KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà báo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhà báo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

HIỆN TƯỢNG TRỤC LỢI TRONG TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ


Cảnh báo hiện tượng trục lợi trong tác nghiệp báo chí 

Đáng lẽ xã hội càng văn minh, những người làm báo càng phải ứng xử văn minh với công chúng, với xã hội. Nhưng tiếc thay, những hành vi thiếu/không chuẩn mực của báo chí xuất hiện ngày càng nhiều là điều rất đau xót đối với những người nhà báo chân chính khi nhìn lại bức tranh báo chí trong năm qua. 

Bốn nhóm hành vi trục lợi 

Bên cạnh niềm vui, niềm tự hào đó, những người làm báo chân chính vẫn chưa bao giờ hết nỗi nặng lòng, ưu tư vì mấy năm gần đây, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà báo bị sa sút nghiêm trọng, khiến uy tín, hình ảnh báo giới trong mắt công chúng bị suy giảm. Một trong những nguyên nhân làm sa sút đạo đức báo chí là, một bộ phận phóng viên đã có thái độ, hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí. 

Những công lao đóng góp của báo chí cho sự phát triển chung của đất nước và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển văn minh, tiến bộ là không thể phủ nhận. Phần đông những người làm báo vẫn tâm huyết nuôi dưỡng, duy trì “lửa nghề” theo đúng tinh thần “phụng công, thủ pháp”, không thiên lệch, không “bẻ cong” ngòi bút vì mục đích, lợi ích cá nhân. Đó là cơ sở để người làm báo giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, bảo toàn chữ “tâm” trong sáng của người làm báo cách mạng. 

Theo từ điển tiếng Việt giải thích:
“Trục lợi” là hành vi kiếm lợi riêng một cách không chính đáng. 
- Còn hành vi “trục lợi trong tác nghiệp báo chí” được các chuyên gia báo chí, truyền thông nhận định là hành vi của phóng viên lợi dụng danh nghĩa tác nghiệp báo chí và quyền đăng tải thông tin ra công luận như điều kiện tiên quyết để dọa dẫm, gây sức ép, thương lượng với đối tượng phản ánh nhằm đáp ứng lợi ích tiền và vật chất khác cho cá nhân hoặc nhóm người nhân danh cơ quan báo chí. 
Điều đáng nói hơn, hành vi trục lợi không chỉ xảy ra ở đối tượng phóng viên, biên tập viên, mà còn liên quan đến cả lãnh đạo tòa soạn ở một số cơ quan báo chí. 

HIỆN TƯỢNG TRỤC LỢI TRONG TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Câu chuyện "truyền thông bẩn" đã ảnh hưởng rất lớn đến nước mắm truyền thống.

Theo kết quả khảo sát “Nhận diện hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí” của Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) công bố mới đây, có 4 nhóm hành vi trục lợi báo chí xảy ra thời gian qua, gồm: [1] dọa dẫm tống tiền; [2] thông đồng lợi ích nhóm; [3] liên kết nhóm phóng viên; [4] lợi dụng danh nghĩa nhà báo và cơ quan báo chí. 

Dọa dẫm tống tiền, biểu hiện ở hành vi “bới lông tìm vết” của phóng viên, tức là cố tình tìm ra sai phạm của đối tượng, ví như sai phạm trong lĩnh vực xây dựng (xây thêm tầng, lấn chiếm hành lang bảo vệ...) rồi lạm quyền đăng tải thông tin công khai để yêu cầu, gây sức ép đối tượng sai phạm phải đưa tiền nếu không muốn sự việc được đưa ra ánh sáng công luận. 
Thông đồng tạo lợi ích nhóm, thực chất là hành vi “đánh thuê” của một nhóm phóng viên chủ động cùng nhau liên kết với một doanh nghiệp để khai thác sâu về một chủ đề, sự kiện của đối tượng cạnh tranh nhằm tạo lợi thế thị trường cho doanh nghiệp được “bảo kê thông tin”. Cũng có thể nhóm phóng viên cùng liên kết với cá nhân nào đó để đánh bóng tên tuổi, nói xấu “đối thủ” nhằm tạo cơ hội cho đối tượng được liên kết lấy phiếu tín nhiệm cho việc bổ nhiệm chức danh mới được thuận lợi hơn. 
Liên kết nhóm phóng viên là hành vi một nhóm phóng viên có uy tín, địa vị trong xã hội, có khả năng chi phối thông tin nội bộ một ngành, một địa phương cụ thể nhằm độc quyền đưa tin với nội dung thống nhất trước với đối tượng mục đích thông tin để tạo dựng hình ảnh tích cực trong xã hội, hoặc dàn xếp bưng bít thông tin bất lợi cho doanh nghiệp, địa phương. 
Lợi dụng danh nghĩa nhà báo và cơ quan báo chí là hành vi sử dụng tấm thẻ nhà báo để can thiệp vào việc cá nhân khi cần quan hệ để can thiệp trái pháp luật, không chính đáng. Hành vi này còn biểu hiện ở một số cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện, tuyển dụng phóng viên không nhằm mục tiêu mở rộng diện và chất lượng thông tin, mà chủ yếu là sử dụng nhân lực không đủ tiêu chuẩn làm nhà báo để kiếm nguồn thu cho tòa soạn hoặc cho cá nhân lãnh đạo cơ quan báo chí. 

Lời cảnh tỉnh nghiêm khắc 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trục lợi trong tác nghiệp báo chí, theo nhận định của nhiều cán bộ quản lý và chuyên gia báo chí, yếu tố chủ quan là do phóng viên muốn làm giàu nhanh, bất chính, trong khi kỹ năng nghiệp vụ kém, bản lĩnh non nớt, lại dễ bị cám dỗ vật chất tầm thường. Cùng với những yếu tố khách quan như đời sống, thu nhập của phóng viên còn thấp, lại bị sức ép “khoán doanh số” của tòa soạn nên không ít người cầm bút sẵn sàng “lao vào” kiếm tiền bất chấp cả đạo đức nghề nghiệp và luật pháp báo chí. 

Mặt khác, do có quá nhiều cơ quan báo chí phải tự lo kinh phí hoạt động, quy chế phân công tác nghiệp của tòa soạn thiếu chuẩn mực cộng với môi trường xã hội có nhiều “lợi ích nhóm” cũng là “mảnh đất màu mỡ” cho vấn nạn trục lợi trong tác nghiệp báo chí có cơ hội phát sinh. 

Nhóm phóng viên công tác tại các cơ quan báo chí thuộc hiệp hội nghề nghiệp và thuộc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (bộ, sở) được đánh giá là có rủi ro thực hiện hành vi cao (40%). 

Cũng qua khảo sát cho thấy, các nhà quản lý báo chí và chuyên gia truyền thông cho rằng, hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí xảy ra chủ yếu ở nhóm phóng viên báo điện tử (chiếm khoảng 90%), tiếp đó là báo in (40%), truyền hình (34%) và phát thanh (10%). 

Một quan ngại không thể không quan tâm đó là những năm gần đây, tình trạng nhà báo bị cản trở tác nghiệp ngày càng nhiều. Một trong những lý do dẫn đến thực tế đáng buồn này là do hành vi tác nghiệp của nhà báo không chuẩn mực. Vì thế, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, người phát ngôn và người có trách nhiệm ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương đã “tinh vi” lách luật, có biểu hiện “cản trở mềm” hoạt động tác nghiệp của nhà báo như: Vòng vo khất hẹn, lần lữa trong việc tiếp xúc với phóng viên; viện cớ lý do không chính đáng để từ chối cung cấp thông tin cho báo chí; né tránh cả những điều đáng ra phải phát ngôn cho công luận... 

Có thể khẳng định rằng, những thông tin, số liệu khảo sát mà RED đưa ra, dù chưa toàn diện và có những vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, bàn luận thêm, nhưng đó cũng là những thông số rất đáng để những người trong cuộc phải suy ngẫm một cách nghiêm túc. Vì trong số 220 phiếu khảo sát (nhà quản lý báo chí, chuyên gia nghiên cứu truyền thông, các giảng viên báo chí, nhà báo và độc giả), có tới trên 80% ý kiến đều có chung một nhận định: Hành vi trục lợi tác nghiệp báo chí đã “làm công chúng mất niềm tin vào báo chí” và “làm mất uy tín của nhà báo”

Tất cả những ai đang cầm bút, cầm máy có biểu hiện “nhúng chàm”, cần phải tỉnh ngộ ngay nếu không muốn bản thân rơi vào tình cảnh thân bại danh liệt, thậm chí vướng vào vòng lao lý suốt đời “ôm hận”. 

Một ngày cuối cùng của tháng 11/2017, vào công cụ tìm kiếm google, khi đánh cụm từ “nhà báo tống tiền” đã hiển thị khoảng 291.000 kết quả trong vòng 0,38 giây. Điều đó phần nào cho thấy công chúng rất quan tâm đến vấn đề trục lợi của báo chí; đồng thời cũng là điều cảnh tỉnh đối với tất cả những ai đang cầm bút, cầm máy có biểu hiện “nhúng chàm”, cần phải tỉnh ngộ ngay nếu không muốn bản thân rơi vào tình cảnh thân bại danh liệt, thậm chí vướng vào vòng lao lý suốt đời “ôm hận”. 

Báo chí có sứ mệnh định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội theo chiều hướng tích cực, văn minh. Bài học đồng thời là chân lý này tưởng như ai cũng thấu hiểu, thấm thía, nhưng nhắc lại không bao giờ thừa. Bởi chúng ta không nên và không được phép thờ ơ trước lời cảnh báo tuy rất nghiêm khắc nhưng cũng đầy tâm huyết của một chuyên gia nghiên cứu truyền thông: Đáng lẽ xã hội càng văn minh, những người làm báo càng phải ứng xử văn minh với công chúng, với xã hội. Nhưng tiếc thay, những hành vi thiếu/không chuẩn mực của báo chí xuất hiện ngày càng nhiều là điều rất đau xót đối với những người làm báo chân chính. 

Nếu nhà báo không chỉn chu tu dưỡng, rèn luyện, không giữ gìn liêm chính, không tự bồi đắp những giá trị đạo đức cho mình thì sẽ không có “sức đề kháng” trước bao nhiêu “vi rút độc hại” có thể làm mọt ruỗng, băng hoại nhân cách bản thân. Khi phẩm giá, nhân cách nhà báo tự sa sút bởi cám dỗ, mê hoặc của những “viên đạn bọc đường”, tự họ sẽ “đào mồ chôn sự nghiệp” của chính mình! 

Thiện Văn



Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

HIỆN TƯỢNG TRỤC LỢI TRONG TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ


Cảnh báo hiện tượng trục lợi trong tác nghiệp báo chí 

Đáng lẽ xã hội càng văn minh, những người làm báo càng phải ứng xử văn minh với công chúng, với xã hội. Nhưng tiếc thay, những hành vi thiếu/không chuẩn mực của báo chí xuất hiện ngày càng nhiều là điều rất đau xót đối với những người nhà báo chân chính khi nhìn lại bức tranh báo chí trong năm qua. 

Bốn nhóm hành vi trục lợi 

Bên cạnh niềm vui, niềm tự hào đó, những người làm báo chân chính vẫn chưa bao giờ hết nỗi nặng lòng, ưu tư vì mấy năm gần đây, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà báo bị sa sút nghiêm trọng, khiến uy tín, hình ảnh báo giới trong mắt công chúng bị suy giảm. Một trong những nguyên nhân làm sa sút đạo đức báo chí là, một bộ phận phóng viên đã có thái độ, hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí. 

Những công lao đóng góp của báo chí cho sự phát triển chung của đất nước và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển văn minh, tiến bộ là không thể phủ nhận. Phần đông những người làm báo vẫn tâm huyết nuôi dưỡng, duy trì “lửa nghề” theo đúng tinh thần “phụng công, thủ pháp”, không thiên lệch, không “bẻ cong” ngòi bút vì mục đích, lợi ích cá nhân. Đó là cơ sở để người làm báo giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, bảo toàn chữ “tâm” trong sáng của người làm báo cách mạng. 

Theo từ điển tiếng Việt giải thích:
“Trục lợi” là hành vi kiếm lợi riêng một cách không chính đáng. 
- Còn hành vi “trục lợi trong tác nghiệp báo chí” được các chuyên gia báo chí, truyền thông nhận định là hành vi của phóng viên lợi dụng danh nghĩa tác nghiệp báo chí và quyền đăng tải thông tin ra công luận như điều kiện tiên quyết để dọa dẫm, gây sức ép, thương lượng với đối tượng phản ánh nhằm đáp ứng lợi ích tiền và vật chất khác cho cá nhân hoặc nhóm người nhân danh cơ quan báo chí. 
Điều đáng nói hơn, hành vi trục lợi không chỉ xảy ra ở đối tượng phóng viên, biên tập viên, mà còn liên quan đến cả lãnh đạo tòa soạn ở một số cơ quan báo chí. 

HIỆN TƯỢNG TRỤC LỢI TRONG TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Câu chuyện "truyền thông bẩn" đã ảnh hưởng rất lớn đến nước mắm truyền thống.

Theo kết quả khảo sát “Nhận diện hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí” của Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) công bố mới đây, có 4 nhóm hành vi trục lợi báo chí xảy ra thời gian qua, gồm: [1] dọa dẫm tống tiền; [2] thông đồng lợi ích nhóm; [3] liên kết nhóm phóng viên; [4] lợi dụng danh nghĩa nhà báo và cơ quan báo chí. 

* Dọa dẫm tống tiền, biểu hiện ở hành vi “bới lông tìm vết” của phóng viên, tức là cố tình tìm ra sai phạm của đối tượng, ví như sai phạm trong lĩnh vực xây dựng (xây thêm tầng, lấn chiếm hành lang bảo vệ...) rồi lạm quyền đăng tải thông tin công khai để yêu cầu, gây sức ép đối tượng sai phạm phải đưa tiền nếu không muốn sự việc được đưa ra ánh sáng công luận. 
* Thông đồng tạo lợi ích nhóm, thực chất là hành vi “đánh thuê” của một nhóm phóng viên chủ động cùng nhau liên kết với một doanh nghiệp để khai thác sâu về một chủ đề, sự kiện của đối tượng cạnh tranh nhằm tạo lợi thế thị trường cho doanh nghiệp được “bảo kê thông tin”. Cũng có thể nhóm phóng viên cùng liên kết với cá nhân nào đó để đánh bóng tên tuổi, nói xấu “đối thủ” nhằm tạo cơ hội cho đối tượng được liên kết lấy phiếu tín nhiệm cho việc bổ nhiệm chức danh mới được thuận lợi hơn. 
* Liên kết nhóm phóng viên là hành vi một nhóm phóng viên có uy tín, địa vị trong xã hội, có khả năng chi phối thông tin nội bộ một ngành, một địa phương cụ thể nhằm độc quyền đưa tin với nội dung thống nhất trước với đối tượng mục đích thông tin để tạo dựng hình ảnh tích cực trong xã hội, hoặc dàn xếp bưng bít thông tin bất lợi cho doanh nghiệp, địa phương. 
* Lợi dụng danh nghĩa nhà báo và cơ quan báo chí là hành vi sử dụng tấm thẻ nhà báo để can thiệp vào việc cá nhân khi cần quan hệ để can thiệp trái pháp luật, không chính đáng. Hành vi này còn biểu hiện ở một số cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện, tuyển dụng phóng viên không nhằm mục tiêu mở rộng diện và chất lượng thông tin, mà chủ yếu là sử dụng nhân lực không đủ tiêu chuẩn làm nhà báo để kiếm nguồn thu cho tòa soạn hoặc cho cá nhân lãnh đạo cơ quan báo chí. 

Lời cảnh tỉnh nghiêm khắc 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trục lợi trong tác nghiệp báo chí, theo nhận định của nhiều cán bộ quản lý và chuyên gia báo chí, yếu tố chủ quan là do phóng viên muốn làm giàu nhanh, bất chính, trong khi kỹ năng nghiệp vụ kém, bản lĩnh non nớt, lại dễ bị cám dỗ vật chất tầm thường. Cùng với những yếu tố khách quan như đời sống, thu nhập của phóng viên còn thấp, lại bị sức ép “khoán doanh số” của tòa soạn nên không ít người cầm bút sẵn sàng “lao vào” kiếm tiền bất chấp cả đạo đức nghề nghiệp và luật pháp báo chí. 

Mặt khác, do có quá nhiều cơ quan báo chí phải tự lo kinh phí hoạt động, quy chế phân công tác nghiệp của tòa soạn thiếu chuẩn mực cộng với môi trường xã hội có nhiều “lợi ích nhóm” cũng là “mảnh đất màu mỡ” cho vấn nạn trục lợi trong tác nghiệp báo chí có cơ hội phát sinh. 

Nhóm phóng viên công tác tại các cơ quan báo chí thuộc hiệp hội nghề nghiệp và thuộc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (bộ, sở) được đánh giá là có rủi ro thực hiện hành vi cao (40%). 

Cũng qua khảo sát cho thấy, các nhà quản lý báo chí và chuyên gia truyền thông cho rằng, hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí xảy ra chủ yếu ở nhóm phóng viên báo điện tử (chiếm khoảng 90%), tiếp đó là báo in (40%), truyền hình (34%) và phát thanh (10%). 

Một quan ngại không thể không quan tâm đó là những năm gần đây, tình trạng nhà báo bị cản trở tác nghiệp ngày càng nhiều. Một trong những lý do dẫn đến thực tế đáng buồn này là do hành vi tác nghiệp của nhà báo không chuẩn mực. Vì thế, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, người phát ngôn và người có trách nhiệm ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương đã “tinh vi” lách luật, có biểu hiện “cản trở mềm” hoạt động tác nghiệp của nhà báo như: Vòng vo khất hẹn, lần lữa trong việc tiếp xúc với phóng viên; viện cớ lý do không chính đáng để từ chối cung cấp thông tin cho báo chí; né tránh cả những điều đáng ra phải phát ngôn cho công luận... 

Có thể khẳng định rằng, những thông tin, số liệu khảo sát mà RED đưa ra, dù chưa toàn diện và có những vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, bàn luận thêm, nhưng đó cũng là những thông số rất đáng để những người trong cuộc phải suy ngẫm một cách nghiêm túc. Vì trong số 220 phiếu khảo sát (nhà quản lý báo chí, chuyên gia nghiên cứu truyền thông, các giảng viên báo chí, nhà báo và độc giả), có tới trên 80% ý kiến đều có chung một nhận định: Hành vi trục lợi tác nghiệp báo chí đã “làm công chúng mất niềm tin vào báo chí” và “làm mất uy tín của nhà báo”

Tất cả những ai đang cầm bút, cầm máy có biểu hiện “nhúng chàm”, cần phải tỉnh ngộ ngay nếu không muốn bản thân rơi vào tình cảnh thân bại danh liệt, thậm chí vướng vào vòng lao lý suốt đời “ôm hận”. 

Một ngày cuối cùng của tháng 11/2017, vào công cụ tìm kiếm google, khi đánh cụm từ “nhà báo tống tiền” đã hiển thị khoảng 291.000 kết quả trong vòng 0,38 giây. Điều đó phần nào cho thấy công chúng rất quan tâm đến vấn đề trục lợi của báo chí; đồng thời cũng là điều cảnh tỉnh đối với tất cả những ai đang cầm bút, cầm máy có biểu hiện “nhúng chàm”, cần phải tỉnh ngộ ngay nếu không muốn bản thân rơi vào tình cảnh thân bại danh liệt, thậm chí vướng vào vòng lao lý suốt đời “ôm hận”. 

Báo chí có sứ mệnh định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội theo chiều hướng tích cực, văn minh. Bài học đồng thời là chân lý này tưởng như ai cũng thấu hiểu, thấm thía, nhưng nhắc lại không bao giờ thừa. Bởi chúng ta không nên và không được phép thờ ơ trước lời cảnh báo tuy rất nghiêm khắc nhưng cũng đầy tâm huyết của một chuyên gia nghiên cứu truyền thông: Đáng lẽ xã hội càng văn minh, những người làm báo càng phải ứng xử văn minh với công chúng, với xã hội. Nhưng tiếc thay, những hành vi thiếu/không chuẩn mực của báo chí xuất hiện ngày càng nhiều là điều rất đau xót đối với những người làm báo chân chính. 

Nếu nhà báo không chỉn chu tu dưỡng, rèn luyện, không giữ gìn liêm chính, không tự bồi đắp những giá trị đạo đức cho mình thì sẽ không có “sức đề kháng” trước bao nhiêu “vi rút độc hại” có thể làm mọt ruỗng, băng hoại nhân cách bản thân. Khi phẩm giá, nhân cách nhà báo tự sa sút bởi cám dỗ, mê hoặc của những “viên đạn bọc đường”, tự họ sẽ “đào mồ chôn sự nghiệp” của chính mình! 

Thiện Văn


Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Đánh nhau trên báo: DƯƠNG HẰNG NGA, "NỮ ANH HÙNG" HAY ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ "ĂN CƠM CHÚA, MÚA TỐI NGÀY"


Dương Hằng Nga, "nữ anh hùng" hay đơn giản chỉ là "ăn cơm chúa, múa tối ngày?" 

HOÀNG QUỲNH

(GDVN) - Bà Dương Hằng Nga lấy gì để nói một mình “chiến thắng” Vũ "nhôm", trực tiếp bênh vực ông Huỳnh Đức Thơ, người bị hai kỷ luật cảnh cáo; và xúc phạm đồng nghiệp? 

Bà Dương Hằng Nga (được cho là Trưởng đại diện Tạp chí Giao thông vận tải khu vực miền Trung Tây Nguyên và Đà Nẵng) bỗng dưng nổi như cồn trên mạng xã hội khi tự nhận một mình dũng cảm đối đầu "mafia" là ông Phan Văn Anh Vũ (biệt danh Vũ “nhôm”).

Sự vụ bắt đầu vào ngày 20/12/2017, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Phan Văn Anh Vũ về tội ''Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước'' theo điều 263, Bộ luật hình sự. 

Và chỉ 2 ngày sau (22/12), trên trang facebook được cho là của bà Dương Hằng Nga đã có bài viết: GỬI LỜI CHÀO ANH VŨ NHÔM. 

Trong đó có đoạn: “Trước khi tôi đặt bút viết 8 kỳ báo đầu tiên phanh phui ra những sai phạm của anh để có "cái kết" của ngày hôm nay, tôi đã không (nguyên văn: ko) tránh khỏi những... ngần ngừ”. 

Trong bài viết trên trang cá nhân của mình, người được cho là bà Dương Hằng Nga nói về quá trình đấu tranh với Vũ “nhôm” và khẳng định mình “chiến thắng” trở về. Để rồi từ đây, có người tung hô bà ta là “anh hùng làm báo”, “người dám đấu tranh với tiêu cực”… 

Thế nhưng sự thật có thể lại không phải như vậy bởi vì việc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ sự tôn nghiêm của luật pháp, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ nền kinh tế là chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và các lực lượng chức năng. 

Kết quả, việc khởi tố Vũ "nhôm" là sự vào cuộc quyết liệt, công sức của hàng chục cơ quan, của nhiều cán bộ, chiến sĩ. 

Bên cạnh đó còn có sự tham gia của rất nhiều cơ quan báo chí với hàng nghìn bài báo chỉ ra những dấu hiệu bất thường khi mà Vũ "nhôm" nhúng tay vào nhiều sự việc tại Đà Nẵng. 

Vậy mà bà Nga tự vỗ ngực nhận một mình chiến thắng Vũ "nhôm", vậy thì có khác nào phủ nhận công sức chính của những lực lượng chủ chốt là hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và hàng trăm cơ quan báo chí, hàng trăm nhà báo...? 

Xin nói thêm, bà Nga "tự vỗ ngực huyễn hoặc" rằng Vũ "nhôm" bị bà "tiêu diệt" bởi 8 bài báo cho thấy sự ngộ nhận sức mạnh một cách không bình thường. 

Bởi, cần phải đặc biệt chú ý rằng, ông Vũ "nhôm" đang bị Cơ quan điều tra khởi tố tội "làm lộ bí mật nhà nước", chẳng có liên quan gì đến những bài báo mà bà Nga vỗ ngực tự nhận (nếu có). 

Chưa kể, 8 bài báo- mà chỉ là lời bà Nga nói, chứ thực tế chưa thấy ai nói từng đọc được các bài viết này của bà Nga- cũng không thấy bà này dẫn ra khi "tự nhận công trạng" của mình. 

Cũng cần phải nói thêm, liên quan đến các nghi vấn sai phạm của ông Phan Văn Anh Vũ, hàng trăm tờ báo, trong đó có Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có hàng nghìn bài báo từ nghi vấn đến chỉ rõ. 

Nay bà Hằng Nga tự nhận một mình chiến thắng Vũ "nhôm" là có ý gì nếu không phải là ngộ nhận sức mạnh, ảo tưởng quyền lực? 

DƯƠNG HẰNG NGA, "NỮ ANH HÙNG" HAY ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ "ĂN CƠM CHÚA, MÚA TỐI NGÀY"
Dòng trạng thái mà bà Dương Hằng Nga cho rằng mình chiến thắng Vũ "nhôm" (Ảnh chụp màn hình trang facebook). 

Mọi sự có thể cũng sẽ được mọi người thể tất, bởi một nữ nhi, bỗng thấy mình oai hùng quá mà quên mất mình là ai thì cũng không đáng trách lắm. 

Song, đâu phải thế, cha ông đã dạy, "khôn ngoan chả lọ thật thà", bởi vì gian dối, nên chỉ hai ngày sau, chân tướng thật sự của "người anh hùng một mình chống lại mafia" đã lộ rõ. 

Chính bà Dương Hằng Nga đã tự chỉ ra rằng, mình có bóng dáng là một phần tử của nhóm lợi ích mà thôi. 

Trong một bài viết TIN MỚI NHẬN CHƯA ĐƯỢC KIỂM CHỨNG: VŨ NHÔM CHƯA THOÁT KHỎI ĐÀ NẴNG ngày 24/12/2017 vẫn trên trang facebook cá nhân của bà Dương Hằng Nga (dẫn link bài viết từ website Baomoi.com: Ai để doanh nghiệp “sỉ nhục chính quyền”?) đã lên tiếng bênh vực ông Huỳnh Đức Thơ, không rõ là vì mục đích gì, trong khi ông Thơ là người đang phải chịu hai kỷ luật cảnh cáo, cả về Đảng và Chính quyền? 

Bà Nga đi giải thích về tài sản và bênh vực ông Thơ như sau: “ông Thơ là vị Chủ tịch còn biết thế nào là tử tế - ít ra thì ông ấy đã không (nguyên văn: ko) bị Vũ nhôm mua chuộc”. 

Bà Nga còn “thay mặt” ông Huỳnh Đức Thơ giải thích về nguồn gốc tài sản của ông này, trong đó có nhắc đến: “ba cái đất nông nghiệp” ở Quảng Nam, “ngôi nhà của bố mẹ vợ để lại”, “cổ phần của chị vợ” tại Công ty Thép Dana Ý. 

Xưng danh là một nhà báo, vậy thì bà Dương Hằng Nga có biết đến Quyết định số 629-QĐ/UBKTTW ngày 4/10/2017 của Ủy ban kiểm tra trung ương đã chỉ ra các sai phạm của ông Huỳnh Đức Thơ và Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng? 

Ông Thơ cùng chịu chung trách nhiệm với Ban thường vụ thành ủy Đà Nẵng khi Ban này quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án xây dựng trụ sở các cơ quan, vi phạm Luật Đấu thầu.... 

Ngoài ra, với trách nhiệm đứng đầu Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị. 

Chưa chủ động đề xuất với Ban Thường vụ Thành ủy nhân sự ở một số cơ quan chính quyền thành phố thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định. 

Với những vi phạm như vậy, ông Thơ đã làm tròn trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố của một “thành phố đáng sống” chưa? 

Và dư luận cũng rất có lý khi đặt ra câu hỏi: Làm sao Vũ "nhôm" có thể thâu tóm công sản, "đất vàng" và nhiều dự án bất động sản khác trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, nhiều việc diễn ra khi ông Thơ là lãnh đạo thành phố? 

DƯƠNG HẰNG NGA, "NỮ ANH HÙNG" HAY ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ "ĂN CƠM CHÚA, MÚA TỐI NGÀY"  Bài viết chưa kiểm chứng, bênh vực ông Huỳnh Đức Thơ, xúc phạm đồng nghiệp của bà Dương Hằng Nga (Ảnh chụp từ màn hình trang facebook lúc 14h chiều ngày 25/12/2017). 

Vấn đề thứ ba cần phải làm rõ là trong bài viết trên trang cá nhân của bà Dương Hằng Nga còn có đoạn: “Lại còn nghe nói, Vũ nhôm có “hợp đồng” với một số báo “lề trái” và “lề phải” để vu khống viết về tài sản “khủng” của ông Thơ”. 

Lối ám chỉ (lề trái, lề phải) của Dương Hằng Nga là việc hết sức nghiêm trọng, gây tổn hại đến uy tín của nền báo chí cách mạng Việt Nam, trực tiếp vi phạm 10 điều quy định đạo đức người làm báo Việt Nam, vu khống đồng nghiệp, nói trái quan điểm của Đảng, nhà nước, của Bộ Thông tin truyền thông, của Ban Tuyên giáo. 

Bà Hằng Nga có bằng chứng nào về các "hợp đồng" mà mình nói? 
Việc vu khống, xúc phạm đồng nghiệp cho thấy đây không chỉ là vấn đề đạo đức, mà đã trực tiếp vi phạm pháp luật hình sự, phải bị xử lý nghiêm. 

Sau khi nhận thấy có nhiều phản hồi phê phán, đến tối ngày 25/12/2017, bài viết này đã không còn xuất hiện trên trang cá nhân Dương Hằng Nga nữa. 

Tuy nhiên, tất cả những lời lẽ xúc phạm, vu khống trắng trợn của bà Dương Hằng Nga đối với đồng nghiệp, tự nhận chiến thắng Vũ "nhôm" và giải thích, bênh vực thay cho ông Huỳnh Đức Thơ đều đã được chúng tôi lưu lại. 

Và với những gì đã chỉ ra trên đây thì đó hoàn toàn là những căn cứ xác đáng để xem xét trách nhiệm của bà Dương Hằng Nga. 

Đối với cá nhân mình, có lẽ bà Nga cũng nên tự thấy rằng, khi tung ra những thông tin chưa được kiểm chứng với danh xưng nhà báo thì có thể gây ra những phản ứng hoang mang như thế nào trong dư luận xã hội. Đó là những điều mà một nhà báo không nên làm và không bao giờ được làm. 

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tham gia đấu tranh chống tham nhũng là thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng... rằng đấu tranh chống tham nhũng không có vùng cấm, và báo chí có trách nhiệm trong việc này. 

Báo đã có nhiều bài viết về công tác cán bộ, những vấn đề nổi cộm, bất cập ở nhiều bộ, ngành, địa phương chứ không riêng gì Đà Nẵng. 

Còn riêng đối với Thành phố Đà Nẵng, Báo cũng đã có nhiều bài viết hết sức tường minh, không bao che bênh vực cho bất cứ ai. 

Cụ thể là những vi phạm của ông Nguyễn Xuân Anh, ông Huỳnh Đức Thơ và cả những cá nhân như Vũ "nhôm" và nhiều doanh nghiệp khác đều được nêu rõ. 

Tất cả các bài viết này, hiện vẫn còn trên trang báo, và thực tế, từng có nhóm lợi ích can thiệp, tác động, gây khó khăn cho hoạt động tác nghiệp của phóng viên, của Tòa soạn nhưng chúng tôi chưa bao giờ nao núng. 

Bà Hằng Nga biết một mà không biết mười khi trực tiếp vu khống Báo và phóng viên của Báo khi cho rằng vì lợi ích mà bênh bên này, "đánh" bên kia. 

Đặc biệt nghiêm trọng, không hiểu vì động cơ, mục đích gì mà bà Dương Hằng Nga tự lên tiếng giải thích, bênh vực cho ông Huỳnh Đức Thơ và xúc phạm đồng nghiệp là tác giả Trần Phương, vu khống Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bằng những từ ngữ như: “cố tình “đảo chiều” đổ vấy quy trách nhiệm Chủ tịch Đà Nẵng”, “Được biết, Báo Giáo dục Việt Nam cũng là 1 trong “số ít” tờ báo trước đây rất... “tiên phong” trong việc “tích cực” viết không (nguyên văn: ko) đúng sự thật về chuyện tài sản “khủng” của ông Thơ”. 

Trong bài báo: Ai để doanh nghiệp "sỉ nhục chính quyền", tác giả Trần Phương thể hiện sự khách quan khi dẫn lại câu nói của Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa: "Một chính quyền như thế này mà lại có thể để như thế, nếu có như thế thì làm sao chấp nhận được? Có phải là sự sỉ nhục đối với chúng ta hay không?", trong buổi gặp mặt cán bộ quân đội cấp tướng nghỉ hưu nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam hôm 22/12/2017 tại Đà Nẵng. 

Với tư cách Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, ông Huỳnh Đức Thơ có trách nhiệm như thế nào để một doanh nhân như Vũ “nhôm” (Phan Văn Anh Vũ) lộng hành, làm tổn hại uy tín của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân? 

Dù thông tin trong bài báo nêu ra là khách quan, nhưng lại bị bà Dương Hằng Nga bóp méo khi đưa lên trang facebook cá nhân. 

Và ngay từ lúc này, dù cơ quan chức năng chưa vào cuộc thì dư luận cũng đã hiểu rõ được bản chất sự việc qua hành động bà Nga vỗ ngực tự nhận một mình chiến thắng Vũ "nhôm"; lên tiếng giải thích về khối tài sản cá nhân có nhiều nghi vấn thay cho ông Huỳnh Đức Thơ; xúc phạm đồng nghiệp vì mục đích gì?. 

Cha ông ta đã dạy, "ăn cơm chúa, múa tối ngày" quả là chí lý. Cho dù bây giờ có người đã rút lời, tìm cách thanh minh, nhưng ai cũng hiểu, nếu không nhận ân huệ, nếu chẳng cùng phe cùng băng thì sao phải làm như thế? 

Làm người, trước hết cần sống tử tế, trung thực, đừng vì "điều này, cái kia" mà gắp lửa bỏ tay người, đổ tiếng ác cho người khác. Nhân quả nhãn tiền, không ai có thể một tay che cả mặt trời... 

Hoàng Quỳnh