KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn BÉ GÁI "ATM GẠO" VÀ NÓI VỀ CHUYỆN "LỆ LÀNG" HẬU BÃO LŨ.. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÉ GÁI "ATM GẠO" VÀ NÓI VỀ CHUYỆN "LỆ LÀNG" HẬU BÃO LŨ.. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

BÉ GÁI "ATM GẠO" VÀ NÓI VỀ CHUYỆN "LỆ LÀNG" HẬU BÃO LŨ.

Mình nhớ hồi mùa dịch, có trường hợp một bé gái đứng xếp hàng nhận gạo tại một điểm "ATM gạo". Bé gái cứ đứng đó, nhấn nút xin hỗ trợ nhưng mãi không có gì cả, lát sau, một thành viên của "ATM gạo" đi ra và nói rằng: "Em áo đen di chuyển ra khỏi khu vực phát gạo giùm chị nha”. Rồi một cư dân mạng ghi lại cảnh đó, phát tán lên mạng xã hội, cư dân mạng vào miệt thị bé gái đó, và cho rằng nhìn bộ quần áo mà bé ấy mặc, rồi người bạn đi xe máy biển TPHCM đi kèm, thì nhìn bé gái ấy không có vẻ gì là nghèo cả và không đáng để nhận cứu trợ. 


Rồi câu chuyện thực tế là gì? Đó là bé gái này mới chỉ 15 tuổi, có trang phục và đầu tóc "tomboy" một chút. Bé gái này nghỉ học và đi làm từ rất sớm, là một thành viên trong gia đình có 4 chị em gái, bạn nữ này là người con duy nhất trong nhà đi làm. Từ Tết, công ty cho nghỉ, sống lay lắt trong đại dịch, bé gái này cũng đi làm phụ hồ, nhưng không kéo cát được và bị chủ thầu cho nghỉ. Ngoài ra, bé gái này còn sống chung phòng trọ với bạn gái khác và hầu như mấy người đều đã hết tiền, hết gạo, chủ trọ thấy thương nên đưa bé gái này đi nhận đồ cứu trợ. Khi đến địa điểm "ATM gạo", chỉ có mình bé gái xin hỗ trợ, người chủ trọ đi cùng chỉ đứng từ xa.
Chiếc áo, cái quần và đôi dép "hàng hiệu" ấy, hóa ra chỉ là hàng chợ giời... 
Làm từ thiện, phải chăng là nhìn bề ngoài rồi định liệu?
Cũng vào hồi đại dịch, có những ảnh ghi lại nhiều bạn trẻ, ăn mặc khá là đơn giản, chỉnh chu và hiện đại, cùng xếp hàng tại các cơ quan bảo trợ xã hội nhằm mục đích làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp và mong muốn được giới thiệu việc làm. 
Rồi cư dân mạng, cũng cho rằng những con người ấy còn trẻ, cần đi ra ngoài làm việc, như chạy xe công nghệ, giao hàng, chứ không nên đứng xếp hàng xin trợ cấp, vì họ ăn mặc "đẹp" và còn trẻ, lại dùng điện thoại xịn, có đồng hồ đeo tay, có phương tiện di chuyển... 
"Còn trẻ mà phải xin trợ cấp thất nghiệp, hèn thế". 
"Để tiền cho những người khác chứ, người già, phụ nữ có thai, trẻ mà đứng dài ra đó không thấy nhục à?".
Không ai muốn mất việc, không ai muốn ở nhà ăn bám cả, không một người trẻ nào muốn xếp hàng dài tại các trung tâm hay cơ quan bảo trợ xã hội để nhận trợ cấp thất nghiệp. Trong thời gian đi làm, các bạn ấy đều đóng các loại bảo hiểm, và lúc thất nghiệp, ốm đau hay bệnh tật, là lúc mà bảo hiểm phát huy vai trò của nó.
Làm đúng nghĩa vụ, quyền lợi, vậy mà cũng bị chỉ trích. 
Phải chăng đến lãnh trợ cấp thất nghiệp là phải ăn mặc bần hàn, phải đi bộ hoặc đi xe bus, phải đi dép lê, phải nhìn khắc khổ, phải nước mắt ngắn dài?
Mới hôm trước thôi, hình ảnh một anh thanh niên mặc áo phông, quần ngố, khóc mong muốn được xin đi nhờ đến Trà Leng để đến với vợ và con đang gặp khó khăn vì bão lũ. Người ta rút tiền hỗ trợ anh, nhưng anh không nhận đồng nào cả, chỉ xin đi nhờ.
Có lẽ vì có quá nhiều "tấm gương" giả nghèo, giả khổ để lợi dụng lòng tốt của người khác, nên cư dân mạng cũng "đề phòng" anh, cho rằng anh cũng như những "tấm gương" ấy. 
Nhưng rồi hình ảnh anh, chị vợ và cháu nhỏ trong bệnh viện được tiết lộ ra, cư dân mạng - vẫn như thường lệ, lặn mất tăm. 
Bé gái "ATM gạo" đọc những lời chỉ trích vô căn cứ, rồi ngồi khóc lì trong phòng. Các mạnh thường quân tìm đến, giúp đỡ rất nhiều, nhưng bé gái ấy chỉ nhận một phần đủ dùng, phần còn lại đóng góp vào quỹ chống dịch giúp những hoàn cảnh khó khăn khác.
Một người trẻ ở Đà Nẵng, khi trả lời phóng vấn về việc đứng xếp hàng nhận trợ cấp thất nghiệp, nói rằng chỉ mong muốn hết dịch, để đi làm và gửi tiền về gia đình, để có tiền đóng góp cho công tác phòng chống dịch. Phải khó khăn lắm, người trẻ này mới làm đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Anh thanh niên, không nhận tiền, chỉ xin đi nhờ, chỉ cần gặp vợ con là đủ. Anh từ chối nhận tiền, còn gửi lại cho những người khó khăn hơn nữa.
Bà con nhận cứu trợ, đồng loạt nộp lại tiền vào quỹ chung của làng, bà con bảo rằng: "Thế bây giờ có hơn 200 hộ, mà chỉ được hơn 100 phần quà, mà ai cũng khó khăn như nhau, nhận tiền như thế thì mang tiếng, mất tình nghĩa hàng xóm".
Một người bà con trong thôn, nói trong nhóm chung của thôn là: "Bác trưởng thôn làm không sai, chúng ta không sai thì sao phải sợ, toàn dân phải đoàn kết".
Và toàn thể người dân trong thôn, đều nhất loạt kí tên, bất cứ gia đình nào nhận hỗ trợ từ bất cứ đoàn nào cũng nộp về quỹ chung.
Nhưng tiếc thay, bác trưởng thôn đã bị đánh đến đến nhập viện, chỉ vì làm theo đúng cái "lệ làng" đó.
Cái "lệ làng" đó đã tồn tại 10 năm nay, qua bao nhiêu mùa bão lũ, qua bấy nhiêu năm, cái "lệ làng" đã đảm bảo quyền lợi cho cả dân làng, rằng ai cũng có phần, dù ít, dù nhiều, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Tấm lòng của các mạnh thường quân đều rất đáng trân quý, nhưng các mạnh thường quân thường không bao quát hết được, vật phẩm hỗ trợ thì lại có giới hạn. 
Chính vì thế, người dân mới nghĩ ra rằng, thôi thì cộng lại, phân chia lại cho hợp tình hợp lý, nhà này có người cao tuổi thì chia nhiều tiền hơn chút, nhà kia có con cái đi học thì ưu tiên quần áo sách vở, nhà ông A có kinh nghiệm chăn nuôi thì lấy lợn giống, nhà bà B có nhiều ruộng hơn thì lấy giống cây trồng, nhà cô C mới thoát nghèo thì nhận ít hơn.
Lá lách ít đùm lá rách nhiều, lá rách nhiều đùm lá rách nát.
Điều đáng sợ nhất sau bão lũ, có lẽ không phải đến từ việc bão lũ đã gây ra những thiệt hại gì. Mà ở đây, có lẽ đó là lòng người, khi người này nghi ngờ người kia, làng này tị nạnh làng kia, xã này ghen ghét xã kia. Rồi cư dân mạng, vốn không được tiếp cận thông tin đầy đủ, quy chụp tất cả bộ máy chính quyền hoặc người dân tại một địa điểm nào đó, rồi phán xét và mắng mỏ họ.
Làm từ thiện, thực sự rất rất khó.