KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

“NGỤY” - BẢN CHẤT VÀ TÊN GỌI


Thời gian gần đây, xung quanh việc bộ sách Lịch sử Việt Nam với hơn 10.000 trang (15 tập) từ thời khởi thủy của nước ta đến năm 2.000 không sử dụng cụm từ “ngụy” để chỉ quân đội và chính quyền của chế độ cũ tại miền Nam trước năm 1975. Rồi lùm xùm bộ sách lịch sử 30 tập, trong đó 25 tập chính và 5 tập biên niên sử là đề án khoa học cấp Nhà nước do ông GS. Phan Huy Lê, em trai ông Phan Huy Quát (cựu Thủ tướng của cái gọi là “Việt Nam cộng hòa” trước đây) làm chủ nhiệm cũng không dùng từ “ngụy” để chỉ chế độ cũ. Nhiều vấn ý trái chiều, tranh luận nào là nên - không nên, rồi thì quy chụp “xét lại lịch sử”, hay thay đổi cách nhìn về cuộc chiến… Vì vậy, góp phần nào đó để nhiều người có một góc nhìn khác, khách quan hơn và đúng đắn hơn về những tranh cãi gần đây với nội dung ghi trên, tôi xin trình bày một số quan điểm mang tính cá nhân dựa trên những hiểu biết của bản thân, phương pháp luận và trình độ lý luận chính trị có giới hạn.
Cũng như Phùng Quán đã trình bày trong “ba phút sự thật” tôi là một người có lối hành văn hơi dông dài nên với tôi 3 phút để nói lên sự thật thì thật khó, nên xin bạn đọc cho tôi trình bày hơi dài để diễn đạt ý và nêu các dữ kiện lịch sử. 
Trước hết, từ “ngụy” trong từ điển Hán - Việt nghĩa là gì? Sau khi tra cứu rất nhiều từ điển Hán - Việt cho thấy từ “ngụy” nghĩa là giả vờ, giả tạo, dối trá hoặc là không chính thống. Như vậy, về mặt ngữ nghĩa có thể tạm hiểu nôm na “ngụy quyền” tức là chỉ một “chính quyền không phải chính thống, không được công nhận, không hợp pháp". Còn theo Từ điển bách khoa Quân sự Việt Nam:
- “Ngụy quyền”“chính quyền do bọn phản loạn trong nước lập ra bất hợp pháp, đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc nhưng giả danh “hợp pháp”, “dân chủ”, “chính nghĩa”, “quốc gia”” hoặc là một “chính quyền bản xứ do thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, sử dụng làm công cụ thực hiện chính sách xâm lược, nô dịch của họ”.
- “Ngụy quân”“quân đội của ngụy quyền, do chính quyền của bọn phản loạn hoặc chính quyền bản xứ lập ra được thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, trang bị và chỉ huy để thực hiện chính sách “dùng người bản xứ đánh người bản xứ” trong các cuộc chiến tranh xâm lược”.
Trong lịch sử Việt Nam, có nhiều triều đại, nhiều tay sai cho ngoại bang đã bị xem là “ngụy”. Khi nhà Minh chiếm đóng Việt Nam, một số quan lại người Việt ra cộng tác với quân Minh. Những quan lại này bị nhà Hậu Trần và các triều đại sau gọi là "ngụy quan". Nhà Mạc bị các sử gia nhà Lê Trung Hưng gọi là "ngụy Mạc" vì đã soán ngôi vua Lê,… Quay một chút về lịch sử, từ khi Thực dân Pháp đổ quân vào xâm lược Việt Nam rồi sau đó thiết lập bộ máy cai trị thì trên danh nghĩa Triều Nguyễn chỉ còn mang tính chất tượng trưng, thực sự quyền lực cai trị đất nước ta cũng như toàn bán đảo Đông Dương là do người Pháp áp đặt với mỹ từ “bảo hộ” “khai hóa văn minh”. Trong chiến tranh thế giới thứ II, nước Pháp bị phát-xít Đức chiếm đóng; tại Đông Dương, Pháp hèn nhát thực hiện các yêu sách của Đế quốc Nhật Bản rồi cuối cùng là dâng cả Đông Dương cho Nhật Bản. Ngày 09/3/1945, quân phát-xít Nhật tiến hành đảo chính quân sự lật đổ và thủ tiêu quyền lực của thực dân Pháp, trở thành chủ thể quyền lực chính trị tối cao, chủ chốt nhất ở Đông Dương. Với chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta"Việt Minh đã quyết định phát động Nhân dân khởi nghĩa tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung như Thanh Hóa, Thái Bình, Khánh Hòa,... cướp chính quyền từ tay Phát-xít Nhật, buộc Đế quốc Việt Nam (tên gọi chính thức và cũng là cuối cùng của Triều Nguyễn do Bảo Đại làm hoàng đế, Trần Trọng Kim là thủ tướng và được Đế quốc Nhật Bản “bảo hộ”) giao chính quyền cho Nhân dân. Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại trao ấn kiếm, quốc bảo của hoàng triều (những vật mang tính tượng trưng cho quyền lực Triều đại phong kiến) cho đại diện của Việt Minh và đọc chiếu thoái vị. Trong chiếu thoái vị của Bảo Đại - vị vua cuối cùng của nền phong kiến Việt Nam có viết: “Trẫm cũng quả-quyết thoái-vị nhường quyền điều-khiển quốc-dân cho Chính-phủ Dân-Chủ Cộng-Hoà”, “Trẫm mong tất cả các đảng phái, các giai-từng xã-hội, các người trong Hoàng Tộc nên hợp nhất ủng-hộ triệt-để Chính-phủ Dân-chủ để giữ vững nền Độc-Lập nước nhà”, “Việt-Nam Độc-Lập muôn năm! Dân-Chủ Cộng-Hoà muôn năm!”
  
“NGỤY” - BẢN CHẤT VÀ TÊN GỌI
Ấn kiếm Triều Nguyễn được trao lại cho Việt Minh trong lễ thoái vị của vua Bảo Đại
Ngày 02/9/1945, sau khi Cách mạng tháng Tám do Việt Minh lãnh đạo thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập chính thức khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tôi trình bày khá dông dài về vấn đề lịch sử để kết luận rằng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là chính thống, có sự kế thừa và chuyển giao quyền lực của chế độ trước. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nhà nước có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, sự ra đời hoàn toàn hợp pháp, được dựng lên bằng sức mạnh của quần chúng Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Việt Minh. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay từ khi ra đời đã khẳng định là một quốc gia độc lập và sự thật là một quốc gia độc lập theo Luật Quốc tế. Ngay sau đó Nhà nước đã tiến hành tổng tuyển cử đầu tiên (ngày 06/01/1946) bầu ra Quốc hội, lập Hiến và lập pháp. Do vậy, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam được thành lập thông qua con đường bầu cử.
Thực dân Pháp bám theo gót quân Anh vào miền Nam để giải giáp, tước vũ khí quân phát-xít Nhật. Thực dân Pháp nhanh chóng thực hiện ý đồ khôi phục lại sự cai trị của Pháp ở toàn cõi Đông Dương để vơ vét nhằm phục hồi lại “mẫu quốc” chịu tổn thất nặng nề sau thế chiến. Ngày 07/12/1947, cựu hoàng Bảo Đại ký kết với Thực dân Pháp Hiệp ước Sơ bộ Vịnh Hạ Long để thành lập ra cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” thuộc “Liên bang Đông Dương” nằm trong Liên hiệp Pháp. Pháp công nhận nền “độc lập” của “Quốc gia Việt Nam” trong Liên hiệp Pháp. Một nền “độc lập” quái gở, “độc lập” mà lại chỉ trong những thuộc địa của mẫu quốc. Mục đích chính của thực dân Pháp là  “Da vàng hóa chiến tranh” (thay màu da trên các xác chết), "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt". Như vậy, cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” là chính quyền bản xứ do thế lực nước ngoài dựng lên không qua bầu cử và làm công cụ cho chính sách xâm lược của ngoại bang. Theo định nghĩa, thì cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” là một ngụy quyền.
Đi kèm với nó là “Vệ binh Quốc gia” sau đó là “Vệ binh Quốc gia Việt Nam” và được cải danh lại là “Quân đội Quốc gia Việt Nam”. Cái gọi là “Quân đội Quốc gia Việt Nam” là lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam, là một phần của Quân đội Liên hiệp Pháp, được sự bảo trợ tài chính và chỉ huy từ Liên hiệp Pháp, tồn tại từ 1950 đến 1955. Mục đích tồn lại của cái quân đội này là phụng sự lợi ích mẫu quốc, đàn áp lại chính đồng bào của mình. Nhưng lại một sự trớ trêu, số sĩ quan người Việt lại rất ít, chủ yếu là binh lính hoặc nếu là sĩ quan thì cũng chỉ đảm nhiệm những chức vụ hạ cấp, còn các chức vụ chỉ huy đều do sĩ quan người Pháp nắm giữ.


“NGỤY” - BẢN CHẤT VÀ TÊN GỌI
Lính quốc gia Việt Nam làm lễ chào cờ Quốc gia Việt Nam và mẫu quốc Pháp tại Bắc Ninh

Trong khi chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đang “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” anh dũng chiến đấu và hy sinh để đánh bại thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ, cũng như đánh bại chủ nghĩa thực dân kiểu cũ thì mỉa mai thay sĩ quan, binh lính của đội quân gọi là “Quân đội quốc gia Việt Nam” lại đang chiến đấu cho mẫu quốc Pháp, bảo vệ nền cai trị của thực dân Pháp. Như vậy, điều rõ ràng nhận thấy cái gọi là “Quân đội quốc gia Việt Nam” của Chính quyền “Quốc gia Việt Nam” là ngụy quân. (Để tránh nhầm lẫn, xin giải thích danh xưng của Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1950 cũng có tên là Quân đội quốc gia Việt Nam nhưng của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quản lý).
Tôi trình bày theo trình tự lịch sử, nguyên nhân ra đời và mục đích tồn tại của cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” và cái quân đội của nó là “Quân đội quốc gia Việt Nam” để chứng minh theo đúng khái niệm đó là ngụy quyền và ngụy quân.
Sau thất bại tại Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Genève 1954, các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước. Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung về phía Bắc; Quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm cả Quân đội Quốc gia Việt Nam) tập trung về phía Nam, tập kết chính trị tại chỗ, tập kết dân sự theo nguyên tắc tự nguyện. Khoản a, điều 14 ghi rõ: "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy". Điều 6 Bản Tuyên bố chung ghi rõ: "Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ."Quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam trong 2 năm và trao quyền lực cho Chính quyền thống nhất, hòa hợp dân tộc của Việt Nam. Như vậy, ranh giới phi quân sự (DMZ) chỉ là ranh giới tạm thời không phải biên giới và hai miền Nam - Bắc sẽ thống nhất sau 2 năm bằng con đường Tổng tuyển cử.
Năm 1955, Ngô Đình Diệm được Bảo Đại chỉ định là Thủ tướng cho cái gọi là “Quốc gia Việt Nam”; lúc này người Mỹ đã nhảy vào hất cẳng Pháp. Mỹ thay thế vai trò của Pháp trong việc dung dưỡng và hỗ trợ cho “Quốc gia Việt Nam” những người thân Pháp trong ngụy quyền và ngụy quân được thay dần bằng những người có tư tưởng thân Mỹ và Mỹ trở thành chủ mới của ngụy quân, ngụy quyền. Tổng thống Mỹ Eisenhower được báo cáo rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành. Năm 1956, Allen Dulles - người đứng đầu CIA đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo tiên đoán nếu bầu cử diễn ra thì "thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi. Ngô Đình Diệm chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève.” Được Mỹ khuyến khích, Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tuyển cử. Mỹ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng nền dân chủ hay không. Mỹ bắt đầu can thiệp vào Việt Nam với học thuyết Domino, “đắp con đê ngăn làn sóng đỏ” ở Việt Nam. Và mới đây trong bộ phim tài liệu “The Vietnam war” (dài 10 tập được PBS phát hành dựa trên những tài liệu được giải mật của phía Mỹ) đã cho rằng lý do để Mỹ can thiệp vào Việt Nam là vô lý và mơ hồ, đó là một cuộc chiến phi nghĩa. Được sự chống lưng của Mỹ, Ngô Đình Diệm đã đi một nước cờ chính trị quá thô thiển để phá hoại Hiệp định cũng như xóa bỏ vai trò bù nhìn của Quốc trưởng Bảo Đại vốn được Pháp dung dưỡng. Ông Diệm tổ chức một cuộc Trưng cầu dân ý gian lận nhằm “truất phế Bảo Đại suy tôn Ngô Đình Diệm”. Với sự đạo diễn của CIA, Trò hề trưng cầu dân ý 1955 thực chất chỉ là một cuộc đảo chánh không tiếng súng. Đại tá CIA Edward Lansdale, cố vấn cho Ngô Đình Diệm nói rằng: "Trong lúc tôi đi vắng, tôi không muốn bỗng nhiên nhận được tin rằng ông thắng 99,99%. Vì nếu như thế thì họ sẽ biết đó là âm mưu sắp đặt trước". Vì thế cho nên Diệm đắc cử với 98,2% trên tổng số xấp xỉ 5,8 triệu phiếu bầu (chi tiết này được nhiều hồi ký của tướng, tá Sài Gòn thuật lại). Sự thô thiển ở đây là con số 99,99% và 98,2% ý nghĩa của nó gần như nhau vì đều thể hiện “đó là âm mưu sắp đặt trước”. Sau đó, Diệm trở thành Tổng thống của cái gọi là “Việt Nam cộng hòa”. Như vậy, “Việt Nam cộng hòa” chỉ là sự cải danh của “Quốc gia Việt Nam” bình mới rượu cũ, thay chủ mới… và vẫn là như vậy. Mà cái chế độ trước đó vốn đã là ngụy quyền thì cái chế độ kế thừa bằng một trò gian lận thì tất nhiên cũng là ngụy quyền. Sau này, đến thời “đệ nhị cộng hòa” của cái chế độ “Việt Nam cộng hòa” cũng được Nguyễn Văn Thiệu vận dụng CIA để đạo diễn lên các màn bầu cử gian lận và dùng quyền lực thay đổi luật để ngăn cả các đối thủ được tham gia ứng cử. Những chi tiết về sự gian lận của Thiệu được nhắc tới rất nhiều trong các tài liệu được Mỹ giải mật và được nhắc nhiều trong hồi ký của các tướng lĩnh Sài Gòn trong đó có cả cựu thù của Thiệu là Nguyễn Cao Kỳ (trong cuốn hồi ký có tên “How we lost the Vietnam War” - Chúng ta đã thua ở Việt Nam như thế nào). Tái khẳng định một lần nữa, cái kế thừa “Quốc gia Việt Nam” là “Việt Nam cộng hòa”, kể cả “đệ nhất” lẫn “đệ nhị” bản chất cũng vẫn là ngụy quyền.
  
“NGỤY” - BẢN CHẤT VÀ TÊN GỌI
Người biểu tình phản chiến Mỹ với sự châm biếm "Đế quốc Mỹ và Con rối Sài Gòn (Saigon Puppet)"
Khi Diệm bằng thủ đoạn nêu trên lên làm Tổng thống của cái gọi là “Việt Nam cộng hòa” thì “Quân đội quốc gia” được cải danh lại thành “Quân đội Việt Nam cộng hòa”. Ngày 01/11/1963, được Mỹ bật đèn xanh, các tướng lĩnh của cái quân đội ấy cầm đầu là Dương Văn Minh tiến hành đảo chánh, lật đổ và hành quyết ông Tổng tư lệnh tối cao của chính quân đội ấy - Ngô Đình Diệm. Sau đó, “Quân đội Việt Nam cộng hòa” lại được cải danh thành “Quân lực Việt Nam cộng hòa” (mà theo tôi thì phải là “Quân lực Việt Nam cộng trừ” mới đúng; trừ ở đây là trừ khử nhau, nhưng xin đi sâu vào vấn đề này trong một bài viết khác). Mỹ đã chứng tỏ Mỹ mới là chủ thực sự của chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Đến độ, Tổng thống Mỹ Nixon nói với Ngoại trưởng Mỹ Kissinger về Tổng thống, Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng hòa - Nguyễn Văn Thiệu rằng "Không thể để có cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được”. Như vậy, sự kế thừa có tính truyền thống dù có thay đổi tên gọi thế nào thì “Quân lực Việt Nam cộng hòa” cũng vẫn là ngụy quân. Và để toát lên được cái bản chất ngụy quân, bản chất đánh thuê và tay sai cho Mỹ hãy nghe những người trong chính đội quân ấy nói về nó như thế nào.
“Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những lính đánh thuê. Tôi biết rất rõ ràng về cái gọi là những người chỉ huy, những ông tướng lĩnh miền Nam khi ấy. Từ ông Thiệu đến những ông khác dưới trướng, xin lỗi, toàn là những vị ăn chơi phè phỡn, tài không có mà đức cũng không. Trước đây có "ông" Mỹ đứng sau thì không có chuyện gì, nhưng khi phải một mình trực tiếp đối diện với khó khăn thì bản chất cũng như tài năng lộ ra ngay. Trong một cuộc chiến, nói gì thì nói, theo tôi quan trọng nhất vẫn là Lực lượng, là Quân đội. Quân đội Nam Việt Nam, không có ai đáng giá cả, kể từ ông Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh - trở xuống. Trong số những vị cùng vai vế với tôi, cứ mười ông thì đến mười một ông tham sống sợ chết! Trong khi đó, miền Bắc các chỉ huy lại có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường, được cấp dưới tin cậy và kính trọng về nhân cách, đó là sự hơn hẳn.” (Nguyễn Cao Kỳ - Phó Tổng thống, Thủ tướng ngụy quyền Sài Gòn, Thiếu tướng Tư lệnh Không lực ngụy quân).
"Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập" "Mỹ còn viện trợ, thì chúng ta còn chống Cộng" (Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống ngụy quyền, Trung tướng ngụy quân Sài Gòn).
"Tôi cảm ơn thiện chí của ông, nhưng trong đời tôi, tôi đã từng làm tay sai cho Pháp, rồi tay sai cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung Quốc” (Dương Văn Minh - Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, Đại tướng Tổng tư lệnh ngụy quân).
“Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm về cuộc chiến ở đây là của người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi!” (Cao Văn Viên - Đại tướng, Tổng tham mưu trưởng ngụy quân).
"Pháp đã ở Việt Nam 100 năm. Pháp đi sau Hiệp định Genève thì Mỹ lại nhảy vô. Tôi nói thật, trong tất cả các đời tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay. Ở miền Nam này, đã xảy ra không biết bao nhiêu cuộc đảo chánh - mười mấy lần chứ có ít đâu.” (Nguyễn Hữu Hạnh - Chuẩn tướng, phụ tá Tổng tham mưu trưởng ngụy quân)
Và còn rất nhiều nữa những câu nói của chính những người giữ vai trò chủ chốt trong ngụy quân, ngụy quyền xác nhận cái bản chất của nó là do thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, sử dụng làm công cụ thực hiện chính sách xâm lược, nô dịch của họ.
Nói tóm lại, sử dụng cụm từ “ngụy quyền”, “ngụy quân” để nói về các chế độ cũ và quân đội tay sai của chúng như đã nêu trên là chính xác đúng với định nghĩa, đúng với bản chất và vị trí trong lịch sử của chúng. Dùng từ “ngụy” là để chỉ đúng bản chất của một chế độ, một đội quân mại bản, nô dịch.
Vậy không dùng từ “ngụy” mà gọi là “Việt Nam cộng hòa”, “chế độ Sài Gòn”, “Quân lực Việt Nam cộng hòa”, “quân đội Sài Gòn” có được không? Tất nhiên là được. Lý do thứ nhất, đó là những danh xưng có thật trong lịch sử, gọi như vậy không có gì sai với lịch sử. Bản chất của cái chế độ chính quyền đó, của đội quân đó vẫn là ngụy, là tay sai cho ngoại bang, phản cách mạng, phản bội lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Gọi như vậy không có gì là thay đổi bản chất hay xét lại lịch sử cả. Lý do thứ 2, trong các văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, văn kiện của Đảng và thậm chí các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sử dụng những cụm từ này. Để tách bạch cần phải hiểu tên gọi sử dụng và bản chất là 2 phạm trù khác nhau. Lịch sử thì tất nhiên là phải khách quan, sử dụng những từ đó nhưng không phải là để quên đi cái bản chất của nó hay xét lại lịch sử. Sử dụng những cụm từ đó chứ có phải là cấm sử dụng từ “ngụy” đâu?  Gọi là “ngụy quân”, “ngụy quyền” là tên gọi và cũng là nói lên bản chất, điều này không ai cấm cả. Lý do thứ 3, chúng ta đang chủ trương hòa giải, hòa hợp dân tộc. Rất nhiều người lầm lỡ từng ở bên kia chiến tuyến họ cũng ở tuổi xế chiều, không có sự chống đối mà cũng có phần giác ngộ… đánh kẻ chạy đi, ai đánh kẻ chạy lại. Dùng từ “địch ngụy cũ” hay “ngụy” với họ gây mặc cảm không đáng có cho họ. Mà sự vị tha, lòng bao dung là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.


“NGỤY” - BẢN CHẤT VÀ TÊN GỌI
Ban Tuyên giáo Trung ương họp Hội đồng thẩm định bộ sách "Lịch sử Việt Nam" một số ý kiến được nêu.

Lý do cuối cùng, không phải sử dụng cụm từ “Việt Nam cộng hòa” là không có lợi, quay lại định nghĩa ngụy quyền thì nó cũng là một chính quyền. Khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết thì từ dưới vĩ tuyến 17 là do “Quốc gia Việt Nam” sau này là “Việt Nam cộng hòa” quản lý bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những điều này đã được quy định vào trong Hiệp định quốc tế tức nó là nguồn của Luật Quốc tế. Là một căn cứ để khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mỹ trước khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam đã bắt Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam thanh toán số nợ mà chế độ Việt Nam cộng hòa đang còn nợ Chính phủ Hoa Kỳ như một điều kiện để bình thường hóa quan hệ. Và tôi cũng từng đọc các tài liệu cho rằng IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), WB (Ngân hàng thế giới) cũng làm điều tương tự với Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Như vậy, họ thừa nhận Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước duy nhất hợp Hiến và hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam thống nhất (Việt Nam cộng hòa đã được thống nhất vào). Những quyền và nghĩa vụ của Việt Nam cộng hòa trước đây thì bây giờ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó. Hiểu nôm na là anh bắt tôi thực hiện nghĩa vụ thì anh phải tôn trọng quyền lợi của tôi. Trong đó có cả quyền về chủ quyền lãnh thổ mà đặc biệt là đối với biển đảo. Hiện chúng ta còn giữ nguyên hiện trạng những cột mốc chủ quyền của Việt Nam cộng hòa xác lập trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

“NGỤY” - BẢN CHẤT VÀ TÊN GỌI
Cột mốc của Việt Nam cộng hòa xây dựng vẫn còn ở một số đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam

“NGỤY” - BẢN CHẤT VÀ TÊN GỌI
Cột mốc của Việt Nam cộng hòa xây dựng vẫn còn ở Quần đảo Hà Tiên (hay quần đảo Hải Tặc)

Với trình độ nhận thức còn hạn hẹp, lại không phải là một người chuyên ngành Lịch sử nhưng với nhiều sách, tài liệu đã được nghiên cứu tôi chỉ đủ khả năng trình bày một số ý kiến của mình với những gì nhận thức được. Mong qua đó, người đọc phần nào hiểu được một số vấn đề về tên gọi của các chế độ cũ, bản chất của nó và nhìn nhận lịch sử một cách trung thực, khách quan nhất.

Thủ Đức, ngày 31/3/2018
Đạt Trần
  

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

BÀN VỀ BẢN CHẤT CÁC NGỤY QUÂN - NGỤY QUYỀN



Về bản chất của quân đội ngụy và ngụy quyền tay sai thì Bác Hồ đã nhiều lần đề cập trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bằng những câu như: “Chúng dựng lên ngụy quân, ngụy quyền dùng làm công cụ phản quốc hại dân.”, “Chúng nuôi dưỡng ngụy quyền, ngụy quân làm công cụ hại dân phản nước.” v.v.
BÀN VỀ BẢN CHẤT CÁC NGỤY QUÂN - NGỤY QUYỀN

Lưu ý rằng Bác Hồ không nói những người trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền là những kẻ phản nước, hại dân, mà Bác nhận định họ đã bị Pháp, Mỹ sử dụng làm công cụ phản nước hại dân. Như vậy, những người tốt nhưng yếu, kém, không có thực lực, bị thời thế đẩy đưa thì vẫn có thể bị giặc lợi dụng làm công cụ hại dân, phản nước. Như vậy việc những cá nhân lính ngụy, sĩ quan ngụy tốt hay xấu, bản thân có yêu nước hay không, là việc không liên quan.

Bác Hồ nổi tiếng về khả năng có thể nói rất lâu mà không nói vấp hay nói hớ 1 chữ, nhận thức sự việc tuyệt đối chính xác, và câu “làm công cụ hại dân phản nước” của Bác cho thấy cách dùng từ của Người rất tỉ mỉ và cực kỳ chính xác.

Bác Hồ nhận định về ngụy quyền - ngụy quân như thế cũng không phải là Bác ghét bỏ, thù hận gì họ, trái lại Bác Hồ vẫn xem họ là đồng bào bình thường, chỉ vì tình thế bắt buộc, bị bắt lính, gia cảnh cơ hàn, cuộc sống khó khăn, hoặc bị giặc tẩy não, nhồi sọ v.v. thì mới đi lính cho giặc.

Trong quá khứ, Bác đã viết rất nhiều lá thơ, chuyển vào Nam và giao cho các tổ chức binh vận, ngụy vận tìm cách đưa những lá thơ này đến tay đồng bào lính ngụy trong vùng tạm chiếm: “Thư gửi các ngụy binh” (thập niên 50), “Vận động ngụy binh” (thập niên 50), “Lời kêu gọi ngụy binh quay về với Tổ quốc” (thập niên 50), “Ngụy binh giác ngộ” (thập niên 60) v.v. Đảng cũng nhiều lần ra Nghị quyết và có nhiều văn kiện yêu cầu đẩy mạnh công tác “ngụy vận”. Xem công tác ngụy vận là một phần của công tác dân vận, chứ không xem là địch, công tác ngụy vận là một phần của công tác binh vận, nhưng lại có khác biệt với công tác địch vận (nhắm vào người Pháp và người Mỹ).

Trong lịch sử thật ra chẳng có ai thật sự muốn bán nước, không có ai nghĩ rằng mình bán nước. Xưa nay chưa hề có một hợp đồng nào kiểu tôi giao cả quốc gia cho anh, anh trả cho tôi bao nhiêu tiền. “Bán nước” chỉ là một cách lên án của dân gian và sự phán xét nghiêm khắc của lịch sử và hậu thế, nhằm giáo dục con em không để lâm vào tình cảnh tương tự. Đó là thuộc văn hóa suy nghĩ, tư duy, tâm tư tình cảm của dân tộc, và đó cũng là nhân sinh quan của dân tộc Việt Nam. Chứ hoàn toàn không có hận thù gì ở đây, người Việt Nam đa số có lòng khoan dung và vị tha.

Người ta kết tội những nhân vật đứng đầu như Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Trần Kiện, Lê Chiêu Thống, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu vào tội danh bán nước là để ghi nhận một tấm gương xấu cho hậu thế rút kinh nghiệm, mang tính chất răn đe cho con cháu đời sau. Chứ người ta không kết tội những quân nhân, tướng lĩnh, sĩ quan cấp dưới. Lịch sử kết tội Lê Chiêu Thống chứ không kết tội Lê Quýnh, Hoàng Phùng Tứ, Trần Quang Châu… Lịch sử kết tội Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu chứ không kết tội Ngô Quang Trưởng, Hoàng Xuân Lãm, Cao Văn Viên, Trần Văn Đôn…

BÀN VỀ BẢN CHẤT CÁC NGỤY QUÂN - NGỤY QUYỀN

Như vậy cách nhìn đúng đắn là: Ngụy quyền và ngụy quân đúng là do giặc dựng lên để mị dân, hợp thức hóa cuộc xâm lược và phục vụ cho cuộc xâm lược. Còn riêng những cá nhân trong bộ máy đó, nếu không còn liên quan gì nữa, không còn gây ra gì nữa, và chiến tranh đã qua lâu, xã hội ổn định, không khí thanh bình, thì nên xem họ là những người bình thường.

Lịch sử đã sang trang mới và thực tế cũng cho thấy những người lính ngụy, sĩ quan ngụy, tướng tá ngụy như các ông Trần Chung Ngọc, Nguyễn Hữu Hạnh, Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu, Nguyễn Phương Hùng và nhiều người khác trong lúc này vẫn đang tôn trọng hơn những người từng là “Bộ đội cụ Hồ” mà đã thoái hóa, biến chất, đón gió trở cờ, trở thành kẻ phản bội, phản quốc như Hoàng Văn Hoan, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Trần Anh Kim theo ngoại bang chống phá đất nước hay những kẻ tha hóa biến chất, trở thành sâu bọ tham nhũng, lũng đoạn, cắn nát đất nước và chế độ.

Tóm lại: Lịch sử thì phải nhận thức đúng. Những cá nhân trong quá khứ thì thông cảm, bỏ qua và tôn trọng như một người bình thường! Đây là cách tiếp cận hợp tình hợp lý. Chúng ta tôn trọng cá nhân các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ, nhưng trong lịch sử chúng ta vẫn phải ghi nhận là hai ông từng làm tướng cho Pháp, Mỹ, trong thời Pháp thuộc hai ông có Pháp tịch, là công dân Pháp và đi lính cho Pháp, đeo huân chương Pháp, được Pháp phong chức, được Pháp rồi Mỹ trả lương. Bỏ qua, gác lại quá khứ, tha thứ... không có nghĩa là quên lãng, từ bỏ. Khép lại quá khứ không có nghĩa là đóng lại, khóa lại quá khứ. Lịch sử và các tiểu sử, trong đó có những giai đoạn lầm lạc của một số nhân vật nên được ghi nhận chính xác. Xem như đó là một bài học lịch sử để răn dạy con cháu đời sau.

Lịch sử luôn được người Việt hàng nghìn năm nay sử dụng như một phương tiện để đề cao, ca ngợi những tấm gương tiết liệt, làm tấm gương sáng cho hậu thế và răn đe những gương xấu phản dân hại nước, rước giặc vào nhà.

Đó là một cách thức truyền lửa của dân ta nghìn năm nay từ thời mở nước và trong suốt những thời kỳ giữ nước, đời này noi theo gương tốt của đời nọ, thế hệ trước truyền lại ngọn đuốc cho thế hệ sau. Đánh giặc là đúng, chống ngoại xâm là đúng, theo giặc là sai, bán nước là sai. Với tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Bất cứ ai “rước voi về giày mả tổ”, “cõng rắn cắn gà nhà” đều bị lịch sử chê trách, lên án.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những cuộc đụng độ xảy ra giữa quân Việt Nam và quân ngụy là vì lính ngụy bị giặc Mỹ đẩy ra đánh thay họ, chết thay họ, tránh thương vong cho quân đội của họ. Việt Nam chỉ đánh giặc xâm lược Mỹ, không coi ngụy là một nước, không công nhận cái gọi là “nước Việt Nam Cộng hòa” và chưa bao giờ tuyên bố chiến tranh với ngụy; Việt Nam chỉ tiến hành chiến tranh với Mỹ. Đây là cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước chứ không phải là “chống ngụy cứu nước”.

Việt Nam muốn kết thúc chiến tranh thì phải đánh thắng Mỹ, muốn giải quyết chiến tranh thì phải nói chuyện với Mỹ, với người chủ. Trong suốt cuộc chiến này, VN không chú trọng đánh ngụy và chỉ chú trọng đánh Mỹ với cả 3 mũi giáp công: Chính trị, quân sự, ngoại giao. Vì ta biết rõ dù có diệt được ngụy mà Mỹ vẫn còn đó thì họ chỉ việc dựng lên một ngụy quyền khác và bắt thanh niên miền Nam đi lính bằng các đợt cưỡng bách quân dịch quy mô. Không đánh bại được Mỹ thì không diệt được ngụy, chém đầu này sẽ mọc đầu khác. Không thắng được ông chủ thì ông chủ chỉ việc tuyển dụng và đưa lên những tay sai mới. Cho nên muốn chấm dứt chiến tranh thì phải đánh thẳng vào cái gốc, cái rễ, cái nguồn gốc chiến tranh, cái nguồn gây ra chiến tranh, cái nguồn đang tiến hành xâm lược, cái cỗ máy chiến tranh đang điều hành cuộc chiến. Đánh cho “Mỹ cút” rồi mới đến “ngụy nhào” như câu thơ chúc Tết mà Bác Hồ tặng miền Nam đã nói. Bác đã tài tình lồng vào 2 giai đoạn chiến lược “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” vào câu thơ của mình ngay trong lúc Mỹ đang mạnh, chưa cút và ngụy chưa nhào.

Việt Nam cũng chưa bao giờ đàm phán, nói chuyện với ngụy, vì biết có nói chuyện với ngụy thì cũng vô ích, không giải quyết được gì. Việt Nam muốn gì thì tìm Mỹ mà nói, mà đối thoại, mặc cả, giao dịch, trao đổi v.v. Mục tiêu của cuộc kháng chiến là: Quét sạch tên giặc xâm lược cuối cùng và tất cả các ngụy quyền của giặc xâm lược ra khỏi miền Nam của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà quân đội Mỹ đang chiếm đóng bất hợp pháp (Miền Nam của Việt Nam DCCH quy định rõ ràng trong hiến pháp 1946, 12 khu hành chính và quân sự tháng 11/1946, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Hiệp định Genève về Đông Dương, Hiến pháp 1959).

Nhìn chung thì cả trong nước và nước ngoài đều không để ý nhiều đến vai trò của ngụy quyền trong cuộc chiến Việt - Mỹ. Người ta đề cập nhiều đến vai trò của Hà Nội và Washington nhiều hơn. Lý do rất đơn giản là vì đây là cuộc đụng độ lịch sử giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, một bên có sức mạnh con người, một bên có sức mạnh khoa học công nghệ. Họ mới là hai nhân vật chính cần đề cập tới. Ngụy Sài Gòn có vai trò mờ nhạt và lãng nhách, không đáng phải đề cập và vì thế người ta thấy không cần nhắc nhiều đến.

Nhìn lại thì thấy quả thật là vai trò của chế độ Sài Gòn, quân đội Sài Gòn rất mờ nhạt trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Các tài liệu đa chiều trên thế giới rất ít nói về ngụy Sài Gòn. Họ chú trọng đến vai trò của Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (họ gọi là “Việt Cộng”) và phía bên kia là Hoa Kỳ. Không có nhà nghiên cứu, nhà sử học, nhà báo nào tốn nhiều giấy mực, thời gian, công sức để viết về những chư hầu của Mỹ.

Trong lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam, giặc ngoại xâm nào vào bờ cõi nước Việt thì cũng tạo ra một đội quân người bản xứ để cho quân ngoại xâm đỡ tốn xương máu, đỡ hao binh tổn tướng. Trong chiến tranh chống Việt Nam cũng vậy, lính Pháp, lính Mỹ đáng lẽ còn hao tổn hơn nhiều nếu không nhờ lực lượng ngụy quân đỡ đạn cho lính Pháp, lính Mỹ, giúp quân đội Pháp - Mỹ giảm thương vong.

Vì sao cuộc chiến chống Mỹ dễ xuyên tạc hơn các cuộc chiến chống xâm lược khác trong Việt sử?

Về kháng chiến chống Pháp, ngoài ông Nguyễn Gia Kiểng (chủ tịch của tổ chức “Tập hợp Dân chủ Đa nguyên”, tai tiếng với cuốn sách “Tổ quốc Ăn năn” chê bai Bác Hồ, vua Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và nhiều anh hùng dân tộc khác của VN) gọi kháng chiến chống Pháp là cuộc “nội chiến” (giữa Việt Minh và “Quốc gia”) ra thì hầu hết đều thống nhất rằng đây là cuộc chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Ngay cả những kẻ chống Cộng cực đoan cũng không thể phủ nhận nổi điều này, ngay cả sách giáo khoa ở miền Nam dưới thời Mỹ cũng phải ghi đây là cuộc chiến giữa “nhân dân Việt Nam” và thực dân Pháp (lờ đi vai trò lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch). Sở dĩ kháng chiến chống Pháp khó xuyên tạc là vì thực dân Pháp đã đô hộ, bóc lột, nô dịch dân ta trong suốt gần một thế kỷ Pháp thuộc và khái niệm “trăm năm nô lệ giặc Tây” đã in ấn sâu đậm, khắc cốt ghi tâm trong lòng dân chúng.

Còn kháng chiến chống Mỹ dễ xuyên tạc hơn, do nó là cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới, trong thời đại mới, thông qua ngụy quyền mà nó dựng lên để kiểm soát miền Nam Việt Nam, khống chế khu vực và chiếm đoạt tài nguyên, trên danh nghĩa “tham chiến giúp đỡ đồng minh”. Chứ trên danh nghĩa họ không trực tiếp trắng trợn gọi miền Nam Việt Nam là thuộc địa như thực dân Pháp trong thời Pháp thuộc và cũng không chính thức sát nhập miền Nam Việt Nam vào lãnh thổ chính quốc như phong kiến Trung Hoa trong thời Bắc thuộc.

Đây là một hình thức xâm lược “văn minh” và ma giáo. Dân ta lại chưa kinh qua cuộc xâm lược kiểu này trong lịch sử và trước đó Mỹ cũng chưa xâm lược, chiếm đóng, đô hộ nước ta với hình thức như thực dân Pháp đã làm trong thời Pháp thuộc. Cái gì mà mới mẻ, chưa có kinh nghiệm cho nó thì thường dễ gây nhiễu nhân tâm hơn.

Đó cũng là lý do vì sao mà trong thời Pháp thuộc suốt gần 100 năm, Việt Nam lại có nhiều Việt gian cam tâm làm tay sai đắc lực cho Pháp đến như vậy, nhiều hơn gấp trăm lần so với các cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc. Đó là vì hình thức xâm lược của thực dân Pháp khác với hình thức xâm lược, đô hộ kiểu cũ của phong kiến Trung Hoa. Pháp không chính thức sát nhập Đại Nam vào lãnh thổ Pháp, mà sử dụng Đại Nam làm một thuộc địa (colony), làm một nơi để khai thác, vơ vét, bóc lột, trên danh nghĩa “bảo hộ” triều đình An Nam, An Nam vẫn có vua, nhà Nguyễn vẫn còn đó. Trước thời Pháp thuộc thì dân ta lại chưa kinh qua cách thức xâm lược và đô hộ như thế này, nên cũng có nhiều người mơ hồ về việc Pháp xâm lược Đại Nam, họ coi mình là đang phục vụ triều đình, chỉ huy lính Nam triều, chứ không nghĩ mình đang phục vụ cho Pháp; họ cho rằng Pháp đã đem ánh sáng văn minh phương Tây vào Đại Nam, giúp khai hóa dân tộc Việt, giúp Đại Nam có tự do tôn giáo, tự do truyền đạo, bảo hộ và giúp đỡ triều đình và đất nước ta, giúp người Việt chống Trung Hoa (quân Thanh, quân Cờ Đen, quân Cờ Vàng, quân Cờ Trắng v.v.), họ tự lừa dối bản thân, họ cố nghĩ như vậy, nhiều khi cũng chỉ để cho lương tâm không bị cắn rứt, tự an ủi bản thân, tương tự như nhiều người trong thời Mỹ sau này.

Trong lịch sử các nước, phía xâm lược luôn có những chiêu bài chính trị để hợp thức hóa hành động xâm lược, xâm phạm chủ quyền. Chiêu thức dựng lên một “đối tượng để giúp đỡ” là chiêu đã được dùng đi dùng lại từ ngàn xưa. Như nhà Minh “phù Trần diệt Hồ”. Như Mông Cổ “giúp” Trần Ích Tắc làm vua. Quân đội Mãn Thanh “giúp” Lê Chiêu Thống khôi phục cơ nghiệp tổ tông và chống “giặc Tây Sơn” v.v. Nó luôn lặp lại với những hình thức khác nhau, nhưng bản chất thì vẫn vậy, “bình mới rượu cũ”.

Trong lịch sử Việt Nam, mỗi thời kỳ giặc xâm lược đều có những hình thức xâm lược khác nhau và ngày càng tinh vi hơn. Mục tiêu xâm lược cũng có những khác biệt nhất định. Phong kiến Trung Hoa xâm lược Đại Việt, chiếm đất đai, sát nhập lãnh thổ Đại Việt vào Trung Hoa, biến đất Việt thành đất Trung Hoa, biến Đại Việt thành một quận, huyện của họ. Và trong thời gian đô hộ thì không tồn tại triều đình người Việt.

Pháp bắt đầu xâm lược Đại Nam năm 1858, ép nhà Nguyễn ký hiệp ước dâng lên Nam Kỳ Lục tỉnh rồi lần lượt “bảo hộ” Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Họ chiếm hữu và trục lợi ở Việt Nam và Đông Dương như một thuộc địa, nhưng trên danh nghĩa thì vẫn có vương quốc An Nam “độc lập”. Vẫn có triều đình Huế với các “hoàng đế” có ngai nhưng không quyền. Họ trực tiếp quản lý Việt Nam bằng Toàn quyền Đông Dương và dưới trướng có rất nhiều cộng sự người Việt mà dân gian gọi là “chó săn” của Pháp. Họ thiết lập một hệ thống ngụy quyền quy mô, rộng lớn, bao gồm những lực lượng ngụy quân (lính Nam triều, lính khố xanh, khố đỏ, khố vàng) được huấn luyện chu đáo và chuyên nghiệp.

Cho thấy rằng Pháp cũng xâm lược, nhưng hình thức xâm lược, hình thức chiếm đóng, hình thức trục lợi là khác với phong kiến Trung Hoa. Pháp không chủ trương sát nhập Đông Dương vào “nước mẹ Đại Pháp”, mà chỉ muốn xơ múi, khai thác, bóc lột, vơ vét những lợi ích tài nguyên màu mỡ, những nguồn nhân lực, nô lệ, lao công phong phú ở đây. Tóm lại là hút cạn kiệt thuộc địa để làm giàu cho mẫu quốc.

Pháp không cần Việt Nam thành một phần của nước Pháp. Không coi Đông Dương là nước Pháp, mà họ coi Đông Dương và Việt Nam là một vùng thuộc địa (colony) để họ khai thác, họ coi họ là “nước mẹ” của thuộc địa này. Ngụy triều của người Việt được phép tồn tại và làm vật trang trí. Ngụy quân người Việt được xây dựng, trang bị, huấn luyện và trả lương. Đây gọi là chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, khi mà tên giặc không cần sát nhập lãnh thổ, cướp đất đai trên danh nghĩa, thay vào đó, họ mị dân bằng những tuyên bố “bảo hộ” sự “độc lập” của vương quốc An Nam trên danh nghĩa. Họ cho người Pháp vào trực tiếp quản lý, trực tiếp nắm lấy. Và các cộng sự người Việt chỉ là loại thừa hành cấp thấp. Người Pháp chỉ việc tha hồ bóc lột và nô dịch nhân dân bản xứ.

Hoa Kỳ viện trợ và giúp đỡ Pháp tái chiếm Việt Nam thất bại, sau đó trực tiếp nhảy vào rồi từng bước hất cẳng Pháp, thu nhận và nuôi dưỡng ngụy quyền và ngụy quân mà Pháp đã sử dụng và để lại. Thay tên đổi họ lại cho ngụy quân, ngụy quyền, tổ chức lại, xây dựng lại, vá lại, thay đổi tay sai, chỉ giữ “quốc kỳ” và “quốc ca”.

Cách thức xâm lược của giặc ngoại xâm theo tiến trình lịch sử, theo sự tiến hóa của văn minh nhân loại, cũng thay đổi và “nâng cấp” theo thời gian, càng lúc càng mị dân và được ngụy trang tinh vi hơn.

Mỹ xâm lược Việt Nam là xâm lược kiểu thực dân mới. Theo đó, ông chủ đứng ngoài thu lợi, quan sát, kiểm soát. Còn phần quản lý thuộc trách nhiệm của ngụy quyền bản địa, chứ giặc xâm lược không trực tiếp bắt tay vào làm như thực dân cũ. Tương tự như người đạo diễn đứng ngoài điều khiển, chỉ đạo, các diễn viên cứ thế mà diễn tuồng, đóng kịch. Đến khi diễn viên bất tài vô dụng quá mức, không đảm đương nổi vai diễn, vai trò, thì có khi đạo diễn phải nhảy ra sân khấu làm kép chính luôn, và 58 vạn quân Mỹ, trong giai đoạn 1964 - 1973, đã tiến vào tham chiến trực tiếp như bọn thực dân cũ, như xâm lăng thời phong kiến.

Do đó nếu chỉ nhìn các cuộc chiến tranh trong lịch sử hiện đại và ngày nay bằng cặp mắt phong kiến lạc hậu, chỉ biết đến các hình thức xâm lược của phong kiến từ xa xưa mấy ngàn năm trước, cứ phải có cùng một hình thức thủ đoạn chính trị, quân sự đó thì mới là xâm lược, thì thật là thiếu sót, lạc hậu, kém cập nhật.

“Thắng làm vua, thua làm giặc”?

Một luận điệu lệch lạc, phi thực tế thường xuất hiện sau ngày Việt Nam chiến thắng: “Được làm vua, thua làm giặc”, “lý lẽ và chân lý thuộc về kẻ chiến thắng”. Hai câu này đã có từ lâu và cũng đúng phần nào, tuy nhiên, những kẻ phản động đã lấy 2 câu này của người xưa rồi gán ghép bừa bãi và dùng những câu này để bóp méo bản chất của kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam.

Thực tế mà nói, hai câu trên không tuyệt đối đúng: Triệu Đà chiến thắng và có tuyên truyền thế nào thì An Dương Vương cũng không phải là giặc. Phong kiến Trung Hoa chiến thắng và có tuyên truyền đến thế nào thì Trưng Vương, Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Hắc Đế, Lý Nam Đế cũng không là giặc. Lý Phật Tử đã chiến thắng nhưng Triệu Việt Vương cũng vẫn không phải là giặc. Nhà Minh chiến thắng và có tuyên truyền đến mức nào thì Hồ Quý Ly, Trần Giản Định, Trần Trùng Quang cũng không phải là giặc. Nhà Nguyễn chiến thắng và có tuyên truyền đến mức nào suốt hơn 100 năm thì người dân vẫn xem nhà Tây Sơn là anh hùng, không phải là giặc. Thực dân Pháp và bọn phản động trong thời Pháp thuộc dù có tuyên truyền đến thế nào thì các nghĩa quân cũng không phải là “giặc phiến loạn”.

Giặc Pháp, giặc Mỹ và tay sai trong suốt hơn 30 năm chiến tranh, thắng bao nhiêu lần, nhưng dù có tuyên truyền đến mức độ nào thì cũng không biến được cuộc kháng chiến chống Mỹ thành cuộc “nội chiến”, “ý thức hệ”, “cuộc chiến quốc tế”, “cuộc chiến ủy nhiệm”. Thực tế lịch sử đã cho thấy: Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ chiến thắng, mà thuộc về nhân dân, thuộc về chính nghĩa dân tộc.

Chân lý chỉ thuộc về kẻ chiến thắng với điều kiện kẻ chiến thắng đó chính là nhân dân, là dân tộc, và lực lượng quân sự, chính trị mà dân tộc đó, nhân dân đó ủng hộ. Thực tế lịch sử khách quan thì không thể phủ nhận được.

Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Triệu Quang Phục, 11 sứ quân, nhà Hồ, nhà Hậu Trần, nhà Mạc, chúa Nguyễn, chúa Trịnh v.v. đều đã thua nhưng dân tộc Việt Nam không coi họ là giặc, là ngụy.

Còn các triều đình Huế thời Pháp thuộc, ngụy quyền Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu v.v. thì dân ta đã gọi họ là ngụy, là giặc ngay trong lúc chưa chiến thắng, ngay trong lúc giặc chưa thua. Trước 1975, khi Mỹ - Việt chưa biết ai thắng ai thua thì dân miền Nam đã gọi ngụy quyền là “ngụy” rồi.

Quan niệm “thắng làm vua, thua làm giặc” cũng không phải lúc nào, thời nào cũng đúng với thực tế, đúng với lịch sử. Quan điểm này chỉ đúng trong những cuộc chiến nội bộ trong thời phong kiến. Trong lịch sử nước ta, giặc Đông Hán, giặc Minh, giặc Pháp từng chiến thắng nhưng họ vẫn mãi là giặc. Họ vẫn là giặc khi bắt đầu cuộc chiến, trong cuộc chiến và sau cuộc chiến, dù thời điểm nào thì vẫn đều là giặc.

Giặc là giặc, ngụy là ngụy, chính là chính, tà là tà, chính nghĩa là chính nghĩa, phi nghĩa là phi nghĩa, tự vệ là tự vệ, xâm lược là xâm lược, nội chiến là nội chiến, chống ngoại xâm là chống ngoại xâm. Những điều này không phụ thuộc vào sự duy ý chí của con người, cảm tính, cảm nghĩ của cá nhân, niềm tin cá nhân của con người, mà nó phụ thuộc vào thực tế lịch sử khách quan và bản chất của các đối tượng tranh đấu trong cuộc chiến đó. Bạn có nghĩ, tin, tuyên truyền cá đi trên bờ thì con cá vẫn lội dưới nước.

Dĩ nhiên trong trường hợp khoa học lịch sử, thì gọi thế nào ít nhiều có phụ thuộc phần nào đó vào góc độ lợi ích của quốc gia dân tộc liên quan, trong trường hợp của Đại Việt - Việt Nam nghìn năm nay thì đều có những tiêu chí rất rõ ràng, khó nhầm lẫn, để đánh giá, nhận định ai là giặc, ai là ngụy. Không thể chỉ vin vào kết quả thắng - thua hay thực lực yếu - mạnh rồi đánh đồng tất cả, đánh tráo khái niệm, cào bằng giá trị, vàng thau lẫn lộn, thiện ác bất phân.

Như tại miền Nam Việt Nam trong khi cuộc chiến vẫn đang diễn ra thì những cụ già từ thôn quê đến thành phố đã gọi Mỹ-ngụy là giặc, họ gọi thế ngay dưới mạng lưới truyền thông, sách báo, hệ thống tuyên truyền, và bộ máy trấn áp khổng lồ và tinh vi của giặc Mỹ và tay sai. Họ thấy khắp miền Nam đều dày đặc người Mỹ, lính Mỹ, “Tây ba lô” da trắng, mắt xanh mũi lõ. Những kẻ mà họ gọi là “chó săn” kia thì khúm núm trước quan thầy Hoa Kỳ, ai được chụp hình chung với người Mỹ là mặt mày tươi rói, kênh kiệu, vênh váo, sáng rỡ hẳn lên, rồi dựa thế của Mỹ lên mặt với đồng bào, cướp bóc, vơ vét, xách nhiễu, quấy rối, gây khó dễ. Thì họ coi Mỹ-ngụy là giặc là chuyện tất nhiên.

Bà con mình thấy bọn Việt gian chỉ đường và thông ngôn, thông dịch cho quân Mỹ đi càn quét khắp miền quê Nam Bộ, đi càn hết làng này sang thôn khác thì không gọi là giặc thì gọi là gì? Liên quan gì đến kết quả ai thắng, ai bại?

Thực dân Pháp đã từng chiến thắng hàng trăm cuộc chiến trong thời Pháp thuộc, từng tiêu diệt hàng trăm lực lượng nghĩa quân, lê máy chém trên khắp đất Việt chặt đầu hàng chục ngàn thủ lĩnh, lãnh tụ, tướng lĩnh của nghĩa quân. Nhưng thực dân Pháp mãi mãi là giặc, các ngụy triều ở Huế thời Pháp thuộc mãi mãi là ngụy, lính khố xanh, khố đỏ là ngụy, bọn tay sai đắc lực của Pháp như Trần Tiễn Thành, Hoàng Cao Khải, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân v.v. luôn luôn là ngụy, chắc chắn là ngụy. Dù bên nào thắng, bên nào thua thì lịch sử vẫn không thay đổi.


Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Đà Nẵng 1858: Khi súng hỏa mai dũng cảm đương đầu với vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới (P3)

Trận đánh đáng nhớ nhất của quân Đại Nam mà không phải ai cũng biết chính là trận đánh tại nơi mà quân Pháp đặt chân đầu tiên đến Đại Nam vào năm 1858: Đà Nẵng. Cuộc đụng độ đầu tiên đó ghi nhận những nỗ lực to lớn của quân nhà Nguyễn với vũ khí thô sơ, phải đương đầu với vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới lúc bấy giờ.
Sau khi nhận thêm viện binh 1.734 quân từ hai tàu Dijon và Duchayla, ngày 15/9/1859, Liên quân mở cuộc tấn công vào phòng tuyến thứ 2 của quân Đại Nam, người lên kế hoạch tấn công lần này là thiếu tá Dupré Déroulède, một sĩ quan công binh nhưng lại giàu khả năng tham mưu và tác chiến.

Trận đánh tại phòng tuyến thứ 2

Phòng tuyến thứ hai ở Đà Nẵng là hệ thống đồn cùng chiến lũy kéo dài 1.500 mét, trong đó có hai căn cứ chủ yếu là Liên Trì và Nại Hiên. Phòng tuyến thứ hai này được quân Pháp cho là kiên cố hơn phòng tuyến thứ nhất.





Bản đồ trận đánh ngày 15/9/1859. (Ảnh từ lịch sử Đà Nẵng)

Bên Liên quân chia làm 3 cánh cụ thể như sau:
  • Cánh trái do đại tá Reynaud chỉ huy các đại đội Tây Ban Nha và Pháp đánh vào đồn Nại Hiên án ngữ giữa sông Hàn và các công sự phụ thuộc.
  • Cánh phải do đại tá Reybaud chỉ huy 7 đại đội bộ binh tấn công đồn Liên Trì và hệ thống phòng thủ phụ thuộc.
  • Trung quân tấn công vào hệ thống phòng thủ gồm những pháo đài nối liền hai đồn Liên Trì và Nại Hiên.
Đúng 4 giờ sáng ngày 15/9, Liên quân rời trại lên tàu chuẩn bị cẩn thận cho cuộc tấn công quyết định này. Khi bình minh ló dạng Liên quân chia làm 3 mũi tấn công, quân Pháp vừa đi vừa hô to “Vive l’Empereur!” (tức Hoàng Đế vạn tuế) nhằm lên tinh thần.
Đại bác từ tàu chiến và căn cứ Điện Hải của Liên quân trút hỏa lực ầm ầm vào đồn lũy của quân Đại Nam.
Cánh phải của Liên quân đụng độ mạnh với 2.000 quân Đại Nam ở Liên Trì và Phước Trì. Vũ khí thô sơ chỉ sát thương được tầm gần vì thế mà quân Việt hăng hái xông ra khỏi chiến lũy, giáp chiến tầm gần với Liên quân.
Hai bên nổ súng ác liệt, sự quả cảm của quân Việt khiến Liên quân bị đẩy lùi dần. Genouilly lo lắng điều thêm đại đội Tây Ban Nha đến tiếp ứng, nhờ đấy Liên quân mới lấy lại được thế trận. Quân Đại Nam rút về bảo vệ đồn lũy.
Đạn pháo cùng hỏa lực của Liên quân trút tới. Không thể để binh sĩ tử vong nhiều, Phạm Thế Hiển và Nguyễn Hiên đành cho quân rút khỏi Liên Trì và Phước Trì, chạy đến hướng đèo Hải Vân, chặn con đường đến kinh đô Huế.
Cánh trái của đại tá  Reynaud tấn công đồn Nại Hiên dưới sự yếm trợ của pháo binh. Đạn pháo nã vào ầm ầm. Suất đội Hồ Văn Đa và các Đội trưởng Lê Văn Nghĩa, Đoàn Văn Thức quá khiếp sợ trước hỏa lực hùng hậu của Liên quân, đã bỏ hàng ngũ, tìm đường trốn chạy, làm quân sĩ mất tinh thần, khiến phòng tuyến vỡ nhanh hơn. Nguyễn Tri Phương phải đến tập hợp lại đội quân này. Trong khi đó quân Đại Nam vẫn làm chủ các đồn Mỹ Thị và Hóa Khê.
Biết Liên quân muốn đánh nhanh ra kinh đô Huế, Nguyễn Tri Phương cho quân rút về hướng đèo Hải Vân nhằm chặn đường ra Huế. Thế nhưng việc Phạm Thế Hiển và Nguyễn Tri Phương rút quân ra đèo Hải Vân đều nằm trong kế hoạch của người lên kế hoạch tác chiến là thiếu tá công binh giàu óc tham mưu Dupré Déroulède. Ông ta đã chuẩn bị sẵn chiến hạm Laplace đến cửa biển Thanh Khê, khi quân Việt đến thì nã pháo ầm ầm, khiến cho Đại Nam bị tổn thất lớn.
Các chỉ huy là Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển, Nguyễn Hiên dâng sớ về kinh báo tin và xin chịu tội. Vua Tự Đức sai Phan Thanh Giản ra Quảng Nam xử chém Hồ Văn Đa, Lê Văn Nghĩa, Đoàn văn Thức về tội đã bỏ đồn tháo chạy; còn Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển, Nguyễn Hiên phải chịu tội cách lưu (tức cách chức nhưng vẫn được sử dụng nhằm lập công chuộc tội).
Theo tài liệu trong kho lưu trữ quốc gia Pháp thì trận này phía Liên quân chỉ có 10 chết và 40 người bị thương.
Sau gần một năm nhọc nhằn đương đầu với Liên quân, Nguyễn Tri Phương dâng sớ về kinh tâu rõ thực trạng trong quân và nêu cách đánh như sau:
“Người Tây, thủy quân, lục quân nương đỡ nhau, khó mà hơn họ được. Ta thì thủy chiến đã không tiện, còn về lục chiến thì súng ống họ đã tinh, lại đánh giỏi, quân ta khiếp sợ nên sinh ra bần rùn, nên cũng không thể địch nổi. Nay trong quân thứ, còn 3,200 lính, mà một dãy từ An Sơn đến các đồn Nại Hiên, chỗ chỗ đều quan yếu, nếu đem phòng giữ cho khắp thì không còn lính ra trận nữa. Tình thế như vậy, nói giữ chưa được, nói đánh sao nên? Vậy xin đem binh lực hiện có, phục ở các đồn lũy, dự bị cho nghiêm mà đợi, để làm kế trì cửu, rồi lo trù liệu lương hướng, gặp cơ hội sẽ động, ấy là cớ hoàn toàn vậy.”
Vua Tự Đức phê vào sớ như sau:
“Sợ địch, thêm lo, không thi thố gì thì làm sao thành công được? Đáng lẽ giao đình nghị để chánh tội danh, nhưng đã cách lưu nên gượng bỏ qua; vậy phải nghĩ trong ba kế chiến, thủ hay hòa, kế nào lui được quân địch thì cứ dùng; đừng mà nói rằng triều đình thiếu người nên phải ngồi đợi chết.”

Thay tướng chỉ huy, Liên quân lại tiến tục tấn công

Về phía Liên quân, cuộc hành quân dưới cái nóng của Đà Nẵng đã khiến số binh lính nhập viện tăng cao. Số còn lại cũng xuống sức không còn muốn đánh tiếp nữa. Nhân lúc mình bị ốm, tướng De Genouilly xin được về Pháp nghỉ ngơi dưỡng bệnh, Paris thông cảm chấp thuận, đồng thời cử thiếu tướng Page sang thay.
Sau trận thắng ngày 15/9, Liên quân đã phá hủy toàn bộ các đồn lũy, rồi rút về căn cứ ở Tiên Sa. Nguyễn Tri Phương cho quân lấy lại các đồn này, rồi củng cố một phòng tuyến mới chạy từ Nại Hiên đến Hải Vân.
Tờ mờ sáng ngày 18/11/1859, chỉ huy mới của Liên quân là thiếu tướng Page đã cho các tàu Némésis, Phlégeton và một tàu của Tây Ban Nha cùng một tàu vận tải khác chở quân đến phía Tây Bắc vịnh Đà Nẵng, dừng lại ở vị trí trên biển, đối diện với pháo đài Định Hải và đồn Chơn Sảng.





Trận đánh pháo đài Định Hải và đồn Chơn Sảng. (Ảnh từ lịch sử Đà Nẵng)

Sau đó Page cũng cho kéo cờ tư lệnh trên soái thuyền Némésis tiến đến rồi cho lệnh tấn công. Hai bên đọ súng vô cùng ác liệt. Page nhận thấy dù các pháo hạm đã nã đạn dồn dập nhưng quân Đại Nam vẫn bắn trả thì sốt ruột điều soái hạm Némésis  lại gần hơn các căn cứ của quân Việt nhằm bắn chính xác hơn nhanh chóng tiêu diệt hỏa lực căn cứ này.
Thế là soái hạm Némésis phơi mình gần căn cứ phòng ngự, trên cột buồm lại phất phới cờ tư lệnh. Quân Việt trên các pháo đài liền tập trung đạn pháo bắn vào đó. Soái hạm  Némésis lập tức bị trúng đạn, thiếu tướng Page thật may mắn khi không bị thương; nhưng viên thiếu tá giàu óc tham mưu, người lên kế hoạch trận đánh ngày 15/9 Dupré Déroulède bị đạn pháo cắt thân người làm hai, tử trận tại chỗ.
Đứng trước hỏa lực ngày càng mạnh của Liên quân, sức kháng cự quân Việt cũng yếu dần. Liên quân đổ bộ tấn công đồn Chơn Sảng, án ngữ con đường liên lạc giữa Huế và Đà Nẵng. Quân Đại Nam phải rút chạy.

Vua Tự Đức lệnh cho Thống chế Nguyễn Trọng Thao đưa quân tiến đánh lấy lại đồn Chơn Sảng. Nguyễn Hiên và Trần Đình Túc đóng ở các đồn Câu Đê và Hóa Ổ cũng được lệnh đem quân đánh phối hợp. Quân Đại Nam từ các mặt tiến đánh, Liên quân không chống nổi phải bỏ đồn Chơn Sảng xuống tàu rút đi .
Tướng Page bị khiển trách bởi trận đánh này làm thiệt mạng một số sĩ quan giàu kinh nghiệm, trong đó có thiếu tá có khả năng tham mưu Dupré Déroulède.

Hiệp ước hai bên không thành bởi sự lúng túng của triều đình

Tháng 11/1859, tướng Page vào Sài Gòn, đến tháng 12 thì Page đưa ra một bản hiệp ước gồm 11 khoản nhằm nghị hòa với triều đình nhà Nguyễn. Trong đó chủ yếu là tự do thương mại, tự do truyền giáo.
Bản dự thảo hiệp ước của Pháp đưa ra lại một lần nữa khiến triều đình Huế nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau, tranh luận mãi không thôi, khiến vua Tự Đức bối rối. Không biết quyết định thế nào, vua hỏi riêng lão cận thần mà mình rất nể trọng là Trương Đăng Quế, ông này ủng hộ đồng ý xin hòa.
Việc thương thuyết với Pháp ở Sài Gòn được giao cho Thống đốc quân vụ Tôn Thất Cáp, nhưng ý chỉ của Vua cũng rất chung chung, mà khi đàm phán là đi vào chi tiết cụ thể, điều này khiến Tôn Thất Cáp bối rối không biết nên làm thế nào mới đúng ý triều đình.
Vì sợ làm trái ý Vua, Tôn Thất Cáp ngồi ở bàn thương nghị mà chẳng dám đồng ý một quyết định nào, cuộc thương thuyết diễn ra hơn một tháng mà chẳng có kết quả, điều này khiến tướng Page bực mình chấm dứt nghị hòa vào ngày 29/1/1860.






Sau trận pháo kích, liên quân đổ bộ tấn công pháo đài. (Ảnh minh họa từ Pinterest)

Quân Pháp rút lui

Lúc này những xích mích giữa Trung Quốc với liên quân Anh – Pháp nổ ra dù trước đó vào năm 1858 đã có hòa ước Thiên Tân. Tướng Page để một ít quân cho D’ Ariès phòng thủ Gia Định, còn lại rời Sài Gòn vào ngày 3/2/1860 để đến Đà Nẵng.
Tại Đà Nẵng tướng Page ra lệnh rút hết khỏi nơi đây để tập trung quân tham chiến với Trung Quốc, trước khi rời đi quân Pháp đã phá hủy hết căn cứ của mình đã xây dựng ở bán đảo Tiên Sa
Sau khi Liên quân rút đi, triều đình nhà Nguyễn đã tìm được hài cốt của hơn 3.000 quân cùng người dân chôn tại nghĩa trang Hòa Vang và Phước Vĩnh.
Liên quân rút đi cũng để lại hàng trăm ngôi mộ cùng một nhà nguyện nhỏ đặt tấm bia bằng đá với dòng chữ: “Để tưởng niệm những chiến binh Pháp và Tây Ban Nha trong cuộc viễn chinh Rigaud de Genouilly bị chết trong những năm 1858-59-60 và được an táng ở đây” .
Hết
Theo 

Đà Nẵng 1858: Khi súng hỏa mai dũng cảm đương đầu với vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới (P2)

Trận đánh đáng nhớ nhất của quân Đại Nam mà không phải ai cũng biết chính là trận đánh tại nơi mà quân Pháp đặt chân đầu tiên đến Đại Nam vào năm 1858: Đà Nẵng. Cuộc đụng độ đầu tiên đó ghi nhận những nỗ lực to lớn của quân nhà Nguyễn với vũ khí thô sơ, phải đương đầu với vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới lúc bấy giờ.
Sau khi liên quân đến đánh chiếm thành Gia Định, sắp đặt xong xuôi, Genouilly đưa 3.000 quân trở lại Đà Nẵng vào ngày 15/4/1859, chuẩn bị tiếp tục cho cuộc chiến tại đây.

Rút lui nhằm bảo toàn lực lượng

Đúng 5 ngày sau vào ngày 20/4/1859, liên quân tấn công vào phía tả ngạn, mở cuộc tấn công dữ dội vào thành Điện Hải. Nguyễn Tri Phương cho quân đánh trả quyết liệt, nhưng đứng trước hỏa lực rất mạnh ông phải cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng.
Với mong muốn đánh nhanh thắng nhanh, ngày 8/5/1859 liên quân chia làm 3 cánh tấn công theo 2 hướng nhằm tạo thành gọng kìm siết chặt quân Đại Nam.


Bản đồ trận đánh ngày 8/5/1859. (Ảnh từ Lịch sử Đà Nẵng)

Cánh quân của Reybaud đánh từ hướng biển vào, nhắm vào các đồn Du Xuyên, Hải Châu, rồi tiến về Thạc Gián, Phước Ninh. Còn cánh của Faucon thì đánh Thạc Gián, Phước Ninh rồi tiến chếch về phía biển để bắt tay với quân của Reybaud. Trung quân của Lanzarote gồm những tay súng thiện xạ, lúc thì tiến qua trái giúp Faucon, lúc qua phải giúp Reybaud.
Trước đó Nguyễn Tri Phương cho quân và dân Đà Nẵng xây một phòng tuyến dài 3 km chạy từ Điện Hải đến Nại Hiên nhằm phòng thủ.
Sáng sớm ngày 8/5, đạn pháo liên quân nhắm thẳng vào các đồn của Đại Nam mà trút đạn như mưa, các cánh quân cũng lần lượt xuất kích. Do biết trước địa hình phòng thủ của quân Đại Nam từ các đợt tấn công trước, vì thế mà chông tre hay hào sâu không còn làm liên quân bất ngờ. Liên quân vượt qua được các hố chông áp sát lũy đất. Quân  Đại Nam dựa vào lũy đất bắn trả, nhưng súng hỏa mai thủ công, chỉ bắn được một phát rồi lại lo nạp đạn nên rất chậm, tằm bắn cũng ngắn. Dù thế quân nhà Nguyễn vẫn kiên cường cố thủ, Hiệp quản Phan Hữu Điểm vì thế mà trúng đạn hy sinh.
Nguyễn Tri Phương quan sát tình thế, thấy không thể tiếp tục cầm cự được, để bảo toàn lực lượng cho các trận đánh sau, ông quyết định rút khỏi phòng tuyến thứ nhất với các đồn Du Xuyên, Thạc Gián, Hải Châu để bảo vệ phòng tuyến thứ 2 là các đồn các đồn Liên Trì, Nại Hiên và Nghi Xuân…
Trong khi đó cánh quân tấn công vào Thạc Gián và hai đồn thượng hạ ở Hải Châu bị đội quân Ứng Nghĩa của Phạm Gia Vĩnh phối hợp cùng quân triều đình đánh cho liên quân tan tác, thua trận phải bỏ chạy về bán đảo Sơn Trà.
Đến hơn 10 giờ sáng thì cuộc chiến kết thúc, quân Đại Nam bị mất 3 đồn lớn cùng 54 khẩu đại bác, Hiệp quản Phan Hữu Điểm cùng 700 binh sĩ tử trận; phía liên quân có hơn 100 người bị tử trận. Đây được xem là trận đánh lớn nhất ở Đà nẵng từ trước đến nay của hai bên.


Liên quân đổ bộ. (Ảnh minh họa từ infonet.vn)

Thời tiết và bệnh dịch kìm chân Liên quân

Quân Đại Nam rút về phòng tuyến thứ hai phòng thủ khá kiên cố, khiến liên quân không dễ tấn công. Lúc này cái nóng của mùa hè khiến binh lính liên quân rất khó chịu. Tháng 6 và tháng 7 một trận dịch tả hoành hoành ở căn cứ của liên quân khiến số người chết cứ tăng lên. Hai đại úy là Loubière và Gascon Cadubon đã chết bởi bệnh ôn dịch. Trong vòng một tháng (15/6 đến 18/7) tiểu đoàn 3 bị chết 136 người.
Thời tiết nóng nực cùng dịch bệnh làm hao mòn sức tấn công của liên quân. Kể từ khi tấn công Đà Nẵng ngày 1/9/1858 cho đến tháng 7/1859, suốt 10 tháng đó liên quân chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà cùng vài đồn lẻ tẻ ngoài rìa Đà Nẵng mà không tiến sâu vào được.
Mặt khác sau vài lần cho thêm viện binh, bên chính quốc (Pháp) lại khó khăn nên không thể chi viện thêm được nữa. Những điều này đã khiến cho Liên quân bị sa lầy ở Đà Nẵng.

Quân Pháp phải nghị hòa

Để giải quyết tình trạng này, chính quyền Pháp đã lệnh cho De Genouilly phải chủ động nghị hòa với triều đình nhà Nguyễn.
Để có được thế mạnh khi nghị hòa, De Genouilly cho tàu chiến đi bắn phá bãi Cam ở Bình Định, pháo đài Hổ Cứ, thiêu hủy các tàu thuyền của triều đình và người dân vùng Quảng Bình và Quảng Trị.
Đến ngày 20/6/1859 de Genouilly đã đề nghị nghị hòa với chỉ 3 điều khoản ngắn gọn như sau:
  • Tự do truyền giáo
  • Tự do thương mại
  • Mở nhượng địa ở vùng đất nhỏ nhằm đảm bảo việc thực hiện nghị hòa

Triều đình lúng túng, cuộc chiến quả cảm của người Đà Nẵng tiếp tục

Vua Tự Đức nhận được bản nghị hòa này không biết nên làm thế nào, nên đưa ra triều đình để bàn bạc. Tuy nhiên các quan trong triều đình đều có nhiều ý kiến khác nhau, tập trung lại thì có 3 nhóm ý kiến như sau:
  • Nhóm Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Lưu Lượng cho rằng nên giảng hòa, nhưng trước đó cần củng cố thế trận phòng thủ thật vững rồi hẵng hòa.
  • Nhóm Trần Văn Trung, Trương Quốc Dụng, Tống Phước Minh, Lâm Duy Hiệp, Phan Huy Vịnh v.v. cho rằng nhà Thanh mạnh thế mà còn không chống cự nổi phương Tây nên mình cũng khó thắng, nên hãy cố thủ cho vững, “lấy cách chủ đãi khách mà đối phó để làm kế trì cửu rồi sau sẽ tùy cơ xử trí.”
  • Nhóm Tô Linh, Phạm Hữu Nghị, Trần Văn Vi, Nguyễn Đăng Điều, Lê Hiếu Hữu v.v. thì quyết chủ chiến.
Nhiều quan khác cũng góp nhiều ý kiến khác nhau, khiến vua Tự Đức rối như tơ vò nói: “các ngươi biết rằng chiến thủ là khó, không biết rằng hòa lại càng khó hơn”.
Trong khi nhà Vua không biết quyết như thế nào thì Bùi Quị đi công cán từ phía Bắc trở về đã tâu rằng: “Đình thần kẻ nói hòa người nói thủ, kẻ bàn chống người bàn chèo, ai giữ ý nấy, như vậy, gặp việc gấp rút sao giúp nhau được. Xin Hoàng thượng độc đoán, tự định qui mô để ai nấy phải theo.”Vua cho là phải liền giao cho Nguyễn Tri Phương cầm đầu việc thương nghị.
Cuộc thương nghi kéo dài qua hai tháng 7 và 8 nhưng không đi đến được kết quả nào, bởi 3 điều mà Pháp đưa ra đều là những điều cấm kỵ đối với triều đình nhà Nguyễn.
Giữa lúc hai bên đang bàn nghị hòa thì tháng 8/1859, Nguyển Tư Giản dâng mật sớ tâu không nên hòa. Sự việc được quyết định rồi, nay có người tâu nên làm khác đi khiến nhà Vua không biết nên xử trí ra sao, nên lại đưa ra bàn với các đại thần trong triều.
Phan Thanh Giản và Trương Đăng Quế cho rằng việc nhượng đất là không chấp nhận được; việc tự do thương mại thì đã có lệ, tức có thể đến buôn bán nhưng không được lập cơ sở; còn việc truyền giáo có thể bỏ lệnh cấm truyền giáo nhằm chấm dứt can qua.
Nhà Vua nhiều việc không biết nên quyết định ra sao, nên ý chỉ truyền đến Nguyễn Tri Phương không được rõ ràng, vì thế trên bàn nghị hòa một số việc Nguyễn Trí Phương lúng túng không biết xử lý như thế nào cho đúng ý Vua.


Chiến hạm quân Pháp. (Ảnh từ Wikipedia)

Genouilly thấy việc nghị hòa kéo dài mà không đưa đến được kết quả nào, cho rằng phía Đại Nam không có thiện chí, mượn cớ nghị hòa nhằm kéo dài thời gian để củng cố lực lượng. Lúc này mùa hè sắp qua, những khó khăn về thời tiết nóng nực hay dịch bệnh cũng không còn, vì thế vào ngày7/9 Genouilly tuyên bố chấm dứt nghị hòa, chuẩn bị cuộc chiến vào phòng tuyến thứ 2 nhằm thẳng tiến đến trung tâm Đà Nẵng.
Và cuộc chiến quả cảm của người Đà Nẵng chống lại đội quân được trang bị hiện đại hàng đầu thế giới lại tiếp tục.
(còn nữa)
Theo