KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

THỦ ĐOẠN GIẢ DANH TRANG ĐIỆN TỬ PHÁT TÁN THÔNG TIN CHỐNG PHÁ VIỆT NAM


Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng internet và mạng xã hội để tán phát tin giả, xấu độc nhằm chống phá Việt Nam. Trong đó, tạo lập các trang thông tin điện tử giả danh các cơ quan của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang để đánh lừa nhận thức của độc giả là một trong những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt cần được nhận diện và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng có liên quan.

THỦ ĐOẠN GIẢ DANH TRANG ĐIỆN TỬ PHÁT TÁN THÔNG TIN CHỐNG PHÁ VIỆT NAM
Các đối tượng xấu giả mạo trang thông tin của nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang để đánh lừa nhận thức của độc giả 

1. Điểm tựa của nhận thức
Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đồng thời, là địa chỉ thu thập, tổng hợp thông tin để cung cấp cho người đọc theo đường dẫn, không được vi phạm quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Tính đến ngày 31/8/2019, tại Việt Nam có 2.722 trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp giấy phép hoạt động báo chí, trong đó 543 trang do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp, 2.179 trang do Sở Thông tin và Truyền thông và một số sở khác của các tỉnh, thành phố cấp.
Pháp luật Việt Nam quy định chi tiết, cụ thể về báo điện tử, trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, như: Luật Công nghệ thông tin ban hành ngày 12/12/2017; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet; Thông tư số 06/2019/TT-BTTTT ngày 19/7/2019 sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
Những văn bản pháp luật này đã quy định: Các trang thông tin điện tử chính thống phải sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là tên miền cấp 3 có dạng: tenbonganh.gov.vn; mỗi cơ quan có 1 tên miền là tên cơ quan viết tắt bằng tiếng Việt không dấu, 1 tên miền là tên cơ quan viết tắt bằng tiếng Anh theo quy định của Bộ Ngoại giao.
Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Trang thông tin điện tử phải có các nguồn tin chính thống, đặc biệt là tin tức chính trị, luật pháp của Việt Nam được đăng, phát trên báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép hoặc trên các trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước với “nhận diện” là sử dụng tên miền “.vn”.
Đặc biệt, Điều 23b Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 quy định trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng ít nhất 1 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam; không phải là tên miền có các cụm từ dễ gây nhầm lẫn là trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội nếu chủ thể đăng ký sử dụng không phải đối tượng được cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép thiết lập mạng xã hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các trang thông tin điện tử có các tên miền “.com, .net, .org, .info và .biz” đều là các trang thông tin không chính thống, đều là mạo danh các cơ quan hoặc cá nhân nhất định.

2. Lộng giả thành chân

Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện hành vi giả mạo các trang thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước đưa các thông tin thất thiệt, sai sự thật, lái dư luận theo chủ đích khác nhau…
Điển hình là: sự việc trên mạng xã hội facebook xuất hiện địa chỉ fanpage giả mạo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, với ID “Cổng-Thông-tin-Điện-tử-tỉnh-Cà-Mau-342231699982890”; giả mạo Ban Tuyên giáo Trung ương để thông tin về các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn nước mắm; Việc tạo website mạo danh “http://113113vn.com, địa chỉ IP 45.76.234.141, được các đối tượng lập giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Công an TP Đà Nẵng và Công an TP Hà Nội để cài mã độc “vn.APK” hoặc “vn.84.apk” nhằm đánh cắp dữ liệu thiết bị di động, máy tính người dùng để đọc trộm tin nhắn, giám sát cuộc gọi.
Việc 4 trang thông tin điện tử sử dụng tên miền quốc tế có giao diện gây nhầm lẫn với với báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp của 3 cơ quan báo chí: Báo điện tử Quân đội nhân dân, Báo Đời sống và Pháp luật, Báo điện tử Công luận, 1 Fanpage Facebook có dấu hiệu tạo, phát tán thông tin giả trên môi trường mạng Internet…
Gần đây, nổi lên 2 trang thông tin điện tử giả mạo Quân đội nhân dân có địa chỉ đường link là: “https://www.quandoinhandan.org” và “https://qdndvn.net”. Trong đó, đối với địa chỉ https://www.quandoinhandan.org hoàn toàn chỉ là tên để đánh lừa người xem, khi độc giả truy cập sẽ xuất hiện những thông tin không đúng sự thật hoặc một thông tin nào đó được đối tượng chủ mưu tạo ra theo mục đích riêng được định trước.
Đối với địa chỉ https://qdndvn.net, người truy cập sẽ thấy tiêu đề “Quân đội nhân dân Việt Nam”, chuyên trang tổng hợp tin tức quân sự, quansuvietnam.net. Ở đó, giao diện gồm có các mục “BIỂN ĐÔNG; CHÍNH TRỊ; ĐỜI SỐNG; TỔNG HỢP; TRUNG QUỐC; XÃ HỘI”.
Các mục này chứa những bài viết khác nhau ở những báo điện tử chính thống trong nước, thường là các vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm và phản ánh những sai phạm của các bộ, ngành, địa phương…
Đan xen với đó là những bài viết có nội dung không đúng sự thật, có nội dung kích động, xuyên tạc, chống phá Việt Nam thông qua sự “suy diễn cá nhân, lèo lái dư luận bằng định hướng trái chiều”, “ném cát bụi tre, tung hỏa mù đánh lừa độc giả” và những bài viết này không có tên tác giả.

3. Bản chất của sự việc

Bản chất của những trang thông tin điện tử tổng hợp giả mạo các cơ quan, bộ, ngành Trung ương, địa phương nói chung, lực lượng vũ trang nói riêng đều nhằm mục đích tung tin xuyên tạc, kích động, bôi nhọ, nói xấu, tạo nhận thức sai lệch về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và làm méo mó hình ảnh lực lượng Công an, Quân đội.
Chúng luôn thực hiện các biện pháp tung tin giả, cắt xén, xuyên tạc sự thật, thông qua những hình ảnh cắt ghép cùng với những tít đề gắn với những sự kiện chính trị - xã hội “nóng” được dư luận xã hội quan tâm, lồng ghép với sự lèo lái, định hướng nhận thức “lệch lạc”, tạo môi trường “nhiễu động thông tin”, phát sinh “hoài nghi”, “thiếu niềm tin” dẫn đến “mất niềm tin” đối với các cơ quan, ban, bộ, ngành của Đảng, Nhà nước, các đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang.
Thời gian qua đã phát hiện được: 193 tài khoản giả mạo, 159 tài khoản thường xuyên có nội dung thông tin nói xấu, đơm đặt, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo cao cấp và tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những tài khoản này ngày đêm tán phát tin giả, tin xấu độc, lèo lái định hướng nhận thức và hành động của người đọc, dẫn đến “vết đen” mạng xã hội, như thống kê về hành vi của con người trên mạng xã hội: Hành vi nói xấu, phỉ báng (chiếm 61,7%), vu khống, bịa đặt (46,6%), kỳ thị dân tộc, tầng lớp xã hội (37,01%), kỳ thị giới tính (29,03%), kỳ thị khuyết tật (21,76%), kỳ thị tôn giáo (15,09%)...
Sự “lộng giả thành chân” được lặp đi, lặp lại, không giới hạn về tần xuất và thời gian, sự “hấp dẫn và cuốn hút” của những hình ảnh, tít đề cùng với sự quan tâm chính trị sẽ thôi thúc người đọc truy cập những trang thông tin điện tử giả mạo, nặc danh này. Sự truy cập nhiều lần, trong thời gian dài, không có sự định hướng đúng đắn, không có điểm tựa của cơ sở khoa học cùng với sự nhẹ dạ, cả tin sẽ dẫn đến kết luận thật, bị mắc vào “tưởng là thật”, cuối cùng là sập bẫy vào mưu đồ xấu độc từ những trang thông tin điện tử giả danh này.
Hồng Phú/Báo CAND


Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

CHUYỆN CHIẾC XE TOYOTA CROWN 1998 CỦA TỔNG BÍ THƯ

Không biết từ lúc nào, chỉ biết hiện nay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang sử dụng con xe Toyota Crown 1998 từ thời những năm 90.
  
CHUYỆN CHIẾC XE TOYOTA CROWN 1998 CỦA TỔNG BÍ THƯ

Từ đối nội cho đến đối ngoại, tần suất làm việc của Tổng Bí thư dày đặc nhưng ông vẫn gắn bó với chiếc xe từ thời thập niên 90
Có lẽ nhiều người nghĩ rằng đã là lãnh đạo, người đứng đầu Đảng và Nhà nước, có tầm ảnh hưởng thì phải dùng xe sang, hàng hiệu, theo quy định của ngân sách mà họ sẽ được nhận. Thế nhưng, tiết kiệm được gì cho ngân sách nhà nước thì người đứng đầu Đảng sẽ làm. Chiếc xe này đã theo Tổng Bí thư chinh chiến khắp nơi, từ đối nội cho đến công tác đối ngoại, tần suất làm việc của ông dày đặc nhưng chiếc xe từ thời thập niên 90 này sẽ khiến khối quan chức “ăn” rồi “phá”, bòn rút của công, đi siêu xe này nọ thể hiện ta đây chắc phải xấu hổ nhiều lắm. “Một người làm quan cả họ được nhờ”, cái bối cảnh mà một số quan chức không ngừng tận dụng vị thế của mình để đục khoét, làm giàu bất chính, thì người đứng đầu Đảng lại chọn cách sống giản dị.
Những người chống đối với người đứng đầu Đảng, họ gần như không tìm được điểm yếu của ông. Được biết, vợ của Tổng Bí thư vẫn chạy chiếc xe honda Cub cũ kỹ đi làm nhà nước ở một vị trí công tác nhỏ cấp phường. Ông có hai người con, một gái, một trai đều là những viên chức nhà nước bình thường, không quyền cao chức trọng gì sất; cũng chẳng có siêu xe hay du học gì hết trơn. Chợt nhớ đến những cậu ấm, cô chiêu của một số cán bộ, lãnh đạo “tai to mặt lớn”. Tất nhiên là chưa to bằng chức của Tổng Bí thư nhưng cũng là giám đốc sở này, lãnh đạo phòng nọ, hay doanh nghiệp kia, được sắm cho siêu xe thời thượng. Nghe nhiều người kể, cả gia đình Tổng Bí thư mắc bệnh “không cần tiền”, không có nhu cầu tiếp khách riêng. Người có tâm bao giờ cũng trọng cái danh và xa lánh mọi ham hố vật chất, sự ích kỷ vun vén quyền lợi cho cá nhân hay gia đình như vậy đấy.
Cứ để ý, ngoài dịp thực hiện nghi lễ, hay gặp đoàn lãnh đạo cấp cao Tổng Bí thư mới mặc comple, còn lại với những hoạt động bình thường ông chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, có những chiếc áo cũ đến sờn vai. Một cuộc sống giản dị xuất phát từ đạo đức của một con người biết giữ gìn sự liêm sỉ cá nhân, hòa chung với cuộc sống của đại đa số người dân. Chứ chẳng như quan huyện này, hay bà đứng đầu tỉnh kia ra đường ăn mặc chải chuốt, quần là áo lượt ngồi siêu xe, tự cho mình có đặc quyền, lên mặt coi thường người dân.
Ở tuổi như người đứng đầu Đảng, người ta sum vầy cùng con cháu, vậy mà Tổng Bí thư cứ phải đương đầu chống lại các nhóm lợi ích muốn ăn tàn, phá hoại đất nước này, đưa củi to, củi nhỏ vào lò.
Nhìn mái tóc bạc phơ của cụ ai bảo là sướng! Không biết nói gì hơn, chỉ chúc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sức khỏe để tiếp tục sứ mệnh “người đốt lò”!
Thế Khoa

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

ĐẶC CÔNG VIỆT NAM – VƯƠN TẦM THỜI ĐẠI

   Putin đại đế đã từng nói: Kẻ nào không nuôi Quân đội của mình, thì sớm hay muộn sẽ phải nuôi Quân đội của nước khác.

ĐẶC CÔNG VIỆT NAM – VƯƠN TẦM THỜI ĐẠI

Câu nói này đã được chứng minh qua việc nước Mỹ càng ngày càng khó chịu với 2 đồng minh giàu vãi cả đái Nhật và Hàn, Mỹ đã đánh tiếng đòi Nhật trả thêm 8 tỷ đô tiền bảo kê, còn Hàn thì 5 tỷ. Là một người vô cùng thực tế và thực dụng Trump không nói suông, vì nắm trong tay một quân bài chiến lược.

Sau khi Trump lên tiếng, Bắc Hàn cũng cất cao tiếng gáy và bày tỏ thái độ không thể chịu đựng nổi, đồng hồ đã điểm, deadline là 31/12.

Chủ tịch Bắc Hàn đã hùng dũng cưỡi con bạch mã phi thẳng lên đỉnh núi thiêng, đỉnh núi cách mạng để thị uy vì đang nắm trong tay 2 bảo vật trấn quốc: Tên lửa và hạt nhân.

Nhật như ngồi trên đống lửa, hãy tưởng tượng xem ngày khai mạc Olympic Tokyo 2020 Bắc Hàn phóng vài quả tên lửa góp vui với màn pháo hoa khai mạc đại hội. Toàn bộ khách du lịch sẽ automatic biến, các chuyến bay dừng lại.

Thế giới đang chuyển từ sức mạnh mềm sang sức mạnh cứng, mọi thứ xử lý bằng tiền và quyền. LHQ đang ngắc ngoải và chậm lương vì Mỹ nợ hơn 1 tỷ, WTO đang tính bài giải tán vì không còn nước nào tin khi xử lý tranh chấp thương mại.

Tương lai Mỹ, Trung, Ấn, Đức, Nga sẽ nổi lên thay thế các siêu cường tép riu khác. Trong bối cảnh đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã từ từ làm chủ và nắm vững công nghệ tác chiến hiện đại để Tổ quốc không bao giờ bị bất ngờ. Việt Nam theo đuổi chính sách 3 không: không liên minh, không lập căn cứ Quân sự, không dọa nước khác nhưng điều đó không có nghĩa là không làm gì.

Binh chủng Đặc công là then chốt của then chốt, tinh nhuệ của tinh nhuệ là nghệ thuật của tinh hoa Quân sự độc nhất vô nhị của một lực lượng đã vô cùng thiện chiến, và bá đạo nhất trong thế kỷ 20.

Trong thời kỳ đầu, do tiềm lực và năng lực còn non yếu, đặc công thủy đảm trách nhiệm vụ phòng thủ tầm xa trong vòng bán kính 100 km cho quần đảo Trường Sa.

Có một bê bối về tình báo đã xảy ra giữa Mỹ và Việt Nam trong thời kỳ này, đó là do mặc dù Nga là đồng minh nhưng thiết bị nhìn đêm Night Vision của Nga chỉ là generator 2 có tầm nhìn 3-5 km, không bằng của Mỹ đã là thế hệ 4 với tầm nhìn trên 10 km. Tuy nhiên thời kỳ này Mỹ lại đang cấm vận Việt Nam, tình báo quốc phòng Việt Nam đã mưu trí đi đường vòng lập công ty bình phong tại Israel và ngay tại nước Mỹ bằng mọi giá mua được thiết bị tân kỳ nhất trang bị cho lực lượng bảo vệ biển đảo của mình.

Tuy nhiên khi khoa học càng phát triển, phạm vi tác chiến của đặc công thủy bị giới hạn quá nhiều, Việt Nam đã xây dựng lại học thuyết nâng tầm lên đặc công tàu ngầm, với phạm vi tác chiến là toàn thế giới. Có nghĩa là bằng hạm đội tàu mini tự chế tạo, Việt Nam có thể vươn dài phạm vi hỏa lực đến bất cứ nơi đâu.

Mặc dù một số cá nhân và doanh nghiệp tâm huyết đã tự đầu tư làm tàu ngầm, cũng như Việt Nam cũng mua một số nhỏ tàu ngầm Bắc Hàn về nghiên cứu, học hỏi.

Tuy nhiên để thích ứng với chiến tranh công nghệ cao, Việt Nam đã mua giấy phép chế tạo của Dolphin Đức và với sự phối hợp đồng bộ của 7 chuyên ngành công nghệ cao ĐHBK Hà Nội bao gồm: Cơ khí chính xác, thông tin dưới nước, đo và cảm biến… đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tối mật và tối cao, là một trong số ít nước làm chủ và nắm vững công nghệ chế tạo tàu ngầm.

Với một con tàu mẹ đóng vai trò hộp xốp chứa vài chục con tàu ngầm mini và là trung tâm điều phối, khả năng và phạm vi tác chiến của đặc công tàu ngầm Việt Nam là vô giới hạn.

Nghệ thuật “Chiến tranh du kích trên biển” đã được ra đời, tất nhiên thực tế khả năng xảy ra xung đột trên Biển Đông là cực kỳ thấp bởi vì:

MUỐN HÒA BÌNH PHẢI CHUẨN BỊ CHO CHIẾN TRANH.

Mà công tác chuẩn bị Việt Nam đã làm rất tốt và ổn./.
(C): Thông tin người lính

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

DIỄN TẬP CHỐNG BIỂU TÌNH LÀ PHÒNG NGỪA CHỨ KHÔNG PHẢI LO SỢ

Vừa qua chính quyền thành phố Hồ Chí Minh huy động 4.000 người diễn tập chống biểu tình, khủng bố ở hai địa điểm là trung tâm Quận 1 (gần tòa Tổng Lãnh sự Mỹ) và sân bay Tân Sơn Nhất thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Đây được xem là buổi diễn tập quy mô lớn với nhiều lực lượng tham gia diễn ra trong khoảng 3 giờ. 
 
DIỄN TẬP CHỐNG BIỂU TÌNH LÀ PHÒNG NGỪA CHỨ KHÔNG PHẢI LO SỢ

Mục đích của cuộc diễn tập nhằm “đánh giá khả năng ứng phó của các ban ngành trên địa bàn” với các tình huống giả định bao gồm: Các thành phần xấu lợi dụng không gian mạng để kích động, gây rối an ninh trật tự trên địa bàn thành phố; Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bị gây rối an ninh trật tự; hàng trăm người sử dụng xe cộ gây rối tại trung tâm thành phố, tấn công các cơ quan nhà nước; một nhóm khủng bố lợi dụng tình hình phức tạp để tấn công các cơ quan nhà nước, bắt giữ con tin, đe dọa khủng bố bằng hóa chất, chất nổ.
Cuộc diễn tập nhằm kiểm tra khả năng, phương án tác chiến của các lực lượng, cũng như đánh giá khả năng thực binh, ứng phó của các đơn vị khi có sự cố. Hàng năm, các lực lượng vẫn phối hợp với nhau tổ chức các cuộc diễn tập chống bạo động, biểu tình hay khủng bố nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa trước những diễn biến phức tạp nhất có thể xảy ra. Hoạt động này nằm trong kế hoạch hàng năm của tất cả các lực lượng chứ không phải chỉ có năm 2019 mới tiến hành. Ngoài ra, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng tổ chức diễn tập phòng chống khủng bố hay các hành vi biểu tình bạo loạn trái pháp luật.
Một số đối tượng cơ hội chính trị đưa ra nhận định sai lệch về việc chính quyền tổ chức các buổi diễn tập. Bọn chúng cho rằng đây là động thái lo sợ của chính quyền Việt Nam trước các phong trào dân chủ, nhân quyền của bọn chúng hay những cuộc biểu tình bất hợp pháp diễn ra nhỏ lẻ ở một số tỉnh, thành phố lớn. Đám người này quên mất rằng hoạt động diễn tập là phổ biến trên thế giới nhằm nâng cao tính chủ động của tất cả các lực lượng. Cũng giống như Mỹ và EU thường xuyên diễn tập quân sự trên biển và đất liền nhưng không phải vì họ sợ chiến tranh mà phải tổ chức diễn tập như vậy.
Buổi diễn tập cũng là điểm nhấn phô diễn sức mạnh của các lực lượng trong việc đối phó với các tình huống phức tạp có thể xảy ra, đồng thời mang tính răn đe, giáo dục với những kẻ có tư tưởng chống đối phá hoại, những đối tượng chống người thi hành công vụ. Hoạt động này là thường niên của bất cứ quốc gia nào chứ không phải thể hiện sự lo sợ từ phía chính quyền như thông tin xuyên tạc mà các đối tượng xấu lan truyền.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

TÊN ĐƯỜNG ĐINH NÚP: CÁC "NHÀ DÂN CHỦ" ĐANG ĐÁNH LẬN CON ĐEN

Những ngày qua, cái tên “Đinh Núp” đang làm nóng dư luận, nhất là trên các trang mạng xã hội, một số đài hải ngoại - tiếng nói của các tổ chức phản động, “nhà dân chủ” lại có dịp công kích, tô vẽ, xuyên tạc khi cho rằng “chúng ta tôn vinh nhà văn Nguyên Ngọc - một người đã thoái hoá, biến chất, rời khỏi Đảng”.

TÊN ĐƯỜNG ĐINH NÚP: CÁC "NHÀ DÂN CHỦ" ĐANG ĐÁNH LẬN CON ĐEN


Câu chuyện HĐND thành phố Hà Nội hôm 04/12 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc đặt tên đường, trong đó có một con phố sẽ mang tên “Đinh Núp”, nguyên mẫu của nhân vật “anh hùng Núp” trong tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc.

Theo đó, phố Đinh Núp được đặt cho đoạn đường kéo dài từ ngã ba giao cắt phố Nguyễn Chánh (tại ô đất A5 đến A7) đến ngã tư giao cắt phố Tú Mỡ tại điểm đối diện tòa chung cư CT4 Vimeco (quận Cầu Giấy). Con phố có chiều dài 1 km, rộng 20,5m và có hơn 1.000 hộ dân đang sinh sống.

Đinh Núp (1914 - 1999) được mô tả là một anh hùng có công gầy dựng phong trào chống Pháp cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên bằng cách vận động người dân tộc thiểu số tham gia các tổ du kích, xây làng chiến đấu chống Pháp và “làm tiêu hao nhiều lực lượng địch”.

Ông Núp còn có tên là Sar, người dân tộc Ba Na, quê ở làng Stơr, xã Tơ Nung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Sau chống Pháp, ông tham gia chống Mỹ ở Tây Nguyên, được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1955 và ra miền Nam chiến đấu vào năm 1963. Ông Núp cũng đã từng được phái sang thăm Cuba theo lời mời của Chủ tịch Fidel Castro vào năm 1964.

Ông từng đảm nhiệm các chức vụ Chủ tịch MTTQ tỉnh Gia Lai - KonTum (1976), ĐBQH khóa 6 (1976-1981), Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH khóa 6 (1976-1981). Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1955, huy hiệu Hồ Chí Minh, huân chương Quân công hạng ba, huân chương Chiến công hạng nhất.

Ông là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc, đã được dựng thành phim. Hình tượng của ông được xem là biểu tượng của ý chí Việt Nam anh hùng, của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Tên ông đã được đặt cho một số tuyến đường và một số trường học ở Phú Yên, Đắk Lắk, Đà Nẵng.

Hãy nhớ, quá khứ không chỉ là lịch sử mà còn là hành trang, là sức mạnh tinh thần, là dòng máu Lạc Hồng tạo nên nhân cách của mỗi người dân đất Việt. Nếu quên tổ tiên, quên công lao của thế hệ đi trước, quên những hy sinh cao cả vì độc lập, tự do của dân tộc thì không thể là người Việt Nam chân chính.

Vậy thì có gì mà các “nhà dân chủ” phải ầm ĩ?

Chúng đang “đánh lận con đen”!

Việc đặt tên đường ở Việt Nam có mục đích ghi nhớ lịch sử. Tất nhiên chính quyền có những tiêu chí về các nhân vật được đặt tên đường. Theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ở Mục 2, điều 5 có viết: “Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận. Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng”.

Tức là, trường hợp thành phố Hà Nội đặt tên một con phố mang tên Đinh Núp những tưởng là hợp lý, hợp tình, hợp văn hóa, không có gì phải bàn cãi.

Ấy thế mà, các “nhà dân chủ” đang “đánh lận con đen” nhằm mang lại những suy nghĩ không đúng ở một bộ phận nhân dân. Vì nhân vật “anh hùng Núp” trong tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” được xem là “con đẻ” của nhà Nguyên Ngọc. Vì thế, chuyện Hà Nội đặt tên đường mang tên Đinh Núp là vinh danh “anh hùng Núp”.

Dừng lại ở đây, chúng ta phải rõ ràng hai vấn đề với hai thái cực khác nhau đó là: “Anh hùng Núp - biểu tượng của đất nước đứng lên một thời, và cho đến bây giờ nó vẫn mãi là bài học cho lớp lớp người Việt Nam học hỏi trong công tác đấu tranh gìn giữ độc lập, chủ quyền. Còn Nguyên Ngọc - một nhà văn từng có công sức không nhỏ với nền văn học nghệ thuật nước nhà, nhưng lại biến chất tha hóa thành kẻ chống đối, phản quốc.

Đối với hầu hết người dân Việt Nam, nhất là với những người đã trưởng thành thì không ai lạ gì với cái tên Nguyên Ngọc. Chúng ta biết đến Nguyên Ngọc theo chiều hướng tích cực với tư cách là một nhà văn lớn. Những tác phẩm như “Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu”… đã được đưa vào chương trình Sách giáo khoa, và trong chúng ta chắc ai cũng một vài lần làm bài thi, bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm của nhà văn này.

Nhưng ít ai biết rằng, nhà văn này đã suy thoái, đã “đổ đốn” từ khá lâu. Hẳn, chúng ta chưa quên khi được giao nhiệm vụ làm Tổng Biên tập Báo văn nghệ và Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam, Nguyên Ngọc đã o bế Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài cho đăng những chuyện ngắn, những tiểu luận chửi vung vít danh nhân và lịch sử Việt Nam.

Cho đến lúc Nguyễn Huy Thiệp bị bắt do vi phạm pháp luật Việt Nam khi viết lời thoại cho một bộ phim được dàn dựng và đạo diễn ở Pháp nội dung anh ta chửi bới tất cả Dân tộc Việt Nam và bị sửa đi sửa lại nhiều lần cho hợp với ý đồ xấu của họ, rồi Thiệp lén lút nhận một số tiền của kẻ đặt hàng.

Lúc này Nguyên Ngọc mới bị tổ chức phê phán và cách chức buộc rời khỏi các vị trí quan trọng nhất trong đời văn của ông mà trước đó ông mơ tưởng mình sẽ là người quyết định bước đi tới của sự nghiệp Văn học Việt Nam, thiên hạ sẽ nằm trong tay ông, rồi họ sẽ ngưỡng mộ ông, coi ông là lãnh tụ tinh thần của họ.

Từ đây, ông quay ngoắt lại chống phá Nhà nước Việt Nam qua các tham luận tại các hội thảo Nguyên Ngọc liên tục đưa ra những khái niệm mới do ông nghĩ ra nào là “Tất cả các phẩm văn học viết trong chiến tranh (Việt Nam) đều là những kiểu viết “minh họa” đầy chất đặt hàng của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người. Do đó những tác phẩm thời chiến không có giá trị, bây giờ ta phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự đặt hàng của Đảng”.

Thật vậy, Nguyên Ngọc đã trải qua hết sai lầm này đến sai lầm khác mà không hề tự vấn! Và “Văn đoàn độc lập” mà ông khởi xướng nơi tụ tập của những người bất mãn, chống phá đất nước. Năm 2013, Nguyên Ngọc cùng một số người trong “Văn đoàn độc lập” của mình đã kí tên vào “Bản góp ý sửa đổi Hiến Pháp 2013” phủ định hoàn toàn Đảng Cộng Sản, như: đòi bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp, đề nghị đa nguyên, đa đảng, đổi tên nước, thay quốc kỳ, lập lưỡng viện, thực hiện tam quyền phân lập…

Đáng nói thêm ở chỗ, đọc danh sách 61 người ký tên vào bản tuyên bố thành lập “Văn đoàn độc lập” không rõ từ ấy đến nay có thêm nhân vật nào ký tên thêm nữa không, chỉ biết có một người đã chết (Bùi Ngọc Tấn) vài người vào tù, và có một số người rút tên khỏi hội của Nguyên Ngọc đó là: Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Trần Kỳ Trung.

Lướt qua 61 gương mặt Nhà Văn ấy ta thấy ít nhất là 15 người đã từng “vào tù vô khám” vì lý do làm gián điệp cho nước ngoài, tham nhũng, lợi dụng tự do để viết bậy, vài người là chiêu hồi chạy trốn đang sống lưu vong ở nước ngoài, 12 người là gốc Việt có quốc tịch nước ngoài. Hầu hết họ đều là những người có ân oán với dân tộc.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ ra một trong 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là: Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Và nhà văn Nguyên Ngọc đã không còn là chính mình, chính ông đã ném mình vào “vũng bùn” đen tối.

Còn Đinh Núp (anh hùng Núp) - hình tượng được xem là biểu tượng của ý chí Việt Nam anh hùng, của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Vậy thì câu chuyện các địa phương lấy tên ông để đặt tên đường, con phố chẳng có gì mà phải ầm ĩ cả!!!

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

MONG “CÓ NHIỀU” TRIỆU TÀI VINH

Ngược với cái thời tiết “sáng lạnh, trưa nắng, chiều Đà Lạt” của thực tại, chiều qua đến giờ, mạng xã hội chùng như áp thấp nhiệt đới, với bản “chiếu chỉ” mang tên - Thông cáo báo chí Kỳ họp 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đính kèm danh sách chính thức “lộ sáng” hot hơn cả “Ngọc Trinh” gồm: UVBCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên PTT Hoàng Trung Hải; Ông Vũ Huy Hoàng từng là Bộ trưởng Bộ Công thương (đã bị xóa tư cách trước đó); và cả ông Triệu Tài Vinh - Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang…
MONG “CÓ NHIỀU” TRIỆU TÀI VINH
Vậy là câu chuyện về gian lận điểm thi ở Hà Giang đã dần tiệm cận với những “bản án” thích đáng dành cho những kẻ cả gan dùng sức mạnh “quyền, tiền, quan hệ” để gây nên chuyện tày đình, tước đi cơ hội của trăm ngàn thí sinh khác ở tỉnh này và bất công với xã hội. Như trong bản tin “nóng hổi” mới đây, thì Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đã xác định rất rõ, ông Triệu Tài Vinh phải chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân khi làm quan đầu tỉnh đã để xảy ra vụ gian lận thi cử chấn động dư luận, trong đó có cả người thân của ông đã trực tiếp dính líu. Kết luận trên, đã như “giải tỏa” những hồ nghi, về cái gọi là bàn tay “lão phật gia” ở Hà Giang mà không ai dám đụng đến.
Nhớ lại, khi dư luận nghi ngờ về gian lận điểm thi ở Hà Giang thì cơ quan hữu quan của tỉnh này đã rất chậm trễ trong việc kiểm tra, làm rõ những khuất tất. Rồi cả những scandal liên quan tới ông với thông tin cả họ làm quan (vợ, em trai, em gái, em dâu, em rể, bà con nội ngoại chia nhau nắm giữ vai trò lãnh đạo nhiều ngành, nhiều cấp ở Hà Giang). Mặc dù đương kim Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh lúc bấy giờ nói với báo chí rằng “sẽ cho kiểm tra”, “không có vùng cấm” nhưng sự việc vẫn không nhiều tiến triển. Giữa tâm bão dư luận về việc con gái được nâng điểm, ông Triệu Tài Vinh khi đó còn lem lẻm trả lời báo chí: Kẻ nào đã “bốc điểm bỏ tay người” âm mưu đưa con lãnh đạo vào tròng; chỉ được học 4 ngày bồi dưỡng để làm UVTU Đảng; lại còn khoe có lãnh đạo thời còn đương chức về thăm đã khen và mong Hà Giang có nhiều Triệu Tài Vinh nữa vân vân và mây mây…
Mãi khi có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng thì những “mảng tối” mới dần được bóc tách. Đặc biệt, tốc độ xử lý vụ việc chỉ được tăng tốc khi ông Triệu Tài Vinh không còn giữ chức Bí thư Hà Giang. Và nay, “mảng tối” mà nhiều người đã từng nghi ngại chẳng ai dám sờ tới, đã và đang dần được phơi lộ trước bàn dân thiên hạ.
Trong khi toàn hệ thống chính trị của chúng ta đang thực thi mạnh mẽ quy định về trách nhiệm của người đứng đầu, đẩy mạnh việc làm gương của đảng viên và các cấp lãnh đạo thì ông Triệu Tài Vinh cần nêu cao tinh thần này trong việc nhìn nhận trách nhiệm về vụ việc. Tôi không mong đâu đó trên đất nước chúng ta lại có thêm các ông Triệu Tài Vinh thứ 2, thứ 3… nhưng có lẽ cũng chẳng ít, vậy nên mong “có nhiều” ông Triệu Tài Vinh phải lãnh nhận bản án đích đáng như thế.
Bên hành lang Quốc hội, ngày 22/5/2019 khi được phóng viên hỏi về bê bối thi cử ở địa phương thì ông Triệu Tài Vinh đã trả lời: “Tôi thì dư luận phán xét xong rồi”. Nhưng Dân không mù, dư luận không lòa thưa ông Triệu Tài Vinh và: “Bây giờ mới là lúc dư luận phán xét ông đấy”!
Văn Dân

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

XỬ LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG LAN TRUYỀN THÔNG TIN GÂY HOANG MANG DƯ LUẬN

Những ngày qua thông tin lan tràn trên mạng xã hội hình ảnh người mặc quần áo đen, mặt đen sì cùng các thông tin đây là các đối tượng bắt cóc trẻ con gây hoang mang cho quần chúng nhân dân. Tình trạng này được cơ quan chức năng vào cuộc:
XỬ LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG LAN TRUYỀN THÔNG TIN GÂY HOANG MANG DƯ LUẬN
 Tại Tiền Giang: Ngày 05/12/2019, Công an tỉnh Tiền Giang đã mời làm việc đối tượng L.M.T ngụ Tân Lý Tây, Châu Thành, Tiền Giang để làm rõ về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, bịa đặt trên mạng xã hội. Trước đó, ngày 04/12, L.M.T đã đăng tải trên trang facebook cá nhân hình ảnh một người mặc quần áo, giày, nón bảo hiểm cùng màu đen kèm chú thích có nội dung cho rằng người mặc quần áo đen này thuộc nhóm "Quạ đen" chuyên bắt cóc đã xuất hiện tại khu vực xã Tân Hương, Châu Thành, Tiền Giang. Trong khi đó qua công tác quản lý địa bàn, trích xuất camera an ninh và thông tin quần chúng nhân dân cung cấp, Công an huyện Châu Thành khẳng định không hề có sự việc, thông tin về người "bắt cóc" nói trên.
 Tại Hải Dương: Công an huyện Thanh Hà, chiều 05/12 đơn vị đã xác minh, làm rõ việc Đặng Như Chiến 19 tuổi ở thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà đăng tải hình ảnh, thông tin thất thiệt lên mạng xã hội. Theo đó, sáng cùng ngày Chiến xúi giục nam thanh niên tên Xuân 17 tuổi ở cùng xã đóng giả làm "người mặc đồ đen" đứng trước cổng trường Mầm non Hồng Lạc. Sau đó, Chiến chụp ảnh đăng lên facebook cá nhân để câu like. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hàng trăm người đã like, chia sẻ tấm ảnh trên và lan truyền những thông tin không đúng sự thật gây hoang mang, lo sợ trong dư luận địa phương.
Tại Gia Lai: Ngày 06/12/2019 Công an Thị trấn Phú Thiện mời công dân Trần Văn Công hiện đang cư trú tại: TDP4, Thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai có sử dụng tài khoản Facebook " Công Dao Lam" đăng tải hình ảnh Công mặc bộ đồ màu đen, miệng ngậm hai quả táo mèo, trên tay cầm Dĩa có miếng lạp xưởng và một quả chanh gây hoang mang dư luận đến mọi người. Tại trụ sở Công an Thị trấn Công đã thừa nhận hành vi sai trái của mình và cam đoan sẽ không tái phạm nữa đồng thời đính chính lại thông tin trên trang cá nhân "Công Dao Lam".
Hiện các cơ quan chức năng đang hoàn tất hồ sơ xử lý theo quy định pháp luật. Dự kiến mức xử lý sẽ từ: 10-20tr đồng/1 trường hợp vi phạm. Các trường hợp nêu trên đều được các cơ quan chức năng xem xét, xử lý căn cứ vào các quy định của Luật An ninh mạng - đây cơ sở sở pháp lý vững chắc cho việc xử lý các hành vi đăng tải các thông tin xuyên tạc, gây hoang mang, dư luận xấu trong xã hội. Lần này các đối tượng bị xử lý mới chỉ dừng lại ở việc các thông tin các đối tượng đưa lên là các thông tin thất thiệt, đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho các đối tượng đã và đang có những hành vi đăng tải các thông tin tuyên truyền sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận quần chúng nhân./.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

ÔNG CHÚ VIETTEL

Việt Nam gần như chắc chắn sẽ trở thành quốc gia phủ sóng 5G toàn quốc đầu tiên tại Đông Nam Á. Đối thủ của họ nếu có thể, là hai cái tên Singapore và Indonesia. Singapore thì quá bé và họ có một nguồn tài chính dồi dào, còn Indonesia thì quá rộng và phân tán khó có thể triển khai đồng bộ.
ÔNG CHÚ VIETTEL
Viettel triển khai mạng 5G
Việt Nam còn làm được một điều mà hai quốc gia trên không làm được: Sự vắng mặt của Huawei.
Các đơn vị của Việt Nam tự tin về công nghệ lõi của mình, bao gồm cả vi xử lý và thiết bị. Các doanh nghiệp của Việt Nam thậm chí sẽ sản xuất 80% thiết bị phục vụ mạng 5G của họ tại nội địa. Đây là con số cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tuyên truyền "không sử dụng 5G Huawei" tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Đông Nam Á, đó là Philippines và Thái Lan - hai đồng minh có thể nói là thân cận nhất của họ. Ngoài ra, kể cả EU, Úc, New Zealand... cũng từ chối khéo anh bạn béo Mỹ.
Một trong hai lý do mà Viettel đưa ra với Nikkei Asian Review đó là: Họ muốn làm chủ cuộc chơi 5G trên thế giới; bên cạnh lý do an ninh.
Nên nhớ rằng, Viettel đang vận hành 10 nhà mạng khác trên toàn cầu và họ có thể sớm trở thành một trong những tổ hợp nhà mạng vận hành 5G sớm đầu tiên trên thế giới. Vấn đề đáng lo ngại ở đây là liệu 5G của Viettel có rẻ không, có hấp dẫn về mức giá với các thị trường khác không?
Viettel không sợ Huawei. Một lời tuyên ngôn đĩnh đạc và giàu tính chiến đấu đã và sẽ được phát lộ. Đằng sau Viettel là Chính phủ Việt Nam, là những tập đoàn lớn khác sẵn sàng chung tay, đó là Vingroup, VNPT, Mobifone, FPT... Họ chấp nhận một cuộc chơi sòng phẳng với bất cứ một tập đoàn nào trong cuộc chiến 5G và công nghệ thông tin viễn thông.
Và đến thời điểm này, họ cho thấy rằng, mọi thứ đã sẵn sàng.
Đây, chính xác sẽ là thời đại của họ, thời đại của Việt Nam. Họ sẽ chiến đấu bằng tinh thần vĩ đại như thời đại trước của họ, nhưng không phải trên chiến trường mà là trên kỷ nguyên số./.
Dựa theo THIS WEEK IN ASIA.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

HÃY THÔI ẢO TƯỞNG MỸ SẼ “CHỐNG LƯNG” CHO VIỆT NAM

Thượng viện Mỹ vừa thông qua luật ủng hộ Hồng Kông tự trị. Cùng thời gian công bố kết quả này, thì biển Đông lại dậy sóng khi Trung Quốc lại cho tàu xâm phạm vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Những kẻ “tầm gửi” sống với tư tưởng bám víu lại giở giọng dạy đời rằng “Việt Nam muốn giữ được chủ quyền biển, đảo thì cách duy nhất là phải liên minh quân sự với Mỹ”. Hãy thôi ảo tưởng Mỹ sẽ “chống lưng” cho Việt Nam! Hãy tự mình bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bằng chính bản lĩnh, lòng tự trọng và niềm tự hào của người con đất Việt.
HÃY THÔI ẢO TƯỞNG MỸ SẼ “CHỐNG LƯNG” CHO VIỆT NAM
Trước khi muốn dựa vào “cái bóng” của Mỹ, “lợi dụng” Mỹ để bảo vệ “dùm” cho chủ quyền của Việt Nam, thì xin điểm lại một vài sự kiện sau, để thấy rằng, ai ngây ngô như quý vị để cho “lợi dụng”.
👉 Thứ nhất: Nếu ai đang nghĩ, Trung Quốc là “kẻ thù” của Mỹ và Mỹ đang trừng trị Trung Quốc, đánh sát ván Trung Quốc thì đã nhầm. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã trải qua giai đoạn 16 tháng, với nhiều cuộc so găng “nảy lửa”, những phát ngôn cứng rắn từ phía Tổng thống Mỹ là vậy, nhưng cuối cùng thì vẫn phải “bắt tay” nhau.
Bằng chứng là, nếu như trước đây, chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ tăng áp thuế bổ sung từ 25% lên 30% với khoảng 250 tỉ USD hàng Trung Quốc, nhưng đến tháng 10/2019, Mỹ đã đồng ‎tạm dừng áp thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sau hai ngày đàm phán thương mại tại Washington. Tổng thống Donald Trump còn cho biết, các nhà đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc đã đạt được “thỏa thuận giai đoạn 1”, gồm việc Trung Quốc tăng mua nông sản của Mỹ, cùng một số phương diện của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như dịch vụ tài chính, tiền tệ.
Tháng 11/2019, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý dỡ bỏ thuế quan như là một phần của bất kỳ thỏa thuận thương mại mới nào được ký kết. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh hai nước được kỳ vọng sẽ ký một hiệp ước tuyên bố chấm dứt một cuộc chiến thương mại đã phá vỡ nền kinh tế toàn cầu.
Thấy gì từ mối quan hệ Mỹ - Trung? Hãy nhìn vào sự thật và suy nghĩ cho đúng diễn biến vấn đề!
👉 Thứ hai: Ai đang nghĩ rằng, chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính nghĩa, sẽ “ngự trị” trên biển Đông để “dạy cho Trung Quốc bài học”, hay giúp đỡ Việt Nam, suy nghĩ đó non nớt. Hãy điểm lại sự kiện, đầu năm 2019, trong bài phát biểu đề cập đến quyết định theo đuổi hiệp ước hạt nhân với Nga và Trung Quốc, Tổng thống Trump đã gợi mở công khai đưa Nga và Trung Quốc vào thỏa thuận hạt nhân mới. Với một người có xu hướng theo đuổi những giao dịch lớn như Tổng thống Donald Trump, bắt tay với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực kinh tế - quân sự, thì liệu Mỹ có “hào phóng” đến biển Đông để “giúp Việt Nam” không?
Cái bánh miễn phí chỉ có trên bẫy chuột và không ai muốn cho không thứ gì, nhất là với Mỹ. Khi có thời gian, hãy suy nghĩ về câu nói: “Không gì có thể chắc chắn bằng đồng tiền, không gì không thể đem ra bán - vấn đề là “được giá” hay không mà thôi?”. Thấm lắm đấy các bạn ạ!
OBTS