộc chiến tranh giành độc lập thống nhất giữa đại đa số bao gồm cả người Bắc-Trung-Nam với lý tưởng đó chống lại Mỹ và ngụy là một thiểu số cũng bao gồm cả người Bắc-Trung-Nam.
Nếu dùng chữ xâm lược thì phải sửa thêm là nửa miền Nam này xâm lược nửa miền Nam kia luôn vì phần lớn vùng nông thôn Việt Nam theo phía cộng sản.
Điểm ngụy biện ở đây là: xem Việt Nam là 2 quốc gia và xem Mỹ là không có vai trò gì.

5. Mỹ vào Việt Nam là để giúp miền Nam, giúp Việt Nam?
Mỹ giúp thực dân Pháp tái chiếm và bình định Việt Nam.
Pháp thua thì Mỹ trực tiếp nhảy vào cướp chủ quyền chia cắt Việt Nam.
Mỹ dựng lên chính quyền độc tài gia đình trị của Ngô Đình Diệm và các chính quyền độc tài quân sự sau đó và Mỹ mới là chủ nắm đầu đằng sau.
Mỹ đã tàn phá gần như toàn bộ đất nước Việt Nam: ném bom bừa bãi, rải chất độc làm chết hàng triệu dân thường. Di chứng hậu quả của sự tàn bạo đó còn tồn tại cho đến ngày hôm nay và cả trăm năm sau.
Đào khoét sâu thêm chia rẽ dân tộc.
Những mục tiêu, việc làm như trên của Mỹ ở Việt Nam là phá chứ không phải giúp Việt Nam.
Điểm ngụy biện ở đây là: xem chuyện Pháp và Mỹ giết người Việt Nam là việc nghĩa.

6. Việt Nam cộng hòa (VNCH) có dân chủ?
Chính quyền VNCH là một chính quyền do Mỹ xây dựng. Diệm là do Mỹ tuyển và đưa lên qua cuộc trưng cầu dân ý gian lận phế truất Bảo Đại. Khi Mỹ không điều khiển được Diệm thì bật đèn xanh để tướng tá ngụy giết. Các tướng tá ngụy sợ Mỹ hơn sợ tổng thống của họ. Rõ ràng Mỹ là chủ ở đây chứ không phải dân.
Nguyện vọng của dân quê miền Nam theo cộng sản không được xem xét mà chỉ bị đàn áp.
Nếu bạn xem chính quyền, quân đội Mỹ là dân Việt Nam, còn dân nông thôn Việt Nam theo cộng sản là người nước ngoài thì VNCH đúng là có dân chủ.
Một đất nước do đế quốc nước ngoài nắm đầu thì không thể gọi là dân chủ.
Điểm ngụy biện ở đây là: xem Mỹ là tay sai của ông Diệm, ông Thiệu.

7. Miền Bắc cũng nhận viện trợ và được Liên Xô và Trung Quốc giúp chả khác gì miền Nam được Mỹ và đồng minh giúp?
Lại nên lưu ý về cách dùng miền Bắc, miền Nam để đại diện phe phái một cách không chính xác/dùng ngụy biện ở trên.
Miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam chỉ nhận viện trợ là để chống quân Mỹ vào Việt Nam xâm lược.
Ngụy được trả lương, chịu sự chỉ huy, điều động của Mỹ và quân đội Mỹ trực tiếp nhảy vào đánh giết người Việt Nam ngoài chuyện viện trợ ra.
Giúp đỡ viện trợ, gửi cố vấn so với đem cả nửa triệu quân trực tiếp vào xâm lược nắm đầu một nửa nước, đánh giết tàn phá cả một đất nước là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Điểm ngụy biện ở đây là: xem bạn bè giúp dân tộc sống còn và độc lập như kẻ thù, xem kẻ thù giết dân, chia rẻ đất nước và dân tộc là bạn bè...

8. Chiến tranh ý thức hệ?
Việt Nam không có vấn đề với ý thức hệ dân chủ của Mỹ. Chính quyền Việt Nam được xây dựng năm 1945 là một chính quyền đa đảng. Việt Nam không có ý định chống lại ý thức hệ gì đó của Mỹ mà chỉ muốn độc lập.
Thứ tự câu chuyện:
- Chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa kêu gọi Mỹ ủng hộ độc lập cho Việt Nam, giúp Việt Nam chống Pháp quay lại, nguyện giao hảo và hợp tác toàn diện với Mỹ ngay từ năm 1945 và sau đó 1946.
- Mỹ đã phớt lờ và quay sang giúp Pháp tái chiếm Việt Nam.
- Mỹ không giúp Việt Nam lại giúp Pháp cho nên Việt Nam mới tự chống Pháp và sau đó nhờ đến Liên Xô và Trung Quốc. Nên nhớ Cộng sản Trung Quốc chưa lên nắm quyền vào những năm 1945 mà là năm 1949.
- Mỹ lại viện cớ Việt Nam nhờ Liên Xô và Trung Quốc giúp tức là chống lại ý thức hệ dân chủ của Mỹ!
Nếu ý thức hệ dân chủ của Mỹ có nghĩa là giúp đỡ thực dân Pháp cướp nước, đô hộ Việt Nam một lần nữa thì Việt Nam chống lại là đúng!
Thực tế cuộc chiến là Mỹ đem quân xâm lược muốn chia cắt Việt Nam vĩnh viễn nên người Việt Nam phải chống lại. Đó là ý thức độc lập chống lại ý thức muốn nắm đầu nước khác bằng bạo lực của đế quốc.
Việt Nam nói chung không có nhu cầu chống cộng. Cộng sản quốc tế đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp thì tại sao người Việt phải chống cộng? Và mâu thuẫn giữa chủ nghĩa này hay khác trong nội bộ Việt Nam thì nước ngoài cũng không được xen vào.
Không có nước nào có quyền đem quân vào Mỹ để chống chủ nghĩa gì ở bên trong nước Mỹ cả, như vậy Mỹ không có cái quyền đem quân vào Việt Nam để chống cộng!
Nếu nói rằng vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được 80% dân chúng ủng hộ nên Mỹ phải nhảy vào chia Việt Nam làm hai để chống cộng thì rất buồn cười và vô lý và càng không thể biện minh cho sự xâm lược của Mỹ.
Nếu bây giờ một đảng A của Mỹ nhắm chừng sẽ thua đảng B trong một cuộc bầu cử thì những người của đảng A có quyền lập ra một quốc gia mới tách rời ra khỏi nước Mỹ với sự giúp đỡ trực tiếp của một cơ quan tình báo nước ngoài không?
Chuyện như trên đã xảy ra ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh không có đối thủ trong một cuộc tổng tuyển cử nên Mỹ đã đem Diệm từ Mỹ về để đưa lên làm tổng thống qua một vụ trưng cầu dân ý gian lận lật đổ Bảo Đại. Cơ quan tình báo CIA của Mỹ do đại tá Edward Landsdale đã xây dựng chính quyền ngụy bằng cách tiến hành một chiến dịch chiến tranh tâm lý Passage to Freedom lôi kéo người Công giáo (catholic) miền Bắc vào làm lực lượng hậu thuẫn cho Diệm.
Điểm ngụy biện ở đây là: xem nước Việt Nam là lãnh thổ nước Pháp hay nước Mỹ chứ dứt khoát không phải của Việt Nam nên chỉ khi chúng cho độc lập thì mới được.

9. Miền Nam giàu miền Bắc nghèo suy ra miền Nam không cần miền Bắc giải phóng?
Phần lớn miền Nam là chiến trường ác liệt thì làm sao giàu? Sài Gòn giàu nhưng chỉ là một thành phố của miền Nam chứ không phải là toàn bộ miền Nam. Vì Sài Gòn là đầu mối Mỹ đổ viện trợ dân sự, quân sự, tiền lương quân lính ăn chơi vào Sài Gòn nên mới giàu và kinh tế nằm trong tay người tàu Chợ Lớn. Sự giàu có này đòi hỏi ngụy làm cai thầu chiến tranh cho Mỹ. Thôn quê miền Nam và cả miền Bắc phải bị tàn phá, hàng ngàn người phải chết vì bom đạn, chất độc mỗi ngày. Hậu quả của những sự tàn phá đó vẫn tiếp tục kéo dài hàng trăm năm. Giàu cái kiểu cả nước phải chịu khổ cho một thành phố giàu thì cần phải chấm dứt và Sài Gòn cần phải được giải phóng gấp!
Quyền lợi của một nhóm người nhỏ lợi dụng chiến tranh để trục lợi làm giàu không thể đặt trên quyền lợi của cả một dân tộc.
Miền Nam giàu như thế nào? Theo lời một phóng viên Úc thì “miền Nam được nhớ đến với một nền kinh tế dựa trên chợ đen, ma túy, đĩ điếm và trục lợi nhờ chiến tranh (South Vietnam is rememberedas having an economy based on a black market, drugs, prostitution and warprofiteering). 
Còn theo lời Thượng nghị sĩ J. W. Fulbright vào năm 1966 thì “Hòn ngọc Viễn Đông” là một “động đĩ của Mỹ”.
 Phải nói là cả Việt Nam giải phóng Sài Gòn khỏi tay Mỹ ngụy vì nếu chỉ có miền Bắc thì không thể có khả năng đó.
Điểm ngụy biện ở đây là: xem bán nước là một nghề của “giới cao quý” được tây nuôi dạy tử tế.

10. Chiến tranh mà!
Khi có ai đó nhắc đến tội ác Mỹ ngụy thì có nhiều người lại ngụy biện bằng một câu ngắn: “Chiến tranh mà” để khỏa lấp đánh đồng tất cả. Chiến tranh không tự xảy ra nên không thể đổ lỗi cho chiến tranh mà phải truy cứu ai đã gây ra chiến tranh. Nếu đồng ý chiến tranh là tội ác thì phía gây ra chiến tranh đã gây ra tội ác.
Việt Nam không có nhu cầu gây chiến tranh với Mỹ và đã không tấn công nước Mỹ.
Người Việt Nam chỉ muốn bầu cử thống nhất đất nước.
Do đó Mỹ không có bất cứ quyền, lý do gì gây ra chiến tranh ở Việt Nam. Chuyện chính trị nội bộ Việt Nam phải do người Việt Nam giải quyết.
Nhưng Mỹ đã gây ra chiến tranh và tội ác theo sau.
Và chiến tranh có luật của chiến tranh, không thể giết thường dân vô tội vạ như Mỹ đã làm. Ném bom, bắn giết một cách bừa bãi, đặt thôn quê nào đó là vùng “tự do oanh kích FFZ”, “giết tất cả những gì động đậy” thì đó là tội ác chống lại loài người.
Điểm ngụy biện ở đây là: xem quân Mỹ giết người vô tội là vô tội.

11. Đối xử sai lầm đối với ngụy quân, ngụy quyền sau ngày giải phóng.
Đối với những người chống cộng đương nhiên ngày 30 tháng 4 không phải là ngày “giải phóng” vì họ đã mất đi địa vị “lên voi”. Nhiều triệu người đã phải hy sinh cả mạng sống để Việt Nam có hòa bình thống nhất, không còn chém giết nhưng họ lại buồn hận chỉ vì địa vị ăn trên ngồi tróc bị đá đổ! Buồn hận kiểu này có nên được thông cảm không?
Họ là vàng còn cả dân tộc là cỏ rác hay sao?
Họ đã vẽ ra viễn cảnh và tuyên truyền là sẽ bị trả thù ghê gớm nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Họ chỉ bị đi cải tạo nhưng cải tạo càng lâu thì càng có khả năng đi Mỹ. Có nhiều người còn nuối tiếc rằng mình không được cải tạo đủ lâu để được đi Mỹ, buồn cười vậy!
So sánh với nội chiến Mỹ rồi bảo rằng trường hợp “bên thắng cuộc” phải đối xử với “bên thua cuộc” như nội chiến Mỹ là một so sánh khập khễnh. Nội chiến Mỹ là... nội chiến, cuộc chiến ở Việt Nam không phải là nội chiến mà là cuộc chiến tranh chống sự can thiệp thô bạo và xâm lược của Mỹ.
Mặc dù vậy sau nội chiến Mỹ, kinh tế một thời giàu có của miền Nam đã bị phá hủy. Thu nhập bình quân giảm xuống còn 40% so với miền Bắc. Tình trạng đó tiếp diễn đến một thời gian dài sau thế kỷ 20.
Sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng, Mỹ đã nhốt trên 100 ngàn người Nhật cả già trẻ lớn bé vào trại tập trung chỉ vì nghi ngờ họ không trung thành với nước Mỹ.
Luật ở Mỹ cũng phạt nặng thậm chí tử hình ai dám giúp đỡ kẻ thù chống lại nước Mỹ. Nếu có thành phần làm tay sai cho nước khác xâm lược chia cắt nước Mỹ thì tôi bảo đảm sẽ chết và không còn dịp để chê Mỹ ác!
Trường hợp Việt Nam thì sau khi ra tù họ lại được định cư ở một nước giàu nhất, dân chủ tự do nhất thế giới, con cháu họ ngày nay toàn là công dân Mỹ, như vậy còn muốn gì nữa? Còn buồn còn hận gì nữa?!
Loại người này là loại người cực kỳ tham lam ích kỷ, làm như mình là bố của cả người Việt và Mỹ vậy. Người đâu tiền đâu mà cứ đổ vào cuộc chiến như thế để họ tiếp tục sướng?!
Điểm ngụy biện ở đây là: xem việc tha mạng sống cho quân đối địch là tội lỗi...

12. Nếu không giải phóng thì miền Nam cũng như Nam Hàn bây giờ?
Để một nửa giàu và một nửa kia phải đói là lựa chọn tốt hơn Việt Nam bây giờ? Có cần thiết phải như vậy không? Đầu óc bạn có còn bình thường không?
Việt Nam đã trải qua hơn 40 năm chiến tranh, 20 năm cấm vận nhưng bây giờ cũng đâu đến nỗi nào? Như vậy tại sao bây giờ lại mơ ước một nửa đói để cho một nửa kia được giàu?!
Nếu đã phải giả sử thì sao không nói rằng nếu Mỹ không chen vào chuyện của Việt Nam và bán đảo Triều Tiên thì cả hai nước đều đã độc lập và còn giàu mạnh hơn Nam Hàn bây giờ và không có thù hận chia rẽ!
Không thể trách Liên Xô hay Trung Quốc vì hai nước đó đã để yên cho người dân bán đảo Triều Tiên và Việt Nam tự quyết. Mỹ muốn chống cộng thì sang Tàu sang Liên Xô mà chống! Cộng sản Liên Xô/Tàu đâu có xâm lược Việt Nam hay Triều Tiên?
Nếu Mỹ không trực tiếp can thiệp thì đã không có chiến tranh và đã thống nhất từ lâu. Nếu có chiến tranh chăng nữa thì cũng chóng vánh và không thể gây ra tàn phá, thiệt hại, chia rẽ, hận thù lâu dài như khi Mỹ trực tiếp nhảy vào.
Trường hợp Trung Quốc vì là nước lớn nên Mỹ không dám can thiệp sâu, do đó đã cơ bản thống nhất từ 1949 và vì vậy cho dù có áp dụng đường lối kinh tế sai lầm thì vẫn có thể sửa đổi và phát triển mạnh trong suốt hơn 30 năm nay.
Nam Hàn giàu có nhưng với cái giá là phải coi Bắc Hàn là kẻ thù không đội trời chung và nếu tiếp tục chọc sùng Bắc Hàn thì tất cả có thể quay về thời kỳ đồ đá! Tương lai dân tộc không biết đi về đâu khi vì tiền mà phải phục vụ cho ý chí của Mỹ. Có cần phải trả cái giá như thế để giàu không nhỉ?
Điểm ngụy biện ở đây là: xem sự nỗ lực vươn lên của dân Hàn Quốc chắc chỉ là cỏ rác, chỉ có Mỹ là đáng kể.

Lời kết:
Ngụy biện còn nhiều nhưng tạm thế. Biết rằng rất khó nhưng chúng ta hãy cùng hy vọng một ngày nào đó các xác sống chống cộng sẽ được giải bùa mà quên đi thù hận để được nhẹ nhàng siêu thoát.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

SỰ THẬT LỊCH SỬ CẦN ĐƯỢC TÔN TRỌNG

Cách đây mấy năm, Tạp chí Xưa & Nay được ông Dương Trung Quốc cố vấn đặt vấn đề nên: “Làm nhà thờ tôn vinh Nguyễn Ánh ngang hàng với Nguyễn Huệ”. Nếu việc đó xảy ra, đó là một việc làm đi ngược lại lịch sử, trái đạo lý cùng chân lý của dân tộc Việt Nam. 

Đã là lịch sử phải là sự thật, bởi suốt chiều dài của lịch sử Việt Nam chính sử đã ghi “công tội” rất rõ ràng của các cá nhân cùng các chính thể qua các triều đại và chúng ta những hậu thế cần và biết tôn trọng lịch sử. Vì thế, coi hành động đòi tôn vinh kẻ “cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ” như Nguyễn Ánh là anh hùng dân tộc là trái luân thường đạo lý. Một hành vi như thế đã và đang phản bội lại chính lịch sử và cả dân tộc mình. Sự nhầm lẫn tệ hại dẫn đến việc xuyên tạc lịch sử của ông Dương Trung Quốc và một số người nghiên cứu mang danh giáo sư, tiến sỹ, là các “cây đa cây đề” trong giới sử học Việt Nam là một điều đáng tiếc và cần phải phê phán.

SỰ THẬT LỊCH SỬ CẦN ĐƯỢC TÔN TRỌNG

Dân tộc Việt Nam, Nhân dân Việt Nam ai cũng biết Quang Trung - Nguyễn Huệ là anh hùng dân tộc, vị anh hùng áo vải, một lãnh tụ của Nhân dân đã có công lớn trong việc chống giặc ngoại xâm phương Bắc đánh đuổi 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi và có công lớn trong việc thống nhất nước nhà. Rõ ràng, “Hoàng đế Quang Trung một vị Anh hùng dân tộc, cả triều đại và gia thất của ông đã bị cha con nhà Nguyễn Ánh trả thù hèn hạ, đào mồ mả, phanh thây và lăng nhục. Nhưng con cháu người Việt muôn đời sau vẫn và vẫn mãi mãi tôn thờ Ông là một vị minh quân, đại anh hùng dân tộc. Cha con nhà Nguyễn Ánh bán nước cầu vinh cho thực dân Pháp, núp bóng quân xâm lược để đoạt ngôi Vua nhưng vẫn bị người đời nguyền rủa và phỉ báng là kẻ “rước voi về dày mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà”. Nguyễn Huệ - Quang Trung mới là công thần, Nguyễn Huệ - Quang Trung mới là người xứng đáng được cả dân tộc Việt tôn vinh. Nguyễn Ánh kẻ bán nước cầu vinh với cái gọi là công lao “mở mang bờ cõi” của ông ta cũng được xã hội và dân tộc ghi nhận, nhưng “tội lỗi tày trời của ông ta còn to gấp vạn lần công” nên ông ta mới là người có tội với cả dân tộc này.
Nếu người ta có nhắc đến công mà hương khói cho Nguyễn Ánh âu cũng là chuyện bình thường của người dân Việt, đó cũng là việc nên làm và cũng nên hiểu đó cũng là nét nhân văn, truyền thống của văn hóa Việt. “Nhưng ý đồ đặt ngang hàng với người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung thì rõ ràng đây chính là hành động đánh đồng phải trái, vàng thau lẫn lộn để đảo ngược giá trị và đó cũng là điều sỉ nhục lịch sử và cả dân tộc này”. Chúng ta cần có cái nhìn tổng quát, khách quan để có được cái nhìn đúng đắn về lịch sử và vai trò của chính sử để có lòng tự tôn và lòng tự hào về dân tộc mình. Vì thế, thế hệ sau phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ lịch sử, để thời điểm nào lịch sử cũng luôn khách quan và lịch sử luôn là sự thật để muôn đời các thế hệ mai sau biết, tôn trọng và tự hào về lịch sử của dân tộc mình, đất nước mình. Nếu tôn vinh Nguyễn Ánh kẻ “rước voi về dày mả tổ” để dân tộc này chìm đắm gần 100 năm nô lệ của giặc Tây là anh hùng dân tộc đó là điều hoang tưởng, không thể và không bao giờ.
Nhân nói đến “công tội” Nguyễn Ánh thời xưa, người ta lại nghĩ đến một sự kiện rất giống nhau về bản chất, giữa Nguyễn Ánh và những người của chế độ Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Bởi thời gian gần đây những kẻ chống cộng cực đoan cùng một “nhúm” các nhà dân chủ cuội trong nước nói nhiều đến cái chết của người lính VNCH, đặc biệt những người tử trận ở Hoàng Sa năm 1974, họ đang cố tình bóp méo sự thật, đánh lận con đen, lập lờ giữa những người hy sinh vì Tổ quốc và cái chết của những kẻ phản lại Tổ quốc đều đáng được kính trọng và vinh danh. Thật lố bịch cho những kẻ bại não đã “ngu chính danh” nay “ngu thêm cả chính sử” và không thể ngu hơn được nữa về cái sự hiểu biết quá ư là ấu trĩ và lệch lạc về lịch sử Việt Nam. Những kẻ ôm chân ngoại bang, làm tay sai cho quân xâm lược “cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ” như cha con nhà Nguyễn Ánh, Nguyễn Thân... cùng cha con nhà tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm… đòi chính danh, chính nghĩa cho một chế độ chống lại Nhân dân, phản lại dân tộc, đòi tôn vinh những kẻ đã thành tử sĩ của chế độ tay sai, bù nhìn cho quân xâm lược. Người dân Việt chân chính họ sẽ nghĩ sao khi các nhà dân chủ, như những kẻ “ngu chính sử” chống chính quyền Việt Nam hiện nay với chiêu bài chống Trung Quốc xâm lược bằng cách “tôn vinh” những kẻ một thời cam tâm theo giặc gây ra chiến tranh, chống lại dân tộc, cùng với những kẻ ôm chân ngoại bang, làm tay sai cho quân xâm lược đã mũ ni che tai, cố tình che đậy một sự thật để cố tình biện minh cho hành vi yêu nước theo kiểu bán nước như Nguyễn Ánh của mình.
Sự hy sinh của các hậu duệ đời sau của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung là các chiến sỹ cách mạng cho cuộc chiến giành độc lập, thống nhất non sông liệu có còn ý nghĩa hay vô nghĩa khi những người con ưu tú là những anh hùng thật sự lại được vinh danh cùng với những kẻ phản lại Tổ quốc (hậu duệ của Nguyễn Ánh) như con người của quốc gia Việt Nam hay VNCH, những kẻ đã từng gây ra tội ác tày trời với dân tộc? Mục đích hòa hợp, hòa giải hiện nay là chủ trương rất đúng của Đảng cùng Nhà nước Việt Nam nên cái chết của các tử sỹ VNCH ở Hoàng Sa đã được chính quyền các cấp làm với nhiều hình thức, phương pháp để thắp hương tưởng nhớ đến họ làm như vậy (không có nghĩa là tôn vinh họ) vì đó cũng là việc nên làm, bởi đó là nét nhân văn của văn hóa Việt “nghĩa tử là nghĩa tận” với người đã khuất. Nhưng vinh danh tử sỹ của chế độ VNCH ở Hoàng Sa đó là điều không thể, không bao giờ bởi nó làm xáo động nhân tâm, gây mất niềm tin và bất bình của người dân trong nước. Vì thế việc ghi nhận, cầu siêu cho họ đã và vẫn đang làm, làm như thế để quá khứ được ngủ yên chứ không phải đi ngược lịch sử, bới lại quá khứ để đảo lộn giá trị và cào bằng lịch sử.
Nhân đây cũng muốn được nhắc lại những cái chết oan uổng của những những người lính VNCH. Mà những kẻ “ngu chính sử lẫn chính danh” cố tình dựng chuyện, cố dựng cái chính danh, chính nghĩa “tự huyễn” của chính thể “tiếm danh, tiếm quyền” phi dân tộc VNCH, họ muốn cào bằng lịch sử, đổi trắng thành đen, đánh đồng giữa công và tội, giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Bởi thế vinh danh hay phỉ báng một chế độ hay người đã khuất chỉ là hành động của những người đang sống, hay nói một cách khác đó là hành vi và động cơ chính trị của những người đang sống. Những đòi hỏi quá đáng và những điều kiện vô cùng phi lý cho một chế độ phản nước, hại dân cùng với cái chết phi nghĩa của tử sỹ VNCH ở Hoàng Sa nói riêng và các tử sỹ VNCH nói chung là điều không thể. Lịch sử rất khách quan, công bằng và cũng rất rõ ràng. Vấn đề được đặt ra những người tử trận VNCH có xứng đáng được vinh danh và tôn thờ hay không? Nếu đáng được vinh danh và tôn thờ thì lịch sử đã ghi danh, người dân đã vinh danh chứ không cần phải rùm beng, ầm ĩ như thế để làm gì cho tốn công vô ích.
Hãy để cho (họ) tử sỹ VNCH yên giấc ngàn thu, bình thản với thế giới của họ, để linh hồn họ được siêu thoát ở cõi vĩnh hằng. Đừng khuấy động lên nữa để cho thêm đớn đau những oan hồn người đã khuất và gia đình của họ bởi họ đã bị lừa rối, bất đắc dĩ phải làm tử sỹ của một chế độ bán nước hại dân chẳng khác nào cha con nhà Nguyễn Ánh. Người chết thì đã chết. Hãy để cho tử sỹ VNCH được yên ổn nếu không chẳng khác gì người đang sống đang cố đào mồ, đào mả của họ để cố dựng lên cái chính danh mà họ không bao giờ được vinh danh trên một thây ma đã chết nay lại được lưu danh muôn đời là cái “Mả Ngụy”.
Quay lại với việc đánh giá công trạng của Nguyễn Ánh với cái nhìn biện chứng để đánh giá khách quan người ta thấy “tội lỗi tày trời của ông ta còn to gấp vạn lần công”. Xét nhiều yếu tố, nhiều góc cạnh từ nhân văn cho đến cái nhìn của lịch sử thì việc đề nghị tôn vinh ông ta (Nguyễn Ánh) ngang hàng với đại anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung là điều hoang tưởng và không bao giờ. Bản chất cùng một sự việc, cùng bối cảnh lịch sử sau này của chế độ VNCH mà tiền thân của nó là quốc gia Việt Nam tay sai thực dân, đế quốc, cũng như Triều đình nhà Nguyễn (Nguyễn Ánh) họ đã bán nước cầu vinh, phản lại Nhân dân họ (VNCH) là một chính quyền phi dân tộc. Nhưng khách quan mà nói trong quá khứ họ cũng đã làm được nhiều việc, cũng đã được lịch sử đánh giá tuy nhiên cũng như Nguyễn Ánh “tội lỗi tày trời của VNCH cũng to gấp vạn lần công”. Cho nên áo tưởng đảo ngược lịch sử đòi chính danh, chính nghĩa cho một chế độ tay sai ngoại bang và đòi vinh danh cho tử sỹ của một chế độ bán nước là điều không thể.
Vì thế một lần nữa khẳng định: Dân tộc Việt Nam, Nhân dân Việt Nam chân chính không bao giờ lại phải nhục nhã cúi đầu tôn vinh Nguyễn Ánh cùng với những tử sỹ VNCH ở Hoàng Sa nói riêng và các tử sỹ VNCH nói chung, những kẻ đã và đang là hậu duệ đời sau của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc… Nếu tôn vinh Nguyễn Ánh cùng với tử sỹ VNCH chẳng khác nào người ta sớm quên đi tội bán nước cầu vinh để dân tộc này chìm đắm gần 100 năm nô lệ giặc Tây và đất nước bị 30 năm chiến tranh tàn phá của đế quốc Mỹ xâm lược, cùng với đó là hàng triệu gia đình của hai miền Nam Bắc đã mất người thân dưới họng súng của quân xâm lược và bè lũ tay sai của chúng là VNCH.
Kim Khanh

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Bí mật về ‘đội quân áo đen’ đặc biệt của Việt Nam Cộng Hòa


Đây là lần đầu tiên họ gặp những người “lính” quần áo bà ba đen, chân mang dép râu hoặc giày bố, đầu đội nón vải rộng vành, vũ trang bằng những loại súng cũ kỹ như thể chỉ cho có chứ không phải để đánh nhau. Một điều lạ nữa là những ông áo đen này gặp ai cũng lễ phép khoanh tay, thưa ba, thưa má, thưa thím, thưa dì…, nghe lễ phép hết biết.


Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, người Mỹ đã bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để nuôi dưỡng và duy trì một đội quân với hơn 1,3 triệu người của chính quyền Sài Gòn, bao gồm các sắc lính như bộ binh, hải quân, không quân, pháo binh, xe tăng, lính thủy đánh bộ, biệt động quân, biệt kích dù, địa phương quân, nghĩa quân, cảnh sát, mật vụ, người nhái…Bên cạnh đó, còn có một lực lượng khác với tên gọi rất hiền lành: “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” mà về mặt nổi, họ đến các thôn xã, “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với người dân nhằm xây dựng “cuộc sống mới” nhưng thực chất, nhiệm vụ chính của họ là tìm hầm bí mật, chỉ điểm du kích, cán bộ cách mạng nằm vùng…
1. Đầu năm 1967, người dân xã Hội Mỹ, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy (nay là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) lấy làm ngạc nhiên khi thấy gần 30 con người kéo về xã mình.
Đã quá quen với những sắc lính thuộc chính quyền Sài Gòn, lính Mỹ, lính Australia nhưng đây là lần đầu tiên họ gặp những người “lính” quần áo bà ba đen, chân mang dép râu hoặc giày bố, đầu đội nón vải rộng vành, vũ trang bằng những loại súng cũ kỹ như thể chỉ cho có chứ không phải để đánh nhau.
Một điều lạ nữa là những ông áo đen này gặp ai cũng lễ phép khoanh tay, thưa ba, thưa má, thưa thím, thưa dì…, nghe lễ phép hết biết. Bà Tám Bảnh, năm nay 76 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, từng có thời gian ở ấp Hội Bài, xã Hội Mỹ nhớ lại: “Họ thưa thì mình nghe thôi vì bà con lạ gì lính ông Thiệu: Sáng giở nón thưa ba, tối vào chuồng bắt gà”.
Đoàn “áo đen” về buổi sáng thì ngay đầu giờ chiều, viên xã trưởng đã ra lệnh cho mọi người dân tập họp ở sân vận động xã để nghe phổ biến về một chủ trương mới của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
Theo viên xã trưởng, nhằm tạo ra một cuộc sống ấm no, sung túc cho bà con, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã cử “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” (Đội quân áo đen) về đây để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với mọi người.
Nhà ai hư hỏng sẽ được “cán bộ” chung tay sửa chữa, đường xá sẽ được chỉnh trang, trường học được nâng cấp, trạm y tế sẽ không thiếu thuốc men. Ngay cả những chuyện lặt vặt như chuồng heo, nhà cầu hay giếng nước – cái nào chưa tốt cũng sẽ được làm lại cho hợp vệ sinh, vật nuôi mau lớn, bán được nhiều tiền, bà con bớt ốm đau bệnh tật.
Tiếp lời viên xã trưởng, một người đàn ông được giới thiệu là Nguyễn Văn Ký, Đoàn trưởng “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn quận Đất Đỏ” bước ra phát biểu.
Theo ông Ký, trong thời gian công tác tại xã nhà, ông mong mỏi mọi người cùng chung tay hợp tác với cán bộ. Bên cạnh đó, ai cũng có quyền nêu lên những mặt chưa tốt của “cán bộ” khi “ba cùng” với bà con. Mọi hành vi nhũng nhiễu, quấy rối, gây khó khăn cho sinh hoạt của bà con đều sẽ bị nghiêm trị.
Cuối cùng, viên xã trưởng thông báo: Tùy theo vị trí, diện tích và số nhân khẩu của từng gia đình, mỗi nhà sẽ nhận 2 hoặc 3 “cán bộ” về ở chung. Bà Tám Bảnh nói: “Tuy nhiên, coi đi coi lại thì những nhà có “vinh dự” nhận “cán bộ” về ở chung phần lớn là nhà có người đi tập kết, hoặc thoát ly theo Cách mạng…”.
2. Ngược dòng thời gian, cuối năm 1965, khi phong trào Cách mạng miền Nam càng lúc càng lớn mạnh với những chiến thắng lẫy lừng ở Ba Gia, Bình Giã, Ấp Bắc, Đồng Xoài…, cùng với hàng nghìn “ấp chiến lược”, “khu trù mật” bị người dân phá tan, biến thành vùng giải phóng thì Chính phủ Mỹ quyết định gia tăng quân số các binh chủng trực tiếp tham chiến tại Việt Nam lên 75 nghìn người, đồng thời ra lệnh tổng động viên 225 nghìn người làm lực lượng dự bị.
Bên cạnh đó, họ cấp tốc thành lập một cơ quan, đặt tên là “Hoạt động dân sự và hỗ trợ cách mạng – Civil Operations and Revolutionary Development Support – gọi tắt là CORDS”.
Mục tiêu của CORDS là tạo ra những vùng nông thôn ở miền Nam Việt Nam mà trước đây vẫn ủng hộ, che giấu Quân Giải phóng hoặc tổ chức các nhóm du kích đánh lại lính Mỹ và quân đội VNCH hành những vùng an toàn, không còn bóng dáng Cộng sản.
Người đẻ ra chương trình “Hoạt động dân sự và hỗ trợ cách mạng” là Robert W. Komer, Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA, được Bộ Ngoại giao Mỹ nhanh chóng chấp thuận.
Bay đến Sài Gòn, Komer gửi cho Đại sứ Mỹ tại miền Nam Việt Nam là Bunker bản dự thảo “khái niệm về việc tổ chức các Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn”, đồng thời cung cấp một lịch trình và các bước để thực hiện.
Bên cạnh đó, Komer cũng đề nghị thành lập một Ban chỉ đạo nhằm tránh sự chồng chéo và trùng lặp giữa Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV) và Đội quân áo đen.
Komer nói: “Mặc dù cả hai đều cùng chung mục đích là tiêu diệt Cộng sản nhưng mỗi bên lại có những phương thức hoạt động khác nhau. Với những “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn”, biện pháp mà họ áp dụng là làm thế nào để người dân tự đuổi Cộng sản ra khỏi từng làng, từng  xóm”.
Ngày 11/12/1965, Đại sứ Bunker chính thức công bố với báo chí sự ra đời của cơ quan CORDS. Ông ta nhấn mạnh những ưu điểm của Đội quân áo đen với sự hỗ trợ của người Mỹ nhưng sẽ không có sự xuất hiện trực tiếp của cố vấn Mỹ như với quân đội VNCH.
Hai ngày sau, trong một hội nghị chỉ huy do MACV tổ chức tại vịnh Cam Ranh, Bunker và Westmoreland, Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã thống nhất triển khai các hoạt động của CORDS.
Theo đó, tất cả những báo cáo của các bộ phận thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn sẽ được chuyển thẳng về cho CORDS rồi tùy theo mức độ và tính chất, CORDS sẽ chia sẻ thông tin cho các cơ quan quân sự, tình báo VNCH.
Đi vào hoạt động, CORDS cho ra đời nhiều bộ phận như “Biệt đội Thiên Nga, Phượng Hoàng” chuyên săn lùng bắt bớ, ám sát cán bộ cách mạng nằm vùng, “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” làm nhiệm vụ dò la, phát hiện du kích sống như những người dân bình thường trong thôn xóm, tìm hầm bí mật, nơi chôn giấu vũ khí, các nguồn tiếp tế cho Quân Giải phóng, bộ phận “Chiêu hồi” tiến hành mua chuộc, lôi kéo những người tham gia cách mạng ra đầu hàng…
Ngày 26/1/1966, theo sự chỉ đạo của nhóm chuyên gia CIA nằm trong cơ quan CORDS, Ủy ban Hành pháp Trung ương chính quyền Sài Gòn ban hành nghị định số 137, chính thức thành lập đồng thời hoàn chỉnh bản quy chế hoạt động cho các “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng –  bấy giờ là Tổng Ủy viên Tổng bộ xây dựng kiêm Tổng thư ký Hội đồng xây dựng nông thôn Trung ương.
Mark Moyar, một người Mỹ gốc Do Thái, là sĩ quan CIA phụ trách kế hoạch bình định miền Nam Việt Nam, cố vấn cho CORDS đã viết trong cuốn sách mang tên “Phượng hoàng và những con chim mồi – Phoenix and Birds of Prey”, xuất bản năm 1997: “Tính đến cuối năm 1966, đã có 700 đoàn được thành lập.
Tại các tỉnh, cán bộ xây dựng nông thôn được tổ chức thành Tỉnh đoàn, các quận có Liên đoàn (về sau đổi thành Quận đoàn) còn tại các xã thì có Xã đoàn, các ấp mỗi ấp có một toán.
Y phục cho “cán bộ” là quần áo bà ba đen theo kiểu nông dân, mũ vải rộng vành, giày bố hoặc dép râu, vũ trang bằng những loại súng bán tự động hạng nhẹ như Carbine M1, Garant M14 nhằm tránh cho người dân có ý nghĩ rằng đây cũng chỉ là một đội quân chuyên bắn giết. Trung tâm huấn luyện cán bộ xây dựng nông thôn đặt tại Trại Lam Sơn trong khu rừng dương liễu Chí Linh, Vũng Tàu. …”.
Về nhân sự, các Đội quân đen lấy người từ các ngành khác như đoàn Biệt chính Nhân dân, Biệt chính Tiền phong, cán bộ hành chính lưu động, cán bộ xã, ấp.
Vẫn theo Mark Moyar, ngoài kỹ thuật quân sự, chúng còn được huấn luyện về công tác tâm lý chiến, cách moi tin nơi những người nghi ngờ theo Cộng sản, cách phát hiện hầm bí mật, nơi chôn giấu vũ khí, cách theo dõi các đường dây giao liên.
Ông Hai Đặng ở ấp Hội Bài kể: “Hồi đó tôi làm nhiệm vụ tiếp tế cho cách mạng, chủ yếu là pin đèn, thuốc Tây, giấy in truyền đơn, đôi khi cả máy đánh chữ…
Trước khi tụi xây dựng nông thôn về xã, việc chuyển hàng vào chiến khu Minh Đạm khá dễ dàng. Chỉ cần đưa hàng tới một địa điểm đã hẹn trước rồi bỏ đó thì sẽ có người đến lấy”. Tuy nhiên, khi hai “cán bộ” xây dựng nông thôn về ba cùng tại nhà ông thì nhất cử nhất động của ông đều bị họ để ý.
Ông kể tiếp: “Một bữa, tôi nhận được tin của cơ sở mật cho biết là “mấy ảnh” cần 50 cục pin đại. Pin mua thì dễ rồi nhưng làm cách nào chuyển đi mà không bị nghi ngờ mới khó”.
Sau vài ngày suy nghĩ, ông Hai Đặng tìm ra một cách là cứ chập tối, ông đi soi cá. Với một cây chĩa và cái đèn pin đội ngang đầu, ông chèo chiếc xuồng nhỏ, cặp theo mấy con rạch ra sông lớn rồi gần sáng ông về.
Lần nào cũng vậy, cứ về tới nhà thì bữa sáng hai anh “cán bộ” có món cháo cá, trưa có canh cua, tép rang còn tối thì lai rai với mấy con chình, con chạch. Riết rồi cái việc ông mua cả chục cục pin là việc bình thường.
Ông nói: “Nhờ vậy, việc tiếp tế cho cách mạng diễn ra êm ả. Thậm chí có bữa, tụi nó cho tui nguyên cả khối pin của máy truyền tin PRC25 đã xài rồi. Loại này bền lắm. Dù xài rồi nhưng khi gắn vào đèn soi cá, nó vẫn sáng được cả tuần lễ còn pin tôi mua, tôi gửi vào khu cho mấy ảnh”.
3. Với mục đích phát hiện cơ sở cách mạng trong nhân dân nên dần dần các Đội quân đen được tổ chức rất bài bản.
Theo các tài liệu ta thu được sau ngày giải phóng thì ở mỗi tỉnh đều có một đơn vị xây dựng nông thôn gọi là Đoàn 59, gồm 3 bộ phận là Ban Chỉ huy Đoàn, Liên toán xây dựng và Liên toán dân quân.
Năm 1966, cả miền Nam Việt Nam có hơn 12 nghìn “ấp đời mới”, được phân loại từ A đến E, trong đó A là “ấp không du kích, không Cộng sản nằm vùng, không có người đi tập kết, không có người có cảm tình với Cộng sản” còn ấp loại E là ấp “có đủ thứ”.
Trong tài liệu công tác do Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng, Chỉ huy trưởng Tổng “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” ký ban hành, có đoạn: “Nhiệm vụ của cán bộ xây dựng nông thôn là ưu tiên 1 cho những ấp loại E, và mục tiêu số 1 là tiêu diệt Cộng sản nằm vùng trong những ấp đó…”.
Theo Mark Moyar, nếu một xã có dưới 5 nghìn dân thì Đoàn 59 sẽ bố trí 6 người, xã trên 5 nghìn dân có 8 người, xã từ 20 nghìn dân trở lên có 23 người.
Ông Hồ Niềm, người dân huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Bọn xây dựng nông thôn vùng tui toàn người địa phương, hầu hết là đảng viên đảng Đại Việt vì vậy, chúng rành rẽ đường đi nước bước, phong tục, tập quán. Thậm chí trong nhà, bồ thóc, bồ gạo để đâu chúng cũng biết”.
Bà Nguyễn Thị Bé Em, ở Bình Đại, Bến Tre, có chồng đi tập kết nói: “Khi chúng bố trí hai tên “cán bộ ba cùng” với nhà tui, tui từ chối vì nhà chỉ có 3 mẹ con. Tui nói chồng tui đi đâu mất tăm mất tích, tui hổng biết, bây giờ tự dưng cho đàn ông vô ăn ngủ, coi sao đặng! Không ở chung để theo dõi được, chúng bày trò phun thuốc diệt trừ sốt rét bằng cách đeo bình xịt, tự động xộc vào từng buồng, thậm chí chui cả xuống gậm giường nhà tui phun phun xịt xịt mà mục đích là để tìm hầm bí mật”…
4. Có thể nói, giai đoạn đầu khi những “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” đi vào hoạt động, phong trào Cách mạng miền Nam đã gặp phải một số khó khăn. Với hình thức “ấp đời mới” mà mục tiêu căn bản là tách rời du kích và cán bộ nằm vùng ra khỏi nhân dân, mọi ấp đều được bảo vệ bởi nhiều lớp hàng rào kiên cố, các cổng chính ra vào có trạm gác cùng nhiều chòi canh. Ban ngày, người dân được tự do đi lại làm ăn nhưng người lạ mặt muốn vào ấp thì phải qua thủ tục kiểm soát rất chặt chẽ. Ban đêm, các cổng chính đóng lại. Nếu muốn đi bệnh viện chẳng hạn, phải có sự đồng ý của “cán bộ”.
Trong cuốn “Phượng hoàng và những con chim mồi”, Mark Moyar viết: “Cán bộ xây dựng nông thôn ở cấp xã còn có nhiệm vụ tổ chức “Đội Thiếu nhi”, huấn luyện cho các em nhỏ cách thức cảnh giới và báo động kịp thời mỗi khi có người lạ lén lút vào ấp, “Đội Phụ nữ” làm công tác tiếp tế, cứu thương. “Đội Lão ông, Lão bà” tung tin gây hoang mang cho địch, che giấu và bảo vệ cán bộ xây dựng nông thôn hoạt động trong xã với phương châm không biết, không nghe, không thấy…”.
Tuy nhiên, có một điều mà Mark Moyar phải thừa nhận là: “Bắt đầu từ năm 1965, nhận thức của đa số nông dân miền Nam Việt Nam về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có sự thay đổi nhưng hầu hết người Mỹ đều không nhìn ra điều này. Sự thay đổi bắt nguồn từ những trận ném bom, bắn phá bừa bãi của Mỹ lẫn Việt Nam Cộng hòa đã tàn phá nhà cửa ruộng vườn, giết chết những người thân trong gia đình họ.
Phần nữa, nhiều “cán bộ xây dựng nông thôn” lợi dụng tình thế khó khăn của những phụ nữ có chồng đi tập kết để cưỡng bức họ – và điều này mặc nhiên được phép nhằm ngăn không để họ che giấu, tiếp tế cho chồng họ nếu chồng họ trở về. Tại những xóm ấp hẻo lánh ở Định Quán, Mã Đà, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai), một “cán bộ xây dựng nông thôn” ép buộc 2, 3 phụ nữ phải quan hệ tình dục là chuyện bình thường vì nếu không chấp nhận, những phụ nữ ấy sẽ bị tước đi những quyền căn bản nhất…”.
Để đập tan âm mưu của địch, mở rộng vùng giải phóng, bẻ gãy chiến lược “ấp đời mới”, phá ách kìm kẹp “xây dựng nông thôn”, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích cách mạng đã tiến hành nhiều trận đánh mà mục tiêu là những “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” đang hoạt động tại những xã ấp. Sau cuộc phục kích tại ấp Hội Bài, xã Hội Mỹ, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy, Nguyễn Văn Ký, Tỉnh đoàn trưởng Tỉnh đoàn Phước Tuy thừa nhận: “Việt Cộng chơi trò giương đông kích tây và chúng tôi đã mắc bẫy”.
Ngày 6/7/1967, một “cán bộ xây dựng nông thôn” ở ấp Hội Bài nhận được tin “mật báo”, rằng “khuya nay sẽ có một nhóm Việt Cộng lẻn về tuyên truyền”.
Ngay lập tức, Nguyễn Văn Ký, Tỉnh đoàn trưởng và Trần Văn Hiền, Tỉnh đoàn phó thuộc Ban chỉ huy Đoàn 59 tỉnh Phước Tuy xuống tận nơi. Sau khi quan sát địa thế, Ký ra lệnh cho một toán “xây dựng nông thôn” đợi đến sẩm tối, phục kích gần một lò sản xuất nước mắm, cạnh con đường mà “nhóm Việt Cộng” sẽ đột nhập. Trên con đường này, Ký bố trí 2 trái mìn claymore với chiến thuật cắt đầu, khóa đuôi. Theo kế hoạch, khi nhìn thấy “Việt Cộng”, một bộ phận sẽ điểm hỏa 2 trái mìn, bộ phận còn lại dùng súng, lựu đạn tấn công, tiêu diệt.
3 giờ 30 sáng, nằm phục mãi mà chẳng thấy bóng dáng “Việt Cộng” nào, toán trưởng xin lệnh Ký cho rút lui. Tháo xong 2 trái mìn claymore rồi trên đường quay trở lại nơi đóng quân nằm cạnh trụ sở ấp thì bất ngờ có một ánh chớp lóe lên và tiếp theo là một tiếng nổ long trời. Toán “cán bộ xây dựng nông thôn” nháo nhào, kẻ chúi vào gốc cây, người lăn xuống vệ đường, súng các loại nổ loạn xạ.
Bắn suốt 10 phút nhưng không thấy đối phương đáp trả, cả bọn mới hoàn hồn. Nhìn lại, hai “cán bộ” Phạm Công Ngọc Hải, Bùi Thiện Thọ chết tại chỗ vì trúng mìn, còn 6 người khác bị thương. Chưa hết, sáng hôm sau trên bức tường vôi trắng của trụ sở ấp, ai đó đã viết một dòng chữ lớn bằng than: “Giết một tên cán bộ xây dựng nông thôn bằng giết ba tên xâm lược Mỹ”.
Tỉnh đoàn phó Đoàn 59 là Trần Văn Hiền sau này khi sang Mỹ định cư, đã thú nhận trong một buổi họp mặt “cán bộ xây dựng nông thôn” ở miền Nam bang California: “Lúc đó chúng tôi bị lừa. Một phụ nữ đến ấp mua bán cá, làm như vô tình tiết lộ việc “Việt cộng về tuyên truyền” cho một mật báo viên của toán xây dựng nông thôn ấp Hội Bài. Lực lượng Cộng sản phục kích chúng tôi đêm hôm đó là Đội du kích cơ động của Long Phước Hội – gồm 3 xã Long Mỹ, Phước Hải và Hội Mỹ…”.
Nhận thấy Chiến khu Minh Đạm là mối nguy hiểm cho chương trình “xây dựng nông thôn” quận Đất Đỏ, cuối năm 1967, dưới sự chỉ đạo của cố vấn Mỹ thuộc Cơ quan CORDS, Nguyễn Đức Thắng, Chỉ huy trưởng Xây dựng nông thôn đưa về xã Phước Hải “Đoàn Phát triển 1”, Ban chỉ huy đặt tại miếu thờ ông chủ xã.
Đêm giao thừa Tết Mậu Thân, bộ đội chủ lực huyện Đất Đỏ phối hợp với du kích tiến đánh Phước Hải và bao vây nơi này gần một tuần lễ. Nguyễn Văn Á, cán bộ xây dựng nông thôn kể lại với Mark Moyar rồi được ông ta đưa vào cuốn sách “Phượng hoàng và những con chim mồi”: “Các cấp chỉ huy quá chủ quan. Họ tin rằng chỉ cần “ba cùng” với người dân là dân sẽ ủng hộ Chính phủ Việt Nam Cộng hòa nên việc vũ trang cho cán bộ xây dựng nông thôn rất sơ sài. Cả 15 người chỉ có 1 trung liên Bar, 10 Carbine M1, 2 Garant M14 cùng vài quả lựu đạn trong khi Việt Cộng xài AK-47, B40. Đã vậy, bên ngoài hàng rào ấp đời mới, đêm nào họ cũng phát loa kêu gọi chúng tôi quay súng trở về với nhân dân, không làm tay sai cho đế quốc Mỹ…”.
5. Bước qua năm 1969, Cơ quan CORDS gia tăng viện trợ cho chương trình bình định, “xây dựng nông thôn” đồng thời tuyển thêm người, mở thêm nhiều khóa huấn luyện ở Trại Lam Sơn, Chí Linh, Vũng Tàu, trong đó có những khóa huấn luyện mà học viên đều là phụ nữ.
Nguyễn Thị Hồng, một trong những “cán bộ” theo học khóa 3/69, tổ chức vào tháng 3/1969 kể: “Khóa tôi có 400 chị em. Tùy theo từng môn, giảng viên có thể là người Việt hoặc người Mỹ. Các sĩ quan người Việt chủ yếu dạy về chiến thuật quân sự, cách tổ chức phòng ngự, phản công, cách phục kích, gài mìn, cách sử dụng một số các loại súng và công tác dân vận, còn người Mỹ thì dạy cách khai thác tin tình báo, cách theo dõi, điều tra người tình nghi, cách phát hiện du kích, Cộng sản nằm vùng từ những dấu vết nghi ngờ…”.
Tốt nghiệp khóa huấn luyện, Hồng được đưa về Quận đoàn Củ Chi, Xã đoàn An Nhơn Tây. Tại vùng này 90% các gia đình đều có người tham gia cách mạng nên công tác “dân vận” của Hồng hầu như chỉ là con số 0! Trong nhật ký, cô ta viết: “Người dân ở xã nhìn những cán bộ xây dựng nông thôn chúng tôi bằng con mắt nghi kị, thậm chí thù địch. Có lần tôi ghé vào nhà của một bà cụ già mà tôi đã nhắm từ trước với ý định hỏi thăm, làm quen, sau đó đề nghị sửa lại cho bà cái mái tranh đã gần sập.
Tuy nhiên, khi tôi vừa mở lời thì bà ta đã lắc đầu: “Cám ơn cô. Cô sửa xong thì ngày mai – nếu không Mỹ thì lính Cộng hòa cũng lại kéo đổ. Cô có sửa thì cô sửa cho mấy người đó, sửa cho họ đừng giết hại nhân dân”. Tôi rất chán nản, chỉ muốn trở về nhà..”. Lê Văn Hội, “cán bộ xây dựng nông thôn” xã Tân Phong, quận Cai Lậy, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Cả toán cán bộ xã Tân Phong chúng tôi, buổi sáng nếu có quân đội mở đường thì chúng tôi từ thị trấn Cai Lậy mới dám vào, làm việc ất ơ một lát rồi chiều lại rút ra. Không ai dám ngủ đêm tại vì sợ du kích”.
Một tháng 4 ngày sau khi nhận công tác, Nguyễn Thị Hồng đạp phải một trái mìn do du kích Củ Chi gài, chết tại chỗ. Nhưng không phải chỉ có Nguyễn Thị Hồng, cũng trong năm 1969, “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” ở ấp Hội Cửu, huyện Đất Đỏ lĩnh thêm một búa nữa. Nằm ngay trên tỉnh lộ 44, ấp Hội Cửu thuộc xã Hội Mỹ có vị trí địa lý phía đông giáp rừng chồi sát biển; phía tây giáp với những thửa ruộng và tiếp theo là những cánh rừng kéo dài đến mật khu Minh Ðạm. Phía nam giáp một ngọn đồi cát, nơi đây có đồn Lò Gốm do một trung đội Ðịa phương quân trú đóng, còn phía bắc giáp cánh đồng xã Phước Lợi, Gò Tre. Theo báo cáo của “cán bộ xây dựng nông thôn” ấp Hội Cửu: “Ấp có 76 nóc nhà, dân số 750 người, là vị trí chiến lược rất quan trọng vì Việt Cộng từ mật khu Minh Đạm sang mật khu Mây Tào đều đi ngang qua đây”.
Vì vậy, viên chức xã ấp muốn đi từ quận Đất Đỏ đến Hội Mỹ, Hội Cửu, chỉ dám đi vào ban ngày nhưng trước khi đi, phải có lực lượng Địa phương quân mở đường, dò mìn, phát hiện những chốt phục kích của Quân Giải phóng. Để bình định vùng này, ngày 3/9/1969 “Tỉnh đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” tỉnh Phước Tuy quyết định đưa về đây một “đoàn cán bộ” gồm 30 người, gọi là Đoàn Phát triển 9. Trong một báo cáo gửi Tỉnh đoàn Phước Tuy, Đoàn trưởng Đoàn Phát triển 9 là Đặng Hướng viết: “Ngay khi đến nhiệm sở, tôi đã đôn đốc anh em củng cố những vọng gác, đào thêm giao thông hào, huy động người dân trong ấp rào lại hàng rào ở những nơi hiểm yếu. Ban đêm đặt mìn claymore, gài lựu đạn…”.
Biết vị trí đóng quân của Ðoàn Phát triển 9 rất quan trọng và nguy hiểm, chiều ngày 5/9/1969, Ban chỉ huy Tỉnh đoàn Phước Tuy xuống kiểm tra. Quả y như rằng, lúc 22 giờ 30 phút đêm hôm đó, trời bỗng nổi gió, mây đen mù mịt báo hiệu một cơn giông. Đột ngột, có tiếng nổ đầu nòng của súng cối 61mm, tiếng điểm hỏa của B40, B41 rồi tiếp theo là hàng chục ánh chớp lóe lên kèm theo từng chuỗi tiếng nổ tức ngực, kéo dài gần 15 phút.
Trận mưa pháo vừa dứt, đã nghe tiếng thét xung phong của Quân Giải phóng, tiếng súng AK, trung liên RPD đanh gọn từng loạt dài. Ở cổng gác chính, một “cán bộ xây dựng nông thôn” tên An chết ngay trong loạt đạn đầu. Tại vọng gác số 2, “cán bộ xây dựng nông thôn” Huỳnh Muội giữ khẩu trung liên BAR cũng chết. Theo Đoàn trưởng Đặng Hướng: “Việt Cộng áp sát hàng rào thép gai, mìn claymore trở nên vô dụng vì họ nằm ngoài tầm sát thương của mìn. Phía ta do mất khẩu trung liên BAR, chỉ còn súng carbine nên tổ chức chống trả rất rời rạc”.
Gần 20 phút sau cuộc tấn công, pháo 105mm từ Chi khu Đất Đỏ mới bắn chi viện nhưng lúc này, Quân Giải phóng đã rút hết. Vẫn theo Đoàn trưởng Đặng Hướng, ngoài 2 “cán bộ” xây dựng nông thôn tử thương, còn có 9 “cán bô”å bị thương.  Tưởng là đã xong, ai dè đến 23 giờ 50 phút, Quân Giải phóng bất ngờ tập kích thêm một lần nữa. Do chủ quan, không đề phòng, 3 “cán bộ xây dựng nông thôn” chết trong đó có Đoàn trưởng Đặng Hướng.
6. Năm 1973, Hiệp định Paris ký kết. Lính Mỹ rút về nước, tiền viện trợ của CORDS cho chương trình xây dựng nông thôn cũng hết nên các “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” chỉ còn cái vỏ rồi mạnh ai nấy chạy trong Đại thắng mùa Xuân 1975.
Bây giờ ở Mỹ, cứ gần đến ngày 30/4 là một số ông bà “xây dựng nông thôn” lại tụ họp nhau ở một nhà hàng nào đó với quần áo bà ba đen, mũ vải, giày bố, tổ chức “lễ thượng kỳ” ba sọc rồi “tự sướng” với nhau về những “chiến tích oai hùng” thời… đó! Trong luận văn đánh giá về hiệu quả của “chương trình xây dựng nông thôn” do Đại học Baylor, bang Texas xuất bản vào tháng 8/1989, tác giả Douglas J. Brooks viết: “Vì đã từng làm cố vấn cho CORDS nên tôi được họ mời nhưng xem ra, những hành động của họ chỉ là ăn mày dĩ vãng mà thôi…”.
Theo AN NINH THẾ GIỚI