KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

TỪ VỤ ÁN NỮ SINH GIAO GÀ ĐẾN VỤ GATEWAY: HÃY ĐỂ SỰ THẬT LÊN TIẾNG!

Tự do ngôn luận là quyền của mỗi công dân. Tuy nhiên, tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc phát ngôn thiếu kiểm soát, vô trách nhiệm.

TỪ VỤ ÁN NỮ SINH GIAO GÀ ĐẾN VỤ GATEWAY: HÃY ĐỂ SỰ THẬT LÊN TIẾNG!
Trường tiểu học Gateway
Thời gian qua, chúng ta có thể thấy các “điều tra viên” mạng hoạt động rất sôi nổi. Từ vụ án nữ sinh giao gà bị sát hại tại Điện Biên xảy ra hồi đầu năm cho đến vụ án cháu Lê Hoàng Long, học sinh Trường Gateway bị tử vong diễn ra gần đây, dư luận, mạng xã hội bàn tán với muôn vàn thông tin được đưa ra. Ấy vậy nhưng, thay vì tin tưởng vào các thông tin chính thống được cung cấp bởi các cơ quan chức trách, một bộ phận không nhỏ cộng đồng mạng lại hùa theo những thông tin thất thiệt được các “điều tra viên” mạng tung lên.
Vụ án “Vô ý làm chết người” xảy ra tại trường tiểu học Gateway ngay từ khi xảy ra đã tạo sự quan tâm của dư luận. Trong khi phía cơ quan CSĐT - Công an quận Cầu Giấy và các cơ quan liên quan đang tích cực điều tra, thu thập, củng cố chứng cứ, tài liệu nhằm làm rõ hành vi của từng người liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật thì trên cộng đồng mạng xã hội, một sự “hỗn loạn” về thông tin cũng đang diễn ra.
Dưới vỏ bọc tự do ngôn luận, dưới danh nghĩa đấu tranh cho công lý, không ít người bằng các bài viết, bình luận, thậm chí gán ghép, đánh tráo hình ảnh đã làm nhiễu loạn thông tin, làm tổn thương đến người nhà nạn nhân. Đáng chú ý, mũi nhọn công kích của cộng đồng mạng liên tiếp hướng về phía cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là cơ quan điều tra.
Ngày 27/8/2019, cơ quan CSĐT - Công an quận Cầu Giấy đã ra quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Bích Quy, người đưa đón học sinh Trường Gateway. Ngay sau đó, trên hàng loạt trang mạng xã hội, rất nhiều “thám tử”, “điều tra viên” mạng đã lên tiếng. Trong đó, một số người đã vu khống cơ quan điều tra vi phạm tố tụng, thậm chí có người còn tung tin cơ quan điều tra tạm giam bị can là để thuận lợi cho việc bức cung, nhục hình...
Bằng những lập luận mang tính suy diễn, võ đoán của mình, người ta phủ nhận những chứng cứ được cơ quan điều tra thu thập một cách khoa học đúng quy định pháp luật. Cùng với đó, một loạt “giả thuyết điều tra” cũng được các “điều tra viên” mạng vẽ ra. Nguy hiểm hơn, những “định hướng” điều tra được cộng đồng mạng vẽ ra lại đi theo hướng tấn công cơ quan chức năng, tạo ra sự hoài nghi trong xã hội. Đặc biệt, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị cũng triệt để lợi dụng vụ án “Vô ý làm chết người” tại trường Gateway để xuyên tạc tình hình, tiến hành tuyên truyền chống phá đất nước.
Trên các trang facebook như Việt Tân, Chân trời mới Media, RFA, BBC, Người buôn gió… rất nhiều thông tin mang tính quy chụp, vu khống, xuyên tạc, bóp méo bản chất và kết quả điều tra ban đầu đã được đưa ra. Từ một vụ án hình sự, các đối tượng nhào nặn, bẻ lái theo hướng chính trị hoá. Các đối tượng đổ lỗi cho hệ thống chính trị, đổ lỗi cho chế độ, thậm chí là tô vẽ ra các “thuyết âm mưu” để gây sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận.
Xuất phát từ các mục tiêu khác nhau, mỗi người sẽ có những quan điểm, cách nhìn nhận riêng, trong đó không loại trừ các quan điểm mâu thuẫn, trái ngược nhau do cách tiếp cận, do động cơ, ý đồ riêng.
Với cơ quan điều tra, nhiệm vụ là làm rõ nội dung vụ án, hành vi của từng cá nhân, tổ chức có liên quan để cơ quan chức năng xử lý đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật. Với những người hiếu kỳ, không hẳn có ý đồ, động cơ tiêu cực song vẫn đưa ra các quan điểm, ý kiến liên quan đến vụ án để thể hiện “trình độ”, hiểu biết của bản thân trên cộng đồng mạng.
Với các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị, mục tiêu chúng nhằm gây bất ổn trong xã hội, tạo sự nghi kỵ giữa quần chúng nhân dân và nhà nước, tiến hành hướng lái, tác động gây hậu quả xấu cho xã hội. Và để đạt được mục tiêu, các cá nhân, tổ chức này sẵn sàng xuyên tạc, bóp méo, bẻ lái thông tin.
Do đó, về cùng một vụ án nhưng vô số thông tin trái chiều được đưa ra. Khi mà các thông tin thật giả lẫn lộn, thiếu kiểm chứng vẫn ngày ngày xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, nếu mỗi người không tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng và khả năng chắt lọc thông tin thì sẽ rất dễ bị mắc vào ma trận thông tin, thậm chí là bị đối tượng xấu dắt mũi.
Trần Anh Tú

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

BẮT NHÓM SINH VIÊN HACK HÀNG TRĂM WEBSITE VÀ CÔNG TY TRUNG GIAN THANH TOÁN ĐỂ CHIẾM ĐOẠT TIỀN

Một nhóm đối tượng sinh viên tại Hà Nội vừa bị bắt giữ vì tấn công, chiếm đoạt rất nhiều thông tin dữ liệu, từ đó lấy cắp tiền từ các tài khoản thanh toán qua mạng của hàng trăm website và bốn công ty trung gian thanh toán.

BẮT NHÓM SINH VIÊN HACK HÀNG TRĂM WEBSITE VÀ CÔNG TY TRUNG GIAN THANH TOÁN ĐỂ CHIẾM ĐOẠT TIỀN
Đối tượng Tuấn Anh - Ảnh: Cơ quan Công an cung cấp
Cục Cảnh sát hình sự, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao - Bộ Công an, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao - Công an TP.Hà Nội vừa tiến hành bắt giữ nhóm 4 sinh viên Trường Đại học Công nghệ thông tin Thái Nguyên và Đại học Công nghiệp Thái Nguyên.
Nhóm 4 sinh viên này bị bắt vì chuyên hack tài khoản hàng trăm website và công ty thanh toán để chiếm đoạt tiền.
Cầm đầu nhóm sinh viên này là Tuấn Anh (23 tuổi, quê Quảng Ninh). Theo điều tra, Tuấn Anh cùng đồng bọn đã sử dụng công cụ rà quét lỗ hổng các website của 4 công ty trung gian thanh toán để thực hiện hành vi tấn công xâm nhập trái phép chiếm đoạt dữ liệu, tạo khống số dư cho những tài khoản là ví điện tử, sau đó sử dụng những tài khoản này để mua thẻ cào.
Các đối tượng tiếp tục liên lạc với đại lý mua thẻ cào để bán lại số thẻ cào này, sau đó chuyển tiền về các tài khoản ngân hàng được mua qua các kênh trung gian mua bán tài khoản, rồi sau đó rút tiền tiêu xài cá nhân.
Tiến hành khám xét, cơ quan Công an thu giữ được gần 30 thẻ ngân hàng các loại cùng nhiều sổ tiết kiệm, tổng trị giá khoảng 3,2 tỷ đồng và nhiều đồ vật, tài liệu liên quan khác.
Kết quả điều tra bước đầu, các đối tượng khai nhận: trong thời gian từ năm 2013 đến nay đã tấn công hàng trăm website.
Cục cảnh sát Hình sự khẳng định, lỗ hổng này có thể tồn tại ở nhiều doanh nghiệp trung gian thanh toán khác tại Việt Nam và tiềm ẩn nguy cơ cao tiếp tục bị tấn công hack tài khoản, trộm cắp dữ liệu.
Theo VTV24

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2019

CẢM GIÁC BẤT CÔNG

Trên cánh đồng Đại Thịnh một chiều hè, đàn vịt con bì bõm dưới mương nước; bên cạnh, đàn bò gần ba chục con gặm cỏ trên đám đất hoang. Không gian xanh mướt màu cỏ nhưng vẫn thấm vẻ điêu tàn của một mưu tính dang dở.

CẢM GIÁC BẤT CÔNG

Đám đất và mương nước, thực ra là đất dự án treo gần mười năm của Tổng công ty phát triển nhà và đô thị. Nếu đúng những gì xảy ra trên bản vẽ, thay thế cho vịt và bò phải là một khu đô thị mới với chung cư 15 tầng cùng hàng loạt nhà ở thấp tầng, siêu thị, bể bơi, công viên.
Đó là khung cảnh ngoại thành Hà Nội sau mười năm mở rộng địa giới hành chính. Trước ngày sáp nhập, Mê Linh được hứa hẹn là “không gian sống lý tưởng” với những dự án xây dựng khu đô thị, nhà vườn, biệt thự... khi thực hiện giãn dân, khiến cả vùng lên cơn sốt đất.
Khắp nơi ở phía Tây Hà Nội có thể tìm được khung cảnh dự án bỏ hoang có đàn bỏ nhởn nhơ gặm cỏ như thế. Ở Hà Đông, ở Hòa Lạc, ở Thạch Thất hay rất nhiều nơi từng được quy hoạch trở thành không gian sống mới của người thủ đô - giờ là các vùng hoang phế.
Trong nội thành, mười năm sau ngày mở rộng, mỗi ngày người dân mở mắt lao ra đường là một ngày mới vật lộn trong cảnh “thủ đô sục sôi ách tắc”.
Trên đường La Thành, Viện Nhi Trung ương cách Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chỉ độ trăm mét. Cảnh ùn ứ có thể xảy đến bất cứ lúc nào, chỉ cần một chiếc taxi cố tình di chuyển chậm để bắt khách. Đi kèm một sản phụ bao giờ cũng là vài ba người nhà, kèm một đứa trẻ là cặp vợ chồng.
Ở phố Phủ Doãn, nơi đặt trụ sở Bệnh viện Việt Đức, người đi bộ không len nổi lên vỉa hè khi nó đã được trưng dụng làm bãi giữ xe. Tiếng còi hụ xe cấp cứu, xe đưa đón bệnh nhân nối đuôi nhau ra vào. Bảo vệ cầm loa đứng ở cổng viện kiêm mặt phố, giục các xe đi nhanh. Bên kia đường là dãy hàng ăn, tạp hoá bán đồ bệnh viện, la liệt những mẹt hàng rong. Quanh đó, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện K, Răng Hàm Mặt chen chúc người và người.
Trên quãng đường 2 cây số từ Xuân Thuỷ đến Hồ Tùng Mậu là một đại công trường xây dựng với tuyến đường sắt đô thị chưa biết bao giờ hoàn thành. Cũng là nơi đóng quân của 5 trường đại học với vài chục nghìn sinh viên. Đi kèm là hệ thống phòng trọ, hàng quán, chợ búa.
Trên đường Giải Phóng, bên này là ba trường đại học: Bách khoa, Xây dựng, Kinh tế quốc dân. Bên kia là Bệnh viện Bạch Mai, Tim mạch, Viện da liễu, Tai mũi họng. Trước cổng bệnh viện Bạch Mai luôn có bảo vệ, Công an làm nhiệm vụ giữ trật tự, điều tiết giao thông. Nhưng vẫn tắc nghẽn, và ngột ngạt.
Địa giới Hà Nội mở rộng, song công cuộc quy hoạch thủ đô phát triển về hướng Tây đã không như kỳ vọng. Chính quyền thất bại hoàn toàn khi không di dời nổi các cơ quan về vị trí mới như trong quy hoạch.
Theo quy hoạch mạng lưới giáo dục, các trường nằm trong vùng lõi đô thị sẽ phải giảm quy mô đào tạo từ 660 nghìn xuống còn tối đa 200 nghìn sinh viên. 13 trường đại học được đề xuất di dời khỏi nội đô. Bảy huyện ngoại thành để dành trên dưới 4 nghìn ha đất để phục vụ sinh viên. Nhưng đến nay, ngoài Khoa Luật của Đại học Quốc gia chuyển lên Hoà Lạc, và một dự án xây dựng Đại học quốc gia “chưa biết khi nào hoàn thành”, các trường còn lại vẫn yên vị.
Theo quy hoạch mạng lưới y tế, tám bệnh viện nằm trong lõi đô thị sẽ phải di dời. Đồng thời, xây mới tổ hợp công trình y tế đa chức năng ở bốn huyện ngoại thành. Thời điểm này, có những bệnh viện đã di nhưng không dời, xây dựng cơ sở mới đưa vào hoạt động nhưng không trả lại quỹ đất cho thành phố.
Các bộ ngành cũng không chịu di dời trụ sở theo quy hoạch của Chính phủ. Thành phố đã vài lần kiến nghị cơ quan chủ quản đôn đốc bộ ngành. Nhưng chỉ khoảng chục bộ trong tổng số 28 bộ ngành thực hiện chủ trương.
Trường học, bệnh viện, bộ ngành nhiều năm không chịu di dời khỏi nội thành đã góp phần tạo nên cảnh tượng giao thông thảm hoạ của thủ đô. Và khi tất cả những giải pháp cũ còn dang dở, chính quyền đang bàn tới giải pháp mới: cấm xe máy.
Nguyễn Trãi hoặc Lê Văn Lương đang được Sở Giao thông Hà Nội nghiên cứu thí điểm cấm xe máy. Hai năm trước, với trên 91% đại biểu nhất trí, HĐND thành phố cũng đã thông qua nghị quyết quản lý phương tiện cá nhân, tiến tới cấm xe máy tại các quận nội thành từ năm 2030.
Hà Nội đã không thể cưỡng chế được các cơ quan ban ngành ra ngoại vi, dù có quy hoạch giấy trắng mực đen, quyết định bằng văn bản lẫn yêu cầu bất thành văn ở cấp cao hơn. Nhưng cùng một loại mệnh lệnh hành chính tương tự, với sự giúp sức của lực lượng thực thi pháp luật, chính quyền có thể cấm được người dân đi xe máy trong nội thành.
Những người đi xe máy ở Hà Nội đang ở vào thế yếu. Có những nhóm lợi ích cao cấp hơn họ có quyền chây ì, chống lại quy hoạch, gây ra cảnh tắc nghẽn hiển hiện. Và bởi thế, việc cấm xe máy, dù có cơ sở khoa học thế nào, cũng dễ tạo ra tâm lý uất ức.
Dân đi xe máy dễ điều khiển hơn giám đốc bệnh viện, hiệu trưởng đại học và lãnh đạo Bộ ngành, thực tế ở đây có thể được hiểu như vậy. Phương án A có trước tận 10 năm nhưng không thực hiện được, nên trách nhiệm đổ dồn vào phương án B, với một nhóm đối tượng dễ ra mệnh lệnh hơn.
Rất có thể việc cấm xe máy là hoàn toàn chính đáng và đằng nào cũng phải thực hiện. Nhưng đó là chuyện logic. Trong bối cảnh “phương án A” trì trệ cả một thập kỷ vì những người có quyền chức, thì bắt người dân điều chỉnh kế mưu sinh bé mọn trước mắt cho “phương án B”, khiến cho mọi logic sụp đổ. Chỉ còn cảm giác không vui.
Khi người ta tránh né những kẻ mạnh, rồi tìm cách thỏa mãn nhu cầu bằng việc ra lệnh cho kẻ yếu, động từ phù hợp và cảm giác phù hợp của những người yếu, là “bị bắt nạt”. Chính quyền Hà Nội và cao hơn là Chính phủ chắc chắn muốn làm, cần làm nhiều hơn, với những đối tượng chống quy hoạch, trước khi thuyết phục người dân hòa thuận đi theo con đường mình đã chọn.
Hoàng Phương

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Phạt chủ trang facebook đầm bầu 20 triệu vì đưa tin không đúng về dịch tả heo Châu Phi

Khoảng 20 triệu đồng là mức xử phạt hành chính đối với chủ sở hữu tài khoản trang facebook Đầm Bầu Thời Trang Mami do hành vi tung tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi.

Phạt chủ trang facebook đầm bầu 20 triệu vì đưa tin không đúng về dịch tả heo Châu Phi
Chủ trang facebook Đầm Bầu Thời Trang Mami đăng thông tin đính chính tin thất thiệt về dịch tả heo châu Phi
Theo thông tin từ Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, chiều 11/3, đại diện Cục đã có buổi làm việc với chủ trang facebook Đầm Bầu Thời Trang Mami xung quanh việc tài khoản này đã có những thông tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi trên mạng xã hội.
Kết thúc buổi làm việc với cơ quan chức năng, chủ tài khoản facebook này đã chấp thuận ký vào biên bản vi phạm hành chính với mức phạt khoảng 20 triệu đồng (khung phạt từ 20-30 triệu đồng). Dự kiến, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử sẽ ra quyết định xử phạt chính thức trong tuần này.
Ông Lê Quang Tự Do - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - cho biết trong buổi làm việc, chủ shop Đầm bầu thời trang Mami tỏ ra hối hận về hành vi tung tin sai sự thật trên facebook và nhận thức hành vi sai trái của mình là do nhận thức kém.
Đồng thời đã khắc phục bằng việc gỡ ngay thông tin sai sự thật đăng ngày 04/3. Ngày 10/3, chủ trang facebook này cũng đã viết một đính chính khuyến cáo các mẹ bầu cần cẩn thận khi tiếp nhận và chia sẻ thông tin về dịch tả heo châu Phi.


Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

MỜI CHỦ FANPAGE ĐẾN LÀM RÕ THÔNG TIN SAI SỰ THẬT VỀ DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI

Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (PTTH-TTĐT) đã gửi giấy mời chủ tài khoản fanpage “Đầm Bầu Thời Trang Mami” đến để làm rõ việc đăng thông tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi.

MỜI CHỦ FANPAGE ĐẾN LÀM RÕ THÔNG TIN SAI SỰ THẬT VỀ DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI
Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử yêu cầu chủ tài khoản fanpage Facebook “Đầm Bầu Thời Trang Mami” đến làm việc, giải trình về thông tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi.
Chiều tối ngày 08/3, ông Lê Quang Tự Do - Phó Cục trưởng Cục PTTH-TTĐT, Bộ Thông tin và truyền thông - cho biết Cục này đã có giấy mời gửi chủ tài khoản fanpage Facebook “Đầm Bầu Thời Trang Mami” để làm rõ thông tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi và kêu gọi tẩy chay thịt heo đã đăng tải.
Theo nội dung giấy mời, Cục PTTH-TTĐT mời chủ sở hữu trang fanpage Facebook “Đầm Bầu Thời Trang Mami” có địa chỉ tại quận Hai Bà Trưng, quận Cầu Giấy và quận Thanh Xuân đến để làm việc về việc hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng xã hội Facebook.
Thời gian làm việc theo giấy mời là 15h ngày 11/3. Giấy mời cũng nêu rõ, trường hợp chủ tài khoản Facebook này không đến làm việc theo giấy mời, Cục PTTH-TTĐT sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Trước đó, sáng 08/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản gửi Bộ Thông tin và truyền thông kiến nghị xử lý một số cá nhân đã đăng tải thông tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi, trong đó có trang fanpage “Đầm Bầu Thời Trang Mami”.
Theo Bộ NN-PTNT, dịch tả heo châu Phi không lây sang người và hành vi đăng tin sai sự thật này sẽ gây tâm lý hoang mang trong dư luận xã hội./.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Vì sao ông Kim Jong-un chọn đi tàu tới Việt Nam?

Giới chuyên gia đã nhận định các lý do khiến Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un chọn tàu hỏa làm phương tiện di chuyển tới Việt Nam để thăm chính thức và gặp thượng đỉnh lần 2 với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Vì sao ông Kim Jong-un chọn đi tàu tới Việt Nam?
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un bước xuống ga Đồng Đăng, Lạng Sơn từ đoàn tàu đặc biệt
Chủ tịch Kim Jong-un đã khởi hành từ Bình Nhưỡng tới Việt Nam vào chiều ngày 23/2 trên chuyến tàu đặc biệt. Hành trình kéo dài khoảng 60 giờ đồng hồ với quãng đường khoảng 4.500 km và ông Kim đã có mặt tại Việt Nam vào sáng hôm nay 26/2.
Trong khi đó, nếu sử dụng chuyên cơ và bay thẳng từ Bình Nhưỡng tới Việt Nam thì khoảng cách chỉ là hơn 2.700 km và ông sẽ mất khoảng 4-5h đồng hồ để di chuyển.

Vì sao ông Kim Jong-un chọn đi tàu tới Việt Nam?

Các chuyên gia tin rằng một trong những nguyên nhân ông Kim chọn đi tàu là vì đây là cách mà ông nội ông, cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành, đã di chuyển khi tới thăm Việt Nam vào năm 1958 và 1964. Ông Kim Jong-un thường có xu hướng lặp lại những truyền thống mà thế hệ đi trước thực hiện, nhằm thể hiện rằng ông là một người kế thừa của gia tộc họ Kim.
Ngoài ra, do đoàn tàu đi qua Trung Quốc và đây cũng được cho là cách mà Triều Tiên thể hiện quan hệ thân thiết với Trung Quốc.
Theo ông Zheng Jiyong, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Fudan, Thượng Hải, chuyến đi 60 giờ đồng hồ được cho là cơ hội để ông Kim quan sát thành tựu sau 40 năm cải cách và mở cửa của Trung Quốc, nhằm học tập kinh nghiệm cho Triều Tiên.
Thêm vào đó, đoàn tàu đặc biệt được cho là lựa chọn an toàn hơn cho Chủ tịch Kim Jong-un khi giới chuyên gia cho rằng chuyên cơ Chammae-1 của Bình Nhưỡng đã khá cũ và Triều Tiên có thể không có nhiều phi công dày dặn kinh nghiệm cho các chuyến công du nước ngoài. Tại hội nghị thượng đỉnh lần 1 với Mỹ hồi năm ngoái, ông Kim đã sang Singapore bằng máy bay của một hãng hàng không Trung Quốc.
Các chuyên gia cũng cho rằng việc ông Kim đi tàu hỏa có thể là thông điệp gửi tới Hàn Quốc rằng từ Triều Tiên có đường tàu đi được sang Việt Nam. Nếu như Seoul hợp tác với Bình Nhưỡng trong dự án kết nối và hiện đại hóa đường tàu liên Triều, tàu của Hàn Quốc có thể đi thẳng sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trên thực tế, vấn đề này đã từng được ông Kim và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bàn bạc vào hội nghị thượng đỉnh liên Triều tháng 4 năm ngoái.
Mặt khác, các chuyên gia còn cho rằng việc ông Kim lựa chọn tàu vì lý do an ninh là không thuyết phục vì nếu lo ngại như vậy, truyền thông nhà nước Triều Tiên sẽ không công khai thông tin ông Kim rời Bình Nhưỡng chiều ngày 23/2.
Giới quan sát cũng nhận định, việc đi tàu không bất tiện mà thực tế là rất có ích cho ông Kim Jong-un trước thềm hội nghị thượng đỉnh. “Đoàn tàu đặc biệt của ông Kim Jong-un rất tiện lợi cho việc nghỉ ngơi, ăn uống, họp hành và thông tin liên lạc, cho phép ông tập trung vào việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra đàm phán với ông Donald Trump”, một nguồn tin nói với trang tin Hani của Hàn Quốc.
Đoàn tàu chở ông Kim được coi là “khách sạn di động” với trang bị an ninh và bảo mật rất cao, cùng với đó là nội thất hiện đại và tiện nghi như khách sạn.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

BẢO ĐẢM TUYỆT ĐỐI AN TOÀN HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU

Lực lượng an ninh đã xây dựng các phương án với mục tiêu cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an toàn hoạt động của lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên; không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các đại biểu, phóng viên dự, đưa tin về hội nghị.

BẢO ĐẢM TUYỆT ĐỐI AN TOÀN HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU
Sẵn sàng các phương án, bảo vệ tuyệt đối an toàn Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Việc Việt Nam được chọn đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế.
Những ngày này, tất cả cán bộ chiến sĩ Công an Cửa khẩu Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Công an TP Hà Nội cùng các đơn vị chức năng Bộ Công an đang quyết tâm, nỗ lực cao nhất làm nhiệm vụ, ráo riết hoàn thiện tất cả các phương án để đảm bảo tuyệt đối an ninh tại Sân bay quốc tế Nội Bài và các hoạt động, địa điểm diễn ra hội nghị; góp phần để Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai diễn ra tại Thủ đô Hà Nội thành công tốt đẹp; nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Được xem là “cánh cửa” và cũng là nơi tạo ra ấn tượng đầu tiên đối với các đại biểu khách quốc tế đến Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2. Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 là sự kiện quốc tế quan trọng, được thế giới đặc biệt quan tâm.
Tiếp nối thành công của các sự kiện quốc tế do Việt Nam tổ chức như Hội nghị Cấp cao APEC 2017, WEF ASEAN 2018, việc Việt Nam được chọn đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế.
Nhiều đại biểu, phóng viên báo chí trong và ngoài nước sẽ tham gia đưa tin về hội nghị. Mọi công tác chuẩn bị nhằm tạo ra hình ảnh một Việt Nam thân thiện, mến khách, đồng thời cũng đảm bảo tuyệt đối an ninh tại Sân bay quốc tế Nội Bài trong nhiều ngày qua đang được các cán bộ, chiến sĩ Công an Cửa khẩu Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài cùng với các đơn vị chức năng thực hiện.
Việc tăng cường an ninh cấp độ 1 đã được bắt đầu áp dụng. Bên cạnh nhiệm vụ chính, Công an cửa khẩu phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Công an TP Hà Nội, Cục Hàng không Việt Nam, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài… xây dựng các phương án với mục tiêu cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an toàn hoạt động của lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên; không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các đại biểu, phóng viên dự, đưa tin về hội nghị. Các phương án để tiếp đón Đoàn đại biểu cấp cao của Mỹ - Triều Tiên tới Hà Nội cũng đã được Công an Cửa khẩu Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài cùng các đơn vị chức năng chuẩn bị kỹ.
Công tác an ninh được tăng cường tối đa, triển khai bảo vệ chặt chẽ, tại khu vực hạn chế cũng như khu vực công cộng sân bay. Nhằm tạo ra những hình ảnh tốt đẹp đối với khách quốc tế đến Việt Nam ngay từ cửa khẩu, đơn vị đã quán triệt toàn thể cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ phải luôn luôn có thái độ hòa nhã, thân thiện, tận tình, không được phép có bất cứ cử chỉ, thái độ nào có thể gây khó chịu và hiểu lầm cho khách.Trong nhiều ngày qua, Công an TP Hà Nội cùng các đơn vị chức năng của Bộ Công an đã chủ động triển khai các phương án, kế hoạch để nắm chắc tình hình; chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu hoạt động phá hoại hội nghị, lợi dụng xâm phạm an ninh quốc gia; đảm bảo bảo tốt trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, sắp xếp, phân luồng không để xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông trên các tuyến đường hoạt động, nơi ăn nghỉ của đại biểu, nơi tổ chức hội nghị.
Tiến hành khảo sát, xây dựng và triển khai có hiệu quả các phương án bảo vệ; chủ động nắm chắc tình hình từ xa, tại chỗ, trước, trong và sau khi hội nghị kết thúc; tăng cường quản lý xuất nhập cảnh, quản lý nhân hộ khẩu, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Thực hiện tốt các giải pháp, tổ chức tốt phương án dẫn đoàn. Thời điểm diễn ra hội nghị, lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát hình sự;… Công an các đơn vị, quận, huyện được lệnh trực 100% quân số. Tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, phòng ngừa đấu tranh trấn áp các loại tội phạm; tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn quan trọng...
Trong thời gian diễn ra hội nghị, các lực lượng sẽ tập trung cao độ, không để xảy ra các trường hợp đột xuất bất ngờ gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, hình ảnh của Thủ đô Hà Nội và đất nước./.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Hà Nội trước ngày giải phóng năm 1954


Đêm trước 10/10/1954, người Hà Nội hồi hộp không ngủ, bí mật may cờ đỏ sao vàng rồi tìm chỗ cất giấu, tránh giặc Pháp phát hiện.
Đã 64 năm trôi qua, ký ức nhiều cựu binh và người dân đất Thăng Long vẫn vẹn nguyên cảm giác vừa háo hức, vừa căng thẳng, lo lắng của những ngày mùa thu năm 1954. Đoàn quân Việt Minh từ chiến khu Việt Bắc hẹn về tiếp quản Thủ đô từ tay thực dân Pháp vào ngày 10/10.
Chàng trai Lê Văn Ba khi ấy vừa tròn 20 tuổi. Anh tham đội Thanh niên cứu quốc Hà Nội, được giao nhiệm vụ bí mật tổ chức in báo Tiền Phong 16 trang để kịp phát cho mọi người trong thời khắc lịch sử.
Chỉ có mấy anh em xúm vào cùng nhau làm. Ông Ba vừa đi lấy tin, viết bài, biên tập, dàn trang, liên hệ với họa sĩ làm bìa và mang đi in. Người khác thì viết xã luận, tin tức. Nhóm vận động được nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sáng tác bài hát Mừng giải phóng thủ đô dành riêng cho ngày lịch sử sắp tới và kịp in lời trên báo.
Vì máy móc còn thô sơ, ông phải in bìa ở một nơi, ruột báo ở nơi khác rồi mang về ghép lại với nhau.

Hà Nội trước ngày giải phóng năm 1954
Những toán lính Pháp cuối cùng trên phố hàng Bông, Hà Nội tháng 10/1954.
“Tôi đã chuẩn bị bài vở trước đó vài ngày, mua giấy, mực từ các văn phòng phẩm và in nhờ tại xưởng của một nhà tư sản yêu nước. Ngay đêm trước quân ta tiến về, chúng tôi đã in xong hơn 1.000 số báo, phân phát khắp nội thành” - ông Ba kể.
Số báo ấy ngoài thông tin đến nhân dân thời gian quân giải phóng vào tiếp quản thủ đô, còn giải thích các chính sách của Chính phủ cách mạng. “Có kẻ phao tin khi quân Việt Minh vào tiếp quản Hà Nội sẽ cắt tóc, nhổ móng tay nữ sinh, bắt công chức… khiến nhiều người rất sợ hãi” - ông Ba nhớ lại.
Vì vậy, báo nói rõ với người dân Hà Nội rằng sau giải phóng, trường học sẽ mở cửa trở lại, công chức được giữ nguyên lương và “không ai bị cắt tóc, nhổ móng tay”.
Trên nhiều tuyến phố, sau khi quân Pháp rút gần hết, những cổng chào bằng tre nứa phủ vải, lá dừa được cấp tốc dựng lên. Cổng chào ở trước cửa đền Ngọc Sơn to, đẹp nhất. “Đó là những khải hoàn môn chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm xa thủ đô” - ông Ba nói trong niềm xúc động.
Trước ngày tiếp quản, ông Vũ Tiến Bằng là chiến sĩ tiểu đoàn 172, F350 được cử vào Hà Nội cùng công nhân đấu tranh không cho lính Pháp mang máy móc của bệnh viện Phủ Doãn đi.
Còn ông Dương Tự Minh, tham gia đoàn thanh niên cứu quốc Hà Nội, bí mật cùng bạn tù Hỏa Lò làm cờ, hoa, khẩu hiệu chuẩn bị đón quân kháng chiến.
“Tình hình thủ đô lúc đó rất căng thẳng. Khu nhà tôi sống ở Lương Yên đêm nào cũng có kẻng báo động. Khi đó quân Pháp đã rệu rã nhưng có thể bắt chúng tôi bất cứ lúc nào” - ông Minh nhớ lại.

Những đêm thấp thỏm

Nhà sử học Vũ Dương Ninh khi đó là học sinh cấp 3 trường Bưởi - Chu Văn An nhận nhiệm vụ “nghe tin tức từ đài phát thanh của ta, rồi phổ biến cho bạn bè, mọi người”.
“Càng gần ngày tiếp quản thủ đô, trong thành phố xuất hiện một số xe jeep cắm cờ đỏ sao vàng cùng chiến sĩ giải phóng quân. Đó là những người lính vào thành phố tiền trạm, chuẩn bị cho việc tiếp quản. Chúng tôi cực kỳ ngạc nhiên và thích thú truyền tai nhau tin tức ấy” - ông Ninh kể.
Trước ngày quân giải phóng tiến vào tiếp quản thủ đô là những đêm căng thẳng, thấp thỏm khó ngủ của người Hà Nội. Những học sinh hoạt động bí mật như ông Vũ Dương Ninh phải rất đề phòng để không bị Pháp bắt. “Trong lòng người Hà Nội ai cũng háo hức chờ đợi đoàn quân giải phóng, nhưng phải cố gắng kìm nén vì lính Pháp có thể gây sự” - ông Ninh cho hay.
Buổi tối, đường phố vắng tanh, nhà nào cũng đóng kín cửa, im lặng chờ đợi. Thi thoảng mới có người hé cửa ngó xem ngoài phố có động tĩnh gì hay không. Nhà ông Ninh có bố và hai anh đều theo kháng chiến, nên mỗi tối cả nhà ngồi quây quần ngóng theo từng mẩu tin tức từ radio.
Dù còn nhỏ, nhà văn Lê Phương Liên vẫn ấn tượng sâu sắc với không khí Hà Nội thời khắc ấy. Trong những căn nhà đóng kín cửa, người dân bí mật mua giấy, vải may cờ đỏ sao vàng và tìm chỗ cất giấu.
Còn trên đường phố, những toán lính Pháp cuối cùng tiếp tục rút qua cầu Long Biên. “Nhà tôi trên phố Hàng Dầu. Tôi nghe rất rõ tiếng giày đinh lính Pháp nện xuống đường phố rầm rập và tiếng còi xe jeep phóng trên đường Đinh Tiên Hoàng trong đêm. Cảm giác rất ghê sợ” - nhà văn Lê Phương Liên nhớ lại.

“Ba không” của người lính giải phóng

Trong khi người Hà Nội bí mật chuẩn bị tiếp đón quân giải phóng trở về, thì ở ngoại thành, những người lính cũng bồn chồn chờ giây phút được tiến vào thủ đô.
Hơn một tháng trước ngày tiếp quản, chiến sĩ Trần Quốc Hanh cùng Trung đoàn 57, Sư đoàn 304 được vinh dự nhận lệnh về tiếp quản Hà Nội. Trung đoàn hành quân từ thị xã Sơn Tây về Chúc Sơn, Chương Mỹ chuẩn bị.

Hà Nội trước ngày giải phóng năm 1954
Cựu chiến binh Trần Quốc Hanh.
Dù phía Việt Nam và Pháp đã ký kết các điều khoản tiếp quản, các chiến sĩ như ông Hanh vẫn được tập luyện kỹ lưỡng tình huống tác chiến trong thành phố, đề phòng quân Pháp trở mặt.
“Cấp trên yêu cầu chúng tôi thực hiện nghiêm kỷ luật khi vào thành phố. Phải làm cho dân tin tưởng vào Đảng, Chính phủ, quân đội. Không để địch lợi dụng phá hoại quan hệ quân dân. Tôi vẫn nhớ lời Bác Hồ dặn trong thư gửi trung đoàn, có người không gục ngã trước những viên đạn của quân thù, nhưng lại gục ngã trước những viên đạn bọc đường” - người cựu binh năm xưa nhớ lại.
Lính trung đoàn 57 chủ yếu là thanh niên quê Thanh Hóa, Nghệ An, nên có người từ bé đến khi vào Hà Nội thậm chí còn chưa biết bật, tắt công tắc điện, cách dùng nhà vệ sinh… Mỗi chiến sĩ đều được hướng dẫn cách thức sinh hoạt, đi lại trong thành phố rất tỉ mỉ.
Ông Hanh vẫn rất nhớ một trong ba điều kỷ luật khi tiếp quản thủ đô là không ra phố một mình; không được phiền nhiễu, xin ăn của dân; lên xe phải từ tốn, nhường dân.

Hà Nội trước ngày giải phóng năm 1954
Quân giải phóng vào tiếp quản Hà Nội tháng 10/1954 (ảnh tư liệu)
Ngày 09/10, trung đoàn 57 bắt đầu tiến về Hà Nội theo 4 hàng dọc. Hai bên đường, nhân dân mang cờ hoa đổ ra đón như trẩy hội.
“Nhưng đến Phùng Khoang, Thanh Xuân, chúng tôi nhận được tin quân báo là Pháp đang dàn 4 xe tăng ở Ngã Tư Sở. Chỉ huy trung đoàn hội ý và sắp thành hai hàng đi hai bên đường tiếp tục tiến vào. Súng vác trên vai được lệnh hạ xuống cầm tay, sẵn sàng chiến đấu” - ông Hanh nhớ như in khoảnh khắc căng thẳng đó.
Đến Ngã Tư Sở, sĩ quan Pháp thông báo đó chỉ là nghi thức tiếp đón Trung đoàn Thủ đô một cách trang trọng. Vậy là xe tăng Pháp dẫn đầu cùng đoàn quân giải phóng tiến về tiếp quản sân bay Bạch Mai.
“Đêm đầu tiên sau 9 năm xa cách, tôi trằn trọc không ngủ được. Hà Nội là nơi tôi sinh ra và lớn lên, có bao người thân yêu đang đón đợi tôi về” - ông Hanh chia sẻ.
Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, quân đội nhân dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève (ngày 20/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, đồng thời rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.
Đúng 16h ngày 09/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên.
Sáng ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh quân lớn ca khúc khải hoàn tiến vào trung tâm Hà Nội. Dẫn đầu đoàn quân chiến thắng là những chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô giương cao ngọn cờ “Quyết chiến - Quyết thắng”.

Viết Tuân/VNE

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Gia môn bất hạnh


Chuyện một cô bé lớp 10 lên mạng tố cáo anh rể đánh đập hành hung cô trong suốt 4 năm qua. Theo tìm hiểu, gia đình cô bé kia thuộc diện danh giá, vậy tại sao suốt những năm qua cô con gái kia bị anh rể tấn sml mà vẫn bình chân như vại? Không biết? Hay thờ ơ? Đó là chuyện gia đình của họ mình không quan tâm lắm, nhưng một đứa lớp 10 chắc phải bị dồn nén thế nào không thể tìm được sự cảm thông từ gia đình mới lên mạng cầu cứu như vậy.

Gia môn bất hạnh

Việc anh rể đánh nó là thật, ngay cả thằng anh rể nó lên báo cũng nói nó "hỗn, rồi học hành kém". Theo mình biết thì con bé học một trường nổi tiếng giỏi ở Hà Nội và muốn vào đó học lực không phải dạng vừa, vậy cớ sao lại có chuyện bảo học lực kém, hạnh kiểm xấu?

Chúng ta lần theo từng dấu vết để biết rõ nguyên nhân ngọn ngành.

Thằng rể thuộc hệ trên răng dưới cát tút, tán cô chị nó thuộc diện lá ngọc cành vàng, thể là mang phận ở rể. Mà cái mã như các cụ nói là "chó chui gầm chạn" mình éo lạ. Nhà này có 4 con thì 3 vịt và nghe đâu chàng hoàng tử sau cùng, cô bé sinh ra đúng thời điểm cán bộ chưa được sinh con thứ ba, mà bố cô bé lại diện được quy hoạch, thế là cô bé bị giấu tiệt để phát triển đường công danh cho bố. Thiếu ngay tình thương từ gia đình, trong mỗi tấm ảnh mình xem qua thì hầu như không có tấm ảnh nào của gia đình có mặt cô bé.

Chắc nắm được tâm lý đó, thằng anh rể cũng không xem đứa em vợ ra gì. Và đứa em vợ lại nghĩ rằng nó ở rể nên sợ đếch gì và kết quả là bị nó tấn sập mặt phải lên mạng cầu cứu. Sau khi bị con em tố cáo, thằng anh rể đã vội thanh minh trên báo chí, nhưng bị đám bạn cùng lớp của cô bé vào vạch trần và phải đóng cửa phây. Một cô bé bị gia đình cho là hỗn hào, ngỗ ngược làm sao lại được bạn bè quý mến vậy? Mình thấy những tấm hình trong lớp, cô bé rất hồn nhiên và gần gũi với bạn bè?

Dù chuyện đúng sai mình chưa bàn tới, vì chuyện đó chuyện gia đình họ. Nhưng nhìn cách từ con chị bên mẽo lẫn cách bố mẹ nó đối xử với nó thì chứng tỏ gia đình kia coi con bé không ra gì, và muốn tống khứ nó đi. Còn thằng rể thì đủ hiểu rồi, đúng dạng lẻo mép, cộng thêm nghề bình luận viên bóng đá nữa mà. Và không ngoài dự đoán, thằng rể kia tỉ tê với bố vợ muốn đẩy con bé này ra rìa.

Tôi thì tôi tin con bé kia hơn cái thằng anh rể, đcm đã nhà báo vờ tờ vờ thì lấy đéo đâu ra lương thiện. Còn cái đám chị gái chắc toàn bọn hamlon nên mới đem cả em gái mình lên mạng đấu tố, thất bại của một gia đình. Đúng là trời không lấy hết của ai bao giờ: giàu có, địa vị nhưng con cái như hạch cắn nhau, như phường đi buôn

Chắc tài sản ông bố vợ kia lớn lắm đây, nhà nào có con gái mà con rể như thế này coi chừng cẩn thận

Nguồn lượm lặt...

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

TÔN GIÁO - MẢNH ĐẤT CÀY TIỀN CHO HỘI CHỐNG PHÁ


Những ngày qua trên một số điểm phố xung quanh Ủy ban nhân dân phường Hàng Trống khi di chuyển qua đó người dân bắt gặp hình ảnh các nữ tu đạo Công giáo với băng rôn, khẩu hiệu đòi chính quyền thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp cho đơn vị đang thi công trên khu đất số 5A - 5B Quang Trung, họ cho rằng khu đất đó thuộc của nhà thờ công giáo trước đây.

TÔN GIÁO - MẢNH ĐẤT CÀY TIỀN CHO HỘI CHỐNG PHÁ

Vụ việc diễn ra thu hút nhiều sự quan tâm của những người đi đường và dư luận. Đây là cơ hội không thể bỏ qua của đám diều hâu lều báo, trên các trang tin phản động Việt Tân, RFA đồng loạt đăng bài với những thông tin xuyên tạc, kích động chia rẽ chính quyền với giáo dân.

Thủ đoạn này thì chẳng còn gì xa lạ tôn giáo nói chung, Thiên chúa giáo nói riêng là con át chủ bài trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá chế độ mà Việt Nam đang xây dựng. Do đó sự việc ở dòng Thánh Phaolo Hàng Bột chỉ là một trong vô số sự việc mà các đối tượng thù địch hướng vào để có các hành động phá hoại.

Qua tìm hiểu thì bản chất của sự việc có thể được nhìn nhận như sau:

- Thứ nhất: Những nữ tu với khẩu hiệu, biểu ngữ trên tay chính là các nữ tu thuộc dòng thánh Phaolo Hà Nội. Nhắc đến dòng thánh này thì ngoài các hoạt động tôn giáo thì không thể không nhắc tới sự can dự, sự góp mặt trong các cuộc biểu tình, tuần hành tại Hà Nội trong các sự kiện liên quan đến việc Hà Nội cho chặt cây xanh, hay các vụ việc liên quan đến sự cố biển Miền Trung…

- Thứ hai: Về lịch sử khu đất mà những người tham gia biểu tình, tuần hành cho rằng thuộc về diện tích đất của nhà thờ, đất thuộc quyền sử dụng của tôn giáo thì chúng ta có thể thấy như sau: Từ năm 1955 đến năm 1959, Dòng thánh Phaolo Hà Nội cho Công ty Dược phẩm (CTDP) TW1 thuê làm cơ sở sản xuất. Ngày 24/11/1961, thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa, Linh mục Hoàng Cao Chiểu - Chánh xứ Hàng Bột và Sơ Lê Thị Đông - Tu viện trưởng Dòng thánh Phao Lô Hà Nội đã kê khai và bàn giao nhà đất tại đây cho Nhà nước thống nhất quản lý. Hiện nay khu đất trên được cho CTDP thuê để sử dụng làm cơ sở kinh doanh dịch vụ theo Hợp đồng thuê nhà đất số 79/XN2/HĐTN26/XD ngày 19/5/2009 (đã được đăng ký tại Sở Xây dựng Hà Nội ngày 18/6/2009). Nên việc nói khu đất trên thuộc quản lý của Dòng Thánh Phao lô Hà Nội là vô căn cứ không có cơ sở.

- Thứ ba: Thủ đoạn cho rằng nhà nước mượn đất của một số cơ sở tôn giáo trước đây rồi lấy luôn và khu đất này được sử dụng vào các mục đích chuộc lợi cho số ít người là một thủ đoạn chẳng hề mới. Ở Hà Nội các sự kiện tại Nhà Chung, Thái Hà hay ở nhiều địa phương khác đã chứng minh cho điều này. Đó hoàn toàn là những sự bịa đặt, xuyên tạc của những chủ chăn nhằm mê hoặc con chiên bằng những tư tưởng phản động, chống phá, bôi xấu chế độ nhưng thực chất là để hoàn toàn không có căn cứ chính xác.

Các tôn giáo nói chung, Thiên chúa giáo nói riêng điều hướng con người đến niềm tin tôn giáo, dẫn dắt con người đến với những điều tốt đẹp từ sự đối xử với các cá nhân khác trong cộng đồng hay với chính đất nước nơi họ cư ngụ. Giáo lý lời Chúa là hết mực tốt đẹp và nhân văn khi luôn muốn hướng con người ta tới sự vị tha và đồng cảm, muốn con người chung sống hòa bình và chia sẻ giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn, thử thách chứ không phải muốn một bộ phận ai đó tách ra khỏi khối chung để rồi đi ngược lại vận mệnh và lợi ích của toàn xã hội, vì lợi ích cá nhân mà chà đạp lên sự đoàn kết toàn dân tộc, lấy người khác ra làm con rối cho những việc làm đáng xấu hổ của mình.

Liệu thử hỏi đám người kia đang làm theo điều Chúa dạy hay là lợi dụng niềm tin tôn giáo để có những mục đích riêng?!

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

HÀ NỘI: TÀI XẾ NGUYỄN QUANG HUY LÁI XE LAO THẲNG VÀO CSGT ĐÃ RA ĐẦU THÚ

Khoảng 11h ngày 30/12, đối tượng Nguyễn Quang Huy đã tới Công an quận Cầu Giấy đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình. 
HÀ NỘI: TÀI XẾ NGUYỄN QUANG HUY LÁI XE LAO THẲNG VÀO CSGT ĐÃ RA ĐẦU THÚ
Hình ảnh chiến sỹ CSGT bị tài xế lao thẳng xe vào người (ảnh cắt từ clip).

Sự việc xảy ra vào tối 29/12 tại khu vực ngõ 233, Xuân Thủy, Q.Cầu Giấy, Tp.Hà Nội. Khi đang làm nhiệm vụ, tổ tuần tra Đội CSGT số 6 phát hiện chiếc xe tải ben gắn biển 30N, chở đầy cát lưu thông vào giờ cấm nên ra hiệu dừng xe kiểm tra.
Lái xe Nguyễn Quang Huy (SN 1986, ở Mê Linh, Hà Nội) đã phản ứng với quyết định xử lý của CSGT bằng cách leo lên xe đóng cửa và cố tình không làm việc.
Không dừng lại ở đó, đối tượng còn phóng xe bỏ chạy mặc cho một CSGT đứng ở gần đầu xe tải.
Sự việc đã được người dân ghi lại bằng điện thoại và đăng lên mạng xã hội. Nhiều người dân bày tỏ thái độ bất bình với hành vi chống đối của lái xe tải, đồng thời mong muốn cơ quan Công an truy xét xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Công an quận Cầu Giấy, Tp.Hà Nội đã khẩn trương cùng với Công an phường Dịch Vọng Hậu điều tra, truy tìm lái xe vi phạm.
Hiện cơ quan công an đang hoàn thiện hồ sơ, xử lý theo quy định của pháp luật.