KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn NGƯỜI CON GÁI GIẢ TRAI ĐI ĐÁNH GIẶC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGƯỜI CON GÁI GIẢ TRAI ĐI ĐÁNH GIẶC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

NGƯỜI CON GÁI GIẢ TRAI ĐI ĐÁNH GIẶC

Má là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Quang Mẫn (Trần Thị Sáu, Sáu Mẫn, Mười Mẫn).
NGƯỜI CON GÁI GIẢ TRAI ĐI ĐÁNH GIẶC
“Anh” Trần Quang Mẫn

Cuộc đời má lắm đau thương nhưng cũng thật oanh liệt.

Thời con gái má tên là Trần Thị Sáu. 17 tuổi, má đã cả gan rủ người em gái thứ tám trốn nhà đi kháng chiến chống Pháp. Trốn lần thứ nhất thì cha đuổi kịp, bắt về.

Trong cơn giận dữ, ông cắt phăng mái tóc dài của Sáu, đốt cả quần áo của con. Một thời gian sau, Sáu và em gái trốn đi lần hai. Cô cắt luôn phần còn lại của mái tóc cho giống con trai. Lúc đó còn mấy tháng nữa Sáu mới tròn 18 tuổi.

Đầu năm 1946, hai chị em Sáu trở thành tân binh của trung đội 1, đại đội 70, chi đội 124 của Bộ đội Huỳnh Thủ hoạt động ở Vĩnh Thuận (U Minh Thượng, Kiên Giang). Sáu khai tên Trần Quang Mẫn, vốn là cái tên Mẫn hay gọi ở nhà.

Từ đó, Sáu bắt đầu cuộc đời mới dưới cái tên Trần Quang Mẫn. Sáu bắt em gái gọi mình là “anh Sáu”. Để che giấu hình hài con gái, cô tập la, tập hét cho bể tiếng, tập đi đủ 6-7 tấc một bước cho ngả mình về phía trước như đàn ông, phơi nắng gió cho da đen sạm. Cô băng miếng vải nịt ngực sát rạt, cố che đi hình hài con gái, bắt chước học hút thuốc...

“Lần đầu tiên được ôm cây súng, thấy nặng nhưng khoái lắm. Súng của Đức hai ký mấy lận. Riết rồi thấy quen. Lần lần tập bắn súng máy, tập tháo ráp, trườn bò, đứng bắn, nằm bắn, tập xáp lá cà, đâm lê... Rồi hành quân ban đêm. Có bữa đi vài ba cây số, có khi đi mười mấy cây số cũng có. Đàn ông làm gì mình làm vậy” - má Sáu Mẫn cười khi hồi tưởng chuyện quá khứ.

Sau mấy lần được giao nhiệm vụ đi trinh sát dẫn bộ đội đánh đồn, chỉ sau mấy tháng nhập ngũ, chiến sĩ Trần Quang Mẫn đã được kết nạp Đảng. Khi đó Mẫn vừa tròn 18 tuổi.

Vốn là người gan dạ, thông minh, Sáu Mẫn được cử đi học sĩ quan ở Trường Quân chính Quang Trung. Năm 1947 trở về đơn vị, cô chỉ huy đại đội 70 (đại đội cảnh vệ - sau này là trung đoàn 124 thuộc Quân khu 9). Khi đó “anh” Trần Quang Mẫn 21 tuổi.

Gần năm năm binh nghiệp, cô gái giả trai ấy luôn hành xử như một nam thanh niên và đã cùng đồng đội xông pha biết bao trận. “Mỗi lần đi biết là thế nào cũng có thể hi sinh nhưng vẫn đi. Đạn nó tránh không trúng mình chớ trúng là chết rồi. Cũng có trúng mấy lần nhưng nhẹ nhẹ vô tay, vô giò thôi”, má cười bảo.

Cho đến một ngày cô không thể giấu được nữa. Đó là khi có người bộ đội ở tiểu đoàn 401 (bộ đội địa phương huyện Phú Quốc) tên Nguyễn Văn Bé (Mười Bé) đi tìm “cô” Trần Quang Mẫn đòi cưới vì đó là người vợ đã được hứa hôn.

Một đám cưới kỳ lạ đã diễn ra. “Mấy bà má cứ theo hỏi hoài. Tui cười biểu chừng đó má hay. Tới chừng vô làm đám tuyên bố, mấy đứa con nít la dữ lắm: đàn ông mà đi cưới đàn ông”, má kể. Đám cưới, cô dâu chú rể đều mặc đồ bộ đội của nam. Không áo cưới, không hoa, không cả quà cưới. Đơn vị tuyên bố. Mấy bà má nấu bánh canh, nấu chè mừng cho đôi trẻ.

Đêm 20-7-1958. Sáu Mẫn bị bắt. Về khám lớn của tỉnh Rạch Giá, địch tra tấn Sáu Mẫn bằng những trận mưa đòn. Sáu Mẫn bị kết án 7 năm khổ sai, 5 năm biệt xứ. Sáu Mẫn được đưa tới khám Chương Thiện, Tân Hiệp, xuống Chí Hòa, ra Thủ Đức, đi Gò Gông rồi trở về Chí Hòa, đưa lên Phú Lợi rồi đày ra Côn Đảo.

Cuối năm 1966, sau tám năm giam cầm, tra tấn, Sáu Mẫn mới được thả. Một năm sau, con trai hi sinh. Má vẫn không rời chiến trường. Đơn vị mở chiến dịch đánh ở đâu, má có mặt ở đó. Năm 1974, Trần Quang Mẫn giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng.

_______
Ngày 23-4-1952, chồng má, một sĩ quan tiểu đoàn 401 (bộ đội địa phương huyện Phú Quốc), hi sinh khi tham gia trận đánh vào đồn Chàng Chẹt (Rạch Giá). “Đồng đội kể đêm đó trước khi công đồn, ổng nói với anh em: "Tui đi như vầy chắc ở nhà Sáu Mẫn sanh con rồi".

Tui cũng đâu hay ổng hi sinh. Chị Chín Lé đi công tác ghé qua bảo: Mười Bé hi sinh, chôn chung 11 người. Lúc đó tui mới hay. Ổng hi sinh khi tui sanh thằng nhỏ mới được bốn ngày...” - má khóc khi nhớ lại ký ức đau đớn ấy.

Cả đời má những lúc còn chồng, còn con thì thời gian gần gũi bên những người yêu thương nhất quá ngắn ngủi. “Cưới nhau được hơn tuần lễ ổng phải trở về đơn vị - má kể - Tụi tui gặp nhau thêm hai lần, mỗi lần chừng 3-4 ngày. Khi có thai thằng Hưng gần hai tháng, vợ chồng tui mới gặp lại nhau lần nữa”.

Và đó cũng là lần cuối cùng họ nhìn thấy nhau... Chồng hi sinh khi má sinh con mới được bốn ngày. Và cuộc đời làm vợ của má cũng chỉ gặp chồng được bốn lần.

Lúc con trai mới được 5-6 tháng tuổi, má phải dằn lòng gửi con cho ông bà ngoại nuôi giùm, trở về đơn vị chiến đấu cùng đồng đội. Kể từ đó, má không gặp lại con nữa cho đến 5-6 năm sau khi đang ở trong tù. “Hồi địch nhốt tui ở trại giam Phú Lợi, một bữa tui thấy bà già, nhỏ em gái dẫn theo thằng nhỏ chừng 5-6 tuổi vô thăm. Tui đâu biết nó là con mình, tưởng con của nhỏ em”, má cười thiệt buồn kể.

Sau lần gặp ngắn ngủi đó, má bị đày ra Côn Đảo. Khi má được thả về, Quốc Hưng đã 14 tuổi và đã đi theo các anh bộ đội được... bốn năm. Má không hay khi mình đang trong tù, mới 10 tuổi Quốc Hưng đã trốn ông bà ngoại lên tỉnh đội Rạch Giá xin làm liên lạc.

Ai cũng biết đó là giọt máu duy nhất của má và liệt sĩ Mười Bé nên tìm cách bảo vệ Hưng, chờ ngày hai mẹ con sum họp. Cán bộ tỉnh đội bố trí cho Hưng làm liên lạc ở đội U Minh 10.

“Tới lúc ở Côn Đảo về tui mới gặp lại con. Nó giống cha như đúc. Nó nằng nặc xin sang bộ phận trinh sát. Biết tính con cũng như mình ngày trước, tui không nỡ cản”, má kể.

Một năm sau, má đau đớn nhận tin đứa con duy nhất cũng hi sinh. 15 năm sau ngày chồng hi sinh, má lại chết một lần nữa. “Hồi thằng Hưng hi sinh tui cũng đâu có hay.

Tới bữa có người báo: Cô có hay gì không? Thằng Quốc Hưng hi sinh 3-4 bữa rồi cô hổng hay hả?...” - má kể rồi lặng đi, để cho những dòng nước mắt chảy tràn khi nhắc đến người con trai độc nhất.

Sau hòa bình, má không đi bước nữa. Hỏi, má lặng thinh rồi bảo: “Biết bao nhiêu người hỏi mà tui đâu có chịu. Có con, có chồng, muốn gần gũi nuôi dưỡng còn không được. Giải phóng rồi người không còn, còn ưng làm gì nữa...”.