KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn quốc hội thông qua. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quốc hội thông qua. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Quốc hội đã thông qua Luật Công an nhân dân sửa đổi

Giám đốc công an ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I có trần quân hàm Thiếu tướng.

Sáng 20/11, Quốc hội đã thông qua Luật công an nhân dân sửa đổi với 416/464 đại biểu có mặt tán thành, đạt gần 86%; có 40 đại biểu bấm nút không đồng ý thông qua luật, chiếm hơn 8,2%. Đây là tỷ lệ không đồng ý nhiều hơn so với một số Luật được Quốc hội thông qua gần đây.
Trước đó, khi biểu quyết thông qua điều 25 quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân, chỉ có 354/465 đại biểu có mặt tán thành, đạt gần 73%.
Theo điều 25, cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan là: Đại tướng đối với Bộ trưởng Công an; Thượng tướng với Thứ trưởng, số lượng không quá 6; Trung tướng, số lượng không quá 35.

Quốc hội đã thông qua Luật Công an nhân dân sửa đổi
Các đại biểu ấn nút thông qua luật ở Quốc hội.
Những người có cấp bậc hàm Trung tướng gồm Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an. Các đơn vị này phải có một trong các tiêu chí, như: Chức năng, nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các bộ, ngành, địa phương; có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; có chức năng nghiên cứu, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ toàn lực lượng.
Cũng theo quy định của Luật, Bộ Công an có số lượng Thiếu tướng không quá 157. Những người có cấp bậc hàm Thiếu tướng gồm Cục trưởng của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương; Giám đốc Công an tỉnh, thành trực thuộc Trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông (số lượng không quá 11); Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương (số lượng không quá 3).
Bên cạnh đó, cấp bậc hàm Thiếu tướng còn dành cho Phó cục trưởng, Phó tư lệnh và tương đương của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an (17 đơn vị mỗi đơn vị không quá 4, các đơn vị còn lại mỗi đơn vị không quá 3); Phó giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó giám đốc Công an TP HCM (mỗi đơn vị không quá 3)...

Sỹ quan biệt phá được hưởng chính sách như công tác trong ngành Công an

Theo điều 29 Luật Công an nhân dân (sửa đổi), căn cứ yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền quyết định biệt phái sĩ quan đến công tác tại cơ quan, tổ chức ngoài lực lượng theo quy định của pháp luật.
Sĩ quan biệt phái được hưởng chế độ, chính sách như sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân; khi kết thúc nhiệm vụ biệt phái được bổ nhiệm chức vụ tương đương chức vụ biệt phái; được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ biệt phái. 

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Gần 87% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật An ninh mạng

Sáng 12/6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng.

Theo kết quả kiểm phiếu, 423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86,86% tổng số đại biểu) tán thành thông qua Luật An ninh mạng. Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%).

Trước đó, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Điều 10 Luật An ninh mạng về hệ thống thông tin quan trọng quốc gia (hơn 86% tán thành) và Điều 26 về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng (hơn 81% tán thành).

Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng sáng 12/6
Các hành vi bị cấm

Luật An ninh mạng có 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 8 Luật An ninh mạng cấm sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội như chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hướng dẫn, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội hoặc hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác...

Luật cũng cấm tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Trong số các hành vi bị cấm nêu trong Luật An ninh mạng có việc tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc…

Hành vi sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác... cũng bị luật nghiêm cấm.

Luật An ninh mạng sau nhiều lần chỉnh sửa cấm chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng. Hành vi Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi cũng sẽ bị xử lý.

Facebook, Google phải đặt máy chủ ảo về Việt Nam

Điều 26 Luật An ninh mạng về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng và cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản.

Các doanh nghiệp phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung bị cấm trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ và ngừng hoặc không cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân trên khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ TT-TT.

Theo Luật An ninh mạng, Facebook, Google phải di chuyển máy chủ ảo về Việt Nam.
Sau nhiều lần điều chỉnh, luật yêu cầu doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ và dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Chính phủ quy định chi tiết việc này.

"Điều khoản ngoại lệ" là cần thiết

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật An ninh mạng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết một số ý kiến còn băn khoăn với quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam hoặc đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Có đại biểu cho rằng quy định này không bảo đảm tính khả thi, làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp nước ngoài, gây khó khăn cho các hoạt động tiếp cận thông tin và trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Hiệp định cơ bản của WTO và Hiệp định CPTPP đều có điều khoản ngoại lệ về an ninh. "Do đó, việc chúng ta áp dụng các điều khoản ngoại lệ về an ninh trong luật An ninh mạng là hết sức cần thiết để bảo vệ lợi ích của người dân và an ninh quốc gia", ông Việt nói.

Theo đó, Việt Nam có quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài tham gia các hoạt động này phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Đến nay, gần 20 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có Mỹ, Canada, Australia, Đức, Pháp) quy định bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia.

Hiện Google và Facebook đang lưu trữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt tại Hong Kong và Singapore. Nếu luật An ninh mạng có hiệu lực, các doanh nghiệp này phải dịch chuyển đám mây điện toán (máy chủ ảo) về Việt Nam để mở trung tâm dữ liệu là hoàn toàn khả thi.

Trường hợp trung tâm dữ liệu được đặt ở Việt Nam tuy có gia tăng thêm chi phí của doanh nghiệp nhưng là quy định cần thiết phải đáp ứng yêu cầu về an ninh mạng, nâng cao công tác quản lý của cơ quan chức năng, giúp xử lý nhanh các sự cố, hành vi xâm phạm an ninh mạng.

"Căn cứ quy định của luật này và tình hình thực tiễn, Chính phủ quy định phạm vi doanh nghiệp cụ thể phải áp dụng quy định này nên sẽ cơ bản không gây cản trở lưu thông dòng chảy dữ liệu, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp khởi nghiệp", ông Võ Trọng Việt nói.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, đây không phải lần đầu tiên có quy định đặt máy chủ và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Trước đó, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội, cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải “có ít nhất 1 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng”.