KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

"NGƯỜI NÓI YÊU BẠN, CHƯA CHẮC ĐÃ CHỜ ĐƯỢC BẠN. NHƯNG NGƯỜI CHỜ ĐƯỢC BẠN, CHẮC CHẮN SẼ RẤT YÊU BẠN"

Bà Nguyễn Thị Lương là vợ của liệt sĩ Nguyễn Văn Kiền. Năm 1969, anh chị biết nhau khi chị là cán bộ thanh niên xã còn anh là bí thư đoàn của một đơn vị quốc phòng. Năm 1970, hai người trở thành vợ chồng. Đúng lúc chiến trường khó khăn, anh Kiền làm đơn xung phong ra tiền tuyến.

Có lần trở về nhà, anh Kiền ôm vợ con mãi không thôi vì anh cứ thấy bất an. Anh bảo chị rằng “Con ở nhà ngoan, nghe lời mẹ, con canh mẹ cho ba nhé. Ba đi chiến đấu, thống nhất sẽ trở về”. Trước khi, anh Kiền nói rằng: "Nếu 10 năm không thấy anh về thì em lấy chồng khác nhé". Chị Lương trả lời rằng: "Em chỉ lấy chồng 1 lần thôi".


Rồi đó là lần cuối mà họ gặp nhau. Nhận giấy báo tử rồi nhưng chị cứ đợi anh thế thôi, chị thường dắt con ra ngõ đợi anh trở về. Chị biết là anh đã hy sinh, nhưng trong thâm tâm, cứ mong rằng đó là một tờ giấy gửi nhầm. Cứ mong đợi thấy hình bóng anh xuất hiện từ phía xa, rồi lao vào ôm lấy chị và con. Thống nhất được mấy mươi năm, nhưng chưa bao giờ chị thấy lại anh thêm một lần nữa.
Trong một bức thư, anh viết cho chị: "Đợi chờ thì thiệt cho em quá. Anh hy sinh vì đất nước không tiếc thanh xuân nhưng nếu có chuyện gì thì tiếc cho em lắm". Đợi chờ một con người trong bấy nhiêu năm, không phải chỉ là tình yêu nữa, mà còn là một cái gì đó vĩ đại hơn rất nhiều.

#vddc

Triển khai thi hành Luật Căn cước, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở !

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 175/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước; Quyết định số 176/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Theo Quyết định số 175/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước, mục đích của Kế hoạch nhằm xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Căn cước, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật Căn cước trên phạm vi cả nước; nâng cao nhận thức về Luật Căn cước và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thi hành Luật.

Nội dung của Kế hoạch gồm: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về căn cước; tổ chức tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo cơ quan, tổ chức và người trực tiếp làm công tác quản lý căn cước; biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến Luật Căn cước và các văn bản hướng dẫn thi hành, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý căn cước; rà soát văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật Căn cước; tổ chức triển khai việc kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.

Đồng thời, bảo đảm điều kiện về phương tiện, giải pháp kỹ thuật để tổ chức triển khai việc thu nhận sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói; tích hợp, khai thác thông tin trong thẻ căn cước và căn cước điện tử; mở rộng việc kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; tổ chức kiểm tra việc thi hành Luật Căn cước và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.


Trong đó, các bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của Luật Căn cước và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có liên quan; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân; đề xuất các giải pháp về công nghệ, đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hệ thống lưu trữ, xử lý để triển khai thu nhận mống mắt; tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, căn cước điện tử và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp…

Tại Quyết định 176/QĐ-TTg, theo kế hoạch, năm 2024 và các năm tiếp theo, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông; Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình khác tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Bộ Công an chủ trì tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ Công an các đơn vị, địa phương có liên quan đến việc triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Bộ Công an biên soạn tài liệu phục vụ phổ biến Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật.

Bộ Công an tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước; các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý nhà nước được phân công và gửi kết quả về Bộ Công an trong tháng 6 năm 2024 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công an chủ trì xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn), thời hạn trình/ban hành trước ngày 01/7/2024; xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, thời hạn ban hành, có hiệu lực trước ngày 01/7/2024.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng phương án kiện toàn thống nhất tổ chức lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (kiện toàn thống nhất lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và đội trưởng, đội phó đội dân phòng) bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất cùng với thời điểm Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Vấn đề đa chiều
#vddc