KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn tin trong nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin trong nước. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

HAI BỨC HÌNH HAI SỰ ĐỐI LẬP!

Một bên thì toàn nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong nước, chưa bao giờ nhận mình vươn tầm khu vực chứ chưa nói tới tầm quốc tế nhưng khiến cả bao thế hệ học trò thán phục về tài năng. Một bên là “nhà thơ thế giới” để khi xuất hiện lên mạng, cư dân mạng mới lần đầu nghe tên tác giả, chưa thèm nghe tên tác phẩm.

Một bên quy tụ những anh hào trong làng văn Việt, giản dị, đoàn kết, chất phác, gần gũi. Một bên là 2 con người mang tầm “thế giới” với sự hào nhoáng, mũm mĩm đến tràn cả khung hình. Một con người là “nhà thơ thế giới”, một con người là nhà “tổ chức thế giới” khi mời được “nhà thơ thế giới”.
Một bên được người đời kính nể, âm thầm cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp văn học nước nhà. Một bên lên hình thì cả nước Việt Nam cười chê, cơ quan vào cuộc, còn văn chương thì tự mình bỏ tiền in ấn rồi ký tặng vì bán không ai mua.
Một bên là các bậc tiền bối khiêm nhường, một bên là hậu bối háo danh, sĩ diện dởm với đời.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

DẠY TRẺ DẠY TỪ THUỞ CÒN THƠ

Trong khi ở bậc đại học đang giáo dục an ninh quốc phòng, truyền thống yêu nước đầy "bất ổn" thì ở bậc lớp mầm, lớp lá, các cô lại đang giáo dục lòng yêu nước theo một cách rất riêng, rất trải nghiệm.

Lấy ý tưởng từ sao nhập ngũ, có ngôi trường đã để các cháu nhỏ tập hành quân với ba lô, súng bìa trên tay. Khi nghe tiếng súng, tiếng pháo thì cũng phải ngồi tránh né. Điểm đến của các cháu là nghĩa trang liệt sĩ quê nhà. Để sau 1 cuộc hành quân không dài nhưng có phần thấm mệt, thì chính các cháu nhỏ cảm nhận được một phần rất nhỏ của cha ông trước đây. Đứng trước vong linh những người đi trước vì độc lập, vì tự do, chắc chắn các cháu có một bài học vô cùng ý nghĩa.
Hay như một ngôi trường khác đã công phu thiết lập một trận địa giả, để các cháu nhỏ lăn lê bò troài, để được cảm nhận không khí hào hùng, chiến trận năm xưa.
Giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước đôi khi bắt đầu từ những bài học rất giản đơn, đôi khi không cần phải khẩu hiệu (mà lại còn sai).

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ SỢ MẤT NƯỚC HƠN LÀ SỢ MẤT ĐI THỜI SINH VIÊN TUỔI TRẺ!

- Các cậu có tiếc cuộc sống thời sinh viên không?
- Đúng ra là chúng em cũng hơi tiếc. Nhưng sẽ còn tiếc hơn nếu như trong đội ngũ của những người ra trận hôm nay lại không có mặt chúng em…

Đây là một trong những phân cảnh xúc động nhất trong Mùi Cỏ Cháy, về thế hệ sinh viên ra đi với lời “chưa đánh thắng giặc, chưa về Bách Khoa” vào mùa hè 1972. Một thế hệ mà chính những người còn sống còn phải nói lại là: “Vinh quang rất nhiều, đau thương cũng nhiều và những tiếc nuối, day dứt cũng không phải là ít”.
Trên blog cá nhân, cựu binh Francis Bailly từng tham chiến ở Việt Nam có chia sẻ hai tấm ảnh mà anh này tìm thấy từ thi thể của một người lính Giải phóng vào năm 1970. Một tấm là chân dung của người lính giải phóng đã hy sinh, một tấm còn lại là người vợ hoặc là người yêu của người lính này… Cựu binh này cho biết theo giấy tờ mang theo bên người thì người lính Giải phóng này nằm lại khi chưa được 20 tuổi, trước khi chết, người lính này cố lấy những tấm ảnh này ra để nhìn lần cuối. Làm mình nhớ đến đoạn văn: “Một thời khói lửa, một thời của những những chàng trai 18 - 20 cũng đã bắt đầu biết đến chữ "yêu", nhưng họ đã giấu kín chữ "yêu" đó dưới đáy balo của mình. Vì những tuổi 20 đó đã hóa thân thành dáng hình đất nước…”
Dạo trước, mình đọc được một bài chia sẻ trong Cháo Hành Miễn Phí, về một bạn sinh viên Bách Khoa vô tình đi chung với một bác vốn là cựu sinh viên Bách Khoa. Bác tham chiến ở Thành cổ Quảng Trị, sau đó là Quảng Nam… Chuyến đi vài cây số giữa hai người xuất phát từ chung một mái trường, nhưng cách nhau nhiều thế hệ, hai con người, hai góc nhìn về lịch sử, một người chiến đấu để lấy lại hòa bình, một người đã được thừa hưởng sự hòa bình… Hai con người đều có một thời tuổi tuổi trẻ, nhưng ngã rẽ của họ khác nhau… Nhưng dù ngã rẽ nào, đều cũng sẽ cống hiến hết mình cho đất nước.
Thành cổ Quảng Trị và mùa hè năm 1972 đã lấy đi của chúng ta một lớp người trẻ, tài năng và đầy hoài bão… Hơn 10 ngàn sinh viên đã tuyên thệ lên đường chiến đấu và đa phần những con người ấy đã không hẹn ngày trở về, họ hy sinh tại mặt trận miền Trung, phía Nam, Lào… Đặc biệt là 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Ngày nay, vào được các trường đại học có thể không cần quá giỏi, nhưng vào mấy chục năm trước, hầu như đều phải thực sự tài năng, mới có thể vào được những ngôi trường thời ấy.
Có lớp học hơn 70 người chỉ có 5 người trở về và cả 5 người này đều không lành lặn… Có nhóm bạn thân học cùng hứa sẽ trở về Hà Nội, đặt mục tiêu trở thành những nghiên cứu sinh đi học tập Liên Xô nhưng không một ai trở về. Có 10 sinh viên trong một căn phòng ký túc xá cùng nhau ra đi nhưng ngày về lại là 9 cái giấy báo tử, 1 người may mắn còn sống thì mất đi cánh tay phải khiến ước mơ “vẽ kỹ thuật” không thể thực hiện được nữa.
Đúng như tiêu đề cuốn sách “Mãi Mãi Tuổi 20” của Nguyễn Văn Thạc, phần nhiều trong số những người chiến đấu vì Tổ Quốc đều dừng lại ở một độ tuổi rất trẻ, họ thậm chí chưa bao giờ có nhiều thời gian sống cho chính họ vì họ chỉ luôn nghĩ đến chuyện sống vì Tổ Quốc…
Có một lời nhắc với thế hệ chúng ta, rằng mỗi người trong chúng ta hiện nay đều có cơ hội để được sống trọn vẹn tuổi trẻ. Được yêu, được sống, được là chính mình… Rất nhiều trong số họ, tuổi trẻ của họ là những dang dở, trầm mặc và anh hùng. Họ đối diện với bom đạn, với B-52… Vậy với chúng ta, làm thế nào sự hy sinh của họ không uổng phí?
Đời người có bao nhiêu? Thanh xuân là gì? Tuổi trẻ chẳng bao giờ hữu hạn. Nhưng, ở bất cứ lứa tuổi nào, ở bất cứ thế hệ nào, hãy sống sao cho thật sự đáng giá. Giá như có một điều ước, thực lòng mong họ có hai lần tuổi trẻ, một lần tuổi trẻ đã vì đất nước, một lần nữa để họ có thể sống cho riêng mình.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

QUÁ TUYỆT VỜI Ạ

Ông Nguyễn Đình Phùng, ngụ phường An Xuân, TP Tam Kỳ, Quảng Nam từng là lính đặc công, vào sinh ra tử trong những năm chống Mỹ và trở về quê hương với thương tật 61%, nay người thương binh ấy vẫn thầm lặng cống hiến cho đất nước theo cách riêng của mình. Ngày ngày, trên chiếc xe máy cọc cạch, rong ruổi khắp các vùng quê, thấy nơi nào khó khăn thì ông lão tóc bạc trắng lại tự bỏ tiền túi để xây cầu dân sinh giúp bà con thuận tiện đi lại.

Chia sẻ về lý do xây cầu miễn phí, ông Phùng kể, từ năm 2014, ông bắt đầu dùng tiền tích cóp của mình để mua gạo, nhu yếu phẩm tặng người dân vùng cao của Quảng Nam. Tuy nhiên, sau vài năm, ông thấy việc này không hiệu quả. Ý tưởng làm cầu dân sinh chợt lóe lên khi năm 2016, người con trai của ông đang lập nghiệp tại TP.HCM đã xây một cây cầu dân sinh miễn phí ở Bến Tre.
Lý giải việc tất cả cầu đều tên "Phùng Hiệp", ông bảo, Phùng là tên mình, còn Hiệp là tên một người bạn đã khuất; đây cũng là người đầu tiên góp kinh phí đồng hành cùng gia đình ông xây cây cầu đầu tiên. Hai chữ này ghép lại còn mang ý nghĩa là hiệp lực để tạo nên sự phùng thịnh cho người dân.
"Tôi đã từng hứa với người bạn quá cố tên Hiệp là sẽ xây dựng được 50 cây cầu khi còn sống. Mỗi cây cầu được hoàn thành, không chỉ là niềm vui của người dân, mà còn là hạnh phúc của tôi vì đang tiến gần đến lời hứa đó", ông Phùng trải lòng.
Cứ thế, ròng rã từ năm 2016 đến nay, ông Phùng đã lặng lẽ tự bỏ kinh phí xây gần 30 cây cầu dân sinh (trung bình kinh phí mỗi cây cầu khoảng 65 triệu đồng) và làm được 150m đường bê tông tại các huyện Núi Thành, TP Tam Kỳ, huyện Phú Ninh, huyện Tiên Phước,...

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

KHÔNG SỢ KẺ THÙ, CHỈ SỢ BỊ LÃNG QUÊN

Và chúng ta đã lãng quên nhanh như thế nào? Các bạn đã nghe đến Thượng tướng Nguyễn Thành Cung (Năm Cung) chưa? Một vị tướng đi lên từ chiến trận, tham gia du kích từ tuổi 15, tham chiến Mậu Thân 68, Xuân Hè 72, Xuân 1975, chống Khmer Đỏ xâm lược. Hay bác Vũ Oanh - tham gia Việt Minh, trực tiếp làm việc với Bác và đại tướng Võ Nguyên Giáp, chiến đấu qua 3 cuộc chiến, là một trong những người đứng đầu cải cách 1986?

Hai người họ mất trong 2 ngày liên tiếp là ngày 30/11 và 01/12/2022, nhưng bao nhiêu người trong chúng ta biết?
Trong sách giáo khoa, chúng ta được học về những chiến thắng và chiến công. Nhưng bên ngoài những điều đó, chúng ta không được học về những vết thương thời hậu chiến mà không phải do bom đạn gây ra, không được học về những ám ảnh của những cựu chiến binh khi tái hòa nhập với cuộc sống thường nhật, không được học về những trải nghiệm đứng trước những ngôi mộ của đồng đội trong khi bản thân còn sống… Mà có được học, thì cũng chẳng có từ ngữ nào có thể mô tả được.
Chiến tranh liệu đã kết thúc hay chưa? Về mặt lịch sử và bối cảnh thì có, nhưng với rất nhiều cựu chiến binh, chiến tranh chưa bao giờ kết thúc… Hàng triệu cựu chiến binh vẫn còn sống, hàng chục ngàn gia đình vẫn đang đợi hài cốt người thân trở về, bom mìn vẫn còn rải rác ở nhiều nơi… Người Việt Nam đã không còn những cảm nhận về chiến tranh nữa, nhưng nhiều người sống giữa chúng ta, vẫn chịu đựng, cảm thấy, nghe thấy và thậm chí là mơ thấy những ám ảnh chiến tranh.
“Tôi không bao giờ nói về chiến tranh. Không ai hỏi. Mọi người không muốn nghe về nó” - đó là lời tâm sự của cựu chiến binh Phạm Vĩnh Cát, một quân y trong quân Giải phóng, người đã cứu hàng trăm người trong Mậu Thân 1968. Mậu Thân 1968 quá quyết liệt, số người thiệt mạng rất lớn, điều kiện thiếu thốn khiến rất nhiều chiến sĩ thiệt mạng…Đã mấy chục năm trôi qua, nhưng bác vẫn không thể quên khung cảnh những đồng đội đã hy sinh ở ngay trong vòng tay của bác. Không có niềm đau đau nào lớn hơn việc động đội ở trước mắt mà không cứu được.
Bác Phạm Văn Tam, một cựu chiến binh đã 84 tuổi, vung cành cây mô tả lớp ngụy trang khi tấn công cứ điểm địch. Bác vừa cười vừa làm động tác tiến công: “Đạn bay tứ phía. Chúng tôi an ủi với nhau rằng không cần phải tránh đạn. Đạn sẽ tự tránh”. Bác làm những động tác rất mau lẹ vì lâu lắm rồi, mới có người quan tâm đến những trải nghiệm chiến tranh đã từ mấy chục năm trước của bác.
Cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hiệp đã biến ngôi nhà đơn giản thành một “phòng lưu trữ ký ức chiến tranh”, nơi đây có trang phục của bác và đồng đội, những tấm ảnh chiến trường và với thủ trưởng, huân huy chương đủ loại, máy liên lạc vô tuyến cũ, đôi dép nhựa màu đen, mũ sắt của quân địch, chiếc chăn bông hồi còn nằm co ro tại hang động ở trên dãy Trường… Nhưng căn phòng ấy dường như chỉ có một mình bác”vừa làm chủ, vừa là khách”, thi thoảng sẽ có một vài đồng đội đến thăm thú, con cháu của bác không hề hứng thú với những thứ này, chúng còn bảo rằng những kỷ vật ấy là “đống đồ cũ”.
“Giới trẻ Việt Nam không muốn tìm hiểu về chiến tranh. Thật khó để chúng ta nói về nó” - Cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hiệp.
Lịch sử dường như đã bị lãng quên quá nhanh chóng, có quá nhiều điều khiến cho chúng ta còn quên nhanh hơn. Ví như câu chuyện những thương binh giả cùng với những chiếc xe ba gác đang tung hoành đường phố Hà Nội, hình ảnh đó khiến những người cựu chiến binh chân chính bị tổn thương. Như câu chuyện của cựu chiến binh Phạm Văn Long, bác bị đứa cháu đang học tiểu học hỏi rằng có phải là bạn của một “thương binh” tụt quần đòi nợ ở gần nhà hay không, vì thấy mặc đồ có màu giống nhau. Những người thương binh chân chính sẽ không giờ làm những chuyện như vậy, nhưng nhiều người không biết chuyện đó, họ đánh đồng và chỉ trích.
Tại một trung tâm hỗ trợ thương binh ở Duy Tiên, có những con người mười tám, đôi mươi đã phải chịu thương tật nên đến 97%, họ chưa yêu ai hoặc đã có người yêu nhưng phải bỏ dở những tình yêu ấy, họ không lập gia đình, sống ở trung tâm này đã mấy chục năm… Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi với những người như họ. Một bữa cơm giữa những con người đã từng vào sinh ra tử sao mà nhẹ nhàng, những câu chuyện có khi cũng chỉ lặp lại giữa những con người già mà trí nhớ đã bị đứt thành từng phân đoạn.
“Những người lính già ấy, nói về chiến tranh với một vẻ đầy bình thản. Nhưng họ chua chát khi nói về sự lãng quên. Chính bản thân họ, sau bao nhiêu năm, cũng không cưỡng lại được sự phai mờ của ký ức. Họ sợ sự quên ấy, chứ không sợ kẻ thù…”
Vậy thì chúng ta, một thế hệ không trải qua chiến tranh và chẳng có kẻ thù, liệu có lãng quên hay không?

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2022

LŨ HỢM!

Trong thông cáo ngày 02/12/2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố đưa Việt Nam vào 'Danh sách Theo dõi Đặc biệt' (Special Watch List). Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng chính quyền Việt Nam đã "sách nhiễu, hành hung, bắt người, truy tố, theo dõi, từ chối hoặc không trả lời yêu cầu đăng ký và các yêu cầu xin phép khác của các tổ chức tôn giáo độc lập". Cụ thể, phía Hoa Kỳ cáo buộc giới chức Việt Nam bắt giữ và xét xử bốn người của Tịnh Thất Bồng Lai - một tổ chức tôn giáo độc lập ở Long An.

Nghĩ mà ló chán. Để minh chứng cho việc Việt Nam đàn áp tôn giáo, Hoa Kỳ cứ đưa ra chứng cứ Việt Nam ngăn cản mấy tôn giáo lớn, như đạo Tin lành chẳng hạn cho nó ra tấm ra món, Đằng này, lại lấy một một thầy ông nội không rõ tôn giáo gì ra để chỉ trích Việt Nam kể ra oan cho chúng tôi quá. Mà chính Lê Tùng Vân, đứng trước toà khẳng định, "tôi không theo tôn giáo nào" vậy thì chính quyền lấy cớ gì đi đàn áp tôn giáo. Thế thì oan cho chúng tôi quá.
Quả này sướng nhất anh zai Lê Tùng Vân. Quả này chắc suất đi Mỹ để quảng bá tôn giáo "Loan-luan" của mình rồi. Anh em Cali chuẩn bị tiền bạc, cắp cặp mà theo thầy nhé. Nhớ học hết bài không kẻo không tu thành chánh quả đâu

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

NỘI DUNG BẨN TRÊN MẠNG TIK TOK

Dẹp nội dung “bẩn” trên mạng như TikToker Nờ Ô Nô
Nếu có sự chung tay của người dân, cộng đồng mạng, truyền thông và doanh nghiệp, những nội dung “bẩn”, lệch chuẩn như TikToker Nờ ô Nô hoàn toàn có thể dẹp được.
Việc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) ghi nhận phản ánh của người dân, cộng đồng mạng và truyền thông để yêu cầu TikTok khoá vĩnh viễn TikToker Nờ Ô Nô vì những nội dung “bẩn” trên kênh này cho thấy, nếu có sự đồng lòng thì hoàn toàn có thể “tẩy chay” và dẹp được nội dung “bẩn”, lệch chuẩn trên các mạng xã hội.

Có một thực tế hiện nay, nội dung “bẩn” chủ yếu xuất hiện trên các nền tảng xuyên biên giới, bao gồm TikTok, YouTube và cả Facebook. Bên cạnh những nhà sáng tạo nội dung nghiêm túc, làm những nội dung có ích cho xã hội để lan toả, thì có rất nhiều người chủ yếu tập trung vào làm các nội dung “bẩn”, trái với thuần phong mỹ tục, bất chấp tất cả để câu like, câu view… Và những nội dung “bẩn” thường được lan toả rất nhanh bởi thuật toán gợi ý từ các nền tảng.
Mặc dù, cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp xử lý, chẳng hạn như Cục PTTH&TTĐT đã lập trung tâm xử lý tin giả Việt Nam, để ghi nhận phản ánh các tin giả, tin sai sự thật, những nội dung phản cảm trên các nền tảng mạng xã hội… nhưng thực tế, nếu chỉ dựa vào mỗi cơ quan quản lý sẽ rất khó dẹp các nội dung “bẩn” hiện nay.
Tuy nhiên, từ sự việc của TikToker Nờ Ô Nô, cho thấy, một trong những biện pháp làm cho không gian mạng trở nên lành mạnh, trong sạch hơn, đó chính là có sự chung tay của cộng đồng, truyền thông cũng như doanh nghiệp.
Chẳng hạn, khi TikToker Nờ Ô Nô làm nội dung “phản cảm” về miệt thị người nghèo, ngay lập tức cộng đồng mạng, trong đó có nhiều người nổi tiếng đã lên án và kêu gọi mọi người cùng “tẩy chay” kênh này; đặc biệt những người nổi tiếng cũng như cộng đồng còn tuyên bố “tẩy chay” luôn các quán ăn, nhà hàng thuê TikToker này quảng bá, đã có một tác động rất lớn. Tiếp đó là sự phản ánh rất nhanh từ các cơ quan truyền thông cùng vào cuộc, nhiều doanh nghiệp cũng ngừng quảng cáo và cuối cùng dẫn đến việc cơ quan quản lý yêu cầu nền tảng mạng xã hội TikTok khoá tài khoản vĩnh viễn.
Một quy trình xảy ra rất nhanh và hiệu quả, khi chỉ chưa đầy 24h, TikToker Nờ Ô Nô đã bị xử lý và nó cần được nhân rộng lên nữa, để có thể đẩy lùi các nội dung “bẩn”, phản cảm trên các mạng xã hội.
Và theo như ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT: “Việc các nhãn quảng cáo không book các kênh có nội dung bẩn, câu view trên không gian mạng, đồng thời cộng đồng mạng có các chính kiến, thái độ mạnh mẽ với các hành vi lệch chuẩn, bên cạnh các quy tắc cứng của pháp luật, những hành động này sẽ tạo cho không gian mạng trở nên lành mạnh hơn. Bởi khi không có quảng cáo và bị tẩy chay bởi người dùng, lúc đó sẽ đẩy lùi được các nội dung “bẩn” câu view, câu like.. trên không gian mạng hiện nay”.
Tuy nhiên, để xử lý một cách triệt để và hiệu quả hơn, ở đây trách nhiệm của các nền tảng như TikTok, Facebook và Youtube là rất lớn. Bởi sau khi khoá tài khoản TikToker Nờ Ô Nô, trên TikTok vẫn còn để xuất hiện hàng loạt tài khoản giả mạo đưa lại nội dung ăn theo TikToker này, và bằng thuật toán của mình đã để cho các tài khoản giả mạo phát triển rất nhanh về lượng người theo dõi, vô tình nội dung “bẩn” lại được tái xuất hiện. Vì thế, các nền tảng mạng xã hội cần thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng, cũng như nghiêm túc thực hiện yêu cầu của cơ quan chức năng, để làm cho không gian mạng lành mạnh hơn.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2022

NÓNG CÙNG WORLD CUP: THAY VÌ MỜI 32 CÔ GÁI XINH ĐẸP THÌ MỜI 32 NỮ TUYỂN THỦ VIỆT NAM

Bài viết mang quan điểm của tác giả PGS, TS Nguyen Phuong Mai:
Ước gì chương trình 'Nóng cùng World Cup', thay vì chọn 32 cô gái xinh đẹp đại diện cho 32 quốc gia, thì mời 32 nữ tuyển thủ Việt Nam, rồi thiết kế những nội dung tương tác phù hợp với tài năng của họ.
Từ những thế hệ đầu tiên, họ đã luôn là những CÔ GÁI VÀNG, những CHIẾN BINH THỰC SỰ trên sân cỏ. Họ đã đem vinh quang về cho bản thân, đội tuyển và quê hương. Cùng với những đôi chân vẫn ngày ngày cày sân cỏ, nhiều người tuy đã rời cuộc chiến, nhưng kinh nghiệm, m-áu l-ửa và đam mê vẫn còn rực cháy.

Đưa họ lên chương trình quốc gia vừa văn minh, vừa có ý nghĩa, vừa tôn vinh tài năng của các tuyển thủ, vừa góp phần p.há b.ỏ khuôn mẫu định kiến về phụ nữ và thể thao, vừa tạo niềm cảm hứng cho những cô gái nhỏ khác vươn lên theo đuổi đam mê sở thích của bản thân.
Nó cũng không vô tình coi sắc đẹp phụ nữ như một thứ để trang trí cho bóng đá và h.ấp d.ẫn đàn ông.
Một cách gián tiếp, nó cũng từ chối việc c.oi t.hường đàn ông, từ chối quan điểm h.ạ t.hấp b.ản l.ĩnh đàn ông, cho rằng với họ thì phải có tý bản năng d-ụ-c t-í-n-h để làm m-ồi nh-ử.
Nó còn tránh được cơ hội để vô số các comment t-hô b-ỉ, t-ục t-ĩu đổ vào QRTD, zoom vào tận n-g-ự-c từng cô gái, p.hát t.án t.hông t.in c.á n.hân và x-âm p-hạm đ.ời t.ư của các cô.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2022

" ỐC VÍT" NHÀ LÀM...

Hai mẫu xe Thiết giáp nội địa của nền CNQP của ta chuẩn bị cho triển lãm Quốc phòng Việt Nam 2022 vào tháng 12 tới.
Có thể chưa đủ đẹp. Mỹ thuật công nghiệp kết hợp với bảo đảm đầy đủ tính năng kỹ, chiến thuật vốn là một việc rất khó.

Có thể chưa đủ hiện đại. Vì nền CNQP của ta còn non trẻ, còn phải tìm cách "đứng trên vai những người khổng lồ", đó là chuyện bình thường.
Có thể chưa sản xuất loạt. Vì cái gì mới "chưa qua tay người lính" để thực chiến mà chả phải nâng cấp và chỉnh sửa
Cái gì cũng phải có khởi đầu. Nếu không bước một bước đầu tiên sẽ không bao giờ đi đến đích. Định hướng tự chủ trong thiết kế, sản xuất các loại xe Thiết giáp là đúng đắn. Hãy kỳ vọng, không nên nóng vội và kiên nhẫn chờ đợi. Hiện nay các nước lớn với có dày lịch sử về phát triển CNQP gấp ta nhiều lần cũng đầy nước chưa tự thiết kế cho riêng mình được cái gì đó..

VÌ LẼ GÌ MÀ NGHỀ GIÁO LẠI LÀ NGHỀ CAO QUÝ ?

“…Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn đạo nghĩa, trọng tri thức, hiếu học và giàu chí tiến thủ. Theo đó, người thầy có vị trí tôn quý. Trọng đạo và tôn sư đã là nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. 40 năm trở lại đây, khi ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính thức được xác định thì tinh thần ấy càng được phát huy. Nó hun đúc thành một nét đặc sắc trong văn hóa giáo dục và đời sống văn hóa của người Việt Nam.

Nghề giáo là một nghề cao quý. Nhưng bởi những lẽ gì mà nghề giáo lại được xem là một nghề cao quý? Trong những thứ quý giá, con người là thứ quý nhất, là hoa của trời đất, là tinh anh của vạn vật, vì vậy, nghề chăm lo phát triển con người là công việc khó nhất và là công việc cao quý. Trong việc dạy học, dạy đạo lý, dạy làm người, rèn đạo đức nhân cách là việc quan trọng nhất. Dạy học là hoạt động tải đạo. Người đời vì trọng đạo mà tôn sư. Muốn dạy học trò nên người, nhà giáo cần phải tu dưỡng đạo đức, giữ gìn nhân cách, ứng xử, thái độ phải đủ làm gương mẫu cho học trò. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Vì vậy mà người thầy tượng trưng cho sự chuẩn mực. Muốn dạy được người, nhà giáo phải hết mực yêu thương con người, quý trọng con người, nâng niu con người, nghề giáo tiêu biểu cho sự yêu thương, nghề giàu tính nhân văn. Muốn dạy người, nhà giáo phải thấu hiểu con người, cảm thông chia sẻ sâu sắc với học trò, phải có lòng vị tha và bao dung hết mực cho học trò. Đó là nghề cho đi mà không màng nhận lại, như độ nhân qua những chuyến đò sang sông, vì thế mà nghề nhà giáo là nghề đẹp đẽ. Muốn dạy được học trò nhà giáo phải tích lũy kiến thức, phát triển tư duy, luôn nâng cao hiểu biết, tự học và sáng tạo không ngừng. Muốn dạy một phải biết nhiều, phải đủ kiến thức và tầm nhìn để làm bậc thầy dẫn dắt chỉ lối cho học trò. Họ là bộ phận quan trọng của tầng lớp trí thức. Những giá trị của sự chuẩn mực, tính nhân văn, tình yêu thương, sự vị tha, tri thức và sự sáng tạo, tạo nên sự cao quý của nghề giáo…”

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022

NGƯỜI TA ĐI BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC, CÁC ÔNG TÍNH MƯỢN CỚ ẤY XÙ LƯƠNG CHẮC!?

----
Liên đoàn bóng đá Việt Nam yêu cầu CLB Becamex Bình Dương hủy bỏ quyết định phạt đối với cầu thủ Đào Tấn Lộc, đồng thời trả 100% lương cho cầu thủ này.

Mới đây, LĐBĐ Việt Nam đã ra quyết định yêu cầu CLB Bình Dương phải hủy bỏ quyết định kỷ luật và trả 100% lương cho cầu thủ Đào Tấn Lộc.
Trước đó, CLB Bình Dương đã phạt Đào Tấn Lộc 80% lương và chuyển xuống đội trẻ cùng U13 với lý do “tự ý nghỉ việc”. Tuy nhiên, Đào Tấn Lộc không hề nghỉ việc mà anh đi thực hiện nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định.
Dù cầu thủ đã gửi toàn bộ giấy tờ với xác nhận của Ban chỉ huy quân sự nhưng phía CLB vẫn ngó lơ và không chi trả lương cho Tấn Lộc. Rất may, LĐBĐ Việt Nam đã hành động kịp thời để lấy lại công bằng cho cầu thủ cao 1m81 này.

NGÀN NĂM HỌ VẪN LÀ CON CỤ HỒ!

NGÀN NĂM HỌ VẪN LÀ CON CỤ HỒ!
Nón tai bèo, dép cao su
Ngả lưng trên chiếc võng dù treo cây
Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Tựa lưng nhau ngủ, đong đầy yêu thương.
Mặt suối trong đứng soi gương
Gội đầu tắm giữa chiến trường đạn bom
Dìu nhau qua những lối mòn
Tình đồng đội vẫn sắt son nghĩa tình.
Những người lính Hồ Chí Minh
Suốt cuộc chiến dấn thân mình bên nhau
Một người m.ất, đồng đội đau
Biên cương Nam - Bắc thẩm màu m.áu x.ương.
Tuổi thanh xuân gửi chiến trường
Vì Tổ quốc chẳng vấn vương trong lòng
M.áu x.ương họ chẳng cân đong
Hy sinh báo t.ử mấy dòng giản đơn.
Vĩ đại hơn dãy Trường Sơn
Lính Cụ Hồ chiếc áo sờn bạc vai
Dép cao su vượt dặm dài
Chút lương khô, cố gắng nhai vẫn cười.
Đẹp thay cái tuổi đôi mươi
Giản đơn - Họ chỉ là người quân nhân
Cả cuộc đời chẳng công thần
Vì Tổ quốc quyết hiến dâng thân mình.
Những người lính Hồ Chí Minh
Tấm thân họ khắc vào hình nước non
Như tượng đài mãi mãi còn
Ngàn năm họ vẫn là con Cụ Hồ./

Tác giả: Phan Trung Can

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2022

NỮ SINH NGƯỜI H'MÔNG TRỞ THÀNH SINH VIÊN TRƯỜNG NGHỀ XUẤT SẮC TOÀN QUỐC

Em Lù Thị Ti (sinh năm 2002, sinh viên lớp Bảo vệ thực vật K19 Trường Cao đẳng cộng đồng Đắk Nông) là 1 trong 100 học sinh - sinh viên giáo dục nghề nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vinh danh học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu toàn quốc năm 2022.
Thầy Nguyễn Hữu Lành, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cộng đồng Đắk Nông cho biết, Ti là sinh viên người dân tộc thiểu số đầu tiên của trường, của tỉnh đạt danh hiệu này.

Chia sẻ về phần thưởng này, nữ sinh Lù Thị Ti nói "Em rất hạnh phúc, cảm thấy vinh dự, tự hào vì mình được thầy cô lựa chọn, đề cử và được tuyên dương danh hiệu này".
Ti sinh ra trong một gia đình người H'mông nghèo, đông con, cha mẹ đều không biết chữ ở xã vùng xa của tỉnh (xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong, Đắk Nông) nên ít chăm lo việc học của con.
Mấy năm nay, sau khi bị sét đánh sượt bên người, mẹ Ti bất ổn tâm lý, thường xuyên hoảng sợ, bệnh nặng nên không thể lao động, cuộc sống gia đình càng khó khăn hơn.
Trong tình cảnh đó, Ti vẫn cố gắng theo học chương trình Trung cấp hệ 9+ tại Trường Cao đẳng cộng đồng Đắk Nông. Em xin ở ký túc xá, tiền ăn thì dùng tiền trợ cấp học phí của Nhà nước và học bổng dành cho học sinh giỏi để trang trải.

CAY..., LÊU... LÊU... CAYYYY

Ca sĩ Chế Linh trả lời BBC Tiếng Việt cho biết lại một lần nữa đêm diễn của ca sĩ hải ngoại Chế Linh bị hủy. Ca sĩ này cho biết buổi biểu diễn đã được lên lịch trước vào 12/11/2022 nhưng đã bị hủy bất ngờ. Ông nói một nhà báo là “việc hủy bằng lệnh miệng của Tuyên giáo”.
Việt Nam cũng đã hủy các buổi biểu diễn của danh ca Chế Linh vào các năm 2011, 2015, 2017 và lần này là 2022.

Tờ BBC cho biết hành vi của nhà cầm quyền Việt Nam là khó chấp nhận được vì "đã cấp phép rồi lại cấm" khiến phía Chế Linh bị thiệt hại nặng nề về kinh tế.
P/s: Nằm cuối chuỗi thức ăn mà cứ nghĩ mình là đầu chuỗi à?

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

Quốc hội quyết nghị tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1-7-2023


Quốc hội quyết nghị từ ngày 1-7-2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng
Chiều 11-11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Theo Nghị quyết của Quốc hội, chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21-5-2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII trong năm 2023.
Quốc hội quyết nghị từ ngày 1-7-2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Từ ngày 1-1-2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30-12-2021 của Bộ Chính trị.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở Trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Theo Nghị quyết của Quốc hội, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng kể từ ngày 1-7-2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022.
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu về dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết nhiều ý kiến đề nghị cần điều chỉnh tăng lương cơ sở từ ngày 1-1-2023, góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương. Có ý kiến đề nghị tăng 12,5% chi cho đối tượng trợ cấp hàng tháng.


Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nếu áp dụng tăng lương từ 1-1-2023 thì đúng vào thời điểm đầu năm gần với tết dương lịch và âm lịch. "Đây là thời điểm nhạy cảm, nhu cầu mua sắm sử dụng hàng hóa dịch vụ của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh, tạo sức ép lên điều hành giá cả do tâm lý tăng lương đi kèm với tăng giá, gây áp lực đối với việc kiểm soát lạm phát và ảnh hưởng đến đời sống người dân"- ông Hoàng Thanh Tùng nêu rõ.

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, tại Kết luận số 42-KL/TW của Ban chấp hành Trung ương, sau khi cân nhắc nhiều mặt, Ban chấp hành Trung ương đã đồng ý điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo đề nghị của Ban cán sự Đảng Chính phủ và thời điểm áp dụng từ 1-7-2023.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu theo đúng tinh thần Kết luận số 42-KL/TW của Ban chấp hành Trung ương và đúng theo Tờ trình Chính phủ.

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022

Cán bộ hải quan bảo kê xăng lậu: 'Tôi đã đánh mất tất cả'

Bị cáo Ngô Văn Thụy, cựu cán bộ hải quan, thừa nhận sai khi nhận hơn 800 triệu đồng của "trùm" đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng, xin tòa xem xét.

Ngày 11/11, phiên xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng tiếp tục với phần thẩm vấn bị cáo Ngô Văn Thụy (58 tuổi, cựu cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) về tội Nhận hối lộ theo khoản 3 Điều 354 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt 15-20 năm tù.


Ông Thụy bị cáo buộc đầu năm 2021 - khi là Đội Trưởng kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3, phụ trách khu vực từ Bình Thuận trở vào) đã nhận 800 triệu đồng của 2 đại gia buôn lậu xăng Phan Thanh Hữu (65 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) và Nguyễn Hữu Tứ, 65 tuổi, để họ đưa tàu chở xăng từ Singapore về Việt Nam.
Trả lời HĐXX về việc trước đó đã có kế hoạch bắt 3 tàu Nhật Minh (của Phan Thanh Hữu), bị cáo Thụy cho biết đã nhận được nguồn tin tố giác tội phạm về việc các tàu này buôn lậu xăng, nhưng để giữ bí mật nên không nói cho ai biết, kể cả cấp phó.

"Bị cáo đã trực tiếp đi trinh sát thì thấy tàu Nhật Minh 06 nhưng không có hàng. Lúc đó, bị cáo có niềm tin về nguồn tin báo của quần chúng là đúng nên đã chuẩn bị phương án, vũ khí... huy động lực lượng. Tuy nhiên, bị cáo nghĩ khi tàu từ biển đi vào cửa sông sẽ mất khoảng 10 tiếng nên nếu cần thiết sẽ báo Cục và huy động thêm lực lượng sau", Thụy nói.

Cựu cán bộ hải quan khai thêm, theo kinh nghiệm của mình, nhóm buôn lậu hoạt động đến giai đoạn này mới phát hiện thì chắc chắn phải có các mối quan hệ xã hội với các cơ quan chức năng, biên phòng và cửa khẩu... nên Thụy muốn giữ bí mật để thực hiện kế hoạch trọn vẹn.
"Theo đúng kế hoạch nguồn tin báo thì đêm 25, rạng sáng 26/1/2021 tàu buôn lậu sẽ vào. Bị cáo liên lạc với người đưa tin thì được biết tàu chưa xuất hiện ở cửa sông, nên biết là đã bị lộ. Bị cáo sau đó mới cho anh em rút quân để sau Tết tính tiếp", bị cáo Thụy khai.
Cựu cán bộ hải quan này cho biết, không lâu sau khi quyết định rút quân thì nhận được điện thoại của Quyền (một cán bộ hải quan có quen biết từ trước) nói có Tứ muốn xin gặp. Lúc này bị cáo biết chắc chắn kế hoạch bắt tàu Nhật Minh đã bị lộ. Trưa hôm sau, Nguyễn Hữu Tứ tới gặp Thụy tại nhà hàng đặt vấn đề nhờ giúp đỡ các tàu của Hữu đưa xăng vào bờ.
Theo cáo trạng, khi nhận được tin tàu Nhật Minh của Hữu chở xăng lậu về khu vực xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long (nhà nuôi yến), Thụy triển khai toàn bộ lực lượng cùng hàng chục cán bộ về TP Cần Thơ bắt giữ. Khi biết tin, Tứ báo cho Hữu biết. Được lệnh của đại gia, Tứ nhờ một cán bộ hải quan thuộc Đội 3 giới thiệu gặp Thụy để mua chuộc. Ngày 25/1/2021, biết Thụy đang cùng đoàn xuống Cần Thơ triển khai việc bắt giữ tàu Nhật Minh, Tứ gọi điện xin gặp thì được đồng ý.
Tứ cùng người tình là Trần Ngọc Thanh đem phong bì 10.000 USD đến gặp Thụy ở nhà hàng Biển Đông (TP Cần Thơ) đưa cho cán bộ hải quan này và đặt vấn đề "tạo điều kiện cho các tàu Nhật Minh của Hữu chở xăng về Mỹ Hòa". Thụy không nhận, sau đó mời Tứ và Thanh đến nhà hàng Lúa Nếp ăn trưa cùng đoàn công tác.

Ba hôm sau, Tứ và Thanh bỏ thêm một thẻ ATM trong tài khoản có 100 triệu đồng vào phong bì 10.000 USD đến nhà Thụy ở TP HCM tiếp tục đặt vấn đề không bắt tàu Nhật Minh. Thụy vẫn nói "anh không hứa" rồi mời cả hai lên lầu ăn cơm. Trước khi lên lầu ăn, Tứ để phong bì tiền vào hộc tủ phòng khách nhà Thụy. Lúc về, đại gia này nói cho cán bộ hải quan biết mật khẩu thẻ ATM là 4 số cuối điện thoại của mình.

Sáng hôm sau, Tứ tiếp tục gặp Thụy ăn sáng, song vẫn chưa được ông này đồng ý việc "bỏ qua" cho tàu Nhật Minh nên báo cho Hữu. Ông "trùm" buôn lậu xăng này xin gặp Thụy tại nhà riêng thì được đồng ý.

Đến nhà, Hữu lấy cọc tiền 500 triệu đồng từ cốp xe vào để ở ghế phòng khách nói với Thụy "có chút quà gửi em đi Bắc". Thụy nói với Hữu "em để anh làm đến Tết, sau Tết có gì gặp nhau tính". Hữu hiểu là cán bộ hải quan này đã đồng ý nên không nói gì thêm, xin phép ra về.

Trả lời HĐXX về cuộc gặp Nguyễn Hữu Tứ, Thụy cho biết, ngay tại nhà hàng Tứ đã đưa phong bì 10.000 USD kèm thẻ ngân hàng và nói mật khẩu thẻ là 4 số cuối điện thoại của mình "nhưng bị cáo cương quyết từ chối". Hôm sau Tứ xin địa chỉ nhà riêng của Thụy tại quận Phú Nhuận (TP HCM), tìm đến nói "có chút quà gửi cho đơn vị" nhưng bị cáo từ chối và mời vợ chồng Tứ lên lầu ăn tối. Cựu cán bộ hải quan cho rằng, không biết việc vợ chồng Tứ để lại gói tiền 10.000 USD và thẻ ngân hàng có số dư 100 triệu đồng.

"Tôi cũng không nói với Tứ là 'anh không hứa' - như cáo trạng truy tố", bị cáo Thụy khai, cho rằng mấy hôm sau khi phát hiện sự việc thì nhờ người nhà kiểm tra số tiền trong ATM "nhưng người này không hiểu ý mà rút số tiền trong thẻ ra". Khi biết sự việc, Thụy đã yêu cầu người nhà nộp lại tiền vào thẻ với mục đích trả lại, còn số tiền 10.000 USD thì tính sau Tết sẽ trả lại.

Lý giải về việc gặp Tứ tại nhà riêng, Thụy nói: "Bị cáo muốn tiếp xúc để khai thác thông tin người nào đã làm lộ kế hoạch bắt tàu buôn lậu tại Vĩnh Long". Còn hôm sau Hữu đến nhà đưa túi tiền 500 triệu đồng, bị cáo cho rằng mình không biết. "Khi Hữu vào nhà bị cáo không giới thiệu tên, chỉ nói 'anh có chút quà Tết cho đơn vị'. Bị cáo nói 'đơn vị giúp được gì mà anh cho quà' rồi không nhận. Thực ra lúc đó bị cáo không nhìn thấy quà gì. Mấy hôm sau mới biết có túi nylon đựng 500 triệu dưới gần bàn", Thụy khai.

Thụy cho biết thêm, lúc đó "đang triển khai bắt mấy chục vụ" nên nghĩ người đến đưa tiền là một trong những doanh nghiệp có sai phạm. "Bị cáo nghĩ sau Tết sẽ truy xét xem tiền của công ty nào rồi cho anh em gửi lại", Thụy nói.

HĐXX hỏi: "Bị cáo có báo cáo đơn vị về số tiền này và trả lại không?". Thụy trả lời: "Bị cáo nhận thức việc người khác để tiền lại nhà mình, nhưng mình không báo cáo tổ chức mà chi tiêu vào mục đích cá nhân, là không đúng quy định pháp luật".

"Bị cáo có 40 năm công tác trong ngành nhưng đã đánh mất tất cả. Đây là bài học rất đau xót. Bị cáo xin tòa xem xét để những năm tháng cuối đời được về với gia đình", ông Thụy nói thêm.

Theo cáo trạng, từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, nhóm Phan Thanh Hữu và Viễn đã dùng tàu Pacific Ocean (trọng tải 3.000 tấn), Western Sea (5.000 tấn) vận chuyển 48 chuyến xăng lậu với tổng cộng hơn 198 triệu lít, trị giá hơn 2.596 tỷ đồng về Việt Nam. Trong đó, nhóm này đã tiêu thụ hơn 197 triệu lít, thu lợi hàng trăm tỷ đồng, riêng Hữu hưởng hơn 156 tỷ.

Ngoài việc hợp tác với Hữu, cuối năm 2020, Viễn cùng Nguyễn Minh Đức và Phạm Hùng Cường (đang bỏ trốn) góp 19,3 tỷ đồng mua hai tàu biển Khánh Hòa 01 và Khánh Hòa 03 để chở xăng lậu. Sau khi tàu Pacific Ocean của Viễn chở về vùng biển Khánh Hòa, xăng sẽ được sang qua hai tàu trên, đưa vào cảng Bắc Vân Phong chở đi tiêu thụ tại Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung bộ. Từ tháng 2 đến tháng 4/2021, nhóm Viễn, Đức và Cường đã buôn lậu 3 chuyến, tương đương 5,7 triệu lít, trị giá gần 98 tỷ đồng

Sau hơn nửa tháng làm việc, phiên xử đã kết thúc việc xét hỏi đối với 74 bị cáo. HĐXX cho biết sẽ nghỉ trong 5 ngày và tiếp tục làm việc vào ngày 17/11.

Hôm nay Quốc hội thảo luận dự án luật Phòng thủ dân sự

Quốc hội sẽ thảo luận dự án luật Phòng thủ dân sự tại hội trường, sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang giải trình các vấn đề đại biểu nêu, chiều 9/11.
Theo dự thảo, phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Hệ thống biện pháp phòng thủ được tiến hành trong thời bình và thời chiến, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch gây ra, cũng như ứng phó, khắc phục hậu quả của thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh.Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu thảo luận tại tổ về dự án luật, Bộ Quốc phòng cho biết có ý kiến băn khoăn về khái niệm phòng thủ dân sự. Tuy nhiên, khái niệm này là kế thừa quy định tại Điều 13 Luật Quốc phòng, đồng thời thể chế hóa Nghị quyết số 22 ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Khái niệm phòng thủ dân sự thể hiện ba vấn đề cơ bản. Thứ nhất, đây là một bộ phận của phòng thủ đất nước, được tiến hành bằng các hoạt động xuyên suốt trong cả thời bình, thời chiến, gồm hoạt động thường trực, sẵn sàng đối phó với nguy cơ, thách thức do sự tác động cả bên trong và bên ngoài đất nước, do tác động của cả an ninh truyền thống (chiến tranh, xung đột vũ trang) và an ninh phi truyền thống (khủng bố, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh...).
Thứ hai, hoạt động phòng thủ dân sự phải được chuẩn bị từ thời bình, từ sớm từ xa để ứng phó kịp thời, hiệu quả với thảm họa, sự cố chiến tranh, nhanh chóng ổn định tình hình và sẵn sàng ứng phó với tình huống thảm họa, sự cố tiếp theo do địch gây ra.

Thứ ba, phòng thủ dân sự là thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh. Hoạt động này gồm hệ thống các biện pháp: Xây dựng chiến lược, kế hoạch, hệ thống công trình, trang bị phòng thủ dân sự, thực hành các biện pháp được áp dụng khi có nguy cơ xảy ra thảm họa, sự cố...
Có ý kiến cho rằng, nội dung công trình phòng thủ dân sự tại dự thảo luật còn rộng, dễ phát sinh thủ tục hành chính trong quá trình đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng.
Theo Bộ Quốc phòng, dự thảo quy định những công trình phục vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố là công trình phòng thủ dân sự, gồm cả công trình chuyên dụng và công trình lưỡng dụng. Trong đó, công trình chuyên dụng gồm hệ thống cảnh báo, thông báo, báo động, trú ẩn; công trình lưỡng dụng gồm đê điều, khu neo đậu tàu thuyền, hệ thống kho dự trữ, công trình ngầm, đường hầm...
Để không phát sinh thêm thủ tục hành chính cho các chủ đầu tư, chủ dự án, dự thảo luật chỉ quy định theo hướng việc đầu tư xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng, lưỡng dụng phải tuân thủ pháp luật hiện hành về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường... Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân xây dựng công trình phòng thủ dân sự lưỡng dụng.
Có đại biểu đề nghị làm rõ và quy định cụ thể về các dạng thảm họa, sự cố trong dự thảo luật cho phù hợp, bảo đảm tính bao quát, dễ hiểu, thống nhất với pháp luật.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng cho rằng, nếu quy định theo hướng liệt kê cụ thể các dạng thảm họa, sự cố sẽ thiếu tính bao quát và có thể không đầy đủ. Vì vậy, dự thảo luật chỉ quy định theo nguồn gốc hình thành, gồm thảm họa, sự cố do thiên nhiên gây ra hoặc thảm họa, sự cố do con người gây ra.
Riêng thảm họa do chiến tranh thường gây ra hậu quả đối với con người, nền kinh tế đất nước và môi trường rất khốc liệt nên cần xác định là một dạng thảm họa, sự cố độc lập để có biện pháp ứng phó, khắc phục phù hợp.

Phản hồi ý kiến đề nghị làm rõ quy định về Quỹ Phòng thủ dân sự, Bộ Quốc phòng cho rằng, việc thành lập quỹ là cần thiết để hỗ trợ cho các hoạt động cứu trợ khẩn cấp về củng cố, sửa chữa các công trình hạ tầng cơ sở của Nhà nước và nhân dân, công trình phòng thủ, lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác do hậu quả của thảm họa, sự cố.
Dự thảo luật quy định Quỹ Phòng thủ dân sự được thành lập ở Trung ương và địa phương cấp tỉnh; nguồn tài chính của quỹ được hình thành từ sự hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; điều tiết từ các quỹ ngoài ngân sách có liên quan đến thảm họa, sự cố.
Đây là lần đầu tiên dự án luật Phòng thủ dân sự được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Theo chương trình kỳ họp, hôm nay, các đại biểu cũng sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2022

CẢNH SÁT 113 GIA LAI GIẢI CỨU THÀNH CÔNG TRƯỜNG HỢP BỊ BỆNH TÂM THẦN LEO LÊN MÁI NHÀ

_________________
Vào khoảng 09 giờ 00 phút ngày 01/11/2022, Cảnh sát 113 Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH – Công an tỉnh Gia Lai nhận được tin báo của người dân tại số nhà 549 Phan Đình Phùng, phường Yên Đỗ, thành phố Pleiku, Gia Lai có một người đàn ông nghi có biểu hiện bị bệnh tâm thần leo lên mái nhà người dân.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Cảnh sát 113 khẩn trương triển khai CBCS tới hiện trường thực hiện các biện pháp tiếp cận, giải cứu, đảm bảo an toàn cho người đàn ông và những người xung quanh.
Tại hiện trường, một người đàn ông khoảng 50 tuổi đang đứng tại khu vực mái tôn, tinh thần hoảng loạn. Lực lượng Cảnh sát 113 phối hợp cùng Công an phường Yên Đỗ vận động, thuyết phục và đưa người đàn ông xuống đất an toàn.
Qua xác minh ban đầu, người đàn ông tên N.Đ.T, sinh năm 1967, trú tại phường Yên Đỗ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, có tiền sử bị bệnh tâm thần. Hiện vụ việc đã được Phòng PC06 lập biên bản, bàn giao cho Công an phường Yên Đỗ tiếp tục làm rõ.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022

ĐÃ CÓ KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH ADN NHƯNG ÔNG LÊ TÙNG VÂN NHẤT QUYẾT ĐÓNG CỬA, KHÔNG HỢP TÁC!!!

Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (C09) đã có kết luận giám định ADN đối với 28 người ở Tịnh thất Bồng Lai theo quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An.
Tuy nhiên khi cơ quan điều tra đến Tịnh thất Bồng Lai để tống đạt kết quả giám định ADN thì ông Lê Tùng Vân đóng cửa, không hợp tác. Cơ quan điều tra đã mời chính quyền địa phương đến lập biên bản về vụ việc. Cơ quan điều tra đã tống đạt kết quả trên đến các bị cáo đang bị tạm giam..

Được biết vì lý do nhân đạo, tôn trọng quyền con người và quyền trẻ em nên cơ quan điều tra sẽ không công khai kết quả giám định ADN tại Tịnh thất Bồng Lai. Tuy nhiên, qua kết quả AND, cơ quan điều tra đã có cơ sở để xem xét khởi tố tội lừa đảo tại sản tại đây.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022

HIÊN NGANG TRÊN TRẬN TUYẾN VỚI QUÂN THÙ!

-----
Người chiến sĩ cầm B41 chống lại quân thù ở cột mốc số 0, Lạng Sơn 1979 trong bức ảnh được xem là "biểu tượng nhất" của cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược chính là chiến sĩ Trần Huy Cung.

Chiến sĩ Trần Huy Cung (sinh năm 1946 tại xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình). Năm 1967, ông Cung nhập ngũ, tham gia chiến trường Vĩnh Linh - Quảng Trị. Sau 2 năm chiến đấu, năm 1969, ông Cung xuất ngũ về làm công nhân cho Nhà máy xay tỉnh Thái Bình.
Tháng 12/1978, ông Cung tái ngũ và tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Bà Tô Thị Huê - Vợ ông Cung tâm sự: “Trước lúc lên đường nhập ngũ, ông ấy nói với tôi: Đất nước đang lâm nguy, anh phải ra chiến trường lần nữa. Em ở nhà chịu khó nuôi con một mình. Lúc đó con trai tôi đứa lên 6, đứa lên 3. Nhưng vì việc nước, tôi đành gạt nước mắt để ông ra chiến trận”
Chiến sĩ Trần Huy Cung thuộc biên chế Trung đoàn 540, Quân đoàn 14. Ngày 18/2/1979, Trung đoàn 540 thuộc Sư đoàn Bộ binh 327 được Quân khu 3 điều từ Quảng Ninh tăng cường cho Quân khu 1 bảo vệ Lạng Sơn. Tại đây bức ảnh lịch sử đã ra đời.
Sau 4 năm chiến đấu căng mình ở chiến trường biên giới phía Bắc, năm 1982, ông xuất ngũ và về làm việc tại Nhà máy xay lương thực Thái Bình. Đến năm 1988 ông chuyển về Nhà máy xay Tiền Hải công tác tại đó cho đến lúc về hưu. Tháng 8/1992 ông Cung dẫn cậu con trai lớn vào đầu quân cho Trung đoàn 88, Sư 302 đóng quân tại Bà Rịa. Kể từ đó, gia đình ông Cung - bà Huê và các con chuyển từ Thái Bình vào Bà Rịa - Vũng Tàu sinh sống và lập nghiệp.
Sau những trận ốm nặng, tháng 5/2015 ông Cung qua đời tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hình ảnh người chiến sỹ hiên ngang vác trên vai khẩu súng lớn, hướng về phía quân xâm lược, bên cạnh là cột mốc số 0 như một lời tuyên bố mạnh mẽ sẵn sàng đáp trả bất cứ đội quân nào nào xâm phạm đến lãnh thổ, đến biên giới nước ta, dù đó là đội quân đông nhất, mạnh nhất!