KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

"NGƯỜI NÓI YÊU BẠN, CHƯA CHẮC ĐÃ CHỜ ĐƯỢC BẠN. NHƯNG NGƯỜI CHỜ ĐƯỢC BẠN, CHẮC CHẮN SẼ RẤT YÊU BẠN"

Bà Nguyễn Thị Lương là vợ của liệt sĩ Nguyễn Văn Kiền. Năm 1969, anh chị biết nhau khi chị là cán bộ thanh niên xã còn anh là bí thư đoàn của một đơn vị quốc phòng. Năm 1970, hai người trở thành vợ chồng. Đúng lúc chiến trường khó khăn, anh Kiền làm đơn xung phong ra tiền tuyến.

Có lần trở về nhà, anh Kiền ôm vợ con mãi không thôi vì anh cứ thấy bất an. Anh bảo chị rằng “Con ở nhà ngoan, nghe lời mẹ, con canh mẹ cho ba nhé. Ba đi chiến đấu, thống nhất sẽ trở về”. Trước khi, anh Kiền nói rằng: "Nếu 10 năm không thấy anh về thì em lấy chồng khác nhé". Chị Lương trả lời rằng: "Em chỉ lấy chồng 1 lần thôi".


Rồi đó là lần cuối mà họ gặp nhau. Nhận giấy báo tử rồi nhưng chị cứ đợi anh thế thôi, chị thường dắt con ra ngõ đợi anh trở về. Chị biết là anh đã hy sinh, nhưng trong thâm tâm, cứ mong rằng đó là một tờ giấy gửi nhầm. Cứ mong đợi thấy hình bóng anh xuất hiện từ phía xa, rồi lao vào ôm lấy chị và con. Thống nhất được mấy mươi năm, nhưng chưa bao giờ chị thấy lại anh thêm một lần nữa.
Trong một bức thư, anh viết cho chị: "Đợi chờ thì thiệt cho em quá. Anh hy sinh vì đất nước không tiếc thanh xuân nhưng nếu có chuyện gì thì tiếc cho em lắm". Đợi chờ một con người trong bấy nhiêu năm, không phải chỉ là tình yêu nữa, mà còn là một cái gì đó vĩ đại hơn rất nhiều.

#vddc

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ SỢ MẤT NƯỚC HƠN LÀ SỢ MẤT ĐI THỜI SINH VIÊN TUỔI TRẺ!

- Các cậu có tiếc cuộc sống thời sinh viên không?
- Đúng ra là chúng em cũng hơi tiếc. Nhưng sẽ còn tiếc hơn nếu như trong đội ngũ của những người ra trận hôm nay lại không có mặt chúng em…

Đây là một trong những phân cảnh xúc động nhất trong Mùi Cỏ Cháy, về thế hệ sinh viên ra đi với lời “chưa đánh thắng giặc, chưa về Bách Khoa” vào mùa hè 1972. Một thế hệ mà chính những người còn sống còn phải nói lại là: “Vinh quang rất nhiều, đau thương cũng nhiều và những tiếc nuối, day dứt cũng không phải là ít”.
Trên blog cá nhân, cựu binh Francis Bailly từng tham chiến ở Việt Nam có chia sẻ hai tấm ảnh mà anh này tìm thấy từ thi thể của một người lính Giải phóng vào năm 1970. Một tấm là chân dung của người lính giải phóng đã hy sinh, một tấm còn lại là người vợ hoặc là người yêu của người lính này… Cựu binh này cho biết theo giấy tờ mang theo bên người thì người lính Giải phóng này nằm lại khi chưa được 20 tuổi, trước khi chết, người lính này cố lấy những tấm ảnh này ra để nhìn lần cuối. Làm mình nhớ đến đoạn văn: “Một thời khói lửa, một thời của những những chàng trai 18 - 20 cũng đã bắt đầu biết đến chữ "yêu", nhưng họ đã giấu kín chữ "yêu" đó dưới đáy balo của mình. Vì những tuổi 20 đó đã hóa thân thành dáng hình đất nước…”
Dạo trước, mình đọc được một bài chia sẻ trong Cháo Hành Miễn Phí, về một bạn sinh viên Bách Khoa vô tình đi chung với một bác vốn là cựu sinh viên Bách Khoa. Bác tham chiến ở Thành cổ Quảng Trị, sau đó là Quảng Nam… Chuyến đi vài cây số giữa hai người xuất phát từ chung một mái trường, nhưng cách nhau nhiều thế hệ, hai con người, hai góc nhìn về lịch sử, một người chiến đấu để lấy lại hòa bình, một người đã được thừa hưởng sự hòa bình… Hai con người đều có một thời tuổi tuổi trẻ, nhưng ngã rẽ của họ khác nhau… Nhưng dù ngã rẽ nào, đều cũng sẽ cống hiến hết mình cho đất nước.
Thành cổ Quảng Trị và mùa hè năm 1972 đã lấy đi của chúng ta một lớp người trẻ, tài năng và đầy hoài bão… Hơn 10 ngàn sinh viên đã tuyên thệ lên đường chiến đấu và đa phần những con người ấy đã không hẹn ngày trở về, họ hy sinh tại mặt trận miền Trung, phía Nam, Lào… Đặc biệt là 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Ngày nay, vào được các trường đại học có thể không cần quá giỏi, nhưng vào mấy chục năm trước, hầu như đều phải thực sự tài năng, mới có thể vào được những ngôi trường thời ấy.
Có lớp học hơn 70 người chỉ có 5 người trở về và cả 5 người này đều không lành lặn… Có nhóm bạn thân học cùng hứa sẽ trở về Hà Nội, đặt mục tiêu trở thành những nghiên cứu sinh đi học tập Liên Xô nhưng không một ai trở về. Có 10 sinh viên trong một căn phòng ký túc xá cùng nhau ra đi nhưng ngày về lại là 9 cái giấy báo tử, 1 người may mắn còn sống thì mất đi cánh tay phải khiến ước mơ “vẽ kỹ thuật” không thể thực hiện được nữa.
Đúng như tiêu đề cuốn sách “Mãi Mãi Tuổi 20” của Nguyễn Văn Thạc, phần nhiều trong số những người chiến đấu vì Tổ Quốc đều dừng lại ở một độ tuổi rất trẻ, họ thậm chí chưa bao giờ có nhiều thời gian sống cho chính họ vì họ chỉ luôn nghĩ đến chuyện sống vì Tổ Quốc…
Có một lời nhắc với thế hệ chúng ta, rằng mỗi người trong chúng ta hiện nay đều có cơ hội để được sống trọn vẹn tuổi trẻ. Được yêu, được sống, được là chính mình… Rất nhiều trong số họ, tuổi trẻ của họ là những dang dở, trầm mặc và anh hùng. Họ đối diện với bom đạn, với B-52… Vậy với chúng ta, làm thế nào sự hy sinh của họ không uổng phí?
Đời người có bao nhiêu? Thanh xuân là gì? Tuổi trẻ chẳng bao giờ hữu hạn. Nhưng, ở bất cứ lứa tuổi nào, ở bất cứ thế hệ nào, hãy sống sao cho thật sự đáng giá. Giá như có một điều ước, thực lòng mong họ có hai lần tuổi trẻ, một lần tuổi trẻ đã vì đất nước, một lần nữa để họ có thể sống cho riêng mình.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

PHÁT NGÔN ĐANH THÉP CỦA CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG TRONG BỨC ẢNH NỔI TIẾNG "NỤ CƯỜI CHIẾN THẮNG"

Người con gái cách mạng trong bức ảnh nổi tiếng "Nụ cười chiến thắng" là Bà Võ Thị Thắng, sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Năm 9 tuổi, bà bắt đầu bước chân vào con đường cách mạng bằng việc tham gia đưa thư, mang cơm cho cán bộ trong hầm bí mật. Năm 13 tuổi, bà thi đậu vào trường công lập Gia Long Sài Gòn (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai); 16 tuổi là thành viên Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Bến Lức - Long An và khi 17 tuổi, được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động trong phong trào thanh niên - sinh viên - học sinh.

Tháng 7/1968, Võ Thị Thắng được giao nhiệm vũ ám s*t Trần Văn Đỗ, người được cho là “mật vụ chỉ điểm” tại quận 6. Trong khi thực hiện, không may mắn, Võ Thị Thắng bị địch bắt, tù đày và tra t*n dã man. Tuy nhiên chừng đó vẫn không đủ làm người con gái ở lứa tuổi xuân thì ấy mất đi ý chí đấu tranh và khí tiết của người chiến sĩ cách mạng.
Ngày 2/8/1968, Võ Thị Thắng được đưa ra trước tòa án quân sự mặt trận 3 vùng chiến thuật của chính quyền Sài Gòn. Khi ấy một thành viên trong hội đồng xét xử đã vội hả hả tự đắc: “Vậy là cuộc đời cô nữ sinh kể từ đây chôn vùi trong khám tối”. Nhưng ngay lập tức, Thắng đã đanh thép vặn lại: “Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”. Thực tế đã chứng minh lời nói của bà. Ngày 7/3/1974, Võ Thị Thắng và nhiều chiến sĩ cách mạng khác đã được trả tự do theo

MỘT BÀI HỌC LỊCH SỬ VỀ SỰ THỰC, MỘT BÀI HỌC CẦN ĐƯỢC GHI NHỚ!

Người phụ nữ bé nhỏ ấy là To Thi Nau (có thể là Tô Thị Nâu), một liên lạc viên quân Giải phóng, đã hỗ trợ đưa một tiểu đội quân Giải phóng thoát đi an toàn nhưng cô ấy không di tản thành công và bị bắt lại. Còn những người đi bên cạnh là các binh lính thuộc lực lượng SAS - lực lượng đặc nhiệm khét tiếng thế giới, thuộc quân đội Úc. Nếu ai từng chơi các các game bắn súng, chắc là biết đến SAS rồi.
Người phụ nữ ấy phải chịu đựng những gì?

Hai người lính đặc nhiệm SAS bắt cô ấy, trói cô ấy ra giật cánh khuỷu, ép cô ấy ngửa mặt lên trời và phủ một chiếc khăn ướt lên mặt cô ấy. Và khi cô ấy hít vào, chiếc khăn ướt đó bịt đường thở của cô ấy, khi thở ra, chiếc khăn mắc nghẹn khiến cô ấy thở rất khó nhọc. Đau đớn hơn, mỗi khi cô ấy tìm cách thở ra, họ lại xối nước cô ấy từ trên cao, khiến cô ấy mắc nghẹn và ho sằng sặc.
Đám lính ấy cứ làm như vậy trong nửa giờ đồng hồ. Một tiểu đội lính Úc thay phiên nhau làm như vậy và chúng cười phá lên giữa rừng núi. Cô ấy im lặng và chỉ cố tìm cách để thở.
Rồi, đám lính này nói với thông dịch viên rằng: “Hãy khai ra nếu móng tay của mày sẽ bị rút hết, tụi tao sẽ bịt lại các lỗ trên người mày - bao gồm mũi, tai và vùng kín. Và tụi tao sẵn sàng làm những thứ hơn cả những gì mày có tưởng tượng ra”.
Và những chi tiết trên bị Chính phủ Úc và quân đội Úc che giấu suốt bao nhiêu năm. Bao nhiêu cuộc điều tra, bao nhiêu phiên điều trần đều phủ nhận tội ác với cô gái To Thi Nau ấy. Thủ tướng Úc John Gorton cho rằng cô gái To Thi Nau đã diễn cảnh “tra tấn”, quần áo ướt cũng là diễn (?), nghị trường nước cười nhạo cô gái này và phủ nhận mọi cáo buộc.
Cho đến một ngày ở tháng 4/2010, Peter Barham - cựu lính SAS, thông dịch viên và người có mặt trực tiếp vào hôm cô gái To Thi Nau bị tra tấn ấy, quyết định đưa toàn bộ diễn biến buổi tra tấn hôm đó ra với truyền thông.
Peter Barham: “Tôi đã bị gương mặt cô ấy ám ảnh trong 44 năm. Đã đến lúc sự thực trở về với sự thực”. Trước đó, Chính phủ Úc, Bộ Quốc phòng Úc đã gây sức ép bắt buộc Peter Barham phải im lặng, đổi lại Peter Barham được trở về úc, phục vụ trong quân đội, có một vị trí tốt. Nhưng sau đó, do quá ám ảnh, ông đã từ chức và trở thành một người nghiện rượu trong những thập kỷ tiếp theo…
Chuẩn tướng Oliver Jackson, người chịu trách nhiệm tại Núi Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu) của quân đội Úc đã ra lệnh điều tra vụ tra tấn này xem có thực hay không. Nhưng quyết định nhanh chóng bị lãng quên vì VNCH khi ấy không phê duyệt Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh nên VNCH có quyền “hạ sát bất cứ ai nếu thấy cần thiết”... Điều tra cũng không giải quyết được gì cả và cũng không cần thiết. Vì mọi tội ác đều sẽ được coi như chưa từng tồn tại…
“Chiến tranh bóp chết những người đàn ông trẻ tuổi. Và ăn mòn linh hồn của những người còn sống như tôi" - Peter Barham
Peter Barham đã tìm kiếm thông tin về cô gái này trong suốt 4 tháng sau đó khi anh này vẫn còn ở Núi Đất và trong 44 năm sau, ông ấy vẫn khao khát tìm kiếm thông tin về To Thi Nau - nhưng chưa bao giờ được hồi đáp.
Lịch sử là những thứ tồn tại và không tồn tại. Có biết bao nhiêu điều mà sách giáo khoa, báo chí, truyền thông… không bao giờ ghi lại, nói đến hoặc bàn tán. Lịch sử ở trong những người còn sống và nhiều khi, có những sự thực lịch sử đã tan biến theo những con người ấy…
Rồi sẽ đến một ngày, những câu chuyện lịch sử ấy dần nhạt phai, dần nhẹ đi...
Xin mượn tâm sự của Peter Barham để kết thúc: "Tôi đã rất vui vì đã đưa ra sự thực. Tôi dường như đã không sống trong 44 năm qua” - Peter Barham.
Còn chúng ta, những thế hệ sau mấy chục năm chiến tranh ấy, nghĩ gì về những gì mà thế hệ trước đã trải qua?

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

TỰ HÀO CHỨ!

Tôi được sinh ra vào năm Đinh Sửu (1937), dù muốn hay không cũng được coi là một trong hàng triệu “chứng nhân lịch sử”. Biết đâu, sau này lại chẳng một sử gia tìm đến năn nỉ, “Cụ ơi, cụ nói cho cháu biết về ngày gì gì đó, sự kiện gì gì đó…”. Tôi sẽ bảo, “Cứ uống nước đi, thong thả rồi lão sẽ kể cho mà nghe”.

Khi tôi sinh ra, thì đảng Cộng sản Đông Dương đã được 7 tuổi. Đương nhiên là tôi chẳng biết gì, nơi khai sinh của đảng Cộng sản ở đâu và vào ngày nào, khi lớn lên mới biết, sinh nhật của đảng này là ngày 3 tháng Hai, 1930. Trong gia đình nhà tôi có hai ông tôi gọi bằng chú, sau năm 1930, bỏ giàu sang phú quý để đi theo Cộng sản, sau đó thì cả hai người đều bị giặc Pháp bắn chết. Vậy đó, tôi chỉ biết Cộng sản qua hai ông chú họ của tôi.
Nhưng đến tháng Tám, 1945 thì tôi đã được thấy một ít sự kiện – Việt Minh phá kho thóc của Nhật, chia cho nông dân nghèo; gia đình một ông chú tôi giàu có đã nấu cháo đem ra ngoài đình “phát chẩn” cho người đói; người trong họ tôi cũng có gia đình chết vì đói, nhưng do ở xa lại có quá nhiều người đói, đã cố cưu mang song không xuể; trong “tuần lễ vàng” năm 1945, chính quyền cách mạng cần tiền để mua sắm vũ khí, thế là một ông chú họ khác tháo ngay chiếc nhẫn trên tay, bỏ vào thùng quyên góp. Cho đến nay, tôi vẫn thuộc lời kêu gọi đó:
“Vàng! Vàng! Vàng!
“Vàng là vũ khí tối tân
“Vàng nuôi bộ đội đánh tan quân thù
Hoặc,
“Đeo vòng chỉ tổ nặng tai
“Đeo kiềng nặng cổ hỡi ai có vàng.
Như vậy chỉ nội trong năm 1945, tôi đã được chứng kiến bốn sự kiện của đất nước. Cho đến khi quân Pháp trở lại xâm chiếm Đông Dương, với “chín năm kháng chiến trường kỳ” thì các sự kiện cứ chồng chất lên nhau. Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến là câu mà người dân nào cũng thuộc và làm theo. Nhỏ tuổi thì tham gia kháng chiến theo cách của người nhỏ, lớn làm theo cách của người lớn. Ai cũng có thể tham gia kháng chiến.
Điều ân hận đối với gia đình tôi là khi mẹ tôi qua đời vẫn còn mang trong người một mảnh đạn đại bác của Pháp bắn về làng. Một kỷ niệm sâu sắc, hơn cả những gì mà chị em tôi phải chịu đựng và đối phó.
Hết chín năm chống Pháp đến hai mươi năm chống Mỹ, thời khắc đó không chỉ còn là ký ức của người già chúng tôi nữa. Có biết bao bạn trẻ thời đó ngày nay đã thành ông, thành bà có rất nhiều kỷ niệm được ghi trong tâm khảm, hơn đứt người già chúng tôi, những người chưa từng trải qua bom đạn nơi chiến trường. Vì vậy tôi không kể tiếp nữa, làm vậy có khác nào “đánh trống qua cửa nhà sấm” đâu bạn nhỉ?
Hình trong bài: Tuần lễ vàng năm 1946 tại Hà Nội.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

CHÚNG TA ĐƯỢC PHÉP TỰ HÀO VÌ THỜI KÌ NÀO VIỆT NAM CŨNG CÓ NHỮNG CÁ NHÂN XUẤT CHÚNG NHƯ ÔNG

Hôm nay Google Doodle chúc mừng sinh nhật Giáo sư Tôn Thất Tùng trong lời giới thiệu về Doodle ngày 10.5. "Cảm ơn ông đã phá bỏ những giới hạn của phẫu thuật để thay đổi vĩnh viễn y khoa" - Google nhấn mạnh khi kết thúc lời giới thiệu Doodle kỷ niệm 110 năm sinh nhật Giáo sư Tôn Thất Tùng. Ông từng giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Được biết, Giáo sư Tôn Thất Tùng sinh ngày 10/5/1912 tại Huế, Việt Nam - thời kỳ mà chính quyền thuộc địa Pháp không cho phép người Việt Nam theo học ngành y khoa nâng cao. Khi trưởng thành, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã phản đối chính sách này và khơi dậy phong trào giáo dục bình đẳng. Những nỗ lực của ông cuối cùng đã buộc chính quyền thuộc địa cho phép sinh viên Việt Nam tham gia kỳ thi tuyển sinh năm 1938.
Trong 4 năm học sau đại học, Giáo sư Tôn Thất Tùng đã phẫu thuật hơn 200 lá gan và trở thành người đầu tiên thực hiện nghiên cứu tỉ mỉ về gan.
Kiến thức sâu rộng về giải phẫu gan đã giúp ông nhận ra phương pháp phẫu thuật gan truyền thống - một phương pháp cần từ 3-6 giờ để hoàn tất - là rủi ro và rườm rà không cần thiết.
Thế hệ chúng ta có lẽ đã không còn được nghe quá nhiều về ông nữa, nhưng chúng ta có quyền tự hào về một người bác sĩ của Việt Nam giỏi giang và tâm huyết với nghề đến như vậy.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022

TẦM CỦA LÃNH TỤ - ỨNG XỬ NGOẠI GIAO

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc, Mao Trạch Đông nói: Các đồng chí cứ yên tâm đánh Mỹ đi, miền Bắc cứ để chúng tôi giữ cho, chúng tôi sẽ cho vài nghìn quân thậm chí cả triệu quân sang giữ miền Bắc, các đồng chí cứ yên tâm vào Nam đánh Mỹ.
Bác Hồ chỉ cười nhẹ và dĩ nhiên Người không chấp nhận lời đề nghị đó, Mao lại nói: Vậy thì chúng tôi sẽ cấp cho vài nghìn xe tải để các đồng chí chở súng đạn vào Nam!

Bác Hồ nhận ngay nhưng Bác cũng nói luôn với Mao: Tôi nhận xe chứ không nhận người lái, lái xe sẽ do bộ đội Việt Nam lái, Mao cay nhưng đành chịu vì sĩ diện bởi đã nói rồi, phải cho xe.
Khi ra về người phụ tá hỏi Bác, tại sao Bác không nhận quân của họ như vậy chúng ta sẽ yên tâm hơn để đánh Mỹ?
Bác cười và nói “Chúng ta nhận súng, đạn, xe sau này chúng ta sẽ trả, đất nước thống nhất, giàu mạnh sẽ trả bằng tiền, nhưng nếu nhận người sinh mạng thì có trả được bằng tiền hay không?
* Bài học sâu sắc của Bác: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều mấu chốt để xây dựng nền móng hòa bình chính là đường lối của người lãnh đạo. Phải biết nói không, biết từ chối và biết chỉ nên nhận điều gì.

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

LỊCH SỬ

Những ngày tháng 4 lịch sử... Tự dưng tôi lại nhớ những con người đã làm nên lịch sử. Nhớ đến Bức thư gửi lại hậu thế của 3 chiến sĩ Trung đội Ký Con, Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng miền Nam được tìm thấy đầu năm 1984 tại thượng nguồn sông Đồng Nai. Trong đó đoạn kết viết:

"... Nếu lá thư này được về với đồng đội chúng tôi trong Trung đoàn BG Quân giải phóng miền Nam hay một đơn vị bạn nào đó qua đây, xin chuyển lên giùm cấp trên.
Tiểu đội Giải phóng quân chúng tôi trong Trung đội “Ký Con” đã hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn.
Còn như chúng tôi được phát hiện muộn hơn sau 5 năm – 10 năm – tự do quý giá, thì xin cho chúng tôi – gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó, trong một thời đại vinh quang, lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa. Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng.
Hay trong trường hợp đến 50-100 năm sau, thư này mới tới những người, có thể gọi là thế hệ mai sau, thì cho phép chúng tôi gửi lời chào xã hội chủ nghĩa, cho phép chúng tôi bày tỏ vui mừng tuyệt diệu vì hạnh phúc và hòa bình đang tràn ngập hành tinh chúng ta mà chúng tôi trở thành những hạt bụi có ích – Và hơn thế nữa nếu được, cho chúng tôi gửi lời chào niềm nở nhất đến những con người ở những vì sao xa xôi, những người bạn mới giữa các hành tinh.
Mùa Xuân giữa rừng miền Đông Nam Bộ.

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

10 CHIẾN DỊCH THẦN KỲ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

1. Trận chiến trên sông Bạch Đằng (938)
Trước khi tử trận trên sông Bạch Đằng năm 938, Lưu Hoằng Tháo không thể tưởng tượng việc quân dân người Việt do Ngô Quyền lãnh đạo sẽ tận dụng quy luật thủy triều để biến những bãi cọc ngầm cắm dưới lòng sông thành thứ vũ khí hủy diệt có sức mạnh kinh hồn. Thảm bại trong trận Bạch Đằng, quân Nam Hán đã phải bỏ mộng xâm chiếm nước Việt.


2. Chiến thắng quân xâm lược nhà Tống (1075)
Năm 1075, trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, vua quan nhà Lý đã đưa ra chủ trương "Tiên phát chế nhân", đem quân sang đất địch đánh trước để chặn thế mạnh của chúng. Lý Thường Kiệt đã chỉ huy 40.000 quân đánh các châu Khâm, Liêm trên đất Tống, hạ hàng loạt thành lũy, hủy hoại nặng nề sinh lực của quân Tống, khiến kế hoạch xâm lược của chúng bị trì hoãn, tạo điều kiện cho quân ta củng cố lực lượng và giành thắng lợi trong cuộc quyết chiến sau này.
3. Đại thắng quân Nguyên Mông (1288)
Trên sông Bạch Đằng năm 1288, chiến thuật chôn cọc gỗ kinh điển mà Ngô Quyền sử dụng 350 năm trước lại được Trần Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn tái hiện. Trong trận thủy chiến được đánh giá là lớn nhất lịch sử dân tộc này, quân Đại Việt đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Nguyên Mông - đội quân thiện chiến nhất thế giới thời đó.
4. Trận chiến tiêu diệt chiến hạm của Công ty Đông Ấn Hà Lan (1643)
Mùa hè 1643, Công ty Đông Ấn Hà Lan - thế lực hải quân hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc đó - phái 3 pháo hạm mạnh hội quân với họ Trịnh tại sông Gianh (Quảng Bình). Trong hải trình, hạm đội này đã bị gió thổi dạt vào gần cảng Eo ở Đàng Trong (Thừa Thiên - Huế). Dù có ý kiến can ngăn vì sợ người Hà Lan, chúa Nguyễn vẫn đưa 50 thuyền chặn đánh quyết liệt, tiêu diệt chiến hạm lớn nhất của kẻ thù, khiến hai chiến hạm còn lại bỏ chạy. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử người Việt chiến thắng một hạm đội châu Âu, đồng thời cũng là một sự tổn thương nặng nề đối với thanh thế của Công ty Đông Ấn Hà Lan.
5. Cuộc Bắc tiến đại phá quân Thanh (1788)
Cuộc Bắc tiến đại phá quân Thanh do Hoàng đế Quang Trung tiến hành cuối năm 1788, đầu năm 1789 được coi là một cuộc hành quân thần tốc khó tin trong lịch sử dân tộc. Từ Phú Xuân (Huế), Hoàng đế Quang Trung chỉ mất 40 ngày (trong đó có 10 ngày dừng lại tại Nghệ An tuyển quân) đưa đại quân tiến về Thăng Long đánh đuổi quân Thanh. Do không thể tin quân Tây Sơn có thể tiến nhanh như vậy, quân xâm lược đã hoàn toàn mất cảnh giác và phải chịu sự thảm bại nặng nề.
6. Trận đại thủy chiến ở đầm Thị Nại (1801)
Trong trận đại thủy chiến ở đầm Thị Nại diễn ra giữa quân Tây Sơn và chúa Nguyễn vào năm 1801, quân Nguyễn đã sử dụng lối đánh tập kích thọc sâu bất ngờ và đòn hỏa công tương tự trận Xích Bích diễn ra ở Trung Hoa 16 thế kỷ trước để hủy diệt hạm đội khổng lồ, tưởng như không thể nào bị đánh bại của quân Tây Sơn. Với thất bại này, thủy quân Tây Sơn hầu như đã sụp đổ hoàn toàn, nhường cho nhà Nguyễn nắm giữ quyền kiểm soát vùng biển.
7. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
Người Pháp từng tin rằng căn cứ Điện Biên Phủ là một pháo đài không thể công phá. Tuy vậy, bằng tài năng quân sự tuyệt vời của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biến niềm tin của họ trở thành sự tuyệt vọng với chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
8. Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968)
Trước khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 nổ ra, ngay cả những người Mỹ có trí tượng tượng phong phú nhất cũng không thể hình dung nổi cảnh các chiến sĩ Giải phóng đánh trực diện vào các địa điểm trọng yếu tại Sài Gòn như Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, đài phát thanh, bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Chiến dịch quân sự này đã gây tiếng vang lớn, tạo bước đột phá buộc Mỹ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán.
9. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972)
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972, lực lượng phòng không - không quân của miền Bắc Việt Nam đã làm được điều mà người Mỹ không thể tin nổi: Bắn hạ 34 “siêu pháo đài bay” B-52, đập tan hoàn toàn mưu đồ kéo dài chiến tranh của Mỹ và buộc họ phải quay trở lại bàn đàm phán tại Paris.
10. Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)
Cuối tháng 9/1974, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp tại Hà Nội đã đưa ra bản dự thảo kế hoạch chiến lược Chiến dịch mùa xuân 1975, dự định hoàn thành việc thống nhất 2 miền Bắc - Nam trong 2 năm 1975-1976. Tuy vậy, với tinh thần “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa”, chiến dịch Mùa Xuân 1975 đã được tiến hành khẩn trương và quyết đoán, đem lại chiến thắng cuối cùng cho dân tộc vào ngày 30/4/1975.

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

NỮ BIỆT ĐỘNG "THÉP" 8 LẦN GẶP BÁC HỒ.!

Trần Thị Kim Cúc sinh năm 1936, tại vùng quê nghèo xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng). Bà làm giao liên cho huyện ủy Hòa Vang từ năm 14 tuổi. Năm 1961, bà được tổ chức phân công làm đội trưởng đội công tác đặc biệt, có nhiệm vụ thăm dò tình hình địch, đưa thông tin liên lạc cho cách mạng. 4 năm sau, bà vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Dũng cảm, mưu trí, gan dạ, bà đã tham gia nhiều trận đánh “tìm Mỹ mà diệt” làm nức lòng đồng bào và chiến sĩ. Nhiều lần bị địch bắt, tra tấn cực kỳ tàn độc nhưng bà vẫn kiên cường giữ vững khí tiết của người cộng sản. Ra tù, được tổ chức bí mật đưa ra Bắc chữa bệnh, bà vinh dự 8 lần được gặp Bác Hồ.

Bà Cúc bồi hồi nhớ lại: “Một buổi chiều giữa năm 1966, tôi và chị Mười quê ở Mỹ Tho, Tiền Giang nằm điều trị chung một phòng ở Bệnh viện Việt - Xô, được thông báo sắp có người trong Phủ Chủ tịch đến thăm. Tối đó, một chiếc ô tô con đỗ trước hiên Khoa A1. Một ông già dáng dong dỏng, râu tóc bạc, nét mặt đôn hậu, mặc bộ bà ba màu nâu sẫm, chân đi dép cao su và một người trẻ tuổi hơn (về sau tôi mới biết là chú Vũ Kỳ, thư ký của Bác), nhanh nhẹn đi về phía buồng bệnh. Tôi hồi hộp nói với chị Mười: “Đúng là Bác rồi, chị ơi!”. Chúng tôi định chạy ra, thấy thế Bác liền vẫy tay, bảo: “Hai cháu đừng chạy, ngã đấy!” rồi đưa hai tay đỡ chúng tôi. Tôi ôm lấy Bác mà nước mắt cứ trào ra. Ước mơ cháy bỏng ấp ủ bấy lâu, bây giờ đã thành hiện thực!
Chú Trịnh Kim Ảnh, Giám đốc Bệnh viện thưa với Bác: “Cô Cúc ngoài các vết thương trong người còn có 2 vết thương rất nặng: Vết thương ở đầu do bọn địch đóng đinh vào gây chấn thương não, để lại di chứng động kinh kéo dài. Vết thương thứ 2 ở cửa mình vẫn ra máu do mảnh vụn đèn neon địch tra tấn”. Nghe vậy, mắt Bác ngấn lệ. Người đưa tay sờ lên vết thương trên đầu tôi, lo lắng hỏi: “Đau thế, đêm cháu ngủ có được không? Cháu ăn có biết ngon miệng không?” Tôi liền thưa: “Dạ thưa Bác! con ăn và ngủ cũng được ít”. Bác đưa tay vẫy anh Bình, Chủ nhiệm khoa A1 lại gần, căn dặn: “Chú phải theo dõi cả việc ăn uống của các cháu, nhắc nhà bếp phải thường xuyên đổi món và chế biến thức ăn cho hợp khẩu vị. Ở miền trong thường thích món cá nấu chua lắm!”.
Sau lần đó, tôi và chị Mười còn nhiều lần được đón vào Phủ Chủ tịch cùng ăn cơm với Bác và chú Tô (tức Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Tình cảm của Bác dành cho chúng tôi sâu nặng, ấp áp như tình thương của người cha vậy. Biết bệnh của chúng tôi không thuyên giảm, Bác quyết định đưa sang Trung Quốc chữa trị và động viên 2 chị em cố gắng học tiếng nước bạn, để nếu có nhà báo đến thì kể cho họ nghe về tội ác của đế quốc Mỹ và ý chí chiến đấu kiên cường của đồng bào ta. Khắc ghi lời Bác, tôi vừa chiến đấu với bệnh tật vừa nỗ lực học hỏi, luyện cách giao tiếp bằng tiếng Trung.
Sau gần 2 năm, các vết thương được chữa lành, trở về Hà Nội, tôi được Bác cho xe đón vào Phủ Chủ tịch. Đó là buổi chiều 30 tết Mậu Thân 1968, tiết trời se lạnh, Bác bảo chú Vũ Kỳ đưa ra một cái khăn và chiếc mũ ấm bảo tôi mang vào kẻo lạnh (Chiếc khăn này tôi đã tặng lại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5). Rồi Bác ân cần hỏi thăm sức khỏe, và bất ngờ hỏi bằng tiếng Trung: “Cháu đã học được tiếng nước bạn đến đâu rồi? Bác hỏi một câu, cháu trả lời Bác nghe thử”. Tôi lúng túng thưa với Bác cũng bằng tiếng Trung, Bác khen và dặn: “Có chí, ở hoàn cảnh nào học cũng được, cháu ạ!”. Tôi trình bày nguyện vọng muốn được trở về miền Nam đánh giặc, mắt Bác rưng rưng. Bác bảo hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe, vì người còn yếu thế chưa về được đâu”.
Sau đó, Trần Thị Kim Cúc học văn hoá tại Trường phổ thông lao động Trung ương, đầu năm 1969, được Đài Tiếng nói Việt Nam nêu gương về thành tích học tập. Bà kể: “Nhận được tin ấy, Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đến trường đón tôi. Bác ôm chầm lấy tôi như một người cha đón đứa con sau bao ngày xa cách. Tình cảm của Bác vẫn nồng ấm, nhưng cử chỉ và giọng nói đã yếu đi nhiều. Bác dặn chú Tô bằng giọng khàn khàn: “Sau này, tôi có mệnh hệ gì, không chăm lo được cho cháu Trần Thị Cúc và cháu Trần Thị Lý (Anh hùng LLVTND, quê Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam) thì nhờ chú thay tôi chăm lo cho hai cháu đến nơi đến chốn”.
Đến chiều, chú Vũ Kỳ đưa tôi trở lại trường, Bác lấy tay xoa nhẹ lên đầu tôi và bảo: “Cháu về trường, nhớ giữ gìn sức khỏe, Bác gửi lời thăm thầy cô, bạn bè của cháu!”. Nghe thế, tôi cắn môi lại cố không để bật ra tiếng khóc, lòng thầm ao ước: “Cầu mong Bác mạnh khỏe, bình an”. Nào ngờ đó cũng là lần cuối cùng tôi được gặp Bác. Ngày 2-9 năm ấy Bác đã đi xa mãi mãi”.
Sau này, bà Cúc thi đỗ vào Khoa Hóa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, học đến năm thứ tư thì vết thương tái phát, đôi mắt không nhìn được, phải sang chữa trị tại Cộng hoà Dân chủ Đức. Mãi đến sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà mới được trở về quê hương. Các con của bà đều đã trưởng thành, trong đó 2 người con trai đang công tác trong quân đội. Bà bảo: “Tôi thường kể cho các con nghe kỷ niệm về những lần được gặp Bác Hồ. Đó chính là hành trang để các cháu trọn đời vững bước đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn”./.

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2022

CHIẾN TRANH KHÔNG ĐÙA VỚI AI CẢ..

(Bài viết rất xúc động của Lê Thị Hương - viết về Bố là thương binh 2/4 của mình)
Bố em, 18 tuổi vào lính. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa “đi B”... chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.

Tháng 8/1978, chị lớn nhất em ra đời, sau đó chỉ một tháng, chú Tư có lệnh gọi nhập ngũ. Chú vừa nhát vừa hiền, lại vừa cưới vợ nên bố xin đi thay chú. Đất nước đang cần người đã có kinh nghiệm - đơn tình nguyện của bố được chấp thuận ngay.
Mẹ em, chị và ông bà tiễn bố lên đường. Vài tháng sau, bố đi Cam. Chuyến tàu đưa bố đi từ ga Hải Phòng. Đơn vị bố có hơn 40 người Hải Phòng, vào đến Quảng Trị còn 14 người - họ nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng nhưng đi Cam thì khác.
Thời gian đầu còn có chút tin bố về nhà, càng về sau càng biền biệt. Đôi năm sau có giấy báo tử gửi về (nhầm), bà nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được. Mẹ ôm chị từ căn nhà riêng về ở với ông bà vì chị ốm quá, lên sởi mủ xanh mủ vàng đã có lần thiếp đi, chú mang ra góc giường đặt, mẹ khóc ngất, bỗng thấy cánh tay chị vời lên, mẹ lại ôm chị, chăm nuôi bú mớm.
Những năm tháng ấy, bố vẫn biền biệt bên kia, không hay biết gì về tình cảnh bi đát của con thơ, mẹ già.
Rồi bố bị thương trong một lần đi họp giao ban buổi tối: đạp trúng mìn, bàn chân dập nát, đồng đội đưa về trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế đến không kịp, bác sĩ y tá cưa chân cho bố - cưa sống - đồng đội hát quốc ca bao nhiêu vẫn không át nổi tiếng gào thét.
Rồi 2 ngày sau bố mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng - lần này nằm viện, cưa thêm một lần nữa vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều dưỡng thêm vài năm nữa, 1/3 chân phải của bố đã không còn, một mảnh đạn găm ở đùi và hai tai bị điếc nhẹ. Bố về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65%. Nhưng còn về được đã là đại phúc cho cả nhà mình, bố kể hồi mới sang được 1 tháng, chính tay bố đã phải gói hài cốt của bạn mình để trực thăng mang về.
Ngày bố về, nét mặt dữ dằn hơn, những cơn đau mê sảng thình thoảng vẫn trở lại. Chị em nhất định không nhận bố, vì sợ cái nạng và cái chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của chị, cháu ngoại của bố, mỗi lần nhìn cái chân ấy nó đều khóc thét. Bố mất cả tháng giời, chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ.
Đúng - em là gái - em chỉ nhìn những thứ xung quanh mình. Em nhìn thấy chiến tranh và hậu quả của nó trong suốt 18 năm sống bên bố, những lần sợ hãi đến run rẩy, khi bố em mắt “vằn tia máu lên nóng giận” vì những điều không lớn lao gì, khi bố em những đêm rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn trong người, khi bố em có những lần hơi quẹt xe đã ngã vì không thể dùng chân giả mà chống như người ta được... Nhưng Bố em chưa một lần than vãn gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố. Bố vẫn bươn trải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành.
Em nhớ mãi một lần lớp 11, em học dốt bị bố đánh, đánh xong bố nói rất nhiều, nhưng có một câu em không thể nào quên được, bố bảo: “Chị em chúng mày đang đi học bằng tiền xương máu của tao đấy con ạ”. Đúng, chúng em từ Cấp 1 cho đến hết đại học đều được miễn học phí vì bố là thương binh.
Bao nhiêu năm em sống trên đời, là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về.
Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc, thế nên, còn yên ổn được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ.!

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

TẤM ẢNH VÀ BÀI THƠ TRONG NGỰC ÁO CỦA LIỆT SĨ CHƯA BIẾT TÊN!

----------------
Năm 1968, tại trận chiến đấu giữa ta và địch trong một khu rừng đại ngàn của Trường Sơn (thuộc Liên khu 5), nhiều chiến sĩ ngã xuống để giữ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Trong số đó có một chiến sĩ không ai biết tên tuổi, quê quán của anh. Chỉ biết trong túi áo ngực anh có một tấm ảnh nhỏ cỡ 6cm x 9cm. Người trong ảnh là một nữ công nhân, mặc áo trắng, quần yếm xanh, tay cầm chiếc thoi dệt vải. Mặt sau của ảnh có bài thơ chép tay:
Đợi anh vợi mùa xuân
Chẳng thấy anh trở lại
Chỉ thấy chim én về
Và hoa đào vẫy mãi...
Tay vít một nhành hoa
Níu áo mùa xuân hỏi:
Vì người công tác xa
Xuân ơi xuân có đợi?
Xin một nụ trên cành
Ủ kín vào thương nhớ
Em để dành mùa xuân
Đợi anh về mới nở.
Bao nhiêu nhung nhớ, bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu nỗi niềm và hy vọng, người con gái ấy đã gửi gắm cả vào từng câu, từng chữ. Đọc bài thơ lên, ta có cảm giác như đang lắng nghe tiếng lòng sâu lắng, da diết nhưng cũng hết sức mãnh liệt của cô gái gửi cho người chiến sĩ trẻ ngoài chiến trường. Thương người phương xa, cô gái níu một nhành hoa xin mùa xuân hãy đợi người về rồi hãy nở.

Thời gian có chảy trôi, dù bao khó khăn gian khổ, hy sinh nơi chiến trường, thì niềm tin và tình yêu ấy vẫn mãi mãi rạo rực, đợi ngày khai hoa, kết quả. Đó chính là động lực để người chiến sĩ vững tay súng, là sức mạnh để cô gái lao động, sản xuất xây dựng hậu phương. Tình yêu đôi lứa đã được hòa quyện một cách sâu sắc vào tình yêu quê hương đất nước. Nội dung của của bài thơ khiến bao trái tim người đọc phải rung động, thổn thức và suy ngẫm về tình yêu, khát vọng để mùa Xuân của đất nước mãi xanh tươi.

Rất tiếc là đến này vẫn chưa thể biết danh tính của người liệt sĩ và cả cô gái trong bức hình. Đó là những mất mát hy sinh của chiến tranh. Vì độc lập, tự do của tổ quốc mà hàng hàng lớp lớp các thế hệ người Việt Nam đã "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", bỏ lại tất cả phía sau lưng. Tình yêu đất nước là thiêng liêng nhất, cao cả nhất! Cô gái đã giữ chặt một nụ hoa nhưng nụ hoa ấy không bao giờ còn có thể nở vì người trai ấy đã vĩnh viễn nằm lại tại chiến trường miền Nam. Câu chuyện của ly tán, đau thương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc nhưng là bài học sâu sắc về đức tính hy sinh của người Việt Nam. Tất cả vì Tổ quốc muôn vàn kính yêu này. Giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn đối với các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Mãi mãi biết ơn./.

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC!

-------------------------------
Hậu Hoàng, một youtuber có tiếng trên mạng xã hội Việt Nam với những các MV parody vui nhộn và tính cách dễ thương. Nhưng ít người biết rằng Hậu Hoàng đang đi trái ngành, trái nghề so với truyền thống của gia đình khi phần lớn đại gia đình của youtuber này lại trong lực lượng vũ trang mà cụ thể bố và mẹ Hậu Hoàng lần lượt là Đại tá và trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Sống, giáo dục trong một môi trường quân ngũ gia đình như vậy cho nên mặc dù tay trái sang ngang, nhưng sản phẩm nghệ thuật của Hậu Hoàng được khá nhiều bạn trẻ đón nhận vì nó tươi mới mà không hở hang hay tục tĩu như trào lưu youtube gần đây.


Nữ ca sĩ Han Sara được biết đến như “Hot girl Hàn Quốc” trong làng giải trí Việt, được công chúng biết đến rộng rãi khi tham gia chương trình The Voice năm 2017. Han Sara là người Hàn Quốc chính hiệu khi cả bố mẹ cô đều là người Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam. Trong những năm qua, Han Sara đã cho ra nhiều sản phẩm âm nhạc khá thành công, được biết đến nhiều trong giới trẻ.
Cùng tham gia các chương trình giải trí trên truyền hình, đều tìm cách khai thác và làm mới bài hát Cô gái mở đường rất quen thuộc của Việt Nam nhưng Hậu Hoàng và Han Sara nhận lại những kết quả rất trái ngược nhau. Nếu như trong chương trình sàn đấu vũ đạo, ban giám khảo và người xem vô cùng thích thú với màn nhảy dựa trên nền nhạc bài Cô gái mở đường thì trong chương trình The Heroes, Han Sara lại nhận được 1 công nông gạch đã với màn khai thác bài hát này cũng như nhắc tên đến nhiều vị nữ nhân anh hùng hay văn hóa trong lịch sử Việt theo phong cách nhảy Hàn Quốc và ăn mặc kiểu JAV. Có nhiều nguyên nhân, lời lý giải, thậm chí cả lời xin lỗi đã được đưa ra. Nhưng điều làm nên sự thành công hay thất bại trong những sản phẩm giải trí khi cùng khai thác một chủ đề, theo tôi đó chính là lịch sử, văn hóa, niềm tự hào dân tộc. Han Sara có thể rất tài năng, có thể hát yêu đương rất mùi mẫn vì yêu đâu thì cũng là yêu nhưng khi hát, làm mới những bài hát bất hủ của nhạc Việt nhất là nó gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc thì Han Sara chưa đủ tầm để cảm thụ chứ chưa nói là có thể làm mới hay khai thác có ý nghĩa. Và điều này, một youtuber 3 đời đi bộ đội như Hậu Hoàng thì lại có thể làm được.
Han Sara đáng trách 1 thì ekip chương trình The Heroes đáng trách 10 khi họ chẳng phải người ngoại quốc để không thể không hiểu được sự lố bịch trong sự phá cách của Han Sara nhất mấy vị giám khảo chương trình này còn đứng lên vỗ tay, rồi nhảy múa như lên đồng khi lên sàn. Những con người đó mới thật đáng trách vì không phải họ không biết về lịch sử, văn hóa Việt Nam, không có niềm tự hào dân tộc mà có lẽ họ đã đánh mất ở đâu đó rồi.

Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2021

MỘT SỐ TIKTOKER: HÃY NGỪNG XUYÊN TẠC VÀ BÓP MÉO TRUYỆN CỔ TÍCH!

Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất Việt Nam, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được chuyển thể sang phim truyền hình, điện ảnh, âm nhạc, hoạt hình… Bài hát “Bống Bống Bang Bang” của bộ phim Tấm Cám còn là một trong những MV dành cho trẻ em được xem nhiều nhất châu Á và thế giới. Tấm Cám đi vào đời sống Việt Nam, là một bài học của người xưa về việc “ở hiền gặp lành”, sống lương thiện và tu dưỡng đạo đức. Bên cạnh đó còn mang những khát vọng về giai cấp, sự vươn lên, pháp luật, đạo đức và màu sắc văn hóa dân tộc, tín ngưỡng.


Nhưng, có nhiều Tiktoker, chắc do thiếu content, lại bật “mode xét lại” và họ bắt đầu ca tụng, tẩy trắng cho Cám và dì ghẻ, nói Tấm ác độc, vu cho truyện Tấm Cám có một kết thúc “man di” và “thiếu đạo đức”. Một số Tiktoker lậm “ngôn tình” quá đà bắt đầu “ship” linh tinh, từ ship Tấm với Cám, ship vua với mẹ Cám rồi còn cả chuyện tình tay ba, tay bốn.
Trước tiên, nói về truyện cổ tích, là những câu chuyện do dân gian sáng tác, mang màu sắc huyền ảo, phiêu lưu, có tính chất thể hiện tín ngưỡng và văn hóa lâu đời. Các truyện cổ tích thường được sáng tác ở một thời điểm không thể xác định cụ thể, nhưng chắc chắn là rất xa hiện tại, có khi là cách hàng ngàn năm. Hồi ấy, bối cảnh lịch sử - xã hội, thói quen, phong tục, cách sống cũng khác hiện tại, chúng ta không thể đem những nét hiện đại rồi phê phán truyện cổ tích là “man di”, “mọi rợ” hay “thiếu đạo đức” được.
Nếu bạn đọc và hiểu rõ về những thể loại tương tự ở các quốc gia khác như thần thoại Hy Lạp, thần thoại Bắc u, cổ tích Trung Quốc, cổ tích Thái Lan… thì bạn sẽ rất bất ngờ trước những tính tiết rất… vớ vẩn, vi phạm luân thường đạo lý xã hội hiện đại. Như loạn luân, giao phối với động vật, với người thân chung dòng máu, hoặc một số chi tiết mà thời nay hẳn sẽ được quy là mê tín, dị đoan...
Tiếp nữa, cái kết trong truyện Tấm Cám vốn có nhiều dị bản. Một trong những dị bản nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều nhất là Cám bị Tấm sai người rót nước sôi, rồi làm mắm cho mẹ Cám ăn, mẹ Cám ăn một hồi thấy đầu lâu của con rồi lăn ra chết. Một dị bản khác “bớt dã man” hơn là mẹ Cám chết ức khi biết con mình bị rót nước sôi. Một phiên bản lành hơn thì chỉ được ghi tóm tắt là “bị vua trị tội” hoặc “bị sét đánh chết trên đường”. Với mục đích giảng dạy, làm bài học cho thiếu nhi, đoạn kết của Tấm Cám được điều chỉnh cho nhẹ nhàng hơn, còn khi lớn lên hoặc phục vụ nghiên cứu, cái kết được cho là “gốc” vẫn được giữ. Chứ không phải là “tư liệu” cho một bộ phận Tiktoker lên án, chửi bới người xưa. Nếu đúng như tiêu chí của các Tiktoker, chắc chắn là thần thoại Hy Lạp, các phần truyện gốc của Truyện cổ Grimm hay Liêu Trai Chí Dị chắc phải bị đình bản, cấm tuyên truyền mất.
Thứ ba, xét thẳng về mặt cốt truyện, Tấm bị mẹ con nhà Cám hại rất nhiều lần, từ những việc đơn giản bị hớt mất tép, hại chết cá bống, rồi phải nhặt thóc và gạo rồi nặng hơn như lừa nhặt cau rồi chết, hóa thân thành chim thì bị Cám làm thịt, hóa thành xoan đào thì bị đốt, hóa thành khung cửi thì vẫn bị đốt… Với tất cả những gì mẹ con Cám đã làm, thì một cái kết phải chết dã man là điều dĩ nhiên phải xảy ra. Còn bạn nào bảo sao không mách vua quan, thì nên nhớ đây là truyện cổ tích của người xưa, không phải phim gia đình.
Thứ tư, có bất công cho Cám và mẹ Cám khi Tấm được ông Bụt giúp đỡ nhiều lần không? Xin trả lời: Không. Hình ảnh Bụt là một nhân vật xuất hiện nhiều trong chuyện cổ của Việt Nam, đóng vai trò là người giúp đỡ, hỗ trợ những người tốt. Hình ảnh Bụt như muốn nói rằng con người hãy sống lương thiện thì sẽ được phù hộ hoặc hỗ trợ. Ngược lại, sống ác thì phải bị trừng trị, bị phạt. Bụt giúp Tấm đơn giản là vì cô ấy lương thiện, chịu nhiều bất công, lại mồ côi cha, phải phục vụ mẹ con nhà Cám, bị hãm hại quá nhiều lần. Bụt - theo một số nhà phê bình, cũng chính là hiện thân của luật pháp hoặc mong muốn về công lý, đối xử công bằng trong xã hội phong kiến.
Thứ năm, Cám chỉ là người bị hại, chủ mưu là mẹ Cám? Đúng, mẹ Cám là chủ mưu của những tội ác. Nhưng Cám lại chính là người thực thi những âm mưu của mẹ Cám. Phải chịu tội là đúng, oan ức cái gì? Chính Cám là người trực tiếp thực hiện các hành vi hãm hại Tấm, mỗi lần thấy Tấm hóa thân là một lần Cám thấy bực tức và muốn Tấm ra đi mãi mãi. Đó không phải là một tâm thế của người bị hại hay chịu phụ thuộc. Cái kết gốc của Tấm Cám đúng là có hơi hướng kinh dị, nhưng đó vừa là một lời răn đe “ác giả, ác báo” của người xưa.
Thứ sáu, Cám chỉ vì tình yêu với vua? Các bạn đừng quá cuồng ngôn tình mà áp đặt vào truyện cổ tích. Nhân vật Tấm được khắc họa là một người hiền lành, khi trở thành vợ vua đã bỏ qua cho mẹ con Cám, về nhà thắp hương cho cha, bị hành hạ dẫn đến hóa thân nhưng vẫn quyến luyến bên vua âm thầm, còn Cám thì luôn được khắc họa là một người “tham phú phụ bần”, vì danh vọng, vị thế mà nhẫn tâm hãm hại luôn chị mình. Tình tiết “tình yêu của Cám” với vua rất vô lý, khiên cưỡng và không hề được thể hiện trong truyện cổ tích. Còn “tình yêu của Tấm với vua” được cho biết rõ qua một số chi tiết như vua “tâm trạng không vui khi hay tin Tấm ngã xuống ao”, rồi vua bảo chim vàng anh bay vào tay áo, nằm dưới gốc xoan đào, rồi vua nhớ Tấm và nhận ra trầu của Tấm...
Tấm Cám không chỉ dừng lại ở một câu chuyện, mà nó còn mang những hàm nghĩa rất sâu xa về văn hóa, tín ngưỡng, về lối sống, đạo đức, niềm tin, đối nhân xử thế của người Việt hồi xưa. Ai cũng có quyền nghiên cứu, tìm tòi, khám phá thêm những góc nhìn từ những câu chuyện cổ tích, nhưng, những thứ đó phải dựa trên một sự hiểu biết, phân tích, đánh giá trung thực, tôn trọn, hiểu biết.
Làm ơn, các bạn Tiktoker, có vô vàn những nội dung mà các bạn có thể làm, có thể biến tấu. Chỉ mong là các bạn đừng biến tấu, xuyên tạc, bôi đen những giá trị tốt đẹp của dân tộc, như trước đó là “xuyên tạc lịch sử” qua lời hát “nội chiến” và giờ là truyện cổ tích.

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

TÔ VĨNH DIỆN - ANH HÙNG LẤY THÂN CHÈN PHÁO

Tô Vĩnh Diện Sinh năm 1924, quê ở thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa, thuộc đời thứ 15, phân ngành 2, chi 4 họ Tô làng Bao Hàm, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Năm 1946, khi Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, Ông tham gia và dần trở thành chỉ huy dân quân ở địa phương.


Ngày 01/2/1954, đơn vị trên đường kéo pháo ra, đến một con dốc cao và hẹp ở gần Bản Chuối, Tô Vĩnh Diện cùng một pháo thủ phụ trách điều khiển càng pháo để chỉnh hướng cho một đơn vị bộ đội kéo dây tời giữ pháo, ngoài ra còn có 2 chiến sĩ phụ trách chèn bán pháo. Bất ngờ quân Pháp bắn pháo từ Mường Thanh lên. Đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống, đồng thời dây tời bị đứt. Lực giữ pháo yếu đi và khẩu pháo lăn qua chèn. Pháo thủ Lê Văn Chi lái càng phía ngoài bị càng pháo bị hất xuống vực và pháo trôi dần về phía vực sâu. Ông lập tức bỏ càng pháo phía trong, chuyển sang càng pháo phía ngoài, cố gắng đẩy hướng càng pháo đâm vào vách núi. Tuy cản được pháo lăn xuống vực, nhưng đồng chí cũng bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người trọng thương. Giây cuối cùng khi được đồng đội đưa ra để đi cấp cứu, đồng chí vẫn còn hỏi “Pháo có việc gì không” trước khi hy sinh.
Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trao tặng Huân chương quân công hạng nhì, Huân chương chiến công hạng nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1956. Ngày 01/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1426/QĐ-TTg công nhận pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681 là Bảo vật quốc gia.

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

NHỮNG NGÀY THÁNG 4 NĂM 1975.

(Hồi ký: nguyên phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình)
Sau một thời gian ngắn ở Trung ương Cục, đầu năm 1975 tôi được lệnh phải trở ra miền Bắc gấp để đi một chuyến công du nước ngoài. Lần này ra thì nhanh hơn, tuy có bị máy bay của Sài Gòn bắn hai lần. Nhưng cảnh tượng Trường Sơn lại đặc biệt nhộn nhịp.
Đổ vào chiến trường tấp nập ngày đêm rất nhiều xe thiết giáp, xe vận tải chở đạn…, và cuồn cuộn những đoàn quân nối tiếp nhau, những chiến sỹ còn rât trẻ từ các tỉnh phía Bắc đi ra chiến trường mà như đi trảy hội. Chiến dịch mùa Xuân 1975, trận cuối cùng của cuộc chiến 21 năm đang được ráo riết chuẩn bị.


Trên chiến trường, tương quan địch-ta thay đổi nhanh chóng, có lợi cho ta. Ở vùng tạm chiếm, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị, đặc biệt trong giới trí thức tư sản , tôn giáo, kể cả giới Sài Gòn, nhằm mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc và phân hóa đối phương. Mặt khác, sau khi ký Hiệp định Paris, với điều khoản "Mỹ phải rút hết quân, thành lập Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc ba thành phần" nhiều chính khách ở Sài Gòn, kể cả một số cựu bộ trưởng của Sài Gòn, nhân danh "lực lượng thứ ba" đã hoạt động rất tích cực. Tình hình quân sự và chính trị trong nước đều thuận lợi.
Vận động dư luận thế giới
Trước thất bại liên tiếp của quân đội Sài Gòn trên các mặt trận, một số phần tử diều hâu ở Mỹ đã nói đến việc phải đưa quân trở lại để cứu đồng minh. Cần tố cáo ý đồ nguy hiểm đó của chúng. Cần làm rõ Sài Gòn không chịu thi hành Hiệp định Paris chính là vì Mỹ vẫn giúp đỡ họ kéo dài chiến tranh. Vận động dư luận thế giới lúc này là rất quan trọng. Tôi ra Hà Nội tháng 2/1975 liền được giao nhiệm vụ cùng ba đồng chí khác đi một số nước châu Âu và châu Phi để làm nhiệm vụ này.
Lúc đó tôi cũng chưa biết được thật rõ âm mưu của chính quyền Nixon, chỉ biết rằng theo chỉ thị của lãnh đạo phải thông báo cho bạn bè quan tâm, cảnh giác để khi cần thiết có thể ủng hộ chúng ta kịp thời. Qua nhiều tài liệu tiết lộ sau này, đặc biệt qua cuốn sách của Lary Berman Không hòa bình, chẳng danh dự (*), mới thấy rõ chính quyền Nixon không phải là không có ý đồ dùng B52 ném bom miền Bắc trở lại để cứu quân ngụy Sài Gòn đang rệu rã. Nhưng chúng đã không làm được việc đó: vụ bê bối Wartergate khiến Nhà Trắng rối bời, và quan trọng hơn nữa là thái độ của đa số nhân dân Mỹ thể hiện qua các ý kiến của các nghị sỹ trong Quốc hội Mỹ kiên quyết không tiếp tục cuộc chiến hao người tốn của và thất bại, bị cả thế giới lên án.
Tôi sang Pháp, gặp một số báo chí, từ đó liên lạc với các bạn ở Mỹ, Canada, Thụy Điển…, rồi sang Algérie. Gặp các bạn ở đây, họ hết sức vui mừng vì chiến dịch mùa Xuân đã bắt đầu và Quân giải phóng tiến như chẻ tre. Các bạn Algérie nói: Chúng tôi theo dõi trên bản đồ, thấy mỗi ngày Quân giải phóng giải phóng một tỉnh, nhưng sau rồi các chiến sỹ của các bạn đi quá nhanh, chúng tôi không còn theo kịp nữa!
Khi quân ta bắt đầu tấn công Buôn Ma Thuột, bắt đầu chiến dịch mùa Xuân 1975, tôi hiểu rằng Bộ Chính trị đã đặt mục tiêu giải phóng miền Nam Việt Nam trong hai năm 1975-1976, sau chiến thắng Phước Long, đặc biệt sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột, Bộ Chính trị quyết định nắm thời cơ chính thức mở chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Trên mặt trận ngoại giao
Trên mặt trận ngoại giao, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam (CPLTCHMN) liên tiếp thu được thắng lợi lớn. Trước những chiến thắng dồn dập của quân dân ta, dường như nhiều chính phủ đã thấy cuộc chiến đấu của chúng ta sẽ sớm thắng lợi nên họ đã nhanh chóng công bố công nhận ngoại giao CPLTCHMN. Đến ngày thống nhất đất nước, CPLTCHMN được 65 nước công nhận ngoại giao.
Sau Algérie, biết có một hội nghị lớn của các nước châu Phi (OUA) sắp họp tại Tanzania, chúng tôi bay đến đó, đề nghị với các bạn cho tôi phát biểu tại hội nghị vì có tình hình quan trọng muốn được thông báo. Theo quy chế của OUA không ai được phát biểu tại hội nghị này ngoài các nước châu Phi. Tôi năn nỉ các bạn nước chủ nhà Tanzania. Cuối cùng bạn đồng ý khi bàn hết các vấn đề của hội nghị, sẽ cho tôi 15 phút.
Tôi và đồng chí Lê Mai ngồi từ 6 giờ chiều đến mãi 5 giờ sang hôm sau mới được phát biểu. Không ăn không uống cả một đêm, đến khi lên diễn đàn, cổ tôi như nghẹt lại, nói gần như không ra tiếng. Nhưng chúng tôi đã đạt được yêu cầu: thông báo được tình hình đang diễn ra ở Việt Nam và kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn nguy cơ Mỹ đưa quân trở lại. Đến ngày 15/4, chúng tôi nhận được điện trong nước gọi về ngay. Không đủ tiền mua vé về nước và ở Tanzania chưa có Đại sứ quán Việt Nam. Chúng tôi đành đến Đại Sứ quán Trung Quốc yêu cầu giúp đỡ, và đã được đáp ứng nhiệt tình.
Về đến Hà Nội, ta đã giải phóng Đà Nẵng, đại quân đang tiến về Sài Gòn. Tôi được chỉ thị vào Đà Nẵng, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và nhiều vị khác của Chính phủ Cách mạng Lâm thời đã có mặt ở đây. Chính phủ Cách mạng Lâm thời (CMLT) ra nhiều tuyên bố quan trọng và đón tiếp một số đoàn quốc tế và các nhà báo.
Thành phố Đà Nẵng vừa mới được giải phóng, nhân dân từ Quảng Trị,Thừa Thiên, Quảng Ngãi dồn về đông nghịt, nhưng chỉ vài ngày sau, trật tự đã được thiết lập và bộ máy chính quyền mới đã hoạt động đàng hoàng.
Sài Gòn được giải phóng!
Tối 29/4/1975, tôi đang tiếp vợ chồng nhà sử học Mỹ Gabriel và Joyce Kolko thì đài Giải phóng ra lời kêu gọi chính quyền và quân đội Sài Gòn đầu hàng. Tôi nghe mà xao xuyến. Vợ chồng nhà sử học Mỹ cảm động, ứa nước mắt. Chúng tôi cầm tay nhau, siết chặt. Thế là ngày hôm sau - 30.4, việc phải đến đã đến! Sài Gòn được giải phóng! Như một tin sét đánh! Các đài, thông tấn báo chí thế giới đều đưa tin: Sài Gòn thất thủ! "Việt cộng" đã chiến thắng! Nhân dân cả nước đổ ra đường, ôm nhau mà khóc, những giọt nước mắt vui sướng! Đây là kết quả tất yêu của sự hy sinh của cả dân tộc, là thành quả huy hoàng và công lao chung của cả dân tộc, từ các lực lượng vũ trang, các lực lượng chính trị hoạt động công khai hoặc bí mật, từ những em bé dẫn đường đến bà con mọi tầng lớp, những người anh hung có tên tuổi và triệu triệu người vô danh. Không ai có thể nói phần này do anh, phần này do tôi. Và trong lúc này,tôi lại nghĩ đến vai trò của hậu phương lớn, miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Gọi hậu phương mà cũng là tiền phương. Nhớ có lần đến thăm các bạn Palestine trong các trại tị nạn, gặp lãnh tụ Yasser Arafat , mọi người đều hỏi nhờ đâu mà Việt Nam chiến đấu và chiến thắng. Chúng tôi đều trả lời: " Có ba điều: Chúng tôi có Hồ Chí Minh, lãnh tụ xuất chúng của Việt Nam đã suốt đời phục vụ sự nghiệp đấu giành độc lập, tự do cho đất nước; chúng tôi có sự đoàn kết dân tộc mạnh mẽ; và chúng tôi có cả miền Bắc, một nửa đất nước xã hội chủ nghĩa làm hậu phương lớn vững chắc." Các bạn Palestine liên hệ với tình hình của mình, thấy đúng những điểm đó là chỗ yếu của các bạn.
Chiến thắng hoàn toàn và nhanh chóng của Việt Nam đã làm cho cả thế giới vui mừng và kinh ngạc. Theo tôi hiểu, ngay cả Liên Xô và Trung Quốc, hai bạn chí cốt của Việt Nam có lẽ cũng bất ngờ. Trung Quốc từng khuyên ta nên " trường kỳ mai phục" vì địch rất mạnh. Liên Xô thì lo ta không đủ sức chiến thắng, có thể chiến tranh lan rộng, làm tình hình thế giới thêm phức tạp. Nhưng rõ ràng là cuộc chiến đấu kiên cường, anh dung của nhân dân Việt Nam và thắng lợi cuối cùng của chúng ta đã góp phần làm cho vị thế của phe xã hội chủ nghĩa lúc đó lên cao trên trường quốc tế. Chúng ta tự hào đã cổ vũ lòng tự tin, quyết tâm của nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ, vì hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội. Chúng ta cũng không bao giờ quên trong thắng lợi vĩ đại của Việt Nam có sự đóng góp to lớn, quý báu, không thể thiếu được của nhân dân các nước Xã hội chủ nghĩa, nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới. Và chúng ta biết mở đầu chiến tranh, tiến hành chiến tranh cực kỳ anh dũng và thông minh, thì cũng biết cách kết thúc chiến tranh thật tuyệt.
(Trích từ cuốn hồi ký Gia đình, bạn bè và đất nước, Nxb Tri Thức)

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG GIẢ TRAI ĐI ĐÁNH GIẶC

Mẹ Trần Quang Mẫn (tên thật là Trần Thị Sáu), sinh năm 1926, trong một gia đình trung nông ở xã Vĩnh Thạnh, Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Rạch Giá. Hiện nay, mẹ đã 95 tuổi, sức khỏe đã yếu đi rất nhiều, do những di chứng của những năm tháng bị tra tấn trong tù, cứ trái gió, trở trời lại làm mẹ đau nhức, trên gương mặt hằn lên những nếp nhăn của thời gian, lưng đã còng. Nhưng trong đôi mắt ấy, vẫn còn ánh lên những nét tinh anh, trong ánh mắt ấy, chúng tôi vẫn thấy lấp lánh một hình ảnh của một nữ chiến sĩ chỉ huy thông minh và gan dạ.


Năm 1946, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Khắp vùng sông nước miền Tây lại nhuốm màu tang tóc bởi gót giày xâm lược của kẻ thù. Dòng thác cách mạng ở miền Tây Nam bộ đã thu hút hàng ngàn thanh niên tham gia diệt giặc, trong khí thế đó, đã thôi thúc lòng yêu nước của người con gái thôn quê Trần Thị Sáu muốn tòng quân giết giặc cứu nước.
Khi mới 17 tuổi, mẹ đã trốn nhà đi theo Vệ quốc đoàn, nhưng không thành. Lần đầu tóm được con gái trốn nhà đi theo vệ quốc, trong cơn giận dữ, ông Hai Phước (Ba của Mẹ Mẫn) dúi đầu con mình xuống bộ ván gõ, cầm dao chặt cụt hết mái tóc dài chấm eo của cô con gái 17 tuổi. Lần thứ hai, mẹ Mẫn vừa chạy ra khỏi nhà một quãng lại bị ba cầm dao đuổi theo, ông doạ sẽ tự sát nếu mẹ bỏ đi lần nữa. Nhưng càng bị cha ngăn cản, mẹ càng nung nấu khát vọng được cầm súng. Thấy không thể lay chuyển được ý định của con, người cha lặng lẽ cho con thực hiện ước mơ của mình. Từ đó, mẹ quyết định giả trai, bỏ chữ “Thị” trong tên lót của mình và thêm chữ “Quang” để thành Trần Quang Mẫn và tham gia kháng chiến. Trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, có lẽ Mẹ Mẫn là trường hợp duy nhất cải nam trang nhập ngũ đi đánh giặc. Từ một cô gái xinh đẹp da trắng, tóc dài, mẹ đã phơi nắng, cắt tóc ngắn, đi lại khệnh khạng, gào thét cho vỡ giọng để giả trai cho thật giống.
Do đó, suốt 5 năm hoạt động trong Đại đội 70 (sau thành Trung đoàn 124 - Quân khu 9), “anh” Mẫn nổi tiếng mưu trí, gan dạ trong chiến đấu vẫn không hề bị phát hiện. Đến nỗi một cô gái Kh’Mer đem lòng yêu “anh” Mẫn “đẹp trai”. Để được vậy, Mẹ phải luôn chứng tỏ mình là con trai, Mẹ tâm sự: “Tôi phải dang nắng cho da đen sậm, tập hút thuốc rê, thuốc lào, tập huýt sáo, tập đá banh… dần dần, tôi chơi xuất sắc những trò chơi của con trai, ngoài ra tôi còn tập đái đứng, còn khi tắm, tôi bơi qua sông, lặn một hơi, tìm chỗ kín đáo, tắm xong thì bơi trở lại chỗ cũ đùa giỡn với đồng đội. Khổ nhất là chu kỳ hàng tháng của phụ nữ. Mỗi khi có cuộc hành quân, tôi phải uống thuốc để ngăn lại. Đánh giặc không cực nhưng để giữ mình là “con trai” quả là quá sức đối với tôi!”
Trước khi giả trai, gia đình có hứa gả Mẹ cho một chàng trai tên Nguyễn Văn Bé (tức Mười Bé). Hai người đã qua lại thăm nhau vài lần. Từ ngày Mẹ cải trang thành nam giới đi theo kháng chiến, anh Bé cũng đi bộ đội. Tình cờ 2 người gặp lại nhau trên chiến trường và sự việc giả trai của Mẹ bại lộ. Tới lúc này cả trung đoàn mới ngã ngửa vì trong suốt 5 năm liền không ai để ý và phát hiện ra chuyện “động trời” này. Sau đó đơn vị đứng ra tổ chức đám cưới cho hai người. Sau 7 ngày hạnh phúc, anh Bé được lệnh trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Tình yêu của họ được đánh dấu bằng sự ra đời của bé Quốc Hưng. Cậu bé tuổi Nhâm Thìn (1952) được ông ngoại đặt tên là Nguyễn Quốc Hưng với lòng mong mỏi Tổ quốc sẽ có ngày thanh bình, hưng thịnh. Sinh con được vài tháng, anh Bé hy sinh trong trận tiêu diệt đồn Chàm Chệt (4/1952) tại Bàn Tân Định. Sau nỗi đau mất chồng, sáu tháng sau Mẹ phải gửi Quốc Hưng lại cho ông bà ngoại để trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu cùng đồng đội.
Quang Hưng lớn lên giống cha, mẹ ở cái tính lanh lẹ, lém lỉnh và gan dạ. Năm 11 tuổi, Quốc Hưng đã trốn ông bà ngoại và mẹ lên tỉnh đội Rạch Giá xin được làm liên lạc. Không thể thuyết phục được cậu bé, cán bộ tỉnh đội đã phải bố trí cho Quốc Hưng công tác ở đội U Minh 10. Làm liên lạc rất ít có cơ hội đi chiến đấu, nhưng Quốc Hưng nằng nặc xin bác Bốn Tâm cho sang bộ phận trinh sát. Tuy nhỏ tuổi, nhưng Quốc Hưng rất mưu trí, dũng cảm. Năm 15 tuổi, Quốc Hưng đã chững chạc, từng trải trận mạc.
Sau khi phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, không thực hiện tổng tuyển cử, Mỹ đã dựng lên chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm ở miền Nam. Với Luật 10/59, chúng lê máy chém khắp miền Nam, hàng loạt đồng bào yêu nước và cán bộ cách mạng bị giết hại dã man. Bọn Diệm đã dựng lên ở miền Tây 7 tên ác ôn khét tiếng mà chúng gọi là "Người hùng chống cộng Miền Tây", đứng đầu là tên Lâm Quang Phòng, chỉ huy khu An Phước (Vĩnh Thuận). Nghị quyết của Tỉnh Uỷ Rạch Giá là phải trừ khử tên Phòng bằng mọi giá, để bảo toàn lực lượng.
Mẹ Mười Mẫn được phân công nhiệm vụ này. Biết nhà tên Phòng sắp tổ chức đám giỗ cho người cha, Mẹ đã giả làm người gúp việc trong nhà bà cô của Phòng, vừa làm, vừa đưa mắt quan sát không bỏ sót chi tiết nào của tên Phòng. Khi tiệc xong, tên Phòng thấm mệt, hắn nằm trên võng lim dim, Trong khoảnh khắc, thừa lúc hai tên bảo vệ quay ra ngoài, Mẹ rút dao, dồn hết sức mạnh căm thù chém vào cổ tên Phòng. May mắn cho hắn là đêm ấy hắn chọn chiếc áo quá dày để mặc, hắn ngã xuống mà không chết, Mẹ lại bồi thêm nhát nữa, nhưng lưỡi dao chỉ trượt qua cổ... Sau đó Mẹ bị bắt và bị kết án 12 năm khổ sai, 5 năm biệt xứ, nhưng mẹ đã chống án, cuối cùng án còn 7 năm tù khổ sai, 5 năm biệt xứ, đó là vào tháng 7 năm 1958.
Trong tù mẹ tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ nên giặc đã đưa Mẹ đi khắp các nhà tù Rạch Giá, Chương Thiện, Tân Hiệp, Chí Hoà, Côn Đảo... Trong tù, Mẹ phải chịu nhiều đòn tra tấn dã man của giặc, bao thủ đoạn dụ dỗ, hòng làm nhụt chí khí của người chiến sĩ cách mạng, nhưng mẹ vẫn giữ vững khí vững khí tiết một lòng theo Đảng, theo cách mạng. Cuối năm 1966, bọn giặc buộc phải thả Mẹ ra.
Nhưng nỗi đau đớn, bất hạnh lại ập xuống đời Mẹ một lần nữa. Người con trai duy nhất của Mẹ là Nguyễn Quốc Hưng đã anh dũng hy sinh khi vừa tròn 15 tuổi, trong trận càn ở Bưng Đế - Gò Quao. Tháng 12 năm 1994, Mẹ Mười Mẫn được Nhà nước phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, vì có chồng và con trai độc nhất hy sinh.
Năm 1974, Thiếu tá Trần Thị Quang Mẫn được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 20 thuộc Cục Chính trị Quân khu 9. Trong một lần máy bay địch ném bom oanh tạc nơi đóng quân, toàn tiểu đoàn xuống hầm trú ẩn. Ngớt tiếng bom, mẹ lên khỏi hầm thì phát hiện gần đó có một thiếu phụ mang thai bị chết bom mà thai nhi trong bụng còn thoi thóp. Mẹ liền dùng dao găm rạch trên bụng người mẹ để cứu một bé gái. Bé gái được đặt tên là Ngọc Hân và trở thành con gái của Mẹ. Đây là nguồn an ủi của Mẹ cho đến ngày hôm nay.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

“…CHÚNG TÔI ĐÃ CHIẾN ĐẤU HẾT ĐẠN, XIN VĨNH BIỆT CÁC ĐỒNG CHÍ”

Trong hàng triệu bức điện mật xuyên suốt từ thời chiến đến thời bình, phần lớn các bức điện nhằm duy trì thông tin liên lạc, chỉ đạo, chỉ huy của lãnh đạo. Nhưng cũng có những bức điện mật là lời chào, lời từ biệt gửi tới đồng đội; phản ánh sự khốc liệt của những năm tháng chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Một trong số đó là bức điện mật cuối cùng của chiến sĩ cơ yếu đồn Pha Long, với những lời từ biệt đồng đội “...Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.


Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi đất nước Việt Nam được thống nhất, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động tâm lý thù hằn dân tộc, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai… gây nên tình hình căng thẳng, phức tạp giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc tiến công của quân Trung Quốc vào biên giới phía Bắc Việt Nam (tháng 2/1979).
Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết tình hình nói trên bằng giải pháp hòa bình, đồng thời khẩn trương tăng cường lực lượng, đẩy mạnh xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước.
Trong những ngày cuối năm 1978 đầu năm 1979, theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư lệnh, phụ trách cơ yếu các đơn vị đã nhanh chóng rà soát, bổ sung tiếp vào kế hoạch bảo đảm liên lạc qua kỹ thuật mật mã trong chiến đấu. Các đơn vị đã cử cán bộ cơ yếu xuống các đồn biên phòng kiểm tra, giúp đỡ cơ yếu đồn thực hiện kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu theo phương án đã quy định của cấp trên. Các quy ước liên lạc trong tình huống khẩn cấp đã được các đồn thực tập liên lạc thử về tỉnh và vượt cấp về Bộ Tư lệnh.
Ngày 17/2/1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới Trung Quốc - Việt Nam, tiến công nhiều mục tiêu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nhằm nhanh chóng đánh chiếm một số thị xã, đường tiếp tế của Việt Nam từ phía sau lên. Hướng tiến công chủ yếu là Lạng Sơn, Cao Bằng, hướng quan trọng là Lào Cai, hướng phối hợp là Phong Thổ, Lai Châu, hướng nghi binh để thu hút lực lượng của Việt Nam là Hà Tuyên và Quảng Ninh.
Cách đánh chủ yếu của Trung Quốc là sử dụng lực lượng áp đảo bất ngờ tiến công đồng loạt, tập trung vào hướng chính diện kết hợp với vu hồi, thọc sâu, bao vây, chia cắt lực lượng ta, đặc biệt là sử dụng pháo binh gây sát thương lớn cho bộ đội và dân thường Việt Nam.
Tại Lào Cai, Trung Quốc dùng 2 trung đoàn bộ binh bất ngờ tấn công đồn Pha Long, nhằm triển khai ý đồ chiến thuật cắt rời mảnh đất hình tam giác này ra khỏi thế trận liên hoàn toàn tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Đồn Pha Long rơi vào thế cô lập, bị bao vây. Với tinh thần cách mạng, các chiến sĩ đã chiến đấu phòng ngự trong suốt 4 ngày đêm chống trả số lính thiện chiến, có sự yểm trợ của pháo binh và đông gấp nhiều lần bên ta.
9 giờ ngày 18/2/1979 địch tập trung lực lượng lớn tiếp tục áp sát đồn, kêu gọi chiến sĩ ta đầu hàng. Cán bộ chiến sĩ đồn Pha Long vẫn bình tĩnh ngoan cường nổ súng vào đầu quân xâm lược. Những lúc ác liệt đó, chiến sĩ Nguyễn Duy Mạc, nhân viên Cơ yếu Đồn Biên phòng Pha Long (Hoàng Liên Sơn) vẫn liên tục một tiếng, rồi ba mươi phút một lần mã điện báo cáo về Tỉnh và Bộ Tư lệnh. Quyết tâm chiến đấu của cán bộ chiến sĩ đồn Pha Long đã được chiến sĩ Mạc chuyển đi ngay trưa 18/2/1979: “Đồn Pha Long bị bao vây, địch đã chiếm hết các chốt của ta, lực lượng thương vong nhiều. Nhưng anh em chúng tôi còn lại kiên quyết không rời vị trí chiến đấu. Dù còn một người cũng chiến đấu”.
11 giờ 20 ngày 18/2/1979, bộ phận cơ yếu tỉnh bộ Công an vũ trang Hoàng Liên Sơn đã cấp tốc chuyền ngay mệnh lệnh chiến đấu của Ban chỉ huy Tỉnh cho đồn Pha Long và đại đội 3 cơ sở biên phòng: “Đại đội 3 chi viện ngay cho đồn Pha Long để cùng phối hợp chiến đấu. Các đồng chí hãy nêu cao khí phách anh hùng dù hy sinh cũng phải chiến đấu đến cùng, kiên quyết không đầu hàng địch, không để địch bắt sống”.
Tiếp đó, Phòng Cơ yếu cũng mã ngay chỉ thị khẩn cấp của Bộ Tư lệnh cho Trung đoàn 16 cơ động biên phòng: “Điều ngay tiểu đoàn một ở Mường Khương triển khai cùng tác chiến với đồn Pha Long. Cho một đại đội khác tìm đường từ Xi Ma Cai lên Pha Long cùng chiến đấu. Nhận chỉ thị này thực hiện ngay không được chậm”.
Thời điểm ấy, Đồn trưởng Pha Long đi công tác xa, việc chỉ huy do thượng úy Trần Ngọc, Chính trị viên kiêm Bí thư Chi bộ Đồn. Mặc dù, trước đó đã được chi viện tăng cường, nhưng do bị vây đánh suốt mấy ngày liền, lương thực, đạn dược cạn dần, thương vong ngày càng cao...
Đến sáng 19/2/1979, quân Trung Quốc đông gấp nhiều lần. Trước nguy cơ Đồn bị rơi vào tay địch, Phòng Cơ yếu đã điện chỉ đạo cho cơ yếu đồn Pha Long: “Tình hình không bảo đảm an toàn tài liệu thì báo cáo Ban chỉ huy đồn tìm cách bảo vệ hoặc xử lý ngay”.
11 giờ ngày 19/2/1979, Cơ yếu đồn Pha Long đã mã bức điện cuối cùng của Ban Chỉ huy Đồn báo cáo Bộ Tư lệnh và Ban chỉ huy tỉnh: “Một Sư đoàn địch đang vây hãm đồn. Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.
Được lệnh của Ban chỉ huy Đồn, chiến sĩ Nguyễn Duy Mạc đã hủy toàn bộ tài liệu, phương tiện kỹ thuật mật mã, tiếp tục phối hợp cùng các đồng chí còn lại bàn phương án tác chiến.
Chiến tranh đã qua đi nhưng kí ức về một thời bom đạn vẫn còn đó. Càng thấm thía, biết ơn sâu sắc đối với lớp lớp thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên ngành Cơ yếu sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang “Trung thành, Tận tụy, Đoàn kết, Kỷ luật, Sáng tạo”, quyết tâm thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng ngành Cơ yếu Việt Nam chính quy, tiến thẳng lên hiện đại.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

Hà Nội: Ngày này năm xưa!

Giáng sinh ở Hà Nội cách đây 48 năm, một ngày Giáng sinh trọn vẹn và quý giá hơn bao giờ hết. Lần đâu tiên, người dân miền Bắc nói chung, người dân Hà Nội nói riêng mới thấy hết được ý nghĩa của ngày Chúa sinh ra đời. Không phải vì món quà của ông già Noel mà là vì phi công Mỹ mải lạy Chúa cho nhanh qua những ngày ác mộng. Còn đối với người dân miền Bắc năm đó, ông già Noel thay cưỡi tuần lộc bằng đi máy bay, thay tặng quà tất bọc bằng tặng quà được bọc bằng bom.


Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng là trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ. 193 chiếc B52 được huy động đánh phá thì có tới 417/663 lần chúng đánh phá thủ đô Hà Nội. Nửa triệu người dân Thủ đô đã đi sơ tán, nửa triệu người còn lại đã dạy cho Mỹ thế nào là khí phách Việt Nam. Gạt đi nước mắt, biến đau thương thành hành động, những chiến sĩ, những người dân bảo vệ Thủ đô lúc bấy giờ đã trả mối hận cho những vong linh của người dân phố Khâm Thiên, những vong linh của bác sĩ, y tá bệnh viện Bạch Mai. Khiến cho không lực số 1 Trái đất trong những ngày cuối cùng của chiến dịch phải né Hà Nội mà thả bom, khiến cho tên tuổi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” được bạn bè quốc tế biết đến. 
Mỹ mạnh mồm tuyên bố rằng: “sẽ đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá”. Nhưng sau 12 ngày đêm, từ Chính phủ Mỹ đến phi công Mỹ đều chui vào hang đá để trốn chỗ đỡ nhục trong khi miền Bắc Việt Nam chuyển về giai đoạn thời kỳ “đồ Nhôm” khi là một trong số ít dân tộc khai thác quặng nhôm ở trên trời. 
Nhìn Hà Nội đông vui đêm Noel giữa mùa dịch bệnh, mới thấy trân quý sự hi sinh của bao anh hùng liệt sĩ, mới thấy sự nỗ lực không ngừng của chính quyền và nhân dân Thủ đô trong phòng chống dịch bệnh suốt 1 năm qua. Tiếng chuông nhà thờ tưởng nhớ đến Chúa nhưng xin một lần khi nhắm mắt cầu nguyện, hãy thầm cảm ơn những người thay Chúa lan tỏa yêu thương, gìn giữ hòa bình.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2020

TAN BIẾN

Ngày 08/07/1972, anh hùng phi công Đặng Ngọc Ngự đã hy sinh trong một trận đánh đối đầu với hơn 30 máy bay Mỹ. Trước khi hy sinh, vị phi công đạt đẳng cấp ACE này đã hạ gục 1 máy bay Mỹ. Đó cũng là chiếc máy bay Mỹ thứ 7 và cũng là cuối cùng trong cuộc đời bi hùng của ông. Cháu ngoại của anh hùng Đặng Ngọc Ngự kể lại rằng, sau ngày ông ngoại hy sinh, bà ngoại nén đau thương để nuôi 4 người con ăn học, vượt qua nỗi đau thời chiến và giai đoạn bao cấp khổ cực. Người con thứ 3 của anh hùng Đặng Ngọc Ngự được đặt tên là "Mích" - tên gọi "Việt hóa" của máy bay MiG, Đặng Ngọc Mích để ghi nhớ những chiến tích đầy tự hào của người cha anh hùng.


"Một người chiến sĩ khác là Nguyễn Văn Đông. Người chiến sĩ này tham gia chống Pháp năm 13, chống Nhật năm 15 và tiếp tục gia nhập hàng ngũ những chiến binh Việt Cộng để đánh Mỹ. Anh bị bắt hai lần, bị tra tấn gãy mất 10 chiếc răng và được thả vào gần ngày chiến thắng. Tưởng như chiến tranh sẽ dừng lại, nhưng một lần nữa, anh lại hành quân lên phía Bắc chống cuộc chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc, rồi gia nhập vào một đơn vị bổ sung cho chiến trường Campuchia, đánh Polpot. Ba người con trai của chiến sĩ Nguyễn Văn Đông đã mất trong chiến tranh, hai trong số đó mới chỉ chưa đến 10 tuổi. Mẹ tôi là người con thứ 9 - cũng là người con cuối cùng của người chiến sĩ anh hùng đó, tôi và ông đã giao hẹn rằng sẽ gặp lại nhau sau 3 năm nữa, khi tôi trở về từ Hungary. Bây giờ, những chiếc huy chương chiến công của ông vẫn nằm gọn trong tủ".
Nếu bạn nào có cha ông, người thân từng tham chiến trong các cuộc chiến ở thế kỷ trước, hẳn đã được nghe không ít thì nhiều những câu chuyện về một thời khói lửa ấy. Mình cũng lớn lên từ những câu chuyện như thế, những câu chuyện không chau chuốt ngôn từ, nhưng lại rất "bánh cuốn".
Đôi khi, mình hay tự hỏi rằng, liệu thế hệ sau này, sẽ được nghe những câu chuyện ấy như thế nào, khi những con người của thế hệ đã cũ ấy lần lượt rời bỏ chúng ta mà lên thiên đường. Phải công nhận rằng, với nhiều người, trong đó có mình, tình yêu Tổ Quốc khởi nguồn từ những câu chuyện như vậy.
Hồi tướng Giáp mất, có một đám trẻ bình luận không hay, nếu không muốn nói là khiếm nhã về một bác lính già, đi dép cao su, mặc bộ quân phục bạc nhếch, đứng chào tiến biệt tướng Giáp từ xa vì không chen vào dòng người đông đúc được. Người lính già đó là Phàng Sao Vàng, một chiến sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lúc ấy đã 79 tuổi nhưng vẫn đủ lực cầm lái chiếc xe máy cũ vượt hàng trăm cây số đến Hà Nội. Người lính già này và bao người anh em cùng lứa ấy, gọi tướng Giáp là "Anh Cả".
Khi TBT Lê Khả Phiêu mất, có nhiều cựu chiến binh đến đón tiễn ông và hầu hết họ đều ăn vận những bộ quân phục cũ, ngả màu. Nhiều người thắc mắc là tại sao những người lính già ấy không mặc những bộ trang phục/quân phục mới hơn, lịch sự hơn, mà lại khư khư giữ lại những thứ cũ mèm như thế?
Chúng ta hay có cái gọi là kỷ vật, đó là thứ thường gắn với một sự kiện hoặc một người nào đó mà chúng ta yêu quý, thương mến. Những thứ như vậy, thường thì chúng ta sẽ giữ lại thật lâu, đặt vào một góc ít người biết. Những người lính già đó, cũng có những thứ kỷ vật. Trong những năm tháng khói lửa và cái chết không phải là một điều gì đó gây ra sợ hãi, thì kỷ vật của người lính già ấy có khi chỉ là bức thư, có khi chỉ là chiếc lược, có khi chỉ là viên đạn hay bộ quân phục đã cũ. Kỷ vật là những thứ trường tồn theo thời gian, không phải là thứ có thể dễ dàng thay mới được.
Hơn một tháng trước, trong một vụ việc liên quan đến mùa lũ, nhiều người đặt câu hỏi vô duyên rằng: Quân đội ở đâu? Lính tráng ở đâu? Tiền thuế đóng để làm gì? Mà lại mặc dân đói khổ lầm than, đói kém...
Người ta nghĩ gì khi hỏi vậy nhỉ? 
Mà mấy vấn đề trước mặt mà người ta còn lãng quên và hỏi ngu được thì những chiến công mấy chục năm giời, vào một ngày trong tương lai, liệu có bị tan biến hay không? 
Đọc tin tức báo chí, từ báo giấy đến báo điện tử, khá là khó để tìm đọc những thông tin về ngày 22/12... Hồi lâu, có một người thầy nói với mình thế này, báo chí bây giờ thường đưa những tin mà người đọc muốn đọc, cánh nhà báo phóng viên chỉ đưa những thông tin mà họ muốn đưa... Vậy câu hỏi nữa là, phải chăng, không ai muốn quan tâm đến những ngày như 22/12 hay 27/07 nữa?
Một người cựu binh già đánh đàn giữa khu mộ, một người khác bó lại chiếc cẳng chân nhân tạo để thuận tiện di chuyển, một người khác nhìn những dòng ghế bên cạnh vắng người - chỗ ấy có thể dành cho những người đồng đội cũ của họ, những người đã chống lại chiến tranh và mất trong hòa bình.