KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cán bộ hải quan bảo kê xăng lậu: 'Tôi đã đánh mất tất cả'. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cán bộ hải quan bảo kê xăng lậu: 'Tôi đã đánh mất tất cả'. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022

Cán bộ hải quan bảo kê xăng lậu: 'Tôi đã đánh mất tất cả'

Bị cáo Ngô Văn Thụy, cựu cán bộ hải quan, thừa nhận sai khi nhận hơn 800 triệu đồng của "trùm" đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng, xin tòa xem xét.

Ngày 11/11, phiên xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng tiếp tục với phần thẩm vấn bị cáo Ngô Văn Thụy (58 tuổi, cựu cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) về tội Nhận hối lộ theo khoản 3 Điều 354 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt 15-20 năm tù.


Ông Thụy bị cáo buộc đầu năm 2021 - khi là Đội Trưởng kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3, phụ trách khu vực từ Bình Thuận trở vào) đã nhận 800 triệu đồng của 2 đại gia buôn lậu xăng Phan Thanh Hữu (65 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) và Nguyễn Hữu Tứ, 65 tuổi, để họ đưa tàu chở xăng từ Singapore về Việt Nam.
Trả lời HĐXX về việc trước đó đã có kế hoạch bắt 3 tàu Nhật Minh (của Phan Thanh Hữu), bị cáo Thụy cho biết đã nhận được nguồn tin tố giác tội phạm về việc các tàu này buôn lậu xăng, nhưng để giữ bí mật nên không nói cho ai biết, kể cả cấp phó.

"Bị cáo đã trực tiếp đi trinh sát thì thấy tàu Nhật Minh 06 nhưng không có hàng. Lúc đó, bị cáo có niềm tin về nguồn tin báo của quần chúng là đúng nên đã chuẩn bị phương án, vũ khí... huy động lực lượng. Tuy nhiên, bị cáo nghĩ khi tàu từ biển đi vào cửa sông sẽ mất khoảng 10 tiếng nên nếu cần thiết sẽ báo Cục và huy động thêm lực lượng sau", Thụy nói.

Cựu cán bộ hải quan khai thêm, theo kinh nghiệm của mình, nhóm buôn lậu hoạt động đến giai đoạn này mới phát hiện thì chắc chắn phải có các mối quan hệ xã hội với các cơ quan chức năng, biên phòng và cửa khẩu... nên Thụy muốn giữ bí mật để thực hiện kế hoạch trọn vẹn.
"Theo đúng kế hoạch nguồn tin báo thì đêm 25, rạng sáng 26/1/2021 tàu buôn lậu sẽ vào. Bị cáo liên lạc với người đưa tin thì được biết tàu chưa xuất hiện ở cửa sông, nên biết là đã bị lộ. Bị cáo sau đó mới cho anh em rút quân để sau Tết tính tiếp", bị cáo Thụy khai.
Cựu cán bộ hải quan này cho biết, không lâu sau khi quyết định rút quân thì nhận được điện thoại của Quyền (một cán bộ hải quan có quen biết từ trước) nói có Tứ muốn xin gặp. Lúc này bị cáo biết chắc chắn kế hoạch bắt tàu Nhật Minh đã bị lộ. Trưa hôm sau, Nguyễn Hữu Tứ tới gặp Thụy tại nhà hàng đặt vấn đề nhờ giúp đỡ các tàu của Hữu đưa xăng vào bờ.
Theo cáo trạng, khi nhận được tin tàu Nhật Minh của Hữu chở xăng lậu về khu vực xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long (nhà nuôi yến), Thụy triển khai toàn bộ lực lượng cùng hàng chục cán bộ về TP Cần Thơ bắt giữ. Khi biết tin, Tứ báo cho Hữu biết. Được lệnh của đại gia, Tứ nhờ một cán bộ hải quan thuộc Đội 3 giới thiệu gặp Thụy để mua chuộc. Ngày 25/1/2021, biết Thụy đang cùng đoàn xuống Cần Thơ triển khai việc bắt giữ tàu Nhật Minh, Tứ gọi điện xin gặp thì được đồng ý.
Tứ cùng người tình là Trần Ngọc Thanh đem phong bì 10.000 USD đến gặp Thụy ở nhà hàng Biển Đông (TP Cần Thơ) đưa cho cán bộ hải quan này và đặt vấn đề "tạo điều kiện cho các tàu Nhật Minh của Hữu chở xăng về Mỹ Hòa". Thụy không nhận, sau đó mời Tứ và Thanh đến nhà hàng Lúa Nếp ăn trưa cùng đoàn công tác.

Ba hôm sau, Tứ và Thanh bỏ thêm một thẻ ATM trong tài khoản có 100 triệu đồng vào phong bì 10.000 USD đến nhà Thụy ở TP HCM tiếp tục đặt vấn đề không bắt tàu Nhật Minh. Thụy vẫn nói "anh không hứa" rồi mời cả hai lên lầu ăn cơm. Trước khi lên lầu ăn, Tứ để phong bì tiền vào hộc tủ phòng khách nhà Thụy. Lúc về, đại gia này nói cho cán bộ hải quan biết mật khẩu thẻ ATM là 4 số cuối điện thoại của mình.

Sáng hôm sau, Tứ tiếp tục gặp Thụy ăn sáng, song vẫn chưa được ông này đồng ý việc "bỏ qua" cho tàu Nhật Minh nên báo cho Hữu. Ông "trùm" buôn lậu xăng này xin gặp Thụy tại nhà riêng thì được đồng ý.

Đến nhà, Hữu lấy cọc tiền 500 triệu đồng từ cốp xe vào để ở ghế phòng khách nói với Thụy "có chút quà gửi em đi Bắc". Thụy nói với Hữu "em để anh làm đến Tết, sau Tết có gì gặp nhau tính". Hữu hiểu là cán bộ hải quan này đã đồng ý nên không nói gì thêm, xin phép ra về.

Trả lời HĐXX về cuộc gặp Nguyễn Hữu Tứ, Thụy cho biết, ngay tại nhà hàng Tứ đã đưa phong bì 10.000 USD kèm thẻ ngân hàng và nói mật khẩu thẻ là 4 số cuối điện thoại của mình "nhưng bị cáo cương quyết từ chối". Hôm sau Tứ xin địa chỉ nhà riêng của Thụy tại quận Phú Nhuận (TP HCM), tìm đến nói "có chút quà gửi cho đơn vị" nhưng bị cáo từ chối và mời vợ chồng Tứ lên lầu ăn tối. Cựu cán bộ hải quan cho rằng, không biết việc vợ chồng Tứ để lại gói tiền 10.000 USD và thẻ ngân hàng có số dư 100 triệu đồng.

"Tôi cũng không nói với Tứ là 'anh không hứa' - như cáo trạng truy tố", bị cáo Thụy khai, cho rằng mấy hôm sau khi phát hiện sự việc thì nhờ người nhà kiểm tra số tiền trong ATM "nhưng người này không hiểu ý mà rút số tiền trong thẻ ra". Khi biết sự việc, Thụy đã yêu cầu người nhà nộp lại tiền vào thẻ với mục đích trả lại, còn số tiền 10.000 USD thì tính sau Tết sẽ trả lại.

Lý giải về việc gặp Tứ tại nhà riêng, Thụy nói: "Bị cáo muốn tiếp xúc để khai thác thông tin người nào đã làm lộ kế hoạch bắt tàu buôn lậu tại Vĩnh Long". Còn hôm sau Hữu đến nhà đưa túi tiền 500 triệu đồng, bị cáo cho rằng mình không biết. "Khi Hữu vào nhà bị cáo không giới thiệu tên, chỉ nói 'anh có chút quà Tết cho đơn vị'. Bị cáo nói 'đơn vị giúp được gì mà anh cho quà' rồi không nhận. Thực ra lúc đó bị cáo không nhìn thấy quà gì. Mấy hôm sau mới biết có túi nylon đựng 500 triệu dưới gần bàn", Thụy khai.

Thụy cho biết thêm, lúc đó "đang triển khai bắt mấy chục vụ" nên nghĩ người đến đưa tiền là một trong những doanh nghiệp có sai phạm. "Bị cáo nghĩ sau Tết sẽ truy xét xem tiền của công ty nào rồi cho anh em gửi lại", Thụy nói.

HĐXX hỏi: "Bị cáo có báo cáo đơn vị về số tiền này và trả lại không?". Thụy trả lời: "Bị cáo nhận thức việc người khác để tiền lại nhà mình, nhưng mình không báo cáo tổ chức mà chi tiêu vào mục đích cá nhân, là không đúng quy định pháp luật".

"Bị cáo có 40 năm công tác trong ngành nhưng đã đánh mất tất cả. Đây là bài học rất đau xót. Bị cáo xin tòa xem xét để những năm tháng cuối đời được về với gia đình", ông Thụy nói thêm.

Theo cáo trạng, từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, nhóm Phan Thanh Hữu và Viễn đã dùng tàu Pacific Ocean (trọng tải 3.000 tấn), Western Sea (5.000 tấn) vận chuyển 48 chuyến xăng lậu với tổng cộng hơn 198 triệu lít, trị giá hơn 2.596 tỷ đồng về Việt Nam. Trong đó, nhóm này đã tiêu thụ hơn 197 triệu lít, thu lợi hàng trăm tỷ đồng, riêng Hữu hưởng hơn 156 tỷ.

Ngoài việc hợp tác với Hữu, cuối năm 2020, Viễn cùng Nguyễn Minh Đức và Phạm Hùng Cường (đang bỏ trốn) góp 19,3 tỷ đồng mua hai tàu biển Khánh Hòa 01 và Khánh Hòa 03 để chở xăng lậu. Sau khi tàu Pacific Ocean của Viễn chở về vùng biển Khánh Hòa, xăng sẽ được sang qua hai tàu trên, đưa vào cảng Bắc Vân Phong chở đi tiêu thụ tại Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung bộ. Từ tháng 2 đến tháng 4/2021, nhóm Viễn, Đức và Cường đã buôn lậu 3 chuyến, tương đương 5,7 triệu lít, trị giá gần 98 tỷ đồng

Sau hơn nửa tháng làm việc, phiên xử đã kết thúc việc xét hỏi đối với 74 bị cáo. HĐXX cho biết sẽ nghỉ trong 5 ngày và tiếp tục làm việc vào ngày 17/11.