KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn 1858. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 1858. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Đà Nẵng 1858: Khi súng hỏa mai dũng cảm đương đầu với vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới (P2)

Trận đánh đáng nhớ nhất của quân Đại Nam mà không phải ai cũng biết chính là trận đánh tại nơi mà quân Pháp đặt chân đầu tiên đến Đại Nam vào năm 1858: Đà Nẵng. Cuộc đụng độ đầu tiên đó ghi nhận những nỗ lực to lớn của quân nhà Nguyễn với vũ khí thô sơ, phải đương đầu với vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới lúc bấy giờ.
Sau khi liên quân đến đánh chiếm thành Gia Định, sắp đặt xong xuôi, Genouilly đưa 3.000 quân trở lại Đà Nẵng vào ngày 15/4/1859, chuẩn bị tiếp tục cho cuộc chiến tại đây.

Rút lui nhằm bảo toàn lực lượng

Đúng 5 ngày sau vào ngày 20/4/1859, liên quân tấn công vào phía tả ngạn, mở cuộc tấn công dữ dội vào thành Điện Hải. Nguyễn Tri Phương cho quân đánh trả quyết liệt, nhưng đứng trước hỏa lực rất mạnh ông phải cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng.
Với mong muốn đánh nhanh thắng nhanh, ngày 8/5/1859 liên quân chia làm 3 cánh tấn công theo 2 hướng nhằm tạo thành gọng kìm siết chặt quân Đại Nam.


Bản đồ trận đánh ngày 8/5/1859. (Ảnh từ Lịch sử Đà Nẵng)

Cánh quân của Reybaud đánh từ hướng biển vào, nhắm vào các đồn Du Xuyên, Hải Châu, rồi tiến về Thạc Gián, Phước Ninh. Còn cánh của Faucon thì đánh Thạc Gián, Phước Ninh rồi tiến chếch về phía biển để bắt tay với quân của Reybaud. Trung quân của Lanzarote gồm những tay súng thiện xạ, lúc thì tiến qua trái giúp Faucon, lúc qua phải giúp Reybaud.
Trước đó Nguyễn Tri Phương cho quân và dân Đà Nẵng xây một phòng tuyến dài 3 km chạy từ Điện Hải đến Nại Hiên nhằm phòng thủ.
Sáng sớm ngày 8/5, đạn pháo liên quân nhắm thẳng vào các đồn của Đại Nam mà trút đạn như mưa, các cánh quân cũng lần lượt xuất kích. Do biết trước địa hình phòng thủ của quân Đại Nam từ các đợt tấn công trước, vì thế mà chông tre hay hào sâu không còn làm liên quân bất ngờ. Liên quân vượt qua được các hố chông áp sát lũy đất. Quân  Đại Nam dựa vào lũy đất bắn trả, nhưng súng hỏa mai thủ công, chỉ bắn được một phát rồi lại lo nạp đạn nên rất chậm, tằm bắn cũng ngắn. Dù thế quân nhà Nguyễn vẫn kiên cường cố thủ, Hiệp quản Phan Hữu Điểm vì thế mà trúng đạn hy sinh.
Nguyễn Tri Phương quan sát tình thế, thấy không thể tiếp tục cầm cự được, để bảo toàn lực lượng cho các trận đánh sau, ông quyết định rút khỏi phòng tuyến thứ nhất với các đồn Du Xuyên, Thạc Gián, Hải Châu để bảo vệ phòng tuyến thứ 2 là các đồn các đồn Liên Trì, Nại Hiên và Nghi Xuân…
Trong khi đó cánh quân tấn công vào Thạc Gián và hai đồn thượng hạ ở Hải Châu bị đội quân Ứng Nghĩa của Phạm Gia Vĩnh phối hợp cùng quân triều đình đánh cho liên quân tan tác, thua trận phải bỏ chạy về bán đảo Sơn Trà.
Đến hơn 10 giờ sáng thì cuộc chiến kết thúc, quân Đại Nam bị mất 3 đồn lớn cùng 54 khẩu đại bác, Hiệp quản Phan Hữu Điểm cùng 700 binh sĩ tử trận; phía liên quân có hơn 100 người bị tử trận. Đây được xem là trận đánh lớn nhất ở Đà nẵng từ trước đến nay của hai bên.


Liên quân đổ bộ. (Ảnh minh họa từ infonet.vn)

Thời tiết và bệnh dịch kìm chân Liên quân

Quân Đại Nam rút về phòng tuyến thứ hai phòng thủ khá kiên cố, khiến liên quân không dễ tấn công. Lúc này cái nóng của mùa hè khiến binh lính liên quân rất khó chịu. Tháng 6 và tháng 7 một trận dịch tả hoành hoành ở căn cứ của liên quân khiến số người chết cứ tăng lên. Hai đại úy là Loubière và Gascon Cadubon đã chết bởi bệnh ôn dịch. Trong vòng một tháng (15/6 đến 18/7) tiểu đoàn 3 bị chết 136 người.
Thời tiết nóng nực cùng dịch bệnh làm hao mòn sức tấn công của liên quân. Kể từ khi tấn công Đà Nẵng ngày 1/9/1858 cho đến tháng 7/1859, suốt 10 tháng đó liên quân chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà cùng vài đồn lẻ tẻ ngoài rìa Đà Nẵng mà không tiến sâu vào được.
Mặt khác sau vài lần cho thêm viện binh, bên chính quốc (Pháp) lại khó khăn nên không thể chi viện thêm được nữa. Những điều này đã khiến cho Liên quân bị sa lầy ở Đà Nẵng.

Quân Pháp phải nghị hòa

Để giải quyết tình trạng này, chính quyền Pháp đã lệnh cho De Genouilly phải chủ động nghị hòa với triều đình nhà Nguyễn.
Để có được thế mạnh khi nghị hòa, De Genouilly cho tàu chiến đi bắn phá bãi Cam ở Bình Định, pháo đài Hổ Cứ, thiêu hủy các tàu thuyền của triều đình và người dân vùng Quảng Bình và Quảng Trị.
Đến ngày 20/6/1859 de Genouilly đã đề nghị nghị hòa với chỉ 3 điều khoản ngắn gọn như sau:
  • Tự do truyền giáo
  • Tự do thương mại
  • Mở nhượng địa ở vùng đất nhỏ nhằm đảm bảo việc thực hiện nghị hòa

Triều đình lúng túng, cuộc chiến quả cảm của người Đà Nẵng tiếp tục

Vua Tự Đức nhận được bản nghị hòa này không biết nên làm thế nào, nên đưa ra triều đình để bàn bạc. Tuy nhiên các quan trong triều đình đều có nhiều ý kiến khác nhau, tập trung lại thì có 3 nhóm ý kiến như sau:
  • Nhóm Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Lưu Lượng cho rằng nên giảng hòa, nhưng trước đó cần củng cố thế trận phòng thủ thật vững rồi hẵng hòa.
  • Nhóm Trần Văn Trung, Trương Quốc Dụng, Tống Phước Minh, Lâm Duy Hiệp, Phan Huy Vịnh v.v. cho rằng nhà Thanh mạnh thế mà còn không chống cự nổi phương Tây nên mình cũng khó thắng, nên hãy cố thủ cho vững, “lấy cách chủ đãi khách mà đối phó để làm kế trì cửu rồi sau sẽ tùy cơ xử trí.”
  • Nhóm Tô Linh, Phạm Hữu Nghị, Trần Văn Vi, Nguyễn Đăng Điều, Lê Hiếu Hữu v.v. thì quyết chủ chiến.
Nhiều quan khác cũng góp nhiều ý kiến khác nhau, khiến vua Tự Đức rối như tơ vò nói: “các ngươi biết rằng chiến thủ là khó, không biết rằng hòa lại càng khó hơn”.
Trong khi nhà Vua không biết quyết như thế nào thì Bùi Quị đi công cán từ phía Bắc trở về đã tâu rằng: “Đình thần kẻ nói hòa người nói thủ, kẻ bàn chống người bàn chèo, ai giữ ý nấy, như vậy, gặp việc gấp rút sao giúp nhau được. Xin Hoàng thượng độc đoán, tự định qui mô để ai nấy phải theo.”Vua cho là phải liền giao cho Nguyễn Tri Phương cầm đầu việc thương nghị.
Cuộc thương nghi kéo dài qua hai tháng 7 và 8 nhưng không đi đến được kết quả nào, bởi 3 điều mà Pháp đưa ra đều là những điều cấm kỵ đối với triều đình nhà Nguyễn.
Giữa lúc hai bên đang bàn nghị hòa thì tháng 8/1859, Nguyển Tư Giản dâng mật sớ tâu không nên hòa. Sự việc được quyết định rồi, nay có người tâu nên làm khác đi khiến nhà Vua không biết nên xử trí ra sao, nên lại đưa ra bàn với các đại thần trong triều.
Phan Thanh Giản và Trương Đăng Quế cho rằng việc nhượng đất là không chấp nhận được; việc tự do thương mại thì đã có lệ, tức có thể đến buôn bán nhưng không được lập cơ sở; còn việc truyền giáo có thể bỏ lệnh cấm truyền giáo nhằm chấm dứt can qua.
Nhà Vua nhiều việc không biết nên quyết định ra sao, nên ý chỉ truyền đến Nguyễn Tri Phương không được rõ ràng, vì thế trên bàn nghị hòa một số việc Nguyễn Trí Phương lúng túng không biết xử lý như thế nào cho đúng ý Vua.


Chiến hạm quân Pháp. (Ảnh từ Wikipedia)

Genouilly thấy việc nghị hòa kéo dài mà không đưa đến được kết quả nào, cho rằng phía Đại Nam không có thiện chí, mượn cớ nghị hòa nhằm kéo dài thời gian để củng cố lực lượng. Lúc này mùa hè sắp qua, những khó khăn về thời tiết nóng nực hay dịch bệnh cũng không còn, vì thế vào ngày7/9 Genouilly tuyên bố chấm dứt nghị hòa, chuẩn bị cuộc chiến vào phòng tuyến thứ 2 nhằm thẳng tiến đến trung tâm Đà Nẵng.
Và cuộc chiến quả cảm của người Đà Nẵng chống lại đội quân được trang bị hiện đại hàng đầu thế giới lại tiếp tục.
(còn nữa)
Theo