Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

PHÁT NGÔN ĐANH THÉP CỦA CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG TRONG BỨC ẢNH NỔI TIẾNG "NỤ CƯỜI CHIẾN THẮNG"

Người con gái cách mạng trong bức ảnh nổi tiếng "Nụ cười chiến thắng" là Bà Võ Thị Thắng, sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Năm 9 tuổi, bà bắt đầu bước chân vào con đường cách mạng bằng việc tham gia đưa thư, mang cơm cho cán bộ trong hầm bí mật. Năm 13 tuổi, bà thi đậu vào trường công lập Gia Long Sài Gòn (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai); 16 tuổi là thành viên Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Bến Lức - Long An và khi 17 tuổi, được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động trong phong trào thanh niên - sinh viên - học sinh.

Tháng 7/1968, Võ Thị Thắng được giao nhiệm vũ ám s*t Trần Văn Đỗ, người được cho là “mật vụ chỉ điểm” tại quận 6. Trong khi thực hiện, không may mắn, Võ Thị Thắng bị địch bắt, tù đày và tra t*n dã man. Tuy nhiên chừng đó vẫn không đủ làm người con gái ở lứa tuổi xuân thì ấy mất đi ý chí đấu tranh và khí tiết của người chiến sĩ cách mạng.
Ngày 2/8/1968, Võ Thị Thắng được đưa ra trước tòa án quân sự mặt trận 3 vùng chiến thuật của chính quyền Sài Gòn. Khi ấy một thành viên trong hội đồng xét xử đã vội hả hả tự đắc: “Vậy là cuộc đời cô nữ sinh kể từ đây chôn vùi trong khám tối”. Nhưng ngay lập tức, Thắng đã đanh thép vặn lại: “Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”. Thực tế đã chứng minh lời nói của bà. Ngày 7/3/1974, Võ Thị Thắng và nhiều chiến sĩ cách mạng khác đã được trả tự do theo

0 nhận xét:

Đăng nhận xét