KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn LỪA ĐẢO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LỪA ĐẢO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

Đưa về đồn 2 người nước ngoài giả mạo "Cảnh sát Interpol"

Hai ông kẹ, một quốc tịch Pakistan, 1 quốc tịch Iran, làm giả thẻ “cảnh sát Interpol”. Hai ông rủ nhau sang các quốc gia có nhiều khách du lịch nước ngoài, giả mạo Interpol để lừa bịp, chiếm đoạt tiền của khách du lịch.

Hai đối tượng người Iran và Pakistan

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

10 biện pháp để phòng tránh tội phạm trên không gian mạng.

Thứ nhất, bảo vệ thông tin cá nhân: Không công khai các thông tin như ngày tháng năm sinh, số CMND, CCCD, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng... lên mạng xã hội để tránh bị các đối tượng lợi dụng khai thác, sử dụng vào mục đích lừa đảo, cần chọn lọc thông tin trước khi chia sẻ công khai lên mạng xã hội.


Thứ hai, kiểm tra và cập nhật: Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội và cần bảo mật tuyệt đồi thông tin các tài khoản trên, bao gồm: tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực (OTP) hoặc số thẻ tín dụng... không cung cấp cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi chưa xác định được danh tính

Thứ ba, cẩn trọng xác minh: Đối với các tin nhẫn qua mạng xã hội vay tiền cần trực tiếp gọi điện thoại để xác nhận kỹ thông tin trước khi chuyển tiền.




Thứ tư, tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn: Tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn với những người lạ trên mạng xã hội, đặc biệt là những người hứa hẹn cho, tăng số tiền, tài sản lớn hoặc quá có giá trị lớn.

Thứ năm, trình báo tại cơ quan Công an nơi gần nhất: Khi nhận được cuộc gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, đe dọa mình có liên quan đến vụ án, vụ việc, cần liên lạc ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để trình bảo.

Thứ sáu, cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch: Không truy cập các đường link trong tin nhẫn hay Email lạ không rõ nguồn gốc, không thực hiện giao dịch theo yêu cầu của các đối tượng lạ khi nhận được điện thoại, tin nhắn có nội dung liên quan đến giao dịch ngân hàng. Không cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP, số tài khoản ngân hàng....

Thứ bảy, cẩn trọng trước lời mời chào hấp dẫn: Không nên nghe và làm theo những lời hướng dẫn, giới thiệu, dụ dỗ làm theo các cách thức làm việc nhẹ nhàng, kiếm tiền dễ dàng... Đặc biệt không nghe theo lời các đối tượng chuyển tiền vào tài khoản chỉ định. Cảnh giác trước các thông tin thông báo nhận thưởng qua mạng, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền để nhận thưởng.

Thứ tám, cẩn trọng khi cài ứng dụng, phần mềm: Không cài đặt trên điện thoại, máy tính các ứng dụng chưa được xác thực. Khi phát hiện SIM điện thoại bị vô hiệu hóa, cần liên hệ ngay nhà mạng để yêu cầu hỗ trợ, xác mình. Nếu bị mất điện thoại, cần nhanh chóng bảo cho nhà mạng để khóa SIM kịp thời

Thứ chín, quản lý đăng ký tài khoản ngân hàng: Không mở hồ, cho thuê, bản tài khoản ngân hàng. cho người khác. Khi phát hiện đối tượng có hành vì mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Thứ mười: Cẩn trọng đối với các Website, ứng dụng giả mạo: Tuyệt đối không truy cập website, ứng dụng trong tin nhắn nhận được, trang web có nội dung A không rõ ràng, giả mạo dịch vụ chuyển tiền quốc tế, trang web ngân hàng...

Vấn đề đa chiều

Tái diễn nhiều trò lừa đảo tuyển cộng tác viên "việc nhẹ lương cao"

 Sau một thời gian tạm lắng, chiêu lừa cộng tác viên online "việc nhẹ lương cao" bắt đầu hoạt động rầm rộ trở lại. Nhiều người dùng mạng xã hội đã chia sẻ các câu chuyện bị lừa đảo hoặc lên các hội nhóm để hỏi, xác minh về những lời mời làm cộng tác viên thanh toán đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử. Trước thực tế trên, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khuyến cáo người dân cần tiếp tục nêu cao cảnh giác để không trở thành nạn nhân mới của những chiêu lừa cũ.
Chị N.ở quận Hoàng Mai (Hà Nội), một nạn nhân chia sẻ, qua mạng xã hội, chị được mời tham gia công việc vừa có thể làm qua mạng lại vừa có chiết khấu cao, chỉ cần gắn link sản phẩm từ mỹ phẩm, đồ gia dụng, quần áo… trên các sàn thương mại điện tử lên trên Facebook, Zalo để nhận tiền hoa hồng từ các shop với mức trung bình từ 10.000-500.000 đồng/sản phẩm.


😭
Để tham gia công việc này, các đối tượng yêu cầu chị T. phải bỏ ra một khoản phí là 399.000 đồng và sau đó thêm chị vào một nhóm trên Telegram. Đối tượng tạo niềm tin cho nạn nhân bằng cách giả mạo thành viên trong hội nhóm, liên tục gửi các hóa đơn nhận tiền từ vài trăm đến hàng triệu đồng. Sau 3 đơn hàng đầu được nhận tiền thật, đến đơn thứ 4 giá trị đơn hàng cao, họ yêu cầu chị gửi tiền đối ứng cọc giá trị, lấy lý do hệ thống bị lỗi cần thêm tiền để xác minh, đóng thuế. Khi nạn nhân phát hiện ra thì đã bị đối tượng chặn tài khoản, không thể liên lạc.
Phân tích về chiêu thức lừa đảo này, chuyên gia của Cục An toàn thông tin cho biết: Đối tượng tuyển dụng mà các đối tượng lừa đảo nhắm đến thường là các mẹ bỉm sữa, học sinh, sinh viên, người lao động có thu nhập trung bình, thấp có nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm để tăng thu nhập.
Để tạo lòng tin với nạn nhân, các đối tượng lừa đảo tự xưng là nhân viên sàn thương mại điện tử, nhân viên của công ty môi giới việc làm hoặc các doanh nghiệp lớn, uy tín để đăng gia mạo tuyển dụng. Dấu hiệu dễ nhận biết của những bài đăng này là tuyển người lao động làm việc thời vụ với lời hứa hẹn việc nhẹ lương cao, làm việc tại nhà, không phải đặt cọc tiền cùng các công việc như: Chốt đơn trực tuyến, mẫu chụp áo dài, cộng tác viên tăng tương tác bán hàng, dịch thuật hay lồng tiếng thu âm cho các chương trình…
Đối tượng sử dụng nhiều số điện thoại, tài khoản mạng xã hội đánh vào ham muốn nhanh kiếm được tiền của nạn nhân. Và đặc biệt, trong quá trình lừa đảo, các đối tượng liên tục dồn ép nạn nhân khiến họ bị ảnh hưởng tâm lý, rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng và sợ rằng sẽ không lấy lại được số tiền buộc nạn nhân phải tiếp tục chuyển tiền. Khi số tiền nạp lên đến giá trị lớn, đối tượng lừa đảo đưa ra nhiều lý do rất khó tin như tài khoản bị đóng băng; hệ thống lỗi... để trì hoãn việc rút tiền, từ đó chiếm đoạt hoàn toàn tài sản của nạn nhân.
“Ông Nguyễn Phú Lương, Phó Giám đốc Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin cho biết: Hình thức lừa đảo này đã liên tục được cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo trong thời gian qua, cùng với đó là các biện pháp phòng tránh cho người dân. Tuy nhiên, sau một thời gian tạm lắng, chiêu trò cũ này đang có dấu hiệu rầm rộ trở lại.
Để tránh sập bẫy, ông Lương khuyến cáo người dân cần tuyệt đối nâng cao cảnh giác, đồng thời chia sẻ cho người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác. Nên tìm đến những văn phòng, công ty có danh tiếng, uy tín hoặc các trang web chính thống của họ.
Bên cạnh đó, người dân cũng nên cẩn trọng với các lời giới thiệu việc làm trên mạng xã hội; cần tìm hiểu kĩ về người giới thiệu và chính sách của công ty mà đối tượng nhắc tới; không nên quá tin tưởng vào những đề nghị quá hấp dẫn và những công việc dễ dàng, không quan trọng trình độ hay kỹ năng. Đặc biệt, tuyệt đối không đặt cọc cho các đối tượng dưới bất cứ hình thức nào khi chưa nắm bắt rõ ràng thông tin va mức độ uy tín; không được cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng hay mã OTP cho bất kỳ ai và dưới bất kỳ hình thức nào. Khi phát hiện ra dấu hiệu hoặc đã trở thành nạn nhân của những trường hợp lừa đảo, người dân cần nhanh chóng tố giác các hành vi lừa đảo đến các cơ quan có thẩm quyền để hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại, đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình.
Theo CAND

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

CHUYỂN KHOẢN ONLINE

Thượng tá Trần Thanh Tuấn, Trưởng Công an huyện Krông Nô (Đắk Nông), cho biết đơn vị đã tiếp nhận đơn trình báo của gia đình chị Lê Thị Thu Thảo (24 tuổi, vợ anh Trần Văn Lộc) về việc bị một đối tượng dùng thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt số tiền 100 triệu đồng ủng hộ gia đình chị trong những ngày qua.


Theo đơn trình báo của chị Thảo, hàng trăm nhà hảo tâm đã gọi điện hỏi thăm, động viên và ủng hộ giúp đỡ gia đình số tiền hơn 250 triệu đồng sau khi khi biết thông tin về hoàn cảnh khó khăn của gia đình.
"Tuy nhiên, vào trưa 20/10, có một số điện thoại lạ gọi vào số máy của tôi hỏi rất nhiều chuyện. Sau cuộc gọi này, tài khoản của tôi bỗng nhiên bị trừ mất 100 triệu đồng”, chị Thảo trình bày.
Cũng theo chị Thảo, người gọi điện cho chị xưng tên Nghị, hiện đang sinh sống tại TP Đà Nẵng.
"Người này ngoài động viên, chia sẻ thì có hỏi rằng đây có phải là số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của tôi hay không. Sau khi tắt máy, người này gửi cho tôi một tin nhắn có gắn thêm một đường link đề nghị tôi nhập thông tin cá nhân vào đường link đó. Người này còn không quên nhắc nhở rằng, đây là tiền của Nhà nước ủng hộ nên phải nhập đầy đủ thông tin mới nhận được.
Anh ta nói chuyện rất chậm rãi, hướng dẫn tôi làm từng bước một. Tin tưởng nên tôi đã sử dụng một chiếc điện thoại khác để đăng nhập vào đường link này, làm đúng như lời anh ta. Thế nhưng đang nói chuyện thì tài khoản của tôi hai lần bị trừ tổng cộng 150 triệu đồng”, chị Thảo nói.
Theo lời chị Thảo, sau khi phát hiện tài khoản của mình bị trừ, người này gọi điện đến thì chị không bắt máy nữa. “Do mình không bắt máy nữa nên số tiền 50 triệu đồng bị rút lần thứ 3 được hoàn trả lại tài khoản. Sau khi được mọi người tư vấn, tôi đã liên lạc với ngân hàng, tạm thời khóa tài khoản cá nhân, đồng thời cùng gia đình trình báo Cơ quan Công an”, chị Thảo nói.
Công an Đắk Nông đang phối hợp với nhiều đơn vị nghiệp vụ để điều tra.
PS: Đang có một loạt lừa đảo đăng nhập vào trang web giống của ngân hàng, nhưng thực ra là web giả, bà còn xài trên điện thoại hãy cẩn thận.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

CẢNH BÁO MỘT SỐ THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO TRÊN INTERNET


Hiện nay, Internet đang là kênh thông tin phong phú, là phương tiện đắc lực giúp con người mở mang tri thức, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tình cảm, rút ngắn khoảng cách giữa người với người, giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới. Đặc tính của Internet là tương tác thông tin đa chiều, kết nối xã hội và tìm kiếm thông tin theo nhu cầu.

CẢNH BÁO MỘT SỐ THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO TRÊN INTERNET

Internet đã hiện diện xung quanh chúng ta mọi lúc, mọi nơi, là phương tiện truyền thông liên cá nhân như thư điện tử (e-mail), điện thoại internet, video call, nhắn tin, tán gẫu qua mạng (Chat), diễn đàn (Forum), website nội bộ, blog (nhật ký, website cá nhân trên mạng Internet). Internet đã tạo được một môi trường liên lạc nhanh và tiết kiệm chi phí cho các cá nhân hay tổ chức giao dịch với nhau mà vẫn đảm bảo các yêu cầu như các liên lạc truyền thống hiện nay như gửi thư, điện thoại, hay fax. Internet còn đảm nhiệm chức năng của một phương tiện truyền thông tập thể. Hơn thế nữa, chức năng quan trọng của Internet là chức năng của một phương tiện truyền thông đại chúng, đó là một phương tiện truyền thông vượt qua rào cản không gian và thời gian.
Từ khi có internet mọi việc dường như được thực hiện một cách dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian, chi phí... như nắm bắt thông tin từ các nguồn khác nhau, giải trí, tán gẫu, mua bán hàng qua mạng, chuyển khoản... Bởi vì nó cho phép người dùng giao lưu, chia sẻ thông tin một cách hiệu quả, vượt qua ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian. Những lợi ích mà internet mang lại cho chúng ta rất nhiều và tác động tích cực đến cuộc sống nhưng bên cạnh đó nó cũng có rất nhiều tác động tiêu cực là các tệ nạn xã hội, nó làm con người trở nên sống xa rời thực tế, phụ thuộc vào internet một cách hoàn toàn, tìm thú vui qua các mạng xã hội ảo. Lợi dụng chính chức năng “hữu dụng” của mạng internet cũng như những điểm yếu, sơ hở đó của người dùng, các hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau.
Qua các vụ việc thực tế trong cuộc sống, chúng tôi xin tổng hợp một số phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng thường hay sử dụng như sau:

1. Nhắn tin trúng thưởng: Thủ đoạn của loại tội phạm này là giả danh nhà mạng để nhắn tin trúng thưởng, yêu cầu người trúng thưởng nạp tiền để làm các thủ tục nhận thưởng. Các đối tượng thường giả danh nhà mạng để lừa đảo trúng thưởng xe máy Liberty, xe SH… Nhiều người khi đọc xong tin nhắn nghĩ rằng đó là thật, để làm thủ tục nhận thưởng đã nhanh chóng nạp tiền vào tài khoản của các đối tượng.

Tham khảo tại đây.

2. Giả người nước ngoài, làm quen tặng quà hoặc nhờ giữ giúp số tiền lớn: Thủ đoạn của loại tội phạm này là đối tượng sử dụng Facebook, thường tự xưng là quân nhân, doanh nhân Mỹ, tìm kiếm kết bạn, tán tỉnh yêu đương với nhiều phụ nữ Việt Nam. Khi nhận thấy các nạn nhân phát sinh tình cảm hoặc tin tưởng thì xin thông tin cá nhân, số điện thoại để tặng quà, tiền hoặc nhờ nhận giúp số tiền lớn gửi từ nước ngoài về Việt Nam. Khi những người này chuẩn bị đi nhận quà, đối tượng gọi điện thoại giả làm nhân viên hải quan của sân bay, nhân viên giao hàng yêu cầu nạn nhân nạp tiền phí hoặc tiền thuế qua một tài khoản cho sẵn thì khách hàng mới được nhận món quà của bạn trai từ “nước ngoài” gửi về. Nhiều người nghĩ rằng đó là thật đã nạp tiền vào tài khoản của các đối tượng.

Tham khảo tại đây.

3. Hack tài khoản Facebook, mạo nhận người thân nhờ nạp tiền: Thủ đoạn loại tội phạm này là đối tượng truy cập, chiếm quyền đăng nhập tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo...) của người khác, truy cập vào lịch sử cuộc trò chuyện của chủ tài khoản, học cách nói chuyện giống như chủ tài khoản rồi liên hệ với bạn bè, người thân của chủ tài khoản để vay tiền hoặc nhờ mua thẻ cào... Bị hại tưởng người thân của mình đang gặp khó khăn đã nạp tiền, đã bị các đối tượng chiếm đoạt.

4. Giả bán hàng online: Thủ đoạn của loại tội phạm này đó là đối tượng giả các trang bán hàng online ở trên mạng. Những người tham gia mua hàng trên mạng tưởng đó là Facebook quen thuộc mà mình đã đăng ký mua hàng nên không nghi ngờ, nạp tiền vào tài khoản các đối tượng đưa ra và bị đối tượng chiếm đoạt tiền, không chuyển trả hàng như đã cam kết.

5. Giả danh Điều tra viên, Kiểm sát viên: Thủ đoạn của loại tội phạm này là đó là đối tượng giả danh nhân viên các công ty viễn thông, gọi điện thoại cho nạn nhân, đưa ra lý do nạn nhân đang nợ số tiền cước viễn thông rất lớn, yêu cầu nạn nhân phải cung cấp thông tin về nhân thân, lai lịch, số CMND số tài khoản ngân hàng đang sử dụng để đối chiếu, kiểm tra. Sau khi có được thông tin về nạn nhân, các đối tượng tự xưng là điều tra viên, kiểm sát viên gọi điện, thông báo cho nạn nhân biết mình đang liên quan đến một vụ án lớn (buôn bán ma túy, rửa tiền…), đồng thời các đối tượng làm giả các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt, lệnh khám xét gửi qua zalo, facebook cho nạn nhân. Sau đó, các đối tượng này yêu cầu nạn nhân phải chuyển toàn bộ số tiền đang có trong tài khoản của mình sang tài khoản của đối tượng để thẩm tra, xác minh. Nhiều trường hợp nạn nhân do tin tưởng đã chuyển tiền và bị chiếm đoạt.

6. Xin thông tin tài khoản để chuyển tiền đặt cọc mua hàng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản: Sau khi tìm hiểu, nắm bắt thông tin rao bán hàng hoá ở các trang thương mại điện tử, các đối tượng lừa đảo sử dụng tài khoản Messenger, liên hệ với người bán, tự giới thiệu là công dân Việt Nam, đang sinh sống ở nước ngoài, có nhu cầu mua hàng hoá (thường là nhà, đất) ở Việt Nam. Sau khi thoả thuận thống nhất giá cả mua bán, các đối tượng này đề nghị người bị hại cung cấp thông tin về số tài khoản, số điện thoại cá nhân của người bán để chuyển tiền đặt cọc. Sau đó, các đối tượng này gửi đường link của trang Wed giả mạo dịch vụ chuyển tiền quốc tế Westernunion, yêu cầu người bán hàng nhập số tài khoản, mật khẩu tài khoản và mã OTP vào trang Wed giả mạo để nhận tiền đặt cọc. Sau khi người bán nhập mã OTP thì số tiền trong tài khoản của người bán được chuyển đến tài khoản của đối tượng lừa đảo.
Trên đây là một số phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua mạng internet. Chúng tôi hi vọng rằng mọi người có thể vận dụng các kiến thức phía trên để sử dụng trong cuộc sống, nâng cao cảnh giác trong quá trình sử dụng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến hành vi trên thì nhanh chóng trình báo cơ quan Công an gần nhất để phối hợp ngăn chặn, bắt, xử lý đối tượng.

HÃY CHIA SẺ ĐỂ MỌI NGƯỜI CÙNG BIẾT VÀ CẢNH GIÁC!

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

VỤ ÁN HOA HỮU LONG CÙNG ĐỒNG PHẠM BỊ PHÁT GIÁC NHƯ THẾ NÀO?

Khoảng từ năm 2015, Cục Bảo vệ An ninh Quân đội - Bộ Quốc phòng đã phát hiện một số đối tượng ở Hà Nội có dấu hiệu giả danh sỹ quan Quân đội để lừa đảo. 

Đến tháng 02-2018, một số bị hại trình báo đã bị đối tượng Hoa Hữu Long, “Thiếu tướng” Quân đội, phụ trách Tập đoàn Đông Dương lừa đảo họ. 

Cục Bảo vệ An ninh Quân đội xác định không có thiếu tướng, đại tá nào trong lực lượng quân đội có tên và ảnh như các bị hại trình báo về Hoa Hữu Long. Đồng thời xác định, không có đối tượng nào trong vụ án liên quan đến lực lượng Quân đội và Bộ Quốc phòng không có chủ trương thành lập Tập đoàn Đông Dương - S10. 

Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, Cục Bảo vệ An ninh đã chuyển hồ sơ đến Công an TP Hà Nội để điều tra, làm rõ. Giám đốc Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo, giao cho Phòng An ninh kinh tế và cơ quan An ninh điều tra lập chuyên án đấu tranh, làm rõ các đối tượng lừa đảo.

Qua quá trình điều tra, cơ quan ANĐT xác định, vụ án lừa đảo này do Hoa Hữu Long (54 tuổi, trú tại quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) cầm đầu.

VỤ ÁN HOA HỮU LONG CÙNG ĐỒNG PHẠM BỊ PHÁT GIÁC NHƯ THẾ NÀO?

Các đồng phạm khác gồm: Nguyễn Minh Sơn, 47 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy; Mạc Phúc Hải, 54 tuổi, trú tại quận Ba Đình; Cao Thị Kim Loan, 48 tuổi (vợ Long); Phùng Thị Thanh Huế, 40 tuổi, trú tại quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

Long từng tốt nghiệp Đại học Xây dựng, khi thực hiện hành vi lừa đảo đã tự xưng là thiếu tướng, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Bộ Quốc phòng. 

Tháng 5-2018, anh Đinh Anh T. (trú tại Hà Nội) đã có đơn trình báo đến cơ quan ANĐT - Công an TP Hà Nội, tố cáo Long cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt 110 triệu đồng của mình.

Anh Đinh Anh T. cho biết, cuối năm 2015, thông qua quan hệ bạn bè làm trong ngành Xây dựng, anh T. đã biết Hoa Hữu Long (54 tuổi). Long tự giới thiệu mình là Thiếu tướng Quân đội. Vừa nói, Long vừa mở điện thoại và cho anh T. xem về quyết định "thăng cấp hàm Thiếu tướng" của mình. 

Đồng thời, Long khoe mẽ về các mối quan hệ với nhiều quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng. Sau một thời gian làm quen, Long "thủ thỉ" với anh T. về việc Bộ Quốc phòng có chủ trương cổ phần hóa một số đơn vị, thành lập mô hình hiệp quân và Long được giao tổ chức thành lập một đơn vị kinh tế có tên Tập đoàn Đông Dương (S10), Long là Tư lệnh tập đoàn này. 

Long nói: "Do tổ chức mới nên đang cần nhiều người. Tổ chức sẽ tuyển người và phong quân hàm luôn; và sẽ được hưởng lương của Quân đội".

Long mời anh T. tham gia vào tập đoàn này. Anh T. thầm nghĩ, Tập đoàn Đông Dương của Long nói cũng rất lớn và lại được vào biên chế trong lực lượng Quân đội nên đã đồng ý mà không một chút nghi ngờ. 

Đến đầu năm 2016, Long nói với anh T., muốn được vào biên chế Quân đội thì phải đi học và nộp học phí lớp bồi dưỡng chính trị. Tin tưởng Long, anh T. đã 3 lần chuyển tiền cho Long, 1 lần chuyển tiền vào tài khoản của Cao Thị Kim Loan (là vợ của Long), 1 lần giao tiền trực tiếp cho Nguyễn Minh Sơn. 

Đối với người có tên là Sơn, được giới thiệu là Phó Tư lệnh Tập đoàn S10, anh T. đã được Sơn nhiều lần bật điện thoại cho xem công văn, giấy tờ liên quan đến việc thành lập Tập đoàn S10. Anh T. ngỏ ý muốn chụp lại các công văn, giấy tờ đó nhưng Sơn đều từ chối, nói "đây là tài liệu mật, không được thông tin rộng rãi". 

Đến tháng 7-2017, sau rất nhiều lần đưa tiền cho nhóm của Long mà không được đi học theo lời Long hứa hẹn, qua mối quan hệ, anh T. đã tìm hiểu về Long và được biết, Long không phải là Thiếu tướng của Quân đội và Bộ Quốc phòng không có chủ trương thành lập Tập đoàn S10 nào cả. Anh T. biết mình bị lừa nên đã làm đơn tố cáo đến cơ quan Công an. 

Một diễn biến liên quan đến vụ án này, vào khoảng tháng 10-2017, Công an huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) đã phát đi một thông báo cảnh báo đến nhân dân trên địa bàn huyện với nội dung: Gần đây nổi lên thủ đoạn có một nhóm đối tượng câu kết với nhau đưa ra các thông tin Bộ Quốc phòng có chủ trương “thay máu” các doanh nghiệp của Quân đội trên toàn quốc, sáp nhập một số công ty, ngân hàng của Quân đội thành Tập đoàn Đông Dương (gọi tắt S10). 

Tập đoàn này có 9 tổng công ty, hiện nay tổng công ty đang có nhu cầu tuyển hàng nghìn người để bổ sung nhân lực, nếu người nào có nhu cầu thì đăng ký và phải bỏ ra từ 150 - 600 triệu đồng, sau đó sẽ được phong quân hàm sỹ quan, thấp nhất là thượng úy, cao nhất là đại tá, được bổ nhiệm chức vụ tương xứng. 

Những người được tuyển vào phải khám sức khỏe tại Bệnh viện 108, được kết nạp Đảng. Riêng bảo hiểm xã hội thì không được chuyển từ ngành ngoài vào nên mỗi người phải nộp từ 7 - 10 triệu đồng để tập đoàn hợp thức hóa và sẽ được đi tập huấn tại Miếu Môn.

Sau khi nhận được đơn trình báo của một số bị hại, cơ quan CSĐT -Công an tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với cơ quan Điều tra hình sự - Bộ Quốc phòng xác minh, khẳng định Bộ Quốc phòng không có doanh nghiệp nào mang tên Tập đoàn Đông Dương hoặc S10.

Tiến hành điều tra, xác minh ban đầu, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã xác định có đối tượng Phạm Quang Thắng (42 tuổi), quê quán xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, hiện đang trú tại khu tập thể Bưu điện ở ngõ Đỗ Quang, Khâm Thiên (Hà Nội), là người có liên quan đến nhóm đối tượng này.

Ngay cả anh em họ hàng của Thắng cũng đã có người tin lời đối tượng, đem tiền ra Hà Nội để xin cho con em vào Tập đoàn Đông Dương.

Hiện, cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội đang tích cực phối hợp điều tra mở rộng, làm rõ một số hành vi đồng phạm của nhiều đối tượng khác trong vụ án này. Đặc biệt là đối tượng đã "giật dây" cho Long và các đồng phạm thực hiện hành vi lừa đảo nêu trên.

Minh Khoa - Trần Xuân

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Khởi tố nhóm đối tượng giả danh lực lượng vũ trang lập tập đoàn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của gần 1.000 người


Sáng nay 21-6, Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc - CATP Hà Nội đã chủ trì buổi họp báo công bố kết quả điều tra ban đầu vụ án "Hoa Hữu Long cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hàng trăm tỷ đồng.

Theo kết quả điều tra ban đầu, đối tượng Hoa Hữu Long (SN 1964), trú ở quận Bắc Từ Liêm, cùng các đối tượng đã sử dụng các quyết định mạo danh Bộ Quốc Phòng để tạo niềm tin về việc Bộ đang thành lập Tập đoàn Đông Dương (phiên hiệu S10). Sau đó các đối tượng thực hiện việc thu tiền, hồ sơ của những người có nhu cầu xin việc nhằm thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại cơ quan công an phát hiện các đối tượng đã tuyển khoảng 1.000 người ở nhiều địa bàn trên cả nước. Ngoài ra, các đối tượng còn lập hồ sơ giả mạo và thu tiền bất chính của các doanh nghiệp tham gia thầu dự án.

Khởi tố nhóm đối tượng giả danh lực lượng vũ trang lập tập đoàn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của gần 1.000 người
Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc CATP và đại diện Bộ Quốc phòng tại buổi công bố kết quả điều tra vụ án lừa đảo 
Theo Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, sau khi nhận được đơn trình báo của người dân, bằng biện pháp nghiệp vụ đồng thời phối hợp với Cục Bảo vệ An ninh quân đội - Bộ Quốc phòng và phòng nghiệp vụ - CATP đã xác định nhóm đối tượng mạo danh các quyết định của Bộ Quốc phòng thành lập tập đoàn Đông Dương để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sau khi tiến hành điều tra, ngày 14-4, Cơ quan An ninh điều tra - CATP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố tạm giam 5 bị can về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" gồm Hoa Hữu Long (SN 1964, trú ở quận Bắc Từ Liêm), Nguyễn Minh Sơn (SN 1971, trú tại quận Cầu Giấy), Mạc Phúc Hải (SN 1964, trú tại quận Ba Đình), Cao Thị Kim Loan (vợ Long, SN 1970, trú tại quận Bắc Từ Liêm) và Phùng Thị Thanh Huế (SN 1978, trú tại Nam Từ Liêm).

Khởi tố nhóm đối tượng giả danh lực lượng vũ trang lập tập đoàn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của gần 1.000 người
Các đối tượng và tang vật vụ án
Công an Thành phố Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng xác minh và khẳng định Bộ Quốc phòng không có chủ trương thành lập Tập đoàn Đông Dương hoặc S10 như nhóm đối tượng Hoa Hữu Long đang lừa đảo.

Cơ quan An ninh điều tra cho biết: Về nhân thân đối tượng Hoa Hữu Long, đối tượng không phải làm trong lực lượng vũ trang. Bộ Quốc phòng cũng khẳng định đối tượng này không phải quân nhân. Long tốt nghiệp Đại học Xây Dựng, khi thực hiện hành vi lừa đảo đã tự xưng là Thiếu tướng, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Bộ Quốc phòng. Bước đầu điều tra xác định nhóm đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt hàng vài chục tỷ đồng.

Hiện vụ án đang được CATP tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Không để kẻ xấu lợi dụng hoạt động xuất khẩu lao động để lừa đảo, vi phạm pháp luật

    Theo số liệu từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2017 cả nước đưa được 134.751 lao động đi nước ngoài làm việc, vượt 28,3% so với kế hoạch năm và bằng 106,7% so với tổng số lao động đi xuất khẩu trong năm 2016. Đây là năm thứ tư liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm. Phần lớn, người lao động Việt Nam đi sang các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Macau và một số quốc gia Trung Đông... (95%); số còn lại sang lao động tại một số nước Châu Âu và Châu Mỹ.

      XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát huy tối đa nguồn nhân lực; giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo; phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật với các nước trên thế giới; đào tạo lực lượng lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, chuyên môn… Tuy nhiên, chất lượng nhân lực xuất khẩu lao động chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, chủ yếu do phần lớn người lao động (NLĐ) thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu thông tin, trình độ học vấn thấp, ý thức kỷ luật trong lao động chưa cao, còn mang nặng tập quán địa phương, tâm lý ngại đi xa... Thực trạng trên, đã và đang đặt ra nhiều thách thức, những nguy hiểm khó lường, dễ bị các công ty, trung tâm giới thiệu việc làm “ma” lợi dụng, lừa đảo. Trong những năm qua, hàng loạt vụ việc lừa đảo XKLĐ bị phát hiện và xử lý như ở Hà Nội, Hà Tĩnh; cay đắng hơn, các đối tượng bắt đầu tìm đến người đồng bào dân tộc thiểu số, những người nhẹ dạ, cả tin, sự hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế, thiếu những thông tin về XKLĐ để lừa đảo như ở Gia Lai, Đắk Lắk... 

Không để kẻ xấu lợi dụng hoạt động xuất khẩu lao động  để lừa đảo, vi phạm pháp luật
Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo XKLĐ
    Trong thời kỳ bùng nổ thông tin, với sự phát triển vượt bậc của Internet, đặc biệt là sự ra đời của mạng xã hội. Trên mạng xã hội facebook, ngày càng có nhiều hội, nhóm về XKLĐ với số lượng thành viên rất đông đảo như: Hiệp hội anh chị em xuất khẩu lao động, Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, Hội du học sinh - xuất khẩu lao động tại Nhật Bản… Những hội, nhóm này là môi trường lí tưởng, là nơi trao đổi kinh nghiệm giữa những người đã XKLĐ, những người đang có nhu cầu XKLĐ và những người tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện một số bài viết, clip có nội dung liên quan đến lừa đảo XKLĐ, NLĐ bị ngược đãi, đánh đập, bỏ đói, việc đưa phụ nữ ra nước ngoài bán vào các ổ mại dâm; việc bị nhà môi giới xuất khẩu bỏ mặc ngay sau khi sang nước ngoài, nhận được việc làm không theo nội dung như trong hợp đồng, một số rơi vào tình trạng việc làm lúc có lúc không, bị quỵt lương, bị chuyển nơi làm việc nặng liên tục... Một số cá nhân đã lợi dụng những tin, bài trên để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về XKLĐ, nói xấu chế độ, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, nhất là những người đã và đang có nhu cầu đi XKLĐ. Cá biệt, có một số trường hợp thông qua XKLĐ đã bị lôi kéo tham gia vào các tổ chức, hội nhóm, tổ chức phản động ở nước ngoài, nhằm thực hiện các hoạt động tuyên truyền, chống phá Việt Nam.   
    Vì vậy, để nâng cao chất lượng và như hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động cũng như phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực XKLĐ cần tập trung làm tốt một số giải pháp sau:
   Một là, cấp ủy chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị và quần chúng nhân dân về chủ trương, chính sách, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác XKLĐ theo tinh thần Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 về xuất khẩu lao động và chuyên gia; đối với người lao động, cần triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp luật, đặc biệt là Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; khuyến cáo rộng rãi đến người dân, khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì người lao động cần liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương, các công ty có chức năng XKLĐ.
     Hai là, nâng cao trách nhiệm của các công ty tuyển dụng nhân lực đi XKLĐ, phải có những quy định chặt chẽ hơn để hạn chế những đơn vị không có đủ điều kiện, không đúng chức năng. Việc thanh lọc các đơn vị này sẽ giúp hạn chế các hành vi tiêu cực. Các doanh nghiệp cần phải công bố thông tin một cách công khai, minh bạch về các điều kiện, thủ tục, tiêu chuẩn tuyển chọn, mức lương và nhất là chi phí XKLĐ đối với từng thị trường; chỉ đạo và quản lý chặt chẽ các chi nhánh, trung tâm hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
    Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức cảnh giác của người dân khi tham gia vào hoạt động XKLĐ ở nước ngoài, giúp người dân lựa chọn cho mình những nguồn thông tin chính thống, kịp thời đấu tranh, phản bác lại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, không tham gia vào các hội nhóm phản động; các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe… của NLĐ, vận động NLĐ chấp hành tốt pháp luật của nước sở tại, về nước đúng thời hạn khi kết thúc hợp đồng, không ở lại bất hợp pháp, tránh để xảy ra tình trạng lan truyền thông tin xấu, ảnh hưởng đến tâm lý những lao động đã XKLĐ và đang có nguyện vọng XKLĐ.
    Bốn là, Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện và các xã, thị trấn, nơi có trụ sở của các doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động, phải tăng cường, chủ động kiểm tra, giám sát các hoạt động, diễn biến tình hình XKLĐ của các công ty, doanh nghiệp đến tuyển nhân lực đi XKLĐ đảm bảo đúng quy định của phảp luật; nắm bắt một cách kịp thời, chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng việc thực hiện chính sách lao động làm việc ở nước ngoài để hoạt động trái với quy định của pháp luật, đảm bảo người lao động được hưởng đầy đủ quyền lợi hợp pháp. Trong nhiều trường hợp, khi sắp bị phát hiện sai phạm, hoặc đã thu tiền lừa đảo XKLĐ xong, các đơn vị XKLĐ lại chuyển qua địa bàn khác để hoạt động. Do vậy, các cơ quan chức năng ở các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để phát hiện. 
     Năm là, làm tốt công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, ban, ngành với chính quyền địa phương và người lao động để kịp thời tiếp thu ý kiến phản hồi, có phương hướng xử lý kịp thời khi có tình huống đột xuất xảy ra, đảm bảo an ninh, an toàn cho NLĐ khi tham gia lao động tại nước ngoài.

Dân Tiên

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

CHẠY CẤP DƯỠNG, CHẠY GIÁO VIÊN, GIỜ ĐẾN CÔNG AN NGHĨA VỤ CŨNG CHẠY


Có lẽ đã đến lúc đặt vấn đề trách nhiệm cả với những người bỏ tiền ra để chạy việc. Lẽ đơn giản, vì đây là nguồn của nạn chạy chọt, vì nếu đã phải bỏ tiền ra chạy thì không loại trừ khả năng người ta sẽ tìm mọi cách thu hồi.

Một vụ lừa đảo “chạy” vào Công an vừa được VKSND tỉnh Phú Thọ cáo buộc phạm tội với những tình tiết kỳ lạ.

Bị can - thủ phạm là một cán bộ Công an, trong khoảng 4 năm đã nhận 6,5 tỉ đồng của 18 trường hợp để chạy vào Công an. Chạy ở đây là chạy cả biên chế Công an, chạy học tại các trường Công an, và thậm chí chạy cả đi Công an nghĩa vụ.

CHẠY CẤP DƯỠNG, CHẠY GIÁO VIÊN, GIỜ ĐẾN CÔNG AN NGHĨA VỤ CŨNG CHẠY
Bị can Phạm Thế Anh trong vụ chạy việc 6,5 tỉ đồng vào ngành Công an.

Tình tiết đáng chú ý là trong 6,5 tỉ đồng bị can chiếm đoạt được của nhiều bị hại, có hơn 1 tỉ đồng được cơ quan điều tra cho là “thoả thuận dân sự”, do bị can đã xin việc thành công cho 10 trường hợp.

Đã đành đây là một vụ lừa đảo, nhưng nó lại đang chỉ như một ví dụ trong một tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy suất, chạy biên chế, chạy chỗ đang tràn lan trong xã hội. Một tình trạng được mô tả đậm nét trong các báo cáo chống tham nhũng, một tình trạng nhức nhối không kỳ họp nào lại không làm nóng nghị trường.

Đã đành đây là một vụ việc không lớn, nhưng lại đang chỉ khẳng định một thực tế xã hội là rất nhiều người chấp nhận bỏ tiền “đi cửa sau”, dùng tiền, thay vì chân tài thực học, để có được một công việc, một chỗ đứng. 

Có người nói đúng. Nếu người ta sẵn sàng bỏ hàng chục, hàng trăm triệu đồng cho một suất, một chỗ, một công việc thì cũng chẳng thể loại trừ khả năng người ta sẽ tìm mọi cách và bất chấp tất cả để “thu hồi vốn”

Năm xưa, dư luận từng rúng động khi ở Quảng Bình, một suất cấp dưỡng cũng phải chạy tiền. Vừa mới rồi, là những vài trăm triệu đồng chạy một chỗ đứng trên bục giảng, và giờ thì đi Công an nghĩa vụ cũng có người sẵn sàng bỏ tiền. Liệu còn cái gì, còn chỗ nào người ta không chạy?

Trở lại với các vụ án lừa đảo chạy chọt, hầu hết những người chi tiền chạy việc đều được xác định với tư cách bị hại. Điều đó đúng. Nhưng chỉ đúng trong mối quan hệ với hành vi lừa đảo của các bị can, bị cáo. Bởi xét ra, chính những đồng tiền mà họ đã chi ra là nguyên do, là thủ phạm của tình trạng chạy chọt đang gây rối loạn xã hội. Xét ra, những đồng tiền chi ra với mục đích phi pháp ấy cần phải bị thu hồi, bị xem xét trách nhiệm chứ không thể nhìn nhận là “thỏa thuận dân sự”, không thể coi chỉ thuần thuý là tang vật của lừa đảo. 

Nạn chạy chức, chạy quyền, chạy trường, chạy việc liệu có chấm dứt được không khi cái tâm thế chạy chọt, khi hành vi chạy chọt vẫn được dung dưỡng bằng cách coi như là một nạn nhân của lừa đảo?

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

CHÂN DUNG YMÚT MLO, MỘT TÊN KHỦNG BỐ - LỪA ĐẢO


Những ngày tháng 8/2017, khi đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đang hăng say lao động trên nương rẫy để chuẩn bị cho một mùa bội thu cà phê, hồ tiêu thì ở các buôn làng thuộc các huyện Krông Búk, Krông Năng, Cư Mgar, TX Buôn Hồ, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, bà con lại xôn xao vì cơ quan Công an vừa phát hiện nhóm các đối tượng cơ sở ngầm FULRO trong nước nghe theo sự chỉ đạo của Y Mút Mlô ở Mỹ đi lừa gạt, lôi kéo đồng bào DTTS bán nhà, bán đất để vượt biên đi Campuchia, Thái Lan tiến hành các hoạt động làm hại bà con buôn làng. 

CHÂN DUNG YMÚT MLO MỘT TÊN KHỦNG BỐ - LỪA ĐẢO

Vậy, Y Mút Mlô là ai? Là người như thế nào mà lại đi tuyên truyền lừa gạt, gieo bao nhiêu đau khổ cho đồng bào DTTS ở các buôn làng trong tỉnh Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. 

Cùng là người con của buôn làng Êđê, tôi sinh ra cùng thời với Y Mút, học chung tiểu học ở trường Cộng đồng Buôn Hồ. Tôi biết rất rõ Y Mút Mlô (sinh năm 1960, là người dân tộc Êđê, sinh ra ở buôn Ktla, Pơng Drang, Krông Búk, Đắk Lắk). Năm 1986, sau khi sang Mỹ, Y Mút tham gia tổ chức FULRO của Ksor Kơk, y cùng với Ksor Kơk thường xuyên liên lạc cho các đối tượng cơ sở ngầm trong nước để kích động lôi kéo bà con đồng bào trong đó có cả người thân của y tham gia biểu tình, bạo loạn, khủng bố để phục vụ mục đích riêng của bọn chúng là kêu gọi các tổ chức, người đồng bào ở nước ngoài đóng góp tiền bạc, vật chất sau đó đút túi làm của riêng. 

Khi Ksor Kơk lộ bộ mặt thật là một kẻ lừa đảo, tư hữu cá nhân, Y Mút đã từ bỏ Ksor Kơk. Cứ tưởng rằng Y Mút từ đây đã từ bỏ hoạt động sai trái, lo chí thú làm ăn. Nhưng vì muốn tiếp tục lừa gạt đồng bào, y tách ra thành lập nhóm riêng để trục lợi cho riêng bản thân. Y tiếp tục cùng với một vài đối tượng tìm cách liên lạc cho các cơ sở ngầm ở trong nước qua điện thoại, mạng internet, đặc biệt là qua trang MXH Facebook “ytham Buonya” do  Y Lhul Byă, một đối tượng cốt cán trong nhóm của Y Mút sử dụng. Chúng chỉ đạo số đối tượng trong nước tiến hành thu thập tình hình về đời sống của đồng bào trong các buôn làng, các vụ tai nạn... sau đó gửi thông tin, hình ảnh cho Y Mút để Y Mút và đồng bọn sử dụng xuyên tạc Chính quyền Việt Nam, vu khống chính quyền chèn ép, phân biệt đối xử với người đồng bào. Dựa vào đó, Y Mút kêu gọi những người DTTS ở Mỹ đóng góp tiền để y giúp đỡ đồng bào trong nước nhưng thực chất là dùng để tiêu xài cá nhân. 

Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm, ưu tiên cho người đồng bào DTTS Tây Nguyên. Đời sống văn hóa, kinh tế của đồng bào vì thế cũng được nâng cao, cải thiện hơn. Đồng bào DTTS ở Đăk Lăk đã hiểu rõ bản chất phản động của Y Mút cũng như các đối tượng FULRO lưu vong nên hoạt động của bọn chúng ngày càng bị người dân tẩy chay. Không đạt được mục đích, Y Mút ngày càng thể hiện rõ bộ mặt thật là một tên khủng bố, lừa gạt đồng bào. Khi biết Chính quyền và người dân ở các buôn làng đồng lòng xây dựng các con đường nông thôn mới để người dân thoát khỏi cảnh lầy lội khi mùa mưa đến, Y Mút đã kích động tay sai trong nước chế tạo bom xăng bằng cách đổ xăng đốt, ném vào các loại xe, máy móc đang thi công các công trình nhằm mục đích phá hoại, đây chính là việc làm của kẻ ác, những kẻ khủng bố. Y Mút chỉ quan tâm đến mục đích cá nhân mà không nghĩ đến hậu quả của những việc làm trên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của đồng bào vốn còn nhiều khó khăn tại các buôn làng, cũng như số phận của những tên tay sai trong nước của chúng. Thực tế, đã có nhiều tay sai của y khi làm những việc sai trái đã nhanh chóng bị bắt, xử lí trước pháp luật, bị dân làng lên án. 
Hành động của Y Mút không chỉ gây nguy hiểm, thiệt hại cho buôn làng, cho cộng đồng, quê hương, đất nước mà còn đẩy chính những người trong gia đình y vào cuộc sống tối tăm. Khi trốn ra nước ngoài, y bỏ lại ở quê nhà người mẹ già và 3 người em còn ngây thơ, chưa biết gì. Năm 2001, Y Nơk Mlô (em ruột của Y Mút), vì tin tưởng anh trai của mình mà đã nghe theo Y Mút xúi giục, tiến hành các hoạt động khủng bố nên cái giá phải trả là án phạt 8 năm tù. Tuy nhiên được sự quan tâm của Nhà nước, sự khoan hồng của pháp luật nên Y Nơk đã được mãn hạn tù trước thời gian và trở về với gia đình làm lại từ đầu. 

Bà H’Ruh Mlô (mẹ ruột của Y Mút, năm nay đã hơn 80 tuổi) đã khóc hết nước mắt vì có đứa con tham gia hoạt động FULRO sống lưu vong ở Mỹ. Bà luôn sống trong mặc cảm với buôn làng vì những tội lỗi mà con trai bà là Y Mút Mlô gây ra với bà con dân làng. Mặc dù đã gây ra những đau khổ không thể tả bằng lời cho gia đình mình nhưng hơn 10 năm nay Y Mút chưa từng một lần gọi điện hỏi thăm sức khỏe, đời sống của mẹ cũng như các em của mình. Y Mút đã bỏ mặc mẹ già cùng các em của mình tự bươn chải với cuộc sống khó khăn. Mẹ của Y Mút mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng hàng ngày vẫn đi bộ hàng cây số để lên rẫy kiếm từng bó rau, trái cà, trái ớt mang ra chợ bán, kiếm thêm thu nhập. Chỉ có chính quyền và bà con buôn làng là quan tâm, đùm bọc giúp đỡ bà. Hàng tháng bà đều nhận được tiền hỗ trợ người cao tuổi từ chính quyền xã. Các ngày lễ tết bà cũng đều được chính quyền các cấp quan tâm, tặng quà tận tay. Còn bà con buôn làng khi thì cho bà hộp sữa, khi thì cho gói bánh, khi thì mua hết những bó rau của bà để bà đỡ vất vả. Nhiều lúc bà H’ Ruh phải kêu lên rằng “Y Mút là một thằng con bất hiếu”. 

Một con người đã bỏ mặc gia đình, bỏ mặc mẹ già, phá hoại lợi ích của bà con quê nhà liệu có xứng đáng với danh xưng là người cứu giúp đồng bào như Y Mút vẫn vỗ ngực xưng tên, hay đây chỉ là một tên chuyên đi lừa gạt đồng bào để trục lợi cá nhân? Tất cả đều quá rõ ràng. Y cuối cùng chỉ là một tên FULRO bất hiếu phải đi sống lưu vong ở nước ngoài mà không dám quay về quê hương.

HSLS