KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

SỰ THẬT SAU NHỮNG “ỒN ÀO” Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Những ngày gần đây, trang Fanpage Báo Sạch cùng một số KOL liên tục tạo sóng dư luận về câu chuyện cơ quan chức năng ở Đăk Lắk xử lý một số cán bộ có vi phạm tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (Thành phố Hồ Chí Minh) với những động từ mạnh, những câu chuyện lâm ly, những nỗi oan tày liếp, những bất công do thể chế… Và như thường thấy, đến hẹn lại lên, mỗi lần Báo Sạch tấu lên một “khúc ca” nào đó, hàng loạt trang, nhóm của các đối tượng phản động trong và ngoài nước lại hùa theo, tát nước theo mưa, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền…




Để dư luận không bị kẻ xấu dắt mũi, tiếp tay cho âm mưu thâm độc, phá hoại Đại hội Đảng các cấp, bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ mở loạt bài hé lộ dần những sự thật cần biết về thuyết âm mưu đen tối sau những “ồn ào” ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Bài 1: Khi Báo sạch tham gia “giải cứu”
Từ ngày 18/9, trang Báo Sạch và một số KOL liên tục đưa thông tin dày đặc về câu chuyện ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Ban đầu, nhóm này lập lờ đưa lại thông tin về việc một tiến sỹ “có dấu hiệu đạo văn”, rồi ra vẻ khách quan, nói rằng sẽ kiểm chứng và bắt đầu sử dụng mọi thủ đoạn tạo các sóng ở các diễn đàn mạng xã hội về chuyện đạo văn... Để rồi, kế đó, họ liên tục đưa các thông tin dạng tung hỏa mù, tô vẽ xung quanh sự việc như Võ sư dám tố cáo là ai? Theo họ đó là “hình mẫu cho khát vọng vươn lên, tinh thần cầu tiến, khát vọng và tình yêu mãnh liệt cho võ thuật nước nhà”.
Cùng ngày, “nữ hoàng” chiền thông từng ra tay giải cứu anh Tam tivi Tàu asanzo cũng biên tút với những ngôn từ nặng tính suy diễn, bôi nhọ Tổng LĐLĐ Việt Nam, ca ngợi ông Lê Vinh Danh – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng và phán xanh rờn: Một thứ đẹp đẽ đang bị bóp chết bởi những bàn tay bẩn thỉu!
Từ đó đến nay, ngày nào Hoàn cũng viết tút về trường này và không ngừng chửi bới Tổng Liên đoàn lao động VN. Theo Hoàn: Tổng liên đoàn không coi luật ra cái quần què gì hết. Ngồi xổm lên luật luôn. Luật do Quốc hội thông qua cũng chẳng là cái thá gì với họ. Có lẽ nào họ muốn tuyên bố luật là tao, tao là luật ư?
Nhóm này cũng liên tục đăng các stt với tần suất dày đặc. Luôn song hành cùng nhóm Báo Sạch là các đối tượng phản động, thường xuyên chống phá Đảng, Nhà nước như Nguyễn Văn Đài, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Lê Dũng Vo Va, Lê Nguyễn Hương Trà, Nhật ký yêu nước, Hội những người cầm bút can đảm…
Họ lợi dụng việc Hoàng Minh Tuấn và Phạm Đình Quý bị mời làm việc, khởi tố để cho rằng đó là bắt cóc, vi phạm tố tụng, Công an Đăk lăk không nên thụ lý điều tra vụ án, Công an Đăk Lăk không khách quan…
Họ cũng liên tục tán phát, đưa ra những bài viết một chiều xung quanh đơn kêu cứu của gia đình Hoàng Minh Tuấn và Phạm Đình Quý khiến dư luận cảm giác những người này bị oan tày liếp và cơ quan chức năng thì làm việc vô thiên vô pháp mà không hề đề cập đến lý do vì sao các đối tượng này bị cơ quan chức năng điều tra, mời làm việc, khởi tố…
Vậy sự thật như thế nào?
Có một số sự thật như sau:
1. Theo đơn của thầy Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Thành viên Hội đồng Trường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng viết xin lỗi gửi Ban Chấp hành Trung ương nội dung thư có đoạn viết: “từ tháng 5-7/2019, nhiều giáo viên, viên chức của trường Đại học Tôn Đức Thắng đã bị kêu gọi, kích động để thực hiện việc gửi đơn đến các cơ quan Đảng, Nhà nước để phản ánh các nội dung sai sự thật liên quan đến Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và cá nhân đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn”;”trong quá trình công tác tôi được biết một số thông tin và khẳng định thông tin đó không chính xác. Ví dụ, thông tin bà Trịnh Minh Huyền (nguyên Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn) tố cáo đồng chí Chủ tịch đang có ý định bán cơ sở Bảo Lộc là thông tin bịa đặt. Tôi là người được Hiệu trưởng cử đại diện tiếp Đồng chí Chủ tịch tại cơ sở Bảo Lộc vào tháng 9 năm 2017. Trong buổi làm việc đó, đồng chí Chủ tịch chỉ đạo rõ việc phát triển cơ sở và phát triển hoạt động nghiên cứu tại cơ sở Bảo Lộc. Thầy cũng đưa một số lãnh đạo công đoàn của doanh nghiệp đến để giới thiệu với Nhà trường nhằm tạo những quan hệ tốt đẹp, mong muốn có sự phối hợp giữa các trường đào tạo và doanh nghiệp. Tôi đã báo cáo rõ các chỉ đạo đúng đắn của đồng chí Chủ tịch đến Ban Giám hiệu, song không hiểu vì sao bà Trịnh Minh Huyền lại thông tin và tố cáo theo một nội dung chưa từng xảy ra, chưa từng được biết đến. Bằng văn bản này, tôi xác nhận rằng các tố cáo, phản ảnh về việc đồng chí Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có ý định hay có hành vi bán cơ sở Bảo Lộc của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là sự vu khống. Mặt khác, trong quá trình quản lý, các đồng chí Lãnh đạo Tổng liên đoàn và các ban chuyên môn thuộc Tổng liên đoàn luôn chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết việc tuân thủ pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và các quy định của Tổng liên đoàn.“
Ngoài ra, hiện nay do mong muốn thầy Lê Vinh Danh tiếp tục làm Hiệu trưởng, cá nhân thầy Danh và cô Trịnh Minh Huyền vẫn tiếp tục có những kế hoạch đưa thông tin dưới nhiều hình thức về Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và về cá nhân các đồng chí nguyên hoặc đang là lãnh đạo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Chúng tôi khẳng định các thông tin này không đại diện cho tập thể giảng viên, viên chức và người lao động của trường. Trong trường hợp đơn thư tiếp tục được gửi đến các đồng chí lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, kính xin các đồng chí lưu tâm một số vấn đề:
(1) Các giảng viên, viên chức nếu có ký đơn cũng là bị ép buộc hoặc lôi kéo hoặc bị đưa thông tin không chính xác.
(2) Tập thể giảng viên, viên chức và người lao động của nhà trường thực sự chỉ muốn được làm việc trong môi trường minh bạch, phát triển ổn định với tinh thần tất cả vì sinh viên, người học và sự nghiệp giáo dục.
Điều này để thấy rằng môi trường giáo dục phải liêm chính để giáo dục sinh viên, nhưng một số cá nhân vì tư lợi đã nhân danh Đại học Tôn Đức thắng đang làm những điều phản giáo dục, bịa đặt, vu khống, không xứng đáng tư cách người thầy giáo.
2. Theo Báo điện tử Vnexpress.net đưa tin chiều 29/9 thì: Tiến sĩ Phạm Đình Quý, 39 tuổi, giảng viên Đại học Tôn Đức Thắng, bị cảnh sát đưa từ TPHCM ra Đăk Lăk vì bị cho "liên quan vụ án Vu khống".
Ngoài ông Quý, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đăk Lăk cũng mời ông Hoàng Minh Tuấn (40 tuổi, ngụ huyện Cư Kuin) lên làm việc, do liên quan đến vụ án Vu khống khởi tố hôm 19/9 theo Điều 156 BLHS 2015, trung tá Hoàng Thành Trung (Trưởng phòng Tham mưu) cho biết chiều 29/9: "Quá trình làm việc với hai ông này, cơ quan điều tra đã thực hiện đúng quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự", người phát ngôn Công an tỉnh Đăk Lăk nói.
3. Cơ quan chức năng cho biết: Đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đình bản một tạp chí và thu thẻ nhà báo đối với phóng viên viết bài sai sự thật “Bí thư Đăk Lăk bị tố đạo luận án gian dối học thuật?” dựa trên đơn tố cáo của P.Đ.Q. Một số tổ chức, cá nhân khác cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật liên quan đến sự việc này. Về nội dung này Bộ Giáo dục Đào tạo đã thẩm định kỹ lưỡng đối với các trường hợp có đơn thư và kết luận “Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy việc tố cáo luận án tiến sĩ “Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt - bánh lái đến điều khiển hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng .... đạo văn là không có cơ sở” (Công văn số 120/BGDĐT-GDĐH ngày 14/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cơ quan chức năng ở Trung ương đã mời Tuấn để thông báo chính thức nội dung này, Tuấn đã ký cam kết không viết đơn gửi tố cáo sai sự thật nữa, nhưng sau đó tiếp tục gửi, như vậy là vi phạm tội vu khống theo điều 156 bộ luật hình sự.
Như vậy, cũng sẽ còn nhiều chuyện cần làm rõ xung quanh chuyện Báo Sạch tham gia giải cứu cũng như còn nhiều sự thật xung quanh các đơn thư tố cáo phát sinh từ Đắc Lắk và từ Trường Đại học Tôn Đức Thắng?
Chúng tôi sẽ tiếp tục làm sáng tỏ trong những bài sau.

MỘT CÁI TÁT VÀ MẠNG XÃ HỘI

Mới đây trên mạng xã hội xôn xao về vụ việc một cô giáo ở Bắc Quang (Hà Giang) bị phạt hành chính 7,5 triệu đồng và đình chỉ dạy học 3 tháng. 



Câu chuyện bắt đầu vào sáng 7/9: Cô H., chủ nhiệm lớp 4A3, trong quá trình giảng dạy trên lớp có học sinh mất trật tự, nhắc nhở nhiều lần nhưng không được. Cô H. bức xúc quát mắng và đã có hành vi tát vào má một nữ học sinh tên T., đồng thời đánh vào tay 5 em học sinh khác cùng lớp.
Biết tin con mình bị tát, vị phụ huynh nọ quyết chụp lại và đăng lên trang facebook cá nhân, sự việc trở nên rình rang và được nhiều người biết đến, chia sẻ, nhiều người phẫn nộ về hành vi "không thể chấp nhận được" của cô giáo nọ. Cuối cùng, vì để "lấy lại tôn nghiêm" của ngành giáo dục, vì để làm dịu dư luận xã hội, cô giáo H đã phải chịu trách nhiệm cho hành vi sai trái của mình.
Thực sự đây là điều đáng buồn, buồn cho chính những thầy, cô giáo đang vừa dạy vừa dỗ trong một thời buổi mà mạng xã hội bùng nổ, bất cứ thông tin nào cũng có thể bị đưa lên MXH mổ xẻ, bình luận, chỉ trích mà không cần biết nguyên nhân, không cần nghe bất kỳ ai giải thích. Buồn cho những vị phụ huynh vì tình thương mà lấn át lý trí, vì thỏa mãn sự căm tức nhất thời mà không ngại vùi dập những người "làm cha, làm mẹ" thứ hai, buồn cho những nhà quản lý, ngày đêm miệt mài nghĩ ra hằng hà sa số những quy định, chuẩn mực để trói buộc, gò bó các thầy cô, họ sợ đối đầu với mạng xã hội và thay vào đó là những quyết định chớp nhoáng để mong "dư luận có thể yên".
Những ngày vừa rồi, Bộ giáo dục lại đưa ra hàng loạt quy định về chuẩn mới của giáo viên, hàng loạt quy định về cách xử lý kỷ luật với học sinh, lấy người học làm trung tâm, vì người học, mọi hình thức kỷ luật đã quá quen thuộc bị xem xét lại, thay đổi. Giáo viên bây giờ chắc chắn không còn được 'đánh' học trò bằng thước kẻ, kỷ luật trước lớp, trước trường cũng không còn, đình chỉ học 1 tuần, 1 năm cũng mất nốt, thay vào đó là phải ân cần, dịu dàng, phải lắng nghe, khuyên bảo, phải chăm sóc, dỗ dành... tất cả vì một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn. Quy định là tốt nhưng áp dụng trong 1 thể chế giáo dục như bây giờ thực sự tạo ra nhiều vấn đề. Một lớp 40, 50 học sinh là 40, 50 tính cách, không em nào giống em nào, ngoan thì không sao, đỡ vất vả nhưng nếu có nhiều học sinh 'cá tính' thì vừa dạy vừa dỗ quả là một cực hình, thầy cô giáo thì cũng là con người - biết mệt, biết vui, biết buồn, vẫn phải xoay quanh cơm áo gạo tiền, việc trên lớp xong thì về lo gia đình bao việc!
MXH bùng nổ, thầy cô giáo không chỉ đối mặt với mấy chục học sinh trên lớp giảng dạy mà họ còn bị rình rập bởi rất nhiều chiếc điện thoại sẵn sàng đưa thông tin lên mạng xã hội bất cứ lúc nào. Hồi năm ngoái, một giáo viên bị kỷ luật vì phụ huynh em này chia sẻ hình ảnh con mình bị cô giáo phạt quỳ trước bục giảng, hỏi ra mới biết do học sinh quá hỗn hào còn phụ huynh thì bênh con nên cố tình đưa thông tin lên mạng để hạ nhục cô giáo, thế nhưng 'quỳ không chết, con hư thì mới chết', liệu rằng vị phụ huynh nọ muốn con quỳ trước bục giảng để trưởng thành hay trưởng thành phải quỳ ngoài xã hội? Hồi đầu năm vừa rồi, MXH cũng sục sôi lên án 1 cô giáo vì "không cho học sinh vào lớp, bắt đứng giữa trời nắng vì đi học sớm", câu chuyện cũng do phụ huynh đăng lên, sau khi mạt sát cô giáo một hồi người ta mới vỡ lẽ rằng cô giáo bị oan, rằng vị phụ huynh nọ đã đưa con đến cổng trường, chụp ảnh, đưa con về và đăng lên mạng xã hội tố cáo, tất cả vì trước đó có "hằn học với cô giáo".
Vụ việc cô giáo ở Hà Giang vừa rồi có lẽ cũng cần xem xét, vì sao cô giáo lại làm như vậy, đâu phải tự nhiên cô giáo lại đem học sinh ra đánh đòn? Một lớp hàng chục học sinh cùng mất trật tự, vì như chia sẻ của cô giáo, đó là một lớp có nhiều học sinh cá biệt, nên ngoài dỗ dành, khi cần thiết đòn roi cũng cần phải áp dụng, Liệu rằng chúng ta đã quá nghiệt ngã khi chỉ nhìn những thông tin có trên mạng, bỏ qua cảm nhận của các thầy cô và xử phạt một cách vùi dập người dạy? Các cụ ta có câu "thương cho roi cho vọt". Mình cảm thấy may mắn vì sinh ra trong một thời kỳ mà cha mẹ sẽ cảm ơn thầy cô vì đã đánh con mình. Đi học nếu nghe con kể mình bị cô đánh thì có khi bố mẹ sẽ đánh thêm cho, có hư thì cô mới đánh đòn. Không có điện thoại thông minh, không có rèm pha dư luận xã hội, cha mẹ kính trọng thầy cô, một điều gọi 'thầy', một điều gọi 'cô' cho dù cô ít tuổi hơn cha mẹ. Giáo dục thành công là nhờ vào sự kính trọng, người học kính trọng người dạy, người dạy kính trọng nghề nghiệp và phụ huynh kính trọng các thầy cô.
Học sinh bây giờ có quá nhiều quyền, sắp tới đây có lẽ còn có quyền 'đem điện thoại lên lớp để phục vụ học tập' nữa, rồi đây, trên bục giảng giáo viên sẽ phải đeo chiếc mặt nạ luôn nở nụ cười trước những chiếc ống kính camera của học sinh tìm mọi cách quay, chụp và đưa lên MXH. Điều đáng sợ nhất không phải là chiếc điện thoại, dư luận xã hội, điều đáng sợ là khi đối mặt với dư luận và sự quay lưng của những người quản lý, các thầy cô giáo sẽ thu mình lại, đến trường chỉ để dạy học cho xong nhiệm vụ, không còn thiết tha với sự nghiệp trồng người. Lúc bây giờ, chính dư luận xã hội, chính những nhà 'cải cách giáo dục' phải nhớ - họ là những kẻ đã biến các thầy cô thành chiếc máy dạy học vô tâm!

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

NĂM 2020: MỘT NĂM MÀ MÁU CỦA CÁC CHIẾN SỸ CÔNG AN NHÂN DÂN TÔ THẮM LÁ CỜ TỔ QUỐC...

Ngày 9/1, sau khi chuẩn bị kế hoạch, công cụ phương tiện, nhóm đối tượng hình sự núp dưới tên “Tổ đồng thuận” có hành vi chống đối, tấn công lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn - BQP, thuộc địa phận thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Nhóm đối tượng sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng tự chế để chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, nhẫn tâm sử dụng nhiều chậu xăng thiêu sống 3 cán bộ chiến sỹ công an sau khi đã đẩy xuống hố sâu 4m. Ba liệt sĩ anh dũng hy sinh trước ngọn lửa tàn độc của lũ lưu manh gồm : Đại tá Nguyễn Huy Thịnh (48 tuổi), Phó trung đoàn trưởng, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ Đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Đại úy Phạm Công Huy (27 tuổi), cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ số 3, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội; Thượng úy Dương Đức Hoàng Quân (28 tuổi), Tiểu đội trưởng, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ Đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.
Đang tải lên: Đã tải 666733/666733 byte lên.


Sáng 22-3, Công an huyện Quế Phong, Nghệ An nhận được tin báo của người dân về việc có một số nghi phạm người Lào vận chuyển ma túy từ biên giới vào mua bán tại khu vực rừng núi xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Công an huyện Quế Phong cử tổ công tác gồm 8 cán bộ chiến sỹ là trinh sát Đội CS PCTP về Ma tuý tổ chức vây bắt nhóm nghi phạm. Trong quá trình truy bắt, thượng úy Sầm Quốc Nghĩa bất ngờ bị hai đối tượng dùng hung khí tấn công khiến anh bị thương nặng.
Mặc dù bị trọng thương nhưng đồng chí Nghĩa vẫn cố gắng ra tín hiệu cho đồng đội tiếp tục truy bắt các nghi phạm. Sau đó anh hy sinh trong vòng tay của Đồng đội.
Ngày 2/4, hai cán bộ, chiến sỹ Đội CSGT-TT - CATP Đà Nẵng hy sinh trong lúc truy bắt tội phạm đua xe và cướp giật tài sản. Chúng chèn và tạt đầu xe, hai anh ngã, mặt biến dạng, máu chảy đỏ cả một góc đường, hi sinh ngay tại chỗ. Nghe đâu nhóm này sinh năm 2004, 2005. Quanh các anh không còn ai, đang mùa dịch, Đà Nẵng vắng tanh không một bóng người. 02 liệt sĩ gồm: Thiếu tá Đặng Thanh Tuấn và Thượng sĩ Võ Văn Toàn
Chiều 14/9, khi đang làm nhiệm vụ trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, trung sĩ Nguyễn Văn Mạnh bị một chiếc xe 16 chỗ chở hàng lậu hất tung lên nắp capo. Mạnh sau đó bám vào cần gạt nước, nhưng khi chiếc xe chạy được khoảng 1 km và tăng tốc bẻ lái khiến anh ngã xuống, bánh chiếc xe đè qua người. Đồng đội xúm lại đưa Mạnh đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên anh đã không qua khỏi. Mạnh ra đi mang theo những ước vọng trở thành chiến sỹ chuyên nghiệp, trọn đời phụng sự Tổ quốc.
Các anh đã mãi nằm sâu trong lòng đất mẹ để bảo vệ bình yên cuộc sống, tô thắm truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và nhuộm đỏ thêm lá cờ vinh quang của Tổ quốc.
Không có mùa xuân nào đẹp bằng mùa xuân ra trận
Đâu có khát khao nào cháy bỏng bằng khát khao phụng sự Tổ quốc, nhân dân!!!

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

HÀNH ĐỘNG SÁNG NGỜI CỦA ANH CÔNG AN

Đang trên đường đi làm nhiệm vụ, nghe tin cậu bé người Mông ngã dập vỡ gan đang cấp cứu tại bệnh viện cần nhóm máu giống mình, thiếu úy Vi Văn Thắng, Công an huyện Mường Lát, đã tức tốc quay về hiến máu cứu người.


Chiều ngày 25-9, tin từ Trung tâm Y tế huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, cho biết bệnh viện huyện này vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một bệnh nhân bị dập vỡ gan, nhờ được một thiếu úy Công an huyện Mường Lát kịp thời hỗ trợ hiến máu.
Trước đó, một cậu bé người Mông tên là Sung Văn D. (SN 2007; ngụ xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát) nhập viện trong tình trạng mất máu cấp, được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán "vỡ dập gan" cần được phẫu thuật hồi sức và truyền máu cấp cứu gấp.
Tuy nhiên, do Sung Văn D. là người thuộc nhóm máu hiếm và nguồn máu dự trữ của Trung tâm Y tế huyện Mường Lát đã hết. Nhà em D. lại hoàn cảnh hết sức khó khăn, mẹ nghiện ma túy, bố đi tù. Trung tâm đã huy động tất cả cán bộ, nhân viên và người thân trong gia đình em D. nhưng không ai có cùng nhóm máu với em.
Nghe thông tin, biết mình cùng nhóm máu, thiếu úy Vi Văn Thắng, cán bộ Đội điều tra tổng hợp - Công an huyện Mường Lát đang trên đường đi công tác đã khẩn trương có mặt tại Trung tâm Y tế huyện và tình nguyện hiến máu giúp em D. vượt qua cơn nguy kịch.
Hành động hiến máu cứu người của thiếu úy Vi Văn Thắng là nghĩa cử cao đẹp, đầy lòng nhân ái, nhân văn sâu sắc, qua đó thể hiện tinh thần trách nhiệm, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đối với cộng đồng xã hội, góp sức chung tay vì sức khỏe của nhân dân, vì nhân dân phục vụ.

VIỆT NAM - TOÀN BỘ QUỐC GIA ĐƯỢC HUY ĐỘNG ĐỂ CỨU NGƯỜI KHỎI COVID-19

Khi tôi lớn lên ở Tiệp Khắc xã hội chủ nghĩa và Liên Xô, chúng tôi đã được giáo dục rằng ngay cả khi chỉ một người duy nhất gặp nguy hiểm, toàn bộ đất nước đều cần dừng lại để chiến đấu cho sự sống còn của anh ấy hoặc cô ấy. 


Đó là cách chúng tôi đã lớn lên. Đó là văn hóa của chúng tôi, hoặc gọi nó là nền tảng thế giới quan của chúng tôi.
Tôi nhớ, một lần có vụ nổ ở Bohemia, một nồi hơi đã nổ tung và mọi người bị chôn vùi trong đống đổ nát của tòa nhà chung cư bị sập. Mọi thứ đều dừng lại. Thiết bị cứu hộ được phái đến từ mọi nơi trên toàn quốc, hàng ngàn tình nguyện viên đã đến khu vực thảm họa để giúp đỡ. Tại thời điểm đó, cứu sống con người là tất cả những gì quan trọng nhất.
Tất nhiên, so với người phương Tây, chúng tôi hồn nhiên, nhiệt tình và chân thành. Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã sử dụng các mạng vô tuyến tuyên truyền, các đài truyền hình Đức và in các tài liệu truyền bá để liên tục bắn phá chúng tôi, bằng chủ nghĩa hư vô sâu sắc, sự hoài nghi và một sự nhại lại, họ tỏ ra buồn bực về thực tế là chúng tôi luôn nhận thấy cái gì mới thực sự là điều quan trọng nhất.
Nhưng rồi, chúng tôi đã tự nuốt mất thông tin. Chúng tôi đã bị tẩy não để trở nên phi ý thức hệ, luôn hoài nghi, đầy châm biếm u ám. Tuyên truyền, phản biện ở Đông Âu rất yếu, so với loại "bia" nồng độ cao được sản xuất tại London và Washington. Vì điều đó, mô hình chủ nghĩa xã hội của chúng tôi ở châu Âu cuối cùng đã bị đánh bại, bị phá hủy.
Nhưng nó đã không bị hủy hoại ở tất cả mọi nơi. Một số quốc gia và người dân của họ đã mạnh mẽ hơn lên, mạnh hơn rất nhiều và quyết tâm cao độ hơn hẳn chúng tôi ở Tiệp Khắc cũ. Không còn nghi ngờ gì nữa, Việt Nam đã là một trong số các quốc gia này.
***
Trước đó, vào đầu tháng 7 năm 2020, tạp chí này - New Oriental Outlook - đã xuất bản một bài tiểu luận của tôi về thành công to lớn của Việt Nam, bao gồm cuộc chiến hoành tráng chống lại COVID-19. Bài báo đó có tên: "Thành công rực rỡ nhưng 'Bí mật' của Việt Nam". 
Cho đến thời điểm này, vẫn không một người nào chết vì nguyên nhân chính là do COVID-19 tại quốc gia xã hội chủ nghĩa ngày càng tiến bộ này, với dân số gần 100 triệu người. Và thành công đáng kinh ngạc như vậy đạt được không phải là nhờ những biện pháp phi lý và tàn bạo, giống như những gì đã được áp đặt ở hầu hết các quốc gia phương Tây. Nói chính xác, Việt Nam đã giãn cách toàn bộ xã hội chỉ trong ba tuần, nhưng sau đó, các quy tắc giãn cách xã hội đã được nới lỏng từng phần hợp lý và hoàn toàn giảm xuống vào cuối tháng Tư. Các doanh nghiệp và trường học đã dần mở cửa trở lại.
Trong một thời gian khá dài, đã không có trường hợp nhiễm mới nào tại bất cứ địa phương nào được phát hiện, trong khoảng ba tháng và cuộc sống bắt đầu trở lại hoàn toàn bình thường, ngoại trừ du lịch nước ngoài vẫn chưa được phép.
Sau đó, đột nhiên, vào cuối tháng 7, một trường hợp mới xuất hiện; sau đó là ba người, và theo những thông tin mới nhất số người nhiễm bệnh đang tiếp tục tăng lên.
Nhưng những gì tiếp theo vẫn là tuyệt vời!
Gần như ngay lập tức, một quốc gia xã hội chủ nghĩa tiếp tục quyết tâm vươn lên. Một trận chiến mới lại bắt đầu.
Vô số máy bay phản lực dân sự đã hạ cánh xuống thành phố Đà Nẵng, nơi không chỉ là "điểm đến du lịch", mà còn là thành phố lớn thứ ba ở Việt Nam, với một sân bay quốc tế hoàn toàn mới.
Một trong những hành động sơ tán lớn nhất trong lịch sử đã bắt đầu. Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam và chính phủ, đã lập tức hành động, sốt sắng, thay mặt cho nhân dân. Đó là "dân chủ trực tiếp" tại nơi làm việc, là mục tiêu: "cuộc sống của mọi người là trên hết", hay đó chính là bản chất của "Chủ nghĩa xã hội với đặc điểm của Việt Nam".
80.000 người đã nhanh chóng được sơ tán, cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà. Việc truy tìm các trường hợp có nguy cơ được thực hiện có hiệu quả, cũng như việc xác định các tâm dịch và tiến hành xét nghiệm mở rộng, đã lập tức được triển khai.
Vào ngày 27 tháng 7 năm 2020, CNN và các cơ quan truyền thông toàn cầu khác đã báo cáo:
"Chính phủ Việt Nam đang sơ tán 80.000 người - chủ yếu là khách du lịch trong nước - từ thành phố nghỉ mát nổi tiếng Đà Nẵng sau khi 3 cư dân cho kết quả dương tính với coronavirus, chính phủ cho biết. 
Chính quyền Việt Nam đang gấp rút ngăn chặn một đợt bùng phát mới tiềm tàng sau khi quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận trường hợp Covid-19 lây nhiễm tại cộng đồng đầu tiên sau 100 ngày vào thứ Bảy. 
Sau khi vụ việc được công bố, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu truy tìm dấu vết và tiến hành xét nghiệm quy mô lớn được thực hiện trên toàn thành phố, theo thông cáo báo chí của chính phủ.
Hôm thứ Hai, chính phủ đã đưa ra quyết định quyết liệt để bắt đầu sơ tán 80.000 người khỏi Đà Nẵng, một quá trình mà họ nói sẽ mất 4 ngày. Các hãng hàng không trong nước đang khai thác khoảng 100 chuyến bay hàng ngày đến 11 thành phố trên cả nước, theo Cơ quan Hàng không Dân dụng Việt Nam".
Đó là những hành động cực kỳ ấn tượng, thậm chí ngoạn mục!
***
Tôi đã đến Việt Nam nhiều lần, gần nhất là vào tháng 2 năm 2020, làm việc tại Đà Nẵng, cùng những nơi khác. Và sau đó, rất gần đây, tôi đã đi đến Hoa Kỳ, để báo cáo về tình hình ở Việt Nam. Sự tương phản là không thể tin nổi: một quốc gia trẻ, đang trỗi dậy, tự tin, lạc quan so với một đế chế đang trong sự suy tàn không thể đảo ngược bởi sự suy đồi, đồi trụy và yếm thế.
Tôi thường nghĩ: có lẽ chúng ta đã thua ở một số nơi, từ hơn 30 năm trước, đặc biệt là ở châu Âu, nhưng những gì đang xảy ra ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc và các nước châu Á khác, chắc chắn là một chiến thắng tuyệt vời.
Tuy nhiên, đó là những gì mà tôi đã gọi là "chiến thắng bí mật". Một chiến thắng bị coi thường, bôi nhọ ở phương Tây. Để tận hưởng, thậm chí để phát hiện ra nó, người ta phải sống ở châu Á, hiểu và thuộc về nó.
Tôi biết chính xác những gì sẽ được các nhà phân tích phương Tây ám chỉ. Nhiều khả năng, họ sẽ nói: Phản ứng của Việt Nam chưa tương xứng với mối đe dọa. Hoặc họ sẽ nói ngược lại rằng đó là một phản ứng tốn kém đối với chỉ một vài trường hợp được phát hiện.
Phải, tất nhiên. Có lẽ đó là sự thật, được quan sát trên quan điểm tư bản phương Tây. Nhưng Việt Nam đã phản ứng như một nước xã hội chủ nghĩa, một đất nước có một trái tim lớn thay vì những đồng đô la.
Không ai sẽ bị chết đói do cuộc di tản khổng lồ, anh hùng này. Nó không phải là "hoặc", "lẽ ra". Và cũng không phải như tư duy của phương Tây: "nếu chúng ta hành động và đưa hàng chục ngàn người đến nơi an toàn, hàng triệu người khác sẽ mất việc làm và hỗ trợ xã hội".
***
Ở Tiệp Khắc cũ, khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi có một người bạn Việt Nam. Chúng tôi học tiếng Anh cùng nhau trong một trường ngôn ngữ. Anh ấy đến Pilsen để học ngành kỹ thuật. Đất nước của anh khi đó vẫn đang bị hủy hoại, sau một cuộc chiến tàn khốc với phương Tây. Chúng tôi thường đi uống cà phê hoặc bia cùng nhau. Anh ấy nói với tôi rất nhiều về Việt Nam. Anh nhớ nó, vô cùng. Hai thập kỷ sau, tôi đã đến Hà Nội sinh sống.
Một điều nổi bật về Việt Nam là người dân của họ vừa dũng cảm, cứng rắn như thép, đồng thời họ lại vẫn dịu dàng, đáng mến, thi vị. Họ đã đánh bại nhà nước thực dân tàn độc thứ hai trên trái đất - Pháp. Và gần như ngay lập tức sau đó, họ đã chiến thắng trong cuộc chiến với đế chế hùng mạnh nhất thế giới - Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Đồng thời, mọi bản ballad, mọi bài hát và bài thơ của họ đều là một trong những tác phẩm lãng mạn nhất trên thế giới.
Giờ đây, cuộc chiến của Việt Nam chống lại COVID-19 cũng rất độc đáo. Đó là sự kết hợp giữa nhẹ nhàng và mạnh mẽ, lý trí cũng như tình cảm.
Với việc lập tức vận chuyển 80.000 người đến nơi an toàn, bằng cách huy động gần như toàn bộ lực lượng "phòng thủ dân sự", Việt Nam đã viết thêm một bản sử thi mạnh mẽ khác. Đó là một bài thơ, sẽ được đọc, không nghi ngờ gì, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chính xác đó là một "tác phẩm nghệ thuật', và những hành động như vậy, đang tạo thành một câu chuyện về một quốc gia tầm cỡ. Và rõ ràng họ cũng đang trở thành một trong những trụ cột của chủ nghĩa xã hội chân chính.
Nhà điêu khắc người Thụy Sĩ tài giỏi, Alberto Giacometti, đã từng thốt lên: "Nếu tôi phải lựa chọn giữa toàn bộ nghệ thuật và cuộc sống của một con chó, tôi sẽ chọn con chó". Đối với anh, cuộc sống, bất kỳ cuộc sống nào, phải là mục đích cao cả đầu tiên.
Cuộc sống của bất kỳ con người nào cũng phải được quan tâm đầu tiên. Vì nó là vô giá. Ngay cả cuộc sống của một người già sắp chết cũng là vô giá, đó là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Và ý thức cao cả như vậy có thể đạt được, rõ ràng đã đạt được ở các quốc gia như Việt Nam và Cuba.
Một khi quy tắc này bị xâm phạm, toàn bộ cấu trúc xã hội sẽ sụp đổ. Do đó, không thể để nó xảy ra, nó không được phép sụp đổ.
Điều đang diễn ra ở Việt Nam là một ví dụ đẹp về cả chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa nhân văn.
Có lẽ phương Tây đã quá xa vời với điều đó. Có lẽ con người ở phương Đông xã hội chủ nghĩa và phương Tây tư bản, đã không thể hiểu, không thể nghe thấy nhau nữa.
Hàng trăm máy bay chở khách của Việt Nam đang cất cánh, đưa mọi người đến nơi an toàn. Bất chấp mọi chi phí, miễn là con người có thể được an toàn, miễn là họ có thể sống sót.
Thật là "phi lý" khi dám đối đầu với Pháp, đấu tranh cho tự do với hy vọng chiến thắng. Thật là "dại dột" khi dám chống lại Hoa Kỳ, để bảo vệ đất nước, chống lại ném bom rải thảm, B-52, napalm, hãm hiếp và tra tấn có hệ thống của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam đã dám và chiến đấu, như rất ít quốc gia đã làm trong lịch sử hiện đại, và cuối cùng, họ đã thắng. Chúng ta đừng quên: tình yêu cũng là phi lý. Tuy nhiên, nó là sự "phi lý đáng sống".
Bây giờ, với việc COVID-19 trở lại một lần nữa, cho đến nay Việt Nam vẫn đang là mô hình thành công nhất trên trái đất.
Đó là bởi vì họ luôn đặt cuộc sống của con người lên trên lợi nhuận, và trên tất cả mọi thứ khác. Đó là bởi vì mục tiêu của trận chiến lớn này thực sự vô cùng đẹp đẽ; đó là một bản sử thi và một bài hát đầy đam mê của người Việt.
Đây thực chất là cách mà các quốc gia cần thực hiện để đạt được sự vĩ đại: không phải bằng cuộc rượt đuổi kinh tế để tăng GDP và kho vũ khí, mà phải bằng trái tim, chủ nghĩa nhân văn, quyết tâm cao độ và tình yêu, lòng vị tha vô bờ bến đối với nhân dân và đất nước của mình./.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

Có thể 40-50 năm trước, con người nhỏ bé ấy đã từng khiến kẻ thù khắp các châu lục phải khiếp sợ.
Có thể con người ấy đã từng có mặt trong sáng mùa thu Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập năm 1945, từng có mặt trong binh đoàn Thủ đô năm xưa bảo vệ Bác Hồ và Trung ương Đảng lên chiến khu Việt Bắc năm 1946!


Có thể người lính ấy đã có mặt trong đoàn quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ năm 1954.
Cũng có thể con người ấy đã từng vượt Trường Sơn mang trên vai trọng trách thống nhất non sông. Từng dũng cảm trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, từng chứng kiến lá cờ giải phóng bay trên nóc Dinh Độc lập năm 1975.
Hoặc cũng có thể ông ấy đã từng đánh Polpot, đánh quân xâm lược Trung Quốc năm 1979.
Thời gian không bỏ qua bất kỳ ai, con người hào hùng năm xưa đã trở thành 1 ông lão bình thường trong căn phòng nhỏ bé góc phố nhưng đầy ắp kỷ niệm về 1 quá khứ vĩ đại. Ông ấy không hề bị lãng quên, thời gian có thể qua đi, trí nhớ con người dần mất đi nhưng lịch sử thì còn mãi!

VÀI LỜI DÀNH TẶNG CHO LƯU TRỌNG VĂN

Vụ án tại Đồng Tâm đã được xét xử hoàn tất. Các phán quyết đã được đưa ra đều hợp tình, hợp lý và quan trọng nhất là hợp pháp.
Ấy thế mà lại vẫn có các nhân vật tự cho mình là “trí thức”, là “nhân vật của công chúng” phát biểu những lời lẽ mà chỉ nên được xuất hiện trong phim viễn tưởng, nào là “lòng dân bất an”, “niềm tin vào pháp luật và công lý giảm sút tới đáy”, “nhân dân và đảng, chính quyền mâu thuẫn cực độ”...


Ơ!!! Bác Trọng Văn gì đấy ơi, bác đang sống trên cung trăng xài luật rừng hay bác đang ở trong vũ trụ song song nào đấy như trong phim vừa tới Việt Nam à bác? Từ khi nào mà pháp luật xử lý những kẻ giết người lại khiến lòng dân bất an, lại khiến niềm tin vào pháp luật giảm sút???
Tới những bị can trong vụ án đã tự nhận hành vi giết người của mình thì hà cớ gì bác lại nói là người ta không làm gì cả???
Bác Trọng Văn ơi! Bác tên là Trọng Văn thì bác nên CHÚ TRỌNG ĐỌC VĂN, ĐỌC LUẬT nhiều vào bác nhé, chứ bác cứ phát biểu kiểu này ra đường người ta lại bảo “vừa già vừa ngu” hay “già cả hàm hồ” thì ê mặt lắm bác à.
Còn “dân” mà bất an như lời bác nói thì chắc là mấy bạn “Rận Chủ” phá nước hại người dân lành phải không bác. Chứ chỉ có tội phạm mới bênh vực tội phạm thôi bác à chứ người dân bình thường người ta tôn trọng pháp luật và các lực lượng bảo vệ pháp luật lắm bác ơi...

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

CHỈ NHƯ CÚM MÙA THÔI MÀ, NGÀI TRUMP NHỈ

Hơn 200.000 người ở Mỹ đã chết vì COVID-19, một cột mốc đáng lo ngại khi đại dịch tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống người Mỹ.


Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ dẫn đầu thế giới về cả tổng số ca mắc và số người chết COVID-19. Hơn 6,8 triệu ca đã được báo cáo ở Hoa Kỳ kể từ khi dịch bùng phát.
“Thật đáng xấu hổ”, Tổng thống Trump nói khi được hỏi về cột mốc 200.000 người chết. Ông đổ lỗi cho Trung Quốc và đưa ra các biện pháp mà chính quyền đã thực hiện để chống lại virus. “Đó là một điều kinh khủng. Nhưng Trung Quốc đã để điều này xảy ra. Chỉ cần nhớ điều đó”.
Thực tại những gì xảy ra tưởng như xa lạ với người Mỹ cách đây 6 tháng. Khi tiến sĩ Anthony Fauci dự đoán vào tháng 3 rằng COVID-19 có thể giết 200.000 người ở Mỹ, nhiều người hoài nghi chỉ trích ông và nói ông sợ hãi. Nhưng Fauci đã đúng. Và Mỹ đã đạt cột mốc ảm đạm này sớm hơn nhiều so với dự đoán của một số chuyên gia.
Kể từ khi người đầu tiên chết ở Mỹ vì COVID-19 vào ngày 6/2, trung bình hơn 858 người chết vì căn bệnh này mỗi ngày ở Mỹ.
COVID-19 hiện là nguyên nhân gây chết người đứng thứ hai ở Mỹ, chỉ sau bệnh tim, theo Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) của Đại học Washington. Hiện tại, COVID-19 đã giết nhiều người ở Mỹ hơn số người Mỹ thiệt mạng trên chiến trường trong 5 cuộc chiến gần đây nhất cộng lại: Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Iraq, Chiến tranh ở Afghanistan và Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư.
Số người chết tương đương với thiệt hại của vụ tấn công 11/9 nếu nó diễn ra hàng ngày trong 67 ngày, gần bằng dân số của Thành phố Salt Lake hoặc Huntsville, Alabama. Và nó vẫn đang tăng.
Một mô hình dự đoán từ Đại học Washington dự đoán số người Mỹ chết vì COVID-19 sẽ tăng gấp đôi lên 400.000 vào cuối năm khi các trường học và cao đẳng mở cửa trở lại và thời tiết lạnh giá, vaccine chưa có khả năng được phổ biến rộng rãi cho đến năm 2021.

SỨC DÀI VAI RỘNG LẠI TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ VỚI TỔ QUỐC?!

Ngày 23.9, tại UBND xã Bảo Thuân, TAND H.Ba Tri, mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Tường Duy (20 tuổi, ngụ ấp Giồng Sao, xã An Ngãi Tây, H.Ba Tri) về tội “trốn tránh nghĩa vụ quân sự”.


Theo cáo trạng, trong 2 năm 2019 và 2020, Nguyễn Tường Duy được lệnh gọi nhập ngũ của Ban chỉ huy Quân sự H.Ba Tri. Tuy nhiên, Duy cố tình không về địa phương chấp hành nghĩa vụ quân sự. Duy bị UBND xã An Ngãi Tây 2 lần ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 4,5 triệu đồng.
Do nhận thấy hành vi của Nguyễn Tường Duy có dấu hiệu tội phạm trốn tránh nghĩa vụ quân sự, UBND xã An Ngãi Tây đã chuyển hồ sơ đến Cơ quan CSĐT Công an H.Ba Tri.
HĐXX nhận định Duy là công dân khỏe mạnh, đến tuổi chấp hành nghĩa vụ quân sự nhưng lại cố tình trốn tránh, vi phạm Luật nghĩa vụ quân sự, cần phải xử lý nghiêm minh. Từ đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Duy mức án 9 tháng tù.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

NGƯỜI 'GIÀU' VÀ CÁCH ỨNG XỬ VỚI TỔ QUỐC

Mình vẫn cứ thấy day dứt mãi câu nói của bệnh nhân số 17 với tờ báo Mỹ mà cô ta trả lời phỏng vấn: "Cô coi các vụ tấn công là ví dụ của sự ghen tị giai cấp: "Ở Việt Nam, chúng tôi quá đặc quyền - chúng tôi đi du lịch quá nhiều." Cô cho rằng sự chú ý đặc biệt mà cô và chị gái nhận được ở những nơi khác là phân biệt chủng tộc, lưu ý rằng, "Nếu đây là Paris Hilton, sẽ không có nhiều ồn ào như vậy."
Ở Việt Nam mình biết có rất nhiều người giàu, cô gái tên Nhung này có lẽ cũng chỉ là 1 hạt cát nhỏ trong sự vô số của những người giàu ở Việt Nam, và thực sự mình chưa đạt đến mức 'giàu' để đủ hiểu người giàu họ nghĩ gì nhưng mình tin rằng không phải ai cũng có suy nghĩ như người phụ nữ tên Nhung kia. 


Nói về giàu, có lẽ phải nhắc đến Phạm Nhật Vượng - người giàu nhất Việt Nam - tài sản của ông ấy bây giờ chắc cũng cỡ 7, 8 tỷ đô, nhưng chẳng có ai phàn nàn gì về ông ấy cả, ông ấy ở đúng vị trí mà ông ấy xứng đáng ngồi, hưởng những 'đặc quyền' mà ông ấy xứng đáng được hưởng. Nhưng ông ấy vẫn cống hiến, Việt Nam có xe hơi là do nhãn hiệu xe của ông ấy, tập đoàn của ông ấy có thể sản xuất được máy thở phục vụ nhu cầu trong nước, bệnh viện của ông ấy hỗ trợ xét nghiệm covid-19, và ông ấy chưa từng dừng lại việc chung tay giúp Chính phủ chống dịch. Rất nhiều người cảm phục ông ấy! 
Nói về giàu và đóng góp trong đại dịch có lẽ cũng nên nhắc đến ông vua hàng hiệu Jonathan Hạnh Nguyễn, ông ấy giàu cả về tài sản và tâm huyết, trên ngực ông ấy lấp lánh những tấm huân chương cao quý mà Đảng và Nhà nước dành tặng. Ông ấy tự hào rằng: "Việt Nam chống dịch rất tốt" và đã tin tưởng đến mức thuê chuyên cơ đưa con gái từ Anh về nước chống dịch, ông ấy chi hàng chục tỷ giúp miền Tây chống hạn mặn và ủng hộ những vùng có dịch. Ông ấy có cách làm và tư duy của người giàu, nhưng những gì ông ấy làm là sự tôn trọng với Tổ quốc. 
Hay như Cường dollar, chắc chắn ai cũng biết anh ấy giàu, giàu có và nhiệt tình, anh ấy đã tặng CDC Gia Lai một máy xét nghiệm covid-19 trị giá 2 tỷ. Và chưa bao giờ nghe thấy anh ấy than vãn về những "đặc quyền" và cũng chẳng có ai than vãn về anh ấy!
Người giàu thực sự luôn có bản lĩnh khiến người khác ngưỡng mộ. Có lẽ chị Nhung này giàu thật, nhưng chị ta đã hoàn toàn hiểu sai về sự "chỉ trích" của dư luận đối với mình. Ở Việt Nam khái niệm 'giai cấp' hầu như rất mờ nhạt, người giàu vẫn có thể ngồi vỉa hè ăn phở, họ vẫn trà chanh, vẫn đi bộ đọc báo, không ai có thể đoán biết được một ông chú đi dép tổ ong, mặc quần xà lỏn kia lại có thể là 1 vị tỷ phú, và đương nhiên nếu một người nghèo qua quá trình lao động hay may mắn vô tình trúng số vẫn có thể giàu, rất ít người bị khinh bỉ bởi quá khư nghèo đói sau đó trở nên giàu có, đa phần mọi người sẽ dành cho người đó sự ngưỡng mộ. Vậy nên, nếu nói rằng mọi người đang kỳ thị cô ta vì cô được hưởng nhiều đặc quyền hay vì cô giàu thì thực sự là một sự phi lý. Dù là ở Paris Hilton hay Việt Nam, nếu bạn xứng đáng được hưởng những đặc quyền ấy, chẳng ai phàn nàn về bạn cả. 
Điều mà có lẽ tất cả mọi người đang không hài lòng về bệnh nhân số 17 trên có lẽ chính là sự VÔ ƠN, TRÁO TRỞ, LÁ MẶT LÁ TRÁI. Cô ta giàu nhờ đâu? Nhờ Paris Hilton hay ở Mỹ? Không, cô ta giàu có nhờ Việt Nam, nhờ vào Tổ quốc mà cô ta đã quay lưng, nhờ vào nơi đã cứu sống cô ta trong dịch bệnh, nhưng thay vì biết ơn điều đó thì cô ta lại xem Tổ quốc như thể đang ngược đãi mình, công khai trên báo chí Mỹ chỉ trích Tổ quốc và gọi những điều mình trải qua trong dịch bệnh khi được cứu chữa ở Tổ quốc là tồi tệ, tối tăm. Cô ta thậm chí thua cả những người nghèo về cách ứng xử với đồng bào và Tổ quốc. 
Có những người không giàu vật chất nhưng lại rất giàu về tâm hồn, các đồng bào dân tộc huyện Nam Trà My ở Quảng Nam là 1 ví dụ, hàng năm người dân Đà Nẵng hỗ trợ cứu đói họ rất nhiều, nghe tin Đà Nẵng gặp dịch, đồng bào không quên 'trả ơn', vào rừng, ra vườn góp tặng người dân Đà Nẵng hơn 10 tấn rau. 
Nhung thậm chí không làm được một điều đơn giản là "im lặng" chứ đừng nói đến việc "trả ơn". Nếu không thể làm gì cho Tổ quốc, làm ơn hãy im lặng và tạo cơ hội cho những người khác cống hiến!

Ý THỨC VÀ SỰ NGU DỐT

Cô N.h.u.n.g Covid (BN số 17) mới đây lên tờ The New Yorker (Hoa Kỳ) cho rằng chính phủ đã không bảo đảm sự riêng tư về cá nhân cho cô ta, khiến cộng đồng mạng tấn công cô ta dữ dội trên mạng xã hội, rồi cho rằng mình là nạn nhân của tình trạng “ném đá trên mạng xã hội”. 


Với vai diễn là nạn nhân, cô ta đã cho rằng, mình không xứng đáng vì việc này, và bởi lẽ, “do giàu, đi du lịch nhiều” nên đã bị cộng đồng ghen tị và ném đá???
Ở Việt Nam này cô em nghĩ mình có tí tiền nên ai cũng phải ghen tị ấy hả, loại ảo tưởng sức mạnh. Xét về giàu đến mức ghen tị thì ở Việt Nam này cô em chưa có tuổi đâu, ngu dốt còn huênh hoang
Nhưng có điều phải nói là cô ta giấu và cố giả ngu, lý do cộng đồng mạng “ném đá” cô em Không phải vì em giàu, đầy người Việt Nam giàu hơn em, mà đơn giản là ý thức của cô ta không bằng một đứa trẻ. 
Cô ta đã cố ý giấu nhẹm tất cả lịch trình của mình, đi từ tâm vùng dịch lang thang khắp trời Âu về không khai báo y tế trung thực và khi trở về Việt Nam còn đi dự rất nhiều sự kiện, tiệc tùng. 
Hậu quả của lần nói dối này là cả khu phố Trúc Bạch bị phong tỏa 14 ngày, nhiều người lây bệnh từ cô ta - trong đó có bệnh nhân số 19 là bác của N và suýt chút nữa đã không qua khỏi, nếu không có sự cố gắng cứu chữa của các y bác sỹ Việt Nam. 
Bao nhiêu công sức từ Chính phủ đến toàn dân nói chung và người Hà Nội nói riêng tí toang, suýt vỡ trận vì ý thức của cô em không?
Nếu chính quyền không công khai các thông tin của bệnh nhân, không nói rõ về lịch trình di chuyển, gặp gỡ những ai, thì liệu rằng việc cách ly, truy tìm F1 F2 có hiệu quả, có ngăn được dịch hiệu quả như thời gian vừa qua hay không. Liệu bí mật đời tư có bằng sự an nguy của cả một cộng đồng hay không?
Giàu không phải là cái tội mà ý thức, nhận thức kém là một cái tội đấy, BN17 à... Con người ta phải biết mình sai ở đâu thì phải làm việc gì đó cho có thiện chí, cho những người dân như tôi và nhiều khác cảm phục cô. Nên nhớ các y bác sĩ ở Việt Nam đã cứu cô từ tay tử thần trở về, Chứ không phải thằng tây, thằng tầu nào đâu.
Vậy mà cô em vẫn còn ngang ngược lu loa như này thì quả thật cô em là kẻ ĂN CHÁO ĐÁI BÁT ngu dốt có thể cảm thông và chấp nhận được, còn kẻ vô ơn như cô thì có chết cũng không ai ưa đâu

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

CHÚNG TÔI SẼ “THẢ”, NHƯNG THẢ RƠI TỰ DO Ở TẦNG 100

Mới đây thì trang của phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đã đăng một dòng trạng thái phản đối án tử hình đối với các bị cáo vụ Đồng Tâm, phái đoàn cho rằng không nên dùng án tử hình dưới mọi hình thức và hoàn cảnh, vì đó là hình phạt vô nhân đạo. Nội dung như sau:


Tuyên bố của Người Phát ngôn về hai bản án tử hình: 
Ngày 14 tháng 9 năm 2020, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên án tử hình đối với các bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức vì liên quan đến cuộc đối đầu bi thảm giữa người dân và lực lượng an ninh tại xã Đồng Tâm ngày 9 tháng 1 năm 2020.
Liên minh châu Âu phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình dưới mọi hình thức và trong mọi hoàn cảnh, đồng thời luôn kiên định kêu gọi xóa bỏ hình phạt này trên toàn cầu. Hình phạt tử hình là tàn nhẫn và vô nhân đạo, và việc bãi bỏ hình phạt này là cần thiết để bảo vệ quyền được sống của mỗi người. Ngày càng có sự đồng thuận cao trên thế giới phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình. EU hối thúc Việt Nam thông qua việc tạm hoãn áp dụng án tử hình, coi đây là một bước đầu tiên hướng tới việc bãi bỏ.
Các báo cáo về những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa này. EU và các nước thành viên ủng hộ mạnh mẽ sự tôn trọng pháp quyền và được hưởng đầy đủ quyền được xét xử công bằng, như quy định tại Điều 14 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một bên ký kết.

RFA LẠI DIỄN VỞ KỊCH “DÂN OAN GIỮ ĐẤT”

Sau phiên tòa xét xử các bị cáo vụ án g.iết người và chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội), đài RFA lại trơ trẽn tấu khúc du ca xuyên tạc phiên toà để bảo vệ cho đám thảo khấu vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng với bài viết mới toanh “dân oan không giết người để giữ đất”.


Xin hỏi RFA, đất nào đây mà giữ? 46 hay 59 ha đất nông nghiệp xứ Đồng Sênh, đó là cái bánh vẽ của bố con Lê Đình Kình bịa ra để lừa bịp dư luận và âm mưu chiếm đất hòng trục lợi. Đất đó là đất quốc phòng nhưng vì lòng tham mà cha con Kình - Công và cái tổ "đồng thuận" bất nhân sinh tà tâm, lập mưu chiếm đất của Nhà nước, của Quân đội chứ không phải "giữ đất" theo cái luận điệu xảo trá của bọn RFA.
Thế nên không bao giờ có khái niệm “dân oan” hay oan khuất gì đối với lũ thảo khấu Đồng Tâm cả. Có mà oan thị Mầu, mọi việc đã quá rõ ràng khi cả một nhóm thảo khấu tụ tập lập mưu với nhau chiếm đất để chia phần, bất tuân luật pháp gây rối, chống người thi hành công vụ và đặc biệt là phạm tội g.iết người. Ba cán bộ Công an đã hy sinh dưới bàn tay t.àn độc của bọn thảo khấu. Tội ác của chúng, trời không dung, đất không tha. Oan ức gì khi chính các bị cáo đã cúi đầu nhận tội trước phiên tòa và không một lời kêu oan. Hội Luật sư toàn thua và tuột xích đứng ra bào chữa thì bất lực, đuối lý do ngu dốt thì đã "nấm lưng, trắng bụng" giơ tay xin hàng.
Do vậy khuyên bọn RFA tụi bay đừng giả mù, giả điếc mà làm bừa, làm bậy nữa. Không có ai tin ngoài mấy đứa rận chủ tát nước theo mưa để kiếm "cơm bẩn" như chúng mày đâu. Giờ đây vở kịch đã hạ màn rồi, tội ác của bọn thảo khấu Đồng Tâm đã bị trừng trị thích đáng, thế nên sự xuyên tạc trơ trẽn của bọn mày chỉ rước nhục nhã về mình mà thôi./.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

KHI PHÓNG VIÊN THỂ HIỆN “QUYỀN LỰC” QUÁ TRỚN

Trong những năm qua, việc đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Tầm quan trọng của nhiệm vụ này được thể hiện thông qua việc Quốc hội đã ban hành Luật Báo chí 2016 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) để quy định cụ thể về quyền tự do báo chí; quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; công tác quản lý nhà nước về báo chí... 


Để thống nhất trong nhận thức và hành động trên cơ sở Luật Báo chí 2016, ngày 16/12/2016, Hội nhà báo Việt Nam đã tổ chức họp báo công bố 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với những phóng viên, nhà báo trong quá trình tác nghiệp.
Không phụ lòng tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, các cơ quan báo chí đã có những đóng góp to lớn vào việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, duy trì và phát huy quyền làm chủ của người dân, đấu tranh lên án các hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những phóng viên, nhá báo chân chính, có đạo đức nghề nghiệp, có tâm với sự phát triển của đất nước thì vẫn còn có một vài cá nhân lợi dụng danh nghĩa phóng viên báo chí để thể hiện “quyền lực” quá trớn, với nhiều mục đích không rõ ràng. Cụ thể, tại huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, trong ngày 20/08/2020 có 02 người lạ, tự xưng là phóng viên báo Điện tử tầm nhìn, ở Hà Nội đến Khu phố Đông Hòa, Thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên đến làm phóng sự điều tra về môi trường, qua đó lôi kéo, kích động tập hợp người dân. 
Đáng chú ý, trong thời điểm cả nước căng mình thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhưng khi chính quyền địa phương đến yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân và tiến hành khai báo y tế thì 02 người này không chấp hành, 02 người này cho rằng là phóng viên đã khai báo tại sân bay thì không cần phải khai báo khi đến địa phương. Phải mất hơn 03 giờ giải thích, vận động (từ 16h30 đến 19h30), chính quyền địa phương mới “đưa” được 02 người này về trụ sở UBND Thị trấn Củng Sơn để tiến hành khai báo y tế theo đúng quy định công tác phòng chống dịch Covid-19. 
Qua kiểm tra được biết 02 trường hợp trên là Mai Xuân Bắc và Nguyễn Ổi, cả 02 đều không có thẻ nhà báo mà chỉ có Giấy giới thiệu của Tổng biên tập báo Điện tử tầm nhìn. Mặc dù Giấy giới thiệu đến Huyện ủy, UBND huyện nhưng ông Mai Xuân Bắc và ông Nguyễn Ổi không đến cơ quan để làm việc mà lại vào Khu phố Đông Hòa, Thị trấn Củng Sơn để kích động, lôi kéo người dân tụ tập gây mất ANTT.
Qua sự việc ở Khu phố Đông Hòa, TT Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên có thể nhận thấy “quyền lực” quá trớn của hai phóng viên Mai Xuân Bắc và Nguyễn Ổi, thể hiện ở ba vấn đề sau:
Thứ nhất: Xưng là phóng viên mà lại không xuất trình giấy tờ khi chính quyền địa phương kiểm tra, không chấp hành đúng quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh, là người đến từ vùng có dịch nhưng không thực hiện khai báo y tế theo yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Thứ hai: Lợi dụng danh nghĩa phóng viên để lôi kéo, kích động người dân, tập trung đông người gây mất ANTT, đặt biệt là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Thứ ba: Căn cứ thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin truyền thông thì tôn chỉ, mục đích của báo Điện tử tầm nhìn là: Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực quản trị doanh nghiệp; thông tin tư vấn kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, phổ biến các kinh nghiệm làm giàu chân chính, góp phần vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và sự phát triển của đất nước Việt Nam. Như vậy trong mục đích hoạt động không có làm phóng sự điều tra về môi trường.
Với những việc làm trên, thiết nghĩ Luật Báo chí 2016 và 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp củạ phóng viên, nhà báo có được 02 phóng viên Mai Xuân Bắc và Nguyễn Ổi thực hiện nghiêm túc chưa, hay họ đã tự cho mình cái “quyền lực” quá trớn để vì mục đích khác./.

OLYMPIA: NHÂN TÀI CHO NƯỚC ÚC HAY LÀ CÂU CHUYỆN Ở LẠI HAY VỀ NƯỚC CỐNG HIẾN.

Sau mỗi trận chung kết Đường lên đinh Olympia, câu nói được sử dụng nhiều nhất không phải là những lời chúc mừng dành cho đường kim vô địch, mà là câu nói: “Chúc mừng nước Úc có thêm một nhân tài” hoặc là: “Ở Việt Nam sẽ bị con ông cháu cha vùi dập”.
Nếu nhà vô địch của Đường lên đỉnh Olympia là một thiên tài, vậy thì Á quân, hai người đồng hạng Ba, có phải là nhân tài hay không? Rồi những nhà vô địch các cuộc thi Tuần, thi Quý, thi Tháng, có phải là nhân tài hay không? Mỗi năm, có khoảng gần 150 nhà “leo núi”, mà bất cứ một nhà leo núi nào cũng đều tài năng, giỏi giang tại ngôi trường của họ, và đa phần họ sẽ ở lại Việt Nam để học tập, làm việc và cống hiến. Chỉ một người ra đi thôi, mà họ đã bị quan cực độ, chửi bới Việt Nam rằng “để mất chất xám”, vậy hóa ra, cả Việt Nam chỉ có một nhân tài thôi à? 
Vậy, mỗi năm, có hàng trăm học sinh đạt các giải quốc gia và thế giới, mấy bạn đó có phải là nhân tài không? Rồi cũng có rất nhiều các thủ khoa cả đầu vào, đầu ra các trường đại học, mấy thủ khoa đó có phải là nhân tài hay không?
Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới sở hữu và làm chủ công nghệ 5G, có ai trong đội ngũ làm chủ công nghệ ấy là “nhà vô địch Olympia” hay không? Rồi đội ngũ tạo ra những chiếc điện thoại “Make in Vietnam” tại BKAV, Vsmart…, họ có phải là nhân tài hay không? 


Ít lâu nữa, vệ tinh siêu nhỏ NanoDragon do các kỹ sư Việt Nam chế tạo ngay tại Việt Nam sẽ bay lên vũ trụ. Đây là thành quả của các kỹ sư thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. NanoDragon thực thi nhiệm vụ thử nghiệm công nghệ điều khiển vệ tinh trên quỹ đạo và thu nhận tín hiệu nhận dạng tàu thủy - đây là hai nhiệm vụ do chính những người Việt nghiên cứu vận hành. Vậy chúng ta có thể gọi họ là nhân tài được không?
Cuối năm 2019, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đạt được một thành tựu rực rỡ, đó là việc nghiên cứu và chế tạo thành công radar cảnh giới bầu trời tầm trung chống máy bay tàng hình thế hệ thứ năm - loại máy bay hiện đại nhất hiện tại. Đây là loại radar “nội địa hóa” 100%, tất cả những người tham gia nghiên cứu và chế tạo đều là người Việt, được bảo mật tuyệt đối. Ngoài ra, trong những năm gần đây, các kỹ sư của Viettel đã chế tạo thành công nhiều loại UAV quân sự - thiết bị bay không người lái, dần từng bước loại bỏ các UAV “nhập ngoài” và thay bằng các UAV “nội địa”. Song song với đó, từ việc ở vị thế của “kẻ đi mua”, chúng ta trở thành một trong chín quốc gia có thể xuất khẩu thiết bị quân sự chất lượng cao. Từ “không biết làm ốc vít”, chúng ta chỉ làm tàu đổ bộ xuất ngoại, radar xuất ngoại, UAV… Vậy, những người làm ra những sản phẩm trên, có phải là nhân tài hay không? 
Rồi những người đang nghiên cứu vaccine Covid-19 ở các đơn vị nghiên cứu tại Việt Nam, có ai trong số họ là nhà vô địch Olympia hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Vậy họ có phải là nhân tài không? Chắc chắn là có. 
Rồi nếu bạn nào rảnh, lướt qua các trang thông tin của một số đơn vị nghiên cứu như VinAI Research, Vin Big Data, Viện Toán cao cấp, Viện Hàm lâm khoa học Việt Nam, Viện nghiên cứu và phát triển Viettel… sẽ thấy có rất nhiều những chuyên gia mang quốc tịch Việt Nam, gốc Việt và cả nước ngoài. Họ học MIT, Havard, Oxford, Stanford, Tokyo,... - những ngôi trường mà gần như chúng ta đều biết đến, chứ không phải là một trường hạng mấy bên Úc. Họ đều được “trải thảm đỏ” về Việt Nam, cống hiến và làm việc. Họ có phải là nhân tài hay không? 
Xem ra, định nghĩa về từ nhân tài của chúng ta nhỏ bé quá. 
Về cơ bản, việc “đi đi và không trở lại” của các du học sinh nói chung và các quán quân của Đường lên đỉnh Olympia là việc... bình thường. Mỗi người có một lựa chọn cho cuộc đời, chúng ta không thể thay họ lựa chọn được. Và tất nhiên, cũng không bao giờ được phê phán họ rằng: “Mày không về Việt Nam cống hiến thì mày là loại vất đi”. 
Có những ngành nghề đặc trưng chưa phát triển ở Việt Nam, như ngành AI chẳng hạn, chỉ mới vài năm nay, ngành AI ở Việt Nam mới thực sự bùng lên. Rồi như câu chuyện tiến sĩ Bùi Hải Hưng - VinAI trở về để đón “làn sóng” đó, chứ nếu như về cách đây chục năm, thì đúng là một nhân tài như tiến sĩ Hưng có khi chẳng có tác dụng gì thật. 
Yêu nước không có nghĩa là phải về nước cống hiến bằng mọi giá, chưa về không có nghĩa là không bao giờ về.
Cống hiến thì có thể bằng nhiều cách. Có khi là trợ giúp sinh viên Việt Nam sang bên nước bạn, gửi tiền về trợ giúp người thân. Rồi tuyên truyền về văn hóa Việt bên nước ngoài. Có khi, cống hiến chỉ đơn giản là việc sống yên ổn ở bên nước bạn, không chống phá Tổ Quốc, thi thoảng về Việt Nam xem Việt Nam đã làm được những gì, nhận xét về Việt Nam với con mắt công tâm. Chứ đừng có hằn học, vứt ánh nhìn về Tổ Quốc một cách đầy khinh bỉ, tỏ ra thượng đẳng, tự cho mình là “bề trên”, những gì mình tiếp xúc là “văn minh”, những gì ở Việt Nam là cỏ rác. 
Như câu chuyện giáo sư Ngô Bảo Châu chẳng hạn, chúng ta có những đại ngộ “chưa từng có” với ông như nhà chung cư cao cấp, xe hạng sang và chức vụ Viện trưởng viện Toán cao cấp. Đúng là để chiêu mộ nhân tài như ông thì cái giá đó tính ra vẫn chẳng là bao. Nhưng những gì giáo sư Châu làm được tại Việt Nam là gì? Một vài chuyến thiện nguyện, một vài lần về nước, nhưng lại đính kèm theo đó là hàng lô những bài viết, dòng trạng thái mà nếu nói nặng nề là vớ vẩn hết sức. Giáo sư từng châm chọc công cuộc chống dịch ở Việt Nam, nói những lời xúc phạm Bác Hồ và tướng Giáp,... Nhân tài thế này, thì hơi buồn thật.
Rồi như quán quân Olympia Lê Vũ Hoàng, “nhân tài” đó, đúng không? Nhưng “nhân tài” này từng ăn chặn tiền của một bạn sinh viên người Việt, bị Tòa án Úc cáo buộc tội “chiếm đoạt tài sản”. Vợ chồng của Lê Vũ Hoàng từng “thượng đẳng” nói với bạn sinh viên rằng: “Bọn chị có quốc tịch Úc thì du học sinh như em dám làm gì? Giỏi thì kiện đi xem có bị đuổi học không?”. Định nghĩa “nhân tài” xem ra không đúng lắm, nhất là trong trường hợp như thế này.
Người ta hay nói vui rằng: “Việt Nam vẫn đang để chất xám chảy đi”. Đúng là thế thật và chúng ta phải nhìn thẳng và rõ ràng. Nhưng, có những “chất xám chảy đi” thì vẫn có những “chất xám quay về” và “chất xám ở lại”. Nếu phần chảy đi nhiều hơn, thì Việt Nam sẽ đi lùi chứ không thể đi tiến như hiện tại. Các bạn du học sinh nói chung và các nhà quán quân nói riêng cần phải biết rằng, đừng có chăm chăm vào nhà nước, nếu các bạn tài năng, sẽ có hàng tá các đơn vị tư nhân, tập đoàn, viện nghiên cứu chào đón các bạn. Và thực tế đã chứng minh là như vậy. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam, như Trung tâm nghiên cứu trị giá 220 triệu USD của Samsung tại Tây Hồ, Trung tâm R&D của LG tại Hải Phòng trị giá trên 50 triệu USD… 
Đúng là khi học ở bên nước ngoài mấy năm giời, về Việt Nam có thể sẽ khiến các bạn bị “đứt gãy” về tâm lý, môi trường làm việc. Bản thân môi trường làm việc cũng rất quan trọng, từ một quốc gia khác trở về, môi trường khác, đồng nghiệp khác, cách ứng xử khác. Nói vui chứ riêng việc ăn sáng trước khi đi làm bằng bún riêu ở Việt Nam đã khác hẳn với việc ăn ngũ cốc ở nước ngoài rồi. Ngoài ra, đừng tự cho rằng là du học ở bên nước ngoài thì các bạn sẽ luôn luôn hơn các bạn sinh viên trong nước - đó là một sự nhầm lẫn khá là tai hại đấy. Chính một du học sinh trở về nước làm việc cho rằng, nhiều du học sinh ảo tưởng về bản thân, cho rằng những giá trị của họ hơn hẳn so với sinh viên trong nước, rồi gặp hiện tại phũ phàng rằng sinh viên Việt Nam giỏi chẳng kém.
Cứ mỗi đến mùa tốt nghiệp, là kiểu gì cũng có những trường hợp thủ khoa đầu ra về nhà chăn lợn. Cứ mỗi sau mùa Olympia, là lại bài ca nhai lại rằng nước Úc sẽ có thêm một nhân tài. Nói như vậy, có khác gì xúc phạm các du học sinh nói chung và các quán quân khi họ đang lựa chọn con đường tốt nhất cho họ, rồi khác gì việc lờ đi những nhân tài khác, đã, đang và sẽ cống hiến cho Việt Nam?
Thay vì nói vậy, hãy thẳng thắn chúc mừng quán quân kèm lời nhắn nhủ - với cả những du học sinh đang học tập, làm việc tại nước ngoài rằng: “Nếu có thể, hãy về Việt Nam thử sức. Dù là vài năm, mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa”.

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

LẠI LÀ NHỮNG TIẾNG KÊU GÀO LẠC LÕNG CỦA ĐÁM "DÂN CHỦ RỞM ĐỜI"

Sau khi toà sơ thẩm Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt các bị cáo trong vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, trên Internet xuất hiện cái gọi là “Kiến nghị phản đối bản án Đồng Tâm”, với những luận điệu kiểu như: “Hàng ngàn người ký tên kiến nghị phản đối bản án Đồng Tâm”; “dư luận phản đối mạnh mẽ trước bản án nặng nề”, “phản đối bản án bất công”, “phản ứng dư luận trước án tử hình trong vụ xử Đồng Tâm”… 


Chứng kiến những luận điệu này, bản thân tôi đang tự đặt ra câu hỏi, thế nào là bản án bất công? Dư luận nào đang phản đối bản án này, họ là ai? Vì sao các đối tượng trong vụ án đều đã cúi đầu nhận tội, xin hưởng lượng khoan hồng và pháp luật đã rất nhân văn, nhân đạo khi chuyển tội danh cho 19 bị cáo để giảm nhẹ hình phạt, vậy bất công chỗ nào, bản án nặng nề chỗ nào?...
Được nói lời sau cùng tại toà, từ Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh cho đến Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Tuyển… đều đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình, cúi đầu xin pháp luật cho hưởng lượng khoan hồng và xin lỗi gia đình 3 chiến sĩ Công an hy sinh. Vậy, xin hỏi bất công chỗ nào?
Lê Đình Chức khi nói lời sau cùng đã nói rằng: "Lời đầu tiên, bị cáo xin gửi lời xin lỗi đến gia đình ba chiến sĩ Công an hi sinh. Cho dù bị cáo sau này phải chết hay được trở về thì vẫn mong các gia đình tha thứ, để lương tâm bị cáo được thanh thản phần nào".
Còn Lê Đình Công thì nói rằng: "Về sự hi sinh của ba chiến sĩ Công an, bị cáo không hay biết gì. Sau khi biết tin, bị cáo vô cùng hối hận, đã thành khẩn, ăn năn hối lỗi về những sai lầm của mình. Bị cáo kính mong HĐXX cho hưởng sự khoan hồng”.
Bùi Viết Hiểu, một trong những người hoạt động tích cực nhất trong tổ Đồng Thuận thì cũng đã cúi đầu nhận tội và nói rằng: "Nhận thấy cáo buộc của Viện kiểm sát về mọi hành vi và sai phạm vừa qua của mình là rất đúng”. 
Những người bị tuyên phạt tử hình như Lê Đình Công, Lê Đình Chức hay những người cầm đầu, tích cực như Bùi Viết Hiểu đều đã cúi đầu nhận tội, thừa nhận cáo trạng là đúng, xin hưởng lượng khoan hồng. Vậy, xin hỏi những người vẽ ra cái “kiến nghị” kia, bất công chỗ nào? Bất công cái gì?...
Đặc biệt, tại phiên toà, một số bị cáo đã từ chối việc luật sư tiếp tục bào chữa cho mình. Lý do mà những bị cáo này đưa ra về việc từ chối luật sư tiếp tục bào chữa cho mình là bản cáo trạng, bản luận tội của Viện Kiểm sát đã đúng người, đúng tội, đúng sự thật nên họ không cần tiếp tục được bào chữa. Vậy, xin hỏi những ai đang rêu rao, và ký tên vào cái bản “kiến nghị” kia là bất công cái gì, bất công chỗ nào?
Tội ác của các đối tượng trong vụ án này, nhất là tội ác của Lê Đình Công, Lê Đình Chức là không thể tha thứ, pháp luật cần phải nghiêm trị để đảm bảo tính nghiêm minh. Với những bị cáo khác, nếu chiếu theo đúng những gì họ đã gây ra thì hình phạt cho họ đáng lẽ phải nghiêm khắc hơn, nhưng pháp luật đã cho họ hưởng những sự khoan hồng nhất định để họ có cơ hội làm lại cuộc đời. Đó là sự nhân văn, nhân đạo đối với những người ăn năn, hối lỗi.
Thật nực cười cho những ai đó đang rêu rao, gào thét về cái gọi là “Kiến nghị phản đối bản án Đồng Tâm” bởi đó là một trò hề lố bịch. Cũng xin được nói thêm rằng, nghe thấy vài nghìn người ký tên vào bản “kiến nghị” này so với hơn 90 triệu người dân Việt Nam thì chỉ là con số quá nhỏ bé nên đừng lấy gì làm to tát, ầm ĩ.