KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

ĐÔI ĐIỀU VỀ QUY ĐỊNH "SINH VIÊN BÁN DÂM"

Tràn ngập trên cộng đồng mạng xã hội facebook những ngày qua là vô số những bàn luận, mỉa mai, chế nhạo, cười cợt, xuyên tạc... với đủ thứ hồ ngôn loạn ngữ của các facebooker. Tất cả xoay quanh một chủ đề “sinh viên bán dâm”.

ĐÔI ĐIỀU VỀ QUY ĐỊNH "SINH VIÊN BÁN DÂM"

 Còn bạn, bạn thấy gì từ bức hình này? Hẳn rất nhiều người vừa nhìn đã nghĩ ngay “cho sinh viên bán dâm đến lần thứ 4 kìa, hẳn là dự thảo điên rồ của Bộ GD&ĐT!”. Xin thưa, nếu bạn nghĩ như vậy, xin bạn bỏ chút thời gian thay vì còm men chửi bới trên các diễn đàn hay cười cợt với bạn bè, những người cùng câu trả lời cho câu hỏi trên của tôi, để đọc chút “tâm sự mỏng” của tôi.
Bức hình trên là tôi trích ra từ “Phụ lục: một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật sinh viên (kèm theo thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/4/2016 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy” (chi tiết hơn mời bạn tra anh gốc-le giúp tôi). Như vậy, hình thức xử lý đối với hành vi “sinh viên bán dâm” đã được quy định cụ thể bằng Thông tư và có hiệu lực từ tháng 5/2016, do chị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ký ban hành. Xin nhắc lại, đây là Thông tư, đã được áp dụng, đừng nhầm với cái dự thảo mà Bộ GD&ĐT vừa đưa lên rồi lại gỡ xuống đâu nhé.
Dự thảo là thứ mà chưa chính thức ban hành, chưa có hiệu lực! Bộ GD&ĐT đưa lên để xin ý kiến các vị đóng góp, nhưng thay vì bình tĩnh tìm hiểu, đánh giá và góp ý thì cái mà anh Nhạ nhận được là làn sóng phẫn nộ không-thể-chịu-nổi từ cộng-đồng-trí-thức-mạng. Đó là nguồn gốc của cái nội dung gọi là “sinh viên bán dâm”.
Còn hành vi bán dâm, các bạn đã xem quy định của pháp luật xử lý đối với người bán dâm chưa? Nếu chưa, xin mời lại gặp anh gốc-le chứ đừng tự đặt ra cái hình phạt tưởng tượng trong đầu mình, rằng thì là mà phải bắt, phải nhốt, phải đi tù... Đó là về quy định của pháp luật. Ở đây, tôi xin nêu mấy ngu ý như thế này:
Thứ nhất, quy định đuổi học đối với sinh viên có hành vi bán dâm lần thứ 4, không có nghĩa là cho phép sinh viên được bán dâm 3 lần. Các luật-sư-mạng lý luận cấm lần thứ 4 nghĩa là cho phép 3 lần trước thì khác gì nói: bán hê-rô-in trọng lượng 100gram trở lên thì bị tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình nghĩa là cho phép bán 99gram, cứ bán 99gram đổ lại thì ko phải đi tù hoặc tử hình (theo Bộ luật Hình sự, cần rõ hơn thì tra gốc-le). Cái kiểu lý luận khôn như thế, ở xóm tôi nhà nào cũng nuôi một con😊
Thứ hai, tôi tự hỏi: tại sao cùng hình thức xử lý, cùng hành vi mà hơn 2 năm trước ra quy định đối với sinh viên hệ đại học hệ chính quy các con giời im re? Còn giờ đụng đến sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp sư phạm thì gào như lên đồng? Không lẽ phân biệt đối xử giữa sinh viên sư phạm với các ngành khác chăng? Hay phân biệt đối xử giữa sinh viên hệ đại học và hệ cao đẳng? Hay bản thân không hiểu gì về quy định, về pháp luật, về phương pháp giáo dục, cảm hóa, về cái tình - về cái lý mà chỉ đơn thuần bị dắt mũi, bị kích động? Câu hỏi tôi xin được bỏ ngỏ cho mỗi người tự trả lời.
Thứ ba, đối với cái lý luận cùn: nếu bị bắt thì trường hợp sinh viên bán dâm đó ngu gì khai lần thứ 4 để bị đuổi học? Cái gì vậy các con giời, có phải con nít chơi với nhau đâu mà cãi nhau bằng miệng? Lý luận kiểu này xóm tôi không nuôi nữa, xổng nhà ra bị bọn trộm (có khi là bọn cướp) nó bắt hết rồi! Lần thứ mấy thì chỉ có người bán mới biết được (ở đây không tính mấy đối tượng chuyên nghiệp nhớ không xuể ra😊), còn cơ quan chức năng, cơ quan quản lý giáo dục căn cứ trên biên bản vi phạm hành chính mà đếm, mà xử lý chứ.
Nói đi rồi thì cũng phải nói lại. Trong trường hợp này, quan điểm cá nhân tôi đối với Bộ GD&ĐT là tôi chê nhiều hơn khen. Không phải chê vì ra cái quy định này, không phải chê vì sao không kiên quyết đuổi học ngay từ lần bán dâm đầu tiên... Tôi biết các vị cũng đau đầu, nhức óc, trăn trở lắm mới xuất bản ra được dự thảo này. Theo tôi dự thảo này thiết thực lắm, rõ ràng lắm, nhân văn và mang tính răn đe, giáo dục lắm, có lý và có tình, điểm này tôi khen. Vậy chê cái gì? Tôi chê các vị đã vụng chèo, lại vụng luôn cả chống! Đưa ra dự thảo nhưng không có giải thích rõ ràng, nhất là với những quy định mang tính-nhạy-cảm-cao, để rồi nhận cả rổ phẫn nộ từ cộng đồng mạng. Rồi thì rằng là, nhanh chóng chỉ đạo rút lại dự thảo “trong đêm” và “khẳng định sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm cá nhân trong ban soạn thảo có liên quan việc này” (dẫn lời một số bài báo mạng) - kiểu “lỗi tại thằng đánh máy” - câu nói hài hước của cư dân mạng giờ được thể hiện tròn trịa quá. Tôi đọc mấy bài báo mà nghe lòng chua xót. Tại sao anh phải rút lui như thể mình vừa làm sai một chuyện động trời như vậy???
Kiến thức, tầm nhìn, bản lĩnh chính trị là những điều cần thiết để anh lèo lái con tàu giáo dục nước nhà trong thời điểm hiện nay vượt qua sóng gió. Chúc anh luôn vững vàng.
Kính phím! 

CÙI BẮP

BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ QUYẾT SỬA SAI QUY ĐỊNH ĐUỔI SINH VIÊN CÓ HOẠT ĐỘNG BÁN DÂM


Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 30/10, Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn với các thành viên Chính phủ. Bên lề kỳ họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với báo chí về quy định Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế Công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy.

BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ QUYẾT SỬA SAI QUY ĐỊNH ĐUỔI SINH VIÊN CÓ HOẠT ĐỘNG BÁN DÂM
Ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Theo đó, dự thảo Thông tư quy định, sinh viên ngành đào tạo giáo viên nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học. Trả lời về vấn đề trên, ông Nhạ cho biết: quy định này là sai và kiên quyết phải sửa. Bên cạnh việc sửa sai, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay sẽ xem xét xử lý trách nhiệm cá nhân những người làm sai trong soạn thảo dự thảo nội dung văn bản này.
Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo này vô hình chung chấp nhận việc học sinh, sinh viên hoạt động mại dâm - điều mà luật pháp hiện hành đang nghiêm cấm. Tuy nhiên, sau khi dư luận phản ứng mạnh mẽ, ngay trong tối 29/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rút dự thảo văn bản này khỏi mục góp ý văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

TÌM HIỂU VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN - IDS

“Viện Nghiên cứu phát triển” (Institutes of Development Studies, viết tắt là IDS). Đây là một tổ chức nghiên cứu tư nhân, sử dụng phần lớn kinh phí từ “Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc” (UNDP) và “Cơ quan của Hoa Kỳ về phát triển quốc tế” (USAID). Ngạn ngữ Pháp có câu “Ai trả tiền người đó là chủ”, trong trường hợp này ông chủ không ai xa lạ đó là USAID.
USAID do tổng thống Mỹ J. F. Kennedy thành lập từ năm 1961 với mục tiêu bề ngoài là điều hành nguồn viện trợ của Mỹ cho nước ngoài nhưng thực ra là cung cấp viện trợ cho các thế lực chống đối những chính quyền ở những nước mà Mỹ không thân thiện núp dưới danh nghĩa viện trợ xóa bỏ đói nghèo. Về bản chất của nó, USAID là một trong các trung điểm để hợp pháp hóa nguồn kinh phí của CIA cung cấp cho các thế lực khủng bố, bạo loạn ở những nước bị cho là cứng đầu, không chịu vâng lời Mỹ.

TÌM HIỂU VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN - IDS

Núp dưới danh nghĩa “xã hội dân sự”, Viện IDS nhiều lần tỏ thái độ chống đối, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, tổ chức này công khai khoét sâu mâu thuẫn Việt Nam - Trung Quốc, tạo thế đối đầu trực diện, nguy hiểm với nước này hòng đẩy Việt Nam vào quỹ đạo chi phối của Mỹ và phương Tây, phá hoại chính sách ngoại giao độc lập, chủ trương gìn giữ hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế.
Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình hoạt động từ năm 2007 đến năm 2009, Viện IDS đã có nhiều hoạt động tiếp cận trái phép những thông tin bí mật Nhà nước (theo Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28/12/2000 và sửa đổi, bổ sung năm 2002).
Trước những việc làm sai trái gây phương hại nghiêm trọng đến lợi ích, chính sách ngoại giao và an ninh đất nước. Thủ tướng Chính phủ buộc phải ra Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg nhằm giám sát chặt chẽ các hoạt động của IDS. Thấy không thể tự do lộng hành như trước, ngày 14/9/2009 IDS tuyên bố tự giải thể với lý do phản đối Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg. Thực chất đây là một cuộc tháo chạy khi nhận thấy cái mặt nạ “xã hội dân sự” nhưng lại do tình báo Mỹ và phương Tây nuôi dưỡng đã “hết tác dụng”.
Sau khi IDS giải tán, trước thềm Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng yêu cầu đổi tên Nước, đổi tên Đảng đồng thời yêu cầu trả tự do cho đám lưu manh chính trị và con buôn dân chủ chuyên chống phá nhà nước đang xộ khám mà chúng gọi là “nhà bất đồng chính kiến”.
Vô liêm sỹ hơn, tháng 6/2018 chúng tuyên bố rằng Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an đã tham gia vào “nhóm chuyên gia” để chống lại Luật An ninh mạng đang được Quốc hội thảo luận và chuẩn bị thông qua. Sự việc đã khiến Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn phải có thư gửi Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin truyền thông và báo Thanh Niên (tờ báo đã đăng tải thông tin này) để thông báo rằng chúng đã bịa đặt việc ông tham gia vào nhóm này.
Do đó, việc Ủy ban kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật là việc làm tất yếu. Dẫu có chậm nhưng vẫn phải làm để loại bỏ những khối ung nhọt, bảo vệ cơ thể được khỏe mạnh.
Trong một diễn biến khác có liên quan, ngay sau khi tin kỷ luật của UBKT TW ngay lập tức một vài đồng bọn đã từng tham gia tổ chức IDS đã có tuyên bố này nọ… Chúng không hiểu đã lên thớt thì số phận của chúng cũng không thể khác được. Do đó việc tuyên bố bỏ Đảng về bản chất là cuộc tháo chạy trước khi bản án giáng xuống đầu chúng. Đây là hậu quả tất yếu tiếp sau những việc làm sai trái, phản phúc mà chúng đã nhúng chàm trong thời gian dài.
Việc bị kỷ luật, tuyên bố bỏ Đảng không làm nhiều người bất ngờ khi chứng kiến những việc làm bất hảo, phản phúc của những tên này. Điều làm cho nhiều người bất ngờ, thậm chí bức xúc, tức giận là sau khi tuyên bố bỏ Đảng lập tức xuất hiện bài viết ca ngợi “là một người yêu nước chân chính” bất chấp những việc làm vô liêm sỹ và khốn nạn của tên này trong thời gian qua.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

HỌ ĐÃ TỰ LOẠI MÌNH KHỎI ĐỘI NGŨ

Sống ở nước ngoài nhưng hằng ngày tôi vẫn luôn luôn quan tâm tới tình hình trong nước, hầu như tôi không bỏ qua những thông tin nào liên quan đến con người và Tổ quốc Việt Nam, vì ở đó tôi còn anh em, họ hàng và những người bạn thân thiết từ thuở ấu thơ. Cái khó đối với một người sống xa Tổ quốc là luôn phải biết phân biệt thông tin đúng sự thật với thông tin không đúng sự thật, thông tin bị thổi phồng phục vụ ý đồ xấu. Mà trên internet lúc nào cũng tràn ngập thông tin, tin lành mạnh cũng nhiều, và tin không lành mạnh cũng lắm. Gần đây, tôi chú ý tới thông tin được mấy hãng truyền thông ở nước ngoài và một số trang mạng, blog đua nhau nhắc đi nhắc lại rồi bình luận, phỏng vấn với nội dung tiêu cực. Ðó là tin vài cá nhân tuyên bố ra khỏi Ðảng Cộng sản Việt Nam, cả đơn từ của họ cũng được đưa trên internet. Tôi ngạc nhiên vì biết đó là điều hết sức bình thường với mọi đảng chính trị, không có gì là mới mẻ, đặc biệt. Vậy tại sao họ lại làm rùm beng như thế? Tin tức, bình luận của họ và mấy người hùa theo rất giật gân. 
 
HỌ ĐÃ TỰ LOẠI MÌNH KHỎI ĐỘI NGŨ

Tuy không phải là đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam, nhưng trong thời kỳ trước khi di cư hợp pháp sang châu Âu vì lý do gia đình, tôi tham gia Ðoàn Thanh niên Lao động Việt Nam - nay là Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Qua bạn bè được kết nạp Ðảng, tôi biết thường là tổ chức Ðoàn, Công đoàn cơ sở hoặc đoàn thể giới thiệu thành viên gương mẫu về mọi mặt với Ðảng. Nếu được đồng ý, người đó sẽ dự khóa bồi dưỡng đối tượng Ðảng về lý luận, nghiên cứu Ðiều lệ Ðảng, rồi làm đơn, được đảng viên chính thức giới thiệu. Tại lễ kết nạp, đảng viên mới tuyên thệ suốt đời trung thành với Ðảng và sự nghiệp của Ðảng... Ðó là quy trình nghiêm ngặt, đâu phải làm đơn khoe khoang tôi giỏi lắm là sẽ được kết nạp! Hồi còn học cấp 3, trường tôi có một số học sinh được kết nạp vào Ðảng. Họ là học sinh gương mẫu, có thành tích xuất sắc trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tích cực tham gia công việc của trường, xã hội. Ở chiến trường Quảng Trị, một số chiến sĩ trong trung đội của tôi được kết nạp ngay tại mặt trận. Họ là những người dũng cảm, gương mẫu, lập thành tích cao. Cần nhấn mạnh là mọi người đều tình nguyện, không bị ép buộc. Với người Việt Nam, được kết nạp vào Ðảng Cộng sản Việt Nam là một vinh dự. Trở thành đảng viên, họ xác định sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ trong bất kỳ tình huống nào. Một người tin tưởng vào lý tưởng của Ðảng, và vào Ðảng không vì mục đích vụ lợi, sẽ không bao giờ rời hàng ngũ của Ðảng, ngay cả trong giây phút nguy hiểm nhất. Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, đã chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, đạt được các thành tựu trong thời kỳ đổi mới là do có hàng triệu đảng viên mang phẩm chất như vậy. Một người nào đó bị khai trừ khỏi Ðảng sẽ thấy xấu hổ với gia đình, bạn bè, người quen, không "vạch áo cho người xem lưng" và thường phải giấu giếm. Nên điều tôi chú ý là tại sao một số người xin ra khỏi Ðảng lại khoe việc này trên internet như một "thành tích"?
Nhân nói đến việc gia nhập hoặc ra khỏi một đảng chính trị nào đó, xin dẫn lại một số số liệu. Ở phương Tây, một trong những điều lo ngại của các đảng chính trị là quá trình "lão hóa" đảng viên, đó là khi số đảng viên lớn tuổi ngày càng nhiều thêm, rồi số đảng viên bị khai trừ hay rời bỏ hàng ngũ tăng lên, mà đảng viên mới gia nhập không đủ để bù đắp về số lượng. Ở CHLB Ðức, một thí dụ về sự thăng trầm số lượng đảng viên là đảng Cơ đốc giáo Ðức (CDU) hiện nay do bà Thủ tướng A.Merkel làm Chủ tịch. Trong đợt bầu cử Quốc hội CHLB Ðức hôm 22/9/2013, đảng này thu thắng lợi rất lớn. So với các đảng khác, CDU có được số phiếu cử tri nhiều nhất để thành lập chính phủ liên minh với đảng Dân chủ xã hội Ðức (SPD), đảng Liên minh xã hội Cơ đốc giáo (CSU). Nhưng trong 12 tháng vừa qua CDU lại mất 8.000 đảng viên. Thời hoàng kim về số lượng đảng viên của CDU là hồi đầu những năm 90 thế kỷ trước. Lúc đó CDU có tới 750.000 đảng viên, cuối năm 2008 còn 530.755, tháng 5/2011 còn 499.646 đảng viên; hiện nay CDU có 468.329 đảng viên. Dù mấy năm qua CDU sút kém về số lượng đảng viên (281.671 người) nhưng không ai nói đảng này đang tan rã. Vừa qua, vì tranh luận liên quan tới việc chọn đảng viên của CDU làm ứng cử viên bầu vào Quốc hội CHLB Ðức, một đảng viên quan trọng của CDU đã bỏ đảng, đó là ông Siegfried Kauder. Từ tháng 11/2009 tới tháng 10/2013, ông là Chủ tịch Ủy ban Tư pháp của Quốc hội CHLB Ðức. Ai quan tâm đến chính trị, đều biết ông là em trai một chính trị gia nổi tiếng của CDU - ông Volker Kauder. Ông Volker Kauder là đại biểu Quốc hội CHLB Ðức từ năm 1990, từ năm 2005 đến nay ông là Chủ tịch khối CDU/CSU trong Quốc hội CHLB Ðức. Tuy là anh em ruột, song trong quá trình hoạt động chính trị, họ lại không tìm được một con đường chung để phấn đấu vì sự nghiệp của cùng một đảng.
Ðảng lớn nhất ở CHLB Ðức là đảng Dân chủ xã hội Ðức (SPD) cũng không tránh khỏi tình trạng suy giảm số lượng đảng viên. Năm 1977, đảng này có tới một triệu đảng viên, nhưng sang những năm 80 của thế kỷ trước còn 900.000 đảng viên. Trong những năm sau đó, SPD mất tới 400.000 đảng viên. Tháng 11/2013, SPD chỉ còn 474.820 đảng viên. Vừa qua, vì bất đồng quan điểm mà một nhân vật chủ chốt của đảng này đã rời khỏi đảng, đó là ông Wolfgang Clement. Từ năm 1998 đến năm 2002, ông là Thủ hiến tiểu bang Nodrhein-Westfalen có số dân đông nhất với 17,6 triệu người, rồi làm Bộ trưởng Liên bang phụ trách kinh tế và việc làm (nhiệm kỳ từ năm 2002 đến năm 2005). Một trong các điểm ông tranh cãi gay gắt với đảng của mình là SPD muốn đưa ra quy định pháp lý về mức lương tối thiểu cho người lao động. Tuy thuộc vào nhóm thiểu số, nhưng ông không chấp nhận ý kiến của đa số đảng viên. Có một điều thú vị là quy định về mức lương tối thiểu cho người lao động không những đã được thông qua trong nghị quyết của SPD, mà còn được ghi vào thỏa thuận mới đây giữa SPD và CDU, CSU để thành lập Chính phủ liên minh.
Ở quốc gia khác của châu Âu, thí dụ Vương quốc Anh, đảng cầm quyền hiện nay là Ðảng Bảo thủ, thành lập năm 1834, cũng có sự sụt giảm về số lượng đảng viên. Năm 1980, đảng này có 400.000 đảng viên, nhưng đến năm 2012 còn 130.000 đảng viên. Tuy giảm tới hai phần ba đảng viên, nhưng không có ai, kể cả phe đối lập ở Anh, cho rằng là Ðảng Bảo thủ đang tan rã. Một sự kiện mới đây ở Hoa Kỳ đã làm Tổng thống Obama và Ðảng Dân chủ phải đau đầu là việc do bất đồng với chính sách của Nhà Trắng, Hạ nghị sĩ thuộc Ðảng Dân chủ Parker Griffith đã rời bỏ hàng ngũ và gia nhập Ðảng Cộng hòa. Griffith ở nhóm bảy người của Ðảng Dân chủ tại Hạ nghị viện Hoa Kỳ không chỉ phản đối chính sách y tế, mà còn bỏ phiếu chống biện pháp kích thích kinh tế của Tổng thống Obama, chống dự luật thay đổi khí hậu mà Chủ tịch Hạ viện thuộc Ðảng Dân chủ Nancy Pelosi nhiệt tình xúc tiến. Nhưng với người dân Hoa Kỳ thì sự kiện này cũng rất bình thường.
Ở các nước kể trên, dư luận chỉ biết số đảng viên ra hoặc vào một đảng nào đó sau khi lãnh đạo đảng công bố, còn thông thường chỉ người đó và cơ sở người đó sinh hoạt mới biết, không ai làm đơn ra đảng hoặc vào đảng rồi đưa lên internet để quảng cáo. Riêng đảng viên giữ trọng trách của một đảng hay đảng viên là dân biểu của một đảng thì khi ra khỏi đảng sẽ công bố cho dân chúng, cử tri, để họ nắm bắt được xu hướng chính trị mới của người này, như các ông Wolfgang Clement, Parker Griffith đã nhắc tới ở trên. Chỉ với các đảng viên vào hàng "đặc biệt" như họ, báo chí, truyền hình mới đưa tin, phỏng vấn, chủ yếu giúp công chúng sáng tỏ vấn đề, không phải để tôn vinh người xin ra đảng, cũng không phải từ đó tung tin đảng này, đảng khác tan rã đến nơi! Với đảng viên bình thường thì báo chí, truyền hình hầu như không quan tâm. Do đó, việc các cơ quan truyền thông như BBC, VOA, RFI,... quan tâm tới vài ba người xin ra khỏi Ðảng Cộng sản Việt Nam là rất không bình thường, chắc chắn họ có mục đích riêng thiếu thiện chí.
Thời gian trước, tôi có đọc một số bài, nghe mấy người gần đây xin ra Ðảng trả lời phỏng vấn của BBC, RFA, VOA... Lúc đó tôi cứ ngỡ họ không phải đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam, bởi nếu là đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không ai viết như thế, nói như thế. Hóa ra không phải. Nên tôi nghĩ chẳng cần làm đơn, họ cũng đã không còn là đảng viên rồi. Việc họ và một số người làm ầm ĩ chỉ để "ghi điểm" với ai đó, hoặc họ cố tình làm rùm beng để làm ảnh hưởng tới uy tín của Ðảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Với bất cứ đảng chính trị nào cũng vậy, chất lượng đảng viên, số lượng đảng viên luôn là mối quan tâm hàng đầu. Nhưng theo tôi, chất lượng đảng viên vẫn là yếu tố quan trọng hơn, vì đường lối và vai trò tổ chức, lãnh đạo của đảng, tác động và ảnh hưởng của đảng với xã hội trước hết phụ thuộc vào sự tín nhiệm của nhân dân đối với từng đảng viên. Vì thế, có thể nói mấy người làm rùm beng chuyện xin ra khỏi Ðảng đã tự đào thải mình, tự loại mình khỏi đội ngũ những người cộng sản chân chính./.

HỒ NGỌC THẮNG (CHLB Ðức)

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

YÊU NƯỚC HAY YÊU ĐẢNG?



Sẵn thấy vài người bênh hành vi bỏ chạy khỏi Đảng, bảo “dù gì bọn nó vẫn yêu nước, chắc tại Đảng sao đó …”, của mấy tên đảng viên biến chất, thoái hoá như Nguyên Ngọc v.v… vì tên Chu Hảo đã bị lên thớt, nên chúng lo sẽ tới lượt chúng, mình tự hỏi: YÊU NƯỚC HAY YÊU ĐẢNG?
Phản động nó luôn tìm cách xuyên tạc vấn đề, cố tách tính quần chúng nhân dân ra khỏi Đảng. Nó cố dẫn dắt rằng Đảng chỉ là một tổ chức không liên quan đến lòng yêu nước, nó cố lái để hướng dân theo quan niệm sai lầm rằng “đất nước là trường tồn, đảng phái là nhất thời”, vì vậy chỉ cần yêu nước thôi là đủ.

YÊU NƯỚC HAY YÊU ĐẢNG?
Chị Nguyễn Thị Thu Huyền, một doanh nhân thành đạt tại Tp. Hồ Chí Minh, tác giả bài viết.
Thế nhưng yêu nước là gì?
Yêu nước bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường. Bạn yêu quý cảnh đẹp quê hương, thích thú với lịch sử, truyền thống của dân tộc, trân trọng ngôn ngữ, văn hóa, giá trị vật chất và tinh thần của ngàn xưa để lại… Thế là chủ nghĩa yêu nước từ đó hình thành và chi phối mọi hoạt động của bạn. Người yêu nước chân chính, dù đi khắp 4 phương trời thì tình cảm vẫn hướng về đất mẹ, hành động vẫn nhằm làm giàu đẹp cả về văn hóa, tinh thần cho quốc gia, dân tộc, làm vẻ vang thêm truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Và khi có giặc xâm lăng, chính chủ nghĩa yêu nước đó sẽ kết thành sức mạnh chống lại quân xâm lược.
Bác Hồ nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Như vậy, yêu nước là hành động nhằm làm giàu đẹp cho đất nước cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần, chứ không có kiểu yêu nước mà bằng mồm thuần túy, cũng không có kiểu hô hào yêu nước nhưng tâm trí lại ở tít tận trời tây hoặc làm những việc phương hại đến uy tín của quốc gia, dân tộc; cũng không thể mang tư tưởng tự nhục cao mà bảo rằng mình yêu nước; hoặc tệ hại hơn nữa là hàng ngày hàng giờ bám gót ngoại bang nhưng vẫn treo trên đầu lưỡi chữ yêu nước thương dân! Không phải! Đối với bọn này, tổ quốc chỉ là công cụ để xu nịnh ngoại bang và lừa gạt đồng bào.
Như vậy, trong mỗi người dân Việt Nam đúng nghĩa nói chung đều có lòng yêu nước nồng nàn. Truyền thống 4.000 năm dựng nước giữ nước là đáng tự hào, tự tôn dân tộc. Hiếm có quốc gia nhỏ bé nào trải qua ngàn năm Bắc thuộc, trăm năm Tây xâm lại giữ vững bản sắc văn hóa tinh thần đến vậy. Trong mỗi người dân Việt Nam đều bùng cháy ngọn lửa của chủ nghĩa yêu nước mạnh mẽ, để khi cần, chỉ cần một xu hướng cách mạng đưa lối chỉ đường sẽ kết thành làn sóng dữ dội cuốn bay tất cả những khó khăn.
Đảng Cộng sản Việt Nam chính là xu hướng cách mạng đó. Mang trong mình hơi thở thời đại và lý tưởng cách mạng đúng đắn, Nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Việt Nam là hướng ngọn lửa yêu nước của người dân trở thành ngọn lửa chung của toàn dân tộc, hiệu triệu sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại để hoàn thành sứ mạng lịch sử là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sự thực là trước khi có Đảng, chủ nghĩa yêu nước với những người con ưu tú như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Cao Thắng, Phan Đình Phùng, Trương Định… đã từng rực cháy ngọn lửa yêu nước sáng ngời nhưng chừng đó là chưa đủ để hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc. Từ khi có lý tưởng Cộng sản, với bản chất, lập trường của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng Cộng sản Việt Nam có lợi ích gắn liền với lợi ích của giai tầng chiếm số đông trong xã hội đã đủ thế và lực để đưa cách mạng đến thành công. Những gì Đảng làm đều để phục vụ lợi ích của các giai tầng ấy. Lịch sử hình thành và phát triển đã chứng minh rằng, lợi ích của Đảng cũng là lợi ích chung của toàn dân tộc. Hai khái niệm này chưa bao giờ có thể tách rời như những gì bọn phản động đang tích cực rêu rao.
Là một người Đảng viên trước hết phải là người yêu nước. Có lòng yêu nước nồng nàn mới thúc đẩy hành động của con người lên một tầng cao mới đó là khát khao cống hiến, có thêm một lý tưởng để phấn đấu. Đứng dưới lá cờ vinh quang của Đảng, người Đảng viên phải ý thức được rằng họ đã mang trong mình một lý tưởng cách mạng, nhiệm vụ của họ là cụ thể hóa chủ nghĩa yêu nước theo lý tưởng cộng sản tức là phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Ngoài ra không còn gì khác. Không ý thức được điều đó tức là họ chưa xứng đáng là người đảng viên. Hoặc là một kẻ cơ hội, hoặc là những kẻ phá hoại, sớm muộn cũng bị loại trừ, đào thải. Những người phấn đấu suốt đời cho lý tưởng Cộng sản, chỉ biết còn Đảng còn mình là những người yêu nước chân chính. Điều đó không thể phủ nhận.
Như vậy, yêu Đảng là toàn tâm toàn ý cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, lý tưởng Cộng sản. Không phải tách rời khỏi lòng yêu nước mà ngược lại chính lòng yêu nước là động lực to lớn cho những đảng viên chân chính quyết tâm, phấn đấu hi sinh cho lý tưởng cách mạng của Đảng. Không phải cứ trở thành Đảng viên là mặc định mình đủ tư cách làm cách mạng. Làm sao cho xứng với danh dự và truyền thống của Đảng mới là điều mà mỗi Đảng viên phải luôn tâm niệm để trưởng thành.
Người dân bình thường luôn có sẵn tinh thần yêu nước. Họ chưa tiếp xúc với lý tưởng của Đảng, chưa có cảm tình với Đảng nên họ chưa hiểu hết, chưa yêu Đảng là chuyện hết sức bình thường. Nhưng bọn phản động tuyên truyền rằng yêu nước là phải chống lại Đảng, phải ghét Đảng. Đó là xuyên tạc, là đánh tráo khái niệm. Rõ ràng rằng những kẻ ra rả luận điệu đó luôn tìm cách chia rẽ dân tộc, kích động bạo lực, phá rối cuộc sống bình yên hiện tại. Đối với chúng trách nhiệm tối thiểu của công dân đó là nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật chúng còn không thực hiện được thì nói gì đến lòng yêu nước như chúng rêu rao? Đó là chưa kể đến ý thức tự nhục cao luôn sẵn sàng hạ thấp dân tộc mình để xu nịnh ngoại bang. Những kẻ đó nói về lòng yêu nước nghe chừng hơi lố.
Trách nhiệm của một công dân bình thường trong xã hội là làm thật tốt chức trách mà xã hội đã giao. Bên cạnh đó coi trọng những chuẩn mực đạo đức, tôn trọng pháp luật là đủ. Chỉ khi nào tiếp xúc, giác ngộ lý tưởng Cộng sản, tự nguyện đi theo con đường cách mạng, vấn đề yêu Đảng, cống hiến cho Đảng mới được nghiêm túc đặt ra. Người yêu nước chưa cần phải yêu Đảng nhưng đi ngược lại lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xuyên tạc lý tưởng Cộng sản, phủ nhận công sức mà các thế hệ cha ông đã tốn công lao, xương máu gầy dựng, ra sức phá hoại nền độc lập tự do mà Việt Nam đang xây dựng thì chắc chắn không phải là người yêu nước, càng không xứng đáng là Đảng viên.
Tôi đây yêu Đảng và dư tiêu chuẩn, nhưng vì biết mình thiên về chủ nghĩa cá nhân, nhắm hi sinh bản thân không được, cống hiến không tới, không thể xứng với tên gọi là đảng viên, nên mới không xin vào Đảng và luôn thấy tiếc đây này. Còn vào Đảng xong, lợi lộc không được như ý thì bất mãn, hằn thù…, rồi trở cờ, bán đứng… là thứ vứt đi!
Nguyễn Thị Thu Huyền

THỦ TƯỚNG QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH KỶ LUẬT ÔNG NGUYỄN BẮC SON


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bắc Son do những vi phạm khi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011 - 2016.

THỦ TƯỚNG QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH KỶ LUẬT ÔNG NGUYỄN BẮC SON

Cụ thể, tại Quyết định số 1433/QĐ-TTg ngày 26/10/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Nguyễn Bắc Son, do đã có những vi phạm khi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ này.
Trước đó, ngày 06/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bắc Son tại Nghị quyết số 34-NQ/TW.
Theo Nghị quyết này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định "thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bằng hình thức: Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhiệm kỳ 2011 - 2016".

CỦI TỰ DIỄN BIẾN CHU HẢO VÔ LÒ - CUỘC “ĐỐT LÒ” TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG VĂN HÓA BẮT ĐẦU.

Những năm gần đây, cuộc “đốt lò” trong lĩnh vực chống tham nhũng đã mang lại kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa vẫn đang là vấn đề nóng bỏng. Việc hạ bệ thần tượng Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu rồi xuyên tạc lịch sử… vẫn diễn ra công khai từ chính những cá nhân hoặc tổ chức từng đã hoặc đang đứng trong hệ thống công quyền. Hoạt động trên của nhóm người “tự diễn biến”“tự chuyển hóa” không được xử lý kịp thời khiến lòng dân nghi ngại, nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ…
Rất mừng là bây giờ, với việc xử lý ông Chu Hảo, cuộc “đốt lò” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa đã chính thức bắt đầu!


CỦI TỰ DIỄN BIẾN CHU HẢO VÔ LÒ - CUỘC “ĐỐT LÒ” TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG VĂN HÓA BẮT ĐẦU.

Chu Hảo là người ủng hộ cuốn sách dị tật, độc hại “Gạc Ma - vòng tròn bất tử” của ông Lê Mã Lương. Chu Hảo cũng là người phản đối Hiến pháp 2013 và vô số vụ ủng hộ đám Dân chủ cuội…
Từ ngày 17 đến 19/10/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 30. Ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận các dấu hiệu vi phạm đối với ông Chu Hảo, Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu: “Với cương vị là Giám đốc - Tổng biên tập, đồng chí Chu Hảo chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy”.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vi phạm của ông Chu Hảo là nghiêm trọng:
“Từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chí đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng chí đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’. Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”.
Chu Hảo sinh ngày 15/5/1940. Ông từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ từ năm 1996 đến 2005. Ông hiện là Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức và Phó Hiệu trưởng Đại học Phan Châu Trinh.
Cũng cần nói thêm, tên Trương Huy San, biệt danh “Vẩu San hô”, “Osin Huy Đức” nắm được nhiều tin tức để chém gió trên mạng cũng là từ Chu Hảo mà ra.

VÀI NÉT VỀ CHU HẢO

I. Những sự thật về giáo sư Chu Hảo mà ít người để ý
1- Là thành viên quan trọng của một nhóm lợi ích trong hệ thống chính quyền.
Chu Hảo là con ông Chu Đình Xương, cán bộ cao cấp của ngành Công an, từng giữ chức Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ năm 1945, Phó Giám đốc Sở Công an Trung Bộ, Giám đốc Sở Công an Nam Trung Bộ, sau chuyển ngành làm Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa. Vì vậy, không đáng ngạc nhiên, khi cậu ấm Chu Hảo được chính quyền biệt đãi về đường học hành. Đọc tiểu sử, sẽ thấy cuộc đời Chu Hảo là một chặng đường thăng tiến thẳng tắp, không chướng ngại, thông qua những trường lớp, bằng cấp và chức vụ chính thống trong hệ thống Xã hội Chủ nghĩa. Mọi đặc ân và vị thế trong đời Chu Hảo đều được hệ thống ban cho. Vì lí do này, ông Hảo không tránh khỏi việc tham gia vào một nhóm lợi ích trong chính quyền, có thể với vai trò thiết yếu.
Khi tham gia phong trào đối lập, Chu Hảo không những không phải trả giá, mà còn thăng tiến trong phong trào nhanh, đều và vững như khi ông làm quan. Trong khi Chu Hảo, người kiểm soát nguồn tiền, nguồn quan hệ và nguồn ô dù của tổ chức, mới là người thật sự có quyền ra quyết định trong Viện nghiên cứu phát triển (IDS).
Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh và các tổ chức con, cho tới giờ, hầu hết tội vạ của các tổ chức này vẫn bị hệ thống chính quyền trút hết lên đầu Quang A và Nguyên Ngọc, là hai gương mặt bị đẩy ra làm người phát ngôn công khai, rồi bị cả hai phe dùng làm bia bắn.

2- Là người có năng lực chuyên môn yếu kém
Chu Hảo làm luận án Tiến sĩ năm 1979. Ông được phong hàm Giáo sư năm 1983. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng từ đó đến nay, ông không hề có một công trình nghiên cứu có giá trị nào trong ngành vật lý, là lĩnh vực chuyên môn của mình. Trong tiêu chuẩn của giới học thuật, một người dành nửa đời để đi học, nhưng không cho ra được công trình nghiên cứu hoặc sáng tạo có giá trị nào thì chỉ đáng được coi là một cậu học sinh, chứ không phải là một trí thức.

3- Là một trong những người phải chịu trách nhiệm về tình trạng yếu kém của nền khoa học - công nghệ Việt Nam
Năm 1985, Chu Hảo làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia. Ngoài ra, còn làm ở Viện Vật lý Kỹ thuật, và làm Viện phó Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ. Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ kiêm Giám đốc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Từ 2005 đến giờ, ông là thành viên Hội đồng Trung ương của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Như vậy, Chu Hảo đương nhiên đứng đầu danh sách những người phải chịu trách nhiệm về tình trạng yếu kém của nền khoa học và công nghệ Việt Nam. Ông cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và những vụ tham nhũng đằng sau, khi mà cho đến giờ, 9 năm sau khi dự án được triển khai, khu đất này vẫn giống một mảnh đất hoang để cho thuê hơn là một “thành phố công nghệ” như dự tính. Vậy mà suốt bao năm nay, trong khi toàn bộ phong trào đối lập vẫn không ngừng phê phán sự yếu kém của nền khoa học - công nghệ Việt Nam, nó không hề đặt câu hỏi về trách nhiệm của Chu Hảo. Thay vào đó, Giáo sư Chu Hảo - người không đưa ra được một công trình nghiên cứu hoặc bài báo học thuật có giá trị nào trong đời, cũng là người thất bại trong mọi vai trò quản lí mà ông từng đảm nhiệm, lại được dư luận ca ngợi như một trí thức lớn, tiến bộ, yêu nước thương dân.

4- Chuyên cứu thế giới bằng tiền của người khác
Hiện nay, trong mắt dư luận, Chu Hảo hiện diện dưới cương vị Giám đốc NXB Tri Thức, thành viên trong ban lãnh đạo Viện Phan Chu Trinh, Đại học Phan Chu Trinh (vừa giải thể), và Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh. Ông thể hiện mình là một nhà hoạt động và "nhà yêu nước mẫn cán", khi liên tục đi từ Bắc chí Nam để vận động tài chính cho những tổ chức này. Tuy nhiên, ít ai biết rằng khi Đại học Phan Chu Trinh phải đóng cửa vì thua lỗ, và NXB Tri Thức liên tục than vãn về tình hình tài chính khó khăn, Nguyên Ngọc sống dựa vào một căn hộ tập thể xập xệ, cũ nát và cơ sở vật chất của trường, nhiều tác giả và dịch giả hợp tác với NXB Tri Thức được trả nhuận bút bằng… sách, thì Chu Hảo vẫn đang chơi golf hằng tuần, đồng thời sở hữu nhiều biệt thự ở Đà Nẵng và Hà Nội.
Bây giờ, nếu dư luận đề nghị NXB Tri Thức minh bạch hóa tài chính, chưa chắc ông Chu Hảo dám thông qua.
Từ tất cả những đặc điểm trên, có thể kết luận rằng Chu Hảo không phải là một trí thức, cũng không phải là một người yêu nước. Ông chỉ là một nhân vật con ông cháu cha, hưởng mọi sự đãi ngộ của chế độ, rồi giữ vị trí quan trọng trong một nhóm lợi ích. Nhóm lợi ích đó, chuyên dùng các trí thức giả và thật để giành tính chính danh. Trong việc dán nhãn trí thức của phe này, Chu Hảo giữ một vai trò chủ chốt.

II. Quyền lực của Chu Hảo
Vì sao nói Chu Hảo là một nhân vật đặc biệt quan trọng với ảnh hưởng bao trùm lên Viện IDS, Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, Viện Phan Chu Trinh, trang Bauxite Việt Nam, cùng một loạt các hội đoàn dân sự liên quan đến phe này?
Để có câu trả lời, hãy điểm lại lịch sử NXB Trí Thức, do Chu Hảo làm Giám đốc, để thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chức năng dán mác, phong thần của cơ quan này với sự nổi lên của các hội nhóm.
Năm 2005, Chu Hảo bất ngờ nghỉ hưu sớm.
Cùng năm này, ông trở thành thành viên Hội đồng Trung ương của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
Tháng 09/2005, NXB Tri Thức được thành lập, trực thuộc VUSTA, và đặt văn phòng ở ngay trụ sở VUSTA.
Ngày 07/12/2005, VUSTA ra Quyết định số 1417/QĐ-LHH, về việc thành lập Quỹ Dịch thuật Việt Nam, thứ được đổi tên thành Quỹ Dịch thuật Phan Chu Trinh vào ngày 09/01/2007, rồi đổi tên thành Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh vào tháng 11/2008.
Cũng trong tháng 12/2005, NXB Tri Thức xuất bản những cuốn sách đầu tiên của mình. Nhuận bút cho dịch giả của những cuốn sách này cũng chính là khoản chi đầu tiên mà Quỹ Dịch thuật Việt Nam xuất.
Tháng 12/2006, các bản dịch của NXB Tri Thức bắt đầu được tài trợ của Trung tâm Văn hóa và Hợp tác Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Xuất bản Nguyễn Văn Vĩnh. Không đáng ngạc nhiên, vì Chu Hảo là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Pháp từ 1996 đến nay.
Từ tháng 01/2007, tại trụ sở VUSTA, số 53 Nguyễn Du, Hà Nội, NXB Tri Thức bắt đầu tổ chức định kì “một loạt các buổi tọa đàm về sách và đọc sách”. Trong thực tế, đa số các “buổi tọa đàm” này có bản chất là buổi diễn thuyết, nơi diễn giả mượn sách để tuyên truyền chính trị. Trong những buổi sinh hoạt này, Chu Hảo thường xuyên giữ vai trò điều phối.
Tháng 02/2007, ngay sau khi Quỹ Dịch thuật Việt Nam đổi tên thành Quỹ Dịch thuật Phan Chu Trinh, NXB Tri Thức khởi động kế hoạch xây dựng lực lượng sinh viên, bằng buổi diễn thuyết đầu tiên trên giảng đường, tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.
Ngày 18/10/2007, Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) được Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội cấp giấy phép hoạt động khoa học và công nghệ. Từ 07/12/2007, Viện IDS đã liên tục cùng NXB Tri Thức tổ chức các “buổi tọa đàm” ở trụ sở VUSTA. Cho đến hết tháng 07/2008, 16 thành viên của Viện IDS chỉ nhận tổng cộng 3 đề tài nghiên cứu, và không đưa ra được một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào. Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian này, Viện tổ chức trung bình 2 “buổi tọa đàm” một tháng. Với kết quả nghiên cứu quá ít và mật độ “tọa đàm” quá dày, khó có thể nói Viện IDS và một viện nghiên cứu nghiêm túc hay một công ty tổ chức sự kiện.
Tháng 6/2008, NXB Tri Thức xuất bản cuốn sách đầu tiên của Đặng Phong, người mà họ tôn vinh là “sử gia kinh tế số một của Việt Nam”. Năm 2008, tiến sĩ kinh tế Nguyễn Đức Thành, thành viên Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, bắt đầu làm giảng viên Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Ngày 07/7/2008, Nguyễn Đức Thành thành lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR) trực thuộc Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, và lập tức giữ chức Giám đốc Trung tâm. Tháng 12/2008, NXB Tri Thức phối hợp với VERP và đại sứ quán Pháp tổ chức buổi hội thảo về sách kinh tế đầu tiên của mình. Tháng 05/2009, NXB Tri Thức trở thành đơn vị hợp tác chính thức về xuất bản với VEPR, chịu trách nhiệm xuất bản mọi ấn phẩm của VEPR. Tháng 12/2009, ở Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, NXB Tri Thức phối hợp với Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh và VEPR tổ chức một buổi tọa đàm về kinh tế, với sự tham gia của Đặng Phong. Năm 2010, Đặng Phong mất.
NXB Tri Thức cũng là cơ quan bảo trợ cho việc xuất bản và tổ chức sự kiện cho các ấn phẩm và hoạt động của ông Phạm Toàn. Cần lưu ý rằng hầu hết những hợp tác sôi động giữa NXB Tri Thức và Phạm Toàn được tiến hành trong hai năm 2009 và 2010, khi trang Bauxite Việt Nam do ông này tham gia điều hành đang là tâm điểm của phong trào chính trị đối lập. Xin hãy nhìn vai trò của nhóm trí thức cầm đầu Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh trong trang Bauxite Việt Nam, và thái độ của trang này đối với nhân vật Phan Chu Trinh.
Còn Đại học Phan Chu Trinh và Viện Phan Chu Trinh thì chỉ là cái vỏ để Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh chiếm đất công, tiếp cận sinh viên, và công khai qui tụ các tổ chức. Tất nhiên, trong tất cả các tổ chức này, Chu Hảo đều giữ vai trò quan trọng, cả trên danh nghĩa lẫn hiện thực.
Nhìn toàn bộ tiến trình thời gian, có thể thấy các chân rết của Chu Hảo đã chỉ công khai ra mắt, hoặc hoạt động sôi động, sau khi được NXB Tri Thức cung cấp tính chính danh. NXB Tri Thức có vai trò như một loại bảng phong thần của phe này. Nó khoác cái vỏ “trí thức”, “chính thống”, “được công nhận” cho mọi hoạt động của người trong phe - dù là hoạt động tuyên truyền chính trị hay hoạt động kinh doanh, trong những đường dây bán tranh và tác phẩm nghệ thuật chất lượng thấp cho giới giàu sổi ngoại quốc.
Cần nhớ rằng NXB Tri Thức không phải là vũ khí duy nhất của Chu Hảo. Với cương vị Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Pháp từ năm 1996 đến nay, Chu Hảo là người cầm cân nảy mực ở tòa nhà L’espace Tràng Tiền, không gian sinh hoạt văn hóa được coi là sang trọng và đắt giá nhất miền Bắc Việt Nam. Trong cái thường gọi là giới học thuật và nghệ thuật Việt Nam, ai được tổ chức sự kiện ở NXB Tri Thức và L’espace, người đó có tên tuổi được công nhận, và tiền đồ có cơ cất cánh.
Bằng năng lực luồn lách của mình, Hảo thu về dưới trướng không chỉ những trí thức già nua hay những “nhà hoạt động” xu thời, mà cả nhiều nhóm thanh niên có nhiều tham vọng kèm chút chữ nghĩa. Nổi bật gần đây là HopeLab - một hội đoàn tự xưng là “Academic Team”, nhưng không có các sản phẩm học thuật. Nhóm này chỉ có hai hoạt động: diễn thuyết để quảng bá triết học chính trị, và tài trợ tủ sách - đa phần là sách chính trị - cho các quán café. Tiền mua sách không rõ nguồn, nhưng lượng quán café đã thâm nhập được cho là rất lớn. HopeLab kiểm soát hai tụ tiểm, là quán TranQuil và Tổ Chim Xanh. Trong đó, TranQuil là một điểm đến thường xuyên của Đoan Trang và những người bạn.


Nguyễn An Ninh

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng

Việc nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng được các trang mạng phản động, các đối tượng chống đối lan truyền rất nhiều ngày hôm qua. Và theo suy nghĩ của cá nhân tôi, việc này nhiều khả năng là sự thật vì tôi đã biết những vấn đề liên quan đến ông Nguyên Ngọc từ lâu và cũng đã sớm dự đoán hành động này từ lâu.

Nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng

Nguyên Ngọc là một nhà văn nổi tiếng, được nhiều người biết đến với tác phẩm "Đất nước đứng lên" với các nhân vật cụ Mết, anh Tnú, em Dít,... đã đi vào tâm trí của bao người. Nhưng có điều nhiều người chưa biết đó là từ một nhà văn chuyên viết về các đề tài anh hùng cách mạng, ca ngợi cuộc kháng chiến của dân tộc, trong những năm 90 của thế kỷ trước, khi đất nước đang rất khó khăn, nhà văn Nguyên Ngọc đã có những thay đổi trong tư tưởng, hướng tới "tự do phương Tây""xã hội dân sự" mà đỉnh điểm nhất là đứng ra vận động thành lập Văn đoàn độc lập - một tổ chức theo khuynh hướng một tổ chức xã hội dân sự được nhiều tổ chức phương Tây tài trợ. Từ lâu, cùng với nhiều văn nghệ sỹ khác như Nguyễn Duy, Nguyễn Xuân Diện... Nguyên Ngọc đã nhiều lần phê phán sự lãnh đạo của Đảng, yêu cầu thoát ly văn học, nghệ thuật ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng.
Tôi nghĩ, chẳng phải đến khi UBKT kỷ luật Chu Hảo, nhà văn Nguyên Ngọc mới xin ra khỏi Đảng mà đã từ lâu, ông ta đã tự đặt mình ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, hành động đi ngược lại với lợi ích của Đảng, vi phạm những điều Đảng viên không được làm. Việc tuyên bố rùm beng này được đưa ra chỉ nhằm thu hút sự chú ý dư luận, khi kẻ cùng hội cùng thuyền với ông ta, Chu Hảo bị kỷ luật.
Nhiều người cho rằng việc một nhà văn có tiếng xin ra khỏi Đảng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng. Nhưng tôi cho rằng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ không mấy bận tâm vấn đề này bởi lẽ chúng ta đang đấu tranh với những Đảng viên "tự diễn biến, tự chuyển hóa" ngay trong Đảng. Chúng ta rất cần những người tài để xây dựng Đảng nhưng chúng ta không cần những kẻ thoái hóa, tự diễn biến, đi ngược lại với uy tín của Đảng.
Việc một Đảng viên "tự diễn biến" tự ra khỏi Đảng không phải là thất bại của Đảng, mà là sự thất bại đáng xấu hổ của chính Đảng viên đó, khi không giữ vững được tư tưởng, giữ vững được lời hứa trung thành với Đảng. Và khi thấy mình không xứng đáng là một đảng viên, tự ra khỏi hàng ngũ là điều nên làm. 

CHỦ ĐỘNG XIN TỪ CHỨC KHI KHÔNG CÒN ĐỦ UY TÍN


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.


Theo đó, cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải nghiêm chỉnh chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Gương mẫu thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp; quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường trách nhiệm nêu gương.
Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu nêu gương.
Quy định cũng đưa ra 16 nội dung mà các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và nghiêm khắc với bản thân, kiên quyết chống.
Trong số các nội dung phải gương mẫu đi đầu thực hiện, đáng chú ý là việc các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ.
Trong số các nội dung phải nghiêm khắc với bản thân, kiên quyết chống, các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải chống việc chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm.
8 nội dung ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện:
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu, nắm vững hệ thống các nguyên tắc cơ bản và kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lập trường tư tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn, chính kiến rõ ràng trước những vấn đề mới, khó, phức tạp, nhạy cảm. Chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch.
2. Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, của quốc gia - dân tộc và mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. Không làm bất cứ việc gì có hại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân. Lấy ấm no, hạnh phúc và sự hài lòng của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
3. Thực hành phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn, hiệu quả; thực sự là hạt nhân đoàn kết, quy tụ, tạo động lực và phát huy trí tuệ tập thể. Chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả công tác cải cách hành chính, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ.
4. Sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ khi được phân công. Tâm huyết, tận tuỵ với công việc. Tích cực giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp, bức xúc, tồn đọng kéo dài; chủ động, kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống khẩn cấp, đột xuất, bất ngờ trong địa phương, lĩnh vực mình phụ trách.
5. Tích cực thực hiện quy định về phân cấp, phân quyền và kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Chủ động thực hiện chủ trương thí điểm của Trung ương; khuyến khích mô hình, cách làm mới, hiệu quả. Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; tìm tòi, đổi mới, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
6. Giữ vững nguyên tắc, dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ kế cận. Chủ động, tích cực phát hiện, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài, khát khao cống hiến. Bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp của Đảng, vì lợi ích quốc gia - dân tộc.
7. Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. Mẫu mực về đạo đức, lối sống. Thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành.
8. Nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; không tranh công đổ lỗi. Dũng cảm nhận khuyết điểm và trách nhiệm. Chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ.
8 nội dung ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống:
1. Chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị. Lợi dụng tập thể để né tránh trách nhiệm hoặc lấy danh nghĩa tập thể thực hiện mục đích cá nhân. Nói không nhất quán, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.
2. Độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân. Định kiến với người góp ý, phê bình. Trực tiếp, mượn danh hoặc cung cấp tài liệu cho người khác để nói, viết, đăng tin, bài sai sự thật nhằm đề cao tập thể, cá nhân mình hoặc hạ thấp uy tín của tập thể, cá nhân khác trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
3. Chủ trì tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách trái chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng hoặc gây thiệt hại đối với lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.
4. Chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm. Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác cán bộ; đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, nhất là đối với người nhà, người thân.
5. Tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức; tặng quà, nhận quà vì vụ lợi. Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đối với việc đề xuất, cho chủ trương, thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, chỉ định thầu các dự án, đề án kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; đấu giá đất đai, tài sản nhà nước.
6. Lãng phí công quỹ, tài sản, phương tiện, nhân lực và thời gian làm việc. Tổ chức đoàn đi công tác ở trong và ngoài nước không đúng thành phần, thời gian và nội dung yêu cầu công việc. Sống, sinh hoạt, tiêu dùng, giải trí xa hoa, lãng phí.
7. Lợi dụng doanh nghiệp hoặc để doanh nghiệp lợi dụng nhằm vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để sử dụng, vay, mượn tiền, tài sản, phương tiện của tổ chức, cá nhân trái quy định.
8. Để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi. Để vợ (chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Xem xét, thi hành kỷ luật ông Chu Hảo

       Với cương vị là Giám đốc - Tổng Biên tập, ông Chu Hảo chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy. 
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, với cương vị là Giám đốc - Tổng Biên tập, ông Chu Hảo chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy.

Xem xét, thi hành kỷ luật ông Chu Hảo

Từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Chu Hảo đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 
Ông Chu Hảo đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. “Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Bắt quả tang 1 người có thẻ phóng viên nhận 50 triệu đồng của doanh nghiệp



Sau khi nhận được tố giác một phóng viên có hành vi ép buộc, cưỡng đoạt tiền, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với doanh nghiệp lập án đấu tranh và bắt quả tang Ngô Văn Khích đang nhận 50 triệu đồng của doanh nghiệp.
Ngày 24/10, tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan này đang tạm giữ hình sự Ngô Văn Khích (còn gọi là Đăng Hạ; SN 1984, ngụ 31/2 phố Phan Trọng Tuệ, phường Văn Điển, quận Thanh Trì, TP Hà Nội), để làm rõ hành vi "Cưỡng đoạt tài sản".

Bắt quả tang 1 người có thẻ phóng viên nhận 50 triệu đồng của doanh nghiệp
Nghi phạm Ngô Văn Khích tại cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa
Theo Công an Thanh Hóa, tối ngày 23/10, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh và Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt quả tang Ngô Văn Khích đang có hành vi cưỡng đoạt tiền của một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Tại chỗ, Công an đã thu giữ 3 máy tính, 2 laptop, 3 điện thoại di động, 10 giấy giới thiệu của một cơ quan báo chí ở Hà Nội, 1 thẻ hội viên Hội Nhà báo, 1 thẻ phóng viên của một số cơ quan báo chí, 2 thẻ ATM và 50 triệu đồng tiền mặt vừa nhận của doanh nghiệp.

Bắt quả tang 1 người có thẻ phóng viên nhận 50 triệu đồng của doanh nghiệp
Tang vật Công an tỉnh Thanh Hóa thu được để phục vụ điều tra
Bước đầu, tại cơ quan Công an, Khích khai nhận hiện đang làm cộng tác viên cho một số trang thông tin điện tử, lợi dụng danh nghĩa này Khích đã về Thanh Hóa gặp một số doanh nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội để tìm hiểu về các sai phạm.
Sau khi tìm hiểu thông tin, Khích dọa sẽ viết bài, đăng tải trên một số trang thông tin điện tử rồi câu kết với một số người khác gọi điện thoại cưỡng đoạt tài sản của các đơn vị, doanh nghiệp.
Hiện, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đang tạm giữ hình sự Ngô Văn Khích và tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Ông Nguyễn Mạnh Hùng được phê chuẩn làm Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông

Với số phiếu ủng hộ chiếm hơn 88% tổng số đại biểu Quốc hội, ông Nguyễn Mạnh Hùng - quyền Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông chính thức được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ này.

Kết quả bỏ phiếu do Trưởng Ban kiểm phiếu Bùi Văn Cường đã công bố thể hiện, trong tổng số 473 phiếu thu về có 430 phiếu đồng ý, tương đương 88,66% tổng số đại biểu. Có 42 phiếu không đồng ý, 01 phiếu không hợp lệ. Như vậy, Quốc hội đã phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông. 
Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn sau đó với 461/469 đại biểu tham gia bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực ngay sau khi được thông qua.
Tân Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận hoa chúc mừng từ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sau đó.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng được phê chuẩn làm Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông
Tân Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông nhận hoa chúc mừng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng nguyên là Thiếu tướng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Uỷ viên TƯ Đảng ở thời điểm Bộ Chính trị chỉ định ông giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin - Truyền thông nhiệm kỳ 2016 - 2021 hồi tháng 7 vừa qua. Khi đó, ông cũng đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông khi cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn bị tạm đình chỉ chức vụ này do những sai phạm mắc phải trong vụ AVG.

Niềm tin và sức mạnh mới

Tại kỳ họp thứ 6 (khóa XIV), Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam với số phiếu tín nhiệm rất cao (99,79%). 

Niềm tin và sức mạnh mới
Tại kỳ họp thứ 6 (khóa XIV), Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình đi lên của Đảng, Nhà nước và Quốc hội ta. Nó thể hiện niềm tin to lớn của toàn Đảng và toàn dân ta.

Hơn ai hết, mỗi người chúng ta, khi nói về đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều có những dấu ấn sâu sắc. Đồng chí đã từng kinh qua nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng, luôn trung thành và kiên trì với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đã góp phần quan trọng đưa con thuyền cách mạng vượt qua nhiều gian nan thử thách, liên tục tiến lên phía trước. 

Gần đây nhất, đồng chí là người tiên phong trong công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực; chống tham nhũng, suy thoái - một công việc rất khó khăn, phức tạp mà lúc mới khởi động, nhiều người còn e ngại tính khả thi của nó. 

Nhưng cho đến hôm nay, với cương vị là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, đồng chí đã chỉ huy quyết liệt, đem lại kết quả to lớn, nhất là đem lại niềm tin to lớn trong nhân dân. 

Hình ảnh sâu sắc mà người dân đã tặng cho đồng chí là “Người Đốt Lò”, với những vụ án đã được phanh phui, kết luận rõ ràng, đem lại kết quả tốt đẹp, như một điểm sáng đi vào lịch sử đấu tranh loại trừ tệ nạn tham những, tiêu cực, suy thoái đang có nguy cơ trở thành vấn nạn của Đảng và Nhà nước ta. 

Và điều quan trọng hơn là từ thực tiễn đó, đồng chí đã chỉ đạo để BCH Trung ương có những quyết sách về đường lối xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòng chống suy thoái, tiêu cực trong Đảng. Đây là những chủ trương rất đúng đắn; quyết sách của Đảng rất hợp lòng dân. 

Bởi trong công tác này, đi đôi với chống thì phải coi trọng phòng, lấy phòng ngừa làm chính. Nó được hình thành một cách khoa học, bài bản trên những trục lớn như: hình thành những cơ chế để kiểm soát quyền lực; cơ chế trách nhiệm của người đứng đầu; cơ chế về gương mẫu của người lãnh đạo, cụ thể là từ trên xuống (từ các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên BCH Trung ương, lãnh đạo các cấp và mỗi đảng viên)… 

Mục đích hướng tới là làm cho mỗi cán bộ đảng viên trong hệ thống chính trị của chúng ta khi ngồi vào bất kì vị trí nào cũng không nghĩ đến, không dám và không thể tham nhũng tiêu cực được.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người lãnh đạo tâm huyết, kiên định. Đồng chí đã thể hiện tài năng, bản lĩnh trong việc tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm, sáng tạo của Đảng ta, của quốc tế, nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn nước ta hiện nay, đã tạo nên vai trò, vị trí và uy tín lớn của người đứng đầu. 

Và trong mỗi chúng ta, đồng chí cũng là một nhà lãnh đạo nhân văn, điềm đạm, gần gũi .

Việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội nhất trí bầu giữ chức Chủ tịch nước là thể hiện đáp ứng nguyện vọng, lòng tin của toàn Đảng, toàn dân ta. 

Chúng ta tin tưởng ở cương vị và trọng trách mới rất vinh dự và lớn lao này, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ đáp lại sự mong đợi của toàn Đảng , toàn dân ta. Và tất nhiên, để đưa cách mạng nước ta phát triển lên tầm cao mới, trong thời gian tới cũng rất cần sự đồng lòng chung sức của mỗi chúng ta. 

Chúng ta phải biến niềm tin của mình thành sức mạnh. Chúng ta tín nhiệm đồng chí thì chúng ta cũng phải chung tay góp sức vào việc chung. Không có niềm tin nói suông. Niềm tin phải gắn liền với hành động thực tế. 

Phải tạo ra sức mạnh trên dưới một lòng, cùng chung tay, cùng hành động. Không được chủ quan, phải gạt bỏ tư tưởng ỷ lại, loại trừ biểu hiện né tránh. Người người vào cuộc để tạo sức mạnh, như thế mới xứng đáng với niềm tin. 

Bởi trong tình hình đất nước hiện nay, bên cạnh những gì chúng ta đã đạt được thì khó khăn trước mắt còn nhiều, nguy cơ tụt hậu chưa phải đã hoàn toàn được khắc phục; yêu cầu của cuộc sống người dân cũng như yêu cầu của sự phát triển đi lên là rất lớn… Chính những khó khăn thách thức đó đòi hỏi mỗi chúng ta phải cùng nhau quyết tâm, chung tay góp sức tạo nên sức mạnh mới.