KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

BÀ VÕ THỊ ÁNH XUÂN GIỮ CHỨC QUYỀN CHỦ TỊCH NƯỚC

Theo thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Theo thông cáo của Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, ngày 21-3, ngay sau khi bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông báo về việc thực hiện quyền Chủ tịch nước đối với bà Võ Thị Ánh Xuân.

Thông báo nêu rõ căn cứ Hiến pháp và các quy định của pháp luật có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó chủ tịch nước - giữ quyền Chủ tịch nước từ ngày 21-3-2024 đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.


Chân dung Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Điều 93 Hiến pháp 2013 quy định: "Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.

Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới".

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân (54 tuổi), quê xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Bà có trình độ cử nhân khoa học, ngành sư phạm hóa học; thạc sĩ chuyên ngành quản lý công.

Bà Xuân là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI, ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

Bà từng có thời gian dài công tác tại tỉnh An Giang và giữ chức bí thư Tỉnh ủy An Giang.

Vấn Đề Đa Chiều

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

Đưa về đồn 2 người nước ngoài giả mạo "Cảnh sát Interpol"

Hai ông kẹ, một quốc tịch Pakistan, 1 quốc tịch Iran, làm giả thẻ “cảnh sát Interpol”. Hai ông rủ nhau sang các quốc gia có nhiều khách du lịch nước ngoài, giả mạo Interpol để lừa bịp, chiếm đoạt tiền của khách du lịch.

Hai đối tượng người Iran và Pakistan

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

LÍNH CÔNG BINH VIỆT NAM MANG NƯỚC SẠCH VỀ CHO NGƯỜI DÂN ABYEI

Người dân Abyei rất vui mừng và cảm ơn Đội Công binh Việt Nam vì từ nay họ có thể sử dụng nước sạch thay nguồn nước từ các vũng tù đọng, hoặc phải đi rất xa để lấy nước từ sông, hồ.

Phái bộ UNISFA đang trong mùa khô, toàn bộ người dân tại khu vực trung tâm Abyei gần như phụ thuộc vào nguồn nước từ các giếng nước do Phái bộ đào hay thậm chí từ các vũng nước tù đọng còn sót lại.
Nắm bắt được tình hình khó khăn của người dân nơi đây, Đội Công binh Việt Nam đã triển khai khảo sát, lắp đặt điểm cung cấp nước sạch bên ngoài doanh trại Highway cho những người dân tại khu vực gần nơi đơn vị đóng quân.
Toàn bộ nguồn nước đã được xử lý qua hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn của Liên hợp quốc, đường ống dẫn nước đến điểm cung cấp được đi ngầm dưới đất để chống hư hỏng.
Thời gian cung cấp nước được chia làm 2 lần, mỗi lần 2 tiếng với lưu lượng trung bình mỗi ngày là 6-8 mét khối.


Trong thời gian đầu, Đội sẽ cử cán bộ, nhân viên ra hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng, lấy nước tại téc, đồng thời triển khai cắm biển hướng dẫn, quy định để người dân nắm bắt được thời gian và quy cách lấy nước.
Thiếu tá Vũ Trí Xuyên, Phó Đội trưởng Đội Công binh Việt Nam, cho biết: “Qua quá trình công tác tại Phái bộ UNISFA, chúng tôi phần nào hiểu được những khó khăn của người dân tại khu vực Abyei, đặc biệt là nhu cầu sử dụng nước trong mùa khô. Hầu hết người dân phụ thuộc vào các vũng nước tù đọng để lấy nước sinh hoạt hàng ngày.
Để hỗ trợ giải quyết nhu cầu sử dụng nước cho người dân, Ban Chỉ huy Đội Công binh cũng đã lên phương án lắp đặt điểm cung cấp nước sạch khu vực đơn vị đóng quân.
Sau khi triển khai điểm cung cấp nước sạch, không chỉ có người dân ở gần doanh trại của Đội Công binh mà còn rất nhiều người dân từ xa đến lấy nước.


Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống để có thể cung cấp từ 10 – 12 mét khối nước/ngày, bảo đảm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tại khu vực trung tâm Abyei”.
Song song với việc cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân tại khu vực đơn vị đóng quân, Đội Công binh còn cung cấp nước sạch đã qua xử lý máy lọc RO (có thể uống trực tiếp) cho Nhà thờ Abyei định kỳ vào thứ Sáu hàng tuần để người dân đến cầu nguyện và các em nhỏ tại Trường mẫu giáo Nhà thờ Abyei được uống nước sạch.

Lê An

10 biện pháp để phòng tránh tội phạm trên không gian mạng.

Thứ nhất, bảo vệ thông tin cá nhân: Không công khai các thông tin như ngày tháng năm sinh, số CMND, CCCD, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng... lên mạng xã hội để tránh bị các đối tượng lợi dụng khai thác, sử dụng vào mục đích lừa đảo, cần chọn lọc thông tin trước khi chia sẻ công khai lên mạng xã hội.


Thứ hai, kiểm tra và cập nhật: Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội và cần bảo mật tuyệt đồi thông tin các tài khoản trên, bao gồm: tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực (OTP) hoặc số thẻ tín dụng... không cung cấp cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi chưa xác định được danh tính

Thứ ba, cẩn trọng xác minh: Đối với các tin nhẫn qua mạng xã hội vay tiền cần trực tiếp gọi điện thoại để xác nhận kỹ thông tin trước khi chuyển tiền.




Thứ tư, tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn: Tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn với những người lạ trên mạng xã hội, đặc biệt là những người hứa hẹn cho, tăng số tiền, tài sản lớn hoặc quá có giá trị lớn.

Thứ năm, trình báo tại cơ quan Công an nơi gần nhất: Khi nhận được cuộc gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, đe dọa mình có liên quan đến vụ án, vụ việc, cần liên lạc ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để trình bảo.

Thứ sáu, cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch: Không truy cập các đường link trong tin nhẫn hay Email lạ không rõ nguồn gốc, không thực hiện giao dịch theo yêu cầu của các đối tượng lạ khi nhận được điện thoại, tin nhắn có nội dung liên quan đến giao dịch ngân hàng. Không cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP, số tài khoản ngân hàng....

Thứ bảy, cẩn trọng trước lời mời chào hấp dẫn: Không nên nghe và làm theo những lời hướng dẫn, giới thiệu, dụ dỗ làm theo các cách thức làm việc nhẹ nhàng, kiếm tiền dễ dàng... Đặc biệt không nghe theo lời các đối tượng chuyển tiền vào tài khoản chỉ định. Cảnh giác trước các thông tin thông báo nhận thưởng qua mạng, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền để nhận thưởng.

Thứ tám, cẩn trọng khi cài ứng dụng, phần mềm: Không cài đặt trên điện thoại, máy tính các ứng dụng chưa được xác thực. Khi phát hiện SIM điện thoại bị vô hiệu hóa, cần liên hệ ngay nhà mạng để yêu cầu hỗ trợ, xác mình. Nếu bị mất điện thoại, cần nhanh chóng bảo cho nhà mạng để khóa SIM kịp thời

Thứ chín, quản lý đăng ký tài khoản ngân hàng: Không mở hồ, cho thuê, bản tài khoản ngân hàng. cho người khác. Khi phát hiện đối tượng có hành vì mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Thứ mười: Cẩn trọng đối với các Website, ứng dụng giả mạo: Tuyệt đối không truy cập website, ứng dụng trong tin nhắn nhận được, trang web có nội dung A không rõ ràng, giả mạo dịch vụ chuyển tiền quốc tế, trang web ngân hàng...

Vấn đề đa chiều

Nam Em bị xử phạt 37,5 triệu đồng !

 Ngày 01/3/2024, Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM cùng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao CA TP.HCM đã mời làm việc chị N.T.L.N.E (tức ca sĩ, hoa khôi kiêm người mẫu N.E) để làm việc liên quan đến những phát ngôn ồn ào thời gian qua.


Trước đó, N.E liên tiếp tổ chức livestream trên các tài khoản mạng xã hội. Trong các buổi livestream, cô gợi lại chuyện tình cảm ồn ào trong quá khứ, không ngại tiết lộ góc khuất showbiz. Bên cạnh đó, N.E còn có phát ngôn nhắc đến Bác Hồ khiến mạng xã hội dậy sóng.

Từ các hành vi trên, Sở Thông tin Truyền thông quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với N.E tổng số tiền là 37,5tr đồng.




Sở Thông tin Truyền thông khuyến cáo người tham gia mạng xã hội cần lưu ý những phát ngôn của mình trên không gian mạng, không xúc phạm cá nhân tổ chức khác. Bất cứ hành vi nào vi phạm đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Cre: Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM

Tái diễn nhiều trò lừa đảo tuyển cộng tác viên "việc nhẹ lương cao"

 Sau một thời gian tạm lắng, chiêu lừa cộng tác viên online "việc nhẹ lương cao" bắt đầu hoạt động rầm rộ trở lại. Nhiều người dùng mạng xã hội đã chia sẻ các câu chuyện bị lừa đảo hoặc lên các hội nhóm để hỏi, xác minh về những lời mời làm cộng tác viên thanh toán đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử. Trước thực tế trên, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khuyến cáo người dân cần tiếp tục nêu cao cảnh giác để không trở thành nạn nhân mới của những chiêu lừa cũ.
Chị N.ở quận Hoàng Mai (Hà Nội), một nạn nhân chia sẻ, qua mạng xã hội, chị được mời tham gia công việc vừa có thể làm qua mạng lại vừa có chiết khấu cao, chỉ cần gắn link sản phẩm từ mỹ phẩm, đồ gia dụng, quần áo… trên các sàn thương mại điện tử lên trên Facebook, Zalo để nhận tiền hoa hồng từ các shop với mức trung bình từ 10.000-500.000 đồng/sản phẩm.


😭
Để tham gia công việc này, các đối tượng yêu cầu chị T. phải bỏ ra một khoản phí là 399.000 đồng và sau đó thêm chị vào một nhóm trên Telegram. Đối tượng tạo niềm tin cho nạn nhân bằng cách giả mạo thành viên trong hội nhóm, liên tục gửi các hóa đơn nhận tiền từ vài trăm đến hàng triệu đồng. Sau 3 đơn hàng đầu được nhận tiền thật, đến đơn thứ 4 giá trị đơn hàng cao, họ yêu cầu chị gửi tiền đối ứng cọc giá trị, lấy lý do hệ thống bị lỗi cần thêm tiền để xác minh, đóng thuế. Khi nạn nhân phát hiện ra thì đã bị đối tượng chặn tài khoản, không thể liên lạc.
Phân tích về chiêu thức lừa đảo này, chuyên gia của Cục An toàn thông tin cho biết: Đối tượng tuyển dụng mà các đối tượng lừa đảo nhắm đến thường là các mẹ bỉm sữa, học sinh, sinh viên, người lao động có thu nhập trung bình, thấp có nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm để tăng thu nhập.
Để tạo lòng tin với nạn nhân, các đối tượng lừa đảo tự xưng là nhân viên sàn thương mại điện tử, nhân viên của công ty môi giới việc làm hoặc các doanh nghiệp lớn, uy tín để đăng gia mạo tuyển dụng. Dấu hiệu dễ nhận biết của những bài đăng này là tuyển người lao động làm việc thời vụ với lời hứa hẹn việc nhẹ lương cao, làm việc tại nhà, không phải đặt cọc tiền cùng các công việc như: Chốt đơn trực tuyến, mẫu chụp áo dài, cộng tác viên tăng tương tác bán hàng, dịch thuật hay lồng tiếng thu âm cho các chương trình…
Đối tượng sử dụng nhiều số điện thoại, tài khoản mạng xã hội đánh vào ham muốn nhanh kiếm được tiền của nạn nhân. Và đặc biệt, trong quá trình lừa đảo, các đối tượng liên tục dồn ép nạn nhân khiến họ bị ảnh hưởng tâm lý, rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng và sợ rằng sẽ không lấy lại được số tiền buộc nạn nhân phải tiếp tục chuyển tiền. Khi số tiền nạp lên đến giá trị lớn, đối tượng lừa đảo đưa ra nhiều lý do rất khó tin như tài khoản bị đóng băng; hệ thống lỗi... để trì hoãn việc rút tiền, từ đó chiếm đoạt hoàn toàn tài sản của nạn nhân.
“Ông Nguyễn Phú Lương, Phó Giám đốc Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin cho biết: Hình thức lừa đảo này đã liên tục được cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo trong thời gian qua, cùng với đó là các biện pháp phòng tránh cho người dân. Tuy nhiên, sau một thời gian tạm lắng, chiêu trò cũ này đang có dấu hiệu rầm rộ trở lại.
Để tránh sập bẫy, ông Lương khuyến cáo người dân cần tuyệt đối nâng cao cảnh giác, đồng thời chia sẻ cho người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác. Nên tìm đến những văn phòng, công ty có danh tiếng, uy tín hoặc các trang web chính thống của họ.
Bên cạnh đó, người dân cũng nên cẩn trọng với các lời giới thiệu việc làm trên mạng xã hội; cần tìm hiểu kĩ về người giới thiệu và chính sách của công ty mà đối tượng nhắc tới; không nên quá tin tưởng vào những đề nghị quá hấp dẫn và những công việc dễ dàng, không quan trọng trình độ hay kỹ năng. Đặc biệt, tuyệt đối không đặt cọc cho các đối tượng dưới bất cứ hình thức nào khi chưa nắm bắt rõ ràng thông tin va mức độ uy tín; không được cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng hay mã OTP cho bất kỳ ai và dưới bất kỳ hình thức nào. Khi phát hiện ra dấu hiệu hoặc đã trở thành nạn nhân của những trường hợp lừa đảo, người dân cần nhanh chóng tố giác các hành vi lừa đảo đến các cơ quan có thẩm quyền để hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại, đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình.
Theo CAND